Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY AQUTEX BENTRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.14 KB, 7 trang )

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN
CỦA CÔNG TY AQUTEX BENTRE
Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế
quốc dân và xí nghiệp. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty nhằm
xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố để từ đó xây dựng các kế hoạch, chiến
lược kinh doanh cho phù hợp.
5.1. Các yếu tố ảnh hưởng tình hình lợi nhuận của công ty
Xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Do đó, đề tài chủ yếu phân tích các yếu tố ảnh hưởng tình hình lợi nhuận hoạt động
xuất khẩu thủy sản. Vận dụng phương pháp phân tích ở phần 2.5.2 trang 10, ta lần lượt
thay thế số năm gốc bằng số năm thực hiện (bảng 4 phần phục lục) của các nhân tố theo
trình tự khối lượng sản phẩm, kết cấu mặt hàng, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp, giá bán, mỗi lần thay thế tính được giá trị tăng giảm lợi
nhuận. Cụ thể trong bảng sau:
Bảng 13: Bảng chỉ tiêu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Mức ảnh hưởng của nhân tố đến tình hình lợi
nhuận
Năm 2006 so với 2005 Năm 2007 so với 2006
Sản lượng hàng hóa (∆Q) +7.266 +13.776
Kết cấu mặt hàng (∆K) -1 0
Giá vốn hàng bán (∆Z) -5.144 +13.348
Giá bán (∆G) +21.756 -19.751
Chi phí bán hàng (∆C
BH
) -6.357 -4.228
Chi phí quản lý doanh nghiệp (∆C
QL
) -1.399 +979
Tổng hợp các nhân tố (∆L) +16.121 +4.124

Nhận xét:


 Năm 2006-2005
Áp dụng công thức (1) và (2) trong phần 2.5.2 (xem trang 10,11). Qua bảng 13 ta
nhận thấy tình hình lợi nhuận của công ty năm 2006 tăng vượt so với năm 2005 cụ thể
là: 16.121 triệu đồng, tăng 281,2%.
Nguyên nhân là do các yếu tố sau:
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2006 tăng lên 1.208 tấn so với năm 2005, tỷ
lệ 121,66% đã làm cho lợi nhuận năm 2006 tăng lên 7.266 triệu đồng.
- Do công ty thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ, cụ thể tăng tỷ trọng mặt hàng
nghêu, sò 35,88%, tăng tỷ trọng mặt hàng cá tra, basa 20,81% và giảm tỷ trọng mặt
hàng tôm xuống 72,08% so với năm 2005. Vì thế, lợi nhuận của công ty giảm đi 1 triệu
đồng.
- Tổng giá vốn tăng lên 52.194 triệu đồng nên lợi nhuận của công ty giảm 5.144
triệu đồng, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là do giá vốn của mặt hàng
nghêu, sò giảm 215.6222 đồng/tấn, giá vốn của mặt hàng cá tra, basa tăng 14.777.949
đồng/tấn còn mặt hàng tôm thì giá vốn tăng 954.736 đồng/tấn so với năm 2005 (bảng
14).
- Chi phí bán hàng năm 2006 tăng 6.357 triệu đồng so với năm 2005 nên dẫn đến
lợi nhuận của công ty giảm đi 6.357 triệu đồng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 tăng 1.399 triệu đồng so với năm 2005
nên đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm 1.399 triệu đồng.
- Giá bán đơn vị của từng loại mặt hàng thủy sản năm 2006 thay đổi nên đã làm
cho lợi nhuận của công tăng lên 21.756 triệu đồng so với năm 2005. Cụ thể là giá bán
mặt hàng nghêu, sò tăng 229.015 đồng/tấn, giá bán mặt hàng cá tra, basa 18.777.919
đồng/tấn và mặt hàng tôm giảm 16.225.129 đồng/tấn so với năm 2005.
Bảng 14: Bảng chênh lệch của các nhân tố năm 2006 so với năm 2005
Chỉ tiêu Giá bán đơn vị
(đồng)
Giá vốn đơn vị (đồng) Sản lượng (tấn)
Nghêu, sò 229.015 -2.156.222 889
Cá tra, basa 18.777.919 14.777.949 572

Tôm -16.225.129 954.736 -253
Tổng cộng 3.205.987 758.022 1.208
 Năm 2007-2006
Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong năm 2007 tăng 4.124 triệu đồng,
với tỷ lệ là 116,48% so với năm 2006.
Nguyên nhân là do:
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi đã làm cho lợi nhuận của công ty trong
năm 2007 tăng lên 13.776 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân ảnh hưởng đến
khối lượng tiêu thụ các mặt hàng cụ thể sau: khối lượng mặt hàng nghêu, sò giảm 261
tấn, mặt hàng cá tra, basa tăng 1.968 tấn và mặt hàng tôm giảm 79 tấn so với năm 2006.
- Kết cấu của các mặt hàng thủy sản không ảnh hưởng đến tình hình thực hiện lợi
nhuận của năm 2007 so với năm 2006.
- Tổng giá vốn giảm đi 13.348 triệu đồng nên lợi nhuận của công ty tăng 13.348
triệu đồng, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là do giá vốn của mặt hàng
nghêu, sò giảm 2.115.924 đồng/tấn, giá vốn của mặt hàng cá tra, basa giảm 4.854.246
đồng/tấn còn mặt hàng tôm thì giá vốn giảm đi 72.194.952 đồng/tấn so với năm 2005.
- Chi phí bán hàng năm 2007 tăng 4.228 triệu đồng so với năm 2006 nên đã làm
cho lợi nhuận của công ty giảm đi 4.228 triệu đồng so với năm 2006.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong năm 2007 giảm 979 triệu đồng
so với năm 2006 nên lợi nhuận của công ty tăng lên 979 triệu đồng.
- Giá bán của mặt hàng nghêu, sò giảm 5.465.886 đồng/tấn, giá bán của mặt hàng
cá tra, basa giảm 4.745.748 đồng/tấn và mặt hàng tôm giảm 62.701.396 đồng/tấn nên đã
làm cho lợi nhuận của công ty giảm 19.751 triệu đồng.
Bảng 15: Bảng chênh lệch của các nhân tố năm 2007 so với năm 2006
Chỉ tiêu Giá bán đơn vị (đồng) Giá vốn đơn vị (đồng) Sản lượng (tấn)
Nghêu, sò -5.465.886 -2.115.924 -261
Cá tra, basa -4.745.748 -4.854.246 1.968
Tôm -62.701.396 -72.194.952 -79
Tổng cộng -2.347.389 -1.586.354 1.628
 Các yếu tố tăng, giảm nhiều nhất, ít nhất

Ta nhận thấy giá bán ảnh hưởng rất lớn đến tình hình lợi nhuận của công ty. Bởi vì
doanh thu bằng giá bán nhân với sản lượng cho nên giá bán bán tăng thì doanh thu tăng
kéo theo lợi nhuận của công ty cũng tăng theo. Nhưng đến năm 2007, sản lượng hàng
hóa là nhân tố làm tăng lợi nhuận nhiều nhất +13.776. Điều này cho thấy công ty đã chú
trọng việc đẩy mạnh xuất khẩu.
Chi phí bán hàng là một trong những nhân tố làm giảm lợi nhuận nhiều nhất của
công ty. Chủ yếu là do chi phí vận chuyển vì hiện nay giá xăng dầu tăng. Mặt khác công
ty còn phải giao dịch với khách hàng.
5.2. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của công ty
5.2.1. Các yếu tố tích cực
- Công ty có vị trí thuận lợi: nằm trên trục lộ chính, gần sông và tọa lạc ngay
vùng nguyên liệu tạo điều kiện cho việc vận chuyển dễ dàng có thể giảm chi phí và
tăng lợi nhuận cho công ty.
- Tình hình tài chính của công ty khá ổn định. Thông qua các tỷ số tài chính
nhận thấy công ty đang phát triển khá tốt, có tiến bộ trong việc quản lý, điều tiết các
khoản nợ hợp lý đồng thời sử dụng nguồn vốn và tài sản rất hiệu quả.
- Công ty đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đồng bộ. Đội ngũ
điều hành có kinh nghiệm, lực lượng công nhân được đào tạo có tay nghề cao.
Nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện thuê mướn nhân công.
- Hệ thống dây chuyền có khả năng sản xuất đồng thời hai mặt hàng nghêu và
cá tra. Điều này giúp công ty tiết kiệm được nhiều chi phí và nâng cao công suất
hoạt động của dây chuyền sản xuất.
- Công ty đã tạo được uy tín thương hiệu tốt đối với khách hàng. Hiện nay
công ty có lượng khách hàng ổn định tại các thị trường nhập khẩu chính.
- Trên hầu hết các thị trường, giá thực phẩm thủy sản có xu hướng gia tăng. Do
khuynh hướng tiêu dùng của khách hàng thay đổi nên nhu cầu nhập khẩu cá trắng
tiếp tục tăng.
- Công ty được ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: miễn thuế 4
năm từ năm 2003 và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm
tiếp theo.

5.2.2. Các yếu tố tiêu cực
Nguyên liệu
- Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định: ngoài một phần tôm sú nguyên
liệu do công ty tự nuôi, phần lớn nguyên liệu nghêu, cá, tôm công ty phải thu mua từ
bên ngoài. Do đó, các biến động của thị trường nguyên liệu đầu vào gây ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Đối với sản phẩm nghêu: Sản lượng nghêu nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào
nguồn giống tự nhiên nên trong các năm qua, do công tác bảo vệ nguồn lợi nghêu
giống chưa tốt, chưa có biện pháp khai thác, bảo vệ tái tạo phù hợp nên lượng nghêu
giống xuất hiện ngày càng giảm. Trong quá trình nuôi, thời tiết nắng nóng kéo dài,
môi trường ô nhiễm, xuất hiện tảo độc,…cũng làm nghêu nuôi chết nhiều.
+ Đối với sản phẩm cá tra: tình trạng phát triển thiếu qui hoạch dẫn đến tình trạng
thừa thiếu cá trong từng thời điểm, nguy cơ suy thoái môi trường, vệ sinh an toàn thực
phẩm và dịch bệnh phát triển. Không xảy ra dịch bệnh lớn, nhưng bệnh cá xảy ra
thường xuyên, nhất là thời điểm giao mùa.
+ Đối với sản phẩm tôm: Nghề nuôi tôm đòi hỏi đầu tư lớn nhưng lại luôn phá vỡ
môi trường, dịch bệnh tôm thường xuyên xảy ra để lại hậu quả nặng nề. Việc nuôi tôm
1 vụ chính trong năm, nuôi tôm rãi vụ không khả thi dẫn đến nạn thiếu hụt tôm nguyên
liệu cho các nhà máy chế biến.
- Mặc dù Bộ Thủy sản cũng như Bộ NN-PTNT đã tăng cường quản lý việc sử
dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong thủy sản, Chính phủ cũng đã có Chỉ thị về việc
này, song, trước tình hình quy định của các nước nhập khẩu thay đổi rất nhanh, ngày
càng nghiêm ngặt cho thấy việc quản lý và sử dụng hóa chất, kháng sinh trong toàn bộ
quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm tại nước ta còn một số tồn tại. Cụ thể : hóa
chất, kháng sinh trong danh mục cấm của Bộ NN-PTNT, Bộ Thủy sản vẫn được phép
nhập khẩu để sử dụng rộng rãi trong y tế, công nghiệp; công tác thanh tra, kiểm tra nhập
khẩu, sản xuất, mua bán và sử dụng hóa chất kháng chất của các Bộ liên quan chưa
nghiêm; cơ sở chế biến chưa gắn kết với vùng nguyên liệu... Vì vậy, chất lượng nguồn
nguyên liệu không ổn định còn chất kháng sinh, hóa chất Malachite green quá nhiều.
- Nhu cầu thủy sản ở các thị trường truyền thống và lớn nhất là Nhật, EU và Mỹ

vẫn tiếp tục tăng trong bối cảnh dịch cúm gia cầm lan rộng làm ảnh hưởng đến nhiều
nước. Tuy nhiên, việc xâm nhập vào các thị trường này vẫn còn nhiều cản trở do sự
cạnh tranh của sản phẩm cùng loại, sự thay đổi hành vi tiêu dùng, đặc biệt là những qui
định của nước nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng nghiêm ngặt. Ngày
càng ít kháng sinh, hóa chất được sử dụng. Các mức giới hạn cho phép ngày càng thấp,
tần suất lấy mẫu hàng nhập khẩu tăng khi cần thiết và thiết bị phân tích ngày càng có độ
nhạy cao. Điều này đã làm hạn chế lượng hàng tiêu thụ ở các quốc gia này.
Giá nguyên liệu
- Hiện nay, do ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất cá tra,
cá basa nên tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ khâu thu mua nguyên liệu đến việc
bán sản phẩm ra thị trường. Vì thế đã đẩy giá nguyên liệu tăng lên cao. Điều này gây

×