Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá khả năng áp dụng hiệp ước basel ii tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam về tiêu chí hệ số an toàn vố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG MINH HỒNG HƯNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG
THƠN VIỆT NAM VỀ TIÊU CHÍ HỆ SỐ AN TỒN VỐN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG MINH HỒNG HƯNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG
THƠN VIỆT NAM VỀ TIÊU CHÍ HỆ SỐ AN TỒN VỐN
Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng
(Ngân hàng hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGƠ MINH HẢI

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tuy Hòa, ngày 01 tháng 10 năm 2020
Tác giả

Dương Minh Hoàng Hưng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT –ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.4.2.1 Phạm vi về không gian ............................................................................2
1.4.2.2 Phạm vi về thời gian ...............................................................................2
1.5 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 3
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................... 3

1.7 Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ KHẢ NĂNG AN TOÀN VỐN THEO BASEL II ............... 5
TẠI AGRIBANK ........................................................................................................... 5
2.1 Giới thiệu về Agribank ........................................................................................... 5
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................... 5
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank ............................................... 6
2.2 Vấn đề đảm bảo hệ số an toàn vốn tại Agribank ................................................. 8
2.2.1 Chỉ tiêu an toàn vốn của ngân hàng Agribank .............................................. 8
2.2.2 Dấu hiệu cảnh báo sớm về hệ số an toàn vốn của Agribank ........................ 9
2.2.3 Xử lý mất an toàn liên quan đến hệ số CAR của Agribank ....................... 11


2.2.3.1 Trích lập dự phịng ................................................................................11
2.2.3.2 Xử lý nợ xấu ..........................................................................................11
2.2.3.3 Tăng vốn để đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu .................................12
2.2.4 Quy định về công khai, công bố CAR của Agribank .................................. 13
2.3 Các vấn đề khó khăn khi áp dụng Basel II tại Agribank .................................. 13
2.3.1 Vấn đề dữ liệu khi tính tốn .......................................................................... 13
2.3.2 Vấn đề xếp hạng tín dụng .............................................................................. 15
2.3.3 Về phân loại nợ ............................................................................................... 15
2.3.4 Vấn đề đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn Basel II ...................................... 16
2.3.5 Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn ................................................... 17
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 18
3.1 Một vài nét về Basel II .......................................................................................... 18
3.1.1 Quá trình hình thành ..................................................................................... 18
3.1.2 Ba trụ cột của Basel II ................................................................................... 18
3.2. Cơ sở lý thuyết về hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II ......................... 19
3.2.1 Chuẩn mực vốn theo tiêu chuẩn Basel II ..................................................... 19
3.2.2 Đo lường hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II .................................... 21
3.2.2.1 Xác định rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II .................................21

3.2.2.2 Xác định rủi ro hoạt động theo tiêu chuẩn Basel II ..............................27
3.2.2.3 Xác định rủi ro thị trường theo tiêu chuẩn Basel II ..............................29
3.2.3 Quy trình đánh giá vốn nội bộ theo tiêu chuẩn Basel II............................. 30
3.2.4 Minh bạch thông tin theo tiêu chuẩn Basel II ............................................. 31
3.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 31
3.3.1 Phương pháp thống kê mơ tả ........................................................................ 31
3.3.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp ............................................................ 32
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HỆ SỐ CAR CỦA
AGRIBANK THEO BASEL II .................................................................................. 34
4.1 Đánh giá khả năng áp dụng ................................................................................. 34


4.1.1 Thực trạng hệ số an toàn vốn tại Agribank ................................................. 34
4.1.2 Vấn đề về tính tốn CAR. .............................................................................. 37
Đánh giá chỉ tiêu an toàn vốn của ngân hàng Agribank ..................................... 40
4.1.3 Về đề xếp hạng tín dụng cho điểm và phân loại rủi ro ............................... 40
4.1.3.1 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .......................................................41
4.1.3.2 Hệ thống phân loại nợ tại Agribank ......................................................44
4.1.3.3. Đo lường rủi ro tín dụng ......................................................................45
4.1.4 Vấn đề đảm bảo an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II .............................. 46
4.1.5. Quy trình đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn ............................................. 47
4.1.5.1 Giám sát của Ban điều hành và các cán bộ quản lý cấp cao .................47
4.1.5.2 Xác định và đánh giá đầy đủ về các loại rủi ro .....................................48
4.1.5.3 Xác định khẩu vị rủi ro và đánh giá sức chịu đựng rủi ro.....................49
4.1.5.4 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ......................................................50
4.1.5.5 Kiểm soát rủi ro và báo cáo ..................................................................51
4.1.5.6 Xác định và đánh giá mức độ đủ vốn và kế hoạch dự phòng ...............52
4.1.5.7 Kiểm tra sức chịu đựng .........................................................................52
4.1.5.8 Lập báo cáo ICAAP ..............................................................................53
4.1.6 Minh bạch và công bố thông tin liên quan đến CAR theo tiêu chuẩn

Basel II ...................................................................................................................... 54
4.2 Nguyên nhân của việc Agribank áp dụng không đầy đủ tiêu chí CAR so với
Basel II .......................................................................................................................... 56
4.2.1 Thực hiện khảo sát ......................................................................................... 56
4.2.2 Những hạn chế trong việc áp dụng hiệp ước Basel II về việc duy trì tỷ
lệ an toàn vốn của ngân hàng Agribank ............................................................... 60
4.2.2.1 Những hạn chế ......................................................................................60
4.2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế .........................................................60


CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG HỆ SỐ CAR
THEO BASEL II TẠI AGRIBANK .......................................................................... 63
5.1 Nhóm giải pháp nâng cao hệ số CAR thông qua việc cải thiện nguồn vốn ..... 63
5.2 Nhóm giải pháp nâng cao hệ số CAR thông qua việc cải thiện nguồn
nhân lực .................................................................................................................... 64
5.4 Một số kiến nghị cho NHNN ............................................................................... 65
5.5 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................. 65
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

AMA

Phương pháp nâng cao trong đánh giá RRHĐ


BCTC

Báo cáo tài chính

CAR

Hệ số an tồn vốn

CIC

Trung tâm thơng tin tín dụng

DPRRTD

Dự phịng rủi ro tín dụng

EAD

Dư nợ khách hàng tại thời điểm khách hàng khơng trả được nợ

EL

Tổn thất có thể ước tính

ICAAP

Quy trình đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn

IRB


Phương pháp dựa trên đánh giá nội bộ

LG

Tỷ trọng tổn thất ước tính

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

PD

Xác suất khách hàng không trả được nợ

ROA

Doanh lợi tài sản


ROE

Doanh lợi vốn chủ sở hữu

RRTD

Rủi ro tín dụng

RRHĐ

Rủi ro hoạt động

RRTT

Rủi ro thị trường

SA

Phương pháp chuẩn hóa

TMCP

Thương mại cổ phần

TSĐB

Tài sản đảm bảo

TSRR


Tài sản rủi ro

UL

Tổn thất ngoài dự kiến

VAMC

Công ty thu mua nợ quốc gia

VCSH

Vốn chủ sở hữu

XHTDNB

Xếp hạng tín dụng nội bộ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn 2014-2019
Bảng 2.2: Tình hình tín dụng của Agribank giai đoạn 2014-2019
Bảng 2.3 Hệ số an toàn vốn của một số ngân hàng thương mại Nhà nước
Bảng 3.1 : Chuẩn mực vốn theo tiêu chuẩn Basel II
Bảng 4.1: Hệ số CAR của ngân hàng Agribank
Bảng 4.2 : Đối sánh quy định vốn chủ sở hữu để tính hệ số an tồn vốn của Basel II
và của Agribank
Bảng 4.3 . Đối sánh về cách tính tài sản có rủi ro trong cơng thức CAR và phương
pháp đo lường tài sản có rủi ro theo ngân hàng Agribank và Basel II

Bảng 4.4: Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp
Bảng 4.5: Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân
Bảng 4.6: Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với định chế tài chính
Bảng 4.7 : Phương pháp phân loại nợ tại Agribank


TĨM TẮT
Việc tăng vốn tự có và giảm tài sản có rủi ro được coi là nhiệm vụ cấp bách
của Agribank hiện nay vì nếu khơng tăng được vốn tự có, ngân hàng sẽ gặp rất
nhiều khó khăn trong việc tăng trưởng tín dụng trong các năm sắp tới dẫn đến hệ số
CAR suy giảm và khó đáp ứng được theo tiêu chuẩn Basel II. Hiện nay, Agribank
vẫn là ngân hàng TMCP nhà nước nên việc vừa đảm bảo đủ vốn theo quy định của
Basel II và vừa thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác đi kèm là một khó khăn
rất lớn. Hiểu được điều này, việc đánh giá khả năng áp dụng hiệp ước Basel II tại
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về tiêu chí hệ số an tồn
vốn là một vấn đề hêt sức quan trọng. Việc đánh giá cho thấy được Agribank đã đáp
ứng và chưa đáp ứng những yếu tố nào về chỉ tiêu an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel
II, những khó khăn mà Agribank đang gặp phải khi áp dụng hệ số an toàn vốn theo
tiêu chuẩn Basel II để từ đó đưa ra các khuyến nghị giúp cho các nhà hoạch định
chính sách của ngân hàng hịan thiện hơn quy trình thực hiện việc áp dụng CAR
theo tiêu chuẩn Basel II một cách hiệu quả nhất để giảm rủi ro và giảm tổn thất thấp
nhất cho ngân hàng
Từ khóa: CAR, Basel II, Agribank


ABSTRACT
Increasing capital and reducing risky assets is considered an urgent task of
Agribank today because if the capital cannot be raised, the bank will face many
difficulties in credit growth in the coming years, leading to CAR declines and is
difficult to meet Basel II standards. Currently, Agribank is still a state-owned

commercial bank, so ensuring both sufficient capital under the provisions of Basel
II and the implementation of other associated socio-economic goals is a huge
difficulty. Understanding this, assessing the applicability of Basel II treaty at the
Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam on the criteria of safety
coefficient which is a very important issue. The evaluation shows that Agribank has
met and has not met any elements of capital adequacy criteria under Basel II, the
difficulties that Agribank faced when applying capital adequacy ratios according to
Basel II to get there. making recommendations to help bank policymakers improve
the process of implementing CAR according to Basel II in the most effective way to
minimize risks and minimize losses for banks.
Keywords: CAR, Basel II, Agribank


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Hệ thống ngân hàng đóng một vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế.
Chính vì vậy, bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến ngân hàng thì ít nhiều cũng đều
tác động đến nền kinh tế của một quốc gia. Với mong muốn xây dựng một ngành
ngân hàng Việt Nam lành mạnh và nhận thức được vai trò của hiệp ước Basel II,
NHNN đã chủ động xây dựng lộ trình triển khai và áp dụng Basel II đối với hệ
thống NHTM từ năm 2014. Trước sự biến động khó lường của thị trường tài chính,
việc áp dụng Basel II giúp hạn chế rất nhiều những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp
phải trong hoạt động kinh doanh của mình. Một trong những tiêu chuẩn của Basel II
mà rất nhiều ngân hàng đang quan tâm hiện nay là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bởi lẽ
việc áp dụng nó cũng gặp khơng ít khó khăn
Bản thân học viên hiện đang công tác tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam vẫn chưa áp dụng Basel II một cách triệt để trong hoạt

động quản trị rủi ro ngân hàng mà còn đang trên tiến trình xây dựng và hồn thiện
lộ trình. Đặc biệt, chỉ tiêu về hệ số an toàn vốn đang là một trong những vấn đề mà
ngân hàng quan tâm hàng đầu khi áp dụng Basel II. Làm sao để duy trì được tỷ lệ an
tồn vốn tối thiểu. Mặc dù tại Agribank hệ số CAR vẫn đạt 8% nhưng tỷ lệ này
được tính tốn theo tiêu chuẩn của Việt Nam trong khi nếu tính theo tiêu chuẩn
Basel II thì lại bị thiếu hụt nên việc áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của ngân
hàng nói chung và chỉ tiêu tỷ lệ an tồn vốn nói riêng của ngân hàng Agribank là
hết sức khó khăn.Nhận thức được tầm quan trọng của hệ số an toàn vốn tại ngân
hàng, học viên đã chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng áp dụng hiệp ước
Basel II tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về tiêu
chí hệ số an tồn vốn” làm luận văn thạc sĩ của mình.


2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
- Phân tích thực trạng khả năng đáp ứng tiêu chuẩn Basel II về hệ số an toàn
vốn của Agribank
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện khả năng đáp ứng hệ số an
toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II tại ngân hàng Agribank
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá khả năng đáp ứng hệ số an toàn vốn tại Agribank
- Khó khăn khi Agribank triển khai Basel II liên quan đến hệ số an toàn vốn
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm giúp hoàn thiện việc hệ số an toàn
vốn tại Agribank theo quy định của nhà nước
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Agribank có đáp ứng được hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II hay
không?
- Khi triển khai việc áp dụng hệ số an tồn vốn, Agribank đã gặp khó khăn gì?

- Giải pháp giúp hoàn thiện việc hệ số an toàn vốn tại Agribank theo quy định
của nhà nước
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khả năng áp dụng hiệp ước Basel II tại Agriank về tiêu chí hệ số an toàn vốn.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi về không gian
Số liệu được sử dụng trong đề tài là dữ liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu
thông qua các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của Agribank, dữ liệu
Bankscope, dữ liệu Thomson Reuters, World bank…
1.4.2.2 Phạm vi về thời gian
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2014 –
2019.


3

1.5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả liên quan đến việc
thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày và hệ thống hóa số liệu dưới dạng sơ đồ, bảng
biểu, để phán ảnh một cách tổng quát các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
Ngoài ra luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để đánh
giá, khảo sát nhằm tìm ra những hạn chế trong cách tính tỷ lệ an tồn vốn, ngun
nhân tại sao ngân hàng khơng đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.Trên cơ sở
đó nhằm đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị giúp hồn thiện việc xây dựng lộ
trình áp dụng Basel II liên quan đến hệ số an toàn vốn tại ngân hàng Agribank để
nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của ngân hàng
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học: Luận văn đã hệ thống những lý thuyết cơ bản về hiệp ước
Basel II về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở kết hợp những thông tư nghị định quy định về tỷ
lệ an toàn vốn đối với hệ thống ngân hàng, hiệp ước Basel quy định về tỷ lệ an toàn
vốn, kinh nghiệm đáp ứng Basel II để đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một
số quốc gia trên thế giới cũng như thực trạng về việc đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu theo tiêu chuẩn Basel II của một số ngân hàng tại Việt Nạm. Trên cơ sở, phân
tích thực trạng về khả năng đáp ứng hệ số Basel II của ngân hàng Agribank , đánh
giá mặt đạt được cũng như những hạn chế trong việc duy trì hệ số an toàn vốn tối
thiểu nhằm đưa ra những khuyến nghị giúp ngân hàng giảm thiểu bớt rủi ro hoạt
động trong ngân hàng, hạn chế tổn thất về mặt tài chính và nâng cao hiệu quả hơn
nữa trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
1.7 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Vấn đề khả năng an toàn vốn theo Basel II tại Agribank
Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Đánh giá khả năng áp dụng hệ số CAR của Agribank theo Basel II
Chương 5: Giải pháp hoàn thiện việc xây dựng hệ số CAR theo Basel II tại
AgriBank


4

Tóm tắt chương 1: Trong chương này, đề tài đề cập đến mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng nghiên cứu, kết cấu, ý nghĩa đề tài để làm căn cứ cho việc nghiên cứu
sâu hơn khả năng đáp ứng Basel II về tiêu chí hệ số an tồn vốn của Agribank làm
nền tảng để đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn những vấn đề liên quan hệ
số an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II.


5


CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ KHẢ NĂNG AN TOÀN VỐN THEO BASEL II
TẠI AGRIBANK
2.1 Giới thiệu về Agribank
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam được thành lập
vào ngày 26/3/1988 theo quyết định số 53/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
với tên viết tắt là Agribank
Vào ngày 14/11/1990, theo Quyết định số 400/CT của thủ tướng Chính phủ,
Agribank được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
Đến ngày 28/12/1996, theo Quyết định số 1836/QĐ-TCCB, sau nhiều lần đổi
tên, tên gọi chính thức là như hiện nay đó là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thônViệt Nam
Từ khi thành lập đến nay, Agribank đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch
vụ cũng như mở rộng thêm mạng lưới hoạt động trên khắp cả nước. Tính đến ngày
31/12/2018, Agribank có hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước với gần 1300
phòng giao dịch, gần 3000 máy ATM đặt khắp cả nước, 3 đơn vị sự nghiệp, 5 công
ty con, 3 văn phòng đại diện khu vực và 1 chi nhánh tại Campuchia
Qua hai giai đoạn tái cơ cấu, giai đoạn 1( 2001-2010) và giai đoạn 2( 20112018), Agribank liên tục khẳng định vị thế của mình, là một doanh nghiệp sở hữu
100% vốn Nhà nước, bên cạnh việc thực hiện hoạt động kinh doanh như một
NHTM, Agribank có vai trị đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước cụ thể là Agribank đặc biệt chú trọng trong hoạt động tín dụng
mảng nơng nghiệp, nơng thơn với khoảng trên 70% dư nợ tín dụng thuộc lĩnh vực
này mặc dù lĩnh vực này luôn gặp rất nhiều rủi ro
Với hơn 30 năm không ngừng xây dựng và phát triển, Agribank đã đạt được
nhiều huân chương lao động, bằng khen của Chủ tịch nước và được Moody’s xếp
hạng Ba.


6


2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank
Với nguồn vốn do Nhà nước nắm giữ, chi phối để thực hiện một vai trị quan
trọng trong lĩnh vực tín dụng nơng nghiệp, Agribank ln hồn thành vai trị chủ
lực của mình vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đặc biệt là lĩnh vực
tín dụng nông nghiệp, nông thôn.
Nguồn vốn tăng trưởng ổn định, là cơ sở để Agribank thực hiện tốt mục tiêu
của mình. Từ năm 2014-2018, nguồn vốn huy động cũng như vốn điều lệ và vốn
chủ sở hữu của Agribank luôn tăng qua các năm.
Năm 2018, với nguồn vốn chủ sở hữu đạt 58.181 tỷ đồng, tăng 9.722 tỷ đồng,
so với năm 2017 và nguồn vốn điều lệ đạt 30.473 tỷ đồng, là cơ sở để Agribank
hoạt động tốt hơn trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng và thực hiện mục tiêu quan
trọng đối với việc hỗ trợ nguồn vốn cho các đối tượng và các dự án nông nghiệp
theo định hướng phát triển của đất nước.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn

từ năm 2014- 2019

được thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn 20142019
ĐVT: tỷ đồng
2014

2015

2016

2017

2018


2019

chủ

41181

42508

44325

48459

58181

69242

Vốn điều

28.840

29.004

29.126

30.354

30473

30591


tài

763589

874807

1002463

1152487

1282449

1452381

gửi

656271

763361

866084

1007694

1103607

1269373

Vốn
sở hữu


lệ
Tổng
sản
Tiền
khách
hàng


7

LNTT

2528

3183

3881

4985

14117

14117

LNST

1786

2372


2990

3931

11248

11248

ROA(%)

0,225

0,331

0,338

0,360

0,442

0,46

ROE(%)

4,28

6,95

6,88


8,31

9,88

16,24

Nộp ngân

692,6

807,7

823,9

1005,8

1504

7000

sách
( Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Agribank từ năm 2014-2019 )
Về tổng tài sản của Agribank cũng tăng qua các năm. Kể từ năm 2016, tổng tài
sản của Agribank đã đạt trên 1 triệu tỷ. .Đến cuối năm 2018, tổng tài sản hợp nhất
của Agribank đạt 1.282.449 tỷ đồng, tăng khoảng 11% so với năm 2017
Mặc dù thực hiện vai trò hỗ trợ quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát
triển kinh tế theo định hướng của đất nước, nhưng lợi nhuận của Agribank luôn tăng
qua các năm và các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng theo quy định
của NHNN, Agribank ln đảm bảo

.Cũng với việc kiểm sốt chất lượng tín dụng, nợ xấu của Agribank giảm dần
trong hai năm 2017 và 2018 đồng thời lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên đạt 11248
tỷ đồng năm 2018, đóng góp vào ngân sách nhà nước cao, đặc biệt là năm 2019 đến
7000 tỷ đồng
Riêng về lĩnh vực cho vay của Agribank là hoạt động đặc thù. Cho vay chiếm
tỷ trọng chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng của Agribank, tăng trưởng tín dụng hàng
năm của Agribank ln gắn với mục tiêu hàng năm của Chính phủ, ưu tiên cho lĩnh
vực phát triển nông nghiệp nông thôn, tỷ lệ cho vay hàng năm của Agribank cho
lĩnh vực này luôn chiếm khoảng 70-75% dư nợ cho vay, góp phần phát triển chính
sách Tam nơng . Kết quả hoạt động tín dụng của Agribank ảnh hưởng rất lớn đến
lợi nhuận, nguồn vốn và hệ số tỷ lệ an tồn vốn.
Bảng 2.2 Tình hình tín dụng của Agribank giai đoạn 2014-2019
Tăng
trưởng tín

2014

2015

2016

2017

2018

2019

9,4%

16%


17,5%

17,6%

14,6%

14%


8

dụng( %)
Cho

vay

558659

630479

749091

880396

1006442

1123403

74%


71%

69%

73,6%

70,5%

69,7%

15307

12364

12454

16280

13654

19777989

4,46

2,01

1,89

1,54


1,51

1,46

khách hàng
(tỷ đồng)
Tỷ lệ cho
vay
NNNT(%)
Chi phí dự
phịng

rủi

ro cho vay
( tỷ đồng)
Nợ xấu(%)

Nguồn: ( BCTN, BCTC, Thomsond Reuters)
Tăng trưởng tín dụng của Agribank qua các năm luôn tăng, hoạt động cho vay
chủ yếu tập trung đối tượng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và các dự án phát
triển nông nghiệp. Tăng trưởng tín dụng của Agribank từ năm 2014 đến 2017 luôn
tăng, năm 2014 đạt 9,4% đến năm 2017 là 17,6%. Năm 2018, nhằm kiểm soát lạm
phát, tăng trưởng tín dụng của tồn ngành ngân hàng cũng chỉ đạt hơn 13% và
Agribank thì đạt khoảng hơn 14%. Dư nợ cho vay đến nay đã đạt trên 1 triệu tỷ
đồng
Chất lượng tín dụng của Agribank ngày càng cải thiện và kiểm soát nhằm
giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu, đưa nợ xấu về dưới 3% theo kế hoạch của Quốc hội đặt ra
từ đầu năm

2.2 Vấn đề đảm bảo hệ số an toàn vốn tại Agribank
2.2.1 Chỉ tiêu an toàn vốn của ngân hàng Agribank
Hiện nay Agribank đang áp dụng cách tính chỉ tiêu an tồn vốn( CAR) theo
thơng tư số 36/2014/TT-NHNN ra đời ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ
đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi và có sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 06/2016/ TT-NHNN ra đời ngày


9

27/5/2016 và Thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 của Ngân hàng Nhà
nước.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng cơng thức sau:
Vốn tự có
Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu (%) =

x 100%

Tổng tài sản Có rủi ro

Trong đó:
Vốn tự có được xác định theo quy định tại Phụ lục 1 tại .thông tư số
36/2014/TT-NHNN ra đời ngày 20/11/2014
Tổng tài sản Có rủi ro được xác định theo quy định tại Phụ lục 2 thông tư số
36/2014/TT-NHNN ra đời ngày 20/11/2014.
Một số quy định thay đổi kể từ khi Thông tư số 06/2016/ TT-NHNN ra đời
ngày 27/5/2016 . thì áp dụng cách tính theo quy định Thơng tư số 06/2016/ TTNHNN
về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng
11 năm 2014 của thống đốc ngân hàng nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo
đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi,

một số thay đổi theo thơng tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 của Ngân hàng
Nhà nước về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 36 ngày 20 tháng 11 năm
2014 của thống đốc ngân hàng nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi và
thơng tư 16/2018/TT-NHNN ngày 31/7/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của
thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
2.2.2 Dấu hiệu cảnh báo sớm về hệ số an toàn vốn của Agribank
Giai đoạn 2010 – 2015
Từ năm 2010, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng cao. Đặc biệt 2012 là năm có tỷ
lệ nợ xấu cao nhất: 7,37% nhưng đây cũng là năm CAR đạt mức cao nhất: 12,98%.


10

Về nguyên lý, nếu Agribank phân loại nợ theo đúng chuẩn mực quốc tế và trích lập
dự phịng rủi ro đầy đủ thì chi phí dự phịng rủi ro sẽ tăng lên, vốn tự có của ngân
hàng giảm và CAR phải giảm xuống nhưng thực tế cho thấy CAR của ngân hàng lại
vẫn tăng. Như vậy hồn tồn có thể nghi ngờ về dấu hiệu giấu nợ, hoặc đảo nợ của
ngân hàng bằng cách đưa vào hạng mục “tài sản khác” làm cho Tài sản Có rủi ro
giảm xuống.
Giai đoạn 2016-2018
Từ khi Thông tư số 06/2016/ TT-NHNN ra đời ngày 27/5/2016 cũng quy định
CAR ≥ 9% nhưng lúc này hệ số tài sản có rủi ro trong bất động sản tăng từ 150%
đến 200% , hệ số CAR của Agribank giảm từ năm 2015 là 10,05 đến năm 2016 chỉ
còn 9,53.
So với tồn hệ thống thì hệ số an tồn vốn của Agribank cũng khá thấp, không
chỉ Agribank mà mặt bằng chung các NH thương mại Nhà nước đều thấp so với
trung bình ngành, cụ thể là Viettinbank, BIDV, Vietcombank thì có năm thấp hơn,

có năm cao hơn thể hiện ở bảng 2.3

Bảng 2.3: Hệ số an toàn vốn của một số ngân hàng thương mại nhà nước
2014

2015

2016

2017

2018

10,4

10,6

10,4

10

10

9

9

9

10,9


10,34

Vietcombank

11,35

11,04

11,13

11,63

12,14

Toàn

12,75

9,42

11,6

11,1

11,8

Vietin bank
BIDV


hệ

thống
(Nguồn: Thomsond Reuters và NHNN)
Khơng riêng gì ngân hàng Agribank, mà nhóm các NHTM nhà nước có tỷ lệ
vốn an tồn tối thiểu thấp là do hạn chế trong việc tăng vốn tự có, mặc khác do phải
thực hiện những mục tiêu nhằm hướng đến sự phát triển kinh tế -xã hội của đất


11

nước nên điều kiện cho vay một số đối tượng vay vốn có nới lỏng dẫn đến nợ xấu
tăng làm cho tài sản có rủi ro tăng, dẫn đến hệ số CAR thấp.
Khi thực hiện thông tư 36, Agribank mới chỉ đo lường rủi ro tín dụng trong
phép tính CAR mà chưa lượng hóa những rủi ro quan trọng khác như rủi ro hoạt
động, rủi ro thị trường. Do đó, về thực chất, hệ số CAR cũng chưa được tính tốn
chính xác .
2.2.3 Xử lý mất an tồn liên quan đến hệ số CAR của Agribank
Để xử lý vấn đề mất an toàn liên quan đến hệ số an toàn vốn, có nhiều cách để
thực hiện như tăng vốn là yêu cầu trong dài hạn hay trước mắt là xử lý nợ xấu để
giảm vốn cho rủi ro hoặc tăng trích lập dự phịng để có nguồn bù đắp rủi ro

2.2.3.1 Trích lập dự phịng
Việc trích lập dự phịng giống như khoản “bảo hiểm” giúp ngân hàng có thể
xử lý được rủi ro do nợ xấu có thể xảy ra trong tương lai. Nếu tỷ lệ trích lập dự
phịng rủi ro giảm, khi nợ xấu gia tăng ngân hàng sẽ khơng có nguồn vốn dự
phịng để xử lý, khi đó ảnh hưởng khơng chỉ lợi nhuận ngân hàng, mà cịn ảnh
hưởng đến khả năng đáp ứng những quy định tài chính của ngân hàng
Trên cơ sở thơng tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 ra đời của Thống
đốc NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự

phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức
tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài và sự thay đổi của thông tư
số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông
tư 02/TT-NHNN, Agribank đã ban hành Quyết định 450/2014/QĐ-HĐTV-XLRR
“Qui định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank” ngày 30/5/2014
Những quy định cụ thể về trích lập dự phịng, ngun tắc trích lập và sử dụng
dự phòng để xử lý rủi ro quy định cụ thể tại mục 2, mục 3 và mục 5 quyết định này

2.2.3.2 Xử lý nợ xấu
Ngoài việc sử dụng nguồn trích lập dự phịng. Khi xử lý nợ xấu, biện pháp đôn
đốc khách hàng để thu trực tiếp và xử lý tài sản đảm bảo luôn được ưu tiên hàng


12

đầu, quy định của Agribank về xử lý tài sản bảo đảm có quy định cụ thể chương IV,
xử lý tài sản đảm bảo trong quy định về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng của
Agribank
Khi Quốc hội cơng bố Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu
của các tổ chức tín dụng (TCTD), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ
thị số 06/CT-NHNN ngày 20-7-2017, và Kế hoạch hành động của toàn ngành về xử
lý nợ xấu để triển khai Nghị quyết này.
Để thực hiện Nghị quyết này, Agribank đã thành lập 2 trung tâm xử lý nợ xấu
tại 2 khu vực phía Bắc và phía Nam cùng với Cơng ty quản lý nợ và khai thác tài
sản Agribank tiến hành vấn đề xử lý nợ xấu, bù đắp rủi ro trên tinh thần của Nghị
quyết 42. Đồng thời, để thu hồi các khoản bù đắp nợ xấu, Agribank đã tổ chức tập
huấn quy chế thu giữ tài sản đảm bảo, giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản
đảm bảo theo quy định của pháp luật, bán nợ xấu cho VAMC nhằm giảm tỷ lệ nợ
xấu

Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Trịnh Ngọc Khánh cho biết, ngân
hàng đã ban hành văn bản về miễn, giảm lãi theo hướng tổng điều chỉnh giảm lãi
suất của tất cả các khoản nợ xấu phát sinh trước ngày 15-8-2017 (ngày Nghị quyết
42 có hiệu lực).
Mặc khác, Agribank cũng áp dụng cơ chế miễn 100% lãi quá hạn; miễn, giảm
lãi đối với khách hàng khó khăn, thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhanh nhất với mức
miễn, giảm lãi cao nhất có thể lên tới 100% số lãi tồn đọng.

2.2.3.3 Tăng vốn để đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu
Đặc thù của Agribank là cho vay tam nơng theo chính sách tín dụng phục vụ
nơng nghiệp, nơng thơn của Chính phủ, phần lớn các khoản vay thiếu tài sản bảo
đảm, dẫn đến nhóm tài sản có hệ số rủi ro 100% tăng nhanh. Đã vậy, ngân hàng cịn
phải đứng trước áp lực phải tăng trưởng tín dụng để phục vụ nơng nghiệp nơng
thơn.
Tín dụng muốn tăng để phục vụ chính sách tam nơng, chỉ số an tồn cũng
muốn đáp ứng theo quy định nhưng vốn thì khơng cấp đủ, Agribank đang nan giải


13

với bài tốn tăng vốn.Tính đến 31/12/2017, vốn tự có riêng lẻ của ngân hàng là
69.811 tỷ dồng trong đó, vốn cấp 1 là 45.359 tỷ đồng, bao gồm: vốn điều lệ: 30.355
tỷ đồng, chiếm 43,5% vốn tự có. Trong tổng số vốn điều lệ được cấp có 3.590 tỷ
đồng cấp năm 2003 bằng trái phiếu đặc biệt, thời hạn 20 năm, lãi suất 3,3%/năm.,
vốn cấp 2 đạt 24.452 tỷ đồng, bao gồm: trái phiếu 10 năm của Agribank: 16.216 tỷ
đồng; quỹ dự phịng tài chính: 2.491 tỷ đồng; quỹ dự phòng chung: 6.207 tỷ đồng.
Như vậy, vốn cấp 2 bị giảm do thay đổi về phương pháp xác định vốn tự có đối với
khoản đầu tư nợ thứ cấp do tổ chức tín dụng khác phát hành theo quy định tại
Thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 của Ngân hàng Nhà nước.
Trước tình hình đó, năm 2018, Agribank đã phát hành trái phiếu ra công chúng

với số lượng đăng ký chào bán là 4 triệu trái phiếu tương đương với 4.000 tỷ đồng,
tập trung chủ yếu đối tượng dân cư để tăng vốn cấp 2, bù đắp phần vốn tự có giảm
4.025 tỷ đồng do loại trừ khoản đầu tư trái phiếu chuyển đổi của tổ chức tín dụng
theo quy định tại Thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc
NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tăng trưởng thêm nguồn vốn dài hạn đáp
ứng nhu cầu cho vay, tăng khả năng thanh khoản toàn hệ thống.
2.2.4 Quy định về công khai, công bố CAR của Agribank
Agriank thực hiện công bố thông tin liên quan đến hệ số CAR 6 tháng 1 lần và
nội dung công bố sẽ theo quy định của NHNN về chế độ báo cáo và nội dung báo
cáo
Nội dung công bố cũng tương tự như quy định của Basel 2 gồm: phạm vi áp
dụng, cơ cấu vốn, rủi ro và đánh giá rủi ro (gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi
ro hoạt động) và mức độ đủ vốn .
2.3 Các vấn đề khó khăn khi áp dụng Basel II tại Agribank
2.3.1 Vấn đề dữ liệu khi tính tốn
Áp dụng thành cơng Basel II địi hỏi phải có số liệu chính xác, đáng tin cậy và
kịp thời.


14

Rủi ro tín dụng: là loại rủi ro mà thường các ngân hàng sẽ có nhiều dữ liệu
nhất, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn nhất trong việc thu thập đủ dữ liệu cần thiết
để tính tốn vốn theo tiêu chuẩn Basel II.
Đối với phương pháp đơn giản nhất là phương pháp chuẩn hóa (SA) yêu cầu
dữ liệu cũng rất đa dạng và đa chiều để có thể tính tốn được tài sản có rủi ro tới
từng khoản phải địi. Cụ thể, dữ liệu cần thu thập ở bốn cấu phần chính: giá trị chịu
rủi ro, hệ số rủi ro, giá trị tài sản bảo đảm, giá trị dự phòng. Theo đó, ngân hàng cần

có các dữ liệu về loại tài sản (nội bảng, ngoại bảng, các giao dịch tự doanh; giao
dịch repo, reverse repo,…), kết quả xếp hạng tín nhiệm, thơng tin về năng lực tài
chính, khả năng trả nợ của khách hàng, mục đích khoản tín dụng, loại, thời hạn, giá
trị tài sản đảm bảo,…
Đối với phương pháp dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ cơ bản (IRB), để xây
dựng các mơ hình PD, LGD, EAD, ngân hàng cần có dữ liệu lịch sử về nhân thân,
tài chính, hành vi trả nợ, tài sản bảo đảm của khách hàng, kết quả thu hồi nợ (bao
gồm cả kết quả xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ) cho 1 chu kỳ kinh tế, nhưng tối
thiểu khơng ít hơn 5 - 7 năm dữ liệu.
Đối với rủi ro hoạt động: nếu hướng tới xây dựng mơ hình nội bộ theo phương
pháp nâng cao (AMA), ngân hàng cần tối thiểu 5 năm dữ liệu lịch sử về tổn thất nội
bộ, chi tiết theo từng loại trong 7 nhóm sự kiện rủi ro hoạt động (gian lận nội bộ;
gian lận bên ngoài; vi phạm các luật lệ lao động và an toàn lao động, các hoạt động
liên quan đến khách hàng, sản phẩm và thực tiễn kinh doanh; thiệt hại đối với tài
sản vật chất; gián đoạn hoạt động kinh doanh và lỗi hệ thống; hoạt động thực hiện,
chuyển giao và quản lý quy trình).
Đối với rủi ro thị trường: nếu hướng tới sử dụng mơ hình đo lường nội bộ
VaR, ngân hàng cần có tối thiểu 1 năm dữ liệu (tương ứng với 250 điểm dữ liệu) về
các yếu tố thị trường gây ra rủi ro thị trường là tỷ giá, lãi suất, giá cổ phiếu, giá
hàng hóa, chi tiết theo toàn danh mục của sổ kinh doanh và từng danh mục trading
của ngân hàng (ví dụ: FX, vàng, trái phiếu, commodity,…).


×