Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đề xuất giải pháp thiết kế nâng cấp, tu bổ hệ thống đê biển huyện hậu lộc thanh hóa ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nâng biển dâng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 110 trang )

i

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
2
3. Phương pháp nghiên cứu
2
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4
1.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU ĐÊ, KÈ BIỂN
4
1.1.1 Tổng quan chung về đê, kè biển
4
1.1.2 Tình hình nghiên cứu đê, kè biển ở Việt Nam và Thế giới
5
1.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KTXH KHU VỰC NGHIÊN CỨU
10
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
10
1.2.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
15
1.3 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG VEN BIỂN
CỦA TỈNH THANH HÓA
17
1.3.1 Hiện trạng hệ thống hạ tầng ven biển của tỉnh Thanh Hóa


17
1.3.2 Quy hoạch hệ thống hạ tầng ven biển tỉnh Thanh Hóa
19
1.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
21
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐẾN HỆ THỐNG ĐÊ BIỂN, ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CẤP ĐÊ BIỂN
THANH HĨA
22
2.1 RÀ SỐT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐÊ BIỂN THANH
HĨA
22
2.1.1 Rà sốt hiện trạng
22
2.1.2 Đánh giá chung về hiện trạng đê biển tỉnh Thanh Hóa
35
2.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HỆ THỐNG ĐÊ
BIỂN THANH HÓA
35
2.2.1 Các tác động hiện hữu
35
2.2.2 Kịch bản biến đổi khí hậu khu vực ven biển tỉnh Thanh Hóa
37
2.2.3 Dự báo tác động của biến đổi khí hậu
38
2.3 ĐỊNH HƯỚNG TU BỔ, NÂNG CẤP CÁC TUYẾN ĐÊ BIỂN
40
2.3.1 Đê biển huyện Nga Sơn
40
2.3.2 Đê biển huyện Hậu Lộc

41
2.3.3 Đê biển huyện Hoằng Hóa
41
2.3.4 Đê biển thị xã Sầm Sơn
42


ii

2.3.5 Đê biển huyện Quảng Xương
43
2.3.6 Đê biển huyện Tĩnh Gia
44
2.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
44
CHƯƠNG 3. XÁC ĐỊNH ĐOẠN ĐÊ BIỂN CẦN NÂNG CẤP VÀ LỰA CHỌN
MẶT CẮT ĐÊ BIỂN HỢP LÝ CHO TUYẾN ĐÊ BIỂN HẬU LỘC
46
3.1 XÁC ĐỊNH ĐOẠN ĐÊ BIỂN HẬU LỘC CẦN NÂNG CẤP
46
3.1.1 Định hướng quy hoạch chi tiết ven biển Hậu Lộc
46
3.1.2 Diễn biến bồi xói ven biển Hậu Lộc
46
3.1.3 Phương án nâng cấp tuyến đê biển Hậu Lộc
49
3.2 ĐỀ XUẤT MẶT CẮT ĐÊ BIỂN HẬU LỘC HỢP LÝ
58
3.2.1 Đề xuất các dạng mặt cắt đê biển điển hình
58

3.2.2 Lựa chọn mặt cắt đê biển Hậu Lộc hợp lý
63
3.3 XÁC ĐỊNH MẶT CẮT ĐÊ BIỂN ĐIỂN HÌNH
65
3.3.1 Mặt cắt đê, kè biển phù hợp
66
3.3.2 Các thơng số tính tốn
66
3.3.3 Xác định các thơng số kỹ thuật
73
3.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
88
CHƯƠNG 4. TÍNH TỐN ỔN ĐỊNH CHO ĐOẠN ĐÊ BIỂN QUY HOẠCH 89
4.1 TÍNH TỐN ỔN ĐỊNH MÁI
89
4.1.1 Giới thiệu phần mềm GEO-SLOPE
89
4.1.2 Các thông số tính tốn
91
4.1.3 Kết quả tính tốn
92
4.2 TÍNH TỐN THẤM QUA THÂN VÀ NỀN ĐÊ
93
4.2.1 Mực nước tính tốn
93
4.2.2 Phương pháp tính
93
4.2.3 Kết quả tính tốn
93
4.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
96
1. Những kết quả đạt được
96
2. Những vấn đề tồn tại
97
3. Kiến nghị
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
98
PHỤ LỤC
100


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế của vùng ven biển giai đoạn 2006 - 2010

15

Bảng 1.2 Dân số và lao động trong vùng ven biển Thanh Hóa

16

Bảng 3.1 Tiêu chuẩn an tồn

67


Bảng 3.2 Tiêu chí phân cấp đê

67

Bảng 3.3 Kết quả tính sóng phục vụ đê biển

70

Bảng 3.4 Chiều rộng đỉnh đê theo cấp cơng trình

77

Bảng 3.5 Trọng lượng ổn định viên đá theo Vmax

87

Bảng P1. Chỉ tiêu cơ lý của Lớp 1

101

Bảng P2. Chỉ tiêu cơ lý của Lớp 2

102

Bảng P3. Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu cát đắp

103

Bảng P4. Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu đất đắp là đất đồi


104

Bảng P5. Số liệu mặt cắt bãi ban đầu

105


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Đê PAM 4617 xã Hoằng Phụ bị bão số 7/2005 tàn phá
Hình 2.2 Đê tả Lạch Bạng đoạn Xuân Lâm-Trúc Lâm xây dựng năm 2006
Hình 2.3 Đê cửa sơng Bạng xã Hải Bình-Tĩnh Gia chưa được nâng cấp
Hình 3.1 Bản đồ biến động bồi tụ xói lở cửa sơng Ninh Cơ - Cửa Đáy giai
đoạn 1989 - 2008
Hình 3.2 Bản đồ xác định tuyến đê biển huyện Hậu Lộc
Hình 3.3 Bản đồ xác định đoạn đê biển cần nâng cấp, tu bổ
Hình 3.4 Mơ hình đê mái nghiêng
Hình 3.5 Mơ hình đê 2 tuyến
Hình 3.6 Mơ hình tiêu nước đỉnh đê
Hình 3.7 Tường chắn sóng phía biển kết hợp kênh thu và tiêu nước mặt đê
Hình 3.8 Mũi hắt sóng của tường đỉnh trên đê
Hình 3.9 Đê kiểu tường đứng
Hình 3.10 Mơ hình đê mái nghiêng
Hình 3.11 Mặt cắt ngang đê đoạn từ K6+808 - K7+600
Hình 3.12 Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm MC17
Hình 3.13 Nhập dữ liệu tính truyền sóng
Hình 3.14 Phân bố chiều cao sóng ngang bờ
Hình 3.15 Xác định chiều cao sóng trước chân cơng trình
Hình 3.16 Tính tốn sóng leo - sóng tràn trên mái đê

Hình 3.17 Một số kiểu cấu kiện bê tơng lắp ghép có liên kết tự chèn
Hình 3.18 Một số kiểu cục bê tơng lắp ghép độc lập
Hình 3.19 Cấu kiện bê tơng STONEBLOCK
Hình 3.20 Tính tốn chiều dày lớp phủ mái
Hình 3.21 Kích thước cấu kiện BT đúc sẵn ứng với chiều dày D=62cm
Hình 3.22 Kích thước cấu kiện bê tơng STONEBLOCK
Hình 3.23 Kết cấu chân kè bảo vệ mái phía biển
Hình 4.1 Khối trượt cung trịn
Hình 4.2 Sơ đồ phương pháp phân mảnh tính trượt cung trịn
Hình 4.3 Tính tốn ổn định trượt mái phía biển
Hình 4.4 Tính tốn ổn định trượt mái phía đồng
Hình 4.5 Phân bố cột nước thấm
Hình 4.6 Phân bố gradien thấm
Hình 4.7 Gradien thấm chân mái phía đồng

28
32
33
49
51
52
59
60
61
61
63
63
64
66
69

71
72
72
75
79
79
79
81
82
83
85
90
90
92
93
94
94
94


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống đê biển là hạ tầng cơ sở quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã
hội, quốc phòng an ninh vùng đồng bằng ven biển của các địa phương nói riêng và
cả nước nói chung. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
các tỉnh, thành phố ven biển thường xuyên phải đón nhận từ sáu đến tám cơn bão
mỗi năm với diễn biến ngày càng phức tạp, cộng với tình trạng nước biển dâng gây
ngập úng nhiều khu dân cư, đe dọa trực tiếp tính mạng, tài sản của nhân dân và của

Nhà nước.
Vùng ven biển Thanh Hóa nằm ở khu vực ven biển Vịnh Bắc Bộ [10], [6],
bao gồm 6 huyện, thị xã giáp biển: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương,
Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn. Vùng có đường bờ biển dài 102 km với vùng biển rộng
khoảng 1,7 vạn km2, trong vùng biển có đảo Hịn Nẹ và quần đảo Hịn Mê. Vùng
ven biển Thanh Hóa có vị trí quan trọng và là hành lang lưu thông đối ngoại kết nối
Thanh Hóa và các vùng đồng bằng, vùng miền Tây của tỉnh thông qua cảng biển
với các khu vực trong nước và quốc tế. Thực hiện chủ trương hướng ra biển của
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, vùng ven biển là địa bàn phát triển kinh
tế ven biển và biển đảo, vành đai kinh tế ven biển đóng vai trị địa bàn động lực lơi
kéo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa trong những thập kỷ đầu của
thế kỷ 21. Huyện Hậu Lộc là một địa phương có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển
và đã đóng góp lớn vào phát triển kinh tế biển của tỉnh Thanh Hóa. Là một huyện
ven biển, Hậu Lộc thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lũ, hạn hán và
xâm nhập mặn. Hằng năm vào mùa khô, lưu lượng nước từ thượng nguồn sụt giảm,
lượng mưa ít cùng với triều cường thì hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn trên địa
bàn ven biển của tỉnh Thanh Hóa nói chung và khu vực ven biển của huyện Hậu
Lộc nói riêng diễn ra gay gắt, làm cho nhiều diện tích sản xuất đất nơng nghiệp mất
trắng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước phục vụ sinh hoạt.


2

Để chủ động ngăn mặn, giữ ngọt, đối phó với thiên tai ngày càng nghiêm
trọng, từ nhiều năm nay tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp thiết thực nhằm từng
bước nâng cấp, tu bổ hệ thống đê biển của tỉnh. Tuy nhiên do hạn chế về kinh phí
nên việc đầu tư xây dựng hệ thống đê cịn mang tính đối phó, chắp vá và thiếu đồng
bộ. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt là
tác động của bão và áp thấp nhiệt đới ngày càng trở nên ác liệt và dị thường, nên vai
trò của hệ thống đê biển cần được xem xét và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và hiệu

quả. Vì vậy việc rà sốt đánh giá hiện trạng hệ thống đê biển huyện Hậu Lộc –
Thanh Hóa và nghiên cứu lựa chọn tuyến đê biển, mặt cắt đê biển hợp lý đảm bảo
phát triển kinh tế xã hội và ứng phó hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu tồn
cầu là rất cấp bách, thiết thực. Do đó đề tài “Đề xuất giải pháp thiết kế nâng cấp, tu
bổ hệ thống đê biển huyện Hậu Lộc - Thanh Hóa ứng phó hiệu quả với biến đổi khí
hậu và nước biển dâng” là rất cấp thiết cho giai đoạn hiện nay cũng như cho sự phát
triển lâu dài của khu vực ven biển của tỉnh Thanh Hóa trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Rà soát đánh giá hiện trạng hệ thống đê biển của tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống đê biển của tỉnh
Thanh Hóa.
- Tính tốn Quy hoạch tuyến đê biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ứng
phó hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Kế thừa, áp dụng có chọn lọc sản phẩm khoa học và cơng nghệ hiện có trên
thế giới và trong nước. Kế thừa các nghiên cứu khoa học, các dự án liên quan đến
khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, phân tích, đánh giá xác định nguyên nhân.
- Phương pháp phân tích thống kê.
- Phương pháp kế thừa các tài liệu đã xuất bản.
- Phương pháp sử dụng ý kiến chuyên gia.


3

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tuyến và mặt cắt đê biển hợp lý nhất để đảm bảo đê
biển ổn định nhất dưới tác dụng của sóng leo và của bão lũ.
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống đê biển dọc ven biển tỉnh Thanh Hóa.



4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU ĐÊ, KÈ BIỂN
1.1.1 Tổng quan chung về đê, kè biển
1.1.1.1 Nhiệm vụ và chức năng của đê, kè biển
Đê biển là loại cơng trình chống ngập do thuỷ triều và nước dâng đối với khu
dân cư, khu kinh tế và vùng khai hoang lấn biển. Kè biển là loại cơng trình gia cố
bờ trực tiếp chống sự phá hoại trực tiếp của hai yếu tố chính là tác dụng của sóng
gió và tác dụng của dịng ven bờ. Dịng này có thể mang bùn cát bồi đắp cho bờ hay
làm xói chân mái dốc dẫn đến làm sạt lở bờ.
1.1.1.2 Đặc điểm của đê biển Việt Nam [4]
Đê biển được thiết kế như cơng trình bán vĩnh cửu: Trước tình trạng xói
lở, bồi tụ đang diễn ra trên hầu hết đường bờ biển nước ta với cường độ và tốc độ
khác nhau. Và để đảm bảo hiệu quả của các tuyến đê biển trong điều kiện kinh tế xã
hội của nước ta hiện nay thì đê biển được xây dựng như cơng trình bán vĩnh cửu
theo tuyến được tính tốn trước căn cứ theo dự báo biến đổi của đường bờ để đê có
thể phát huy hiệu quả cao nhất trong một chu kỳ nhất định. Theo quan điểm này, đê
biển được phân làm 3 cấp: đê vĩnh cửu, đê bán vĩnh cửu và đê tạm. Trừ một vài
đoạn đê biển được xếp vào loại cơng trình vĩnh cửu, đê biển nước ta được coi như
cơng trình bán vĩnh cửu.
Đê biển có thể phải để cho tràn nước: Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt,
điều kiện kinh tế chưa cho phép và đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu tồn cầu
thì đê biển Việt Nam hiện nay và trong những năm tới nhiều khi phải để cho tràn
nước. Tuy nhiên, do đê biển là cơng trình đất, được xây dựng bằng vật liệu mềm
yếu, bở rời trên nền đất yếu nên khi nước tràn qua đã gây ra những hư hỏng khơng
nhỏ, có trường hợp đứt cả tuyến đê. Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu kết cấu đê biển
phù hợp để có thể vẫn tận dụng được đất tại chỗ để xây dựng đê biển. Ngoài ra
trong trường hợp cần thiết vẫn có thể cho nước chảy tràn qua đê mà đê vẫn ổn định.

Đê biển là cơng trình có khối lượng đào đắp rất lớn: Đê biển nước ta có
chiều dài rất lớn (tới 2.700Km), có những nơi đắp đến 2, 3 tuyến đê, đại đa số đều


5

được xây dựng trên nền đất yếu vì thế mặt cắt đê biển cũng khá lớn, thường thì đê
biển hiện nay có độ dốc mái phía biển m = 3 ÷ 4,5; mái phía đồng m = 2,5 ÷ 4, do
vậy khối lượng đất sử dụng để đắp đê là rất lớn, không kinh tế để vận chuyển đất
đắp đê từ nơi khác đến vì gặp nhiều bất lợi như cự ly vận chuyển xa, đường xá khó
khăn, kinh phí lớn. Vì vậy, dùng đất tại chỗ để đắp đê biển là sự lựa chọn hợp lý và
đúng đắn.
Đặc điểm địa chất nền đê và đất đắp đê biển: Theo các kết quả khảo sát,
nghiên cứu thì tuyến đê biển nước ta nằm trên các dạng nền đất mềm yếu. Đất đắp
đê cũng là loại đất có ở nền đê gồm á sét, á cát, bùn sét, bùn á sét, bùn á cát với
đường kính hạt thay đổi trong khoảng từ 0,005 ÷ 0,5mm, góc ma sát trong φ = 3044’
÷ 28030’, lực dính c = 0,028 ÷ 0,195 Kg/cm2. Vấn đề đặt ra khi cải tạo, nâng cấp,
xây mới hệ thống đê biển nước ta là phải nghiên cứu một cơng nghệ mới có thể tận
dụng đất tại chỗ để đắp đê mà đê vẫn làm việc ổn định.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu đê, kè biển ở Việt Nam và Thế giới
Đê biển và các hạng mục cơng trình phụ trợ khác hình thành nên một hệ
thống cơng trình phòng chống, bảo vệ vùng nội địa khỏi bị lũ lụt và thiên tai khác từ
phía biển. Vì tính chất quan trọng của nó mà cơng tác nghiên cứu thiết kế, xây dựng
đê biển ở trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có biển, đã có một lịch sử phát
triển rất lâu đời. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các điều kiện tự nhiên và trình độ phát
triển của mỗi quốc gia mà các hệ thống đê biển đã được phát triển ở những mức độ
khác nhau.
1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu đê, kè biển trên thế giới
Ở các nước Châu Âu phát triển như Hà Lan, Đức, Đan Mạch,... đê biển đã
được xây dựng rất kiên cố nhằm chống được lũ biển (triều cường kết hợp với nước

dâng) với tần suất hiếm. Khoảng vài thập niên trước đây quan điểm thiết kế đê biển
truyền thống ở các nước Châu Âu là hạn chế tối đa sóng tràn qua do vậy cao trình
đỉnh đê rất cao, mặt cắt ngang đê điển hình rất rộng, mái thoải, có cơ mái ngồi và
trong kết hợp làm đường giao thơng dân sinh và bảo dưỡng cứu hộ đê.


6

Ở những năm gần đây, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng
hiện nay tư duy và phương pháp luận thiết kế đê biển ở các nước phát triển đang có
sự biến chuyển rõ rệt. Giải pháp kết cấu, chức năng và điều kiện làm việc của đê
biển được đưa ra xem xét một cách chỉnh thể hơn theo quan điểm hệ thống, lợi dụng
tổng hợp, bền vững và hài hịa với mơi trường. An tồn của đê biển đã được xem
xét trong một hệ thống chỉnh thể, trong đó nổi bật lên hai nhân tố ảnh hưởng chủ
yếu: (i) Bản thân cấu tạo hình học và kết cấu của đê và (ii) Điều kiện làm việc và
tương tác giữa tải trọng với cơng trình. Các nỗ lực nhằm nâng cao mức độ an toàn
của đê biển đều tập trung vào cải thiện hai nhân tố này.
- Về cấu tạo hình học và kết cấu đê: Qua thực tiễn thiên tai bão lũ ở nhiều
nước, đa số đê biển khơng phải bị vỡ do cao trình đỉnh quá thấp (nước tràn qua đê).
Đê có thể vỡ trước khi mực nước lũ dâng cao tới đỉnh do mái kè phía biển khơng đủ
kiên cố để chịu áp lực sóng và phổ biến hơn cả là đỉnh đê và mái phía trong bị hư
hỏng nặng nề do khơng chịu được một lượng sóng tràn đáng kể qua đê trong bão.
Như vậy, thay vì xây dựng hoặc nâng cấp đê lên rất cao để chống sóng tràn qua
nhưng vẫn có thể bị vỡ dẫn tới thiệt hại khơn lường thì đê cũng có thể xây dựng để
chịu được sóng tràn qua đê, nhưng không thể bị vỡ. Tất nhiên khi chấp nhận sóng
tràn qua đê cũng có nghĩa là chấp nhận một số thiệt hại nhất định ở vùng phía sau
được đê bảo vệ, tuy nhiên so với trường hợp vỡ đê thì thiệt hại trong trường hợp này
là khơng đáng kể. Đặc biệt là nếu như một khoảng không gian nhất định phía sau đê
được quy hoạch thành vùng đệm đa chức năng thích nghi với điều kiện bị ngập ở
một mức độ và tần suất nhất định. Bởi vậy đê chịu sóng tràn hay đê khơng thể phá

hủy đã giành được một mối quan tâm đặc biệt và đã được đưa vào áp dụng trong
quan điểm thiết kế đê biển hiện nay ở Châu Âu.
Để đê có thể chịu được sóng tràn thì đỉnh và mái phía trong đê cần được bảo
vệ chống xói đủ tốt. Gia cố chống xói mái đê theo phương pháp truyền thống với đá
lát hoặc cấu kiện bê tông được đánh giá là khơng bền vững và khơng thân thiện với
mơi trường. Vì vậy các giải pháp xanh, bền vững và thân thiện hơn với môi trường
đã và đang được khám phá và đê biển với mái trong trồng cỏ đã được đánh giá là


7

một trong những giải pháp có tính khả thi và bền vững nhất cho đê chịu sóng tràn.
Quan điểm xây dựng đê mái cỏ chịu sóng tràn kết hợp với việc trồng rừng ngập
mặn phía biển, và quy hoạch tốt khơng gian đê và vùng đệm sau đê, cơng trình đê sẽ
trở nên rất thân thiện với môi trường sinh thái, lý tưởng cho mục đích lợi dụng tổng
hợp vùng bảo vệ ven biển. Bên cạnh các giải pháp về mặt kết cấu chống sóng tràn
thì cấu tạo hình dạng mặt cắt ngang đê đóng vai trị quan trọng đối với đê an toàn
cao trong việc đảm bảo ổn định đê, tăng cường khả năng chống xói do dịng chảy
(sóng tràn, nước tràn), và đặc biệt là kiến tạo không gian cho các mục đích lợi dụng
tổng hợp của đê và vùng đệm phía sau đê [12].
Song song với gia cố chống sóng tràn cho mái đê phía trong thì các giải pháp
cho mái kè phía biển cũng rất quan trọng. Hàng loạt các dạng kết cấu mái kè phía
biển có khả năng ổn định trong điều kiện sóng lớn nhưng thân thiện với môi trường
sinh thái đã được nghiên cứu áp dụng. Xu thế chung hiện nay các dạng cấu kiện
khối phủ khơng liên kết có dạng hình cột trụ đang được áp dụng rộng rãi cho mái
kè. Ưu điểm nổi bật đã được chứng minh của dạng cấu kiện này là có hiệu quả kinh
tế kỹ thuật cao hơn so với các dạng kết cấu truyền thống khác như liên kết mảng
hoặc tấm mỏng thể hiện qua các mặt như mức độ ổn định cao, tính năng bảo vệ linh
động với biến dạng nền, dễ thi công và bảo dưỡng, và khả năng thân thiện tốt với
môi trường.

- Vấn đề thứ hai là về điều kiện làm việc và tương tác giữa tải trọng với cơng
trình. Đây chính là những giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động của tải trọng lên
cơng trình, đặc biệt là của sóng. Có thể phân chia các giải pháp này thành hai nhóm
chính: (i) Tơn tạo và giữ bãi/thềm trước đê; (ii) Giải pháp cơng trình nhằm giảm
sóng hoặc cải thiện điều kiện tương tác sóng và cơng trình. Nhóm giải pháp thứ
nhất, chủ yếu tập trung vào giảm thiểu các tác động của sóng trong điều kiện bình
thường, có thể là các giải pháp mềm thân thiện với môi trường như ni dưỡng bãi
(chống xói giữ bãi đê, chân đê), trồng rừng ngập mặn (giảm sóng tăng bồi lắng),
hoặc giải pháp cứng như áp dụng hệ thống kè mỏ hàn, hoặc đê chắn sóng xa bờ để
giữ bãi. Tuy vậy các giải pháp này không thể áp dụng rộng rãi mà còn phụ thuộc


8

điều kiện cụ thể ở từng vùng. Ở nhóm giải pháp thứ hai, các biện pháp cơng trình
được áp dụng với mục đích giảm sóng trong bão từ xa hoặc cản sóng bão trên bờ
nhằm thay đổi tính chất tương tác giữa sóng với cơng trình theo hướng giảm tác
động bất lợi lên cơng trình nhằm cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an
toàn của đê biển.
Như vậy có thể thấy rằng trong những năm gần đây phương pháp luận thiết
kế và xây dựng đê biển trên thế giới đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Đê biển đang
được xây dựng theo xu thế chống đỡ với tải trọng một cách mềm dẻo và linh động
hơn, do đó đem lại sự an tồn, bền vững và thân thiện hơn với mơi trường, và đặc
biệt là có thể lợi dụng tổng hợp.
1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu đê biển ở Việt Nam[4]
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực ổ bão tây bắc Thái Bình
Dương với đường bờ biển dài, tỷ lệ giữa đường bờ biển so với diện tích lục địa là
rất lớn. Do vậy hệ thống đê biển của nước ta cũng đã được hình thành từ rất sớm, là
minh chứng cho quá trình chống chọi với thiên nhiên không ngừng của người Việt
Nam. Hệ thống đê biển đã được xây dựng, bồi trúc và phát triển qua nhiều thế hệ

với vật liệu chủ yếu là đất và đá lấy tại chỗ do người địa phương tự đắp bằng
phương pháp thủ công.
Được sự quan tâm của nhà nước hệ thống đê biển nước ta đã được đầu tư
khôi phục và nâng cấp nhiều lần thông qua các dự án PAM 4617, OXFAM, EC,
CARE, ADB và các chương trình đê biển quốc gia, tuy nhiên các tuyến đê biển nhìn
chung vẫn cịn thấp và nhỏ. Đê biển miền bắc thuộc loại lớn nhất cả nước tập trung
chủ yếu ở các tỉnh Hải Phịng, Thái Bình và Nam Định. Một số tuyến đê biển đã
được nâng cấp hiện nay có cao trình đỉnh phổ biến ở mức + 5,5m (kể cả tường
đỉnh). Mặt đê được bê tông hóa một phần, nhưng chủ yếu vẫn là đê đất, sình lầy
trong mùa mưa bão và dễ bị xói mặt.
Mặc dầu có lịch sử lâu đời về xây dựng đê biển nhưng phương pháp luận và
cơ sở khoa học cho thiết kế đê biển ở nước ta còn lạc hậu, chưa bắt kịp với những
tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới. Bên cạnh đó phương pháp và cơng nghệ thi


9

cơng đê biển cịn chậm tiến bộ, ít cơ giới hóa. Gần đây trong khn khổ các đề tài
thuộc “Chương trình khoa học cơng nghệ phục vụ xây dựng đê biển và cơng trình
thủy lợi vùng cửa sơng ven biển” (Giai đoạn I từ Quảng Ninh đến Quảng Nam) thực
hiện năm 2008 - 2009, các tiến bộ mới trong kỹ thuật thiết kế và xây dựng đê biển ở
trên thế giới đã được nghiên cứu áp dụng với điều kiện cụ thể của nước ta. Trong đó
đặc biệt là khái niệm sóng tràn lần đầu tiên được xem xét là một tải trọng quan
trọng nhất trong tính tốn thiết kế đê biển và đã được đưa vào Hướng dẫn thiết kế
đê biển mới thay cho tiêu chuẩn ngành 14TCN-130-2002. Trong phạm vi đề tài
nhánh “Nghiên cứu, đề xuất mặt cắt ngang đê biển hợp lý với từng loại đê và phù
hợp với điều kiện từng vùng từ Quảng Ninh đến Quảng Nam”, các thí nghiệm sóng
tràn qua đê biển trên mơ hình vật lý máng sóng ở Trường Đại học Thủy Lợi đã
chứng tỏ việc áp dụng các phương pháp tính tốn sóng tràn tiên tiến đang được áp
dụng phổ biến hiện nay trên thế giới cho điều kiện ở Việt Nam là hoàn toàn phù

hợp. Đề tài này cũng đã đề xuất được phương pháp tính tốn thiết kế cùng với các
dạng mặt cắt đê biển điển hình phù hợp cho từng vùng địa phương trong khu vực
nghiên cứu.
Bên cạnh đó, ở Trường Đại học Thủy Lợi, lần đầu tiên một máy xả sóng đã
được chế tạo tại Việt Nam với mục tiêu thử nghiệm đánh giá khả năng chịu sóng
tràn của đê biển nước ta. Trong thời gian qua, khoa Kỹ thuật biển đã thực hiện
nhiều thí nghiệm kiểm tra độ bền của mái đê biển tại các tỉnh Hải Phịng, Thái Bình
và Nam Định. Thí nghiệm đã thử nghiệm ở một số dạng mặt cắt ngang đê biển điển
hình, đặc biệt là với đê biển có mái trong trồng cỏ. Kết quả thí nghiệm cho thấy một
số loại cỏ bản địa mọc trên đê biển ở nước ta (Nam Định) mặc dù khơng được ni
trồng chăm sóc nhưng vẫn có sức kháng chống xói đến ngạc nhiên. Sức kháng này
tương đương với mái đê phía đồng lát bê tơng kết hợp trồng cỏ Vetiver đã thí
nghiệm ở Hải Phịng. Tương tự như các kết quả thí nghiệm hiện trường ở Hà Lan,
vị trí xung yếu nhất vẫn là ở chân đê phía đồng nơi có sự chuyển tiếp địa hình từ
mái dốc sang phương ngang. Gần đây việc nghiên cứu áp dụng một số công nghệ
vật liệu mới như Consolid, kết cấu neo địa kỹ thuật,… nhằm gia tăng ổn định của đê


10

biển hiện có cũng đã được đề cập đến ở một số đề tài nghiên cứu cấp bộ và nhà
nước. Mặc dù vậy khái niệm đê an toàn cao thân thiện với mơi trường vẫn cịn khá
mới mẻ ở nước ta và chưa có cơng trình nghiên cứu áp dụng.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đề xuất hướng giải quyết nâng cấp, tu bổ
tuyến đê biển huyện Hậu Lộc - Thanh Hóa theo hướng an tồn cao và thân thiện với
môi trường thể hiện qua việc lựa chọn thiết kế tiêu chuẩn sóng tràn và gia cố mái đê
phía biển kết hợp với giải pháp mềm là trồng rừng ngập mặn.
1.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KTXH KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý[9]

Thanh Hố nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía
Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Thanh Hóa có tọa độ địa lý từ 19018’
- 20040’ vĩ độ Bắc, 104022’ - 106005’ kinh độ Đơng.
Vùng ven biển Thanh Hóa nằm ở khu vực ven biển Vịnh Bắc Bộ. Vùng bao
gồm 6 huyện, thị xã giáp biển: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh
Gia và thị xã Sầm Sơn với tổng số 174 xã, 6 thị trấn và 3 phường; diện tích tự nhiên
là 1.230,6 km2 chiếm 11,1% diện tích tồn tỉnh. Vùng có đường bờ biển dài 102 km
với diện tích vùng lãnh hải rộng khoảng 1,7 vạn km2. Và 2 hòn đảo là hịn Nẹ và
hịn Mê.
- Phía Bắc giáp với huyện n Mơ và Kim Sơn tỉnh Ninh Bình.
- Phía Tây giáp với các huyện, thị xã, thành phố: Bỉm Sơn, Hà Trung, Yên
Định, Thiệu Hóa, thành phố Thanh Hóa, huyện Đơng Sơn, Nơng Cống, Như Thanh
thuộc tỉnh Thanh Hóa.
- Phía Nam giáp với huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.
- Phía Đơng một phần thuộc huyện Nga Sơn giáp với huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình, phần cịn lại của vùng giáp với biển Đơng.
1.2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo
Dựa theo đặc điểm địa hình, phân vùng ven biển Thanh Hóa thành 2 vùng:


11

Vùng biển phía Bắc: Từ Ninh Bình đến Lạch Hới có nhiều cồn cát ven bờ
như: cồn Trịn, cồn Nổi, cồn Ngang, cồn Bò. Đáy biển tương đối bằng phẳng, song
cũng có một số rạn ngầm.
Vùng biển phía Nam: Từ Lạch Hới đến giáp Nghệ An. Ven bờ có nhiều
vụng, vịnh; ngồi biển có nhiều đảo là điều kiện thuận lợi cho các loài hải sản sinh
sống. Dựa theo đặc điểm thổ nhưỡng chia thành các loại địa hình sau:
- Địa hình xói mịn: Đó là các núi và dãy núi, đồi thấp chạy dọc bờ biển với
khoảng cách chừng 10 - 30 km, có khi xa biển hơn, có khi lại ăn sát ra tận bờ như

Sầm Sơn, Tĩnh Gia... Ở đây quá trình Feralit xảy ra rất mạnh và điển hình, cùng với
q trình xói mịn đã hình thành lên nhóm dạng đất Feralit nhiệt đới. Những con
sơng đưa sản phẩm phong hóa đổ về ven biển tạo thành những vùng đất tương ứng
có đặc tính liên quan rõ rệt.
- Địa hình bồi tụ: Được hình thành từ những sản phẩm phong hóa của đá mẹ,
nhờ q trình vận động của tự nhiên là xói mịn rửa trơi và tích tụ. Đây là q trình
tích lũy chất hữu cơ và mùn, tạo lên nhóm đất phù sa.
- Địa hình bồi tụ - bồi tích: Bên cạnh những dải phù sa sơng có thành phần
cơ giới nặng ở phía trong và ven các cửa sông lớn là cả một đồng bằng cát ven biển
bằng phẳng, chỉ gần biển mới có những cồn cát và đụn cát. Địa hình bồi tụ - bồi tích
được hình thành do biển và sơng phần lớn là đất cát biển. Các con sông vận chuyển
phù sa từ thượng nguồn và lắng đọng ở các cửa sơng trước khi đổ ra biển, hình
thành nhóm đất mặn ở các cửa sơng. Do năng lượng của sóng biển và nâng cao khu
vực bờ biển, hình thành nhóm đất cát biển và nhóm dạng đất mặn ven biển.
1.2.1.3 Đặc điểm khí hậu, khí tượng, thủy hải văn và mơi trường
(a) Khí hậu:
Khí hậu vùng ven biển Thanh Hóa bị chi phối bởi nền khí hậu chung của
tỉnh, được hình thành dưới sự tác động tương hỗ của 3 nhân tố: địa lý, hồn lưu, và
bức xạ. Thanh Hố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Mùa
hè nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khơ nóng. Mùa


12

đơng lạnh, mưa ít, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc. Hướng gió phổ biến mùa
Đơng là Tây Bắc và Đông Bắc, mùa hè là Đông và Đông Nam.
Về bức xạ: Thanh Hóa có bức xạ nội chí tuyến. Hàng năm có 2 lần Mặt Trời
đi qua thiên đỉnh, độ cao Mặt Trời lớn, thời gian chiếu sáng quanh năm và lượng
bức xạ khá cao, các tháng trong năm đều có giá trị dương.
Nhiệt độ khơng khí có nền nhiệt độ cao, tổng tích ơn 8.500 - 8.600°C/năm,

biên độ nhiệt trong ngày lớn, từ 5,5 - 7°C, biên độ năm từ 11 - 13°C, nhiệt độ trung
bình tháng 23 - 24oC, nhiệt độ thấp nhất chưa dưới 8oC.
Mưa: Thanh Hóa có lượng mưa khá lớn nhưng biến động rất phức tạp theo
không gian và thời gian, tháng thấp chỉ đạt 2 - 3 mm, tháng cao nhất đạt tới 503,7
mm. Phần lớn các nơi đạt từ 80 - 120 mm/tháng. Lượng mưa trung bình nhiều năm
tồn tỉnh đạt khoảng 1600 - 1700 mm/năm.
Mùa mưa bão ứng với mùa gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm,
tập trung vào tháng 5, 6. Trong các tháng này, lượng mưa chiếm đến 80% lượng
mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mưa ít nhất vào tháng 1 và
tháng 2. Độ ẩm trung bình 85 - 86%, phía Nam ẩm hơn phía Bắc, có ngày độ ẩm
trên 90%. Hàng năm vùng biển Thanh Hóa chịu ảnh hưởng trung bình từ 3 - 4 cơn
bão và áp thấp nhiệt đới, tập trung vào các tháng 8, 9, 10.
(b) Đặc điểm thủy văn, hải văn
Thủy văn: Thanh hóa có nguồn tài nguyên nước khá phong phú. Mạng lưới
sông, hồ khá dày (30 con sông lớn nhỏ trong đó có 4 con sơng chính là sơng Hoạt,
sơng Mã, sông Yên, sông Bạng) và các hồ như hồ Yên Mỹ, đập Mực, đập Bái
Thượng, hồ Bến En và hàng trăm hồ, đập nhỏ khác phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm sông Mã đổ ra biển một khối lượng nước khá lớn khoảng 17 tỷ m3, ngoài
ra vùng biển rộng còn chịu ảnh hưởng của thủy triều, gây nhiễm mặn vùng cửa sông
và đồng ruộng vùng ven biển.
Ngồi ra cịn có các sơng thuộc hệ thống sơng Chu, sơng Bưởi, sơng Càn
(giáp Ninh Bình) - Lạch Càn và sơng n Hịa (giáp Nghệ An).


13

Bình qn cứ 18 - 20 km bờ biển có một cửa sông, rất thuận lợi cho việc
nuôi trồng thủy hải sản và tàu đánh cá ra vào. Do đó, khu vực 6 huyện ven biển
Thanh Hóa là vùng thủy văn chịu ảnh hưởng của nước triều, có diện tích khoảng
1000 - 1.100 km2, với độ mặn Smax > 2,0 0/00 . Vùng ven biển Thanh Hóa có 6 cửa

sơng chính: Lạch Càn, Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Ghép và Lạch
Bạng. Các cửa lạch chính này đều có thể xây dựng cảng cá, bến cá.
Cửa Lạch Sung nằm giữa huyện Nga Sơn và Hậu Lộc, chiều rộng cửa lạch
50m, độ sâu giữa luồng lạch nhỏ nhất vào mùa khô là 1 m, luồng lạch thường xuyên
thay đổi do lượng phù sa bồi đắp, nên rất khó khăn cho tàu thuyền công suất lớn ra
vào cửa lạch. Nơi đây đã hình thành bến cá lạch Sung, trung bình có khoảng 15 tàu
thuyền neo đậu hàng ngày, số tàu thuyền này có cơng suất nhỏ từ 6 - 33CV.
Cửa Lạch Trường nằm giữa hai huyện Hậu Lộc và Hoằng Hóa, có độ rộng
cửa lạch 50 m, độ sâu giữa luồng 0,5 m, vì vậy tàu thuyền lớn rất ít ra vào, chỉ có
các tàu cơng suất từ 6 - 75CV neo đậu tại đây, trung bình 30 chiếc/ngày.
Cửa Lạch Hới là cửa lạch lớn nhất trong tỉnh, chiều rộng cửa lạch 60 m với
độ sâu nhỏ nhất vào mùa khô là 1,5 m, đảm bảo cho các tàu công suất trên 90CV ra
vào. Tại đây đã xây dựng cảng cá và bến cá Lạch Hới, trung bình mỗi ngày có
khoảng trên 40 tàu neo đậu tại cảng Lạch Hới và trên 50 tàu công suất nhỏ neo đậu
tại bến Hới. Cửa lạch này trở thành một nơi tập trung về hậu cần, dịch vụ nghề cá
tỉnh Thanh Hóa.
Cửa Lạch Ghép nằm giữa hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia, với chiều
rộng cửa lạch 35 m và là cửa lạch cạn nhất trong tỉnh, nơi đây chỉ có các loại tàu có
cơng suất dưới 75CV ra vào.
Cửa Lạch Bạng: nằm trên địa phận huyện Tĩnh Gia, có chiều rộng cửa lạch
50 m và độ sâu nhỏ nhất vào mùa khô là 1 m, hàng ngày tại đây có hàng trăm tàu
thuyền của các tỉnh bạn ra vào neo đậu tại đây, tàu thuyền có cơng suất trên 90CV có
thể ra vào các cửa lạch.
Hải văn:
- Thủy triều: Biển Thanh Hóa có chế độ nhật triều không đều. Biên độ thủy


14

triều từ 3 - 4 m (thuộc loại lớn ở nước ta). Hàng năm có từ 18 - 22 ngày nhật triều,

thủy triều lên xuống bình quân một lần trong một ngày, triều lên có thời gian ngắn,
triều xuống có thời gian dài hơn. Càng vào sâu trong đất liền, mức độ ảnh hưởng
của thủy triều càng giảm. Biên độ triều thuộc loại yếu, biên độ triều hàng ngày
trung bình 120 - 150 cm, biên độ lớn nhất khoảng 300 cm, nhỏ nhất khoảng 2 - 3
cm. Vào mùa lũ, sự xâm nhập của thủy triều vào đất liền giảm. Lũ lớn kết hợp với
triều cường làm cho một số vùng thấp bị ngập úng trong một thời gian ngắn. Vào
mùa khô, việc xâm nhập sâu của thủy triều gây nhiễm mặn cho các vùng đất ven
sông, ven bờ.
- Nhiệt độ nước biển tầng mặt vào mùa đơng trung bình 21 - 240C, vào mùa
hè từ 28 - 300C. Mùa đông nhiệt độ tăng dần từ bờ ra khơi và ngược lại vào mùa hè.
Biên độ dao động nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy trong mùa đông là 100C, mùa
hè khoảng 6 - 100C.
- Hoạt động của dòng hải lưu tồn tại quanh năm theo chế độ gió mùa: thời kỳ
gió mùa Đơng Bắc dịng chảy theo hướng từ Bắc đến Nam, thời kỳ gió mùa Tây
Nam thì chảy theo hướng ngược lại. Dòng hải lưu đã mang theo một khối lượng lớn
của phù sa sông Hồng, sông Đáy cùng với hàng chục ngàn tấn phù sa của các sông
trong tỉnh đã và đang bồi đắp cho vùng cửa sông, ven biển ngày một thêm rộng lớn
(đặc biệt là vùng bãi triều ven bờ thuộc các huyện Nga Sơn, bắc Hậu Lộc) và tạo ra
môi trường thuận lợi cho các hệ sinh thái phát triển.
- Nước dâng: khi có gió mạnh hay bão thường gây ra hiện tượng nước dâng.
Nước dâng do gió mùa đơng bắc, gió mùa Tây Nam, tùy theo cường độ có thể gây
ra nước dâng cao hơn mức bình thường 10 - 30 cm và có thể truyền sâu vào sơng từ
10 - 20 km. Nước dâng khi có bão đều trên dưới 1m, khi cực đại có thể vượt quá từ
2,0 - 2,5 m.
Thềm lục địa có độ dốc thoải, tương đối bằng phẳng, đáy biển chủ yếu là cát
bùn. Có một số vụng, như vụng Gầm, vụng Thủi, vụng Biện Sơn, vụng Quyển là
nơi trú gió cho tàu thuyền đánh cá.


15


1.2.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
1.2.2.1 Tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lao động
Thời kỳ 2001 - 2010, GDP (theo giá 94) của Vùng ven biển có tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt xấp xỉ 11,8%/năm. Giai đoạn 2006 - 2010, trong điều kiện
chịu tác động của cuộc suy giảm kinh tế thế giới, Vùng ven biển vẫn có mức tăng
trưởng kinh tế bình quân đạt 12,2%/năm, cao hơn so với mức tăng trưởng chung
của Tỉnh bình quân là 11,3%/năm.
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế của vùng ven biển giai đoạn 2006 - 2010[9]

Chỉ tiêu

Tốc độ tăng

Đơn vị

2005

2010

Tỷ đồng

3.634

6.463

12,2%

- Công nghiệp - xây dựng


1.508

3.268

16,9%

- Nông lâm thủy sản

1.197

1.337

2,2%

929

1.858

14,6%

5.196

13.345

- Công nghiệp - xây dựng

1.803

6.187


- Nông lâm thủy sản

1.839

2.989

- Dịch vụ

1.554

4.169

- Công nghiệp - xây dựng

34,7

46.4

- Nông lâm thủy sản

35,4

22,4

- Dịch vụ

29,9

31,2


303

626

1.GDP (giá 94)

- Dịch vụ
2. GDP (giá thực tế)

Tỷ đồng

3. Cơ cấu GDP (giá thực tế)

2006-2010

%

4. GDP đầu người (giá thực tế)

USD

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Cục Thống kê Thanh Hóa
Năm 2010, GDP giá thực tế của Vùng đạt 13.345 tỷ đồng chiếm 26% cả tỉnh,
tăng lên gấp 5 lần so với năm 2000, GDP bình quân đầu người đạt 626 USD bằng
77,3% so với mức bình quân của tỉnh (810 USD) và 53,8% so với mức bình quân
chung của cả nước (1.160 USD/người).


16


1.2.2.2 Đặc điểm dân cư, lao động
Vùng ven biển là địa bàn tập trung đông dân cư của tỉnh, diện tích chiếm
11,1% diện tích tồn tỉnh nhưng dân số chiếm 31,62% dân số toàn tỉnh, mật độ dân
cư trong vùng cao gấp 2,85 lần so với mật độ dân cư chung của tỉnh. Dân cư hầu hết
sinh sống ở nông thơn, nghề thủy sản, đời sống cịn khó khăn. Giai đoạn 2006 2010, dân số của Vùng có xu hướng giảm dần, từ 1.082.601 người giảm xuống
1.076.700 người, tốc độ đơ thị hóa cịn khá chậm, tỉ lệ dân số thành thị tăng từ 4,7%
lên 5,1%.
Tồn vùng có 18 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, phần lớn dân cư sinh
sống chủ yếu bằng đánh bắt thủy sản, thu nhập bấp bênh, khơng ổn định, tỉ lệ hộ
nghèo cịn lớn trên 20%. Đây là thách thức không nhỏ đối với phát triển kinh tế - xã
hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống dân cư vùng biển.
Bảng 1.2 Dân số và lao động trong vùng ven biển Thanh Hóa
Đ/v: 1.000 người
2006

2007

2008

2009

2010

1. Dân số trung bình

1.082,6

1.078,3

1.074,7


1.072,23

1.076,7

+ Dân số nông thôn

1.031,2

1.026,6

1.020,03 1.017,47

1.022,1

+ Dân số thành thị

51,4

51,68

54,64

54,99

54,60

Tỉ lệ %

4,74


4,79

5,08

5,13

5,07

+ Dân số trong độ tuổi đi học
(6 -18 tuổi)

310,5

309,4

308,4

307,7

309,02

+ Dân số trong tuổi lao động

676,78

673,7

617,43


669,91

669,6

2. Lao động làm việc trong
nền kinh tế

603,04

614,6

626,5

639,05

636,2

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Cục Thống kê Thanh Hóa


17

1.3 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG VEN
BIỂN CỦA TỈNH THANH HÓA
1.3.1 Hiện trạng hệ thống hạ tầng ven biển của tỉnh Thanh Hóa
1.3.1.1 Giao thông
- Đường bộ:
Mạng lưới đường bộ tại Vùng ven biển có tổng chiều dài 1.846,2 km gồm có
3 tuyến QL1A, QL10, QL47 chạy qua, đường Nghi Sơn - Bãi Trành (54,5 km), 12
tuyến đường tỉnh (171,7 km) và 1.500 km đường huyện, đường xã; ngồi ra cịn có

293 km đường đô thị các loại và 3.020 km đường thôn. Những năm gần đây, mạng
lưới đường bộ từng bước được đầu tư tu bổ, nâng cấp; đồng thời xây dựng, hình
thành thêm một số tuyến đường giao thông mới như đường Nga Sơn đi Bỉm Sơn,
đường Nghi Sơn - Bãi Trành, đường Gòong - Hải Tiến, đường nối QL1A với khu
du lịch Hải Hòa, đường Hải Ninh - Ngã ba Hạnh, các đường trục giao thông tại Khu
kinh tế Nghi Sơn (đường 513, đường Đông - Tây 2, đường Bắc - Nam 3), qua đó
phục vụ đắc lực vận chuyển, lưu thơng hàng hóa, hành khách đi lại và các hoạt động
kinh tế trong vùng, đặc biệt phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn.
- Hệ thống đường thủy:
Theo hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Bạng chảy qua và đổ ra biển tại các
cửa lạch, Vùng ven biển có một số tuyến đường thủy từ các cửa lạch theo luồng
sông đi sâu vào vùng nội địa và các huyện phía Tây của tỉnh, các tuyến theo sông
Mã, sông Tào, kênh De, kênh Nga thơng với nhau đi ngược ra Ninh Bình và một số
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Các tuyến đường thủy quan trọng gồm: tuyến đường thủy
theo luồng chính sơng Mã từ cửa Lạch Hới đi Ngã ba Bông (33 km); từ cửa Lạch
Sung đi Ngã ba Bông (40 km); tuyến đường thủy theo luồng sông Tào, từ cửa Lạch
Ghép - cầu Vạy (50 km); tuyến đường thủy theo luồng sông Bạng, từ cửa Lạch
Bạng đi Trường Lâm (30 km).
- Hệ thống cảng biển:
+ Hệ thống cảng biển Thanh Hóa: Cảng Lễ Mơn (thành phố Thanh Hóa),
Cảng Nghi Sơn (Tĩnh gia). Cảng sơng: có một số bến cảng đầu mối quan trọng là


18

cảng Hàm Rồng, cảng cá Quảng Tiến, cảng cá Lạch Trường, cảng cá Lạch Bạng,
bến Hói Đào, Bến Mộng Dường, Cảng Lèn.
Cảng Lễ Môn: là cảng tổng hợp, được quy hoạch thuộc nhóm cảng biển Bắc
Trung Bộ (nhóm 2). Cơng suất 0,2 ÷ 0,5 triệu tấn/năm, cho tàu 0,5 ÷ 1,0 nghìn tấn
ra vào luồng tàu 16km, hiện cảng chủ yếu phục vụ Khu công nghiệp Lễ Môn (thành

phố Thanh Hóa). Dự kiến nạo vét, tu bổ luồng lạch để cảng có thể tiếp nhận tàu
2000 DWT.
Cảng Nghi Sơn: là cảng nước sâu lớn nhất ở khu vực Bắc Trung bộ. Đây là
cảng đa chức năng, bao gồm 3 khu cảng chính (i) Khu cảng của nhà máy lọc hố
dầu; (ii) Khu cảng tổng hợp; (iii) Khu cảng chuyên dùng cho nhà máy xi măng, nhà
máy nhiệt điện và nhà máy đóng tàu. Hiện nay, ngồi cảng chun dùng cho nhà
máy xi măng, bến số 1 và số 2 của khu cảng tổng hợp Nghi Sơn đã được xây dựng
cho phép tiếp nhận tàu 30.000 tấn, đang xây dựng bến cho tàu 50.000 tấn, tạo tiền
đề quan trọng để phát triển kinh tế của tỉnh cũng như khu vực Bắc Trung bộ.
1.3.1.2 Cơng trình thủy lợi
- Hệ thống tưới tiêu thủy lợi: hệ thống tưới hiện có 240 cơng trình (53 hồ
chứa, 187 trạm bơm điện) và 3.898,6 km kênh (1.734,7 km kiên cố hóa) phục vụ
tưới cho 51.423 ha đất canh tác.
Hệ thống tiêu tổng số có 366 cơng trình tiêu úng, ngập gồm 12 trạm bơm
tiêu, 354 cống dưới đê và 723,6 km kênh tiêu, còn lại tiêu tự chảy ra các sơng, ngịi
như sơng Mã, sơng Lèn, sơng Lạch Trường, sơng n, sơng Hồng, sơng Bạng,
sơng Hoạt, sông Càn. Hiện nay, hệ thống trạm bơm tiêu chủ yếu mới tập trung tiêu
thoát được nước mưa cho các xã vùng trũng thuộc các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc,
Hoằng Hóa.
- Hệ thống đê điều phịng chống thiên tai: Hiện có 416,1 km đê, kè gồm 42
km đê, kè biển và 358,8 km đê, kè sông. Hiện nay một số khu vực giáp biển trong
Vùng. Đê sông, đê biển đang xuống cấp, cần đầu tư tu bổ và xây mới.


19

1.3.2 Quy hoạch hệ thống hạ tầng ven biển tỉnh Thanh Hóa
1.3.2.1 Quy hoạch hệ thống giao thơng
a- Giao thơng đường bộ
Tập trung hồn thiện hệ thống giao thơng đối ngoại (QL1A, QL10, đường

cao tốc bắc nam, đường ven biển); các tuyến nối khu vực miền núi với vùng biển
(QL47, QL217, Nghi Sơn - Bãi Trành); tuyến nối các huyện ven biển với vùng
đồng bằng (đường Bỉm Sơn - Nga Sơn - đảo Nẹ, đường Voi - Sầm Sơn); hoàn thiện
các tuyến đường tỉnh, đường huyện; từng bước thực hiện kiên cố hoá đường xã.
Nâng cấp, cải tạo QL1A thành đường cấp III hoàn chỉnh; QL10 nâng lên cấp
IV, xây dựng xong cầu Thắm, cầu Bút Sơn, kéo dài Quốc lộ 10 từ Bút Sơn qua Đò
Đại đi tiếp theo đường tỉnh Môi - Chẹt nối vào Quốc lộ 1A tại núi Chẹt huyện
Quảng Xương chiều dài tăng thêm 27km nâng cấp đạt cấp IV; QL47 xây dựng đoạn
thành phố Thanh Hố - Sầm Sơn đạt tiêu chuẩn đường đơ thị, 4 làn xe; Đoạn từ
Quốc lộ 1 đến hết phạm vi đô thị Nghi Sơn mở rộng và nâng lên thành quốc lộ.
b- Giao thông thủy
Phát triển giao thông đường thuỷ kết hợp chặt chẽ với hệ thống cảng; ưu tiên
đầu tư cải tạo luồng lạch và nâng cấp, xây dựng bến, cảng tại các sơng chính trên
địa bàn như sông Mã, sông Tào, sông Yên, Sông Bạng, Kênh Nga, Kênh De, Kênh
Chốn,... Lắp đặt hồn chỉnh hệ thống phao tiêu, đèn hiệu, biển báo trên các tuyến
sông, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền đi lại.
c- Đường ven biển
Hoàn thành quy hoạch chi tiết tuyến đường. Cải tạo, nâng cấp một số đoạn
tuyến đã có, có tiềm năng phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp, đạt
cấp IV, cấp V.
d- Hệ thống cảng biển
Đến 2015, hoàn thành cơ bản hệ thống cảng biển trong vùng ven biển đi kèm
với phát triển các dịch vụ cảng biển, kho bãi, hàng hải. Tập trung hoàn thiện cảng
tổng hợp Nghi Sơn và các bến chuyên dụng; xây dựng cảng đảo Mê, cảng Quảng
Châu (mở rộng cảng Lễ Môn), cảng Quảng Nham; nghiên cứu đầu tư cảng đảo Nẹ.


20

Xây dựng hoàn chỉnh khu cảng tổng hợp Nghi Sơn do địa phương quản lý

gồm 3 bến, dài 555m cho tầu 10.000 ÷ 30.000 tấn ra vào đạt cơng suất 2 triệu
tấn/năm. Triển khai xây dựng các cảng dầu khí, cảng nhiệt điện, cảng Nhà máy
đóng mới và sửa chữa tàu biển Nghi Sơn.
1.3.2.2 Quy hoạch thủy lợi
Hoàn thiện hệ thống thủy lợi trong Vùng theo hướng đa mục tiêu phục vụ
sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản kết hợp với cấp, thốt nước sinh hoạt và
giao thơng đường thủy. Đẩy nhanh tốc độ kiên cố hoá các tuyến đê, kè xung yếu và
hệ thống kênh mương tưới, tiêu trên địa bàn. Ưu tiên đầu tư giải quyết tưới cho các
huyện vùng phía Bắc sơng Mã (huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa); hệ thống
cơng trình thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Càn (huyện Nga Sơn); hệ thống
cấp nước tưới và sinh hoạt cho các xã vùng Đông kênh De (huyện Hậu Lộc); hệ
thống tưới đầu mối huyện Tĩnh Gia; hệ thống tiêu Lưu - Phong - Châu (huyện
Hoằng Hóa), hệ thống tiêu kênh Than (huyện Tĩnh Gia).
Triển khai đầu tư các cơng trình phịng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi
khí hậu, gồm các cơng trình phân lũ, cơng trình đê, kè phịng chống sạt lở bờ sông,
bờ biển, củng cố hệ thống đê bao trên địa bàn. Huy động đầu tư xây dựng hệ thống
cảnh báo, phòng chống thiên tai khu vực ven biển, các tuyến đường cứu hộ, cứu nạn
ven biển nhằm nâng cao khả năng ứng cứu khi có mưa lũ, ngập lụt.
1.3.2.3 Quy hoạch du lịch[9]
- Đô thị du lịch: Định hướng phát triển thị xã Sầm Sơn thành đô thị du lịch
biển của tỉnh Thanh Hóa và của cả nước.
- Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Sầm Sơn: Bao gồm bãi tắm biển Sầm Sơn, di
tích danh thắng trên núi Trường Lệ, khu du lịch sinh thái Quảng Cư, khu du lịch
Nam Sầm Sơn.
Ngồi Đơ thị du lịch Sầm Sơn, ưu tiên phát triển các Khu du lịch sinh thái
Nghi Sơn, Trường Lệ, Khu du lịch biển Hải Tiến, Quảng Vinh, Hải Hòa và phụ cận,
Khu du lịch Động Từ Thức, Đền thờ Mai An Tiêm, Đền thờ Bà Triệu,...


21


1.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thanh Hóa là tỉnh ven biển thuộc Bắc Trung Bộ có hệ thống đê sơng, đê biển
rất phong phú, hệ thống cơng trình giao thơng, thủy lợi được xây dựng và đầu tư, tu
bổ hàng năm có thể đáp ứng cơ bản yêu cầu sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, đứng
trước tình thế của biến đổi khí hậu thì hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơng
trình đê điều bảo vệ khu đất trũng đang là vấn đề cần quan tâm, trong đó cần có
định hướng quy hoạch theo kịch bản biển đối khí hậu đưa ra. Luận văn này tập
trung nghiên cứu những yếu tố tác động tự nhiên và giải pháp chủ động trong quy
hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống đê biển của tỉnh và ứng dụng tính tốn cho
khu vực cụ thể.


×