Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía bắc trong đời sống lý luận phê bình văn học việt nam hiện đại từ 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 109 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MÃ THỊ TUYẾT TRINH

VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
TRONG ĐỜI SỐNG LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TỪ 1986 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

THÁI NGUN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MÃ THỊ TUYẾT TRINH

VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
TRONG ĐỜI SỐNG LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TỪ 1986 ĐẾN NAY
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Ngọc Anh

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một
cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này
chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Người cam đoan
Mã Thị Tuyết Trinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN

Luận văn là một phần kết quả nghiên cứu của dự án “Những vấn đề cấp bách
về bảo tồn và phát huy các giá trị văn học cổ truyền dân tộc thiểu số Việt Nam trong

bối cảnh hội nhập và phát triển” (Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ quản, Viện NCKH
và NVMN là cơ quan chủ trì, TS Trần Thị Ngọc Anh chủ nhiệm), mã số
CTDT.30.17/16-20.
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị
Ngọc Anh - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi về tri thức, phương pháp và kinh
nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, q thầy cơ khoa Ngữ văn, Phịng Đào
tạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Tơi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới người thân, đồng nghiệp, bạn
bè đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành tốt khóa
học này.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn
Mã Thị Tuyết Trinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 5

5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6
6. Đóng góp của đề tài .................................................................................................. 7
7. Cấu trúc đề tài ........................................................................................................... 8
NỘI DUNG .................................................................................................................. 9
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ................................................. 9
1.1. Những vấn đề lý luận chung về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại ....... 9
1.1.1. Khái niệm văn học dân tộc thiểu số .................................................................... 9
1.1.2. Khái quát về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại................................ 10
1.2.3. Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong dịng chảy của văn học
dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại .................................................................. 14
1.2. Lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại ....................... 18
1.2.1. Khái niệm lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số .................................. 18
1.2.2. Lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại khu vực
miền núi phía Bắc từ năm 1986 đến nay ......................................................... 19
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 24
Chương 2: MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN
TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC TỪ 1986 ĐẾN NAY ............................ 25
2.1. Văn học DTTS miền núi phía Bắc - Những nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa ..... 26
2.1.1. Nghiên cứu khai thác bản sắc văn hóa thơng qua phong tục, tập quán đặc sắc ....... 30
2.1.2. Nghiên cứu khai thác các giá trị văn học cổ truyền qua các làn điệu, câu ca... 36
2.1.3. Nghiên cứu khai thác các giá trị biểu tượng văn hóa truyền thống .................. 39
2.2. Văn học DTTS miền núi phía Bắc - Những nghiên cứu dưới góc độ bản thể
nghệ thuật ......................................................................................................... 41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




2.2.1. Nghiên cứu khai thác các giá trị nội dung ........................................................ 43
2.2.2. Nghiên cứu khai thác các giá trị hình thức nghệ thuật ..................................... 47

2.3. Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc - những nghiên nhìn từ góc độ
tổng thuật ......................................................................................................... 55
2.3.1. Tổng kết các giá trị đặc sắc thông qua nội dung và nghệ thuật của văn học
DTTS miền núi phía Bắc ................................................................................. 56
2.3.2. Phục dựng lại quá trình phát triển, tổng kết những thành tựu của văn học
DTTS miền núi phía Bắc ................................................................................. 60
2.3.3. Khái quát chặng đường phát triển của văn học thông qua các thể loại tiêu
biểu của một số địa phương miền núi phía Bắc ............................................... 63
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 68
Chương 3: KHẢ NĂNG VÀ THÁCH THỨC CỦA LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VỀ
VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN ................................................................... 69
3.1. Khả năng .............................................................................................................. 70
3.1.1. Thời kỳ đổi mới đất nước tạo ra những thời cơ thuận lợi cho nghiên cứu, lý
luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc ........................................ 70
3.1.2. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ................................................................ 74
3.1.3. Nhu cầu thưởng thức văn học nghệ thuật DTTS của đồng bào miền núi phía
Bắc tăng cao thúc đẩy lý luận, phê bình phát triển .......................................... 79
3.2. Thách thức ........................................................................................................... 82
3.2.1. Những mặt trái của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới tác động
đến nghiên cứu, lý luận về văn học DTTS miền núi phía Bắc ........................ 82
3.2.2. Sự phát triển mất cân đối giữa các hướng nghiên cứu, lý luận phê bình về
văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc .................................................... 83
3.3. Một số kiến nghị phát triển nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS
miền núi phía Bắc trong bối cảnh hội nhập và phát triển ................................ 90
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 95
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 99
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển đang là xu thế diễn ra trên toàn cầu
hiện nay, mỗi dân tộc, quốc gia đều cần đẩy mạnh lưu giữ và phát huy các nét đẹp văn
hóa truyền thống của dân tộc mình. Trong đó, Việt Nam cũng khơng nằm ngồi vịng
xốy của thời kì mở cửa hội nhập và phát triển. Một trong những vấn đề được quan
tâm hàng hiện nay là đẩy mạnh phát triển và lưu giữ những nét đẹp văn hóa, những
thành tựu của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam. Bởi lẽ, văn học là một bộ phận quan
trọng trong đời sống đồng của các bào các dân tộc thiểu số miền núi, thông qua văn
học những tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của người dân tộc thiểu số được thể hiện
một cách tự nhiên và đủ đầy nhất. Đồng thời, những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc
sắc mang đậm bản sắc văn hóa tộc người cũng được lưu giữ một cách trọn vẹn thông
qua lăng kính của văn học dân tộc thiểu số. Sự phát triển mạnh mẽ của bộ phận văn
học dân tộc thiểu số tạo tiền đề và cơ sở cho hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình về
văn học dân tộc thiểu số (DTTS) miền núi phía Bắc ra đời và phát triển, tạo nên một
bức tranh nghiên cứu đa dạng và phong phú về văn học DTTS.
1.2. Từ năm 1986, văn học dân tộc thiểu số miền núi là đề tài thu hút nhiều sự
quan tâm chú ý của giới nghiên cứu. Song hành với đó, nghiên cứu, lý luận phê bình
về văn học dân tộc thiểu số ngày càng khẳng định vai trị và vị trí của mình. Đặc biệt,
nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc cũng tạo
được dấu ấn riêng trong đời sống lý luận, phê bình văn học nước nhà. Với sự xuất hiện
của nhiều khuynh hướng nghiên cứu, phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc.
Cùng với đó, những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về văn hóa,
văn học dân tộc thiểu số là bước đệm quan trọng giúp các nhà văn, nhà thơ, các nhà
nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc có điều
kiện thuận lợi hơn trong việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình theo
nhiều khuynh hướng nghiên cứu khác nhau.

1.3. Hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình văn học dân tộc thiếu số khu vực
miền núi phía Bắc được đặt nền móng từ chính các nhà văn, nhà thơ khi họ vừa sáng
tác, vừa viết nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học. Tiếp đó là các bài nghiên cứu, phê
bình dần xuất hiện trên báo chí. Kể từ đó các cơng trình nghiên cứu chun sâu về văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




học dân tộc thiểu số khu vực miền Bắc ngày càng nở rộ và mang tính chuyên nghiệp
hơn. Đội ngũ viết nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số khu vực
miền núi phía Bắc ngày càng tăng lên và cho ra đời những tác phẩm lý luận phê bình
có cơ sở khoa học cao. Có thể kể đến một vài nhà nghiên cứu như: Lâm Tiến, Nơng
Quốc Chấn, Lị Ngân Sủn, Hồng An, Mã A Lềnh, Ma Trường Nguyên, Trần Thị Việt
Trung, Hà Anh Tuấn, Đỗ Thị Thu Huyền, Nguyễn Đức Hạnh, Đào Thủy Nguyên...với
những cơng trình phê bình, lý luận được nghiên cứu theo nhiều khuynh hướng khác
nhau là minh chứng cho sự phát triển của hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình về
văn học DTTS miền núi phía Bắc từ năm 1986 đến nay.
1.4. Lựa chọn đề tài Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong đời sống
lý luận phê bình văn học Việt Nam hiện đại từ 1986 đến nay là việc làm thiết thực và
có nhiều ý nghĩa. Việc tìm hiểu và phân nhóm các cơng trình lý luận theo từng khuynh
hướng nhằm khái quát lại diện mạo mảng nghiên cứu, lí luận phê bình của nền văn học
này, giúp người đọc có cái nhìn tồn diện về bức tranh nghiên cứu, lý luận phê bình về
văn học DTTS miền núi phía Bắc. Đồng thời góp phần định hướng và thúc đẩy hoạt
động sáng tạo văn học dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc phát triển mạnh mẽ
và đúng hướng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ năm 1986 trở lại đây, văn học DTTS miền núi phía Bắc thực sự là một mảng
đề tài hấp dẫn và thu hút được sự quan tâm và chú ý của giới chuyên môn. Là đối tượng
đặc biệt của nghiên cứu, lý luận phê bình. Nghiên cứu lý luận về văn học dân tộc thiểu

số bước đầu có sự quan tâm và chú ý từ những bài viết được đăng tải trên các trang báo,
tạp chí chuyên ngành. Các cơng trình nghiên cứu về văn học DTTS dần xuất hiện như
một sự minh chứng sâu sắc cho sự phát triển của bộ phận văn học DTTS miền núi phía
Bắc.
Nghiên cứu, lý luận phê bình văn học DTTS miền núi phía Bắc có sự khởi sắc
mạnh mẽ và để lại dấu ấn sâu sắc từ các cơng trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu
chuyên sâu tổng thuật lại các chặng đường và quá trình phát triển của văn học DTTS
như: Nhà nghiên cứu, phê bình Lâm Tiến với các cơng trình nghiên cứu Văn học dân
tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại (1995), Về một mảng văn học dân tộc (1999),
Văn học và miền núi (2002), Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số miền núi (2011). Các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




cơng trình nghiên cứu của Lâm Tiến vừa mang tính khái quát, tổng thể vừa mang tính
cụ thể khi khái quát, đánh giá và nghiên cứu phê bình về từng tác giả cụ thể, qua từng
giai đoạn phát triển của văn học hay các thể loại có thành cơng nổi bật của bộ phận văn
học dân tộc thiểu số Việt Nam. Lâm Tiến với bốn cuốn nghiên cứu, lý luận phê bình
giúp người đọc hình dung ra khá rõ nét diện mạo và sự vận động phát triển của văn học
DTTS qua tình hình phát triển đội ngũ sáng tác, chất lượng các tác phẩm sáng tạo văn
học hay những điểm còn hạn chế. Tất cả đều được thể hiện khá đầy đủ trong nghiên
cứu của Lâm Tiến. Ngoài ra, nghiên cứu lý luận phê bình văn học DTTS mang tính
tổng thuật cao cịn được nghiên cứu và đánh giá, bình thẩm sân sắc trong nghiên cứu
của PGS.TS Trần Thị Việt Trung với các cơng trình Nghiên cứu, lí luận phê bình văn
học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại - Diện mạo và đặc điểm (2013), Lý luận
phê bình về văn học dân tộc thiểu số (2016). Để khẳng định những thành tựu đặc sắc
và những mặt cịn thiếu sót, tồn đọng của bộ phận văn học DTTS Việt Nam, PGS.TS
Trần Thị Việt Trung trong nghiên cứu trên đã phá thảo rõ nét và sâu sắc về các chặng
đường phát triển của văn học DTTS nói chung, đồng thời nghiên cứu, phê bình về

những mặt thành công của các thể loại văn học phát triển mạnh như: Thơ ca, văn xi
DTTS. Bên cạnh đó, trong Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Thanh Tuyền cũng đặc
biệt quan tâm nghiên cứu về văn học DTTS với công trình Lý luận, phê bình văn học
dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (2012). Ngoài ra, nghiên cứu, lý luận phê bình về
văn học DTTS miền núi phía Bắc dưới góc nhìn tổng thuật cịn xuất hiện khá nhiều
dưới dạng Luận văn thạc sĩ, luận án Tiến sĩ thuộc các trường Đại học trong cả nước
như: Cao Thị Thu Hồi (2015), Nửa thế kỉ phát triển văn xi các dân tộc thiểu số
miền núi phía Bắc Việt Nam (khoảng từ 1960 đến nay), Luận án Tiến sĩ, Đại học Thái
Nguyên, Phạm Thị Thương (2015), Văn học Lào Cai từ năm 1986 đến nay, Trần Thị
Lệ Thanh (2013), Văn học Tuyên Quang từ thời kì đổi mới (1986 - 2006) tác phẩm và
dư luận, Hoàng Kim Dung (2009), Văn học Bắc Kạn từ 1945 đến nay, Nguyễn Thị
Kiều Giang (2017), Truyện ngắn Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI (2000 - 2015), Hà Thị
Bích Ngọc (2016), Văn xi n Bái từ 1986 đến nay... Các cơng trình nghiên cứu về
văn học DTTS miền núi phía Bắc nêu trêu đều mang tính chất khát quát và tổng thuật
cao. Ẩn chứa trong mỗi cơng trình nghiên cứu là diện mạo phát triển của văn học DTTS
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




qua từng chặng đường cũng như những nét đặc sắc trong văn chương DTTS thông qua
các vùng miền và tỉnh thành thuộc khu vực miền núi phía Bắc.
Bên cạnh đó, nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc
cịn là sự ghi nhận những cơng trình nghiên cứu tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc
nhìn văn hóa. Từ năm 1986 trở lại đây, nghiên cứu phê bình về văn học DTTS miền
núi phía Bắc đã cơng bố khá nhiều những cơng trình khai thác các giá trị văn chương
qua lăng kính của văn hóa. Có thể kể tên một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Nguyễn Kiến Thọ (2012), Thơ ca dân tộc H’Mông - từ truyền thống đến hiện đại,
Luận án Tiến sĩ, Đại học Thái Nguyên, Hà Anh Tuấn (2015): Ảnh hưởng của văn học
dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày hiện đại, Luận án Tiến sĩ, Đại học Thái Ngun,

Nguyễn Thị Thu Huyền (2009) với cơng trình Bản sắc Tày trong thơ Y Phương và
Dương Thuấn; Lê Thị Hồng Trang (2016), Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh;
Bàn Thị Quỳnh Giao (2010), Bản sắc văn hóa Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn; Phạm
Thế Thành (2005), Bản sắc Tày trong thơ Nông Quốc Chấn; La Thúy Vân (2011)
Bản sắc văn hóa dân tộc trong những sáng tác của Cao Duy Sơn… Nguyễn Thị
Huyền Anh (2018), Bản sắc dân tộc trong thơ Ma Trường Nguyên; Hoàng Thị Vi
(2009), Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân; Tăng Thanh Phương (2018) Biểu
tượng văn hóa trong thơ ca Mơng Hà Giang... Các cơng trình nghiên cứu về văn học
DTTS miền núi phía Bắc dưới góc nhìn văn hóa tập trung khai thác các giá trị thuộc
bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện qua những phong tục, tập quán đặc sắc của đồng bào
DTTS miền núi phía Bắc. Ngồi ra, những cơng trình trên cịn góp phần tạo dựng bức
tranh nghiên cứu về văn học DTTS miền núi phía Bắc đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy
nhiên, những cơng trình nêu trên chỉ tập trung vào nghiên cứu và khám phá những nét
đặc sắc về văn hóa truyền thống có trong tác phẩm văn học.
Ngoài sự xuất hiện và ghi nhận thành cơng của một số cơng trình nghiên cứu về
văn học DTTS miền núi phía Bắc từ góc nhìn tổng thuật đến những cơng trình nghiên
cứu dưới góc nhìn văn hóa. Nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi
phía Bắc cịn có sự xuất hiện của một số cơng trình nghiên cứu từ góc độ bản thể nghệ
thuật như: khai thác các giá trị của văn học DTTS qua nội dung và hình thức nghệ thuật
đặc sắc, hoặc những cơng trình nghiên cứu dưới góc độ thi pháp tiêu biểu như: Nguyễn
Kiến Thọ (2008), Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại (Từ 1945
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




đến nay), Trương Hoàng Anh (2017), Truyện ngắn Mã A Lềnh; Bùi Thị Thanh Huyền
(2017), Truyện Ngắn Bùi Thị Như Lan; Phạm Thị Cẩm Anh (2017), Thơ Lò Ngân Sủn;
Vũ Ngọc Kim (2013), Đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên; Thiều Thị Phương
Nga (2011), Đặc điểm tiểu thuyết Vi Hồng; Đinh Minh Hảo (2009), Đặc điểm truyện

ngắn Cao Duy Sơn. Những cơng trình trên đều tập trung khai thác các giá trị của văn
học thơng qua nội dung và hình thức nghệ thuật.
Có thể thấy, nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc
là một bức tranh đa sắc màu với nhiều hướng tiếp cận, nghiên cứu khác nhau. Với sự
đa dạng của những công trình nghiên cứu trên, chúng tơi nhận thấy hiện nay vẫn chưa
có một cơng trình nào bước đầu tổng có hệ thống về bức tranh nghiên cứu, lý luận phê
bình văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc từ năm 1986 đến nay theo từng khuynh
hướng với sự phát triển vốn có của nó. Tuy nhiên, những cơng trình kể trên đều là
những nguồn tư liệu vơ cùng q giá, là những cơng trình gợi dẫn cho chúng tôi lựa
chọn Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong đời sống lý luận văn học Việt
Nam hiện đại từ 1986 đến nay làm đề tài luận văn của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là tìm hiểu và hệ thống hóa bức tranh nghiên
cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc từ năm 1986 đến nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài những bài báo khoa học, luận văn Thạc
sĩ, luận án Tiến sĩ, sách chun khảo, những cơng trình nghiên cứu chun biệt về
văn học dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc. Các cơng trình nghiên cứu, lý
luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc được lưu giữ trong các thư viện
của các trường Đại học: Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Hà Nội 1,
Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, thư viện văn học, thư viện Quốc gia, Trung
tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên. Ngoài ra, trong quá trình triển khai các vấn đề
của đề tài, chúng tơi cịn sử dụng những Nghị quyết, Quyết định, quan điểm chỉ đạo
của Đảng và Nhà nước về vấn đề văn học DTTS thông qua các trang web: Thư viện
pháp luật, văn hóa học, Đảng cộng sản...
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





4.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía bắc trong đời sống lý
luận văn học Việt Nam từ 1986 đến nay nhằm tìm hiểu, phác thảo diện mạo của bức
tranh tình hình nghiên cứu lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc theo
những khuynh hướng khác nhau. Nghiên cứu, phê bình về văn học DTTS miền núi
phía Bắc theo từng khuynh hướng góp phần định hướng và thúc đẩy hoạt động nghiên
cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc phát triển đúng hướng và
cân đối. Đồng thời định hướng cho sự phát triển của văn học DTTS miền núi phía Bắc
trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn những vấn đề có liên quan đến đề tài.
- Đánh giá, phân chia các khuynh hướng nghiên cứu, lý luận về văn học DTTS
miền núi phía Bắc nhằm khái quát đầy đủ nhất về diện mạo và bức tranh của nghiên
cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc. Đồng thời, đặt ra những
thời cơ và thách thức của vấn đề nghiên cứu, lý luận về văn học DTTS trong bối cảnh
hội nhập hiện nay cũng như đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy
các giá trị văn học DTTS miền núi phía Bắc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này giúp chúng tơi phân loại
và lực chọn chính xác đối tượng nghiên cứu. Phân loại các khuynh hướng nghiên cứu
chính của lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc. Đồng thời, trong q
trình tìm hiểu triển khai và giải quyết vấn đề phương pháp này giúp chúng tơi cụ thể
hóa các khía cạnh của vấn đề.
- Phương pháp tổng hợp: Với phương pháp tổng hợp, chúng tơi sẽ có cái nhìn
bao qt hơn về vấn đề mình nghiên cứu. Sử dụng phương pháp tổng hợp giúp chúng
tơi bao qt bức tranh nghiên cứu phê bình về văn học dân tộc thiểu số khu vực miền
núi phía Bắc một cách đầy đủ và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, giúp chúng tơi tóm tắt

được vấn đề chính trong các phần và các chương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Phương pháp phân tích: Với phương pháp này, giúp chúng tơi đi sâu vào tìm
hiểu, phân tích và khám phá nền văn học dân tộc thiểu số trong đời sống của lý luận
phê bình một cách sâu sắc và khá đầy đủ làm nổi bật lên những giá trị to lớn về nghiên
cứu lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và văn học dân
tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc nói riêng.
- Phương pháp so sánh: Trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu và khái quát các
vấn đề. Chúng tơi có sử dụng phương pháp so sánh đề so sánh văn học thiểu số của
riêng khu vực miền núi phía Bắc trong đời sống lý luận phê bình với việc nghiên cứu,
lý luận phê bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung.
- Phương pháp liên ngành: Trong q trình thực hiện đề tài này chúng tơi có vận
dụng, sử dụng một vài kiến thức của các ngành khác như văn hóa học, xã hội học, ngơn
ngữ học... Giúp chúng tơi có cái nhìn bao qt hơn, tìm hiểu được đúng, đủ và sâu sắc,
tồn diện vấn đề đang được nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: Phương pháp này giúp chúng tôi nắm
vững lý thuyết về thi pháp học, tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách dễ dàng và
đúng hướng.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Trong quá trình khảo sát và hệ thống hóa
chúng tơi có sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết như kim chỉ nam cho các vấn
đề sẽ được triển khai trong nội dung chương 2 và 3.
6. Đóng góp của đề tài
- Luận văn Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong đời sống lý luận phê
bình văn học Việt Nam hiện đại từ 1986 đến nay là cơng trình đầu tiên hệ thống hóa
một cách tồn diện và có hệ thống về bức tranh nghiên cứu, lý luận phê bình về văn
học DTTS miền núi phía Bắc trên tất cả các phương diện. Với mục tiêu nghiên cứu và

phục dựng lại diện mạo nghiên cứu chung của lý luận phê bình về văn học DTTS miền
núi phía Bắc. Qua đó, chỉ ra được vị trí cũng như tầm quan trọng của bộ phận nghiên
cứu, lý luận phê bình trong việc tìm hiểu và khám phá các giá trị của văn học DTTS.
- Trên cơ sở phác họa và tái hiện lại bức tranh nghiên cứu, lý luận phê bình về
văn học DTTS miền núi phía Bắc được phân chia theo các khuynh hướng. Luận văn
chỉ ra sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu về văn học DTTS trong bối cảnh đầy thách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




thức hiện nay. Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị đặc
sắc của văn học nghệ thuật DTTS miền núi phía Bắc.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm ba chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung.
Chương 2: Một số khuynh hướng nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số miền núi
phía Bắc từ 1986 đến nay.
Chương 3: Khả năng và thách thức của lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu
số khu vực miền núi phía Bắc trong bối cảnh hội nhập và phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Những vấn đề lý luận chung về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
1.1.1. Khái niệm văn học dân tộc thiểu số
Theo sự quan sát của chúng tôi, trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây, văn học
DTTS là từ khóa được tìm kiếm của đơng đảo giới nghiên cứu. Thực tiễn cho thấy, văn
học dân tộc thiểu số có những bước phát triển đột phá và tạo ra được những dấu ấn đặc
biệt trong dòng chảy văn học nước nhà. Hơn nửa thế kỷ qua, bộ phận văn học DTTS
đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ và đạt được những thành công đáng ghi
nhận. Bộ phận văn học dân tộc thiểu số đang dần phát triển mạnh và hoàn thiện hơn
nữa để đủ lớn mạnh, đủ sức để hòa vào dòng chảy chung của nền văn học Việt Nam
hiện đại qua đó từng bước khẳng định được vị trí quan trọng và xứng đáng của mình
trong sự phát triển chung của nền văn học nước nhà. Chính sự thành cơng của văn học
DTTS đã tạo điều kiện thuận lợi và trở thành đối tượng nghiên cứu của lý luận phê
bình về văn học dân tộc thiểu số. Hiện nay, xuất hiện một vài định nghĩa về văn học
dân tộc thiểu số. Trong đó, Cao Thị Thu Hoài cho rằng: “Văn học dân tộc thiểu số Việt
Nam bao gồm những sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số viết về miền núi và đời
sống của nhân dân các dân tộc ít người trên khắp các vùng miền của đất nước” [22;
tr.1]. PGS.TS Trần Thị Việt Trung trong cơng trình Nghiên cứu, phê bình về văn học
dân tộc thiểu số thiểu số cho rằng: “Văn học các DTTS thời kì hiện đại là một bộ phận
khăng khít cấu thành của nền văn học Việt Nam. Trong đời sống văn học nước nhà,
bên cạnh đội ngũ sáng tác người Kinh cịn có một đội ngũ tác giả là người DTTS. Lực
lượng sáng tác này ngày càng đông đảo hơn, tích cực sáng tác hơn.” [61; tr.36,37].
Như vậy, khi nghiên cứu về mảng đề tài dân tộc thiểu số, các nhà nghiên cứu
đứng dưới góc nhìn của mình đã đưa ra những khái niệm riêng về văn học dân tộc thiểu
số. Và hiện nay, số lượng các công trình nghiên cứu về văn học DTTS ngày càng nở
rộ dưới nhiều hình thức tiếp cận phong phú. Theo chúng tôi: Văn học dân tộc thiểu số
Việt Nam bao gồm những sáng tác, những sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn, nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





thơ, nhà viết kịch là người dân tộc thiểu số và người Kinh tham gia viết đề tài miền núi
và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ít người trong mọi mặt đời sống của các
dân tộc ít người như đời sống sinh hoạt tinh thần phong phú, đặc sắc, thiên nhiên núi
rừng hùng vỹ, hoang sơ mà thơ mộng, trữ tình.
1.1.2. Khái quát về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
Văn học thiểu số Việt Nam hiện đại tuy xuất hiện chậm nhưng đã có bước vận động
và phát triển khá nhanh chóng, đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo và số lượng các tác
phẩm ngày càng tăng trên tất cả các thể loại với đề tài hấp dẫn và phong phú.
Văn học dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam từ sau khi hịa bình đã có những bước
phát triển mạnh mẽ, trước hết vốn văn học dân gian của các dân tộc thiểu số Việt Nam
được khơi gợi và làm sống lại thơng qua các cơng trình sưu tầm và in ấn thành sách.
Chúng ta có thể thấy, vốn văn học cổ dân gian dân tộc thiểu số Việt Nam rất phong phú
và đa dạng bao gồm các thể loại như: Sử thi, dân ca, truyện cổ, thành ngữ - tục ngữ,
truyện thơ, trường ca... Từ năm 1986 đến nay, có rất nhiều những tác phẩm thuộc về
nền văn học gian dân DTTS được sưu tầm, in ấn thành sách. Một số tác phẩm dân gian
DTTS được phiên dịch ra tiếng phổ thông và lưu hành rộng rãi đến công chúng như:
trường ca Đam San, Xinh Nhã, Y Prao, Đam Di của các dân tộc Gia Rai, Ê Đê khu vực
Tây Nguyên, truyện thơ Tiễn dặn người yêu, truyện thơ Khảm hải của đồng bào dân
tộc Tày, sử thi Đẻ đất đẻ nước thuộc khu vực miền núi phía Bắc, ngồi ra văn học dân
tộc thiểu số Việt Nam hiện đại còn xuất hiện những cuốn sách sưu tầm, biên dịch thành
ngữ - tục ngữ DTTS như Thành ngữ dân tộc Thái (Việt - Thái) do Phan Kiến Giang
sưu tầm, Ksor Nút với cuốn biên dịch Tục ngữ Chăm Hroi (Việt - Chăm), Lương Bèn
(chủ biên) với cuốn Từ điển Tày - Việt, Nguyễn Quang Tuệ với cuốn biên dịch Câu đố
của người Jrai...Ngồi ra, cịn có rất nhiều tác phẩm truyện thơ, sử thi, trường ca của
đồng bào DTTS như: Ê Đê, Gia Rai, Tày, Nùng, Mường, Thái, Giáy... đã được sưu tầm
và in ấn thành sách nhằm giới thiệu và công bố rộng rãi đến độc giả. Với những cuốn
sách đó đồng bào dân tộc trải dọc khắp đất nước Việt Nam sẽ hiểu hơn về nguồn văn
học dân gian DTTS đa dạng và phong phú của các dân tộc. Có thể nói, đây là dấu hiệu
tích cực cho sự phát triển của bộ phận văn học DTTS Việt Nam.

Văn học DTTS Việt Nam hiện đại phát triển nhanh với đội ngũ sáng tác đông đảo
thuộc các dân tộc khác nhau trải dài khắp các vùng miền đất nước, tiêu biểu như các tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




giả DTTS khu vực miền núi phía Bắc: Nơng Quốc Chấn, Triều Ân, Vi Hồng, Cao Duy
Sơn, Nông Minh Châu, Cao Duy Sơn, Mai Liễu, Y Phương, Dương Thuấn, Hoàng An,
Ma Trường Ngun, Hà Lâm Kì, Lị Văn Cậy, Vương Trung, Lò Cao Nhum, Cầu Biêu,
Bùi Thị Tuyết Mai, Mã Thế Vinh... Các tác giả DTTS khu vực Bắc Trung Bộ như:
Vương Anh, Hà Thị Cẩm Anh,... Khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ: Inrasara, Hơ
vê, Kim Nhất, Dư Thị Hoàn, Thao Khằm, Hồ Chư, Y Điêng, Niê Thanh Mai, Hoàng
Thanh Hương, Linh Nga Niêkdăm, Trà Vigia... Như vậy, ta có thể thấy các văn nghệ sĩ
DTTS thuộc khu vực miền núi phía Bắc chiếm phần đa số và hiện nay, vẫn cịn khá nhiều
DTTS chưa có được nhà văn của dân tộc mình. Văn học DTTS vẫn chưa phát triển mạnh
mẽ ở một số vùng trong cả nước.
Cùng với sự phát triển khá mạnh mẽ của bộ phận sáng tác văn học DTTS, kể từ
những năm 80 của thế kỷ XX số lượng tác phẩm văn học DTTS cũng ngày càng nhiều
và phong phú hơn, đồng thời chất lượng tác phẩm ngày một nâng cao rõ rệt trên tất cả
các thể loại như: Thơ ca, Văn xuôi, kịch... Trong đó, thơ ca DTTS là thể loại phát triển
rực rỡ nhất với sự ra đời của rất nhiều tác phẩm hay, phong phú và có chất lượng, đề
tài mới lạ, thu hút. Đội ngũ văn nghệ sĩ DTTS đã cho ra đời hàng trăm tác phẩm thơ
với nhiều màu sắc khác nhau, với những giọng điệu và cách thể hiện khác nhau như:
Tiếng hát tháng giêng, Lời chúc của Y Phương, Đi tìm bóng núi của Dương Thuấn,
Tiếng lá rừng gọi đôi, Mát xanh rừng cọ của Ma Trường Nguyên, Rượu núi của Lò
Cao Nhum, Giọt khèn, Ngọn lửa rừng của Triệu Lam Châu, Suối làng, Mây vãn bay về
núi của Mai Liễu, Những người con của núi, Chiều biên giới của Lị Ngân Sủn, Người
con trai Pa Dí, Chiều biên giới của Pờ Sảo Mìn, Thắp nắng của Inrasara, Bên suối Nậm
Mơ, Tình ca núi đá của Mã A Lềnh, Tự cảm của Hoàng Thanh Hương, tập thơ Hoa

trên đá, Dịng mưa muộn màng, Tiếng gió rừng của Hồ Chư, tập thơ Tiếng chiêng dài
của H’TremKnul, tập thơ Cao ngun tơi u, Cao ngun của tơi của K’RaZanPlin,
Đóa hoa rừng, Plây em mùa xuân của Đinh Xăng Hiền và Nga Ri. Các tác phẩm thơ
ca DTTS giai đoạn bước vào đổi mới mang nhiều màu sắc và âm hưởng khác nhau. Đó
là một bức tranh náo nhiệt và vui tươi ca ngợi về thiên nhiên, đất nước và con người
miền núi mộc mạc, giản dị và vui tươi. Các tác phẩm thơ ca DTTS khám phá cuộc sống
của con người vùng cao DTTS trong thời kì mới mang hơi thở mới mẻ, vui tương và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nhiệt huyết. Có thể thấy, thơ ca là thể loại phát triển mạnh mẽ và để lại dấu ấn sâu sắc
nhất trong nền văn học DTTS Việt Nam hiện đại. Thơ ca mang đến nhiều thành tựu
đáng ghi nhận và tự hào. Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của thơ ca DTTS góp
phần quan trọng vào sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại.
Bên cạnh sự nở rộ của thơ ca DTTS, thể loại văn xuôi (truyện ngắn, tiểu thuyết,
kịch) cũng đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận với sự ra đời của hàng loạt những
tác phẩm đặc sắc với đề tài phong phú và hấp dẫn. Đặc biệt, truyện ngắn được phát
triển mạnh mẽ với những cuốn tuyển tập của nhiều tác giả hoặc của từng tác giả như:
Mai Liễu với Vẫn còn mùa thổ cẩm (2001); Hà Lâm Kì với Con trai bà chúa Nả (1997);
Hà Thị Cẩm Anh với những truyện ngắn Nước mắt của đá (2005), Người con gái
Mường Biện (2002), Mưa bụi (2008), Một nửa của người đàn bà (2014); Kha Thị
Thường với Lũ núi (2002); Hoàng Quảng Uyên với những truyện ngắn Thầy giáo đại
học (1998), Buồn vui (1999), Vọt tiếng non ngàn (2001); Mã A Lềnh với Cao Ngun
trắng (1992), Có một con đường (1992), Nhọc nhồi với ký (2000); Niê Thanh Mai với
Ngày mai sáng rỡ (2010), Về bên kia núi (2007), Suối của rừng (2005); Trà Vigia với
Chăm H’ri (2008); Cao Duy Sơn với những tác phẩm Những chuyện ở lũng Cô Sầu
(1996), Ngôi nhà xưa bên suối (2007), Người chợ (2010), Kim Nhất với Động rừng
(1999); Bùi Thị Như Lan với các tác phẩm Tiếng chim kỷ giàng (2004), Con nước đơi

(2012), Tiếng kèn Pí lè (2014); Linh Nga NiêKdam với Con rắn màu xanh da trời
(1997), Đi tìm hồn chiêng (2003), Gió đỏ (2004).... Những tác phẩm truyện ngắn DTTS
Việt Nam phong phú về đề tài, mới lạ trong cách tiếp cận và khám phá nhiều cuộc sống
sinh hoạt đời thường của đồng bào DTTS trong thời đại mới. Phản ánh đầy đủ và sinh
động bức tranh thiên nhiên núi rừng và hình ảnh con người mới trong lao động sản xuất
xây dựng đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa. Có thể thấy, truyện ngắn là thể loại được
phát triển khá mạnh mẽ và đạt được những thành công đáng kể. Với sự ra đời của nhiều
tác phẩm hay, độc đáo và mang nhiều giá trị, truyện ngắn DTTS Việt Nam hiện đã góp
phần xây dựng và đưa nền văn học DTTS Việt Nam hiện đại đủ lớn mạnh để hòa chung
vào dòng chảy của nền văn học nước nhà.
Văn học DTTS Việt Nam hiện đại cịn đạt được những thành cơng đáng ghi nhận
với sự ra đời và phát triển khá mạnh mẽ của thể tiểu thuyết DTTS. Có thể kể tên một
vài tác phẩm nổi bật như: Hơ Giang (1978), Truyện bên bờ sơng Hinh (tiểu thuyết 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




tập) của Y Điêng; Mối tình Mường Sinh (1994) của Vương Trun; Núi có yêu thương
(1984), Thung lũng đá rơi (1985), Ngường trong ống (199), Gã ngược đời (1990), Lòng
dạ đàn bà (1992)...của Vi Hồng; Cực lạc (1995), Đàn trời (2006) của Cao Duy Sơn;
Chân dung cát (2006) và Hàng mã kí ức (2011) của Inrasara; Gió hoang (1992), Trăng
u (1993), Bến đời (1995), Rễ người dài (1996), Mùi hoa hải đường (1998) của Ma
Trường Nguyên; Mặt trời Pác Bó (2010), Giải phóng (2013), Trơng vời cố quốc
(2015).... Nội dung phản ánh trong những tiểu thuyết trên đều hướng về con người và
cuộc sống của con người DTTS miền núi giàu lịng vị tha và chan chứa tình u thương
đồng loại, đoàn kết và đùm bọc nhau trong những hoàn cảnh khó khăn và khổ đau trong
cuộc sống thường ngày. Thông qua các tác phẩm tiểu thuyết, các nhà văn DTTS đã vẽ
nên một bức tranh phản ánh cuộc sống của con người DTTS với biết bao nhiêu cung
bậc cảm xúc chứa chan, đó có thể là niềm vui, hạnh phúc, là những nỗi buồn, khó khăn.

Tuy vậy, dẫu cuộc sống của đồng bào DTTS trong thời đại mới có trải qua bao nhiêu
khó khăn, vất vả những họ vẫn giữ mãi trong lịng một tình u đất nước sâu sắc, tình
u dân tộc ln cháy bỏng trong mỗi trái tim người DTTS. Ngoài ra, các đồng bào
DTTS Việt Nam thơng qua văn học họ cịn lưu giữ và phát huy những nét đẹp truyền
thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Như vậy, có thể thấy, văn học DTTS Việt Nam hiện đại là một bức tranh đa màu
sắc với sự phát triển của nhiều thể loại. Ở mỗi thể loại đều để lại dấu ấn và những thành
công đáng ghi nhận. Qua việc khái quát về diện mạo văn học DTTS, ta có thể thấy, thơ
ca được coi là thể phát triển mạnh mẽ nhất đối trong nền văn học DTTS Việt Nam hiện
đại với số lượng tác giả và tác phẩm ngày càng lớn. Đề tài ngày một phong phú và hấp
dẫn, lối tiếp cận và khám phá cuộc sống của con người đa chiều trên mọi khía cạnh
sinh hoạt đời thường. Bên cạnh đó, tiểu thuyết và truyện ngắn cũng đạt được nhiều
thành công, để lại nhiều dấu ấn trong nền văn học nước nhà. Từ việc khái quát trên ta
thấy văn học DTTS Việt Nam hiện đại chủ yếu tập trung và phát triển mạnh mẽ ở khu
vực miền núi phía Bắc, minh chứng cho sự phát triển đó là sự ra đời của rất nhiều tác
giả và tác phẩm từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay. Các khu vực khác cũng dần
xuất hiện nhiều cây bút DTTS và cho ra đời những tác phẩm mang giá trị đặc sắc và
hấp dẫn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




1.2.3. Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong dòng chảy của văn học dân
tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
Văn học DTTS Việt Nam thời kì hiện đại được phát triển mạnh mẽ sau thời kì
đổi mới 1986. Dấu ấn của sự nở rộ đó được phát triển từ đội ngũ sáng tác đến chất
lượng những sản phẩm dưới nhiều thể loại khác nhau như: Thơ ca, văn xi (truyện
ngắn, tiểu thuyết...), kịch... Trong đó, văn học DTTS miền núi phía Bắc cũng có những
đóng góp nhất định vào quá trình phát triển của nền văn học DTTS nước nhà. Văn học

DTTS miền núi phía Bắc là một dấu gạch nối quan trọng trong việc hoàn thiện bức
tranh chung của văn học DTTS Việt Nam. Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
được phát triển mạnh mẽ từ nền văn học cổ đến văn học hiện đại. Như đã biết, miền
núi phía Bắc là khu vực tập trung rất nhiều đồng bào DTTS sinh sống như: Tày, Nùng,
Thái, Dao, Mông, Mường, Sán Chỉ... văn học của khu vực này ra đời và phát triển từ
nền văn học cổ. Hiện nay, đã có rất nhiều hoạt động sưu tầm, in ấn và phát hành các
sáng tác của văn học cổ dân gian như: Thơ Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái, dân
ca Mông Hà Giang, tuyển tập truyện cổ Thái, truyện cổ Xứ Lạng, thơ ca dân tộc Tày,
các hoạt động văn hóa tinh thần như hát lượn, hát đối, hát quan lang cũng dần xuất hiện
qua những trang báo, những cơng trình sưu tầm. Qua đó, ta thấy văn học DTTS thiểu
số Việt Nam mà tiêu biểu là văn học DTTS miền núi phía Bắc đã có từ lâu đời, chứa
nhiều những điểm độc đáo và hấp dẫn, từ những vần thơ da diết, mềm mại của truyện
thơ Thái đến những làn điệu Then Tày, hát đối, hát lượn của dân tộc Nùng, những câu
dân ca tha thiết, chứa đựng những thông điệp ý nghĩa của cuộc sống miền núi cao của
dân tộc Mơng miền núi phía Bắc. Tất cả tạo nên một bức tranh văn hoa thổ cẩm đẹp
rực rỡ trong dòng chảy chung của văn học DTTS Việt Nam. Bên cạnh những nét đặc
sắc trong nền văn học cổ, văn học DTTS miền núi phía Bắc hiện đại cũng có những
bước phát triển đặc sắc, đó là sự xuất của nhiều những cây bút trẻ, tài năng tiêu biểu
như: Mã A Lềnh, Lò Ngân Sủn, Vi Hồng, Ma Trường Nguyên, Y Phương, Cao Duy
Sơn, Pờ Sảo Mìn, Dương Thuấn, Nơng Quốc Chấn, Nơng Minh Châu, Triều Ân, Mã
Thế Vinh, Hồng Quảng Un, Hồng An, Lị Cao Nhum,... Tuy nhiên, ta có thể thấy
các nhà văn, nhà thơ DTTS miền núi phía Bắc đa số là các tác giả của dân tộc Tày, từ
đó thấy được sự chênh lệch khá lớn giữ số lượng các văn nghệ sĩ giữa các dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




Cùng với sự phát triển của nền văn học DTTS Việt Nam, bộ phận văn học DTTS
miền núi phía Bắc cũng để lại dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của văn học

DTTS Việt Nam nói chung. Qua từng giai đoạn, bộ phận văn học DTTS miền núi phía
Bắc đã có những bước tiến đáng kể từ số lượng đội ngũ sáng tác đến chất lượng những
sáng tạo văn học nghệ thuật ở nhiều các thể loại khác nhau như: Thơ ca, văn xuôi,
truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch,...ở mỗi một thể loại đều tạo ra những nét đặc sắc riêng
biệt và đóng góp lớn vào sự thành cơng chung của bộ phận văn học DTTS miền núi
phía Bắc. Số lượng tác giả văn học DTTS miền núi phía Bắc tăng lên đáng kể là bàn
đạp và cơ sở vững chắc cho những sáng tạo văn học nghệ thuật ra đời. Số lượng các
tác phẩm văn học DTTS ngày càng tăng lên, độc đáo và đa dạng về mặt thể loại, phong
phú về chủ đề, đề tài, tư tưởng và chất lượng ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, từ
những năm 70 của thế kỷ XX là sự khởi sắc mạnh mẽ của thể loại Thơ ca, với sự xuất
hiện của nhiều tác giả tiêu biểu và sự ra đời của rất nhiều tác phẩm đặc sắc, hấp dẫn
mang đậm bản sắc văn hóa các DTTS miền núi phía Bắc, đó là lời ca tiếng hát ca ngợi
cuộc sống tươi đẹp như: Tiếng hát tháng Giêng, Lời chúc của Y Phương, nhà thơ Ma
Trường Nguyên với Tiếng lá rừng gọi đôi, Mát xanh rừng cọ, Câu hát vắt qua vai hay
Mai Liễu với Mây vẫn bay về núi, suối làng tất cả vẽ nên một bứ tranh văn học DTTS
miền núi phía Bắc rực rỡ sắc màu với những âm hưởng và giai điệu tươi mới, rộn ràng
của cuộc sống núi rừng. Và đó cũng là niềm tự hào, tự tôn dân tộc, khẳng định sắc sống
mãnh liệt của dân tộc mình qua Người con trai Pa Dí, Tiếng chim cao nguyên của Pờ
Sảo Mìn, Bên suối Nậm Mơ, Tình ca núi đá của Mã A Lềnh, Lị Ngân Sủn với Chiều
biên giới, Người con của núi hay Dương Thuấn với sáng tác Đi tìm bóng núi. Có thể
thấy, sáng tác thơ ca giai đoạn này phát triển rực rỡ về mặt chất lượng cũng như số
lượng, là thời kì vươn lên những đỉnh cao mới, góp phần quan trọng vào sự phát triển
của thơ ca Việt Nam vốn phong phú, đa dạng và mang đậm màu sắc văn hóa truyền
thống. Các sáng tác thơ ca giai đoạn này mang những màu sắc đa dạng và phong phú
hơn, đó là cảm hứng mãnh liệt và sự khao khát bùng cháy của con người xứ núi, khát
vọng khám phá thiên nhiên núi rừng, khám phá cuộc sống của con người miền núi
mang hơi thở trẻ trung, sôi nổi và đầy nhiệt huyết. Mỗi sáng tác thơ ca DTTS miền núi
phía Bắc đều mang đậm bản sắc văn hóa tộc người, bởi lẽ các nhà thơ sinh ra và lớn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





lên ở vùng miền núi cao, thiên nhiên hùng vỹ, hoang dã nhưng cũng khơng kém phần
thơ mộng, kỳ bí. Chính nơi núi rừng xanh thẳm này đã tạo nên nguồn cảm hứng mãnh
liệt trong các sáng tác thơ ca của các nhà thơ DTTS, những hình ảnh núi rừng bát ngát
với lưng chừng ngọn đèo, ngọn núi cheo leo, những vực thẳm hoang sơ dữ dội mà cũng
rất đỗi tươi đẹp, thơ mộng đã được trở đi trở lại rất nhiều trong những lời thơ, lời ca
của văn học DTTS miền núi phía Bắc, tạo nên một dấu ấn đặc sắc trong quá trình vận
động và phát triển của thể loại thơ ca trong sự phát triển chung của nền văn học Việt
Nam hiện đại.
Bên cạnh sự thành công của thể loại thơ ca với sự xuất hiện của đơng đảo đội ngũ
sáng tác cũng như sự đóng góp chất lượng của những sáng tác thơ ca. Mặc dù quá trình
hình thành và phát triển muộn hơn so với thơ ca nhưng thể loại văn xi DTTS miền
núi phía Bắc vẫn tạo được nền tảng vững chắc và quan trọng của mình trong sự phát
triển của văn học Việt Nam. Tác phẩm Ché Mèn được đi họp của Nông Minh Châu là
tác phẩm đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển mãnh mẽ về sau của thể loại
văn xi hiện đại DTTS nói chung. Ngay từ những năm 60, trên các trang báo, tạp chí
văn hóa, văn nghệ địa phương đặc biệt là ở hai khu tự trị Tây Bắc và Việt Bắc đã xuất
hiện nhiều gương mặt trẻ tiêu biểu, sôi nổi trong sáng tác và cho ra đời nhiều tác phẩm
có chất lượng, mang ý nghĩa nhân văn lớn, các lớp văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số để lại
dấu ấn đặc sắc qua những tác phẩm của mình. Ở thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết và kí
là sự quan sát linh hoạt, ghi lại cuộc sống chiến đấu và xây dựng cuộc sống mới của
đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Các tác phẩm chủ yếu tập trung khắc
họa hình ảnh con người miền núi với những nét đẹp hết sức bình dị và chân thực, thiên
nhiên miền núi hùng vỹ và nên thơ cũng là đề tài được các nhà văn quan tâm đặc biệt.
Văn học DTTS miền núi phía Bắc giai đoạn này là một nền văn học phong phú, đậm
chất bản sắc văn hóa dân tộc. Đề tài sáng tác chủ yếu xoay quanh cuộc sống sinh động
của con người miền núi cao, con người trong mối quan hệ với thiên nhiên, với xã hội,
với lịch sử cách mạng vĩ đại của dân tộc. Cuộc sống bình dị của con người miền núi

được thay đổi từng ngày, từng giờ, theo từng giai đoạn lịch sử của dân tộc qua từng
trang viết của các nhà văn. Ngồi ra, khung cảnh thiên nhiên hoang dã cũng khơng
ngừng xoay vần cùng sự vận động của thời gian trong từng sáng tác cụ thể. Có thể kể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




tên một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu nhận được nhiều giải thưởng lớn về thể loại
văn xuôi giai đoạn này như: Vi Hồng đạt giải Nhì của Tổng hội sinh viên Việt Nam
(1960) với truyện ngắn Ngôi sao đỏ trên núi Phja Hoàng, Cây su su noọng Ý (1962)
đạt giải Nhì của báo người giáo viên nhân dân, đạt giải Nhì văn nghệ Việt Bắc (1963)
với truyện ngắn Nước suối tiên đào, Mã A Lềnh đạt giải thưởng của Ủy ban Tổ quốc
liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho các dân tộc ít người với tác phẩm
Chuyện bây giờ mới kể - Tập truyện ngắn (1966), Cao Duy Sơn với tiểu thuyết Người
lang thang đạt giải A Hội nhà văn Việt Nam và giải Nhì hội Hữu nghị văn hóa Việt Nhật (1993), tiểu thuyết Đàn trời đạt giải A của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc
thiểu số Việt Nam (2006), tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (1997) với tập truyện
ngắn Những chuyện ở lũng cô sầu và đặc biệt Cao Duy Sơn với tập truyện ngắn Ngôi
nhà xưa bên suối (2007) cùng lúc nhận được hai giải thưởng: Giải Hội nhà văn Việt
Nam 2008 và Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2009. Bên cạnh đó, với tiểu thuyết
Rễ người dài (1996) đạt giải thưởng Ủy ban Tổ quốc liên hiệp các hội văn học nghệ
thuật Việt Nam cho các tác giả văn học ít người. Như vậy, để làm nên những tác phẩm
giá trị và có ý nghĩa sâu sắc phản ánh sinh động cuộc sống da điện, đa chiều của đồng
bào dân tộc miền núi phía Bắc đó là sự làm việc hăng say, khơng ngừng tìm tòi học hỏi
cũng như yêu con người, yêu thiên nhiên cội nguồn của các tác giả dân tộc thiểu số. Và
chỉ có thể là những tác giả người dân tộc thiểu số mới có thể có cách cảm, lối tu duy
và suy nghĩ gần gũi với đồng bào dân tộc thiểu số vì nơi đây chính là nơi họ được sinh
ra và lớn lên. Núi rừng là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn của các nhà văn, nhà thơ từ đó
tạo nên những nguồn cảm hứng bất tận cho những sáng tác của họ. Chính đội ngũ văn
nghệ sĩ miền núi phía Bắc đã tạo được dấu ấn sâu sắc đối với văn học DTTS Việt Nam

hiện đại nói chung và góp phần tích cực và quan trọng, khẳng định vị trí xứng đáng của
mình trong dịng chảy nền văn học nước nhà.
Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của Thơ ca, hay sự khởi sắc
mạnh mẽ của thể Văn xuôi, tiểu thuyết. Văn học DTTS miền núi phía Bắc cịn có nhiều
thành cơng đối với thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn để lại được dấu ấn đặc biệt trong
bức tranh chung văn học DTTS miền núi phía Bắc. Truyện ngắn được phát triển mạnh
vào cuối những năm 60, đầu những năm 80 của thế kỉ XX gắn với tên tuổi của một số
tác giả tiêu biểu như: Hoàng Hạc và Triền Ân với truyện ngắn Tiếng hát rừng xa (1969),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Nông Minh Châu với truyện ngắn Tiếng chim Gô (1979)... Đặc biệt, từ sau những năm
90 các tác phẩm truyện ngắn có dấu hiệu của sự khởi sắc gắn với tên tuổi của một số
văn nghệ sĩ DTTS miền núi phía Bắc tiêu biểu như: Mã A Lềnh với các tập truyện ngắn
Có một con đường (1992), Cao nguyên trắng (1992), Dấu chân trên đường (1996),
Rừng xanh (1997); Hoàng Quảng Uyên với Dấu chân trên đường (1996) hay tác giả
Cao Duy Sơn với những tác phẩm tiêu biểu như Những chuyện ở lũng Cơ Sầu (1996),
Những đám mây hình người (2002), Ngôi nhà xưa bên suối (2007), Ngời chợ (2010)...
Như vậy, có thể khẳng định các nhà văn dân tộc thiểu số là những người vẽ thêm
nét vẽ để hoàn thiện bức tranh của nền văn học Việt Nam hiện đại. Họ là những đội
ngũ văn nghệ sĩ có những đóng góp quan trọng và to lớn vào sự phát triển chung của
văn học nước nhà trên tất cả các thể loại: Thơ ca, văn xuôi, kịch....ở mỗi một thể loại
mang đậm những dấu ấn riêng, những đóng góp đáng ghi nhận về mặt chất lượng của
tác phẩm mang những giá trị lớn lao. Có thể thấy, từ những năm 80 của thế kỷ XX đến
nay, văn học DTTS miền núi phía Bắc đã có những chuyển biến tích cực. Đó là sự sơi
nổi và tràn đầy nhiệt huyết, hăng say của đội ngũ tác giả với mảng đề tài dân tộc và
miền núi vốn phong phú và đa dạng này, tô điểm thêm cho nền văn học Việt Nam ngày
càng hoàn thiện và giá trị hơn.

1.2. Lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
1.2.1. Khái niệm lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số
Lý luận, phê bình là hoạt động ln giữ vai trị quan trọng và thiết yếu, bởi lẽ đó
là q trình để tìm hiểu, đồng cảm, thấu hiểu và đồng hành cùng các sáng tác văn
chương nghệ thuật. Một mặt thể hiện sự thẩm định, đánh giá về các sáng tạo nghệ thuật,
mặt khác là những định hướng quan trọng và có cơ sở khoa học thúc đẩy sự phát triển
đúng hướng của bộ phận sáng tác văn học.
Hiện tại, thực tế ở Việt Nam chưa có một khái niệm cụ thể nào về “lý luận , phê
bình văn học”. TS. Trần Thị Ngọc Anh cho rằng: “Lý luận, phê bình văn học ở nước
ta về thực chất vẫn được ngầm hiểu là sự tích hợp của hai khái niệm lý luận văn học
và phê bình văn học. Nó cũng cho thấy một thực tế về sự khó phân định hai hoạt động
này trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam” [5; tr41]. Thực tế ở Việt Nam, hoạt động
lý luận phê bình văn học thường tập trung ứng dụng các lý thuyết của văn học nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




ngoài và hiện tại, ở nước ta, cụm từ “Lý luận, phê bình văn học” được xem như là một
sự tổng hòa giữa khái niệm lý luận văn học và phê bình văn học . Việc tìm hiểu, ứng
dụng các lý thuyết của văn học nước ngoài giúp cho hoạt động lý luận phê bình văn
học Việt Nam được phát triển một cách khoa học và chuyên môn hơn. Từ các lý thuyết
thuần túy đó đã định hướng cho các nhà văn, nhà nghiên cứu vận dụng sáng tạo vào
tình hình thực tế lý luận phê bình ở Việt Nam. Hoạt động lý luận phê bình phát triển
mạnh mẽ đồng thời thúc, định hướng cho bộ phận sáng tác văn học phát triển mạnh mẽ
và đúng hướng hơn.
Đồng quan điểm trên, chúng tôi cũng cho rằng lý luận văn học là khái niệm của
sự tổng hòa giữa hai khái niệm: Lý luận văn học và phê bình văn học, hiện tại có thể
hiểu lý luận phê bình là hệ thống nghiên cứu các nguyên tắc sáng tác văn học, trong đó
có sự đánh giá, bình phẩm, phán đốn hay giải thích về nội hàm ý nghĩa trong các sáng

tác văn chương nghệ thuật.
Từ việc tìm hiểu và đưa ra định nghĩa “lý luận phê bình văn học” nói chung.
Chúng ta có thể rút ra được cách hiểu riêng về lý luận phê bình văn học dân tộc thiểu
số. Chúng tơi cho rằng: Lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số là một hệ thống
những ý kiến đánh giá, phân tích, thẩm định về các sáng tác của văn học dân tộc thiểu
số. Lý luận phê bình làm nổi bật lên những tầng lớp ý nghĩa ẩn chứa trong mỗi sáng
tác văn chương, từ đó tạo điều kiện cho việc đọc cũng như tìm hiểu về tác phẩm văn
học dân tộc thiểu số một cách dễ dàng và đầy đủ hơn. Mặt khác, lý luận phê bình về
văn học dân tộc thiểu số cũng là động lực to lớn cho sự phát triển của bộ phận sáng tác
văn học nghệ thuật, tạo đà cho những bước phát triển hơn nữa của nền văn học dân tộc
thiểu số trong dòng chảy của nền văn học nước nhà.
1.2.2. Lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại khu vực miền
núi phía Bắc từ năm 1986 đến nay
Cùng với sự vận động và phát triển mạnh mẽ, phong phú của bộ phận văn học
DTTS Việt Nam hiện đại, hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình của nền văn học này
cũng đã được hình thành và phát triển khá nhanh chóng. Mặc dù thời gian hình thành và
phát triển của nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS Việt Nam khá muộn nhưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




×