Phòng GD & ĐT Huyện Đại Lộc
Trường THCS Kim Đồng
------------------------------
CHUYÊN ĐỀ :
ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC MỚI
TRONG MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS
Người thực hiện: Võ Thị Hiếu
Tổ: Sử- Địa
GV: Trường THCS Kim Đồng
Tháng 11 - Năm 2010
I/ TÊN CHUYÊN ĐỀ:
ỨNG DỤNG KỈ THUẬT DẠY HỌC MỚI TRONG MÔN ĐỊA LÍ Ở
TRƯỜNG THCS
I.ĐẶT VẤN ĐÊ
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy biến động, các thành tựu
KHKT phát triển như vũ bão. Bởi vậy đòi hỏi mục tiêu dạy học phải trang
bị cho HS không chỉ kiến thức phong phú mà còn có kĩ năng thuần thục để
đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội . Môn Địa lí không nằm
ngoài quy luật trên. Mục tiêu của môn Địa lí cùng các môn học khác đào tạo
ra những con người có năng lực hành động , năng lực làm việc, vận dụng
kiến thức, kĩ năng để giải quyết những tình huống, vấn đề trong cuộc sống.
Để đạt được mục tiêu đề ra, nội dung dạy học Địa lí THCS đã có sự thay
đổi, hoàn thiện và toàn diện hơn so với chương trình cũ.
Trước thực tế có sự thay đổi về mục tiêu và nội dung dạy học đòi hỏi
phương pháp dạy học cũng phải thay đổi cho phù hợp. Nghị quyết Đại hội
Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ “Đổi mới phương pháp dạy
và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự sáng tạo người học, coi
trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhôì
nhét, học vẹt, học chay” . Giờ đây trên lớp GV không chỉ truyền đạt cho HS
theo kiểu liệt kê, mô tả và thông báo mà đòi hỏi HS làm việc nhiều hơn, tư
duy sáng tạo nhiều hơn.
Hiện nay toàn ngành giáo dục đang thực hiện cuộc vận đéng “Hai
không” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh đã trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình đổi mới sự
nghiệp giáo dục ở nước ta và được thực hiện ở tất cả các bộ môn trong đó
có bộ môn Địa lí.
II. Nhận thức về quan điểm dạy học tích cực:
1,Thực trạng sử dung các phương pháp giảng dạy môn Địa lí ở
các trường THCS hiện nay :
Từ trước tới nay trong dạy học môn Địa lí, giáo viên chủ yếu sử dụng
các phương pháp dạy học như phương pháp dùng lời, phương pháp sử dụng
các phương tiện trực quan (mô hình, biểu đồ, tranh ảnh...).Nhiều giáo viên
đã sử dụng tốt các phương pháp này theo hướng phát huy tính sáng tạo của
học sinh. Tuy nhiên, cũng có giáo viên ít quan tâm tới việc giúp học sinh
phát huy tính sáng tạo của mình trong giờ học, chỉ sử dụng các phương tiện
trực quan để mang tính chất minh họa ; tức là giáo viên chưa khai thác triệt
để nguồn kiến thức từ phương tiện và chưa chú ý đến việc học sinh có khả
năng tự làm việc với các phương tiện đó hay không ?
Tuy thời gian gần đây, việc dạy học môn địa lí đã được cải thiện
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, nhưng học sinh vẫn còn
mang nặng tính thụ động, chưa có kỹ năng tự tìm hiểu, phát hiện kiến thức
mới. Có thể kể đến nhiều nguyên nhân như : Một bộ phận giáo viên chưa
thật sự tâm huyết với môn mình dạy, HS còn mang nặng tính « chính phụ »
…….
2,Quan điểm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học tích cực
- Đổi mới không có nghĩa là bỏ đi các phương pháp giảng dạy địa
lí truyền thống mà phải kế thừa, đồng thời tiếp thu những mặt tích cực của
phương pháp giảng dạy địa lí mới : PP dạy học tích cực
- Mục tiêu của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tích cực là:
+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh.
+ Bồi dưỡng phương pháp tự học.
+ Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
+ Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập địa lí
cho học sinh.
- Như vậy, cái cốt lõi của phương pháp dạy địa lí mới là giúp học
sinh phát huy được năng lực của bản thân, phát huy tính sáng tạo trong tiết
học.
Muốn đạt được kết quả trên đòi hỏi sự cố gắng của giáo viên và học
sinh, đặc biệt là vai trò của việc định hướng nhận thức cho học sinh là rất
quan trọng.
- Giáo viên là người tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh :
Dạy học hướng vào người học, tức người học là trung tâm; nhưng
không vì thế mà quên vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên. Giáo viên là
người tổ chức ra các hoạt động học tập và định hướng cho học sinh mục
tiêu, ý nghĩa của các hoạt động đó.
Trong phương pháp tích cực, người học được cuốn hút vào những
hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo; học sinh tiếp thu tri thức
một cách chủ động, sáng tạo qua các hoạt động học tập tương tác giữa thấy-
trò,trò với thầy,trò với trò .
Bên cạnh sử dụng phương pháp thuyết giảng thì phương pháp vấn
đáp và dạy học nêu vấn đề cũng là phương pháp được giáo viên sử dụng tối
đa. Mục tiêu của phương pháp này là giúp học sinh giải quyết vấn đề khi học
địa lí. Phương pháp này đòi hỏi người học phải tư duy độc lập để tìm được
kiến thức mới.
- Giúp học sinh khai thác tốt các thiết bị học tập :
+ Sách giáo khoa: Khai thác kiến thức từ sách giáo khoa bao gồm
kênh hình, kênh chữ, bảng thống kê, số liệu, biểu đồ, lược đồ...
Việc sử dụng sách giáo khoa tưởng chừng như rất dễ song lại không
đơn giản để khai thác triệt để kiến thức từ sách giáo khoa và không bị lệ
thuộc quá mức vào nó. Giáo viên nên rèn luyện cho học sinh khả năng sử
dụng sách; biết chú trọng vào phần trọng tâm, lướt qua những phần không
cơ bản, phát hiện những thiếu sót của sách giáo khoa và bổ sung những
thông tin, số liệu, tin tức thời sự liên quan tới bài học mà sách giáo khoa
không có hoặc chưa có.
+ Bản đồ và quả địa cầu:
Là những thiết bị quen thuộc khi dạy địa lí. Giáo viên nên rèn
luyện để học sinh có khả năng sử dụng các phương tiện này hợp lí, hiệu quả
về kiến thức lẫn kỹ năng sử dụng.
- Giáo viên nên giúp học sinh học tốt các bài học thực hành bởi các
bài thực hành sẽ định hướng và rèn kĩ năng địa lí cho học sinh.
- Giáo viên giảng dạy theo hướng rèn luyện phương pháp tự học
cho học sinh:
Mỗi giáo viên có những phương pháp riêng biệt để giúp học sinh
tự học. Giáo viên có thể cho học sinh chuẩn bị bài học trước ở nhà. Muốn
thế, giáo viên phải thực hiện tốt phần củng cố bài, tức là giáo viên đã phân
công cho học sinh chuẩn bị những vấn đề gì cho tiết sau. Bên cạnh đó, giáo
viên thực hiện tốt phương pháp giao việc có kiểm tra, đánh giá sẽ giúp học
sinh chủ động tích cực, làm việc có hiệu quả.
- Giáo viên nên tăng cường sử dụng phối hợp các phương pháp như :
Học tập cá nhân, tập thể, phân nhóm(khăn phủ bàn)....Trong đó phương
pháp chia nhóm là hiệu quả nhất. Khi chia nhóm nhỏ, giáo viên cần tạo điều
kiện cho học sinh làm việc tích cực, năng động ; khi làm việc cần bầu ra
nhóm trưởng và thư ký để ghi lại kết quả thảo luận của nhóm. Giáo viên nên
chọn chủ đề thảo luận có tình huống, cần tới sự chia sẻ hợp tác giải quyết;
thành viên nhóm không nên quá đông, mỗi nhóm từ 4 đến 6 học sinh. Khi
cho học sinh thảo luận giáo viên phải quy định rõ ràng về thời gian; giáo