Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Hình ảnh nho học trong sáng tác của ngô tất tố lều chõng và chu thiên bút nghiên nhà nho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 95 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÙI THỊ HẢI SÂM

HÌNH ẢNH NHO HỌC TRONG SÁNG TÁC CỦA
NGƠ TẤT TỐ (LỀU CHÕNG) VÀ
CHU THIÊN (BÚT NGHIÊN, NHÀ NHO)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Ngun – 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÙI THỊ HẢI SÂM

HÌNH ẢNH NHO HỌC TRONG SÁNG TÁC CỦA
NGƠ TẤT TỐ (LỀU CHÕNG) VÀ
CHU THIÊN (BÚT NGHIÊN, NHÀ NHO)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hải Yến



Thái Nguyên – 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.
Thái Ngun, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Thị Hải Sâm


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thơng và Văn học,
Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực
tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn TS. Trần Thị Hải Yến đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời
gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Thị Hải Sâm



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................ 10
1.1. Nho học trong văn hóa Việt Nam thời trung đại .............................................. 10
1.2. Những cải cách giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX ....... 12
1.3. Cấu trúc tầng lớp trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX ........................................ 16
1.4. Học vấn và những tác phẩm của Ngô Tất Tố, Chu Thiên về Nho giáo ........... 19
CHƯƠNG 2. NHO HỌC TRONG CÁCH NHÌN CỦA NGÔ TẤT TỐ VÀ CHU
THIÊN ..................................................................................................................... 26
2.1. Nội dung học của môn sinh Việt Nam thời trung đại ...................................... 26
2.1.1. Chương trình khai tâm .................................................................................. 26
2.1.2. Chương trình tiểu tập .................................................................................... 27
2.1.3. Chương trình đại tập...................................................................................... 27
2.2. Lối học Nho giáo trong tác phẩm của Ngô Tất Tố và Chu Thiên ................... 29
2.3. Trường thi Nho học qua phục dựng của Ngô Tất Tố và Chu Thiên ................ 42
2.3.1. Các vòng thi và nội dung thi ......................................................................... 42
2.3.2. Quy tắc thi cử ................................................................................................ 47
2.3.3. Nhận xét về lối thi Nho học từ các tác phẩm của Ngô Tất Tố và Chu Thiên55
CHƯƠNG 3. NẾP SỐNG CỦA NHÀ NHO QUA NGỊI BÚT CỦA NGƠ TẤT
TỐ VÀ CHU THIÊN .............................................................................................. 59
3.1. Nhà nho với đạo học ........................................................................................ 59
3.2. Nhà nho trong quan hệ với thầy học, bạn hữu ................................................. 66
3.3. Nhà nho trong cuộc sống gia đình (cha mẹ, vợ con) ....................................... 73
3.4. Nhà nho trong sinh hoạt văn hóa làng xã ......................................................... 78
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 86



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Là một hệ tư tưởng ngoại lai nhưng Nho giáo có lịch sử du nhập và tồn tại
lâu dài ở Việt Nam, khoảng từ thế kỉ III đến thế kỉ XX (năm 1945). Đặc biệt, trong
quãng thời gian từ thế kỉ XV đến thế kỉ XX - khi Nho giáo được lựa chọn là một học
thuyết chính trị - thì ảnh hưởng của nó thật sự liên tục, sâu rộng. Từ một học thuyết
đạo đức, Nho giáo trở thành nguyên tắc tổ chức bộ máy chính trị quốc gia, quy định
thiết chế văn hóa xã hội và đời sống của dân chúng. Tham gia vào việc tổ chức bộ máy
chính trị, vào thiết chế văn hóa Nho giáo có một hệ cơng cụ chắc chắn đó là kinh điển
và chế độ khoa cử để đào luyện ra một đội ngũ những trí thức (kẻ sĩ), cịn gọi là nhà
nho. Hệ “cơng cụ” Nho giáo đó là Nho học. Nho học, vì vậy có một vai trị hết sức to
lớn đối với sự phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Nó là thước đo, là biểu
tượng cho sự thịnh trị - suy tàn của thiết chế xã hội, của đời sống tư tưởng, văn hóa.
Và cũng chính vì thế, ở giai đoạn chuyển giao lịch sử, từ phong kiến phương Đông
sang thực dân hóa phương Tây, Nho học cũng sẽ là nơi có thể quan sát, chứng kiến
những đổi thay trong hệ giá trị tinh thần của xã hội. Quá trình đổi thay này diễn ra từ
những năm cuối thế kỉ XIX, kéo dài vài chục năm đầu thế kỉ XX, và trong nhiều lĩnh
vực: biên khảo, chuyên khảo, tranh luận trên báo chí, và sáng tác văn học nghệ thuật.
1.2. Ngơ Tất Tố (1894-1954) là cây bút có vị trí quan trọng trong nền văn học
Việt Nam những năm 1930, 1940. Ông đã để lại một di sản văn học phong phú, bao
gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, phóng sự, truyện kí lịch sử, khảo cứu, dịch thuật, tiểu
phẩm báo chí, viết truyện dài. Với những sáng tác này, Ngơ Tất Tố bộc lộ được cả sở
trường và sở đoản của cá nhân mình cũng như thế hệ nhà nho đi vào hiện đại hóa –
một hiện tượng đặc sắc của khơng khí văn hố Việt Nam đầu thế kỷ XX. Trong di sản
của mình, Ngơ Tất Tố đã thể hiện một sự quan tâm đặc biệt với chủ đề Nho giáo.
Thậm chí, Ngơ Tất Tố đã có những sáng tác mang nhiều chất liệu của trải nghiệm cá
nhân về con đường học theo Nho giáo mà Lều chõng là tác phẩm tiêu biểu.
Bên cạnh Ngô Tất Tố, Chu Thiên (1913-1992) cũng là một tác giả có hứng thú
sâu đậm với các đề tài của quá khứ, như truyện ký lịch sử. Riêng chủ đề Nho học, Chu

Thiên có Bút nghiên, Nhà nho đều viết vào những năm 30, 40 của thế kỷ XX.
1


Với thực tiễn trải nghiệm cuộc sống và thực tế sáng tác đó của hai tác giả, việc
tìm hiểu Nho học trong sáng tác văn chương của những cây bút có xuất thân Nho giáo
hứa hẹn đem lại một cái nhìn từ bên trong cũng như những biểu hiện cụ thể của con
đường chuyển giao cũ-mới tại Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Trên đây là những lý do giải thích việc chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài: “Hình
ảnh Nho học trong sáng tác của Ngô Tất Tố (Lều chõng) và Chu Thiên (Bút
nghiên, Nhà nho).”
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về sự nghiệp của Ngô Tất Tố và chủ đề Nho giáo trong di
sản của ông
Ngô Tất Tố được coi là một trong những cây bút xuất sắc nhất của dòng văn
học hiện thực Việt Nam. Tài năng của ông được bộc lộ trên nhiều phương diện. Với
thể loại nào, ông cũngđể lại những dấu ấn sâu sắc trong lịng bao thế hệ độc giả. Chính
vì thế suốt nhiều thập kỉ qua, thân thế và sự nghiệp sáng tác của ông đã thu hút sự chú
ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình.
Thuộc thế hệ cầm bút có căn rễ Nho giáo sâu đậm (truyền thống gia đình, và
quá trình tu dưỡng cá nhân), sáng tác của Ngô Tất Tố chịu nhiều ảnh hưởng của cội rễ
tri thức đó. Hầu hết các nghiên cứu về Ngơ Tất Tố đã chỉ ra đặc điểm này. Ngoài Vũ
Trọng Phụng với nhận xét “Ngô Tất Tố là một nhà báo về phái Nho học, và là một

tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà nho” [45, tr.409], có thể kể thêm: “Phê bình
Lều chõng” (báo Tri tân, số 33, ngày 23.1.1942, của Kiều Thanh Quế), mục viết về
Ngô Tất Tố trong Nhà văn hiện đại (1942-1945, của Vũ Ngọc Phan), “Ngô Tất Tố một chân dung lớn, một sự nghiệp lớn” (Tạp chí văn học, số 1, năm 1994 của nhà
nghiên cứu Phong Lê), “Nhà nho thức thời – ngịi bút tình cảm Ngơ Tất Tố” (Tạp chí
văn học, số 1, năm 1994 của tác giả Vương Trí Nhàn), “Cây bút sắt sắc bén của một
nhà nho” (báo Văn nghệ, số 1, ra ngày 1.1.1994, do nhà văn Vũ Tú Nam viết), “Ngơ

Tất Tố sống mãi trong lịng cách mạng” (trong Ngô Tất Tố toàn tập, tập 1, Nhà xuất
bản Giáo dục, năm 1996 của Phan Cự Đệ), “Ngô Tất Tố - cây bút cựu học giữa thời
tân văn” (Nghiên cứu Văn học, số 3, năm 2006 của nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh)…

2


Ngơ Tất Tố là một trong bảy mươi chín nhà văn Việt Nam thời hiện đại được
Vũ Ngọc Phan chọn lọc giới thiệu. Ơng được gọi là “một tay kì cựu trong làng văn,
làng báo Việt Nam”, “có phê bình, có tư tưởng mới”. Vũ Ngọc Phan cịn nhấn mạnh:
“... về đường văn nghệ ông đã theo kịp cả những nhà văn thuộc phái tân học xuất sắc
nhất. Ngô Tất Tố là một nhà nho mà viết được những thiên phóng sự và những thiên
tiểu thuyết theo nghệ thuật Tây phương và ơng đã viết bằng ngịi bút đanh thép, làm
cho phái tân học khen ngợi” [42, tr.132]. Nhận xét của Vũ Ngọc Phan đã nhấn mạnh
tư tưởng mới mẻ, tiến bộ và tài năng nghệ thuật của Ngô Tất Tố - người có điểm xuất
phát là Nho học.
Trong bài viết “Cây bút sắt sắc bén của một nhà nho”, nhà văn Vũ Tú Nam cho
rằng: “ông trước sau vẫn giữ phong cách của một nhà nho - nhưng là một nhà nho với
bản lĩnh và cá tính đặc biệt, vừa nghiêm túc vui tươi, sâu sắc mà hoạt bát, trí tuệ và
tâm tư ln năng động, chân thành gắn bó với những con người và sự vật xung quanh,
cũng có nghĩa với vận mệnh đất nước” [27, tr.185]. Ở đây, tác giả bài viết đã khẳng
định tính tích cực của Nho giáo trong lối sống, tư tưởng của Ngô Tất Tố.
Đặt Ngơ Tất Tố vào bối cảnh văn hố thời đại, nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh đã
chỉ ra dấu vết “cựu học” còn được bảo lưu trong tư tưởng cũng như lối viết của Ngô
Tất Tố cũng như những biểu hiện của “tân văn” về thể loại mà Ngô Tất Tố lựa chọn
sáng tác. Đánh giá tiểu thuyết Lều chõng, nhà nghiên cứu cho rằng đó là: “cuộc chia
tay khơng ít lưu luyến của nhà văn với q khứ của chính ơng, và ở tầm vĩ mơ, của văn
hóa mới với văn hóa Nho giáo”, và “Vốn hiểu biết phong phú về Khổng giáo, về sinh
hoạt trường ốc thi cử của một người thông hiểu Tứ thư, Ngũ kinh và đã từng nghiệm
sinh một thời lều chõng đã tạo nên những trang viết giàu tính tư liệu của một nhà khảo

cứu và giàu tính sinh động của một cây bút phóng sự”1.
Bên cạnh những quan tâm đến vấn đề Nho giáo trong sáng tác của Ngô Tất Tố
của các học giả Việt Nam cịn có nhà nghiên cứu người Trung Quốc là Hồng Khải

Vũ Tuấn Anh (2006), “Ngơ Tất Tố - cây bút cựu học giữa thời tân văn”, Nghiên cứu Văn học, số 3,
tr.13-20.
1

3


Hưng. Ông cho rằng: “Trong lịch sử văn học Việt Nam những năm 30, 40 của thế kỉ
XX, ngồi Ngơ Tất Tố cũng cịn có rất nhiều tác giả lấy đề tài từ văn hóa Nho giáo
như Chu Thiên với cuốn Bút nghiên (1942), cuốn Nho giáo (in năm 1943), Nguyễn
Công Hoan với cuốn Thanh đạm... Nhưng trong các tác phẩm có đề tài Nho giáo, Ngơ
Tất Tố khơng những có số lượng sáng tác nhiều nhất, đề tài phong phú nhất mà tư
tưởng cũng sâu sắc hơn. Các tác phẩm của ông (...) đều thể hiện không gian đậm đà
văn hóa Nho giáo của xã hội Việt Nam từ nhiều góc độ khác nhau”. Sau đó, Hồng
Khải Hưng đi đến kết luận: “Ngô Tất Tố dành nhiều tâm huyết trong nghiên cứu văn
hóa Nho giáo, và trong những tác phẩm của ông, bất kể là tiểu thuyết hiện thực, tiểu
thuyết lịch sử hay ký sự đều mang đậm dấu ấn văn hóa Nho giáo, thể hiện tình cảm
đặc biệt đối với văn hóa Nho giáo của tác giả” [23].
Như vậy, nhiều nhà nghiên cứu bằng những góc độ tiếp cận khác nhau đều chỉ
ra hình bóng Nho học trong tác phẩm của Ngơ Tất Tố, trong đó Phan Cự Đệ là nhà
nghiên cứu sớm nhất đã đi sâu vào vấn đề này (phần viết “Ngô Tất Tố và Nho giáo”
trong Văn học Việt Nam 1930-19451. Các nghiên cứu đã chỉ ra sự hiện diện của Nho
giáo trong vốn tri thức, con đường đi, và những dấu vết của nó trong lối viết của nhà
văn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự tỉnh táo (hay có thể gọi là tính “đa thanh”) trong
ứng xử của Ngơ Tất Tố với Nho giáo, ông vừa trân trọng vừa phê phán.


2.2. Lịch sử nghiên cứu về sự nghiệp của Chu Thiên và đề tài Nho giáo trong di sản
của ông
So với Ngô Tất Tố, những nghiên cứu về Chu Thiên có số lượng khiêm tốn hơn
rất nhiều. Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được một số cơng trình và bài viết nghiên
cứu về Chu Thiên và các tác phẩm viết về đề tài Nho học của ông như sau:

Năm 1993, Nhà xuất bản Văn học cho in “Tuyển tập Ngô Tất Tố” (2 tập) do Phan Cư Đệ sưu tầm
tuyển chọn, Trương Chính viết lời giới thiệu. Trong lời giới thiệu về Ngơ Tất Tố, Trương Chính cũng
đồng tình với quan điểm của Phan Cư Đệ cho rằng Ngô Tất Tố đã vượt qua mọi sự ràng buộc của tư
tưởng Nho giáo, là một người có tư tưởng độc lập, khơng chịu nhắm mắt theo những thành kiến của cổ
nhân.
1

4


Bút nghiên của Chu Thiên lúc đầu xuất hiện dưới dạng từng truyện ngắn trên
Tri tân. Sau khi in thành sách, trên Tri tân lại đăng bài phê bình của Tiên Đàm Nguyễn
Tường Phượng, trong đó có đoạn: "Có người bàn rằng lúc này là lúc vận hội khai
thông, sao còn đem những chuyện cổ hủ ấy, những chuyện cũ rích ấy ra làm gì! Nhưng
thiên kiến tơi chính lúc này lại cần có một quyển sách nói rõ về "nhà nho" để phân biệt
thế nào là "chân nho" và "ngụy nho". Ý kiến của một người xuất thân từ Khổng sân
Trình như Tiên Đàm rất xác đáng bởi vấn đề "chân nho" và "ngụy nho" mà Chu Thiên
đặt ra rất có ý nghĩa đối với đương thời. [dẫn theo 2]
Cho đến nay, người có những nhận xét chi tiết nhất về Chu Thiên là Vũ Ngọc
Phan trong trong Nhà văn hiện đại. Về Bút nghiên, Vũ Ngọc Phan cho rằng “Chu
Thiên không chú trọng vào cách lựa chọn nhân tài như “Lều chõng”; “Bút nghiên”
cũng lại không cho ta biết rõ tính tình cùng tư tưởng những“nhân tài” nước ta thuở
xưa: Bút nghiên - như tên của nó - chỉ chú trọng riêng vào việc học. Ngày xưa ông cha
chúng ta phải học như thế nào để thi đỗ? Thơ phú phải làm theo những lề lối thế nào?”

[42, tr.375]. Ông cũng nhận xét: “Về đường nghệ thuật - nếu xét về phương diện tiểu
thuyết –“Bút nghiên” không bằng được quyển “Lều chõng” của Ngô Tất Tố, nhưng về
mặt khảo cứu về những cách học hành của ông cha chúng ta thuở xưa thì “Bút nghiên”
cũng khá đầy đủ” [42, tr.382]. Đồng thời, theo Vũ Ngọc Phan, “Bút nghiên” của ông
tuy là đề tài về tiểu thuyết trơn, nhưng có thể coi như là một tập kí sự về cái lối đi học
đi thi của ông cha chúng ta thuở xưa, hay đặt nó vào loại tiểu thuyết phóng sự cũng
được….” [42, tr.944].
Ngồi ra, chúng tơi cũng tìm hiểu được một số bài viết khác có tính chất giới
thiệu về tác giả về Chu Thiên, chẳng hạn: Tác giả Hoài Anh trong bài viết: Chu Thiên,
gương sáng nhà nho chân chính đã bày tỏ lịng ngưỡng phục của mình với tài năng
cũng như sự nghiệp của tác giả Chu Thiên: “Đáng phục làm sao khối vốn sống đồ sộ
của nhà văn về sinh hoạt Nho học thời xưa cũng như kiến thức lịch sử uyên thâm của
ông. Tác phẩm có nhiều chi tiết phong phú đến nỗi thành ra dàn trải, lê thê…nhưng
đối với tơi thì khơng hề chi vì ngồi hứng thú đọc tiểu thuyết tơi cịn muốn tìm hiểu về
lối sống Việt Nam qua những tư liệu dân tộc học, xã hội học la liệt trong sách” [2].
Hoài Anh cũng chỉ ra giá trị tư tưởng của những tiểu thuyết phóng sự ấy là ở chỗ: Nhà

5


văn thông qua những tấm gương tôn sư trọng đạo, tiết tháo liêm khiết của người xưa
để truyền cho người đọc những tinh hoa trong tư tưởng, tình cảm, tâm lý của con
người Việt Nam, đánh thức hồn dân tộc đã ngủ thiếp trong lịng một số đơng người
đang sống dưới ách thống trị của thực dân Pháp, cam tâm làm nô lệ cho chúng đồng
thời giới thiệu lại những tinh hoa của ông cha giúp cho con cháu sau này không đến
nỗi mất gốc. Cũng trong bài viết này, Hồi Anh cịn cung cấp thêm những thơng tin có
tính chất lịch sử để lý giải về màu sắc Nho giáo đậm đặc trong tác phẩm của Chu
Thiên đó là do nhà văn đã tắm mình trong khơng khí cửa Khổng sân Trình từ nhỏ, mơi
trường Nho học đã tạo nên tư tưởng nhân cách và cả tài năng văn học của ơng.
Có thể thấy, với Bút nghiên và Nhà nho, Chu Thiên đã quay về với những

chuyện xưa, làm sống lại nét đẹp của đời sống khoa cử một thời. Như vậy, cùng viết
về một đề tài là Nho học ở thời điểm Nho học đã là quá vãng, cùng với những trải
nghiệm Nho học, song Ngô Tất Tố và Chu Thiên lại không đồng nhất về phong cách
viết, về điểm nhìn; nói cách khác, mỗi nhà văn có khuynh hướng riêng.
Việc điểm lại các nghiên cứu về vấn đề Nho học trong sáng tác của Ngô Tất Tố và
Chu Thiên cũng cho thấy đã có những nghiên cứu, bình luận mang tính so sánh về cách
viết của hai nhà văn này khi đề cập đến Nho học, song đặt vấn đề một cách trực diện và
tìm hiểu chuyên sâu thì chưa có cơng trình nào. Luận văn của chúng tơi, vì thế là một sự
kế thừa và cố gắng bổ khuyết cho hướng nhìn này về sáng tác của hai nhà văn.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nho học là một phương diện của Nho giáo, chỉ phương thức đào luyện tri thức của
người đi học (kẻ sĩ) theo quy định của Nho giáo. Trong luận văn này, Nho học sẽ được
xem xét từ 3 vấn đề: việc học và thi; lối học Nho giáo và kiểu thi cử Nho giáo; bên cạnh
đó, người theo đuổi việc học theo Nho giáo đó – tức nho sinh/nhà nho cũng được tìm hiểu
trong phạm vi những ứng xử của họ với tư cách những quy ước sống theo lễ nghi Nho
giáo. Đây là những quan tâm của cả Ngô Tất Tố và Chu Thiên khi cầm bút sáng tác văn
chương, đặc biệt là trong 3 tiểu thuyết: Lều chõng, Bút nghiên và Nhà nho.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát sinh hoạt học hành, thi cử của Nho giáo và nếp sống của các môn đồ
Nho giáo thời trung đại để tìm hiểu ý nghĩa của việc các trí thức cựu học phục dựng
6


những trải nghiệm của chính họ; cùng với đó là giá trị văn học, như phương thức biểu
tả, hình ảnh nghệ thuật của các tác phẩm văn chương hiện đại khi viết về Nho học.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, phân tích và làm rõ các biểu hiện của hình ảnh Nho học trong
ba tác phẩm.

- Phân tích, đánh giá các biểu hiện của hình ảnh Nho học trong ba tác phẩm (Lều
chõng, Bút nghiên và Nhà nho) ở phương diện giá trị văn hoá và nghệ thuật viết văn.
- Đánh giá và phân tích ý nghĩa của việc viết về Nho học trong bối cảnh Việt
Nam đầu thế kỉ XX.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp văn học sử: Theo chúng tôi, muốn chiếm lĩnh được những kiến
thức nội dung cơ bản, phải đặt đối tượng trong bối cảnh lịch sử, trong mối quan hệ với
cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Vì vậy đây là phương pháp được chúng
tơi sử dụng trong suốt luận văn.
Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh sẽ giúp chúng tơi có cơ sở nhận
diện những nét tương đồng, nét khác biệt trên tất cả các phương diện về nội dung,
nghệ thuật của Ngô Tất Tố và Chu Thiên.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Vấn đề về hình ảnh Nho học liên quan
nhiều đến lĩnh vực khoa học khác như: Lịch sử, Tư tưởng, Xã hội... Do đó, chúng tơi
vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành để các vấn đề cần nghiên cứu được làm
sáng tỏ và có sức thuyết phục.
Ba phương pháp trên sẽ được chúng tôi kết hợp hoặc cụ thể hố cùng các thao
tác, như: phân tích, tổng hợp.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi tư liệu:
Luận văn khảo sát 3 tác phẩm chính: Lều chõng (1939) của Ngơ Tất Tố, Bút
nghiên (1942) và Nhà nho (1943) của Chu Thiên. Những tác phẩm khác của hai nhà văn
này và các nhà văn viết về cùng chủ đề sẽ được chúng tôi sử dụng so sánh khi cần thiết.
7


Phạm vi vấn đề:
Về khái niệm “Nho học”: Đã có nhiều diễn giải khác nhau về khái niệm này.
Các ý kiến căn bản thống nhất với nội hàm đại thể của Nho học là dạy và học theo

Nho giáo, và trước thuật của nho gia. Tuy nhiên, ở luận văn này, chúng tôi chỉ tập
trung vào việc dạy-học theo Nho giáo mà không đề cập đến vấn đề trước thuật, bởi
mối quan tâm của Ngô Tất Tố và Chu Thiên trong ba tác phẩm chỉ tập trung vào vấn
đề dạy - học theo Nho giáo và người học. Bên cạnh đó, luận văn tự đặt thêm nhiệm vụ
tìm hiểu hình ảnh “nếp sống nhà nho” (Chương 3), vì nhà nho là “chủ thể” của Nho
học và nhân vật cũng là một khái niệm quan trọng của tác phẩm văn chương. Nói cách
khác, theo chúng tơi, tìm hiểu về nhà nho là cách “đọc” gián tiếp về Nho học nhưng
phù hợp với đặc thù tài liệu là tác phẩm văn chương.
Chọn đề tài là tìm hiểu hình ảnh Nho học trong các tác phẩm của hai tác giả
Chu Thiên và Ngô Tất Tố, nên luận văn, thông qua việc mô tả và tái hiện lại chế độ
khoa cử Việt Nam thời phong kiến trong ba tác phẩm được lựa chọn để làm rõ hình
ảnh Nho học trong nghệ thuật của các sáng tác văn chương ở hai tác giả này.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phần Nội dung của luận
văn gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung
Chương 2: Nho học trong cách nhìn của Ngơ Tất Tố và Chu Thiên
Chương 3: Nếp sống của nhà nho qua ngòi bút của Ngơ Tất Tố và Chu Thiên
7. Đóng góp của luận văn
Với đề tài này người viết muốn làm rõ hình ảnh Nho học trong các tác phẩm
của Chu Thiên và Ngơ Tất Tố, đồng thời góp phần làm sáng tỏ thêm văn hóa khoa cử,
văn hố Nho giáo thời trung đại từ cách chiếm lĩnh về nội dung và nghệ thuật của các
nhà văn những năm 1930, 1940.
Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng sẽ giúp người đọc có thêm hiểu biết về
các nhà văn đã quen thuộc và có thêm căn cứ để khẳng định mối quan hệ mật thiết
giữa văn hóa và văn học.

8



Mặt khác, chúng tơi cũng muốn tìm hiểu thêm khả năng và bản chất nỗ lực
canh tân tư tưởng, đổi mới văn chương của Việt Nam những năm 30, 40 của thế kỷ
XX mà Ngô Tất Tố và Chu Thiên là hai trường hợp điển hình cho sự canh tân của thế
hệ cựu học.

9


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Nho học trong văn hóa Việt Nam thời trung đại
Như đã giới thuyết ở phần MỞ ĐẦU, Nho học là phương thức đào luyện tri
thức của người đi học (kẻ sĩ) theo quy định của Nho giáo. Hệ tư tưởng có tuổi đời vào
hàng sớm nhất và có sức sống bền bỉ trong lịch sử tri thức nhân loại này đã xây dựng
một thiết chế giáo dục quy củ, bao gồm phương thức đào tạo, khoa cử. Ra đời ở Trung
Hoa, Nho giáo và Nho học du nhập vào Việt Nam khá sớm. Sử Trung Hoa, Hậu hán
thư đã ghi lại việc vào đầu công nguyên, hai viên thái thú quận Giao Chỉ và Cửu Chân
là Tích Quang và Nhâm Diên đã tích cực “dựng học hiệu” để dạy lễ nghĩa. Và đây
được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự hình thành chính thức của Nho giáo
và Nho học ở Việt Nam. Sử gia Việt Nam, trong Đại Việt sử ký nhắc đến thái thú Sĩ
Nhiếp là người thông hiểu kinh sách và tích cực truyền bá Nho giáo và Đạo giáo vào
Việt Nam nên được phong “Nam Giao học tổ”. Là học giả hiện đại Việt Nam đầu tiên
khảo cứu sâu về Nho giáo, Lệ Thần Trần Trọng Kim cho rằng, Nho học ở Việt Nam
khoảng cuối đời Đông Hán, tức là ngay trong thời kỳ Bắc thuộc, đã thịnh trị, chứng cứ
là đã có những người như Lý Tiến, Lý Cầm, Trương Trọng đậu đạt và được bổ quan ở
Trung Hoa [29, tr.723]. Sau ngày giành độc lập, trải qua ba triều đại Ngô, Đinh và
Tiền Lê do vẫn cịn phải bình định các vùng nên khơng lưu tâm đến việc học; nhưng từ
nhà Lý thì việc học có nền tảng vững chắc, và "Nho học từ đó mỗi ngày một
thịnh" [29, tr.723]. Thi cử được tổ chức theo lối "dùng văn chương mà lấy kẻ sĩ, vậy
nên văn học ở nước ta từ đó về sau rất thịnh" [29, tr.724]. Nhưng Trần Trọng Kim

cũng cho rằng "Từ đời nhà Lê về sau, trải qua nhà Mạc, nhà Hậu Lê trung hưng và nhà
Nguyễn, sự Nho học ở Việt Nam tuy thật là thịnh, nhưng học giả trong nước thường có
cái sở đoản rất lớn, là phần nhiều chỉ học lối khoa cử, vụ lấy văn chương đề cầu sự đỗ
đạt, chứ khơng có mấy người học đến chỗ uyên thâm của Nho giáo, để tìm thấy cái
đạo lý cao xa, hoặc là đề xướng lên cái học thuyết nào thật có giá trị... Đó thật là chỗ
kém của học giả nước ta" [29, tr.724-25], còn "trong đời nhà Lý và nhà Trần, thì sự
học của ta theo lối huấn hỗ của Hán nho và Đường nho, rồi từ đời Lê về sau, thì theo
10


học của Tống nho, lấy Trình Chu làm tiêu chuẩn, ta chỉ quanh quẩn ở trong cái phạm
vi hai lối học ấy" [29, tr.735]. Tổng kết về chế độ khoa cử của Nho giáo, nhà nghiên
cứu Trần Đình Hượu nhận xét: “Từ năm 1374 đến năm 1442, thể chế khoa cử được
xác định dần theo hướng thi tiến sĩ. Thể chế đó ổn định cho đến đầu thế kỷ XX, với
những thay đổi không quan trọng.” [26, tr.124].
Thực ra, trong lịch sử Nho học Việt Nam khơng phải khơng có những cố gắng
canh tân. Tư liệu lịch sử từng nhắc đến Hồ Quý Ly, tiếc là cứ liệu cho sự canh cải của
ơng hầu như khơng cịn. Đến giữa thế kỷ XIX có một nỗ lực theo hướng đó được ghi
lại. Lời tựa do chính tác giả sách Khải đồng thuyết ước là Phạm Vọng cho biết từ 1853
đã có sự thay đổi trong cách giáo dục ở Việt Nam: "Tơi lúc cịn bé, được cha tơi theo
thói thường: trước hết cho đọc sách Tam tự kinh, cùng các sử đời Tam hoàng, rồi đọc
các sách kinh, truyện. Tập làm lối văn thi cử thời đó, mong sao cho đúng cách thức đi
thi, chiếm được mũ xanh áo đẹp thì thơi. Cịn đến như, trên thì thiên văn, dưới thì địa
lý, giữa thì nhân sự, cùng là các đời trước sau trong sử nước ta thì chưa hề giảng đến
bao giờ cả. May nhờ cha tôi dạy bảo, nhờ phúc đức tổ tiên, năm Thiệu Trị thứ nhất...
tôi được trúng thi hương... Sau được lạm làm tri huyện Nam Chân, may được chuyển
huyện nhỏ dân thưa, cơng đường ít việc, tơi sưu tập nhiều sách, xem được ít nhiều, bèn
trích lấy những điều đại lược về thiên văn, địa lý, thế thứ các đời, biên thành một
tập,.... đặt tên gọi là Khải đồng thuyết ước khiến cho con cháu trong nhà học tập" [17,
tr.271]. Tuy nhiên, cuốn sách học này của chỉ lưu hành trong gia tộc mà thơi.

Tóm lại, sử liệu và các cơng trình nghiên cứu về Nho giáo đã cho thấy Nho học
có mặt ở Việt Nam rất sớm, và có một lịch sử phát triển lâu dài. Trải qua nhiều hoàn
cảnh lịch sử khác nhau, Nho học Việt Nam khơng có những thay đổi lớn. Đó là mơ
hình giáo dục duy nhất đào tạo trí thức, đào tạo đội ngũ quan lại. Tính tích cực và hạn
chế của Nho học Việt Nam cũng từ đây mà nảy sinh: “gây ra trong xã hội phong khí
hiếu học. Nhưng mặt khác, nó cũng làm người đi học chạy theo công danh, học để làm
quan, không chủ ý mục tiêu tu dưỡng và tìm kiếm tri thức. Thi tiến sĩ địi hỏi thí sinh
trình bày đạo lý kinh điển bằng hình thức thơ, phú, biền văn,… hướng người đọc vào
nhớ kinh điển và trau dồi từ chương mà ít quan tâm đến tìm tịi chân lý” [26, tr.124].

11


1.2. Những cải cách giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Những năm cuối thế kỷ XIX biến cố lịch sử thực dân Pháp xâm chiếm, Việt
Nam từng bước thành thuộc địa dưới sự cai trị của Pháp đã trở thành một cuộc thử
thách không cân sức cho Nho giáo với tư cách hệ tư tưởng nền tảng của thiết chế xã
hội. Bất lực trong cuộc chiến bảo vệ “vương thổ”, cả thế hệ nhà nho đau xót, phẫn uất.
Và đã có những người cất tiếng phê phán sự vô dụng của sách vở, của lối học, chế giễu
sự vô dụng của nhà nho mà Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương là hai tác giả tiêu biểu.
Nhưng cho đến trước khi kỳ thi Nho học cuối cùng diễn ra vào năm 1915, học vấn và
thi cử Nho giáo chiếm vị trí độc tơn trong xã hội Bắc Kỳ.
Tình hình này đã dần thay đổi, theo những chủ trương về giáo dục của chính
quyền thực dân. Theo nghiên cứu của một chuyên gia về giáo dục Việt Nam thời Pháp
thuộc, Trần Thị Phương Hoa, thì “Paul Bert, tổng trú sứ đầu tiên của Bắc Kỳ và Trung
kỳ đã quan tâm đến việc phát triển giáo dục từ trước khi bộ máy hành chính Liên bang
Đơng Dương chính thức được thiết lập. Năm 1886, Dumoutier đã được cử làm nhà tổ
chức và thanh tra về giáo dục Pháp-An Nam. Vốn là một chun gia về văn hóa
phương Đơng, là một nhà Trung Quốc học, Dumoutier đã rút kinh nghiệm từ việc xóa
bỏ các trường dạy chữ Nho ở Nam Kỳ và chủ trương tiếp tục duy trì những trường bản

xứ dạy chữ Nho ở Bắc Kỳ, đồng thời tiến hành cải cách các trường Nho giáo để
chuyển dần sang giáo dục Pháp-An Nam, nhằm hoàn thiện một nền giáo dục mà ơng ta
coi là có tầm quan trọng đặc biệt…. Tuy nhiên, quyết định này đã không được thực
hiện ngay mà phải 11 năm sau mới được đưa vào thực tiễn” [21]. Có hai lý do dẫn đến
sự trì hỗn này, đó là chiến tranh và vì bản thân giới cầm quyền thực dân đã nhận ra sự
níu kéo của tâm lý trong nền học vấn cũ vẫn còn nặng nề, đặc biệt là tại Bắc Kỳ.
Mặt khác, truyền thống hiếu học, coi trọng khoa cử của người Việt cũng được
các nhà cai trị tận dụng theo cách “điều hịa”, mềm mỏng hố” các chủ trương giáo
dục. Dẫn chứng là việc Paul Doumer, sau khi tới dự lễ xướng danh kỳ thi Hương năm
1897 ở Nam Định, chứng kiến tinh thần hiếu học và lòng quyết tâm của các sĩ tử Bắc
Kỳ, năm 1898 đã ra quyết định đưa chữ quốc ngữ, chữ Pháp vào kỳ thi Hương vì “Ở
kỳ thi Hương Nam Định có khoảng 10 ngàn người tham dự. Nếu cứ 1 người có mặt tại

12


cuộc thi, có ít nhất 3 người khác theo học thì tổng số người học là 40 ngàn. Nếu ta đưa
tiếng Pháp và Quốc ngữ vào trường thi thì nghiễm nhiên ta có 40 ngàn người phải học
tiếng Pháp và Quốc ngữ, mà ngân sách lại không phải chịu gánh nặng. Hiệu quả đối
với nền hành chính và chính trị sẽ là vô giá” [dẫn theo 21].
Ngày 27 tháng 4 năm 1904, Chính phủ Bảo hộ ra Nghị định 1331 về tổ chức lại
giáo dục công ở Bắc Kỳ, gồm năm phần do Paul Beau ký. Theo Nghị định này, các
trường học công gồm hai loại: trường dành cho người Âu và trường dành cho người
bản xứ. … Mục tiêu của người Pháp là xây dựng một nền giáo dục có sự hịa trộn giữa
các yếu tố Pháp với các yếu tố Việt Nam, thông qua các nhà trường Pháp-Việt. Trong
bối cảnh các trường Nho giáo vẫn đóng vai trị chủ đạo, nhiệm vụ đầu tiên mà thực
dân Pháp đặt ra là phải cải cách các trường này và dần chuyển sang nhà trường kiểu
mới. Năm 1906, Paul Beau cho thành lập Hội đồng Hoàn thiện Giáo dục Bản xứ nhằm
bàn bạc về việc tiến hành cải cách các trường bản xứ và đưa các trường bản xứ vào hệ
thống giáo dục cơng lập dưới quyền của Nha Học chính. Hội đồng nhóm họp lần đầu

tiên vào tháng 4 năm 1906 với sự có mặt của Vua Thành Thái và Toàn quyền Paul
Beau. Ngày 16 tháng 5 năm 1906, Toàn quyền Paul Beau ra Nghị định quy định chức
năng của Hội đồng, trong đó có việc bàn các biện pháp tuyển dụng và đào tạo giáo
viên cho các trường bản xứ mới, nghiên cứu các tác phẩm văn học, triết học, lịch sử
bằng tiếng bản xứ, hiệu đính lại để lấy làm tài liệu nhà trường. Sau một tháng bàn bạc
thảo luận, Hội đồng đã soạn ra bản quy chế giáo dục. … Khác biệt quan trọng nhất của
trường bản xứ cải cách là ngoài học chữ Hán phải học thêm chữ Quốc ngữ, chữ Pháp
(khơng bắt buộc), tốn và một số môn khoa học. [21]
Ngày 16 tháng 3 năm 1916, Sở Học chính Bắc Kỳ đã trình một báo cáo dài 15
trang lên Tồn quyền Đơng Dương về việc tổ chức giáo dục bản xứ ở Bắc Kỳ sau khi
hủy bỏ các kỳ thi Nho giáo. Hội đồng nhận định rằng trong hai kỳ thi Hương 1909 và
1912, các thí sinh đã thi thêm một số mơn cần thiết như tiếng Pháp, quốc ngữ để chuẩn
bị tinh thần cho một nền giáo dục kiểu mới. Sau kỳ thi Hương cuối cùng năm 1915,
nền giáo dục bản xứ gồm hai cấp học, đặt dưới sự quản lý của Sở Học chính Bắc Kỳ là
bậc Ấu học và Tiểu học. Tiếp đó, với việc ban hành bộ Học chính tổng quy vào ngày

13


21 tháng 12 năm 1917 và được hiện thực hóa từ năm 1918, tất cả các trường Tổng
trong hệ thống bản xứ đều chuyển thành các trường Sơ học nhà nước trong hệ giáo dục
Pháp-Việt1. Đây chính là thời điểm mà cuối cùng người Pháp đã thực hiện được áp đặt
lên thuộc địa quyền lực của họ vốn được khẳng định từ những năm cuối thế kỷ XIX
“Điều cần phải được phát biểu một cách công khai là, trong thực tế, các chủng tộc ưu
việt có quyền hạn trên các chủng tộc hạ đẳng” [12, trích diễn văn của Jules Ferry
(1832-1893) đọc vào những tháng khởi đầu của nhiệm kỳ thủ tướng lần thứ nhì của
ơng ta]. Bản chất thực sự của việc “gánh vác sự mệnh khai hoá cho các dân tộc dã
man” này lại tiếp tục được Pierre Pasquier - Tồn Quyền Đơng Dương thuộc Pháp –
Nhiều nghiên cứu khác về chính sáhc giáo dục của Pháp tại Việt nam những năm đầu thế kỷ XX
cũng khẳng định: tồn quyền Paul Beau (1902-1906) đã tiến hành một chính sách giáo dục mới. Nền

giáo dục của Việt Nam trong thời gian này đã có một bước tiến bộ đáng kể. Chính sách giáo dục của
Paul Beau tập trung vào 6 nhiệm vụ sau: 1) tăng lương cho giáo viên, 2) tạo điều kiện cho các giáo
viên trường tư có cơ hội được giảng dạy trong các trường công lập, 3) mở các trường sư phạm và mở 1
khoa sư phạm trong trường Đại học Hà Nội, 4) xuất bản các sách giáo khoa viết bằng tiếng Pháp, chữ
quốc ngữ và chữ Hán, 5) thành lập Ủy ban Hoàn thiện nền Giáo dục bản địa, 6) tổ chức tốt hơn các kỳ
thi. Chính sách giáo dục này trước tiên được áp dụng ở Bắc kỳ và Trung kỳ, rồi sau mới phổ biến ở
Nam kỳ kể từ năm 1909 trở đi. Cũng trong năm này, Paul Beau đã mở trường Đại học đầu tiên ở Hà
nội, đó là trường Đại học Đơng Dương, có nhiệm vụ giúp giai cấp thượng lưu bản xứ làm quen với tư
tưởng Pháp.
Chính sách giáo dục do Paul Beau khởi xướng đã tác động vào những đối tượng chính sau
đây: (1) Hệ thống trường Việt truyền thống (học chữ Hán của giáo dục Nho giáo), (2) Hệ thống trường
Pháp – Việt, (3) Hệ thống các trường chuyên nghiệp, (4) Hệ thống trường Việt. Hệ thống trường Việt
bao gồm 3 cấp. Cấp I là trường Ấu học, cấp II là trường Tiểu học và cấp III là Trung học.
Chuyển sang thời Toàn quyền Klobukowsky (nhiệm kỳ 1908-1910), chế độ quản lý của người
Pháp chú trọng đến chính sách giáo dục theo chiều rộng, tức là hạn chế giáo dục Cao đẳng và Đại học,
và chỉ chú trọng phát triển giáo dục tiểu học và đào tạo kỹ thuật. Dưới thời Albert Sarraut (1911 –
1919) nền học vấn ở Việt Nam được tổ chức lại như sau: Sarraut đã cho bãi bỏ kỳ thi hương ở Bắc kỳ
vào năm 1915 và ở Trung kỳ vào năm 1918, thay vào đó bằng một sự phổ biến chương trình học bằng
tiếng Pháp. Trường trung học ở Hà Nội được mở cho học sinh người Việt, và Đại học Hà Nội hoạt
động lại kể từ năm 1917. Chính sách giáo dục của Albert Sarraut đánh dấu bằng sự ra đời của bộ Học
chính tổng quy áp dụng cho cả nước.
Dưới thời Tồn quyền Alexandre Varenne (nhiệm kỳ 1925-1928), chính quyền thuộc địa lại
cố gắng phục hồi các trường học ở các xã và điều chỉnh chương trình học cho phù hợp với từng dân
tộc và ngôn ngữ. Varenne cũng tập trung vào việc nâng cao khả năng giảng dạy của giáo viên, đồng
thời cố gắng thu hút các giáo viên giỏi hơn đến từ Pháp và tăng lương cho giáo viên. Varenne dành
nhiều chỗ hơn cho việc dạy và học chữ Hán.
1

14



công khai một lần nữa trong bài phát biểu ngày 15 tháng Mười năm 1930: “Chúng ta
phải làm việc để đạt các mục đích … nước Pháp sẽ nhìn thấy trên mảnh đất Á Châu
này sự đâm chồi nảy lộc của một trong những cành cây xinh đẹp nhất mọc ra từ tinh
thần của nó [tức nước Pháp, chú của người dịch] và những mục đích mà trong sự hịa
hợp và thống nhất mọi con dân của nó sẽ chứng thực cho tính chất bền bỉ của sự hiện
diện của nó…” [31].
Như vậy, kể từ năm 1906, cùng với việc thành lập Hội đồng hoàn thiện giáo
dục bản xứ, hệ thống các trường công bản xứ đã được đổi mới nhằm mục tiêu cuối
cùng là cung cấp nguồn nhân lực chuẩn bị cho sự phát triển của các trường Pháp-Việt.
Ngoài các trường tư Nho giáo là các trường thầy đồ ở làng xã, các trường công bản xứ
bao gồm trường Ấu học, Tiểu học và Trung học. Chương trình của các trường đều có
thêm phần chữ quốc ngữ, một số mơn khoa học như tốn, sử, địa, đặc biệt cịn có thêm
phần tiếng Pháp tự chọn. Ngồi việc lập các trường bản xứ công lập (nằm dưới sự
giám sát của Nha Học chính), hệ thống thi cử bản xứ cũng có nhiều thay đổi. Để tốt
nghiệp các trường bản xứ, học sinh phải thi qua các kỳ tuyển, khảo khóa, hạch (tương
ứng với ba bậc Ấu học, Tiểu học, Trung học). Đặc biệt, kể từ kỳ thi Hương năm 1909,
ngoài kỳ thi văn sách và luận chữ Hán cịn có thêm các kỳ thi luận quốc ngữ, toán,
khoa học, và tiếng Pháp (tự chọn). Trong kỳ thi Hương cuối cùng năm 1915, thí sinh
bắt buộc phải thi tiếng Pháp. Năm 1918, các trường bản xứ chuyển thành trường PhápViệt, giáo dục bản xứ khơng cịn thuộc hệ thống trường cơng và khơng trực thuộc sự
quản lý của Sở Học chính Bắc Kỳ [21].
Nhìn chung, tình hình giáo dục của Việt Nam từ những ngày đầu thực dân Pháp
xâm lược cho đến những năm 1930, 1940 là một chuỗi những điều chỉnh, tương
nhượng để cuối cùng có một chuyển đổi từ nền giáo dục truyền thống sang nền giáo
dục của phương Tây. Chính quyền thực dân đương nhiên thực thi chủ trương phát triển
giáo dục này khơng ngồi mục đích cai trị và khai thác nguồn lợi ở thuộc địa. Tuy
nhiên, với việc hủy bỏ hoàn toàn nền giáo dục truyền thống, một nền giáo dục được
xem là văn minh, hiện đại của phương Tây đã có khơng gian để cắm rễ; và việc

15



chuyển giao (từ phía thực dân), tiếp biến (từ phía trí thức dân tộc) nền giáo dục mới đã
góp phần tạo dựng, phát triển một nền giáo dục Việt Nam hiện đại.
1.3. Cấu trúc tầng lớp trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX
Sơ lược bối cảnh giáo dục – một phân nhỏ của bối cảnh lịch sử, văn hoá – trình
bày ở trên cho thấy, vào những năm đầu thế kỷ XX tại Việt Nam đã diễn ra những
bước chuyển đổi dần dần nhưng căn bản nền giáo dục Việt Nam. Bối cảnh cụ thể đó
đã tác động trực tiếp đến cấu trúc trí thức Việt Nam giai đoạn này.
Khơng khó để nhận ra rằng tương ứng với hai mơ hình giáo dục là hai nhóm trí
thức mà tự họ khi ấy đã định danh cho mình là cựu học, tân học. Và ở giữa hai định
danh có thể coi là đối lập ấy lại có những trạng thái giao thoa hết sức phong phú: trí
thức cựu học cố gắng chuyển mình theo tư tưởng mới, họ được gọi là thế hệ nhà nho
duy tân mà đại diện là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và phong trào Đông kinh
nghĩa thục tại Bắc Kỳ năm 1907, hoặc được đào tạo cả cựu học và tân học với đại diện
Phạm Quỳnh; cịn bên phía kia là trí thức Âu học, nhưng lại muốn quay về truyền
thống. Sự phân chia cựu-tân như vậy rõ ràng chỉ mang tính chất tương đối, và do tình
trạng nhượng bộ của quá trình chuyển đổi mơ hình giáo dục như đã nói ở trên, cấu trúc
trí thức Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX càng trở nên phức tạp.
Có thể kiểm chứng tính phức tạp này qua thái độ của các thế hệ trí thức những
năm đầu thế kỷ XX đối với Nho giáo, Nho học. Như đã nói ở trên, đây là thời kỳ của
sự đụng độ của hai luồng tư tưởng, hệ văn hóa đối lập: đơng - tây, kim - cổ. Sau gần
1000 năm thống trị ở Việt Nam với tư cách hệ tư tưởng chính thống, Nho giáo nói
chung, Nho học nói riêng bước vào giai đoạn suy tàn. Chưa bao giờ vấn đề “công tội”
của Nho giáo, cái “ao sách ruộng nghiên” của những anh khóa lại bị đem ra cân đong,
phán xét nhiều như thế. Tìm trong tư liệu lịch sử, khơng khó để những phê bình gay
gắt của giới học giả duy tân bấy giờ dành cho cổ học. Phan Bội Châu (1867-1940) viết
trong Việt Nam quốc sử khảo: "Trung quốc bỏ Khoa cử từ năm Canh Tý (1900), Triều
Tiên bỏ từ năm Giáp Ngọ (1894), đó là một việc nhơ nhớp, duy chỉ nước ta còn có mà
thơi " và " người ta mửa ra, mình lại nuốt vào" [36]. Phan Kế Bính (1875-1921) cũng

thở than: “Than ơi, học là để mở trí khơn cho lồi người mà chỗ hương thôn lại là gốc
16


của xã hội. Cứ như lối học của ta thuở trước thì chẳng những làm chậm đường tiến hóa
cho dân mà cịn làm hại cho tính thơng minh của người ta nữa” [4, tr.162]. Đây là cách
nhìn được Ngơ Tất Tố ít nhiều chia sẻ. Nhưng bên cạnh đó, lại cũng có khơng ít những
nỗi luyến nhớ nền giáo dục được bảo lưu các triều đại phong kiến, gắn với những tinh
hoa dân tộc, hoặc đối nhìn lại nó với những ngậm ngùi về vàng son một thuở, như
cách Chu Thiên thể hiện trong sáng tác của mình.
Trong cơng trình chuyên sâu về trí thức Việt Nam, Ba thế hệ trí thức người Việt
(1862-1954), từ góc độ liên ngành xã hội học lịch sử, tác giả Trịnh Văn Thảo đã cho
rằng trong khoảng thời gian đó có ba thế hệ1: thế hệ năm 1962: Trí thức cổ điển; thế hệ
1907: Trí thức của hai thế giới; thế hệ 1925: Trí thức Âu hoá [45, tr.27-31]. Dù chỉ đặc
định cho thế hệ 1907 là thế hệ trải qua những thoả hiệp cũ-mới2, truyền thống và hiện
Khái niệm “thế hệ” được Trịnh Văn Thảo mượn từ định nghĩa của G. Noiriel: “chỉ một tập hợp các
cá nhân có chung những trải nghiệm sáng lập và hiểu biết về cùng những hình thái ban đầu của việc xã
hội hoá” [dẫn theo 45, tr.27]
2
Trong một hướng quan tâm khác, Lê Phương Duy đã có những khảo sát cụ thể về sự tự phân hoá
trong tầng lớp nhà nho những năm đầu thế kỷ XX như sau:
* Theo Trúc Hà trong bài Nhà Nho có lẽ chịu sầu? (Nam Phong tạp chí, số 130, năm 1928),
lớp nhà nho đương thời tách thành “ba bè bảy đảng” với hai nhóm chính: “có đảng chứa chan những
hy vọng cao xa, đương hăng hái trên con đường tân học” và “có đảng cịn đang n vị trong nho
trường mà than dài, mà thở vắn”. Đối với lớp trước thì ơng khen ngợi “có cái tâm chí cao thượng ấy,
thật đáng kính phục thay”. Cịn đối với lớp sau, ông bày tỏ “nghĩ cũng ái ngại xót xa thay”.
1

* Theo Nguyễn Đôn Phục, trong bài Phái nhà Nho khoảng ba mươi năm nay đối với sự học cũ
(Nam Phong tạp chí, số 195, năm 1934): Giai đoạn này, đội ngũ nhà Nho thành 3 phái: phái duy tân,

phái lười biếng, bạc nhược và phái a dua. Phái duy tân: “Phái này thì nhờ về cái tinh hoa của Khổng
giáo, biết đạo minh đức, biết nghĩa tùy thời. Kịp khi gặp có phong trào duy tân của Trung Quốc, tỉnh
ngộ ra rằng lối khoa cử là hủ bại, không đủ ứng tiếp với thời đại đua chen, cực lực hô hào cơng kích
lối cũ, hoan nghênh lối mới, để làm tai làm mắt, hướng đạo cho quốc dân”. Ông ca ngợi phái
này “thực cũng có can đảm đứng giữa trần ai, khơng bị sóng gió của thời thế cuốn đi”. Tuy nhiên,
nhược điểm của phái duy tân này là bởi sự cực đoan: “Nhất thiết lối học cũ đều cho là hủ bại hay là
nhi hí. Thậm chí có danh từ là thủ cựu quỉ để chê những kẻ nhà nho khơng biết duy tân. Trong khi hơ
hào đó khơng khỏi có lời thiên lệch quá đáng”. Phái lười biếng, bạc nhược: “Tuy là danh hiệu nhà
nho, nhưng kỳ thực cũng khơng phải là chí khí nhà nho. Cái thân phận các ông ấy chỉ theo phong trào
của thời đại mà lên xuống. Thời đại dùng chữ Nho thì các ông ấy túa lên như mây, thời đại không
dùng chữ Nho thì các ơng ấy cái tinh thần chết hẳn. Hoặc là đủng đỉnh trong ngõ cúc tùng, hoặc là tiêu
dao trong làng túy hương, hoặc là nằm co trong miền sơn dã, hoặc là khốn quẫn về đường y

17


đại [45, tr.28-30], nhưng thực tế đây là trạng thái còn kéo dài sang cả thế hệ sau. Như
nhận định của Trịnh Văn Thảo, thế hệ “Trí thức Âu hố” 1925 đã gạt đội ngũ trí thức
cũ “sang nghiệp viết lách và hoạt động chính trị, cách mạng” [45, tr.30], và ở phạm vi
văn hố, cũng “có hai quỹ đạo riêng rẽ: một nhóm Âu hố, gồm những người viết văn
(như nhóm các nhà văn nổi tiếng của Tự lực văn đoàn từ năm 1930 đến năm 1940) và
các nhà nghiên cứu khoa học xã hội (dân tộc học, sử học, khảo cổ học)… và một nhóm
trí thức chủ yếu là những “người kế thừa” gắn bó với truyền thống gia đình…” [45,
tr.31]. Đặc biệt, Trịnh Văn Thảo cũng khẳng định: Giữa hai thái cực này luôn tồn tại
một mép lề trung gian, linh hoạt và sống động, thu nhận lần lượt các lựa chọn và khẩu
hiệu đối nghịch, là nạn nhân và đồng thời là tòng phạm của sự thay đổi xã hội” [45,
tr.31; học viên nhấn mạnh]. Mặc dù đây là nhận định rút ra từ một nghiên cứu thế hệ
từ góc nhìn xã hội học lịch sử nhưng chúng tôi vẫn thấy nhiều điểm gợi dẫn thú vị cho
việc tìm hiểu thế hệ các nhà nho (tức trí thức cựu học) buộc phải xi theo thời đại
canh tân trong phạm vi nghề viết những năm 1930, 1940 tại Việt Nam mà Ngô Tất Tố

và Chu Thiên là hai trường hợp cụ thể.
thực”. Phái a dua: “Chỉ biết theo đời mà không biết vãn cứu cho đời. Phái ấy thường có cái kỹ dạng
nghênh hợp phong trào, và cái tâm lý sách ẩn hành quái. Nên chi ở thời đại nào cũng cũng mở mang
miệng lưỡi, vẽ vời văn chương”. Phái này trong buổi đầu“đương lúc dân trí cịn chửa khai, vạn sự cịn
ê trệ, phái ấy hơ hào duy tân, cơng kích thủ cựu”. Tuy nhiên, “kịp khi hai chữ duy tân đã thành hủ
sáo”, thì phái này chỉ biết “hô hào với cổ động suông”. Cái tội của phái này được quy kết là “a dua
thời thế”, khơng biết tìm cách “giàng buộc tiếp nối cái dây cựu học sắp đứt” mà lại còn “toan cầm dao
cắt đứt đi”.
* Phạm Quỳnh (trong bài Nhà Nho, Nam Phong tạp chí, số 172, năm 1927) đồng quan điểm
với với Nguyễn Đơn Phục khi chia lớp trí thức cũ thành hai phái duy tân và a dua. Ông thể hiện cái
nhìn khá bi quan về hiện trạng của Nho sĩ đương thời với sự “tiến thối lưỡng nan”, khơng thể duy tân
song cũng khó lịng “duy cựu”: “Nay nhà Nho ta, từ khi thấy thời thế thay đổi, tự xét mình khơng đắc
dụng với đời nữa, sinh ra chán nản, trước sau chỉ biết giữ một cái thái độ tiêu cực. Thảng hoặc cũng có
kẻ hăng hái, khơng muốn cam tâm chịu tiêu cực nữa, thì lớp trước kia hô hào cải cách, rủ nhau xuất
dương rồi mà sở chí sở sự khơng thành, kết cục đến kẻ bơn ba nơi hải ngoại, người ủ dột chốn lao
lung, còn ai sống sót thì cũng là đem cái thân tàn mà ngậm ngùi với nước non bạc bẽo, nghĩ càng thêm
cảm lại thêm thương”.
[Lược khảo nội dung bàn về Nhà Nho Việt Nam đầu thế kỷ XX trong một số bài viết trên tạp chí Nam
Phong,
truy cập tại />
18


1.4. Học vấn và những tác phẩm của Ngô Tất Tố, Chu Thiên về Nho giáo
1.4.1. Học vấn của Ngô Tất Tố và tác phẩm “Lều chõng”
Ngô Tất Tố (1893-1954) sinh ra tại làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ
Sơn, Bắc Ninh (nay là huyện Đông Anh, Hà Nội) và được được thụ hưởng một nền
giáo dục Nho học ngay từ nhỏ. Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lịng chữ Hán ở q,
sau đó ơng theo học với một số thầy đồ trong vùng. Sau khi đỗ kỳ sát hạch, Ngơ Tất
Tố ứng thí kỳ thi hương nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo

hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai. Ông
qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị. Đây cũng là khoa thi cuối cùng tại
Bắc Kỳ.
Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo, bắt đầu với tờ An Nam tạp chí. Khi
tờ báo phải tự đình bản vì thiếu tiền, Ngơ Tất Tố vào Sài Gịn. Ở Sài Gịn gần ba năm,
Ngơ Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: An
Nam tạp chí, Thần chung, Phổ thơng, Đơng Dương, Hải Phịng tuần báo, Thực
nghiệp, Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ ba, Tương lai, Công dân, Đông Pháp thời
báo, Thời vụ, Hà Nội tân văn... với 29 bút danh khác nhau. Năm 1945, khi Cách mạng
tháng Tám nổ ra, Ngô Tất Tố tham gia vào ủy ban giải phóng ở quê nhà, xã Lộc Hà.
Năm 1946, ơng gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến
chống Pháp với tư cách một người viết báo và viết văn. Ông qua đời ngày 20 tháng 4
năm 1954 tại n Thế, Bắc Giang.
Có thể thấy, Ngơ Tất Tố đã được trang bị vốn tri thức Nho giáo trọn vẹn như
mọi kẻ sĩ truyền thống, nhưng trong hoàn cảnh xã hội đổi thay, con đường tiến thân
bằng khoa cử bị ngáng trở, ơng đã có một lối rẽ sang một nghề nghiệp mới xa lạ với
nho sĩ là làm báo và viết văn. Ngô Tất Tố làm báo trước khi thử làm một người sáng
tác văn chương, và di sản báo chí của ơng cũng đồ sộ hơn lượng tác phẩm văn chương
rất nhiều. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự gặp gỡ giữa ký giả Ngô Tất Tố và nhà văn
Ngô Tất Tố là hiện thực tăm tối của xã hội Việt Nam những năm 1930-1040, trong đó
những cảnh sống khốn cùng của tầng lớp dưới đáy xã hội làng xã giữa sự o ép của
thiết chế thực dân-phong kiến cùng những tập tục hủ lậu được ông đặc biệt chú ý. Bên

19


cạnh đó, có một mảng đời sống khác là sinh hoạt nho học đã được Ngô Tất Tố miêu tả
hết sức thành công qua một số tác phẩm văn chương, tiêu biểu là Lều chõng.
Bối cảnh Lều chõng bắt đầu từ năm Minh Mệnh thứ 12 đến năm Kiến Phúc
(1884). Thời gian đó thực dân Pháp đang tiến hành nhiều hoạt động quân sự đe dọa

nền độc lập nước nhà nưng triều đình phong kiến vẫn cổ hủ trong quy cách thi cử lạc
hậu.Thí sinh muốn thi đỗ đạt thì phải dùi mài kinh sử ở xứ Bắc mà Nam sử lại chỉ là
thứ yếu. Họ chỉ cần nhai lại các giáo lí và tn thủ ngun tắc “tơn Khổng, sùng Nho,
chuyên kinh, phục cổ”, những nguyên tắc giáo dục mà Khổng Tử đã đề ra cho mơn đệ
của mình hai ngàn năm trước.
Tác phẩm đã dựng lại một cách sinh động, chân thật bức tranh vừa bi thảm vừa
khôi hài của chế độ giáo dục và khoa cử mục nát dưới triều Nguyễn. Viết Lều chõng,
Ngô Tất Tố cũng dành phần thiện cảm rõ rệt cho những nhà nho như Đào Vân Hạc,
Hải Âu, cụ bảng Tiên Kiều, cụ nghè Quỳnh Liên… Qua họ, ông muốn gửi gắm một
phần tâm sự của chính mình và những người trí thức tiểu tư sản bi quan bất lực từ sau
1930, gợi ra một con đường thoát li mang vẻ “thi vị ngày xưa” của những tâm hồn nho
sĩ tài hoa lỡ vận.
Với Lều chõng, Ngô Tất Tố muốn làm nổi bật lên những nét chính của cái sự
học và lối thi cử thời phong kiến với tất cả mọi sự thối nát của nó. Vì vậy, nhiều
nghiên cứu đã cho rằng tác phẩm thực sự là bản án đanh thép đối với chế độ giáo dục
khoa cử truyền thống Việt Nam.
Tóm lại, Lều chõng đã miêu tả tấn bi kịch của những nhà nho có tài trong xã hội
phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ: "Tác
phẩm của Ngơ Tất Tố như một lời cải chính, hơn thế, một bản tố cáo chế độ khoa cử
lỗi thời và thấp thoáng sau mỗi chương, mỗi hàng chữ là một nụ cười chế giễu, có khi
là tiếng cười ra nước mắt" (Lời giới thiệu Lều chõng, bản in 2002 của Nhà xuất bản
Văn học).

20


×