Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân nghiên cứu tại chi cục thuế huyện nhà bè, tp hồ chí minh khách hàng tại tp hc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HOA HỒNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA
NGƯỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN: NGHIÊN CỨU TẠI CHI
CỤC THUẾ HUYỆN NHÀ BÈ, TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HOA HỒNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA
NGƯỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN: NGHIÊN CỨU TẠI CHI
CỤC THUẾ HUYỆN NHÀ BÈ, TP. HỒ CHÍ MINH

Chun ngành

: Tài chính – Ngân hàng

Hướng đào tạo

: Hướng ứng dụng


Mã số

: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào.
Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm
bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tơi xin chịu trách nhiệm
về đề tài nghiên cứu của mình.
Tác giả

Nguyễn Thị Hoa Hồng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

TĨM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 1
1.1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2

1.3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 2

1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 2

1.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 3

1.6.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 4

1.7.

BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN .................................................................................... 4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 5
2.1.

KHÁI QUÁT VỀ THUẾ TNCN ............................................................................. 5

2.1.1.

THUẾ VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ THUẾ ............................................................. 5

2.1.2.

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ TNCN ............................................. 5

2.1.3.

VAI TRÒ CỦA THUẾ TNCN .............................................................................. 7

2.2.

TUÂN THỦ THUẾ TNCN ...................................................................................... 7

2.2.1.

KHÁI NIỆM TUÂN THỦ THUẾ TNCN ............................................................ 7

2.2.2.

CÁC BIỂU HIỆN CỦA HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ TNCN ......................... 8


2.3.

KHUNG PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN TÍNH TUÂN

THỦ THUẾ TNCN ............................................................................................................ 11
2.3.1.

HIỂU BIẾT THUẾ ............................................................................................. 11

2.3.2.

NHẬN THỨC VỀ TÍNH CƠNG BẰNG THUẾ ................................................ 12

2.4.

CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..................... 16

2.5.

MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, GIẢ THUYẾT VÀ THANG ĐO ........ 18

2.5.1.

MƠ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................. 18


THANG ĐO ......................................................................................................... 19

2.5.2.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 23
3.1.

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................... 23

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................... 24
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ............................................................................. 24

3.2.1.
3.2.1.1.

THIẾT KẾ THẢO LUẬN NHĨM ................................................................. 24

3.2.1.2.

KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM ................................................................... 25
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ......................................................................... 27

3.2.2.
3.2.2.1.

THIẾT KẾ BẢNG HỎI .................................................................................. 27

3.2.2.2.

THIẾT KẾ MẪU NGHIÊN CỨU .................................................................. 28

3.2.2.3.


THU THẬP DỮ LIỆU .................................................................................... 29

3.3.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .......................................................... 29

3.3.1.

ĐÁNH GIÁ THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA . 29

3.3.2.

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA............................................................................ 30

3.3.3.

PHÂN TÍCH HỒI QUY ...................................................................................... 31

3.3.4.

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT CỦA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP THEO

CÁC ĐẶC TÍNH ................................................................................................................. 32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 33
4.1.

TỔNG QUAN VỀ CHI CỤC THUẾ HUYỆN NHÀ BÈ .................................... 33

4.2.


KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MƠ TẢ .................................................. 34

4.3.

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO ........................................ 36

4.3.1.

KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CỦA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP ........... 36

4.3.2.

KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CỦA BIẾN PHỤ THUỘC .............. 39

4.4.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA............................................................................... 40

4.4.1.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA ĐỐI VỚI CÁC BIẾN ĐỘC LẬP ...................... 40

4.4.2.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA ĐỐI VỚI BIẾN PHỤ THUỘC ......................... 45

4.5.
4.5.1.


KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ..................................................................... 47
MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆU CHỈNH VÀ PHÁT BIỂU LẠI CÁC GIẢ

THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 47
4.5.2.
4.6.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY.................................................................... 47
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT CỦA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP THEO

CÁC ĐẶC TÍNH ................................................................................................................ 50


4.6.1.

GIỚI TÍNH CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ ............................................................. 50

4.6.2.

ĐỘ TUỔI CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ ................................................................ 51

4.6.3.

BẰNG CẤP CỦA NNT ....................................................................................... 53

4.6.4.

NGUỒN THU NHẬP CHỊU THUẾ TNCN ...................................................... 54
THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 57


4.7.

VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NNT

4.7.1.

TNCN TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN NHÀ BÈ .............................................................. 57
VỀ SỰ KHÁC BIỆT CỦA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP THEO CÁC ĐẶC TÍNH ... 59

4.7.2.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ................................................... 61
5.1.

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 61

5.2.

GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO TÍNH TUÂN THỦ THUẾ TNCN

TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN NHÀ BÈ ........................................................................ 61
5.2.1.

GỢI Ý ĐỐI VỚI YẾU TỐ NHẬN THỨC VỀ TÍNH CƠNG BẰNG THUẾ .... 61

5.2.2.

GỢI Ý ĐỐI VỚI YẾU TỐ HIỂU BIẾT THUẾ ................................................. 62

5.2.3.


MỘT SỐ GỢI Ý KHÁC ĐỐI VỚI CHI CỤC THUẾ HUYỆN NHÀ BÈ ......... 64

5.2.3.1.

HOÀN THIỆN BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC THUẾ ...................... 64

5.2.3.2.

HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ THU THUẾ VÀ TẠO THUẬN

LỢI CHO NGƯỜI NỘP THUẾ TẠI CHI CỤC ................................................................ 65
ĐẨY MẠNH VIỆC KẾT HỢP QUẢN LÝ THUẾ TNCN GIỮA CƠ QUAN

5.2.3.3.

THUẾ VÀ CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN ................................................................... 66
5.3.

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............. 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH THAM GIA THẢO LUẬN NHÓM
PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM
PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT

VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

1

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

2

TNCN

Thu nhập cá nhân

3

NNT

4

NSNN

5

PGS


6

TS

7

TP.HCM

Người nộp thuế

Ngân sách Nhà nước

Phó giáo sư

Tiến sĩ

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1: Thang đo nghiên cứu đề xuất ..................................................................20
Bảng 3. 1: Thang đo được điều chỉnh sau thảo luận nhóm chuyên gia và mã hóa lại
...................................................................................................................................25
Bảng 4. 1: Phân loại đối tượng nghiên cứu ...............................................................34
Bảng 4. 2: Giới tính mẫu nghiên cứu ........................................................................34
Bảng 4. 3: Độ tuổi mẫu nghiên cứu ..........................................................................35
Bảng 4. 4: Bằng cấp mẫu nghiên cứu .......................................................................35
Bảng 4. 5: Nguồn thu nhập chịu thuế từ hoạt động ..................................................36
Bảng 4. 6: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Hiểu biết thuế ............................37

Bảng 4. 7: Hệ số tương quan biến tổng của thang đo Hiểu biết thuế .......................37
Bảng 4. 8: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Nhận thức về tính cơng bằng thuế
...................................................................................................................................38
Bảng 4. 9: Hệ số tương quan biến tổng của thang đo Nhận thức về tính cơng bằng
thuế ............................................................................................................................38
Bảng 4. 10: Cronbach’s Alpha – Độ tin cậy của thang đo tính tuân thủ thuế TNCN
...................................................................................................................................39
Bảng 4. 11: Hệ số tương quan biến tổng của thang đo tính tuân thủ thuế TNCN ....39
Bảng 4. 12: Phương sai trích khi phân tích các biến độc lập ....................................40
Bảng 4. 13: Phân tích yếu tố các biến độc lập với các biến quan sát cuối cùng .......41
Bảng 4. 14: Hệ số KMO tương ứng với các biến độc lập .........................................42
Bảng 4. 15: Các thành phần thang đo đưa vào phân tích ..........................................43
Bảng 4. 16: Hệ số KMO của thang đo tính tuân thủ thuế TNCN .............................45
Bảng 4. 17: Phương sai trích của thang đo tính tuân thủ thuế TNCN ......................45
Bảng 4. 18: Phân tích yếu tố với các biến của thang đo Tính tuân thủ thuế TNCN .46
Bảng 4. 19: Hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình hồi quy .............................................48
Bảng 4. 20: Kiểm định ANOVA của mơ hình hồi quy .............................................48


Bảng 4. 21: Kết quả mơ hình hồi quy .......................................................................49
Bảng 4. 22: Kiểm định T-test của yếu tố hiểu biết thuế theo giới tính .....................50
Bảng 4. 23: Kiểm định sự khác biệt của yếu tố nhận thức về tính cơng bằng thuế
theo giới tính .............................................................................................................51
Bảng 4. 24: Kiểm định Test of Homogeneity of Variances của biến định tính Độ
tuổi đối với các biến độc lập .....................................................................................52
Bảng 4. 25: Kiểm định ANOVA của biến định tính Độ tuổi đối với các biến độc lập
...................................................................................................................................52
Bảng 4. 26: Kiểm định Test of Homogeneity of Variances của biến định tính Bằng
cấp đối với các biến độc lập ......................................................................................53
Bảng 4. 27: Kiểm định ANOVA của biến định tính Bằng cấp đối với các biến độc

lập ..............................................................................................................................53
Bảng 4. 28: Kiểm định Test of Homogeneity of Variances của biến định tính thu
nhập đối với các biến độc lập ....................................................................................54
Bảng 4. 29: Kiểm định ANOVA của biến định tính Thu nhập đối với các biến độc
lập ..............................................................................................................................55
Bảng 4. 30: Kiểm định Post hoc tests đối với biến định tính nguồn thu nhập chịu
thuế ............................................................................................................................56


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2. 1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................19
Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................23
Hình 4. 1: Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh ...............................................................47


TÓM TẮT
Tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới, nguồn thu từ thuế cũng là nguồn thu
chủ yếu của ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã
hội của quốc gia. Trong các sắc thuế hiện nay, thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) là
một trong những sắc thuế quan trọng nhất, đóng vai trị là nguồn thu chính trong
tổng thu thuế. Đã có một số nghiên cứu trước ở nước ngồi và Việt Nam về hành vi
tuân thủ thuế, tuy nhiên đa số các nghiên cứu chỉ tập trung vào các sắc thuế nói
chung, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện về các yếu tố ảnh
hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế (NNT) TNCN.
Chi cục thuế khu vực quận 7 - huyện Nhà Bè (Chi cục thuế huyện Nhà Bè)
trực thuộc Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở sáp nhập Chi cục
thuế quận 7 và Chi cục thuế huyện Nhà Bè (cũ), đi vào hoạt động, phục vụ người
dân, doanh nghiệp trên địa bàn từ ngày 2/3/2020. Trong khi đó, cơ chế quản lý thuế
TNCN sau nhiều năm triển khai, nói chung vẫn cịn bộc lộ một số mặt hạn chế. Bên

cạnh đó, q trình tổ chức thực hiện chính sách thuế tại Chi cục chưa thực sự hiệu
quả; công tác tin học hóa trong quản lý thuế TNCN chưa thực sự được phát huy hết
tính năng trong khi nguồn lực quản lý thuế của Chi cục còn hạn chế sẽ rất khó khăn
để Chi cục đủ sức đảm trách tốt việc quản lý và hành thu thuế trước sự phức tạp của
các hành vi trong quá trình nộp thuế. Xuất phát từ những luận cứ nêu trên, tác giả đã
chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT TNCN:
Nghiên cứu tại Chi cục thuế Huyện Nhà Bè, TP. HCM” làm đề tài nghiên cứu
của luận văn thạc sĩ của mình. Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách chi tiết,
cụ thể về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT TNCN tại Chi cục
thuế Huyện Nhà Bè trong giai đoạn 2019 - 2020.
Mục tiêu của đề tài là nhằm nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
tính tuân thủ thuế của NNT TNCN tại Chi cục thuế Huyện Nhà Bè, TP. HCM, từ đó
đưa ra gợi ý chính sách và khuyến nghị giúp nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT
TNCN tại đây.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện thơng qua hai
bước chính: nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính
thức sử dụng phương pháp định lượng.
- Nghiên cứu định tính: Từ cơ sở lý thuyết và mơ hình tác giả xây dựng
(thang đo nháp). Sau đó thực hiện thảo luận nhóm tập trung với 10 nhà quản lý đã
và đang làm việc tại Chi cục thuế huyện Nhà Bè nhằm rút gọn, bổ sung các biến
quan sát, điều chỉnh thang đo.
- Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu chính thức được thực hiện với kỹ
thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi đóng. Tồn bộ dữ liệu hồi đáp
sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS.
Những kết quả nổi bật của đề tài:
Về mặt lý luận, luận văn góp phần khái quát và phát triển những nội dung lý
thuyết về thuế TNCN và tính tuân thủ thuế TNCN của NNT.
Về mặt thực tiễn, luận văn nghiên cứu, tìm hiểu và tổng hợp các nghiên cứu

trước đây về tính tuân thủ thuế của NNT. Qua điều tra khảo sát NNT TNCN và sử
lý kết quả bằng phần mềm SPSS, luận văn chỉ ra hai yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân
thủ thuế của NNT TNCN tại Chi cục thuế Huyện Nhà Bè theo thứ tự quan trọng
giảm dần là: Nhận thức về tính cơng bằng thuế; Hiểu biết thuế. Đồng thời, thảo luận
về kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thực trạng những tồn tại và nguyên nhân then
chốt trong hoạt động hành và thu thuế TNCN tại Chi cục thuế huyện Nhà Bè. Từ
đó, đưa ra gợi ý chính sách về thuế TNCN và các khuyến nghị đối với Chi cục có
tính khoa học và khả thi, góp phần nâng cao tính tn thủ thuế của NNT TNCN tại
đây.
Từ khóa:
Tuân thủ thuế, Thuế thu nhập cá nhân.


ABSTRACT
In any country in the world, tax revenue is also a major revenue source of the
state budget and greatly affects the socio-economic development of the country.
Among the current taxes, PIT is one of the most important taxes, acting as the main
revenue source in total tax collection. There have been a number of previous studies
abroad and Vietnam on tax compliance behavior, but the majority of studies focused
on taxes in general, but no comprehensive research on Factors affecting the tax
compliance of personal income taxpayers.
The District 7 Tax Department - Nha Be District (Nha Be District Tax
Department) under the Tax Department of Ho Chi Minh City was established on the
basis of merging the District 7 Tax Department and Nha Be District Tax
Department (former), come into operation, serving people and businesses in the area
from 2/3/2020. Meanwhile, the personal income tax management mechanism, after
many years of implementation, in general still reveals some limitations. Besides, the
process of organizing the implementation of tax policies at the Sub-Department is
not really effective; Computerization in personal income tax management has not
been fully utilized, while the tax administration resources of the Sub-Department

are limited, it will be difficult for the Sub-Department to take good responsibility
for the management. and tax collection before the complexity of actions in the tax
payment process. Stemming from the above arguments, the author chose the topic
"Factors affecting tax compliance of taxpayers of personal income: Research at the
Tax Department of Nha Be District, Ho Chi Minh City." Do research topic of her
master's thesis. This is the first topic that studies in detail and details on factors
affecting tax compliance of taxpayers of personal income tax at Nha Be District Tax
Department in the period of 2019-2020.
The objective of the thesis is to study and evaluate the factors affecting tax
compliance of the personal income taxpayer at the Tax Department of Nha Be
District, Ho Chi Minh City, from which to give main suggestions. Books and
recommendations to help improve taxpayer tax compliance here.


Research method: This study is done through two main steps: preliminary
research using qualitative methods and formal research using quantitative methods.
- Qualitative research: From the theoretical basis and model building author
(draft scale). Then, focus group discussions with 10 managers have been working at
the Tax Department of Nha Be district in order to shorten and supplement observed
variables, adjust the scale.
- Quantitative research: The official research conducted with the data
collection technique is interviews through closed questionnaires. All response data
will be processed with the help of SPSS software.
The outstanding results of the topic:
Theoretically, the dissertation contributes to generalizing and developing the
theoretical content of personal income tax and the taxpayer's compliance with
personal income tax.
In practical terms, the dissertation researches, explores and synthesizes
previous studies on tax compliance of taxpayers. Through the survey on personal
income taxpayers and processing the results using SPSS software, the dissertation

pointed out two factors affecting tax compliance of individual income taxpayers at
the Tax Department of Nha Be District. In descending order of importance are:
Perception of tax equity; Tax understanding. At the same time, the discussion of the
research results also shows the current status of the shortcomings and the key causes
in the activities and collection of personal income tax at the Tax Department of Nha
Be district. From there, making recommendations on policies on personal income
tax and recommendations for the Sub-Department are scientific and feasible,
contributing to improving tax compliance of the personal income taxpayer here.
Keywords:
Tax compliance, Tax personal income.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, Pháp lệnh thuế thu nhập đối với các

thành phần người có thu nhập cao được ban hành lần đầu tiên vào năm 1990. Sau
nhiều lần hội thảo và lấy ý kiến, tại kỳ họp lần thứ 2, Quốc hội nước Cộng hồ xã
hội chủ nghĩa Việt Nam Khố XII, ngày 20/11/2007 Luật Thuế TNCN chính thức
được thơng qua. Việc thi hành Luật mới chính thức bắt đầu kể từ ngày 01/01/2009.
Điều hiển nhiên ở đây là cơ chế vận hành thu thuế đã chuyển đổi sang cơ chế tự
khai, tự nộp hồn tồn thế chỗ cho cơ chế thơng báo thuế. Cơ chế này rút ngắn
được công sức, thời gian và các chi phí về quản lý thuế, đồng thời trách nhiệm
pháp lý của đối tượng nộp thuế cũng được nâng cao rõ rệt, và đây lại là tiền đề giúp
nâng cao hiệu quả cơng tác của cơ quan thuế.
Theo đó, cơ quan thuế là đơn vị thực hiện quản lý thuế theo quy định pháp

luật về thuế. Căn cứ Quyết định số 170/QĐ-BTC ngày 07/02/2020 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính về việc sáp nhập một số Chi cục thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
thì Chi cục thuế khu vực quận 7 - huyện Nhà Bè (Chi cục thuế huyện Nhà Bè) trực
thuộc Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở sáp nhập Chi cục thuế
quận 7 và Chi cục thuế huyện Nhà Bè (cũ), đi vào hoạt động, phục vụ người dân,
doanh nghiệp trên địa bàn từ ngày 2/3/2020. Chi cục thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định
pháp luật khác có liên quan, thực hiện chức năng quản lý các nguồn thu từ thuế,
phí, lệ phí trên khu vực. Khi mới thành lập Chi cục gặp rất nhiều khó khăn, thách
thức. Nhưng đến nay, Chi cục đã có những bước phát triển đáng ghi nhận như: tạo
môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư, từ đó cá nhân người lao
động có thêm thu nhập, tăng nguồn thu ngân sách góp phần to lớn vào sự nghiệp
phát triển kinh tế của địa phương.
Tuy nhiên cơ chế quản lý thuế TNCN sau nhiều năm triển khai, nói chung
vẫn cịn bộc lộ một số mặt hạn chế, một trong số đó là việc chấp hành nộp thuế một
cách tự giác của NNT chưa cao làm ảnh hưởng tới hiệu quả thu ngân sách của Nhà


2

nước. Bên cạnh đó, q trình tổ chức thực hiện chính sách thuế tại Chi cục chưa
thực sự hiệu quả; cơng tác tin học hóa trong quản lý thuế TNCN chưa thực sự được
phát huy hết tính năng trong khi nguồn lực quản lý thuế của Chi cục còn hạn chế
với hàng loạt các công việc như hướng dẫn kê khai, cấp mã số thuế, nộp thuế,
quyết tốn thuế, hồn thuế, thanh kiểm tra,... sẽ rất khó khăn để Chi cục đủ sức
đảm trách tốt việc quản lý và hành thu thuế trước sự phức tạp của các hành vi trong
q trình nộp thuế. Điều này địi hỏi Chi cục thuế huyện Nhà Bè cần phải có
phương pháp phù hợp để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ đó nâng cao
tính tn thủ thuế của NNT TNCN. Xuất phát từ những luận cứ nêu trên, tác giả đã
chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT TNCN:

Nghiên cứu tại Chi cục thuế Huyện Nhà Bè, TP. HCM” làm đề tài nghiên cứu
của luận văn cao học bảo vệ nhận học vị Thạc sĩ Kinh tế.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nhằm nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến

tính tuân thủ thuế của NNT TNCN tại Chi cục thuế Huyện Nhà Bè, TP. HCM, từ
đó đưa ra gợi ý chính sách và khuyến nghị giúp nâng cao tính tuân thủ thuế của
NNT TNCN tại đây.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu cụ thể đã trình bày ở trên, các câu hỏi nghiên cứu

được triển khai bao gồm:
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT TNCN tại Chi
cục thuế Huyện Nhà Bè?
- Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến tính tuân thủ thuế của NNT TNCN
tại Chi cục thuế Huyện Nhà Bè như thế nào?
- Những gợi ý chính sách và khuyến nghị nào cần thiết để nâng cao tính tuân
thủ thuế TNCN của NNT tại Chi cục thuế Huyện Nhà Bè trong tương lai?
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3

 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng tới tính tuân thủ thuế TNCN
của NNT tại Chi cục thuế Huyện Nhà Bè.
Đối tượng khảo sát: người nộp thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế
Huyện Nhà Bè.
 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu thực tế tại Chi cục thuế Huyện
Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Chi cục thuế Huyện
Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7
năm 2020.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thơng qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ

sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp
định lượng.
- Nghiên cứu định tính: Từ cơ sở lý thuyết và mơ hình tác giả xây dựng
(thang đo nháp). Sau đó thực hiện thảo luận nhóm tập trung với 10 nhà quản lý đã
và đang làm việc tại Chi cục thuế huyện Nhà Bè (Chi cục trưởng, Chi cục phó,
trưởng/ phó các đội nghiệp vụ và nguyên Chi cục trưởng của Chi cục thuế quận 7
và của Chi cục thuế huyện Nhà Bè cũ) nhằm rút gọn, bổ sung các biến quan sát,
điều chỉnh thang đo.
- Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng
với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi đóng dựa trên quan
điểm, ý kiến đánh giá của NNT TNCN tại Chi cục thuế Huyện Nhà Bè. Toàn bộ dữ
liệu hồi đáp sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS.


4


Kích thước mẫu là 250. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm
SPSS với các kỹ thuật phân tích và kiểm định: độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân
tích EFA, phân tích hồi quy, kiểm định sâu Anova.
1.6.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu là tài liệu hữu ích giúp cho Chi Cục thuế Huyện Nhà Bè

chỉ ra các yếu tố quan trọng, quyết định đến tính tuân thủ thuế TNCN của NNT.
Những khuyến nghị mà tác giả đưa ra nếu được triển khai trên thực tế sẽ nâng cao
tính tuân thủ thuế TNCN của NNT, góp phần tăng thu NSNN.
Cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm, tài liệu tham khảo cho học viên
cao học và những người có nhu cầu.
1.7.

Bố cục của luận văn
Đề tài nghiên cứu có kết cấu 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Trong nội dung trình bày ở chương 1, tác giả đã nêu lên tính cấp thiết chọn

đề tài, các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài hướng tới, đối tượng nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu của đề tài, câu hỏi nghiên cứu và nêu bật ý nghĩa nghiên cứu của đề tài,
cuối cùng là kết cấu của luận văn. Chương 2, tác giả luận giải cơ sở lý thuyết của
đề tài cũng như các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh

hưởng đến tính tuân thủ thuế NNT TNCN. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất mơ hình
nghiên cứu của đề tài.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.

Khái quát về thuế TNCN

2.1.1. Thuế và cơ quan quản lý thuế
Khi Nhà nước ra đời, để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu, Nhà nước phải sử
dụng quyền lực của mình ban hành các luật thuế bắt buộc người dân và các tổ chức
phải đóng góp cho Nhà nước. Một trong các hình thức thu đó là thu thuế.
Thuế là một bộ phận của cải cách xã hội được tập trung vào quỹ ngân sách
Nhà nước. Theo đó, các thể nhân, pháp nhân phải chuyển giao bắt buộc một phần
của cải của mình cho Nhà nước mà khơng gắn bất kỳ sự ràng buộc nào về sự hoàn
trả lợi ích tương quan với số thuế đã nộp nhằm trang trải các chi phí duy trì sự tồn
tại, hoạt động của bộ máy Nhà nước và chi phí cơng cộng, đem lại lợi ích chung
cho cộng đồng (Tổng cục Thuế, 2009).
Quản lý thuế là quá trình thực thi các chức năng đăng ký thuế, kê khai thuế,
nộp thuế, ấn định thuế, quản lý hoàn thuế, giảm thuế, miễn thuế; quản lý xóa nợ
tiền thuế, tiền phạt; quản lý thơng tin về người nộp thuế, kiểm tra, thanh tra, cưỡng
chế thi hành các quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật thuế và giải
quyết khiếu nại tố cáo về thuế (Luật Quản lý thuế, 2016).
Hiện nay, hầu hết các cơ quan thuế tại các nước trên thế giới đã và đang
chuyển đổi cơ chế quản lý thuế là tự khai - tự nộp. Cơ chế này có đặc điểm là
người nộp thuế sẽ tự xác nhận số tiền thuế phải nộp và tự nộp số tiền đó. Người
nộp thuế phải chịu trách nhiệm về việc kê khai và nộp thuế của mình. Cơ quan thuế

có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra công việc kê khai của người nộp thuế. Điều này
có ảnh hưởng rất rõ rệt đến việc hình thành tâm lý hành vi của NNT.
2.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thuế TNCN
Thuế TNCN là loại thuế tiến hành thu dựa vào thu nhập cá nhân nhận được
trong một kỳ tính thuế nhất định. Đối tượng chịu thuế TNCN mà pháp luật của các
quốc gia hướng đến là thu nhập cá nhân trong xã hội. Trong đó, TNCN có thể hiểu


6

là tổng số tiền, hàng hóa, dịch vụ mà một cá nhân nhận được trong một thời kỳ nhất
định (Lê Văn Ái & Đỗ Đức Minh, 2002).
Về nguyên tắc, bất kỳ một thể nhân hay pháp nhân nào khi nhận được thu
nhập dưới bất cứ hình thái nào (hiện vật hay giá trị) và bất kể từ nguồn nào (do lao
động, hay đầu tư,...) đều phải trích một phần từ thu nhập để nộp cho Nhà nước dưới
dạng thuế TNCN.
Thuế TNCN là khoản thu bắt buộc đánh trên thu nhập chịu thuế của cá nhân
trong kỳ tính thuế theo quy định của pháp luật (Lê Văn Ái & Đỗ Đức Minh, 2002).
Thuế TNCN có những đặc điểm sau đây:
(1)

Thuế TNCN là thuế trực thu

Tính chất trực thu biểu hiện sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế theo luật
và đối tượng chịu thuế trên phương diện kinh tế. Vì thuế TNCN đánh trực tiếp vào
thu nhập nhận được của NNT sau chu kỳ kinh doanh, vì thế tại thời điểm đánh
thuế, người chịu thuế TNCN ít có khả năng chuyển giao gánh nặng thuế cho các
đối tượng khác. Vì vậy, thuế TNCN ảnh hưởng khá đậm nét đến tâm lý và hành vi
NNT.
(2)


Thuế TNCN đánh vào thu nhập chịu thuế

Trong nền kinh tế tồn tại nhiều loại thu nhập có tính chất, mức độ khác
nhau: thu nhập chịu thuế, thu nhập, thu nhập tính thuế, nhưng thuế TNCN chỉ đánh
vào thu nhập chịu thuế của NNT.
Thu nhập chịu thuế phải là thu nhập hợp pháp, phản ánh đúng khả năng nộp
thuế và khả năng tiêu dùng cá nhân của NNT. Vì thế, đánh thuế TNCN vào thu
nhập chịu thuế sẽ đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập (Lê Văn Ái &
Đỗ Đức Minh, 2002).
(3)

Thuế TNCN mang tính chất lũy tiến

Thuế TNCN mang tính lũy tiến so với thu nhập phải chịu thuế. Điều đó có
nghĩa là thu nhập của cá nhân mà càng cao thì mức nộp thuế lại càng nhiều. Trong


7

một số trường hợp, thuế lũy tiến phải đảm bảo tốc độ tăng của thuế luôn cao hơn
tốc độ tăng thu nhập (Lê Văn Ái & Đỗ Đức Minh, 2002).
2.1.3. Vai trị của thuế TNCN
Là cơng cụ góp phần thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về
thu nhập giữa những người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp trong
xã hội. Các đối tượng khác nhau sẽ có các mức thuế suất và ưu đãi khác nhau. Các
cá nhân có thu nhập từ kinh doanh đều phải nộp thuế như nhau. Nếu người dân có
thu nhập q thấp sẽ khơng phải đóng thuế để tạo nên sự bình đẳng của chính sách
thuế, mọi đối tượng đều có cuộc sống ổn định hơn.
Là một công cụ đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước bởi thuế

TNCN có diện thu thuế rộng, áp dụng cho tất cả người dân nên cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thu nhập của các tầng lớp dân cư sẽ tăng lên và nguồn thu vào
NSNN cũng ổn định. Ở Việt Nam tỷ trọng thuế TNCN hiện nay khoản 10%.
Là công cụ kinh tế vĩ mô được Nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập tiêu
dùng và tiết kiệm. Khi nền kinh tế kém phát triển, suy thối, Nhà nước có thể điều
tiết bằng cách giảm thuế để chống lại sự suy thoái. Nhà nước thực hiện chính sách
tài chính này gọi là chính sách tài khóa nới lỏng. Khi nền kinh tế mà ở tình trạng
lạm phát cao và bắt đầu có hiện tượng nóng, Nhà nước điều chế bằng cách tăng
thuế lên cao giúp ngăn cho nền kinh tế khỏi suy thoái, phát triển nóng dẫn tới đổ
vỡ. Chính sách tài khóa này gọi là chính sách tài khóa thắt chặt. Khi sử dụng công
cụ thuế để điều tiết nền kinh tế vĩ mô có thể vấp phải những trở ngại chính trị.
Thực hiện chính sách tài chính nới lỏng bằng cách giảm thuế là một biện pháp dễ
nhưng thực tế rất dễ bị người dân phản đối.
Góp phần quản lý thu nhập dân cư, những khoản thu nhập hợp pháp hay
không hợp pháp để có những biện pháp xử lý phù hợp.
2.2.

Tuân thủ thuế TNCN

2.2.1. Khái niệm tuân thủ thuế TNCN


8

Tuân thủ thuế đề cập đến sự bằng lòng, sẵn sàng của NNT tuân theo pháp
luật thuế bằng cách thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế (Peter & Dijke, 2007). Theo
Alm (1991), phạm vi tuân thủ thuế bao gồm, báo cáo thu nhập và thanh toán các
nghĩa vụ thuế theo quy định của luật pháp và các quyết định của tịa án. Tn thủ
thuế điển hình là kê khai đúng thu nhập tính thuế, làm đúng nghĩa vụ pháp lý (sự
chính xác), kê khai thu nhập đúng hạn, và thanh tốn số tiền khi tới hạn (tính chất

kịp thời) (Franzoni, 1999). Những định nghĩa khác về tính tuân thủ thuế đó là hành
động điền vào mẫu thuế thu nhập, tuyên bố về các khoản thu nhập chịu thuế chính
xác.
“Tuân thủ thuế TNCN là việc thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của
pháp luật thuế TNCN. Tuân thủ thuế TNCN là hành vi bắt buộc đối với nhiều chủ
thể khác nhau như cơ quan thuế, NNT, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan được
quy định trong các văn bản pháp luật về thuế. Tuân thủ thuế TNCN của NNT thể
hiện ở việc hiểu biết về pháp luật thuế và chấp hành đầy đủ, kịp thời và đúng đắn
các quy định của pháp luật thuế” (Alm & Yunas, 2009).
Như vậy, tính tuân thủ thuế TNCN phụ thuộc vào 2 yếu tố: Những tri thức
hiểu biết về quy định, pháp luật thuế TNCN và trách nhiệm thực hiện pháp luật
thuế TNCN. Cả hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau: Sự hiểu biết luật thuế
TNCN, tạo cơ sở để nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của NNT trong chấp hành
pháp luật thuế TNCN, từ đó xác định trách nhiệm nộp thuế. Tuy nhiên, các yếu tố
đó lại tương tác qua lại với nhau để hình thành các hành vi với các mức độ khác
nhau của NNT.
2.2.2. Các biểu hiện của hành vi tuân thủ thuế TNCN
(1)

Sẵn sàng tuân thủ (tuân thủ tuyệt đối)

Mặc dù, Luật thuế TNCN có những quy định pháp lý cao nhất về nghĩa vụ
của NNT và cơ quan thuế có quyền cưỡng chế NNT thi hành pháp luật về thuế,
nhưng NNT thường khơng chủ động nộp và tìm các biện pháp để trốn và tránh
nghĩa vụ nộp thuế thì vấn đề quản lý thuế sẽ không đem lại kết quả mong muốn.


9

Vì vậy, sự sẵn sàng tn thủ của NNT có ý nghĩa quan trọng trong việc thực

hiện tốt pháp luật thuế TNCN, đảm bảo nguồn thu từ thuế được tập trung vào
NSNN theo đúng pháp luật. NNT ln có biểu hiện sẵn sàng tuân thủ nghĩa vụ thuế
cũng biểu hiện công tác quản lý thuế đã đạt hiệu quả cao nhất.
Hành vi sẵn sàng tuân thủ pháp luật về thuế của NNT được biểu hiện như
sau (Lê Xuân Trường, 2016):
- NNT có sự hiểu biết về pháp luật thuế TNCN; hiểu biết về nghĩa vụ và xác
định rõ trách nhiệm nộp thuế của mình;
- NNT sẵn sàng kê khai thu nhập, kê khai thuế và các minh chứng khác liên
quan đến việc hình thành thu nhập và thuế TNCN của mình;
- NNT tự giác tính, nộp thuế và quyết tốn số thuế TNCN mà mình phải
nộp;
- NNT sẵn sàng tuân thủ các pháp luật khác có liên quan đến thuế TNCN
phải nộp;
- NNT sẵn sàng hợp tác với cơ quan thuế thực hiện tốt các nhiệm vụ mà cơ
quan thuế yêu cầu.
Để đạt được mức độ sẵn sàng tuân thủ, địi hỏi trình độ hiểu biết và ý thức
của NNT dần được nâng cao và mức độ ảnh hưởng của cơ quan thuế đối với NNT
thông qua các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế.
(2)

Tuân thủ nộp thuế một cách cố gắng

Hành vi cố gắng tuân thủ pháp luật về thuế của NNT được biểu hiện như sau
(Lê Xuân Trường, 2016):
- NNT ít có nhận thức, hiểu biết, ít tri thức về pháp luật thuế TNCN nhưng
có hiểu biết chút ít về nghĩa vụ thuế và xác định trách nhiệm nộp thuế;
- NNT có kê khai thu nhập, kê khai thuế nhưng không kê khai đủ các minh
chứng liên quan đến việc hình thành thu nhập và thuế TNCN của mình;



10

- NNT có nộp thuế nhưng khơng nộp thuế đầy đủ, đúng hạn;
(3)

Không tuân thủ nộp thuế trừ khi cơ quan thuế có tác động

Hành vi khơng muốn tn thủ pháp luật về thuế của NNT được biểu hiện
như sau (Lê Xn Trường, 2016):
- NNT khơng có những tri thức nhất định về pháp luật thuế TNCN và không
xác định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm nộp thuế;
- NNT không kê khai thu nhập và kê khai thuế TNCN của mình;
- NNT khơng nộp thuế và chỉ nộp thuế khi cơ quan thuế kiểm tra, nhắc nhở.
(4)

Cố tình khơng tn thủ, bất luận thế nào cũng trốn thuế

NNT cố tình khơng tn thủ, tìm mọi cách để trốn thuế và gian lận thuế
TNCN thường có các biểu hiện về hành vi như sau (Lê Xuân Trường, 2016):
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế TNCN; không nộp hồ sơ khai thuế TNCN
hoặc nộp hồ sơ khai thuế TNCN không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;
- Không lưu trữ các hóa đơn, chứng từ liên quan đến các khoản thu nhập
làm cơ sở xác định số tiền thuế TNCN phải nộp;
- Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để xác định nghĩa vụ thuế TNCN;
làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế
được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
- Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền
thuế TNCN phải nộp, số tiền thuế TNCN được hoàn.
Như vậy, căn cứ vào nội dung biểu hiện mức độ của việc tuân thủ trên,
chúng ta xếp loại các mức độ tuân thủ từ cao nhất cho đến mức độ thấp nhất là: sẵn

sàng tuân thủ, cố tình tn thủ, khơng muốn tn thủ, cố tình khơng tn thủ. Sự
xếp loại đó làm căn cứ để tìm các phương thức tác động làm tăng dần mức độ sẵn
sàng tuân thủ trong công tác quản lý thuế TNCN.


11

2.3.

Khung phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tuân thủ thuế
TNCN

2.3.1. Hiểu biết thuế
Hiểu biết thuế là khả năng NNT tính tốn thu nhập và tài sản phải nộp theo
nghĩa vụ của Luật Thuế với nhiều người khác nhau trong nhiều tình huống khác
nhau. Hiểu biết thuế rõ ràng kết hợp thông tin về những quy định thuế và những
hiểu biết tài chính để có thể tính tốn ra những kết quả mang tính kinh tế có lợi
nhất cho NNT (Jonas, 2003).
Theo Ern Chen Loo và cộng sự (2009) hiểu biết thuế được đánh giá là hiệu
quả nhất trong việc xác định hành vi tuân thủ thuế TNCN của NNT, sự ra đời của
hệ thống tự kê khai thuế giúp cải thiện trình độ hiểu biết thuế TNCN của NNT.
Hơn nữa, những hiểu biết về thuế ảnh hưởng đến việc tự kê khai thuế của
NNT, đặc biệt là về sự hiểu biết của họ trong việc xử lý các vấn đề về thuế, mà
cuối cùng sẽ tác động đến thói quen, hành vi. Theo Merima Ali và cộng sự (2013)
hiểu biết thuế tương quan một cách tích cực đối với hành vi tuân thủ thuế của NNT.
Hệ thống thuế là một phạm trù phức tạp vì thế NNT chỉ có một sự hiểu biết
giới hạn về nó. Do tính chất phức tạp của các chính sách về thuế, đặc biệt là tài
chính, vì vậy Chính phủ hiếm khi công bố công khai một cách chi tiết và vì vậy sự
hiểu biết về thuế của NNT sẽ thấp (Young-dahl & Tinsley, 1978). Sự hiểu biết chủ
yếu của người dân về các chính sách thuế, chẳng hạn như đánh thuế lũy tiến là

không đầy đủ (Roberts, Hite & Bradley, 1994).
Dựa trên bằng chứng từ Mỹ & Anh, Steinmo (1998) lưu ý rằng: nghiên cứu
thái độ, nhận thức, kiến thức về thuế và các chính sách thuế của người dân, các nhà
nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người dân thực sự tiếp cận thông tin sai lệch hoặc
thông tin bị lẫn lộn.
Hiểu biết về pháp luật thuế được giả định là có tầm quan trọng đối với sở
thích, đến thái độ đối của việc nộp thuế cũng như việc tự kê khai nộp thuế
(Kasipillai Mustafa, 2000).


×