Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 111 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG TÚ ANH

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG TÚ ANH

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI VIỆT NAM
Ngành: Địa lí học
Mã ngành: 8.31.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ NHƯ VÂN



THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kì một cơng trình
nào khác. Các nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủvới độ tin cậy cao
và được kiểm tra bằng TURNITIN với điểm 14%.
Thái Nguyên, ngày 17 tháng 4 năm 2019
Người thực hiện
Hồng Tú Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của TS. Vũ Như Vân
CBHD hướng dẫn. Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn tới BGH Trường ĐHSP ĐH Thái Nguyên. Cùng các thầy, cô giáo trong Khoa Địa lí, phịng Đào tạo đã
giúp đỡ, dạy bảo tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên
và tạo điều kiện giúp đỡ tôi để tơi hồn thành tốt đề tài này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 17 tháng 4 năm 2019
Người thực hiện

Hồng Tú Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv
DANH MỤC KÊNH HÌNH ................................................................................ v
DANH MỤC KÊNH SỐ ..................................................................................... v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của đề tài ................................... 2
3. Tổng quan lịch sử nghiên cứu ......................................................................... 2
4. Quan điểm nghiên cứu ..................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 6
7. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 6
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CMCN 4.0 .......................... 7
1.1. Cơ sở lí luận............................................................................................... 7
1.1.1. Nhận thức chung........................................................................................ 7
1.1.2. Cách mạng công nghiệp trong tiến trình phát triển kinh tế của một
quốc gia.................................................................................................... 10
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... 13

1.2.1. CMCN 4.0 trong một thế giới thay đổi ................................................... 13
1.2.2. Nhận diện các tiên đề vật chất để tiếp cận CMCN 4.0 ở Việt Nam........ 22
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................. 26
Chương 2. TÌNH HÌNH CMCN 4.0 MỘT SỐ NƯỚC VÀ KHU VỰC
TRÊN THẾ GIỚI .................................................................................. 27
2.1. Châu Âu và cuộc CMCN 4.0................................................................... 27
2.2. Một số nước đi tiên phong trong CMCN 4.0 .......................................... 31
2.2.1. Hoa kì ...................................................................................................... 31
2.2.2. Đức........................................................................................................... 33
2.2.3. Trung quốc ............................................................................................... 36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.3. Một số nước tiêu biểu trong phát triển công nghiệp sáng tạo ................. 39
2.3.1. Công nghiệp sáng tạo - xu hướng tất yếu ................................................ 39
2.3.2. Anh - nơi khởi nguồn của công nghiệp sáng tạo ..................................... 40
2.3.3. Nhật Bản với chiến lược tập trung vào công nghiệp sáng tạo ................ 41
2.3.4. Hàn Quốc - quốc gia dẫn đầu về sáng tạo ............................................... 42
2.3.5. Singapore - từ quốc đảo nghèo trở thành con rồng châu Á..................... 43
2.4. Sự sẵn sàng của các nước ASEAN đối với cuộc CMCN 4.0 .................. 44
2.4.1. Cộng đồng ASEAN ................................................................................. 44
2.4.2. Sự sẵn sàng bứt phá của Việt Nam trước CMCN 4.0 ............................. 46
Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................. 50
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CMCN 4.0 Ở
VIỆT NAM .............................................................................................. 51
3.1. Những cơ hội và thách thức từ CMCN 4.0 đối với Việt Nam ................ 51
3.1.1. Cơ hội và thách thức ................................................................................ 51
3.1.2. Phương châm hành động: Bây giờ hoặc không bao giờ.......................... 53

3.2. Định hướng và một số giải pháp phát triển các ngành và lĩnh vực
then chốt của Việt Nam trong CMCN 4.0 ............................................... 55
3.2.1. Tổng quan về định hướng tái cơ cấu nền kinh tế trong CMCN 4.0 ........ 55
3.2.2. Phát triển ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản trong CMCN 4.0 ........... 58
3.2.3. CMCN 4.0 trong phát triển khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng .... 60
3.2.4. CMCN 4.0 trong phát triển khu vực dịch vụ ........................................... 62
3.2.5. CMCN 4.0 với phát triển nguồn nhân lực ............................................... 64
3.3. Một số giải pháp đột phá ......................................................................... 67
3.3.1. Chuyển đổi số 5G: không tuần tự / không truyền thống ......................... 67
3.3.2. Xây dựng Bản đồ quốc gia số ................................................................. 69
3.3.3. Một số giải pháp xây dựng hình ảnh của quốc gia khởi nghiệp Việt Nam
trong tinh thần CMCN 4.0 ......................................................................... 70
3.3.4. Ứng phó với biến đổi khí hậu .................................................................. 71
Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................. 73
KẾT LUẬN....................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 76
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt

Chữ viết tắt

Cụm từ đầy đủ


1

AI

2

BigData

Dữ liệu lớn

3

BigChain

Chuỗi số lớn / Sổ cái

4

CMCN 4.0

5

CN 4.0

6

CI

Chỉ số năng lực sáng tạo


7

IoT

Internet kết nối vạn vật

8

ICT

Công nghệ thơng tin

9

ID

Định danh

10

IIC

Chỉ số sáng tạo

11

WEF

Trí tuệ nhân tạo


Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư
Cơng nghiệp hóa lần thứ tư

Diễn đàn kinh tế thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
`




DANH MỤC KÊNH HÌNH
Hình 1.1. Cuộc CMCN trong lịch sử..........................................................................14
Hình 1.2. Công xưởng tương lai, hay Công nghiệp 4.0 (CN4.0) ............................... 20
Hình 1.3. Điểm số các trụ cột của Việt Nam.............................................................. 23
Hình 3.1. IoT & BigDa - biểu tượng của CMCN 4.0.................................................68

DANH MỤC KÊNH SỐ
Bảng 1.1.

Mục tiêu đến 2020 và kết quả chỉ số GII 2018 của Việt Nam .................24

Bảng 2.1.

Xếp hạng GII 2017 của các nước ASEAN được xếp hạng ......................45

Bảng 2.2.

So sánh thứ hạng các tiểu chỉ số ĐMST của Việt Nam qua các năm 2013,
2014, 2015, 2016 và 2017 ........................................................................47


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
`




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đầu thế kỉ XVIII - XIX cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra tại
Vương quốc Anh với việc thay đổi từ lao động thủ cơng sang sản xuất cơ khí
nhờ sự ra đời của động cơ hơi nước. Sau đó là cuộc cách mạng lần thứ hai diễn
ra với việc sử dụng năng lượng điện để sản xuất hàng loạt, bắt đầu từ cuối thế
kỉ XIX tới khi Thế chiến 1 bùng nổ. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 3 trong
những năm 1970 đặc trưng bằng sản xuất tự động hóa dựa vào máy tính, thiết
bị điện tử và internet. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)
đang diễn ra tại nhiều nước phát triển trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ
sinh học, Kĩ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong
CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật - Internet of
Things (IoT) và Dữ liệu lớn (BigData). Trên lĩnh vực công nghệ sinh học,
CMCN 4.0 tập trung nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông
nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ mơi trường, năng lượng
tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới,
máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ
nano. Hiện nay CMCN 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu
Âu, Đông Á. Bên cạnh những cơ hội mới, CMCN 4.0 đặt ra cho nhân loại
nhiều thách thức phải đối mặt.
CMCN 4.0 đang hiện hữu ở Việt Nam, tác động mạnh mẽ đến mọi
ngành, mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp và người dân, đem lại cho chúng ta
nhiều cơ hội để nâng cao trình độ, năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi

giá trị toàn cầu, tạo ra sự thay đổi lớn về mơ hình kinh doanh bền vững và là cơ
hội cho khởi nghiệp sáng tạo. CMCN 4.0 cịn có thể rút ngắn q trình cơng
nghiệp hố bằng cách phi truyền thống, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao.
Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực tiễn chúng tơi chọn hướng
nghiên cứu của luận văn với đề tài: “Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và
thách thức với Việt Nam”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
`




2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và ý nghĩa thực tiễn của cuộc CMCN 4.0. Phân
tích kinh nghiệm một số nước đi tiên phong trong CMCN 4.0, những cơ hội và
thách thức của CMCN 4.0 đối với Việt Nam, đề xuất các định hướng và giải
pháp thúc đẩy cuộc cách mạng này trong điều kiện Việt Nam
2.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn CMCN 4.0
Thu thập, xử lí số liệu, tiến hành lập biểu đồ, bản đồ
Phân tích, tổng hợp, đánh giá các tài liệu về CMCN 4.0
Liên hệ với thực tiễn Việt Nam
2.3. Giới hạn nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu một số quốc gia thực
hiện CMCN 4.0
Về thời gian nghiên cứu: Các số liệu được sử dụng trong luận văn được
cập nhật trong giai đoạn từ năm 2012 - 2019.
Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu CMCN 4.0 đối với
một số quốc gia và liên hệ với thực tiễn Việt Nam.

3. Tổng quan lịch sử nghiên cứu
Để thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước để cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động chính
trị, quản lí nhà nước hết sức quan tâm đến CMCN 4.0. Trong số 13,5 triệu mục
từ / từ khóa CMCN 4.0 trên mạng internet, chúng tơi đã sử dụng 31 nguồn tư
liệu trong nước và thế giới. Nổi bật trong số đó là ấn phẩm “The Fourth
Industrial Revolution” - "Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của Klaus
Schwab. Trong ấn phẩm này, tác giả viết: "Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần
thứ tư sẽ thay đổi hồn tồn cuộc sống của chúng ta. Nó sẽ khơng chỉ thay đổi
cách chúng ta giao tiếp, cách chúng ta sản xuất, cách chúng ta tiêu dùng. Nó sẽ
thay đổi chính chúng ta, cung cấp một cuộc sống hiện đại và phát triển như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN
`




giao thơng thơng minh, chính phủ thơng minh, thành phố thơng minh. Mọi thứ
sẽ được tích hợp vào một hệ sinh thái được vận hành bởi Bigdata và bởi sự hợp
tác của chính phủ với: xã hội và doanh nghiệp. Cuộc cách mạng này sẽ diễn ra
rất nhanh chóng - giống như sóng thần. Trên thực tế, nó khơng chỉ là một cuộc
cách mạng kĩ thuật số, mà còn là cơng nghệ nano và cơng nghệ sinh học.
Những gì WEF đang làm là thúc đẩy sự hợp tác công - tư để dẫn dắt cuộc cách
mạng này". "... Chúng ta cần chuẩn bị thật kĩ lưỡng. Tôi thấy rằng châu Á đang
sở hữu một cơ cấu dân số tương đối trẻ - là lợi thế để có thể dễ dàng đương đầu
với thế giới đang thay đổi...". Theo ông, "... để chuẩn bị cho cuộc cách mạng,
điều đặc biệt quan trọng là hệ thống giáo dục, hướng tới việc phát triển khả
năng kĩ thuật số mà còn nên bổ sung các tiêu chuẩn đạo đức và giáo dục, đào
tạo nguồn lao động chất lượng cao..." [12 /13].
Trước sức lan tỏa và hấp dẫn của CMCN 4.0, nhiều hội thảo quốc tế và

quốc gia được tổ chức ở Việt Nam với sự tham gia của các nhà khoa học trong
nước và quốc tế. Sự kiện lớn nhất trên tầm quốc tế là WEF mà người đứng đầu
là GS Klaus Schwab chính là người khai sinh ra khái niệm CMCN 4.0.
Trong số các xuất bản ấn phẩm tiếng Việt Nạm "Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm" do TSKH Phan Xuân
Dũng (chủ biên soạn) / CMCN 4.0 và KTXH, con người Việt Nam / "CMCN 4.).
"Vấn đề đặt ra cho phát triển Con người" của Lương Đình Hải (2018) /."Cách
mạng cơng nghiệp lần thứ tư" của Cục Thông tin KHCN quốc gia / "CMCN 4.0
ở châu Âu..." của Nguyễn An Hà. [5] / [9] / [10] / [11] / vv... Nhiều phát biểu
có giá trị của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT và ông Bùi Tiến
Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Việt Nam. [26(iii)]
Giới địa lí Việt Nam phản ứng tích cực với CMCN 4, 0 bằng Hội thảo
khoa họa Địa lí toàn quốc với tiêu đề "Khoa học Địa lý Việt Nam phục vụ phát
triển bền vững trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0” tại Tp Huế, 4/2019.
Kỉ yếu Hội nghị được sự hưởng hứng của các nhà địa lí, trong đó, đáng chú ý là
báo cáo " Địa lí Việt Nam chuyển đổi mơ hình tư duy Địa lí Việt Nam thời đại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
`




CMCN 4.0 (ĐỊA LÍ VIỆT NAM PARADIGM 4.0). Tác giả báo này cho rằng
cuộc CMCN 4.0 diễn ra với chức năng kép đối với Địa lí Việt Nam: (i) kích
thích sự khám phá tìm tịi khung lí thuyết mới, (ii) khuyến khích đi vào thực
tiễn với tư tưởng sáng tạo trong sự dẫn dắt của paradigm 4.0; điều đó dẫn tới sự
chuyển đổi khung tư duy, theo ngôn ngữ học thuật, là cuộc cách mạng chuyển
đổi hệ thống tư duy (paradigm) [24].
Ngồi ra, cịn có nhiều khá nhiều bài viết về CMCN 4.0 đã công bố dưới
dạng online, dựng nên bức tranh chung về thành tựu và diễn biến sôi động

CMCN 4.0 tại các quốc gia tiên phong thế giới, trong đó có Việt Nam nói riêng.
4. Quan điểm nghiên cứu
4.1. Quan điểm tổng hợp
Các yếu tố địa lí KTXH rất phong phú và đa dạng. Chúng có q trình
hình thành, phát triển trong mối liên hệ nhiều chiều giữa bản thân các hiện
tượng đó với nhau và giữa chúng với các hiện tượng khác. Vì vậy, để có kết
quả nghiên cứu khách quan khoa học, chúng tôi vận dụng quan điểm tổng hợp,
lãnh thổ để nghiên cứu vận dụng CMCN 4.0 trong điều kiện Việt Nam.
4.2. Quan điểm hệ thống
Phương pháp hệ thống là công cụ phương pháp luận giúp nghiên cứu các
đối tượng phức tạp và cho ta một sản phẩm khoa học có cấu trúc và logic trong
một hệ thống.
4.3. Quan điểm kinh tế
Trong nghiên cứu địa lí KTXH, khơng thể thiếu quan điểm kinh tế. Vận
dụng quan điểm này, khi nghiên cứu về CMCN 4.0 cần nghiên cứu những nét
khác biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại
4.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, đặc điểm KTXH, sự kế thừa và phát triển
qua tất cả các thời kì: q khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó đưa những định
hướng phát triển CMCN 4.0 trong điều kiện Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN
`




5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận khoa học (phép duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử) và bám sát đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước
trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong q trình nghiên cứu, đề

tài cịn sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau đây:
5.1. Phương pháp thu thập, phân tích tư liệu nguồn
Mặc dù có cảm giác khái niệm CMCN 4.0 khá mới mẻ đối với Việt
Nam. Điều này về cơ bản là đúng do tác động của hai ấn phẩm Cách mạng
công nghiệp lần thứ Tư. (The Fourth Industrial Revolution) của Klaus Schwab
(2016) (Bộ Ngoại giao Việt Nam biên dịch và hiệu đính, NXB Thế giới, Hà
Nội, 2016). Đề tài cần sử dụng nhiều nguồn tài liệu, số liệu khác nhau, đặc biệt
từ nguồn tư liệu truy cập trên mạng internet và nguồn tài liệu xuất bản đang
phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.Từ nguồn thông tin thứ cấp
của các cơ quan nhà nước, các tài liệu và báo cáo của cơ quan chức năng, các
cơng trình nghiên cứu đã cơng bố, các số liệu mới cập nhật. Từ đó có thể đánh
giá thực trạng nền kinh tế và định hướng cũng như giải pháp đột phá cho sự
phát triển KTXH Việt Nam trong giai đoạn mới.
5.2. Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp thu thập xử lí những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp
và tham khảo ý kiến các chuyên gia thuộc lĩnh vực kinh tế về vấn đề nghiên
cứu hoặc định hướng cho người nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này giúp
đưa ra được những kết luận chính xác và khách quan về cách mạng công
nghiệp 4.0.
5.3. Phương pháp phân tích SWOT
Đây là một cơng cụ nghiên cứu đem lại hiệu quả trong nghiên cứu với
mục đích cuối cùng là hoạch định chiến lược, chính sách và giải pháp thúc đẩy
CMCN 4.0. Chúng tôi cho rằng phương pháp SWOT nhằm xác định ưu tiên hai
cặp mạnh - yếu / cơ hội - thách thức trong điều kiện cuộc CMCN 4.0. Do đó,
nhiều khái niệm mới cần được làm rõ trước khi đi vào phân tích chiến lược với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN
`





sự ưu tiên là làm sáng tỏ sự chuyển đổi mơ hình tư duy về kiến lập các chính
sách, giải pháp thúc đẩy CNCM 4.0 trong điều kiện Việt Nam. Điều đó có
nghĩa là việc học tập vận dụng kinh nghiệm, về bản chất, là sự chuyển đổi bài
học kinh nghiệm khởi nghiệp của các quốc gia tiên phong trong CMCN 4.0
thành hành động sáng tạo và khác biệt trên cơ sở phân tích sự tương đồng và
khác biệt trong hồn cảnh lịch sử, địa lí, con người Việt Nam.
6. Đóng góp của đề tài
Thu thập, phân tích tài liệu nguồn nhằm cập nhật (update) và làm phong
phú nội hàm khái niệm CMCN 4.0 trong điều kiện Việt Nam. Trên cơ sở đó
cập nhật nội dung lí luận và thực tiễn dạy / học Địa lí nhằm bắt kịp xu thế thời
đại 4.0
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia thành các chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn CMCN 4.0
Chương 2: Tình hình CMCN 4.0 trên thế giới
Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy cuộc CMCN 4.0 trong điều
kiện Việt Nam
Từ khóa: CMCN 4.0 / CN 4.0 (cơng nghiệp 4.0)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
`




NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CMCN 4.0

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Nhận thức chung
Từ khái niệm ban đầu Công nghiệp 4.0 (CN 4.0) đến Cách mạng công
nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là một khoảnh khắc lịch sử vĩ đại của loài người, bắt
đầu từ điện thoại thông minh đến tủ lạnh thông minh, phổ dụng trong cuộc sống
hàng ngày của chúng ta. Công nghệ mới trên nền tảng kĩ thuật thông minh và
khác biệt đang thay đổi thế giới. CN 4.0 là nhãn hiệu Đức, với sự kết hợp dần
dần giữa thực hành sản xuất và công nghiệp truyền thống với thế giới công
nghệ ngày càng phát triển xung quanh chúng ta. Điều này bao gồm sử dụng các
triển khai M2M và Internet of Things (IoT) với quy mô lớn giúp các nhà sản
xuất và người tiêu dùng cung cấp tự động hóa tăng cường, cải thiện giao tiếp và
giám sát, cùng với tự chuẩn đốn và phân tích cấp độ mới để cung cấp một
tương lai thực sự hiệu quả. Các nhà máy, xí nghiệp tự động hóa sản xuất được
giám sát và kết nối với nhau: máy/máy; người/người; người/máy và được quản
trị liên tục, tức thời và ổn định.
Theo Gartner, trong một Báo cáo của chính phủ Đức năm 2013, CMCN
4.0 xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" là "... sự kết nối các hệ thống nhúng
và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kĩ thuật số giữa công nghiệp,
kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong...".Klaus Schwab, người sáng lập
và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới cho rằng: "Cách mạng công
nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.
Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.
Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa
sản xuất" [14].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
`





Đúng như nhận định của Klaus Schwab, CMCN 4.0 đã và đang diễn ra
nhanh chóng giống như "sóng thần", thay đổi hoàn toàn cách sống, giao tiếp,
sản xuất và tiêu dùng, đem lại cho loài người một cuộc sống hiện đại, gọi
chung là một xã hội thông minh: giao thông thơng minh, chính phủ thơng minh,
thành phố thơng minh, nơng thơn thơng minh, ngơi nhà thơng minh... bởi vì
mọi thứ được tích hợp trong một "hệ sinh thái thơng minh" được vận hành
trong dịng chảy thơng tin - năng lượng AI / IoT/ BigData. Mọi nguyện vọng
tìm kiếm thơng tin, dữ liệu và quản trị việc riêng / việc nhà / việc cộng đồng /
quốc gia được điện toán đám mây ghi nhận và chia sẻ thông tin được mã hóa.
Trước đây, chúng thường quen với các khải niệm làn sóng cơng nghiệp hóa.
Hơn thế, chính W. Rostow phân loại các khái niệm xã hội tiền công nghiệp / xã
hội công nghiệp / xã hội hậu công nghiệp, nhưng không thể nhìn ra mỗi thời kì
đó lại tồn tại một dòng chảy vật chất - năng lượng, về bản chất là dịng chảy
thơng tin được đo bằng đơn vị entropi (thông lượng) hợp thành cặp đôi thực
(vật chất năng lượng) / ảo (thông tin), cũng tức là ở giai đoạn hậu công nghiệp,
chúng ta cơ hội tư duy lại, không dừng lại ở thực thể vật chất, mà đi xa hơn, là
tiếp cận cái "bóng" của nó - entroipi - do chủ thể của nó chính là con người với
một năng lực, cịn gọi là tiềm thức "thơng minh".
Năm 2013, trong một báo cáo của chính phủ Đức đề xuất cụm từ
Industrie 4.0 được diễn giải là Công nghiệp 4.0 trên nền tảng công nghệ thông
minh các ngành sản xuất và dịch vụ hỗ trợ cho con người chứ không địi hỏi sự
có mặt trực tiếp của con người.
Lúc đầu, khái niệm mới này gây ra cuộc tranh luận có tính học thuật.
Những khái niệm mới có tính hấp dẫn như CN 4.0 đồng nghĩa với nhà máy
được thông minh hóa bởi các quy trình cơng nghệ và quản trị thông qua các
chuỗi sản xuất, phân phối và dịch vụ. Luồng gió mới CN 4.0 lan tỏa sang Mĩ,
Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều nước khác. Họ nhận ra lợi thế cạnh
tranh của xu thế mới này. Bắt đầu cuộc đua cơng nghiệp thơng minh tại nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
`





quốc gia. Tại WEF tại Davos - Kloster, Thụy Sĩ lần thứ 46 người ta chính thức
bàn tới chủ đề mới mẻ "Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" (CMCN 4.0).
Loài người được báo trước bước ngoặt vĩ đại, hồn tồn khác về chất với các
cuộc cách mạng cơng nghiệp từng diễn ra trước đây, trong đó người ta hứa hẹn
thay đổi cả chuỗi giá trị dịch vụ, gọi là internet kết nối - IoT / dịch vụ kết nối IoS. Vậy là từ trong khuôn khổ một dự án riêng, nước Đức đã thu hút / lôi kéo
vào cuộc các nước công nghiệp phát triển Nhật Bản, Hàn Quốc… và trở thành
một quốc gia đầu tầu / quốc gia dẫn dắt (leader - state quốc gia có sức lan tỏa)
quan trọng của cuộc cách mạng này. Với tầm nhìn rộng lớn và với khung kiến
trúc tham chiếu rõ ràng, Công nghiệp 4.0 chủ yếu đặc trưng bởi sự kết nối các
tài sản cơng nghiệp vật lí và cơng nghệ kĩ thuật số trong một hệ thống vật lý khơng gian mạng.
IoT đóng vai trị quan trọng trong phạm vi của IoT công nghiệp 4.0 với
nhiều thành phần, từ nền tảng IoT đến cổng IoT công nghiệp, thiết bị và nhiều
hơn nữa. Tất nhiên không chỉ là IoT: điện toán đám mây (và nền tảng đám
mây), dữ liệu lớn (phân tích dữ liệu tiên tiến, hồ sơ dữ liệu, trí thơng minh
biên) với trí tuệ nhân tạo (có liên quan), phân tích dữ liệu ở rìa mạng (điện tốn
sương mù và điện toán biên), điện thoại di động, truyền thông dữ liệu / công
nghệ mạng, thay đổi ở hệ thống sản xuất, lập kế hoạch nguồn lực doanh
nghiệp (ERP / iERP), bộ điều khiển logic lập trình (PLC), cảm biến và bộ
truyền động, MEMS và bộ chuyển đổi (cảm biến thứ cấp) và các mơ hình trao
đổi dữ liệu sáng tạo.
Ngồi ra, các cơng nghệ tương tự, chẳng hạn như robot tự động hóa q
trình (RPA), AI (động cơ AI, học máy), hội tụ của cả hai và cứ thế xuất hiện /
tiếp cận với tất cả các lĩnh vực phần mềm như quản lí thơng tin doanh
nghiệp, quản lí quy trình kinh doanh và các ứng dụng trong thị trường tìm
nguồn cung ứng, được hiển thị trong các ứng dụng công nghiệp/sản xuất hỗ
trợ IoT và các nền tảng AI /IoT/ BigData.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
`




CMCN 4.0 hiện nay không bị hạn chế bởi hệ thống máy móc thơng
minh, tự động kết nối trong một nhà máy, mà được kết nối rộng lớn hơn nhiều,
bao quát cả vùng công nghiệp, các đô thị, các hải cảng, kể cả mã hóa chuỗi gen
cho tới cơng nghệ nano, năng lượng tái tạo bằng cách tính tốn điện tốn đám
mây và lượng tử...
Trong một dịng chảy từ ảo sang thật, các tương tác con người/con
người, người/máy, máy/máy thu hút các nhà đầu tư mạo hiểm, nhà kinh doanh
kiếm lời, và cuối cùng người tiêu dùng cũng được hưởng lợi nhiều.
1.1.2. Cách mạng cơng nghiệp trong tiến trình phát triển kinh tế của một
quốc gia
1.1.2.1. Tuần tự
Một trong những thuyết kinh tế phát triển là thuyết về ba gia đoạn tăng
trưởng, bắt đầu bằng (i) giai đoạn cất cánh. Ở giai đoạn này, các nền kinh tế
tập trung vào hai yếu tố quan trọng nhất là tài nguyên đất và lao động hiện hữu
trong nước / thu hút vốn đầu tư trong nước (Hợp tác CÔNG / TƯ - PPP) và
quốc tế (ODA / FDI). Một số nước đã đi quá đà về khai thác tài nguyên, phải
đối mặt với nguy cơ hiện hữu của biến đổi khí hậu tồn cầu (Điển hình là hội
chứng Hà Lan - một bài học đắt giá cho các nước dốc sức khai thác tài nguyên
để tăng trưởng. Người Hà Lan đã chịu hậu quả đau đớn. Họ đã nhận ra thảm
họa này và nhanh chóng khắc phục bằng việc thay đổi tư duy, dựa chủ yếu vào
đầu tư cho quản lý kinh tế nước, sữa bò / hoa tuy-lip nổi tiếng Hà Lan trên thị
trường quốc tế. Sau giai đoạn cất cánh là giai đoạn phát triển (ii) ổn định với đồ
thị tăng trưởng đi ngang. Một thời gian sau, (iii) tiếp tục tăng trưởng đơi khi
với đồ thị tăng ngược. Chính trong giai đoạn này, một số nước đã thành công,

một số khác thất bại vì hiệu ứng phát triển "luẩn quẩn", càng bán tài nguyên
càng cạn kiệt, càng kêu gọi đầu tư bên ngồi (FDI/ODA), gánh nặng nợ cơng
tăng đến mức khơng thể trả nổi. Nhiều nước, điển hình là Brazin, Achentina,
Hy Lạp, Bô Đào Nha... đã trở thành con nợ của các nước phát triển, của IMF.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
`




Hiện tượng này dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, đó là cuộc khủng hoảng kinh tế
năm 2008. Việt Nam may mắn không bị tác động quá nặng nề do hậu quả các
cuộc khủng hoảng đó nhờ phát triển nơng nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản, đã giải quyết được vấn đề tự túc lương thực, nhiều tài nguyên nhiệt đới trở
thành mặt hàng xuất khẩu hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu,
điều, rau quả...
Thuyết tăng trưởng cất cánh / ổn định / tăng trưởng tiếp như nói trên tỏ
ra khơng phù hợp trước các tiến bộ mới của CMCN 3.0 / CMCN 4.0. Về mặt lí
thuyết, trong điều kiện CMCN 4.0 người ta nhận ra tầm quan trọng của việc
khai thác các thành tựu công nghệ mới do CMCN 4.0 đem lại, tùy thuộc vào
hoàn cảnh cụ thể một quốc gia / lãnh thổ hiện đang ở thời điểm trong 3 giai
đoạn phát triển sau đây:
Giai đoạn I: Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn lực nội tại, trước hết là
tài nguyên, lao động, kể cả vị trí và vị thể địa lí đem lại. Ngay ở giai đoạn đầu
cũng có thể đạt năng lực cạnh tranh ở mức độ cao. VD: sản xuất lúa gạo, thủy
sản, cây công nghiệp nhiệt đới được tổ chức khai thác và tiêu thụ theo chuỗi
cung ứng toàn cầu, được điều hành trên nền tảng IoT / IoS / BigData.
Giai đoạn II: Khác biệt với giai đoạn I là giai đoạn tăng trưởng dựa trên
nguồn đầu tư. Có hai hiện tượng phải chú ý: (i) V CMCN
4.0. NXB Lao Động, Hn, 2019.

7. Phan Xuân Dũng (biên soạn) (2018) "CMCN 4.0, cuộc cách mạng của sự hội
tụ và tiết kiệm". Google.com / phanxuandung.../
8. Elsa B. Kania (2019). Đánh giá Kế hoạch ‘Made in China 2025’. Biên dịch
Trần Quang, T/c Quan hệ quốc tế, 2/2019
9. Nguyễn An Hà... (2018) CMCN 4.0 ở châu Âu., tác động lan tỏa đến Ba Lan...
Viện Nghiên cứu châu Âu.
10. Lương Đình Hải (2018), CMCN 4.0 và KTXH, Con người VN.. Viện
NCCN.
11. Trần Vân Hoa (chủ biên) (2018). CMCN 4.) Vấn đề đặt ra cho phát triển
KTXH và hội nhập quốc tế của Việt Nam. NXB CTQG, HN,
12. Klaus Schwab (2016). CMCN 4.0 (The Fourth Industrial Revolution). Bộ
Ngoại giao dịch và hiệu đính, NXB Thế giới, Hà Nội, 2016. NXB Lao động.
13. Klaus Schwab (2016). Định hình CMCN 4.0 (Shaping 4th IR). Chân dung
người khai sinh ra khái niệm CMCN4.0 NXB Trí thức TRẺ).
14. Đặng Mộng Lân (2018). Cách mạng khoa học - sự thay đổi khn mẫu
(Paradigm). Google.com / dangmonglan...10:03:2019.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
`




15. Lisa Arthur (2016), Maketing Theo Dữ Liệu Lớn, NXB Trẻ. 2018
16. Nguyễn Đình Tuấn, Nguyễn Tử Xiêm (2018). NN Việt Nam và CMCN 4.0
T/c NNJ&PTNN. 8/2018.
17. Rodall Tross (2019). Hướng nghiệp trong thời đại CMCN 4. NXB Lao
Động, 2018
18. Thomas S. Kuhn (1962). Cấu trúc cuộc cách mạng khoa học ("The
Structure of Scientific Revolutions). Google.com /Thomas S. Kuhn /...
/02:2019.

19. Moceij Kranz (21018), Thiết lập IoT (Inernet kết nối vạn vật) trong doanh
nghiệp. NXB Thế Giới.
20. Thomas L. Friedman (2005). Thế giới phẳng (The World Flat - A brief
history of the twenty-First centure). Nxb TRẺ, Tp HCM. 2007.
21. Philip Kotler (2018). Makerting trong thời địa 4.0. NXB Thế Giới, 2019.
22. Ngơ Dỗn Vịnh (2010). Phát triển - Điều kì diệu và bí ẩn, NXB CTQG,
HN, 220 tr.
23. Yoshitaka (2016) FINTRCH 4.0 - Những điển hình thành cơng trong
CMCN 4.0. NXB Lao Động.
24. Vũ Như Vân (2019). Địa lí Việt Nam Paradigm 4.0. Kỉ yếu HNKHĐLTQ
XI, Huế, 2019.
25. VICCI (2014). Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam năm 2014. NXB
THÔNG TẤN, Hà Nội, 2015.
26. WEBSITS: https:// www.chinhphu.org,vn / (i) Những biện pháp thúc đẩy
CMCN 4.0 /(ii) chuyển đổi số và kinh tế số.../ (iii) Bộ trưởng TT&TT Việt
Nam Nnguyễn Mạnh Hùng... /

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN
`




PHỤ LỤC
1. Đánh giá Kế hoạch ‘Made in China 2025’
Elsa B. Kania (2019). Đánh giá Kế hoạch ‘Made in China 2025’. Biên
dịch Trần Quang, T/c Quan hệ quốc tế.

Khi các cuộc đàm phán thương mại tiếp tục mà chưa biết đến bao giờ
mới kết thúc, “kỷ nguyên mới” của quan hệ Mỹ-Trung này có đặc trưng là

những bất đồng về công nghệ và sản xuất nổi bật hơn bao giờ hết. Đặc biệt, kế
hoạch “Made in China 2025” tiếp tục chi phối các tiêu đề báo chí. Kể từ khi ra
mắt vào năm 2015, sáng kiến này đã trở thành chủ đề gây lo ngại căng thẳng và
tranh cãi tái diễn, dẫn đến một mức độ nổi bật khá kỳ lạ đối với một vấn đề khá
khó hiểu về chính sách công nghiệp. “Made in China 2025” là một phần then
chốt trong cấu trúc phức tạp gồm các kế hoạch và chính sách nhằm mục đích
tạo ra “sự phát triển theo định hướng đổi mới”, một chương trình nghị sự nổi
lên như một ưu tiên rõ ràng dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình.
Trong nhiều khía cạnh, việc sáng kiến này ra mắt phản ánh một sự phản
ứng lại năng lực sản xuất yếu kém của Trung Quốc so với các nước dẫn đầu
tồn cầu, đồng thời tìm cách tận dụng cơ hội được công nhận để đạt được
nguồn tăng trưởng mới. Càng ngày, “Made in China 2025” càng trở thành


biểu tượng cho những tham vọng này, gây ra sự quan ngại sâu sắc của Mỹ về
việc Trung Quốc nổi lên như một đầu tàu cơng nghệ kình địch với sự lãnh đạo
của Mỹ. Mục tiêu cốt lõi của việc thúc đẩy “đổi mới bản địa” nhằm cho phép
Trung Quốc “chấn hưng dân tộc” đã rất nhất quán trong các thế hệ lãnh đạo
gần đây của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Về vấn đề này, khía cạnh
cơng nghệ của sự trỗi dậy của Trung Quốc là không thể thiếu trong quỹ đạo
tương lai của nước này như là một cường quốc đang trỗi dậy với những tham
vọng toàn cầu.
Về cốt lõi, “Made in China 2025” nhằm mục đích biến Trung Quốc
thành một “siêu cường sản xuất”. Cụ thể, kế hoạch này nhấn mạnh 10 lĩnh vực
ưu tiên, bao gồm công nghệ thông tin thế hệ mới; các công cụ máy móc và
rơbốt điều khiển số tiên tiến; cơng nghệ hàng không vũ trụ, bao gồm cả động cơ
máy bay lẫn thiết bị hàng không; dược phẩm sinh học và thiết bị y tế hiệu suất
cao. Tại thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, việc nắm bắt những
ngành công nghiệp và công nghệ mới nổi như vậy được coi là phương tiện then
chốt để duy trì và cải thiện tăng trưởng. Chẳng hạn, việc theo đuổi những tiến

bộ trong sản xuất thông minh được cho là mang tính sống cịn để đảm bảo khả
năng cạnh tranh trong tương lai trong bối cảnh diễn ra một cuộc cách mạng
cơng nghiệp mới.
Những mục tiêu này khơng phải chỉ có ở Trung Quốc. “Made in China
2025” được lấy cảm hứng từ một nghiên cứu chặt chẽ về sáng kiến “Công
nghiệp 4.0” của Đức. Về vấn đề này, không phải là trọng tâm của sáng kiến
này, mà là những ý định được phản ánh trong các mục tiêu của nó và việc thực
hiện là đáng quan ngại. Trong một thế giới trong đó cơng nghệ và đổi mới đã
trở nên tồn cầu hóa cao, Trung Quốc đã tìm kiếm “sự tự cung tự cấp” trong
các công nghệ cốt lõi khắp một loạt các ngành công nghiệp ưu tiên. Một cách
ngấm ngầm và thường tương đối rõ ràng, mục tiêu trở thành một siêu cường
sản xuất của Trung Quốc cho thấy tham vọng không chỉ đơn thuần là bắt kịp


các nền kinh tế tiên tiến khác mà còn vượt qua và thay thế họ để đạt được vị trí
thống trị trong các ngành này trên toàn thế giới.
Khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc và Bắc Kinh tìm cách đảm bảo sự
phát triển bền vững hơn trong dài hạn, việc nắm bắt các công nghệ và sự đổi
mới mới nổi này được coi là một nhu cầu quốc gia ở cấp cao nhất. “Made in
China 2025” phải được đặt trong bối cảnh truyền thống có một loạt rộng lớn
các chính sách cơng nghiệp, mà phần lớn trong đó vẫn ít tai tiếng hơn nhưng
tuy thế cũng đáng kể, bao gồm Chương trình phát triển khoa học và cơng nghệ
quốc gia trong trung và dài hạn (2006-2020), trong đó nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc cải thiện các năng lực đổi mới bản địa của Trung Quốc để nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Sự nỗ lực cho đổi mới bản địa này bị ảnh
hưởng bởi những quan ngại mạnh mẽ về những sự nguy hiểm của việc tụt lại
phía sau hoặc vẫn phụ thuộc vào các cơng nghệ nước ngoài, được thấm nhuần
bởi ký ức lịch sử về sự yếu kém và lạc hậu về công nghệ của Trung Quốc trong
quá khứ.
Từ góc độ lịch sử, cách tiếp cận theo định hướng nhà nước với việc thúc

đẩy sự đổi mới này hầu như không gây ngạc nhiên, tiếp tục di sản của chương
trình “Hai quả bom, một vệ tinh” trong thời đại những năm 1960. Tuy nhiên,
Tập Cận Bình rõ ràng đã nâng chương trình nghị sự này lên một tầm cao mới.
Thời điểm hiện tại được coi là một cơ hội lịch sử duy nhất dành cho Trung
Quốc, tại đó có sự hội tụ giữa một cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới
và cuộc chuyển đổi cơng nghiệp với mơ hình phát triển kinh tế đang tiến triển
của chính Trung Quốc. Tất nhiên, điểm cuối dự định và đích đến cuối cùng cho
các kế hoạch này là vào năm 2049, năm mà Trung Quốc dự định thực sự trở
nên “có đẳng cấp thế giới” với tư cách là một siêu cường về khoa học và cơng
nghệ. Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng thường
thẳng thắn thừa nhận một số thiếu sót tiếp tục, như trong các chu kỳ hội nhập,
vẫn tồn tại đến hiện nay, dẫn đến sự phụ thuộc vào việc tiếp cận với “các nguồn
lực đổi mới quốc tế” mà vẫn còn thiếu ở trong nước.


Chiến lược kết nối tất cả các sáng kiến này xuất phát từ một đường lối
chỉ đạo cho sự phát triển “định hướng đổi mới”, liên kết một số sáng kiến có
liên quan với nhau làm nổi bật một loạt các công nghệ đột phá. Chiến lược
đáng chú ý này, do Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và Quốc vụ viện cùng đưa ra,
tuyên bố “sự đổi mới thúc đẩy và định hình số phận của quốc gia”. Chương
trình nghị sự này đã định hình theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016-2020),
một khung thời gian trong đó Trung Quốc rõ ràng đang ngày càng nhấn mạnh
vào việc nắm bắt “các đỉnh cao vượt trội” của sự đổi mới, tìm cách đạt được lợi
thế gia nhập đầu tiên trong một số công nghệ chiến lược nhất định. Thông qua
Kế hoạch đổi mới khoa học và công nghệ quốc gia, Trung Quốc đã đưa ra 15
dự án lớn, ưu tiên một số công nghệ chiến lược nhất định để đạt được những
tiến bộ lớn vào năm 2030, bao gồm từ rôbốt và khoa học về trí não đến một
trạm khơng gian và điện tốn lượng tử và truyền thơng. Ưu tiên cao dành cho
các công nghệ này đã dẫn đến việc đưa hàng tỷ đầu tư vào nghiên cứu và phát
triển dài hạn, bao gồm thông qua việc thành lập các phịng thí nghiệm quốc gia

mới, như cho khoa học thơng tin lượng tử.
Đồng thời, có một sự nhấn mạnh tiếp tục lại vào một số “ngành công
nghiệp chiến lược mới nổi”, bao gồm năng lượng mới, công nghệ sinh học và
cơng nghệ thơng tin thế hệ kế tiếp. Ngồi các sáng kiến quốc gia, một số thành
phố đã thực hiện các biện pháp của riêng họ ở cấp địa phương, cạnh tranh để
thiết lập đặc trưng và lợi thế địa phương của riêng họ, trong đó có kế hoạch của
Tế Nam tạo ra “Thung lũng Lượng tử”. Thông thường, sự tài trợ này kết hợp
chuyên môn và các nguồn lực của các nhà đầu tư theo định hướng của chính
phủ, trong đó có một quỹ hướng dẫn đầu tư mạo hiểm mới được thành lập vào
năm 2016 đang nhắm mục tiêu vào các ngành công nghiệp chiến lược mới nổi,
đã huy động tiền lên đến mức 17,85 tỷ nhân dân tệ (hơn 2,6 tỷ USD).
Báo cáo công tác của Tập Cận Bình tại Đại hội Đảng 19 vào tháng
10/2017 có lẽ đã đưa ra đánh giá có thẩm quyền nhất về tính định hướng của
các kế hoạch và ý định của Trung Quốc. Trong bài phát biểu của mình, Tập
Cận Bình nhấn mạnh:


Chúng ta sẽ làm việc nhanh hơn để xây dựng Trung Quốc trở thành nhà
sản xuất chất lượng và phát triển sản xuất tiên tiến, thúc đẩy hội nhập Internet,
dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI) vào nền kinh tế thực hơn nữa, và thúc đẩy
các lĩnh vực tăng trưởng mới và thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng trung bình-cao
cấp, phát triển theo định hướng đổi mới, nền kinh tế xanh và khí thải thấp, nền
kinh tế chia sẻ, các chuỗi cung ứng hiện đại và dịch vụ vốn nhân lực. Chúng ta
sẽ hỗ trợ các ngành công nghiệp truyền thống tự nâng cấp bản thân và đẩy
nhanh sự phát triển của các ngành dịch vụ hiện đại để nâng chúng lên các tiêu
chuẩn quốc tế. Chúng ta sẽ đưa các ngành công nghiệp Trung Quốc lên đến
tầm trung-cao cấp của chuỗi giá trị toàn cầu và thúc đẩy một số nhóm sản xuất
tiên tiến đẳng cấp thế giới.
Tất nhiên, những ý tưởng và chủ đề này không phải là duy nhất đối với
cá nhân Tập Cận Bình; thay vào đó đã có một sự nhất quán hợp lý trong cách

các nhà lãnh đạo Trung Quốc giải quyết và theo đuổi các mục tiêu này. Chẳng
hạn, Hồ Cẩm Đào trong báo cáo công tác của ông tại Đại hội Đảng lần thứ 18
vào tháng 11/2012 đã nhấn mạnh các mục tiêu tương tự, kêu gọi Trung Quốc
“thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành công nghiệp chiến lược mới
nổi và các ngành sản xuất tiên tiến, [và] tăng tốc quá trình chuyển đổi và nâng
cấp các ngành cơng nghiệp truyền thống”. Tuy nhiên, Tập Cận Bình phê chuẩn
sự đổi mới theo một cách và ở một mức độ cho thấy rằng khái niệm này không
chỉ đơn thuần là một từ thông dụng mà cần được coi là một yếu tố cốt lõi trong
hệ tư tưởng của ông.
Những kế hoạch và mục tiêu này cần được coi trọng như một dấu hiệu có
căn cứ cho thấy những khát vọng và mong muốn của Trung Quốc. Tuy nhiên,
tầm quan trọng của chúng có thể bị nói quá, so với vai trị then chốt của lĩnh
vực cơng nghệ của Trung Quốc trong việc hiện thực hóa chương trình nghị sự
này. Sự thành công của Trung Quốc về các công nghệ đột phá ngày nay có thể
góp phần vào động lực của các công ty công nghệ của Trung Quốc, những cơng
ty tự mình nổi lên như những cơng ty hàng đầu toàn cầu thực sự. Những nhà


×