Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Mâu thuẫn biện chứng với việc tìm hiểu cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.19 KB, 19 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời mở đầu
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO).
Vấn đề quan trọng khi Việt Nam gia nhập WTO là tạo điều kiện thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, xây dựng và hoàn thiện thể chế
kinh tế, giải phóng hơn nữa sức sản xuất của các thành phần, đẩy mạnh tự do
hoá các hoạt động kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Các nhà nghiên cứu và ngay cả doanh nghiệp đã chỉ ra lợi ích lớn nhất của
việc gia nhập WTO là thị trường xuất khẩu cho Việt Nam rộng mở. Hàng hóa
Việt Nam xuất đi nước ngoài sẽ được cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ khác,
không còn vướng nhiều rào cản về thuế, hạn ngạch... như hiện nay nữa. Ngoài
ra, gia nhập WTO sẽ tạo động lực thúc đẩy Việt Nam cải cách mạnh hơn các
luật lệ cho phù hợp với thông lệ chung của quốc tế. Qua đó tạo lập môi trường
kinh doanh bình đẳng và thông thoáng cho mọi thành phần kinh tế.
Điều các doanh nghiệp lo ngại nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO phải xóa
bỏ bảo hộ và họ sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh hơn từ bên ngoài. Nhưng
cạnh tranh sẽ sàng lọc những doanh nghiệp kém hiệu quả, hiện đang là gánh
nặng cho nền kinh tế và buộc các doanh nghiệp khác phải tự hoàn thiện mình để
vươn lên. Đồng thời, nó còn tạo cơ hội cho doanh nghiệp và người tiêu dùng sử
dụng hàng hóa, dịch vụ với giá rẻ, qua đó kích thích nhu cầu tiêu thụ trong nước,
làm cho kinh tế phát triển.
Đánh thuế nhập khẩu cao để bảo hộ cũng là một cách gián tiếp đánh thuế
vào xuất khẩu, làm cho năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam bị
giảm. Hơn nữa, ngay cả chính trong thị tương nội địa, các mặt hàng sản phẩm và
dịch vụ của Việt Nam cũng phải chịu những thách thức cạnh tranh với hàng hoá
nước ngoài ồ ạt tràn vào. Bên cạnh đó còn là một loạt rào cản về các chính sách,
cam kết và các lộ trình thực hiện khắt khe hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, con đường tham gia vào sân chơi chung toàn cầu là tất yếu khách
quan , không thể không bước tới. Việc chỉ rõ những cơ hội và thách thức, đồng
thời xem xét chúng trong mối mâu thuẫn biện chứng để thấy được sự thống nhất


và đấu tranh giữa hai mặt đối lập, không những giúp sinh viên có cái nhìn sâu
sắc hơn mà còn thể hiện sự quan tâm của mình đối với những bước phát triển
của đất nước.
Do đó em xin chọn đề tài “ Mâu thuẫn biện chứng với việc tìm hiểu cơ hội
và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO”.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chương I: Tiền đề lý luận
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
( Quy luật mâu thuẫn )
I- Một số khái niệm:
1. Mặt đối lập:
Tất cả các sự vật , hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái
ngược nhau. Những mặt trái ngược nhau đó được phép biện chứng duy vật gọi
là mặt đối lập.
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, thuộc tính, tính quy định có
khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. Sự tồn tại những mặt đối lập này là
khách quan và phổ biến trong tất cả các sự vật.
2. Mâu thuẫn biện chứng :
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu
thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại khách quan và phổ biến trong
tự nhiên , xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu
thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức.

3. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:
- Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời
nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia
làm tiền đề.
- Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ
và phủ định lẫn nhau. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong
phú đa dạng, tuỳ thuộc vào tính chất, vào mối quan hệ qua lại giữa những mặt

đối lập và tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng.
II- Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển:
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác
nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng
bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Trong đó, sự
thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu
tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh giữa các mặt đối
lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho
mâu thuẫn phát triển. Lúc đâu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn
bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau ngày càng phát
triển và đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện,
chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống
nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới, sự vật cũ mất đi sự vật mới ra
đời thay thế.
Tuy nhiên, nếu không có thống nhất giữa các mặt đối lập thì cũng không có
đấu tranh giữa chúng. Thông nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể
tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ
cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do đó, mâu
thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.

III- Phân loại mâu thuẫn :
- Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân biệt các
mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và bên ngoài.
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, khuynh hướng đối
lập của cùng một sự vật.
Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong
mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác.
Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận

động và phát triển của sự vật. Tuy nhiên, mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên
ngoài không ngừng tác động qua lại lẫn nhau.
- Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu
thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự
phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại
các sự vật. Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi căn bản về
chất.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện
nào dó của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nẩy
sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất.
- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật
trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ
yếu và thứ yếu.
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển
nhất định của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó.
Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn
phát triển nào đó của sự vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu
thuẫn chủ yếu chi phối.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Cn c vo tớnh cht ca cỏc quan h li ớch, ngi ta chia mõu thun thnh
mõu thun i khỏng v khụng i khỏng.
Mõu thun i khỏng l mõu thun gia nhng giai cp, nhng tp on
ngi cú li ớch c bn i lp nhau.
Mõu thun khụng i khỏng l mõu thun gia nhng lc lng xó hi cú li
ớch c bn thng nht vi nhau, ch i lp v nhng li ớch khụng c bn, cc
b, tm thi.
Mi s vt u cha ng nhng mt cú khuynh hng bin i ngc chiu
nhau gi l nhng mt i lp. Mi liờn h ca hai mt i lp to nờn mõu
thun. Cỏc mt i lp va thng nht vi nhau v chuyn hoỏ ln nhau lm

mõu thun c gii quyt, s vt bin i v phỏt trin, cỏi mi ra i thay th
cỏi c.
IV- ý ngha phng phỏp lun:
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (hay quy luật mâu thuẫn)
là quy luật cơ bản nhất của phép biện chứng. Đó là hạt nhân của phép biện chứng,
vì vậy việc nghiên cứu quy luật này có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc nhận thức
và trong hoạt động của con ngời.
Do mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động và biến đổi nên muốn nhận thức
đợc bản chất của sự vật, trớc hết phải nhận thức đợc mâu thuẫn của nó.
Quá trình nhạn thức mâu thuẫn cũng là quá trình phân tích mâu thuẫn. Phân
tích mâu thuẫn là xác định rõ loại của mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu
thuẫn để từ đó tìm ra phơng pháp giải quyết thích hợp. Chỉ khi phân tích rõ đợc
mâu thuẫn mới có thể định ra đờng lối chiến lợc hoặc sách lợc đúng đắn. Nhận
định không đúng về mâu thuẫn sẽ dẫn đến những quyết sách sai lầm.
Mâu thuẫn là khách quan, điều kiện cụ thể để giải quyết mâu thuẫn cũng là
khách quan. Vì vậy, việc giải quyết mâu thuẫn phải tuỳ thuộc vào những điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể, phải tránh t tởng nôn nóng, áp đặt khi giải quyết mâu
thuẫn. Chỉ khi nào có đủ các điều kiện chín muồi, mâu thuẫn mới có thể đợc giải
quyết.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chương II: Cơ hội và thách thức của Việt Nam
khi gia nhập WTO
I) Vài nét về WTO:
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
ra đời ngày 1/1/1995. Tiền thân của WTO là Hiệp định chung về Thương mại và
Thuế quan (GATT), thành lập 1947. Trong gần 50 năm hoạt động, GATT là
công cụ chính của các nước công nghiệp phát triển nhằm điều tiết thương mại
hàng hóa của thế giới…
WTO là kết quả của Vòng đàm phán Uruguay kéo dài 8 năm (1987 – 1994),
để tiếp tục thể chế hóa và thiết lập trật tự mới trong hệ thống thương mại đa

phương của thế giới cho phù hợp với nhứng thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra
trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các quốc gia. Về cơ bản, WTO là sự kế
thừa và phát triển của GATT. Sự ra đời của WTO giúp tạo ra cơ chế pháp lý
điều chỉnh thương mại thế giới trong các lĩnh vực mới là dịch vụ, đầu tư và sở
hữu trí tuệ, đồng thời đưa vào khuôn khổ thương mại đa phương hai lĩnh vực dệt
may và nông nghiệp.
1. Chức năng chính của WTO:
Là diễn đàn thương lượng về mậu dịch theo hướng tự do hoá thương mại
thông qua việc loại bỏ các rào cản trong thương mại; Đưa ra các nguyên tắc và
cơ sở pháp lý cho thương mại quốc tế do các nước thành viên thương lượng và
ký kết với mục đích đảm bảo thuận lợi hóa thương mại giữa các thành viên
WTO; Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên; Giám sát việc thực
hiện các Hiệp định trong khuôn khổ WTO.
2. Các nguyên tắc chính của WTO:
- Không phân biệt đối xử
- Thúc đẩy thương mại tự do hơn (thông qua thương lượng loại bỏ các hàng rào
cản thuế quan và phi thuế quan);
- Đảm bảo tính ổn định/tiên đoán được bằng các cam kết minh bạch hoá
- Thúc đẩy cạnh tranh công bằng
- Khuyến khích cải cách và phát triển kinh tế:

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
II) Mâu thuẫn trong cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập
WTO:
1. Nhìn nhận khái quát:
Việc Việt Nam gia nhập WTO là một hiện tượng, một vấn đề thống nhất tồn
tại bên trong những mâu thuẫn biện chứng.
Gia nhập WTO đem lại cả cơ hội lẫn thách thức, đòi hỏi Việt Nam phải sớm
triển khai những bước chuẩn bị cần thiết để đảm bảo tối ưu hoá những thuận lợi
và giảm thiểu những nguy cơ của việc tham gia vào một nền kinh tế thế giới

ngày càng được tự do hoá nhiều hơn.
- Gia nhập WTO sẽ mang đến cho Việt Nam những nguồn lực mới và cơ hội
mới để mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá các mối kinh tế-thương mại,
tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài... giúp Việt Nam tham gia vào việc xây
dựng một hệ thống thương mại đa biên bình đẳng, không phân biệt đối xử và
cùng có lợi. Tạo môi trường thông thoáng minh bạch, tuân thủ các nguyên tắc
quốc tế.
Nhưng liệu việc mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc mở cửa cho các
doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt tràn vào ồ ạt mang lại cơ hội thực sự hay không?
Bởi mở cửa thị trường đồng nghĩa với sự cạnh tranh gay gắt ở cả thị trường
trong nước và thị trường ngoài nước. Những người sản xuất hàng hóa và cung
cấp dịch vụ của nước ta kể cả trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp đều
phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt với hàng hóa và dịch vụ của các thành viên
WTO không chỉ ở thị trường thế giới mà ở cả thị trường trong nước. Khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta hiện nay nói chung và của từng doanh
nghiệp nói riêng còn nhiều yếu kém. Những yếu tố chủ yếu quyết định năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp như: năng suất lao động, hiệu quả sản xuất,
kinh doanh, trình độ khoa học công nghệ, năng lực quản lý, tổ chức thị trường
và tiếp thị v.v... còn hạn chế.
Lợi thế cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa
trên nguồn lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên sẵn có, song những lợi thế này
đang có xu hướng giảm nhanh. Vì vậy, sự đương đầu với các doanh nghiệp lớn
của các thành viên WTO phát triển có sức cạnh tranh mạnh là thách thức lớn
nhất với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó quy mô doanh nghiệp của
nước ta nhỏ bé, công nghệ phần lớn còn lạc hậu so với trình độ trung bình của
thế giới, năng suất lao động thấp, sản phẩm làm ra có giá thành cao; nhất là thiếu
những sản phẩm mang tính độc đáo, hoặc tính duy nhất trên thị trường...
- Việt nam sẽ có cơ hội thực sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, được hưởng
đối xử bình đẳng và các ưu đãi thương mại cho một nước đang phát triển ở trình
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

độ thấp. Cơ hội xuất khẩu bình đẳng sẽ kéo theo những ảnh hưởng tích cực tới
các ngành kinh tế trong nước, mở rộng sản xuất và tạo ra nhiều việc làm.
Tuy vậy, khi gia nhập WTO, tập đoàn các doanh nghiệp Việt Nam cũng như
từng doanh nghiệp riêng lẻ phải đối mặt với chính sách tự do hóa thương mại
đang có xu hướng phát triển mạnh trên thế giới. Tổ chức WTO chỉ cho phép các
thành viên bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan với mức bình quân ngày
càng giảm, thấp hơn nhiều so với mức chúng ta đang thực hiện. Kinh nghiệm
của 12 thành viên mới gia nhập WTO cho thấy họ phải cam kết đối với 100% số
dòng thuế công nghiệp với mức thuế trung bình thấp từ 0-5% và không áp dụng
các biện pháp phụ thu đối với hàng nhập khẩu. Các thành viên gia nhập WTO
sau thường phải cam kết thuế suất ở mức thấp hơn các thành viên gia nhập
trước.
Như vậy, khả năng bảo hộ của Nhà nước để các doanh nghiệp Việt Nam đủ
sức đối phó hiệu quả với sức ép cạnh tranh sẽ rất hạn chế và ngày càng bị thu
hẹp. Ðiều đó cho thấy các doanh nghiệp của nước ta buộc phải chấp nhận một
cuộc chơi không cân sức và phải nỗ lực cao nhất để không chỉ không bị biến
thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của các thành viên WTO, mà còn phải cung
cấp ngày càng nhiều hàng hóa, dịch vụ của mình cho thế giới, chỉ có như vậy
chúng ta mới có thể thắng cuộc trong cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra , gia nhập WTO ngoài việc giảm tỷ lệ thuế đáng kể, chúng ta phải
dỡ bỏ các hàng rào phi thuế như: hạn ngạch giấy phép, thủ tục hải quan, trợ cấp
v.v... trong một thời gian nhất định. Thực hiện giảm tỷ lệ thuế, dỡ bỏ hàng rào
phi thuế, bỏ phụ thu nhập khẩu, làm cho một số loại sản phẩm công nghiệp và
nông nghiệp như thép, giấy, hóa chất, phân bón, sợi dệt, một số loại sản phẩm cơ
khí và sản phẩm nông sản... sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt nhất từ phía hàng
nhập khẩu.
- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và đàm phán gia nhập WTO nói
riêng đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực theo
hướng tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị
nông nghiệp trong cơ cấu tổng thu nhập quốc dân. Cơ cấu kinh tế ngành và vùng

đã có sự chuyển biến theo định hướng về lợi thế năng lực cạnh tranh khu vực và
quốc tế, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp và khu
chế xuất tập trung để hạ thấp giá thành và tạo điều kiện áp dụng khoa học công
nghệ hiện đại hơn trong sản xuất và đầu tư.
- Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị
trường, cải cách hành chính và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Nhiều kết quả

×