Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 112 trang )

i

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------------------------------------------------------------------------

PHẠM TRUNG THỦY

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN VÙNG ĐỆM
VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO KHU VỰC THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60-31-10

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.Đỗ Anh Tài

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế
của ngƣời dân vùng đệm vƣờn quốc gia Tam Đảo khu vực Thái Nguyên”
đƣợc thƣ̣c hiện tƣ̀ tháng 6/2007 đến tháng 8/2009. Luận văn sƣ̉ dụng nhƣ̃ng
thông tin tƣ̀ nhiều nguồn khác nhau . Các thông tin này đã đƣợc chỉ rõ nguồn
gốc, đa số thông tin thu thập tƣ̀ điều tra thƣ̣c tế ở đị a phƣơng , số liệu đã đƣợc
tổng hợp và xƣ̉ lý trên các ph ần mềm thống kê SPSS 15, R.9.1.
Tôi xin cam đoan rằng , số liệu và kết quả nghiên cƣ́u trong lu ận văn này
là hoàn toàn trung thƣ̣c và chƣa đƣợc sƣ̉ dụng để bảo vệ một học vị nào t
Việt Nam.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sƣ̣ giúp đỡ cho việc thƣ̣c hiện luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và mọi thông tin trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ại


iii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo, Khoa Sau Đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trƣờng Đại
học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện cho tơi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn TS.Đỗ Anh Tài đã trực tiếp hƣớng dẫn,
chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến q báu, giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cám ơn TS.Joachim Krug thuộc viện nghiên cứu rừng
thế giới, đại học Hamburg - Đức đã đã tổ chức lớp huấn luyện về các phƣơng
pháp đánh giá chỉ số (Indicators) trong đánh giá sinh kế tại trƣờng Đại học
Kinh tế & QTKD Thái Nguyên tháng 5/2009.
Tôi xin cám ơn Anna Rosa Stier - Học viên cao học thuộc Đại học Marie
Curie - Pháp đã hƣớng dẫn tôi ứng dụng phần mềm R trong phân tích, kiểm
định các chỉ tiêu để đánh giá sinh kế.
Tơi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện
Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên, trạm Khuyến nơng, phịng Nơng nghiệp&PTNT,
phịng Thống kê, Phịng lao động thƣơng binh xã hội, Phịng tài ngun và
mơi trƣờng, cán bộ và nhân dân các xã Cát Nê, Văn Yên và xã Ký Phú đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ khi điều tra thực địa giúp tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, đặc biệt là ngƣời vợ thân yêu đã luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.
Thái Ngun, ngày 20 tháng 9 năm 2009
Tác giả luận văn

Phạm Trung Thủy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iv

MỤC LỤC
Trang phụ bìa


i

Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng, biểu

viii

Danh mục biểu đồ, sơ đồ

ix

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3
3.


Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................. 4

CHƢƠNG 1............................................................................................................... 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 5
1. Cơ sở khoa học về phát triển bền vững ................................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 5
1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững .......................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm về sinh kế........................................................................................ 10
1.1.3. Khái niệm về vùng đệm ................................................................................... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 13
1.2.1. Đơi nét tóm tắt về tổ chức GTZ. ....................................................................... 13
1.2.2. Một số hoạt động của tổ chức GTZ trên thế giới .............................................. 14
1.2.3. Một số hoạt động của GTZ triển khai tại Việt Nam. ......................................... 21
1.2.4. Thực trạng vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực Thái Nguyên ............................. 26
1.3. Phương pháp nghiên cứu và đánh giá.............................................................. 27
1.3.1. Các vấn đề mà đề tài cần giải quyết ................................................................. 27
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




v

1.4. Một số công cụ sử dụng trong nghiên cứu ....................................................... 31
1.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá ............................................................... 32
CHƢƠNG 2............................................................................................................. 35
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............ 35

2.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 35

2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 35
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................. 39
2.3. Tình hình phát triển kinh tế .............................................................................. 42
2.4. Thực trạng triển khai dự án tại địa bàn nghiên cứu......................................... 43
2.4.1. Các hoạt động hỗ trợ của dự án ...................................................................... 43
2.4.2. Thực trạng tác động của dự án ........................................................................ 45
2.5. So sánh sự thay đổi về cơ cấu kinh tế giữa hai nhóm hộ .................................. 54
2.5.1. Thu nhập bình quân năm 2008 của hai nhóm hộ. ............................................. 54
2.5.2. Cơ cấu các nguồn thu nhập của hộ .................................................................. 64
2.5.3. Tỷ lệ số hộ tham gia và thu nhập của hai nhóm hộ. .......................................... 66
2.5.4. Doanh thu và chi phí bình qn từ rừng của hai nhóm hộ. ............................... 68
2.6. Sử dụng tài nguyên và nhận thức của các hộ về bảo vệ tài nguyên.................. 69
2.6.1. Các hoạt động khai thác rừng thường xuyên của hai nhóm hộ ........................ 69
2.6.2. Thơng tin và truyền thơng. ............................................................................... 72
2.6.3. Nhận thức của hai nhóm hộ về mơi trường....................................................... 73
2.7. Đánh giá tác động ............................................................................................. 74
2.7.1. Đánh giá sự thay đổi về thu nhập của hai nhóm hộ .......................................... 74
2.7.2. Đánh giá sự thay đổi về thu nhập của hai nhóm hộ .......................................... 76
2.7.3. Thay đổi nhận thức về tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường .......................... 78
2.7.4. Sự khác biệt và hướng chuyển dịch sinh kế của hai nhóm hộ ............................ 82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





vi

2.8. Phương pháp nghiên cứu đánh giá tác động và sinh kế ................................... 84
2.8.1. Phương pháp luận đánh giá tác động và sinh kế .............................................. 84
2.8.2. Các tiêu chí đánh giá sinh kế: .......................................................................... 84
2.8.3. Phương pháp đánh giá. ................................................................................... 86
2.9. Đánh giá rủi ro ................................................................................................. 91
CHƢƠNG III .......................................................................................................... 92
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC
NGUỒN LỰC.......................................................................................................... 92
3.1. Quan điểm - Thực tế - Mục tiêu........................................................................ 92
3.1.1. Quan điểm phát triển ....................................................................................... 92
3.1.2. Thực tế tại khu vực vùng đệm. .......................................................................... 93
3.1.3. Mục tiêu........................................................................................................... 94
3.2. Các giải pháp cụ thể ......................................................................................... 95
3.2.1. Kinh nghiệm rút ra từ các dự án liên quan đến vùng đệm ................................ 95
3.2.2. Các giải pháp về phía nhà nước....................................................................... 97
3.2.3. Các giải pháp về phía địa phương ................................................................... 98
3.2.4. Các giải pháp về phía Ban quản lý dự án ......................................................... 98
3.2.3. Các giải pháp đối với các hộ tham gia dự án ................................................. 998
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 100
1.

Kết luận .......................................................................................................... 100

2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 101

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

VQG
GTZ
UBND
PTNT
CHLB
SPSS
R
MIS
SME
PIC
PSFE
UTOs
WCS
WWF

Vƣờn Quốc gia
Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức
Ủy ban nhân dân
Phát triển nơng thơn
Cơng hồ liên bang
Statistical Package For Social Sciences
Recreational Mathematics

Hệ thống thông tin môi trƣờng
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trung tâm thông tin công cộng
Chƣơng trình rừng quốc gia
tổ chức hợp tác kỹ thuật
Hiệp hội bảo vệ thú rừng
Quỹ thế giới bảo vệ các lồi thú hoang dã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




viii

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Phân loại đất theo độ cao và theo độ dốc ........................................ 36
Bảng 2.2: Các nhóm đất chính của huyện ....................................................... 36
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đại Từ năm 2008 ................. 37
Bảng 2.4: Dân số và lao động của huyện Đại Từ ............................................ 39
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu cơ bản về giáo dục của huyện Đại Từ ................... 40
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu cơ bản về y tế của huyện Đại Từ ............................ 41
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế của huyện Đại Từ ....................... 42
Bảng 2.8: Các hoạt động hỗ trợ từ dự án GTZ tại 3 xã nghiên cứu ................. 43
Bảng 2.9: Bảng thống kê số hộ điều tra cơ sở ................................................. 45
Bảng 2.10: Thông tin chung về chủ hộ ........................................................... 46
Bảng 2.11: Trình độ học vấn của chủ hộ ........................................................ 47
Bảng 2.12: Trình độ học vấn của vợ/chồng chủ hộ ......................................... 48
Bảng 2.13: Diện tích đất bình qn của hai nhóm hộ...................................... 53
Bảng 2.14: Thu nhập trung bình năm 2008 của hai nhóm hộ .......................... 55

Bảng 2.15: Thu nhập bình qn từ nhóm cây hàng năm ................................. 56
Bảng 2.16: Thu nhập bình qn từ cây chè của hai nhóm hộ .......................... 59
Bảng 2.17: Thu từ chăn ni của hai nhóm hộ ............................................... 60
Bảng 2.18: Các thống kê về thu nhập từ rừng của hai nhóm hộ ...................... 62
Bảng 2.19: Thu từ các hoạt động nghề tự do .................................................. 63
Bảng 2.20: Sử dụng tài nguyên rừng phân theo nhóm hộ ............................... 70
Bảng 2.21: Các phƣơng tiện truyền tải thông tin về bảo vệ rừng .................... 72
Bảng 2.22: Nhận thức về các hoạt động gây ô nhiễm ..................................... 73
Bảng 2.23: Sự thay đổi thu nhập của hộ theo đánh giá của ngƣời dân ............ 75
Bảng 2.24: Sự thay đổi cuộc sống của hộ theo đánh giá của ngƣời dân .......... 77
Bảng 2.25: Kết quả điều tra 5 nguồn lực của hai nhóm hộ .............................. 87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 2.1: Nghề nghiệp của chủ hộ trong mẫu điều tra .................................... 49
Biểu 2.2: Nghề nghiệp của vợ/chồng chủ hộ .................................................. 51
Biểu 2.3: Nghề nghiệp của các thành viên khác trong hộ ............................... 52
Biểu 2.4: Các nguồn thu hàng năm của hai nhóm hộ ...................................... 64
Biểu 2.5: Sự tham gia và các nguồn thu trung bình năm 2008 ........................ 66
Biểu 2.6: Doanh thu và chi phí bình quân năm 2008 từ rừng .......................... 68
Biểu 2.7: Đánh giá mức độ quan trọng của rừng đối với cuộc sống ................ 78
Biểu 2.8: Đánh giá của ngƣời dân về sự thay đổi môi trƣờng ......................... 81
Biểu 2.9: Sự khác biệt về cơ cấu kinh tế giữa hai nhóm hộ ............................. 82


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Các nguồn lực trong đánh giá sinh kế của hộ gia đình nơng dân.... 85
Sơ đồ 2.2: Đánh giá tác động các nguồn lực tại địa bàn nghiên cứu ............... 88

DANH MỤC HỘP
Hộp 2.1 .......................................................................................................... 72
Hộp 2.2 .......................................................................................................... 74
Hộp 2.3 .......................................................................................................... 78
Hộp 2.4 .......................................................................................................... 79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay, vấn đề môi trƣờng ngày càng trở thành tâm điểm và thu hút
đƣợc sự quan tâm của tất cả mọi thành phần trong xã hội vì nó ảnh hƣởng trực
tiếp hàng ngày đến cuộc sống của vạn vật trên trái đất. Trái đất của chúng ta
đang nóng dần lên hàng ngày, hàng giờ bởi chính các tác động xấu của con
ngƣời đến môi trƣờng tự nhiên nhƣ việc chặt phá, khai thác rừng trái phép,
nƣớc thải của các nhà máy chế biến không qua xử lý theo đúng tiêu chuẩn cho
phép, khí thải của nền sản xuất cơng nghiệp trên tồn thế giới... Môi trƣờng
xấu đã tác động tiêu cực lại chính cuộc sống của chính chúng ta nhƣ: Ơ nhiễm
mơi trƣờng nƣớc, khơng khí, dịch bệnh, lũ lụt, hạn hán... Ở Việt Nam, Chính
phủ và ngƣời dân đã cùng nhận thức đƣợc tầm quan trọng phải bảo vệ môi
trƣờng sống cho chính bản thân chúng ta và gìn giữ cho các thế hệ mai sau.

Cùng với sự trợ giúp của các tổ chức nƣớc ngoài về kinh nghiệm, phƣơng
pháp kỹ thuật và tài chính, chính phủ Việt Nam và các ban ngành có liên quan
đã hợp sức cùng với ngƣời dân vùng đệm triển khai các dự án tại khu vực
vùng đệm nhằm phát triển kinh tế cho ngƣời dân vùng đệm, nâng cao đời
sống kinh tế - văn hoá - xã hội, duy trì và bảo tồn thiên nhiên, cải thiện môi
trƣờng sống tại khu vực vùng đệm, dần dần thay đổi sinh kế của ngƣời dân
trong khu vực vùng đệm để cuộc sống của họ ngày càng giảm bớt sự phụ
thuộc vào việc khai thác tài nguyên rừng tự nhiên phục vụ cho nhu cầu cuộc
sống hàng ngày, nhờ đó mà gián tiếp duy trì và bảo vệ các khu bảo tồn thiên
nhiên quốc gia.
Vƣờn Quốc gia (VQG) Tam Đảo đƣợc thành lập theo quyết định số
136/TTG ngày 06/03/1996 của Thủ tƣớng Chính phủ, nằm cách Hà Nội
khoảng 70 km về phía Bắc. Với tổng diện tích 34.995 ha và 15.515 ha vùng
đệm. Đây là một trong những rừng Quốc gia lớn nhất ở Việt Nam và là vùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

tự nhiên cuối cùng ở sát Hà Nội chƣa bị chuyển thành đất sử dụng cho nông
nghiệp. VQG Tam Đảo cũng đƣợc biết đến với hệ sinh thái rất phong phú và
đa dạng cả về số lƣợng và chủng loại động thực vật. Song việc khai thác tràn
lan rừng quốc gia trong thời gian qua và công tác quản lý chƣa hiệu quả đã
làm xói mịn đa dạng sinh học và suy kiệt các nguồn lực rừng quốc gia, đặc
biệt ở tầng thực vật thấp. Có khoảng trên 200 nghìn ngƣời dân đang sinh sống
trong khu vực vùng đệm VQG Tam Đảo. Phần lớn ngƣời dân ở đây tạo thu
nhập từ hoạt động nơng nghiệp trong khi đó vẫn sử dụng tài nguyên từ VQG
Tam Đảo nhƣ một nguồn cung cấp thực phẩm, chất đốt, cây thuốc, nƣớc

uống, nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và là nơi chăn thả gia súc. Trƣớc tình
hình đó, dự án kéo dài trong 6 năm (bắt đầu từ năm 2003 đến 2009) về Quản
lý VQG Tam Đảo và vùng đệm đã đƣợc thiết lập giữa Tổ chức Hợp tác Kỹ
thuật Đức GTZ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, và ba tỉnh nằm
trong vùng đệm bao gồm tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Dự
án Quản lý VQG và vùng đệm Tam Đảo hƣớng tới phát triển phƣơng pháp
quản lý hòa nhập và hợp tác cho VQG Tam Đảo và ngƣời dân vùng đệm cũng
nhƣ giải quyết các vấn đề chính về bảo tồn môi trƣờng thiên nhiên. Dự án
nhằm mục tiêu hỗ trợ và phát triển các sáng kiến, phƣơng kế sinh nhai khác
nhau cũng nhƣ các hoạt động giáo dục và nâng cao ý thức trong cộng đồng
dân cƣ khu vực vùng đệm, cùng với các mục tiêu xố đói, giảm nghèo. Dự án
quản lý và bảo vệ VQG Tam Đảo mang tính bền vững.
Thơng qua tìm hiểu, phân tích các tác động của dự án GTZ đang triển
khai tại vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực Thái Nguyên nhằm đánh giá ảnh
hƣởng từ các hoạt động của dự án đến sinh kế đối với ngƣời dân vùng đệm.
Từ việc so sánh sự khác biệt trong cơ cấu thu nhập, mức độ phụ thuộc vào
việc khai thác tài nguyên rừng trong sinh kế, nhận thức về tầm quan trọng của
rừng đến đời sống hiện tại của hộ và các thế hệ con cháu tƣơng lai... giữa hai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

nhóm hộ có và khơng tham gia dự án nhằm phát hiện các yếu tố tích cực đem
lại hiệu quả kinh tế cho các hộ tham gia dự án, ngày càng giảm bớt và dần
loại bỏ sự phụ thuộc vào việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên từ rừng để sinh
sống nhƣ: Khai thác gỗ, thu lƣợm củi đốt, săn bắn các loại động vật hoang dã,

chăn thả gia súc, khai thác quặng, đất đá, lấy măng... là hết sức cấp bách và
cần thiết để bảo vệ sự đang dạng sinh học tự nhiên vốn có của VQG Tam
Đảo. Với mục tiêu duy trì và phát triển bền vững VQG Đảo nên việc xem xét
đến hiệu quả của dự án GTZ triển khai tại khu vực vùng đệm là điều kiện tiên
quyết. Chính vì lý do đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài : “Tác động của dự
án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của ngƣời dân vùng đệm
vƣờn quốc gia Tam Đảo khu vực Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá đƣợc sự tác động từ các
hoạt động dự án trong việc phát triển sinh kế cho ngƣời dân vùng đệm VQG
Tam Đảo khu vực Thái Nguyên.


Mục tiêu cụ thể


Đánh giá thu nhập giữa hai nhóm hộ



So sánh cơ cấu thu nhập giữa hai nhóm hộ



Sự tham gia và các nguồn doanh thu




Sử dụng tài ngun rừng phân theo nhóm hộ



Nhận thức về các hoạt động gây ơ nhiễm



Sự thay đổi thu nhập của hộ theo đánh giá của ngƣời dân



Sự chuyển dịch kinh tế giữa hai nhóm hộ



Đánh giá tác động các nguồn lực tại địa bàn nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu





Đối tượng nghiên cứu


Các hộ dân vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực Thái Nguyên.



Các nguồn lực tại khu vực vùng đệm của dự án.



Các hoạt động sản xuất, kinh doanh của hai nhóm hộ nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu
Về khơng gian: Nghiên cứu trên phạm vi 03 xã là: Xã Cát Nê, xã Văn

Yên và xã Ký Phú thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
Về thời gian: Nghiên cứu từ ngày 01/06/2008 đến ngày 30/08/2009
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động trong thay đổi sinh kế của
ngƣời dân vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực Thái Nguyên thông qua các
hoạt động hỗ trợ của dự án. Xem xét khả năng duy trì và phát triển các nguồn
lực: Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực về con ngƣời, nguồn lực về xã hội, nguồn
lực về vật chất, nguồn lực tài chính của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên
cứu. Từ việc nghiên cứu đó đề xuất các giải pháp để sử dụng và phát triển bền
vững các nguồn lực nói trên.
Giới thiệu phƣơng pháp luận mới trong đánh giá sinh kế thông qua các
chỉ số (Indicators). Phần nghiên cứu này tác giả tham khảo thông qua các
chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu và phát triển rừng thế giới.

5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo luận văn đƣợc
chia thành 3 chƣơng cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 2: Thực trạng triển khai dự án GTZ tại khu vực nghiên cứu
Chƣơng 3: Giải pháp chủ yếu nhằm duy trì và phát triển bền vững các nguồn
lực tại vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo khu vực Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở khoa học về phát triển bền vững
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững
Năm 1992: Tại Rio de Janeiro, Brasil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị
thƣợng đỉnh về Trái đất, tên chính thức là Hội nghị về Môi trƣờng và Phát
triển của Liên hiệp quốc (UNCED). Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống
nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chƣơng trình hành động vì sự
phát triển bền vững có tên Chƣơng trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Với sự
tham gia của đại diện hơn 200 nƣớc trên thế giới cùng một số các tổ chức phi
chính phủ, hội nghị đã đƣa ra bản Tuyên ngôn Rio về môi trƣờng và phát triển
cũng nhƣ thông qua một số văn kiện nhƣ hiệp định về sự đa dạng sinh học, bộ
khung hiệp định về sự biến đổi khí hậu, quản lý, bảo tồn rừng tự nhiên.
Năm 2002: Hội nghị thƣợng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững nhóm

họp tại Johannesburg, Nam Phi là dịp cho các bên tham gia nhìn lại những
việc đã làm trong suốt 10 năm qua theo phƣơng hƣớng mà Tun ngơn Rio và
Chƣơng trình Nghị sự 21 đã vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu
đƣợc ƣu tiên. Những mục tiêu này bao gồm xóa nghèo đói, phát triển những
sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trƣờng nhằm thay thế các sản phẩm
gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hội nghị
cũng đề cập tới chủ đề tồn cầu hóa gắn với các vấn đề liên quan tới sức khỏe
và phát triển. Các đại diện của các quốc gia tham gia hội nghị cũng cam kết
phát triển chiến lƣợc về phát triển bền vững tại mỗi quốc gia trƣớc năm 2005.
Việt Nam cũng đã cam kết và bắt tay vào hành động với Dự án VIE/01/021
"Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chƣơng trình Nghị sự 21 của Việt Nam" bắt
đầu vào tháng 11/2001 và kết thúc vào tháng 12/2005 nhằm tạo tiền đề cho
việc thực hiện Chƣơng trình Nghị sự 21 của Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng
hoảng mơi trƣờng, do đó cho đến nay chƣa có một định nghĩa nào đầy đủ và
thống nhất. Sau đây là một số định nghĩa của Khoa học Môi trƣờng về phát
triển bền vững:
Theo Hội đồng thế giới về môi trƣờng và phát triển (World Commission
and Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự
phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của
các thế hệ tƣơng lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
Phát triển bền vững là một mơ hình chuyển đổi mà nó tối ƣu các lợi ích
kinh tế và xã hội trong hiện tại nhƣng không hề gây hại cho tiềm năng của

những lợi ích tƣơng tự trong tƣơng lai [1].
Định nghĩa này bao gồm hai nội dung then chốt: Các nhu cầu của con
ngƣời và những giới hạn đối với khả năng của môi trƣờng đáp ứng các nhu
cầu hiện tại và tƣơng lai của con ngƣời.
Phát triển bền vững là mơ hình phát triển trên cơ sở ứng dụng hợp lý và
tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con
ngƣời thế hệ hiện nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau [2].
Phát triển bền vững là mục tiêu của tăng trƣởng kinh tế làm giảm sự khai
thác tài nguyên cho phát triển kinh tế, sự suy thối mơi trƣờng trong tƣơng lai
và làm giảm sự đói nghèo.
Phát triển bền vững bao gồm sự thay đổi công nghệ hiện đại, công nghệ
sạch, cơng nghệ có hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hoặc
từ sản phẩm kinh tế - xã hội.
Muốn vậy, phải giải quyết các mâu thuẫn nhƣ sản xuất - nhu cầu - tài
nguyên thiên nhiên và phân phối, vốn đầu tƣ, cũng nhƣ công nghệ tiên tiến
cho sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7

Các nƣớc trên thế giới đều có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, đƣa đến hiện tƣợng có nƣớc
giàu và nƣớc nghèo, nƣớc công nghiệp phát triển và nƣớc nơng nghiệp. Do
đó, cần xem xét bốn vấn đề chính đó là: con ngƣời, kinh tế, mơi trƣờng và
cơng nghệ, qua đó phân tích phát triển bền vững và có đạt đƣợc mục tiêu
phát triển bền vững.

Về kinh tế, phát triển bền vững bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo
sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự
công bằng về quyền sử dụng ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu
nhập cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội.
Về con ngƣời, để đảm bảo phát triển bền vững cần thiết nâng cao trình
độ văn hố, khoa học kỹ thuật cho ngƣời dân, nhờ vậy ngƣời dân sẽ tích cực
tham gia bảo vệ mơi trƣờng cho sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải đào
tạo một đội ngũ các nhà giáo đủ về số lƣợng, cũng nhƣ các thầy thuốc, các kỹ
thuật viên, các chuyên gia, các nhà khoa học trong mọi lĩnh vực của đời sống
kinh tế xã hội.
Về môi trƣờng, phát triển bền vững đòi hỏi phải sử dụng bền vững tài
nguyên nhƣ đất trồng, nguồn nƣớc, khoáng sản… đồng thời, phải chọn lựa kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lƣợng, cũng nhƣ mở rộng sản
xuất đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh.
Phát triển bền vững đòi hỏi khơng làm thối hố các ao hồ, sơng ngịi,
các hoạt động uy hiếp đời sống sinh vật hoang dã, không lạm dụng hố chất
bảo vệ thực vật trong nơng nghiệp, khơng gây nhiễm độc nguồn nƣớc, khơng
khí và lƣơng thực.
Về công nghệ, phát triển bền vững là giảm thiểu tiêu thụ năng lƣợng và
sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, áp dụng có hiệu quả
các loại hình cơng nghệ sạch trong sản xuất. Trong sản xuất cơng nghiệp cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8

đạt mục tiêu ít chất thải hoặc chất gây ơ nhiễm môi trƣờng, tái sử dụng các

chất thải, ngăn ngừa các chất khí thải cơng nghiệp làm suy giảm tầng ozon
bảo vệ trái đất.
Phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - văn hố mơi trƣờng. Mỗi mục tiêu phát triển có vị trí riêng của nó, song nó đƣợc gắn
với mục tiêu khác. Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối
ƣu cho cả nhu cầu hiện tại và tƣơng lai vì xã hội loài ngƣời.
Phát triển bền vững theo Brundtland
Năm 1984: Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã ủy nhiệm cho bà Gro Harlem
Brundtland, khi đó là Thủ tƣớng Na Uy, quyền thành lập và làm chủ tịch Ủy
ban Môi trƣờng và Phát triển Thế giới (World Commission on Environment
and Development-WCED), nay còn đƣợc biết đến với tên Ủy ban Brundtland.
Tới nay, ủy ban này đã đƣợc ghi nhận có những cơng hiến rất giá trị cho việc
đẩy mạnh sự phát triển bền vững.
Theo Ủy ban Brundtland: “Phát triển bền vững là sự phát triển thoả
mãn những nhu cầu của hiện tại và không phƣơng hại tới khả năng đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai”. Đó là q trình phát triển kinh tế dựa vào
nguồn tài nguyên đƣợc tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự
đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của
con ngƣời, động vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm
này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó khơng chỉ dừng lại ở nhân tố
sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con ngƣời, nó hàm chứa sự bình
đẳng giữa những nƣớc giàu, nghèo và giữa các thế hệ. Thậm chí nó cịn bao
hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải
phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững.
Theo ý kiến tác giả sẽ thống nhất khái niệm về phát triển bền vững theo khái
niệm của Hội đồng thế giới về môi trƣờng và phát triển (World Commission and

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





9

Environment and Development, WCED): “Phát triển bền vững là sự phát triển
đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ
tƣơng lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
Xu hướng phát triển bền vững
“Phát triển bền vững” qua một số nghiên cứu ở Việt Nam.
Khái niệm “Phát triển bền vững” đƣợc biết đến ở Việt Nam vào khoảng
cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn
nhƣng nó lại sớm đƣợc thể hiện ở nhiều cấp độ.
Về mặt học thuật, thuật ngữ này đƣợc giới khoa học nƣớc ta tiếp thu
nhanh. Đã có hàng loạt cơng trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể
đến là cơng trình do giới nghiên cứu mơi trƣờng tiến hành nhƣ "Tiến tới môi
trƣờng bền vững” (1995) của Trung tâm tài nguyên và môi trƣờng, Đại học
Tổng hợp Hà Nội [3]. Cơng trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm
phát triển bền vững theo báo cáo Brundtland nhƣ một tiến trình địi hỏi đồng
thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn,
bền vững về mặt môi trƣờng, bền vững về mặt kỹ thuật. "Nghiên cứu xây
dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I”
(2003) do Viện Môi trƣờng và phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội
Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành [4].
Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững của Brundtland và
kinh nghiệm các nƣớc: Trung Quốc, Anh, Mỹ, Đức, Pháp... các tác giả đã đƣa
ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối với một quốc gia là bền vững
kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trƣờng, đồng thời cũng đề xuất một
số phƣơng án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển bền vững cho Việt Nam. "Quản
lý môi trƣờng cho sự phát triển bền vững (2000) do Lƣu Đức Hải và cộng sự
tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi
trƣờng cho phát triển bền vững [5]. Cơng trình này đã xác định phát triển bền


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

vững qua các tiêu chí: Bền vững kinh tế, bền vững mơi trƣờng, bền vững văn
hố, đã tổng hợp từ nhiều mơ hình phát triển bền vững nhƣ mơ hình 3 vịng
trịn kinh kế, xã hội, mơi trƣờng giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mơ
hình tƣơng tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, cơng nghệ, quốc tế,
sản xuất, xã hội của WCED (1987), mơ hình liên kết hệ thống kinh tế, xã hội,
sinh thái của Villen (1990), mơ hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi
trƣờng của ngân hàng thế giới (World Bank).
Chủ đề này cũng đƣợc bàn luận sôi nổi trong giới khoa học xã hội với
các cơng trình nhƣ "Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp" (1997)
của Phạm Xn Nam [6]. Trong cơng trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ báo
thể hiện quan điểm phát triển bền vững: Phát triển xã hội, phát triển kinh tế,
bảo vệ mơi trƣờng, phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ, và cuối cùng là dự
báo quốc tế về phát triển.
1.1.2. Khái niệm về sinh kế
Theo Trung tâm nuôi trồng Thuỷ sản Châu Á Thái Bình Dƣơng
(NACA): Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn
tài nguyên, đất đai, đƣờng xá..) và các hoạt động cần có để kiếm sống [7].
Kết quả của sinh kế là những thay đổi có lợi cho đời sống kinh tế - xã
hội của cộng đồng. Nhờ các chiến lƣợc sinh kế mang lại cụ thể là thu nhập
cao hơn, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, cuộc sống ổn định hơn, giảm
rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn lƣơng thực và sử dụng bền vững hơn nguồn tài
nguyên thiên nhiên.

Sinh kế bền vững: Một sinh kế đƣợc xem là bền vững khi nó phải phát
huy đƣợc tiềm năng của con ngƣời để từ đó sản xuất và duy trì phƣơng tiện
kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đƣơng đầu và vƣợt qua áp lực cũng
nhƣ các thay đổi bất ngờ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

Sinh kế bền vững không đƣợc khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trƣờng
hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tƣơng lai. Trên thực tế thì nó nên thúc
đẩy sự hồ hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ
tƣơng lai.
Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này phải hội tụ đủ những nguyến tắc
sau: Lấy con ngƣời làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của ngƣời dân,
xây dựng dựa trên sức mạnh con ngƣời và đối phó với các khả năng dễ bị tổn
thƣơng, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác, bền
vững và năng động.
1.1.3. Khái niệm về vùng đệm
Tại Điều 8 - Quyết định số 08/2001/QĐ - TTG ngày 11/01/2001 của Thủ
tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên quy định ghi rõ: "Vùng đệm là vùng
rừng, đất hoặc vùng đất có mặt nƣớc nằm sát ranh giới với các Vƣờn quốc gia
và khu bảo tồn thiên nhiên; có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm
phạm khu rừng đặc dụng. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích
hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di
dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm săn bắn, bẫy bắt các loài động vật hoang

dã và chặt phá các loài thực vật là đối tƣợng bảo vệ. Diện tích của vùng đệm
khơng tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng; dự án đầu tƣ xây dựng và
phát triển vùng đệm đƣợc phê duyệt cùng với dự án đầu tƣ của khu rừng đặc
dụng. Chủ đầu tƣ dự án vùng đệm có trách nhiệm phối hợp với UBND các
cấp và các cơ quan, đơn vị, các tổ chức kinh tế - xã hội ở trên địa bàn của
vùng đệm, đặc biệt là với ban quản lý khu rừng đặc dụng để xây dựng các
phƣơng án sản xuất lâm - nông - ngƣ nghiệp, định canh định cƣ trên cơ sở có
sự tham gia của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt và tổ chức thực hiện để ổn định, nâng cao đời sống của ngƣời dân [8].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12

Nhƣ vậy, vùng đệm phải đƣợc xác định trên cơ sở theo ranh giới của các
xã nằm ngay bên ngoài khu bảo tồn, những lâm trƣờng quốc doanh tiếp giáp
với khu bảo tồn nên đƣa vào trong vùng đệm vì những hoạt động của các lâm
trƣờng này có ảnh hƣởng đến công tác bảo tồn của cả vùng đệm và khu bảo
tồn. Trong những trƣờng hợp nhƣ thế, ranh giới vùng đệm không nhất thiết
cách đều một khoảng và chạy song song với ranh giới các khu bảo tồn.
Xem xét các vùng đệm đã có hiện nay tại các VQG và khu bảo tồn
chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng việc thành lập các vùng đệm không theo một
khuôn khổ thống nhất. Dù vùng đệm của khu bảo tồn đƣợc tạo ra theo hình
thức nào, hay khi thành lập khu bảo tồn khơng nói đến vùng đệm, thì những
cơng việc hàng ngày xảy ra, do dân cƣ sinh sống xung quanh khu bảo tồn, tạo
sức ép nặng nề lên khu bảo tồn, đã buộc các ban quản lý VQG và khu bảo tồn
phải có những hoạt động liên quan đến việc ổn định cuộc sống của dân cƣ ở

đây, giáo dục, khuyến khích họ bảo vệ thiên nhiên, giải quyết những mâu
thuẫn xảy ra giữa khu bảo tồn và dân, giảm sức ép của dân lên khu bảo tồn
v.v... Đó là những công việc quan trọng mà ban quản lý khu bảo tồn nào cũng
phải thƣờng xuyên lo lắng, và khơng thể bỏ qua đƣợc. Các cơng việc đó thực
chất là một trong những công việc quan trọng của việc quản lý vùng đệm.
Để giải quyết những vấn đề đặt ra liên quan đến vùng đệm, Việt Nam đã
tổ chức 3 hội thảo về vùng đệm. Hội thảo tháng 3/1999 tại Hà Nội có tác giả
đã đƣa ra định nghĩa vùng đệm của khu bảo tồn Việt Nam nhƣ sau: "Vùng
đệm là những vùng đƣợc xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc khơng có rừng,
nằm ngồi ranh giới của khu bảo tồn và đƣợc quản lý để nâng cao việc bảo
tồn của khu bảo tồn và của chính vùng đệm, đồng thời mang lại lợi ích cho
nhân dân sống quanh khu bảo tồn”. Điều này có thể thực hiện đƣợc bằng cách
áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao
đời sống kinh tế - xã hội của các cƣ dân sống trong vùng đệm". Vùng đệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13

chịu sự quản lý của chính quyền địa phƣơng và các đơn vị kinh tế khác nằm
trong vùng đệm [9].
Định nghĩa trên đã nói rõ chức năng của vùng đệm là: Góp phần vào việc
bảo vệ khu bảo tồn mà nó bao quanh; nâng cao các giá trị bảo tồn của chính
bản thân vùng đệm; và tạo điều kiện mang lại cho những ngƣời sinh sống
trong vùng đệm những lợi ích từ vùng đệm và từ khu bảo tồn.
Vùng đệm của VQG Tam Đảo đƣợc xác định nằm trên địa bàn của 27 xã
và thị trấn thuộc 6 huyện và 3 tỉnh, cụ thể là:

Tỉnh Vĩnh Phúc: Bao gồm các xã Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang, Đại
Đình, Tam Quan thuộc huyện Tam Đảo và thị trấn Tam Đảo; xã Trung Mỹ
thuộc huyện Bình Xuyên; và xã Ngọc Thanh thuộc huyện Mê Linh.
Tỉnh Thái Nguyên: Bao gồm các xã Quân Chu, Cát Nê, Ký Phú, Văn
n, Hồng Nơng, Phú Xun, La Bằng, Mỹ Yên, Khôi Kỳ, Yên Lãng và thị
trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ; xã Phúc Thuận và Thành Công thuộc
huyện Phổ Yên.
Tỉnh Tuyên Quang: Bao gồm các xã Ninh Lai, Thiện Kế, Hợp Hoà,
Kháng Nhật, và Hợp Thành thuộc huyện Sơn Dƣơng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Đôi nét tóm tắt về tổ chức GTZ.
Tổ chức GTZ (German Agency for Technical Cooperation or Deutsche
Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit) là một tổ chức thuộc chính phủ
Đức hoạt động trong lĩnh vực hợp tác quốc tế. Nhiệm vụ của GTZ là góp
phần tác động tích cực vào sự phát triển về mặt chính sách, kinh tế, sinh thái
và xã hội của 130 nƣớc đối tác trên khắp thế giới, cải thiện điều kiện sống về
kinh tế, văn hố xã hội, mơi trƣờng và triển vọng lâu dài của ngƣời dân ở các
nƣớc đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14

Các hoạt động của GTZ đƣợc tài trợ bởi chính Bộ hợp tác Kinh tế phát
triển Đức (BMZ). Ngoài ra, GTZ thực hiện sứ mệnh của mình dƣới sự ủy
nhiệm của các Bộ khác của Đức. Chính phủ của các nƣớc đối tác và các tổ
chức quốc tế nhƣ Uỷ ban châu Âu (European Commission), Liên Hợp Quốc

(United Nations), Ngân hàng thế giới (World Bank) cũng nhƣ các tổ chức cá
nhân khác.
Tổ chức GTZ đã có mặt ở Việt Nam vào năm 1993 và hiện đang hỗ trợ
Chính phủ Việt Nam trong việc triển khai hơn 30 chƣơng trình dự án trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại, hoạt động của tổ chức hợp tác kỹ thuật
GTZ tại Việt Nam tập chung vào ba lĩnh vực chính đó là: Phát triển kinh tế
bền vững, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Chăm sóc sức khoẻ và lĩnh vực đan
xen giảm nghèo [10].
1.2.2. Một số hoạt động của tổ chức GTZ trên thế giới
Tại Indonesia: Dự án cung cấp nƣớc sạch cho nông thôn tại Nusa Tenggara
Timur and Nusa Tenggara Barat. Dự án thực hiện từ tháng 7/2002 đến tháng
12/2008 [22].
Nội dung của dự án:
Rất nhiều các khu vực nông thôn của các tỉnh miền Đông và miền Tây
của tỉnh Nusa Tenggara Timur và Nusa Tenggara Barat của Indonesia chƣa
đƣợc cung cấp nƣớc sạch. Hiện tƣợng thiếu nƣớc trầm trọng trong 8 tháng
mùa khơ thƣờng xun sảy ra, gần nhƣ khơng có quá trình xử lý nƣớc thải và
điều kiện vệ sinh yếu kém đã làm tăng nhanh số ngƣời bị mắc bệnh tật, làm
ảnh hƣởng đến sự phát triển chung của khu vực.
Mục tiêu của dự án:
Ngƣời dân địa phƣơng tổ chức tự cung cấp hệ thống nƣớc sạch độc lập
dựa trên cơ sở có thể thực hiện đƣợc. Chính quyền địa phƣơng thực hiện theo
sự thành công về tổ chức và quản lý theo chiến lƣợc, kế hoạch và phổ biến
cách làm của họ cho những địa phƣơng khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





15

Thực hiện: Dự án đƣợc tài trợ bởi ngân hàng phát triển KfW. KfW có
trách nhiệm xây dựng hệ thống cung cấp nƣớc sạch trong khi đó GTZ liên kết
với các thành viên địa phƣơng trở thành ngƣời đứng ra quản lý, xác nhận sự
cải thiện về hệ thống cung cấp nƣớc tại địa phƣơng. Huấn luyện cách đo
lƣờng và cung cấp thông tin về cung cấp nƣớc tại địa phƣơng là cơ sở cho họ
quản lý hệ thống cung cấp nƣớc cả trên phƣơng diện khoa học và tài chính và
thực hiện nó một cách độc lập. Trong trƣờng hợp này, họ trở nên tốt hơn khi
nắm đƣợc tình hình về thực tế cải thiện vệ sinh và sự bảo tồn các tài nguyên.
Dự án cũng chuẩn bị cho lãnh đạo địa phƣơng đối với luật để quản lý việc
cung cấp nƣớc một cách chính xác và phƣơng pháp để bảo tồn tài nguyên.
Kết quả đạt được:
Đến tháng 10/2005, trên mỗi huyện đã có 10 đơn vị quản lý và 40 tổ
chức sử dụng nƣớc tuân thủ theo luật của từng cấp tại địa phƣơng. Đơn giản
việc cung cấp nƣớc chính xác theo kế hoạch và đƣợc xây dựng với sự tham
gia của ngƣời dân. Ngƣời sử dụng nƣớc máy có thể quản lý tài chính và chi
phí độc lập. Trung bình mỗi ngày lƣợng nƣớc cung cấp tăng tới 40
lít/ngƣời/ngày. Ngƣời dân tham gia cho biết tốt hơn về tầm quan trọng của
việc vệ sinh cá nhân khi dùng nƣớc. Những ngƣời trong nhóm sử dụng nƣớc
thƣờng xuyên thảo luận về bảo tồn tài nguyên trong các cuộc họp và thực thi
giảm ô nhiễm đến nguồn tài nguyên nƣớc.
Tại Thái Lan
Dự án GTZ tập trung Quản lý hệ thống thông tin để hạn chế ô nhiễm
Công nghiệp. Dự án thực hiện từ tháng 6/2005 đến tháng 5/2007.
Nội dung:
Các cơ quan của chính phủ thiếu những thơng tin chính xác về ảnh hƣởng đối
với mơi trƣờng bởi q trình cơng nghiệp hố và đó chính là cơ hội lớn để cải
thiện trong năng lực quản lý khí thải cơng nghiệp.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16

Mục tiêu:
Đến khi kết thúc dự án, các cơ quan của chính phủ đƣa ra chính sách và
thƣớc đo và đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau:
Cơ sở dữ liêụ về mơi trƣờng cơng nghiệp (Khơng khí, nƣớc, rác thải..)
đối với khu vực đã lựa chọn là phải đƣợc ứng dụng thực tế.
Nhu cầu về việc ứng dụng hệ thống quản lý thông tin cho các khu vực
đƣợc lựa chọn của các công ty vừa và nhỏ để nâng cao hiệu quả sinh thái.
Phương thức tiếp cận:
Tất cả các hoạt động của dự án nhằm giới thiệu hệ thống thông tin hiện
đại nhƣ cơ sở cho việc ra quyết định tốt hơn tại các nhóm mục tiêu khác nhau.
Nhiệm vụ đầu tiên là thực thi một hệ thống thông tin về môi trƣờng tại
Cục công nghiệp để theo theo dõi, phân tích và quản lý có hiệu quả khí thải
cơng nghiệp. Hệ thống sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu lấy từ các báo cáo và từ chính
các nhà máy. Gần đây, các dữ liệu này đƣợc báo cáo và xử lý theo định dạng
tƣơng tự (trên giấy). Kết quả là việc giới thiệu Hệ thống thông tin môi trƣờng
(MIS) ban đầu lại tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của các cải cách có
liên quan và của các quy trình xét duyệt. Hơn thế nữa việc này cịn giúp cho
Cục cơng nghiệp có thể kiểm tra độ tin cậy của các dữ liệu đƣợc báo cáo một
cách liên tục và kiểm sốt, phân tích sự phát triển của các vấn đề môi trƣờng
công nghiệp theo từng lĩnh vực và khu vực. Các dữ liệu về ô nhiễm công
nghiệp sẽ cung cấp một cách cơ bản cần thiết cho việc hoạch định chính sách
phát triển cơng nghiệp. Theo quan điểm của lĩnh vực công nghiệp, hệ thống sẽ
nâng cao chất lƣợng dịch vụ công cộng cung cấp từ Cục công nghiệp.

Nhiệm vụ thứ hai tập trung vào việc thực hiện về hệ thống thông tin môi
trƣờng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã lựa chọn. Đối với tất cả
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Lan, hệ thống thơng tin mơi trƣờng là
một cơng cụ hồn tồn mới. Có rất ít cơng ty có kinh nghiệm về hệ thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×