Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.38 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
............/............

BỘ NỘI VỤ
....../......

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ KIỀU NHUNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BUÔN ĐÔN,
TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành
Mã số

: Quản lý cơng
: 8340403

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - NĂM 2020


Cơng trình được hồn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Sĩ Kim

Người phản biện 1:

PGS.TS Đặng Khắc Ánh


Học viện Hành chính Quốc gia

Người phản biện 2: TS. Phạm Thị Hải Hà
Bộ Lao động, thương binh và xã hội

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành
chính Quốc gia
Địa điểm: Phịng họp B, Nhà A Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện
Hành chính Quốc gia
Số: 77 Nguyễn Chí Thanh - Quận: Đống đa - Thành phố: Hà Nội
Thời gian: vào hồi 08 giờ 11 tháng 9 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Đói nghèo và xóa đói giảm nghèo ln là những vấn đề mang tính
tồn cầu, là mục tiêu của mỗi quốc gia trong việc hướng tới một nền
kinh tế - xã hội phát triển bền vững. Năm 1992, Đại hội đồng Liên hợp
quốc đã chính thức tuyên bố ngày 17/10 hàng năm là Ngày Quốc tế xóa
nghèo và kêu gọi tất cả các quốc gia cùng kỷ niệm ngày này, tùy thuộc
vào điều kiện phát triển của từng nước mà tiến hành các hành động cụ
thể nhằm giúp các hộ nghèo, người nghèo được thoát nghèo, giải quyết
vấn đề an sinh xã hội, giảm chênh lệch khoảng cách giàu nghèo và hạn
chế bất công trong xã hội, hướng tới một xã hội phát triển bình đẳng.
Tại Việt Nam, cơng tác XĐGN được nhìn nhận, tiếp cận một cách
đầy đủ, tồn diện và khoa học bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII của Đảng (năm 1996), trong báo cáo chính trị của Đại hội đã

nhấn mạnh: “Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với xóa đói, giảm
nghèo, khơng để diễn ra chênh lệch quá đáng về mức sống và trình độ
phát triển giữa các vùng, các tầng lớp dân cư”.
Huyện Buôn Đôn là huyện biên giới của tỉnh Đắk Lắk với khoảng
46,7 km đường biên giới giáp với Campuchia. Tồn huyện có 7 xã với
99 thơn, bn, có 18 tộc người cùng sinh sống. Trong những năm qua
mặc dù đã có nhiều chính sách giảm nghèo được thực hiện trên địa bàn
tuy nhiên kết quả giảm nghèo tại huyện vẫn còn hạn chế, tỷ lệ hộ
nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện còn khá cao, tốc độ giảm
nghèo khơng đều và thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Tính
đến cuối năm 2019, số hộ nghèo của huyện là 5.031 hộ (chiếm 30.16%
tổng số hộ), số hộ cận nghèo là 2.351 hộ (chiếm 14.09% tổng số hộ), là
một trong 5 huyện nghèo nhất của tỉnh Đắk Lắk.
Có nhiều ngun nhân cũng như cịn tồn tại những hạn chế trong
công tác giảm nghèo ở địa phương cần khắc phục trong thời gian tới đạt
hiệu quả hơn. Đó cũng là lý do học viên chọn đề tài “Thực hiện chính
sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Bn Đơn, tỉnh Đắk Lắk” làm
luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Quản lý cơng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
Đói nghèo là một hiện tượng KTXH có ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống nhân dân và sự phát triển của nền kinh tế. Qua từng giai đoạn phát
triển đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến XĐGN và thực
hiện CSGN đã được công bố. Tuy nhiên chưa có cơng trình nghiên cứu

1


về thực hiện CSGN trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk với
cách tiếp cận dưới góc độ quản lý hành chính cơng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo đối với
đồng bào DTTS từ đó đề xuất giải pháp thực thi tốt chính sách giảm
nghèo góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đối với đồng
bào DTTS trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở khoa học về thực hiện chính sách giảm nghèo.
- Khảo sát thực trạng nghèo và phân tích, đánh giá việc thực hiện
chính sách giảm nghèo vùng DTTS trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh
Đắk Lắk.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Bn
Đơn, tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Giai đoạn 2016-2019 trong đó có sử dụng số liệu giai
đoạn 2011-2015 để tham chiếu.
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
Trong khuôn khổ luận văn chỉ nghiên cứu tình hình thực hiện chính
sách giảm nghèo tại xã Ea Nuôl và xã Ea Bar.
- Về nội dung: Nghiên cứu một số chính sách của nhà nước, của địa
phương ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo cho đồng bào
DTTS trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk và chỉ ra phương
pháp, quan điểm nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách giảm
nghèo tại địa phương.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biên chứng và duy vật
lịch sử dựa trên hệ quan điểm của Chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp liên ngành khoa học xã hội.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp liên ngành, thu thập thông tin, số liệu từ văn bản của
2


Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành và cơng trình nghiên cứu đã thực hiện.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Luận văn nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về giảm nghèo và thực
hiện CSGN. Vận dụng vào quá trình thực hiện các CSGN trên địa bàn
huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk và đánh giá thực trạng, kết quả đạt
được, chỉ ra mặt hạn chế cần khắc phục làm cơ sở để đề xuất giải pháp.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn cung cấp một số ý kiến đóng góp, bổ sung làm cơ sở tham
khảo cho các giải pháp trong lĩnh vực giảm nghèo trên địa bàn huyện
Bn Đơn. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong thực hiện CSGN
trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách giảm nghèo
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn
huyện Bn Đơn, tỉnh Đắk Lắk
Chương 3: Phương hướng và giải pháp thực hiện chính sách giảm
nghèo trên địa bàn huyện Bn Đơn, tỉnh Đắk Lắk
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

GIẢM NGHÈO
1.1. Khái niệm
1.1.1. Nghèo
Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng: Đói nghèo là sự thiếu hụt khơng
thể chấp nhận được trong phúc lợi xã hội của con người, bao gồm cả
khía cạnh sinh lý học và xã hội học.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nêu khái niệm nghèo theo chuẩn thu
nhập như sau: Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để sống một cuộc sống
tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định.
Tuyên bố của Liên hiệp quốc tháng 6/2008 đã nêu: Nghèo là thiếu
năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội.
Nghèo có nghĩa là khơng đủ ăn, đủ mặc, khơng được đi học, khơng
được đi khám, khơng có đất đai trồng trọt hoặc khơng có nghề nghiệp
để ni sống bản thân, khơng được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có
nghĩa là sự khơng an tồn, khơng có quyền và bị loại trừ của các cá
nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải
3


sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, khơng được tiếp
cận nước sạch và cơng trình vệ sinh.
Tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
do ESCAP tổ chức tại BangKok – Thái Lan tháng 9/1993 các quốc gia
trong khu vực trong đó có Việt Nam đã thống nhất cao rằng: “Nghèo
đói là tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả năng thỏa mãn
những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng
vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”
* Phân loại nghèo: Nghèo được phân chia thành hai dạng:
- Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không được

hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu cho cuộc sống.
- Nghèo tương đối là sự thiếu hụt của một bộ phận dân cư so với
mức sống trung bình của cộng đồng đạt được và ở một thời kỳ nhất
định.
Tại Việt Nam qua nhiều thập niên cách đo lường và đánh giá nghèo
chủ yếu thông qua thu nhập. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu
quả, bền vững hơn, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 13 đã thơng qua Nghị
quyết về đẩy mạnh mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, trong đó
nêu rõ: “xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều
nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu (thu nhập) và đáp ứng các dịch vụ xã
hội cơ bản” .
Nghèo đa chiều có thể được hiểu là tình trạng con người không được
đáp ứng ở mức tối thiểu một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống2.
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau được đưa ra nhưng có thể
thấy nghèo là một hiện tượng xã hội, mang tính chất đa chiều, thể hiện
sự thiếu hụt do khơng được thỏa mãn hoặc đáp ứng một cách đầy đủ
các nhu cầu cơ bản của con người.
1.1.2. Chuẩn nghèo và tiêu chí xác định chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo là cơng cụ để phân biệt người nghèo và người không
nghèo, đồng thời là cơng cụ để đo lường và giám sát đói nghèo. Chuẩn
nghèo có sự biến động theo thời gian và khơng gian.
* Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của thế giới
Hiện nay, có nhiều chuẩn nghèo đang được áp dụng trên thế giới
theo các tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa
ra thước đo đói nghèo áp dụng như sau:
- Các nước công nghiệp phát triển: 14 USD/ngày/người.
- Các nước Đông Á: 4 USD/ngày/người.
4



- Các nước thuộc Mỹ Latinh và vùng Caribe: 2 USD/ngày/người.
- Các nước đang phát triển: 1 USD/ngày/người.
- Các nước nghèo, một số người được coi là đói nghèo: thu nhập
dưới 0,5 USD/ngày/người.
Ngoài ra, các quốc gia đều đưa ra chuẩn đói nghèo riêng của từng
nước mình và thường thấp hơn chuẩn đói nghèo mà WB khuyến nghị.
* Tiêu chí xác định chuẩn nghèo tại Việt Nam theo hướng tiếp cận
đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
+ Các tiêu chí về thu nhập
Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thơn
và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
+ Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước
sạch và vệ sinh; thông tin;
Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10
chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của
người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà
ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ
sinh; sử dụng dịch vụ viễn thơng; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
1.1.3. Giảm nghèo
Giảm nghèo được xem là chủ trương, định hướng phát triển của đất
nước, một đất nước không thể phát triển khi người dân cịn nghèo đói.
Giảm nghèo khơng có khái niệm rõ ràng mà đó là mục đích, được
hiểu ngay trên nghĩa tường minh của từ là “giảm nghèo” căn cứ trên
tiêu chuẩn xác định nghèo.
Có thể hiểu về giảm nghèo như sau: Giảm nghèo là sự gia tăng về
mức tiếp cận các dịch vụ xã hội của người dân, từ lựa chọn ít sang lựa
chọn nhiều, từ thiếu thốn sang hồn thiện, đầy đủ.

1.1.4. Thực hiện chính sách giảm nghèo
1.1.4.1. Chính sách, chính sách cơng
- Chính sách là những hành động ứng xử về phương diện nào đó của
chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển
nhằm đạt được mục tiêu nhất định.
Căn cứ vào phạm vi, quy mơ và tính chất của chủ thể hoạch định có
thể chia chính sách làm hai loại: chính sách tư và chính sách cơng.
- Thuật ngữ “chính sách công” được sử dụng khá phổ biến tại các
nước phát triển và các tổ chức kinh tế quốc tế. Có nhiều định nghĩa về
5


chính sách cơng tuy nhiên có thể hiểu chính sách cơng là kết quả ý chí
chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định
có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách
thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội.
1.1.4.2. Chính sách giảm nghèo
CSGN là chính sách công của Nhà nước được ban hành cho đối
tượng thụ hưởng là người nghèo nhằm tạo điều kiện và cơ hội để họ
vươn lên thoát nghèo, tiến đến giảm nghèo bền vững.
Có thể phân loại CSGN theo các tiêu chí sau:
- Phân loại theo phạm vi ảnh hưởng của chính sách.
- Phân loại theo các tiêu chí tiếp cận đa chiều về đói nghèo.
Tuy có nhiều cách phân loại và tiếp cận khác nhau nhưng có thể
hiểu, chính sách giảm nghèo là chính sách cơng bao gồm những quyết
định, quy định, nhóm giải pháp được Nhà nước sử dụng làm công cụ để
tác động vào các đối tượng nghèo như người nghèo, hộ nghèo, xã
nghèo hay vùng nghèo theo tiêu chí Nhà nước xác định phù hợp với
từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo
đói, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.

1.1.4.3. Thực hiện chính sách giảm nghèo
Thực hiện CSGN là tồn bộ q trình triển khai những quyết định,
quy định, chương trình do Nhà nước ban hành của các cơ quan quản lý
Nhà nước đến các đối tượng nghèo theo quy trình, thủ tục thống nhất
nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
1.2. Tổng quan về thực hiện chính sách giảm nghèo
1.2.1. Sự cần thiết thực hiện chính sách giảm nghèo
Nghèo đói khơng chỉ đơn thuần là vấn đề thu nhập mà còn liên quan
đến sức khỏe, giáo dục và tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Nghèo đói dẫn
đến tình trạng thất học, thiếu cơng ăn việc làm, thiếu các tiện nghi chăm
sóc y tế, dễ bị tổn thương trước những thay đổi bất lợi của xã hội. Hầu
hết những người chịu ảnh hưởng của nghèo đói là những người sống ở
vùng nông thôn, miền núi, những người du canh du cư, người dân tộc
thiểu số. Đây là các đối tượng dễ bị lôi kéo cho các mục đích chính trị
xã hội phức tạp của các tổ chức phản động. Điều đó cho thấy việc thực
hiện chính sách giảm nghèo không chỉ đơn thuần giải quyết các vấn đề
kinh tế mà còn mang ý nghĩa đảm bảo an sinh xã hội, ổn định trật tự xã
hội theo các mục tiêu chính trị của Nhà nước.
1.2.2. Vai trị, ý nghĩa của thực hiện chính sách giảm nghèo
1.2.2.1. Vai trị
6


- CSGN đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giảm
nghèo, hạn chế tái nghèo góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế
- xã hội.
- Thực hiện CSGN góp phần cải thiện mơi trường sống và tăng
cường khả năng tiếp cận thị trường cho người nghèo, vùng nghèo.
- CSGN phát huy hiệu quả góp phần làm ổn định trật tự xã hội.
- CSGN góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

1.2.2.2. Ý nghĩa
- CSGN là một chính sách có giá trị nhân văn sâu sắc, phát huy sức
mạnh nội lực hướng thiện của cộng đồng, của Nhà nước và các tổ chức
xã hội.
- CSGN góp phần phát huy tính cộng đồng, quan hệ gắn bó, trách
nhiệm xã hội của người dân.Trong xã hội, người nghèo ngày càng nhận
thức được ý nghĩa của CSGN từ đó nhận thức được nhu cầu, quyền, lợi
ích và trách nhiệm của mình để chủ động tham gia vào quá trình giảm
nghèo và sẻ chia kinh nghiệm với cộng đồng.
1.2.3. Nội dung thực hiện chính sách giảm nghèo
1.2.3.1. Xây dựng chính sách của Nhà nước
Chính sách của Nhà nước là định hướng hành động được Nhà nước
lựa chọn, phù hợp với đường lối chính trị để giải quyết những vấn đề
chung củ xã hội trong một thời kỳ nhất định.
Chính sách ban hành phù hợp với tình hình thực tế của địa phương,
của đất nước sẽ phát huy tác dụng thúc đẩy sự phát triển KT-XH, góp
phần thúc đẩy cơng tác xóa đói giảm nghèo và ngược lại.
Tầm quan trọng của chính sách địi hỏi việc xây dựng chính sách
phải đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn.
1.2.3.2. Ban hành chính sách giảm nghèo
Việc ban hành chính sách giảm nghèo là cơng việc cần thiết giúp các
cấp chính quyền và người dân hiểu được mục tiêu, nội dung của chính
sách cũng như đối tượng thụ hưởng chính sách từ đó giúp cho chính
sách được triển khai thuận lợi và đem lại hiệu quả mong muốn.
1.2.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo
Để triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo phát huy hiệu quả
cần phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
- Phân công, phối hợp thực hiện chính sách.
- Duy trì thực hiện chính sách.
- Điều chỉnh chính sách.

1.2.3.4. Theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách
7


Công tác theo dõi, kiểm tra giúp các cơ quan Nhà nước quản lý và
nắm vững được tình hình thực thi chính sách để có được những đánh
giá, tổng kết, điều chỉnh một cách chính xác nhất vê chính sách.
Cơng tác này cũng giúp cho các đối tượng thực thi chính sách phát
hiện những tồn tại, hạn chế của mình để điều chỉnh, bổ sung phù hợp
với tình hình thực tế góp phần nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực
hiện chính sách.
1.2.3.5. Đánh giá, tổng kết chính sách
Cơng tác đánh giá, tổng kết giúp các nhà hoạch định, xây dựng và
thực thi chính sách đề xuất phương hướng, giải pháp phù hợp với tình
hình thực tế để điều chỉnh chính sách hồn thiện và hiệu quả hơn.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo
1.3.1. Tự nhiên
Môi trường tự nhiên là một trong những nhân tố trực tiếp tác động
đến thực hiện công tác giảm nghèo trong điều kiện đa số các hộ nghèo
đều làm nơng nghiệp, cịn giữ tập qn canh tác mùa vụ, phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên.
1.3.2. Kinh tế
Quy luật phát triển không đồng đều của nền kinh tế làm cho sự phân
chia giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, vùng DTTS,
người giàu và người nghèo diễn ra nhanh chóng.
1.3.3. Xã hội
Thực hiện chính sách giảm nghèo đạt kết quả bền vững là một trong
những nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo công bằng xã hội và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.3.4. Năng lực tổ chức thực hiện chính sách của bộ máy quản lý

các cấp
Sự hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý của bộ máy nhà nước các
cấp cũng là nhân tố tác động khơng nhỏ đến việc thực hiện chính sách
giảm nghèo. Năng lực tổ chức, quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức
thực hiện CSGN bao gồm năng lực thiết kế tổ chức, phân tích, dự báo
để có thể chủ động trong q trình thực thi chính sách, ứng phó với các
tình huống phát sinh....
1.3.5. Trình độ học vấn và nhận thức của người dân
Trình độ học vấn ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của một bộ
phận người nghèo làm hạn chế khả năng tìm kiếm cơ hội việc làm trong
các ngành nghề địi hỏi phải có tay nghề, kỹ năng, những công việc
mang lại thu nhập cao và ổn định.
8


1.3.6. Cơ chế chính sách
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, Nhà nước đóng vai trị lãnh đạo,
chỉ đạo, định hướng phải có các chính sách thiết thực, phù hợp với tình
hình thực tế tại địa phương.
1.4. Hệ thống chính sách giảm nghèo ở Việt Nam
Cụ thể hóa các mục tiêu của Đảng đã có nhiều văn bản của Nhà
nước liên quan đến cơng tác xóa đói giảm nghèo như: Nghị quyết số
80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ
từ năm 2011-2020; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông
thôn mới giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày
19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo
tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Quyết định số
1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 20162020, Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã
an tồn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020
(Chương trình 135 giai đoạn 3); Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày
31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ
trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2017-2020...
1.5. Kinh nghiệm và bài học thực hiện chính sách giảm nghèo tại
một số địa phương
1.5.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo tại một số
địa phương
1.5.1.1. Huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh
Đầm Hà là huyện miền núi, ven biển cịn nhiều khó khăn, với 80%
dân số sống bằng nghề nông, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy
nhiên cơng tác xóa đói giảm nghèo tại đây đạt được nhiều kết quả đáng
kể nhờ làm tốt công tác tun truyền, vận động, giới thiệu các mơ hình
giảm nghèo, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, sự đồng thuận của
chính quyền địa phương và người dân.
1.5.1.2. Huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
Là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, cuộc sống đồng bào cịn khó
khăn, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay
trung bình hằng năm có 800-1200 hộ thốt nghèo. Điều ghi nhận trên
địa bàn huyện Con Cuông là các chính sách dân tộc, các chương trình
9


đầu tư trên địa bàn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển được triển khai
đồng bộ và hiệu quả. Chính sách phát triển nguồn nhân lực, bố trí
nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số một cách hợp lý; giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc; tập trung phát triển du lịch cộng đồng và
du lịch sinh thái; chú trọng cơng tác giữ gìn an ninh trật tự; phát huy

tinh thần đoàn kết.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm để thực hiện chính sách giảm nghèo
tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
- Bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, của địa phương và
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện một cách kịp thời, đồng bộ, có
hiệu quả.
- Sử dụng vốn đúng mục đích, chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, nâng cao điều kiện sống, các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân.
- Rà sốt, thống kê chính xác để quản lý các hộ nghèo, hộ cận nghèo
từ đó có giải pháp triển khai các chính sách có hiệu quả tại địa phương.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của cán
bộ tham gia làm công tác xóa đói, giảm nghèo và người dân.
- Cần phải phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc tại địa phương.
- Định kỳ tổ chức báo cáo sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm qua đó đề
ra phương hướng, giải pháp triển khai hiệu quả.
Tiểu kết chương 1
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
2.1.1. Tự nhiên
Bn Đơn là huyện có nguồn tài nguyên rừng đặc biệt là hệ sinh thái
rừng hết sức phong phú. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016, tổng
diện tích rừng của huyện là 106.829,70 ha, chiếm 75,76 % tổng diện
tích tự nhiên của huyện. Trong đó, có 4.378,76 ha rừng phịng hộ,
8.526,06 ha rừng sản xuất, 93.924,88 ha rừng đặc dụng.
Ngoài ra, với hệ thống thác nước và sơng ngịi thuận lợi cho việc
phát triển thủy điện trên địa bàn.
2.1.2. Kinh tế
Buôn Đôn là một huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào

sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
kinh tế.
10


Tổng giá trị sản phẩm năm 2019 (theo giá so sánh 2010) đạt 4.079 tỷ
đồng (tương đương 102,6% kế hoạch) tăng 16%. Trong đó, lĩnh vực
nơng nghiệp đạt 1.239 tỷ đồng, công nghiệp, xây dựng đạt 1.878 tỷ
đồng, dịch vụ đạt 962 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 31
triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,39%.
2.1.3. Xã hội
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tính đến
1/4/2019, huyện Bn Đơn có 16.960 hộ, với 64.251 nhân khẩu. Trong
đó, nữ là 31.716 nhân khẩu, nam là 32.535 nhân khẩu.
Tồn huyện Bn Đơn có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, 99
thơn, bn, 18 tộc người cùng sinh sống, trong đó đồng
bào DTTS chiếm 47,8% dân số gồm Ê đê, M’nông, Gia Rai và các
DTTS như Tày, Mường... di cư từ phía Bắc vào.
Văn hóa Bn Đơn rất đa dạng. Tại đây, tộc người Ê đê vẫn duy trì
văn hóa truyền thống mang đậm tính mẫu hệ; có lễ hội truyền thống
như: Lễ bỏ mà, Lễ cúng bến nước, Hội cồng chiêng... duy trì nghề
truyền thống của người Tây Nguyên như: nghề tạc tượng, dệt thổ cẩm...
2.2. Phân tích thực trạng nghèo và tình hình thực hiện CSGN
trên địa bàn huyện Bn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Thực trạng nghèo
2.2.1.1. Thống kê số lượng hộ nghèo trên địa bàn huyện
- Giai đoạn 2011-2015:
Thống kê kết quả công tác giảm nghèo theo Quy định tại Quyết định
số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng chính phủ, số hộ
nghèo trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015 giảm dần qua các năm.

Bảng 2.1. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011-2015
Số hộ nghèo đầu
Số hộ nghèo
Diễn biến hộ nghèo trong năm
năm
cuối năm
Năm
Số hộ
Số hộ
Số hộ
Tỷ lệ
Số hộ
thoát
tái
nghèo
Số hộ Tỷ lệ
(%)
nghèo
nghèo phát sinh
2011
5.776
41.43
1.143
622
5.255 36.77
2012
5.255
36.77
1.083
373

4.545 31.28
2013
4.545
31.28
782
492
4.255
28.9
2014
4.255
28.9
705
376
3.926 26.22
2015
3.926
26.22
788
3.138
20.6
Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Buôn Đôn.
- Giai đoạn 2016-2019:
11


Theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng
Chính phủ, tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo đã được thay đổi từ cách tiếp
cận, đánh giá chỉ dựa trên thu nhập (tiêu chí đơn chiều) đã chuyển sang
tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo tiếp cận theo hướng đa chiều. Theo đó
giai đoạn 2016-2020 việc đánh giá hộ nghèo được dựa trên thu nhập và

khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Bảng 2.2. Thống kê số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện Buôn
Đôn giai đoạn 2016-2019
Diễn biến hộ nghèo trong
Số hộ
năm
Tổng Số hộ
nghèo
Năm số hộ nghèo Số hộ
Số hộ
cuối
Số hộ tái
dân cư đầu năm thoát
nghèo
năm
nghèo
nghèo
phát sinh
2016 15.557 6.448
476
634 6.606
2017 15.736 6.606
769
13
265 6.115
2018 16.176 6.115
838
333 5.611
2019 16.680 5.611
858

275 5.031

Số hộ Diễn biến hộ cận nghèo
Số hộ
trong năm
cận
cận
nghèo Số hộ Số hộ tái Số hộ cận
nghèo
đầu thoát cận cận
nghèo
cuối năm
năm nghèo nghèo phát sinh
1.264
363
816
1.717
1.717
488
22
680
1.931
1.931
495
668
2.104
2.104
468
715
2.351


Nguồn: Tổng hợp số liệu từ văn bản thống kê của UBND tỉnh Đắk Lắk.
Từ phân tích số liệu thống kê số hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa
bàn huyện giai đoạn 2016-2019 cho thấy việc thực hiện các chính sách
giảm nghèo tại Bn Đơn chưa thực sự hiệu quả, chưa bền vững. Qua
các năm số hộ nghèo vẫn ở mức cao (trên 30%), số hộ cận nghèo có xu
hướng phát sinh tăng dần qua các năm.
2.2.1.2. Thống kê số lượng hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản
Thống kê các chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trong giai đoạn
2016-2019 trên địa bàn huyện.
Bảng 2.3. Thống kê số hộ nghèo, hộ cận nghèo theo mức độ thiếu
hụt các dịch vụ xã hội cơ bản huyện Buôn Đôn giai đoạn 2016-2019
Năm
Dịch vụ xã hội
cơ bản
Tiếp cận dịch vụ y
tế
Bảo hiểm y tế
Trình độ giáo dục
người lớn
Tình trạng đi học
của trẻ em
Chất lượng nhà ở
Diện tích nhà ở

2016
Số hộ Số hộ
nghèo cận
nghèo
913

123

2017
Số hộ Số hộ
nghèo cận
nghèo
76
4

2018
Số hộ Số hộ
nghèo cận
nghèo
80
7

1.180
1.661

136
284

1.765
1.367

345
303

1.004
1.248


610
98

744
777

494
195

768

87

564

22

483

78

290

106

4.284
4.068

556

641

2.282
2.192

388
398

2.330
2.373

486
427

2.181
2.495

660
566

12

2019
Số hộ Số hộ
nghèo cận
nghèo
133
35



Nguồn nước sinh
hoạt
Hố xí/nhà tiêu hợp
vệ sinh
Sử dụng dịch vụ
viễn thông
Tài sản phục vụ
tiếp cận thông tin
Tổng cộng

3.906

528

2.115

798

1.531

364

1.194

418

4.781

721


3.035

620

3.776

744

4.104

1.340

1.538

120

639

156

838

135

385

51

1.150


109

506

105

412

81

318

50

6.606

1.717

6.115

1.931

5.611

2.104

5.031

2.351


Nguồn: Tổng hợp số liệu từ văn bản thống kê của UBND tỉnh Đắk Lắk.
2.2.1.3. Đối tượng nghèo
Tại Buôn Đôn, tỷ lệ hộ nghèo người DTTS luôn chiếm số lượng lớn
trong tổng số hộ nghèo và luôn ở mức trên 60% số hộ nghèo trong năm
của huyện.
Bảng 2.4. Số liệu tỷ lệ hộ nghèo người DTTS trên địa bàn huyện
Buôn Đôn năm 2016-2019
TT

Các chỉ số

1

Tổng số hộ dân cư
Trong đó: Số hộ là người
DTTS
Tổng số hộ nghèo
Số hộ nghèo DTTS
Tỷ lệ hộ nghèo DTTS/tổng
số hộ nghèo

2
3

Năm
2016
15.557
7.458

Năm

2017
15.736
7.527

Năm
2018
16.176
7.822

Năm
2019
16.680
7.947

6.606
4.235
64.26

6.115
3.934
64.33

5.611
3.640
64.87

5.031
3.287
65.33


Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn.
2.2.1.4. Thực trạng đói nghèo tại địa bàn nghiên cứu
Bảng 2.5. Thống kê hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016-2019 tại
địa bàn nghiên cứu
TT
1

2


Xã Ea Nuôl
2016
2019
Xã Ea Bar
2016
2019

Tổng số hộ dân
Hộ nghèo
Hộ cận nghèo
Kinh DTTS DTTS Kinh DTTS DTTS Kinh DTTS DTTS
tại
khác
tại
khác
tại
khác
chỗ
chỗ
chỗ

1.344
1.429

1.266
1.344

173
179

340
325

950
898

109
95

42
97

16
97

3
18

2.281
2.404


429
445

857
907

328
171

128
83

99
43

297
258

96
89

93
79

Nguồn: Phịng LĐ,TB và XH xã Ea Nl, xã Ea Bar.
13


Khảo sát trên địa bàn xã Ea Nuôl là nơi tập trung nhiều DTTS và xã
Ea Bar nơi tập trung nhiều đồng bào Kinh sinh sống, so sánh kết quả

trên phản ánh đúng thực trạng về đối tượng nghèo trên địa bàn huyện.
Hộ nghèo của huyện chủ yếu là đồng bào DTTS trong đó hộ nghèo
DTTS tại chỗ có tỷ lệ lớn nhất.
2.2.1.5. Nguyên nhân nghèo tại huyện Buôn Đôn từ thực tế địa bàn
khảo sát
- Do đặc điểm tự nhiên: Huyện Bn Đơn có diện tích tự nhiên
141.015 ha, với 30.962,4 ha đất canh tác. Phần lớn diện tích Bn đơn
là diện tích rừng, đồi núi trong đó tổng diện tích rừng của huyện là
106.829,70 ha, địa hình phân cách mạnh, Trong khi trình độ và kinh
nghiệm thâm canh cây trồng cũng như sản xuất hàng hóa của nơng dân
trong huyện, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số cịn mang tính tự phát và
thường bị rủi ro do thiên tai hay biến đổi khí hậu.
- Thiếu đất sản xuất: Bn Đơn là huyện có 100% là khu vực nông
thôn, sản xuất nông nghiệp. Đất đai được coi là nguồn lực quan trọng
đối với người nông dân nhất là các hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS. Có
thể kể đến các nguyên nhân thiếu đất sản xuất vì lý do sau:
+ Do tình trạng dân số tăng ở cả dân bản địa và dân di cư đến.
+ Do tập quán canh tác của người dân đặc biệt là người DTTS. Tại
Buôn Đôn một bộ phận người dân đặc biệt là người DTTS tại chỗ vẫn
thực hiện hình thức canh tác “luân khoảnh”.
- Thiếu kiến thức sản xuất: Tình trạng lao động không được học
nghề, không được tập huấn các kiến thức canh tác nâng cao năng suất
lao động khiến người dân khơng có thu nhập ổn định cuộc sống và
vươn lên thoát nghèo.
- Thiếu vốn sản xuất: Thiếu vốn hoặc khơng có vốn là ngun nhân
mà người nghèo cho rằng có có sức ảnh hưởng lớn nhất đến sự đói
nghèo của họ.
- Tình trạng đơng con: Theo thống kê của Phòng Dân số, Trung tâm
Y tế huyện cho thấy, năm 2019, tồn huyện có trên 600 trẻ sinh ra,
trong đó có 84 trẻ là con thứ ba trở lên, chiếm tỷ lệ 13,9%, tăng gần 2%

so với cùng kỳ năm 2018.
- Tập quán, sinh hoạt: Đại đa số người dân trên địa bàn là DTTS
(chủ yếu là người Ê đê) và một số dân tộc khác như M’nông, Gia Rai,
Thái …. Do đó, họ vẫn lưu giữ một số phong tục tập qn khơng cịn
phù hợp với điều kiện xã hội hiện nay.

14


- Thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ công cộng: Tại Bn Đơn theo
thống kê về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới, tất cả các xã đều chưa hoàn thành chỉ tiêu, chưa có xã
nào cán đích NTM do đó đến nay nhiều vùng bà con chưa được thụ
hưởng các lợi ích từ việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Thiếu việc làm do thiếu trình độ: Theo số liệu thống kê ở trên có
thể thấy tình trạng thất học ở trẻ em và không được đào tạo, học nghề
của người lớn tại huyện vẫn ở mức cao.
- Thiếu hoặc khơng đồng bộ về chính sách, đúng nhưng chưa trúng:
Cịn tình trạng nhiều cơ chế, chính sách được ban hành còn chồng chéo
dẫn đến việc thực hiện phân bổ, hiệu quả sử dụng các nguồn lực chưa
cao; nhiều địa phương cịn trơng chờ, ỷ lại vào Nhà nước mà chưa tự
lực vươn lên thốt nghèo. Bên cạnh đó, nhiều chính sách chưa phù hợp
với thực tiễn, chậm sửa đổi, bổ sung, đúng nhưng chưa trúng đối tượng.
2.2.2. Phân tích tình hình thực hiện các chính sách giảm nghèo
2.2.2.1. Tình hình triển khai các văn bản chỉ đạo thực hiện chính
sách giảm nghèo của Nhà nước, của tỉnh
- Chính phủ đã ban hành: Nghị quyết số 80/NQ-CP; Quyết định số
1722/QĐ-TTg; Quyết định số 2085/QĐ-TTg.
- HĐND tỉnh đã ban hành: Nghị quyết 15/2016/NQ-HĐND; Nghị
quyết 34/2017/NQ-HĐND, Nghị quyết 35/2017/NQ-HĐND.

- UBND tỉnh đã ban hành: Quyết định số 1061/QĐ-UBND; Quyết
định số 633/QĐ-UBND; Quyết định số 2652/QĐ-UBND; Công văn số
3841/UBND-CN;
+ Hàng năm, 6 tháng UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình
mục tiêu quốc gia yêu cầu thực hiện báo cáo tổng kết định kỳ và đề ra
phương hướng, nhiệm vụ tiếp theo.
2.2.2.2. Công tác tổ chức thực hiện trên địa bàn huyện
- Thành lập Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu
+ Ban chỉ đạo của huyện: Triển khai thực hiện, đôn đốc, kiểm tra,
đánh giá hoạt động của các đơn vị liên quan về cơng tác giảm nghèo.
+ Phịng Lao động – Thương binh và xã hội: Tham mưu kế hoạch rà
soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp vụ
đối với các phường, xã; Báo cáo; Cập nhật thông tin về hộ nghèo, hộ
cận nghèo hàng năm.
+ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: Tổ chức vận
động nhân dân tham gia thực hiện Kế hoạch giảm nghèo, phát động các
phong trào giúp đỡ người nghèo trên địa bàn.
15


+ UBND xã, thị trấn: Xây dựng kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo,
phân công trách nhiệm và địa bàn quản lý. Phối hợp với các ngành liên
quan trong huyện tổ chức triển khai hiệu quả mơ hình điểm, cách làm
hay giúp thốt nghèo bền vững.
2.2.2.3. Các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện
- Triển khai Quyết định 2652/QĐ-UBND ngày 25/9/2017 của
UBND tỉnh Đắk Lắk, hàng năm, UBND huyện ban hành các văn bản
chỉ đạo các xã trên địa bàn triển khai thực hiện.
2.2.2.4. Các chính sách giảm nghèo tại địa bàn nghiên cứu
Thực hiện chủ trương, chính sách về cơng tác xóa đói, giảm nghèo

của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương trong giai đoạn
2016-2020 xã Ea Bar và xã Ea Nuôl đã được thụ hưởng một số chính
sách lớn của Nhà nước về giảm nghèo.
Ngồi ra, theo tình hình thực tế tại xã các xã phát động các phong
trào thi đua, cuộc vận động để góp phần xây dựng NTM và hướng tới
mục tiêu giảm nghèo bền vững riêng.
2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn
huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo và nguyên nhân
2.3.1.1. Kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2016-2019, công tác xóa đói giảm nghèo trên địa
bàn huyện Bn Đơn đã đạt được kết quả nhất định. Các chỉ số giảm
nghèo qua các năm là 3.6%, 4.17%, 4.53% vượt mục tiêu của tỉnh đề ra
từ 2.5-3%/năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 21 triệu đồng
(năm 2016) lên 31 triệu đồng (năm 2019).
Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo tại xã Ea Bar
Tính đến cuối năm 2019, xã đạt 16/19 tiêu chí NTM, giá trị thu nhập
bình qn đầu người là 35 triệu/người/năm.
Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo tại xã Ea Nl
Tính đến cuối năm 2019, xã đạt 13/19 tiêu chí NTM, thu nhập bình
qn đầu người đạt 22 triệu đồng/người/năm.
2.3.1.2. Nguyên nhân đạt được kết quả
Sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước với nhiều chính sách đối
với vùng dân tộc, chính sách cho hộ nghèo bảo đảm nhu cầu sản xuất
và sinh hoạt của người dân.
Đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ cây, con
giống, máy móc, nơng cụ, phân bón, vật tư…
Cơ sở giáo dục được nâng cấp, cơng tác chăm sóc sức khỏe được
16



quan tâm, người dân thuộc hộ nghèo và người DTTS ở các vùng khó
khăn được cấp thẻ BHYT và khám chữa bệnh miễn phí.
Các cuộc vận động, phong trào thi đua được phát động, phát huy vai
trò của các già làng, người có uy tín trong vùng DTTS trong tun
truyền về thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là
các chính sách giảm nghèo.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
2.3.2.1. Hạn chế:
Một số chính sách chưa phù hợp với đặc điểm địa bàn, văn hóa đặc
thù vùng đồng bào DTTS do đó hiệu quả chưa cao.
Nguồn vốn cho các chương trình, dự án còn thấp, chưa đáp ứng
được nhu cầu, tiến độ giải ngân chậm so với quy định.
Cơng tác bình xét các hộ thụ hưởng chính sách trên địa bàn đơi khi
cịn mang tính hình thức, quy trình bình xét chưa được quan tâm, chưa
bám sát văn bản hướng dẫn và tình hình thực tế tại địa phương.
Cơng tác chỉ đạo xây dựng NTM chưa có nhiều chuyển biến nổi bật,
cơng tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM trong cộng đồng thiếu
thường xuyên. Hệ thống hạ tầng cơ sở ở nông thơn cịn thấp kém.
Thu nhập bình qn đầu người thấp, không đồng đều giữa các xã.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni cịn chậm so với u cầu.
Hoạt động sản xuất tại địa phương manh mún, nhỏ lẻ. Các mơ hình
phát triển kinh tế quy mơ vừa và nhỏ theo hình thức liên kết giữa người
dân và doanh nghiệp cịn hạn chế, chưa tạo được vùng sản xuất hàng
hóa chuyên canh để kết nối với thị trường tiêu thụ.
Việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho hộ nghèo chưa thực sự có
chuyển biến tích cực. Số hộ nghèo đặc biệt là hộ nghèo DTTS thiếu đất
sản xuất còn cao.
Kết quả giảm nghèo thiếu tính bền vững, số hộ tái nghèo, số hộ
nghèo phát sinh vẫn đang diễn ra.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế:
* Nguyên nhân khách quan
- Là huyện miền núi có địa hình phức tạp, dân cư phân tán, trên địa
bàn có nhiều hộ là đồng bào DTTS, lao động nơng thơn cịn giữ nhiều
tập qn canh tác truyền thống, lạc hậu, phụ thuộc vào thiên nhiên.
- Khả năng thích ứng của các hộ nghèo, hộ cận nghèo đặc biệt là hộ
nghèo DTTS so với thay đổi của mơi trường sống cịn chậm. Ý thức
của một bộ phận người dân chưa cao, cịn trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ
của Nhà nước, chưa nỗ lực vươn lên thoát nghèo.
17


- Cơ sở hạ tầng được đầu tư và phát triển chậm, công tác xây dựng
NTM chưa đạt kết quả mong muốn, tồn huyện chưa có xã đạt chuẩn
NTM, kết cấu hạ tầng nông thôn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sản
xuất, sinh hoạt của người dân.
* Nguyên nhân chủ quan
- Kinh phí để thực hiện CSGN cịn thấp, việc điều tra, khảo sát một
số CSGN cịn mang tính hình thức, chưa sát với thực tế của địa phương,
dẫn đến chất lượng của một số chính sách áp dụng ở địa bàn chưa cao.
Thời gian thẩm định kéo dài, giải ngân chậm ảnh hưởng đến triển khai.
Việc huy động nguồn lực của nhân dân tại địa phương cịn khó khăn.
- Trình độ của cán bộ làm cơng tác giảm nghèo cịn hạn chế, cơng
tác triển khai các chính sách giảm nghèo đến người dân, chưa phát huy
được hiệu quả của nguồn vốn và sự vào cuộc của hệ thống các cơ quan
liên quan.
- Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế. Các trung tâm dạy
nghề chưa được đầu tư đúng mức, hiệu quả đào tạo thấp; các hình thức
dạy nghề chưa phù hợp, chưa góp phần thay đổi tập quán sản xuất lạc
hậu của người dân. Hệ thống giáo dục phổ thông tuy đã được quan tâm

đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí; các lớp học
mẫu giáo, trường tiểu học và nhà ở cho học sinh còn thiếu thốn.
- Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các
hộ dân trong việc vươn lên thốt nghèo cịn hạn chế. Người dân chưa
có nhận thức đúng nhu cầu trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
Một bộ phận không nhỏ người nghèo vẫn cịn tư tưởng ỷ lại, trơng chờ
vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên thốt nghèo.
- Cơng tác theo dõi, giám sát, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện
CSGN cũng còn nhiều điểm hạn chế, khơng được cập nhật kịp thời, đầy
đủ, chính xác và mới chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu định lượng mà chưa
quan tâm đến kết quả hoặc tác động của các hoạt động dự án đối với
chất lượng cơng tác XĐGN.
- Cịn thiếu các hoạt động thu hút nguồn lực đầu tư sản xuất tại địa
phương do đó ảnh hưởng đến giải quyết công ăn việc làm, tạo sinh kế
bền vững cho các hộ nghèo trên địa bàn.
Tiểu kết chương 2

18


Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BUÔN ĐÔN,
TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Phương hướng thực hiện chính sách giảm nghèo
3.1.1. Quan điểm về thực hiện xóa đói, giảm nghèo
Thực hiện tốt chính sách giảm nghèo đã và đang được triển khai đối
với địa phương trên cơ sở gắn liền với việc sử dụng hiệu quả các nguồn
vốn hỗ trợ của Chính phủ, của tỉnh.
Gắn việc thực hiện chính sách giảm nghèo nhất là đối với đồng bào

DTTS với việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc, kết
hợp với phát triển du lịch địa phương và giới thiệu văn hóa bản địa.
Thực hiện chính sách giảm nghèo cần kết hợp chặt chẽ với thực hiện
các nhiệm vụ kinh tế, chính trị trên địa bàn, gắn với quy hoạch, bảo tồn
cảnh quan thiên nhiên.
Thực hiện chính sách giảm nghèo khơng chỉ là giảm nghèo về thu
nhập mà còn phải giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội. Đánh giá
công tác giảm nghèo là đánh giá theo mức độ tiếp cận đa chiều.
3.1.2. Mục tiêu thực hiện chính sách giảm nghèo
* Mục tiêu chung:
Tạo cơ hội cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận
các dịch vụ cơ bản, có cơ hội tăng thu nhập, giải quyết tốt các vấn đề về
việc làm và sinh kế cho người dân. Củng cố, xây dựng và nâng cao chất
lượng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống của người dân, các nhu cầu thiết
yếu cho sản xuất, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, lao động
tại địa phương.
* Mục tiêu cụ thể:
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trên địa bàn phù
hợp với định hướng, chính sách của tỉnh;
- Phấn đấu hồn thành xây dựng nơng thơn mới theo các tiêu chí và
chỉ tiêu đề ra trong từng giai đoạn;
- 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 100% trạm y tế xã có đủ
điều kiện khám, chữa bệnh BHYT.
- 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thơng, trung tâm học
tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho
người dân;
- 100% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;
19



- 100% cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo cấp xã, trưởng
thôn, buôn được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức
thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch
có sự tham gia; xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng;
- 90% các hộ dân thuộc địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn
được tiếp cận, cung cấp thơng tin về chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất; tình hình phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước thông qua các hình thức báo chí, các xuất bản phẩm và
các sản phẩm truyền thơng khác.
3.2. Giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn
huyện Bn Đơn
3.2.1. Hồn thiện các văn bản hướng dẫn về thực hiện chính sách
giảm nghèo
Trên cơ sở các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện CSGN
của Nhà nước, của tỉnh, huyện triển khai xây dựng kế hoạch giảm nghèo
hàng năm và giai đoạn sát với thực tế tại địa phương, đối tượng cụ thể, nội
dung và đề xuất giải pháp cần thực hiện. Làm rõ trách nhiệm trong việc lập
kế hoạch, phân bổ công việc cho các xã trên địa bàn huyện. Tổ chức phân
công trách nhiệm cho từng đơn vị, cho các tổ chức, cho cán bộ làm công
tác theo dõi, phụ trách triển khai kế hoạch giảm nghèo tại địa phương.
3.2.2. Thực hiện các giải pháp về chính sách
3.2.2.1. Đẩy mạnh phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện tự
nhiên, tập quán canh tác của địa phương
Đa số hộ nghèo đặc biệt là các hộ đồng bào DTTS vẫn giữ thói quen
canh tác truyền thống mang tính tự cung, tự cấp, tập quán du canh du
cư và canh tác “luân khoảnh” dẫn đến tình trạng thiếu tư liệu sản xuất,
thiếu đất canh tác. Do đó cần các giải pháp khuyến khích sản xuất, các
chính sách an cư, hỗ trợ đất sản xuất, giải pháp về hỗ trợ chuyển đổi giống
cây trồng, vật ni bám sát tình hình thực tế, thường xun rà sốt, theo
dõi nắm tình hình thực hiện để có biện pháp hướng dẫn kịp thời.

3.2.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
người dân về mục tiêu chính sách xóa đói, giảm nghèo
Phổ biến để người dân có được đầy đủ thơng tin, hiểu được mục tiêu
của chính sách để người dân nhất là đồng bào DTTS trên địa bàn hiểu,
nhằm giúp họ thay đổi nhận thức về việc thụ hưởng chính sách giảm
nghèo, từ đó khơi gợi ý chí chủ động vươn lên thốt nghèo.
3.2.2.3. Giải pháp để người dân được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Tại Bn Đơn chưa có xã nào trên địa bàn huyện đạt chuẩn NTM.
20


Người dân đặc biệt là các hộ đồng bào DTTS chưa được tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản. Trong thời gian tới cần tổ chức hỗ trợ có hiệu
quả thơng qua các chính sách: Chính sách tín dụng ưu đãi; Hỗ trợ về
giáo dục, đào tạo; y tế, chăm sóc sức khỏe; Hỗ trợ về nhà ở; Hỗ trợ về
nước sạch và vệ sinh môi trường; Hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo; Hỗ
trợ về thông tin.
3.2.2.4. Phân cơng, phối hợp nâng cao tính thống nhất, đồng bộ của
hệ thống chính sách XĐGN
Thực tiễn cho thấy vẫn còn nhiều chồng chéo, thiếu thống nhất trong
việc xây dựng, hoạch định và triển khai thực hiện chính sách điều này
làm giảm hiệu quả thực thi chính sách. Để giải quyết vấn đề này cần
thống nhất trong triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà
nước. Các chính sách khi xây dựng cần thống nhất phân công trách
nhiệm giữa các Bộ, ngành liên quan, tránh tình trạng chồng chéo trong
thực hiện nhiệm vụ dẫn đến thiếu trách nhiệm trong công tác XĐGN.
3.2.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá việc tổ chức
thực hiện chính sách
Cơng tác kiểm tra, giám sát thực hiện CSGN góp phần đảm bảo cho
chính sách được thực thi một cách nghiêm túc, đúng đắn và mang lại

hiệu quả. Cần thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra và giám sát để
chủ động phòng ngừa vi phạm, kịp thời phát hiện những nhân tố mới,
tích cực để nhân rộng và phát huy đồng thời có biện pháp khắc phục
thiếu sót, vi phạm ngay từ đầu tránh gây ra thất thốt, lãng phí.
3.2.2.6. Tổ chức tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách
Đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách để thấy được kết quả từ
quá trình xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chính sách đồng thời
cũng chỉ ra các mặt hạn chế, tồn tại, vướng mắc khi tổ chức thực hiện,
từ đó tìm ra ngun nhân khắc phục, đề xuất giải pháp phù hợp với tình
hình thực tế để điều chỉnh chính sách hồn thiện và hiệu quả hơn.
3.2.3. Đổi mới nhận thức trong thực hiện chính sách giảm nghèo
Một vấn đề đặt ra là nhận thức của người nghèo nhất là người DTTS
và cán bộ thực hiện CSGN đang có sự khác biệt rõ rệt.
Đặt trong điều kiện xã hội tại huyện Buôn Đôn, phần lớn người dân
là đồng bào DTTS lưu giữ những truyền thống canh tác lâu đời, mang
tính tập tục thì việc đưa chính sách giúp người dân thoát nghèo trước
hết phải phù hợp với tập quán canh tác và phải làm cho người dân hiểu,
tiếp thu để phối hợp trong q trình thực hiện chính sách.
Ngoài ra, việc thống nhất về mặt nhận thức của cán bộ thực thi và
21


người dân cũng là yếu tố hết sức quan trọng. Cán bộ thực hiện chính sách
nhận thức được vai trị, trách nhiệm trong cơng cuộc XĐGN là chung tay,
góp sức vì người nghèo và người nghèo cũng nhận thức được việc thoát
nghèo sẽ mang lại hiệu quả làm thay đổi cuộc sống của chính bản thân để
từ đó phối hợp thực hiện nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chính sách.
3.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho xóa đói, giảm nghèo
Nguồn vốn giảm nghèo của các huyện nghèo chủ yếu dựa vào kinh
phí Nhà nước cấp, về mặt quy mô cũng như cơ chế cung cấp nguồn vốn

thường không đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương.
Để giải quyết vấn đề này, trước tiên địa phương phải tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhằm hạn chế tình
trạng gây thất thốt, lãng phí, tham nhũng, chiếm đoạt của cơng. Rà
sốt, điều chỉnh nguồn vốn theo hướng tập trung, nâng cao hiệu quả
thực thi đối với từng chính sách tránh đầu tư dàn trải lãng phí nguồn lực
về tài chính và con người.
Đẩy mạnh chính sách tín dụng cho người nghèo thơng qua việc phối
hợp giữa tín dụng ưu đãi với phát triển thị trường, phát triển sản xuất
nhằm giảm thiểu rủi ro. Nắm vững nhu cầu vốn, chú trọng mở rộng đối
tượng cho vay vốn đối với các hộ cận nghèo trên cơ sở các mơ hình sản
xuất hiệu quả giúp người nghèo có cơ hội thốt nghèo.
Căn cứ tình hình thực tế để đề xuất chính sách phân cấp cho địa
phương quyền chủ động trong xã hội hóa nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng
và các chính sách tạo sinh kế bền vững trên cơ sở khuyến khích các nhà
đầu tư bằng các chính sách ưu đãi về mơi trường đầu tư, miễn giảm
thuế cho các hoạt động đầu tư phát triển sinh kế cho hộ nghèo, kết nối
tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm thế mạnh của địa phương.
3.2.5. Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng
3.2.5.1. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện CSGN
- Rà soát và đưa vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm những
nội dung về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thực thi nhiệm
vụ; tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong công tác XĐGN giữa
các xã trên địa bàn huyện; giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với bên ngoài
nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm cao.
- Kịp thời phổ biến, cập nhật những chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về CSGN, công tác XĐGN, quán triệt, nâng cao
nhận thức đối với một số cán bộ trong đội ngũ để nâng cao hiệu quả
thực thi công vụ. Chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
trực tiếp phụ trách việc triển khai thực hiện các CSGN ở địa phương. Có

22


giải pháp tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ
trong thực hiện chính sách về mục tiêu, nội dung và vai trò của bản thân
trong việc phát huy hiệu quả khi triển khai các CSGN.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo chuyên trách,
có kinh nghiệm, nắm địa bàn sâu sát để đề xuất các chủ trương thực
hiện triển khai chính sách hiệu quả.
- Tổ chức các hội thảo rút kinh nghiệm trong cơng tác XĐGN. Thảo
luận, đề xuất mơ hình triển khai thực hiện CSGN để học tập nhân rộng.
- Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức, nâng cao nghiệp vụ trong thực
hiện công tác XĐGN. Gắn việc làm tốt, hiệu quả với các chính sách đãi
ngộ cho cán bộ làm công tác giảm nghèo tại địa phương.
3.2.5.2. Tổ chức giáo dục, đào tạo nghề cho người nghèo, hộ nghèo
- Cần đẩy mạnh công tác củng cố, phát triển và đưa vào hoạt động
hệ thống trường lớp đảm bảo nhu cầu học tập, tăng cường đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy và học.
- Có giải pháp về đội ngũ giáo viên, tuyên truyền viên đáp ứng đủ
trình độ, chun mơn nghiệp vụ để phổ biến, tun truyền các kiến
thức, chính sách cho người nghèo, hộ nghèo dễ hiểu, dễ thực hiện.
- Kêu gọi xã hội hóa giáo dục, vận động để các tổ chức kinh tế cùng
tham gia vào công tác XĐGN. Hỗ trợ xây dựng và nâng cấp các trung
tâm dạy nghề tại huyện.
- Tổ chức các hình thức đào tạo, giáo dục nghề nghiệp phù hợp với
yêu cầu về việc làm tại địa phương. Tăng cường các lớp tập huấn, phổ
biến kiến thức sản xuất, các mơ hình phát triển nơng nghiệp phù hợp
với nhận thức, điều kiện canh tác, tập quán sinh hoạt của người dân đặc
biệt là các hộ đồng bào DTTS.
- Có chính sách tun truyền, vận động người dân tham gia học

nghề, gắn học nghề với giải quyết việc làm để tạo động lực cho người
dân tham gia vào quá trình học tập.
- Tăng cường mối liên kết giữa các địa phương trong việc đào tạo
nghề phù hợp với thực tế. Tại huyện Buôn Đôn, một huyện thuần nông
cho thấy địa bàn có nhiều yếu tố bất lợi cho việc thực hiện chính sách
đào tạo nghề do phần lớn dân số làm nơng nghiệp, khơng có nhiều
ngành nghề, lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp tại địa phương. Do đó, việc
liên kết đào tạo, đưa lao động nghèo đến các địa phương có kinh tế - xã
hội phát triển hơn là giải pháp góp phần giải quyết thiếu hụt lao động
nhất là lao động phổ thông tại một số địa phương.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá khả năng tiếp thu, mức độ phù hợp
23


×