Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP NỘI SUY MƯA CHO KHU VỰC TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.66 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------------

NGÔ VĨNH KHÁNH

SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP NỘI SUY MƯA
CHO KHU VỰC TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH THỦY

Đà Nẵng- Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------------

NGÔ VĨNH KHÁNH

SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP NỘI SUY MƯA
CHO KHU VỰC TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chun ngành: Xây dựng cơng trình thủy
Mã số:60580202

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH THỦY

Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Ngọc Dương



Đà Nẵng - Năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tác giả luận văn

Ngô Vĩnh Khánh


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU .............................................................. v
CÁC KÝ HIỆU........................................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................viii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 9
1. Tính cấp thiết của đề tài:.......................................................................................................... 9
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:............................................................................................. 11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................ 11
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: .............................................................................................. 11

5. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................................................ 11
6. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................................... 12
7. Ý nghĩa thực tiễn đề tài: ........................................................................................................ 12
8. Bố cục và nội dung luận văn. ................................................................................................ 12
Chương 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu và hiện trạng mạng lưới trạm đo. ..................... 12
Chương 2: So sánh các phương pháp nội suy mưa hiện có. ...................................................... 12
Chương 3: Phân phối lại lượng mưa theo không gian cho khu vực Bình Định. ....................... 12
Kết luận và Kiến nghị. ............................................................................................................... 12
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI
TRẠM ĐO ................................................................................................................................. 13

1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu .........................................................13
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên: .....................................................................................13
1.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn: .............................................................................16
1.1.3.Tài nguyên thiên nhiên. .................................................................................................... 27

1.2. Điều kiện kinh tế xã hội...........................................................................................29
1.2.1. Tình hình dân sinh kinh tế ....................................................................................29
1.2.2. Điều kiện sản xuất nông nghiệp ...........................................................................32
1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện: ..............................................36
1.2.4. Vấn đề ngập lụt ở khu vực nghiên cứu .................................................................37
1.3. Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn và cơ sở dữ liệu khu vực nghiên cứu. ....................... 41

1.3.1.Mạng lưới trạm đo: ................................................................................................41
1.3.2. Thực trạng dữ liệu: .......................................................................................................... 41
1.3.3.Nguyên tắc sử dụng số liệu: ............................................................................................. 42
Chương 2: SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP NỘI SUY MƯA HIỆN CÓ ............................ 43
2.1. Giới thiệu: ........................................................................................................................... 43

2.2. Phương pháp: ...........................................................................................................43



iii
2.3. Lựa chọn công cụ nội suy: .................................................................................................. 44
2.4. Lựa chọn phương pháp nội suy: ......................................................................................... 45
2.4.1. Inverse Distance Weight (IDW) ...................................................................................... 47

2.4.2. Spline ....................................................................................................................48
2.4.3. Kriging ..................................................................................................................48
2.4.4. Thiessen polygon ............................................................................................................. 49

2.4.5. Nhận xét chung về 4 thuật toán ............................................................................50
2.5. Phương pháp nội suy truyền thống (phương pháp tất định) ............................................... 51
2.6. Phương pháp địa thống kê. ................................................................................................. 51
2.7. Phương pháp so sánh kết quả: ............................................................................................ 51
Chương 3: PHÂN PHỐI LẠI LƯỢNG MƯA THEO KHƠNG GIAN CHO KHU VỰC BÌNH
ĐỊNH. ........................................................................................................................................ 53
3.1. Dữ liệu: ............................................................................................................................... 53
3.2. Phương pháp nội suy: ......................................................................................................... 55
3.3. Kết quả: .............................................................................................................................. 55
3.3.1. Kết quả nội suy tại các trạm ............................................................................................ 55
3.3.2. Bản đồ nội suy mưa ......................................................................................................... 59
3.3.2.1. Kết quả nội suy mưa trung bình ................................................................................... 59
3.3.2.2. Kết quả nội suy mưa lớn nhất ngày .............................................................................. 63
3.4. So sánh các phương pháp. .................................................................................................. 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 71
KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 71
KIẾN NGHỊ............................................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 72
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ............................................................................ 66

PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………. 67
1. Inverse Distance Weight (IDW) ............................................................................................ 75
2. SPLINE.................................................................................................................................. 75
3. KRIGING .............................................................................................................................. 76


iv

TÓM TẮT LUẬN VĂN
SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP NỘI SUY MƯA CHO KHƯ VỰC
TỈNH BÌNH ĐỊNH
Học viên: Ngơ Vĩnh Khánh. Chun ngành: Kỹ thuật XD cơng trình thủy
Mã số:60580202.Khóa:2016-2018.Trường Đại học Bách khoa– ĐHĐN.
Tóm tắt: Mưa được xem là yếu tố then chốt, ảnh hưởng lớn đến chế độ thủy
văn của lưu vực. Điều này đã được khẳng định thông qua nhiều nghiên cứu trước đây.
Do đó, việc phân phối mưa theo khơng gian có ảnh hưởng nhất định đến kết quả
nghiên cứu, phân tích chế độ dịng chảy của lưu vực, đặc biệt là đối với các lưu vực
lớn. Chất lượng dữ liệu mưa phân phối theo không gian phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong phạm vi một lưu vực thì mật độ trạm đo được xem là yếu tố quan trọng nhất, có
ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình hình thành dịng chảy. Mật độ trạm đo mưa càng
dày, càng thể hiện được chi tiết quá trình mưa diễn ra trong lưu vực, từ đó cho kết quả
chính xác hơn trong nghiên cứu chế độ thủy văn của lưu vực. Với mục đích nâng cao
chất lượng của việc phân phối mưa theo không gian, xây dựng một cơ sở dữ liệu mưa
không gian phục vụ cho việc nghiên cứu chế độ thủy văn các lưu vực trên địa bàn tỉnh,
nghiên cứu này tiến hành so sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp phân phối mưa
theo không gian căn cứ trên các đặc trưng mưa thực tế của tỉnh Bình Định. Nội suy
dựa trên mơ hình ArcGis được hy vọng cung cấp những điều cơ bản hữu ích cho chính
quyền địa phương để giảm thiểu các tác động bất lợi từ mưa gây ra.
Từ khóa – mưa Bình Định, phương pháp nội suy, mơ hình ArcGis.
COMPARISON OF METHOD RAIN INTERPOLATION FOR BINH DINH PROVINCE


Abstract: The rain is considered the key factor, greatly affecting the
hydrological regime of the basin. This has been confirmed through many previous
studies. Therefore, the distribution of rainfall by space has a certain impact on the
study results and analyses of the flow regime of the basin, especially for large basins.
The quality of rain data which is distributed by space depends on many factors, within
a basin, the density of the rain gauge station is considered as the most important factor
and has the greatest influence on the formation of the flow. The more the density of
the rain gauge station, the more detailed the rain process takes in the basin, from that
give for more accurate results in researching on the hydrological regime of the basin.
For the purpose of improving the quality of distribution of rainfall by space, building a
spatial rain database for the study of hydrological regime of basins in the province.
This research conducts comparison about advantages and disadvantages of the method
rain distribution according to the space based on the actual rainfall characteristics of
Binh Dinh Province. Interpolation based on the ArcGIS model is expected to provide
useful basics for local governments to mitigate adverse impacts from rain.

Keyword: Binh Dinh rain, interpolation method, ArcGIS model.


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDP

Cơ cấu sản phẩm

KTTV


Khí tượng thủy văn

GIS

Geography Information System


vi

CÁC KÝ HIỆU
R

Hệ số NASH

RMSE

Sai số tuyệt đối từng cặp giá trị

E

Sai số tương quan về từng cặp


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại đất và tổng hợp các loại đất tỉnh Bình Định............................................ 16
Bảng 1.2. Một số đặc trưng lượng mưa năm tỉnh Bình Định .................................................... 18
Bảng 1.3. Phân phối lượng mưa năm tại các trạm ......................................................................... 20
Bảng 1.4. Đặc trưng hình thái các lưu vực sơng tỉnh Bình Định ............................................. 20

Bảng 1.5. Đặc trưng dịng chảy các sơng chính trong tỉnh ......................................................... 24
Bảng 1.6. Mực nước triều max thiết kế trạm Quy Nhơn ứng với các tần suất .................. 27
Bảng 1.7. Mực nước triều min thiết kế trạm Quy Nhơn ứng với các tần suất: .................. 27
Bảng 1.8. Tỷ lệ tăng dân số của tỉnh ................................................................................................... 29
Bảng 1.9. Dân số trung bình tỉnh theo đơn vị huyện. ĐV: 1000 người. ............................... 30
Bảng 1.10. Phân loại lực lượng lao động. ĐV: 1000 người. ................................................... 30
Bảng 1.11. Hiện trạng sử dụng đất vùng hồ Định Bình. ............................................................. 33
Bảng 1.12. Hiện trạng cơ cấu cây trồng vùng hồ Định Bình ..................................................... 35
Bảng 1.13.Thống kê thiệt hại lũ lụt 2 năm 1998 – 1999 các huyện thuộc........................... 38
Bảng 1.14. Thống kê các trận lũ lịch sử của tỉnh Bình Định ..................................................... 39
Bảng 3.1. Các trạm đo mưa sử dụng cho nội suy mưa khơng gian khu vực tỉnh Bình
Định .................................................................................................................................................................... 53
Bảng 3.2. Giá trị mưa trung bình ngày và giá trị mưa lớn nhất ngày thực đo và mô
phỏng.(mm/ngày) .......................................................................................................................................... 67
Bảng 3.3. Giá trị các tham số thống kê so sánh tại các trạm ..................................................... 68


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định. .................................................................................. 14
Hình 1.2. Bản đồ phân bố lượng mưa năm tỉnh Bình Định ....................................................... 19
Hình 1.3. Bản đồ phân bố sơng ngịi và các trạm KTTV tỉnh Bình Định ............................ 26
Hình 2.1. Quy trình so sánh lựa chọn phương pháp nội suy mưa khơng gian. .................. 44
Hình 2.2. Phần mềm ARCGIS. ............................................................................................................... 45
Hình 2.3. Nội suy theo khơng gian ....................................................................................................... 46
Hình 2.4. Nội suy mưa theo khơng gian. ............................................................................................ 46
Hình 2.5.Inverse Distance Weighted.................................................................................................... 47
Hình 2.6.Spline .............................................................................................................................................. 48
Hình 2.7. Kriging .......................................................................................................................................... 49

Hình 2.8.Thiessen polygon ....................................................................................................................... 50
Hình 2.9. Sơ đồ phương pháp kiểm định chéo. ............................................................................... 52
Hình 3.1. Khu vực tính tốn, trạm mưa tính tốn và vị trí trạm so sánh. ............................. 54
Hình 3.2. Lượng mưa trung bình ngày theo tháng tại trạm An Hịa ...................................... 55
Hình 3.3. Lượng mưa trung bình ngày theo tháng tại trạm An Khê ...................................... 56
Hình 3.4. Lượng mưa trung bình ngày theo tháng tại trạm Bình Tường ............................. 56
Hình 3.5. Lượng mưa trung bình ngày theo tháng tại trạm Bồng Sơn .................................. 56
Hình 3.6. Lượng mưa trung bình ngày theo tháng tại trạm Đề Gi .......................................... 57
Hình 3.7. Lượng mưa trung bình ngày theo tháng tại trạm Hồi Ân ..................................... 57
Hình 3.8. Lượng mưa trung bình ngày theo tháng tại trạm Quy Nhơn ................................. 57
Hình 3.9. Lượng mưa trung bình ngày theo tháng tại trạm Sa Huynh .................................. 58
Hình 3.10. Lượng mưa trung bình ngày theo tháng tại trạm Vân Canh ............................... 58
Hình 3.11. Lượng mưa trung bình ngày theo tháng tại trạm Vĩnh Kim ............................... 58
Hình 3.12. Bản đồ phân bố giá trị mưa trung bình ngày theo phương pháp IDW ........... 59
Hình 3.13. Bản đồ phân bố giá trị mưa trung bình ngày theo phương pháp Spline ........ 60
Hình 3.14. Bản đồ phân bố giá trị mưa trung bình ngày theo phương pháp Kriging ..... 61
Hình 3.15. Bản đồ phân bố giá trị mưa trung bình ngày theo phương pháp Thiessen ... 62
Hình 3.16. Bản đồ phân bố giá trị mưa lớn nhất ngày theo phương pháp IDW ............... 63
Hình 3.17. Bản đồ phân bố giá trị mưa lớn nhất ngày theo phương pháp Spline............. 64
Hình 3.18. Bản đồ phân bố giá trị mưa lớn nhất ngày theo phương pháp Kriging .......... 65
Hình 3.19. Bản đồ phân bố giá trị mưa lớn nhất ngày theo phương pháp Thiessen ....... 66


9

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Mưa được xem là yếu tố then chốt, ảnh hưởng lớn đến chế độ thủy văn
của lưu vực. Điều này đã được khẳng định thơng qua nhiều nghiên cứu trước
đây. Do đó, việc phân phối mưa theo khơng gian có ảnh hưởng nhất định đến

kết quả nghiên cứu, phân tích chế độ dịng chảy của lưu vực, đặc biệt là đối với
các lưu vực lớn. Chất lượng dữ liệu mưa phân phối theo không gian phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, trong phạm vi một lưu vực thì mật độ trạm đo được xem là
yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn nhất đến q trình hình thành dịng
chảy. Mật độ trạm đo mưa càng dày, càng thể hiện được chi tiết quá trình mưa
diễn ra trong lưu vực, từ đó cho kết quả chính xác hơn trong nghiên cứu chế độ
thủy văn của lưu vực. Hiện nay, mặc dầu đã được nghiên cứu và phân tích nhiều
nhưng các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra một tiêu chí cụ thể như thế nào là một
mật độ trạm hợp lý cho một lưu vực. Duy chỉ một vài đề xuất dựa trên thực tế
nghiên cứu của một vài lưu vực cụ thể. Ví dụ như, sau khi nghiên cứu cho lưu
vực Lee ở Anh, nhóm tác giả Segond cho rằng đối với những lưu vực lớn hơn
1,000 km2 thì số trạm đo tối thiểu phải là 16 trạm, còn đối với những lưu vực
nhỏ dao động trong khoản 80 km2 đến 280 km2 thì cần 4 trạm tới 7 trạm. Trong
khi đó, tổ chức khí tượng thế giới (World Meteorological Organization, viết tắt
tên tiếng Anh WMO) khuyến cáo rằng đối với khu vực vùng đồng bằng một
trạm có thể bao phủ một phạm vi khoảng 600 km2 đến 900 km2, ngược lại đối
với khu vực miền núi thì con số này là 100 km2 đến 250 km2. Tuy nhiên, do
nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, việc đạt được một mật độ trạm hợp
lý đủ để thể hiện đặc trưng mưa của một lưu vực là rất khó. Điều này phụ thuộc
vào rất nhiều vấn đề, từ diện tích lưu vực, địa hình lưu vực, đặc điểm khí tượng
thủy văn của lưu vực, cũng như là vấn đề về kinh tế và vận hành các trạm đo,
nhất là đối với các nước đang phát triển cũng như là ở các lưu vực có diện tích
lớn. Do đó, để nâng cao chất lượng mơ phỏng q trình mưa dịng chảy cho một
lưu vực việc phân phối lại lượng mưa theo không gian dựa trên số liệu của các
trạm đo là hết sức cần thiết.
Bình Định nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, phía bắc giáp tỉnh
Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Gia Lai, phía đơng
giáp Biển Đơng. Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 6.071km2, dân số trung bình
1.524,6 nghìn người, trong đó khu vực thành thị là 473,8 nghìn người (chiếm
31,1%), nơng thơn 1050,8 nghìn người (chiếm 68,9%). Trên địa bàn tỉnh, hiện



10

nay có 03 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, 02 huyện trung du
miền núi, 26 xã đặc biệt khó khăn, 18 xã bãi ngang ven biển.
Là tỉnh có nhiều thuận lợi giao lưu với bên ngoài bởi cảng biển Quy
Nhơn (1 trong 10 cảng biển lớn của nước ta), sân bay Phù Cát, hệ thống Quốc
lộ 1A, 1D, đường sắt Bắc Nam chạy qua và đường Quốc lộ 19 nối cảng biển
Quy Nhơn với Trung tâm vùng Bắc Tây Nguyên, vùng Nam Lào và Đơng Bắc
Campuchia. Bờ biển Bình Định dài 134km chạy từ thành phố Quy Nhơn đến
Hoài Nhơn, một bên là núi một bên là biển với nhiều bãi tắm đẹp, cấu trúc khá
đặc biệt xen kẽ rất nhiều đầm, vịnh, đều là vị trí thuận lợi để phát triển du lịch
và nuôi trồng thủy, hải sản.
Trong thời gian qua, Bình Định là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng
nề của mưa lũ, đặc biệt trong năm 2016 với 05 đợt lũ từ cuối tháng 10 đến đầu
tháng 12 đã gây thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng giao thơng, thủy lợi và dân
sinh, ước tính thiệt hại đến hơn 2.200 tỷ đồng. Trong đó, 39 người chết và mất
tích, 908 nhà sập hồn tồn, 409 nhà hư hỏng; thiệt hại về giao thông: 240,7 km
đường bị hư hỏng, sạt lở, 113 cống tiêu và 57 cầu bị sập, hư hỏng, 310 điểm sạt
lở nặng, ách tắc giao thông; Về thủy lợi, đê điều: 86,67 km đê, kè bị sạt lở nặng,
285,3 km kênh mương bị sạt lở, bồi lấp, 227 đập tạm, đập dâng nhỏ bị hư hỏng,
32 km bờ sông bị sạt lở. Đối với ngành nông nghiệp, sản xuất hầu như bị mất
trắng. Do vậy việc nghiên cứu chế độ thủy văn của các lưu vực sơng trên địa bàn
tỉnh Bình Định là yêu cầu cấp bách hiện nay. Tuy nhiên cũng giống như thực
trạng của các khu vực khác trên cả nước, mạng lưới trạm đo mưa hiện nay trên
khu vực Bình Định hiện còn khá thưa, gần như chưa đáp ứng được yêu cầu thể
hiện quá trình mưa diễn ra trên các khu vực của tỉnh. Mặc dù trong những năm
qua, đã có nhiều dự án lắp đặt các trạm đo mưa nhằm nâng cao mật độ trạm trên
địa bàn tỉnh, nhưng vì kinh phí đầu tư cịn hạn chế, cơng nghệ áp dụng còn chưa

đồng bộ, dữ liệu từ các trạm mới này còn rất ngắn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Những hạn chế này đã và đang gây ra khơng ít khó khăn trong việc nghiên cứu
chế độ thủy văn của các sơng lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định. Do đó việc tiến
hành phân phối lượng mưa theo khơng gian cho khu vực tỉnh Bình Định là hết
sức cần thiết.
Với sự phát triển của tốn học, hiện có rất nhiều phương pháp khác nhau
để phân phối dữ liệu mưa theo không gian. Nhưng về cơ bản chúng tập trung
vào hai phương pháp sau, phương pháp tất định và phương pháp địa thống kê.
Loại đầu tiên cổ điển hơn, bao gồm phương pháp đa giác thái sơn (Thiessen
polygon), phương pháp khoảng cách nghịch đảo có trọng số (Inverse Distance


11

Weighting IDW), phương pháp đường đẳng trị (Spline), phương pháp lân cận tự
nhiên (natural neighbor). Những phương pháp nội suy này đã xuất hiện từ rất
lâu, khá đơn giản, do đó được áp dụng nhiều trong thực tế và đã khẳng định giá
trị nhất định trong việc phân bố lại lượng mưa trong không gian, giúp hạn chế
được phần nào ảnh hưởng của mạng lưới trạm đo mưa lên kết quả phân phối
lượng mưa theo không gian. Tuy nhiên, các phương pháp nội suy cổ điển này
khơng có khả năng kể đến ảnh hưởng của các yếu tố khác (địa hình, độ dốc, gió,
nhiệt độ, khoảng cách so với bờ biển ….) đến phân phối mưa theo không gian
cho nên theo nhiều chun gia thì độ chính xác của các phương pháp này chưa
thật cao. Những yếu điểm trên có thể khắc phục được với các đặc tính nổi trội
của các phương pháp nội suy địa thống kê, như nội suy Krigging, phương pháp
hồi quy theo trọng số địa lý (Geographically Weighted Regression viết tắt tên
tiếng Anh GWR). Với những phương pháp này thì việc kể đến ảnh hưởng của
các yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng mưa trở nên dễ dàng hơn, qua đó nâng
cao tính chính xác của số liệu mưa nội suy.
Với mục đích nâng cao chất lượng của việc phân phối mưa theo không

gian, xây dựng một cơ sở dữ liệu mưa không gian phục vụ cho việc nghiên cứu
chế độ thủy văn các lưu vực trên địa bàn tỉnh, luận văn này tiến hành so sánh ưu,
nhược điểm của các phương pháp phân phối mưa theo không gian căn cứ trên
các đặc trưng mưa thực tế của tỉnh Bình Định.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- So sánh, phân tích các ưu nhược điểm của các phương pháp nội suy mưa
ứng với các đặc trưng mưa của tỉnh Bình Định.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu mưa phân phối theo không gian cho khu vực
tỉnh Bình Định.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Các phương pháp nội suy không gian cơ bản hiện nay.
- Mưa và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân phối mưa theo không gian
trên địa bàn tỉnh Bình Định.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Thu thập và phân tích số liệu mưa tất cả các trạm trên địa bàn tỉnh Bình
Định và các trạm lân cận giáp ranh giới tỉnh.
5. Nội dung nghiên cứu:


12

So sánh, phân tích các ưu nhược điểm của các phương pháp nội suy mưa
ứng với các đặc trưng mưa của tỉnh Bình Định.
Sử dụng ArcGIS xây dựng cơ sở dữ liệu mưa phân phối theo không gian
cho khu vực tỉnh Bình Định.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích tài liệu;
Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan;
Phương pháp mơ hình hóa;

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình;
Phương pháp thống kê khách quan.
7. Ý nghĩa thực tiễn đề tài:
Đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra được các kết quả sau:
- Làm rõ các ưu nhược điểm của các phương pháp nội suy mưa trên cơ sở
các đặc trưng địa lý và khí tượng thủy văn của tỉnh Bình Định.
- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu nội suy mưa theo khơng gian cho Bình Định,
làm tiền đề cho các mơ phỏng và phân tích chế độ thủy văn của tỉnh Bình Định
sau này.
8. Bố cục và nội dung luận văn.
Luận văn gồm phần Mở đầu, 03 chương và phần kết luận và kiến nghị.
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu và hiện trạng mạng lưới
trạm đo.
Chương 2: So sánh các phương pháp nội suy mưa hiện có.
Chương 3: Phân phối lại lượng mưa theo khơng gian cho khu vực Bình
Định.
Kết luận và Kiến nghị.


13

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ HIỆN
TRẠNG MẠNG LƯỚI TRẠM ĐO
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên:
a. Vị trí địa lý:
Bình Định nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, phía bắc giáp tỉnh
Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Gia Lai, phía đơng
giáp Biển Đơng. Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 6.071km2, dân số trung bình

1.524,6 nghìn người, trong đó khu vực thành thị là 473,8 nghìn người (chiếm
31,1%), nơng thơn 1050,8 nghìn người (chiếm 68,9%). Trên địa bàn tỉnh, hiện
nay có 03 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, 02 huyện trung du
miền núi, 26 xã đặc biệt khó khăn, 18 xã bãi ngang ven biển; giới hạn bởi tọa độ
địa lý (Hệ Gauss - HN72) như sau:
- Cực Bắc: 14042' 10" độ vĩ bắc, 108055' 42" độ kinh đông.
- Cực Nam: 13030' 10" độ vĩ bắc, 108054' 00" độ kinh đông.
- Cực Đông: 13036' 33" độ vĩ bắc, 109022' 00" độ kinh đông.
- Cực Tây: 14025' 00" độ vĩ bắc, 108037' 30" độ kinh đông.
Tương ứng với giới hạn về tọa độ trắc địa trong hệ tọa độ VN2000:
X từ 1493000 đến 1627000 (m); Y từ 243000 đến 323000 (m).
Là tỉnh có nhiều thuận lợi giao lưu với bên ngoài bởi cảng biển Quy
Nhơn (1 trong 10 cảng biển lớn của nước ta), sân bay Phù Cát, hệ thống Quốc
lộ 1A, 1D, đường sắt Bắc Nam chạy qua và đường Quốc lộ 19 nối cảng biển
Quy Nhơn với Trung tâm vùng Bắc Tây Nguyên, vùng Nam Lào và Đơng Bắc
Campuchia. Bờ biển Bình Định dài 134km chạy từ thành phố Quy Nhơn đến
Hoài Nhơn, một bên là núi một bên là biển với nhiều bãi tắm đẹp, cấu trúc khá
đặc biệt xen kẽ rất nhiều đầm, vịnh, đều là vị trí thuận lợi để phát triển du lịch
và nuôi trồng hải sản.


14

Hình1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định.
b. Đặc điểm địa hình


15

Tỉnh Bình Định nằm gọn bên sườn phía đơng của dãy Trường Sơn có địa

hình dốc và phức tạp. Hướng dốc chủ yếu từ Tây sang Đông và các thung lũng
xen kẽ tạo thành các lưu vực sông riêng biệt.
Từ Tây Nguyên xuống đồng bằng Bình Định địa hình hạ thấp đáng kể.
Nếu ở Cao Ngun phía tây có cao độ từ 500m đến 700m thì ở đồng bằng Bình
Định chỉ có cao độ 20m đến 30m, vùng ven biển cao độ 2m đến 3m, hình thành
hai loại bậc địa hình nằm kế cận nhau và khơng hình thành rõ nét khu đệm
chuyển tiếp. Tồn tỉnh Bình Định có thể chia thành 4 dạng địa hình sau:
Địa hình vùng núi trung bình, núi thấp
Nằm về phía tây bắc và phía tây của tỉnh thuộc dãy Trường Sơn Đông, độ
cao trung bình từ 500 - 1000m. Đại bộ phận sườn dốc hơn 200. Có diện tích
khoảng 249.866ha, phân bố ở các huyện An Lão (63.367ha), Vĩnh Thạnh
(78.249ha), Vân Canh (75.932ha), Tây Sơn và Hồi Ân (31.000ha). Địa hình
khu vực này phân cắt mạnh, sơng suối có độ dốc lớn, là nơi phát nguồn của các
sông trong tỉnh, lớp phủ thực vật có mật độ trung bình.
Địa hình đồi gị, bát úp ở trung du
Có diện tích khoảng 159.276ha, có độ cao dưới 100m, độ dốc tương đối
lớn (từ 100-150), cấu tạo chủ yếu bởi đá Granit. Nhiều vùng đất trồng thuận lợi
cho việc phát triển cây lâu năm, vườn rừng, vườn đồi, thực hiện nông lâm kết
hợp. Phân bố ở các huyện Hoài Nhơn (15.089ha), An Lão (5.058ha) và Vân
Canh (7.924ha).
Địa hình đồng bằng và ven biển
Có diện tích khoảng 198.543ha, chiếm khoảng 32% diện tích tồn tỉnh,
nằm ở hạ lưu các sông và bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ. Độ cao biến đổi từ
2 - 3m đến 20 - 30m, xen kẽ giữa đồng bằng có đồi gị. Đây là khu vực sản xuất
nơng nghiệp chính của tỉnh. Địa hình đồng bằng nghiêng nên đất dễ bị rửa trơi
và bạc màu. Kiểu địa hình này phổ biến ở các huyện Hồi Nhơn và thành phố
Quy Nhơn.
Địa hình vùng cồn cát ven biển
Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển
với chiều rộng trung bình khoảng 2 km, hình dạng và quy mơ biến đổi theo thời

gian. Khu vực này có khả năng trồng rừng phòng hộ ven biển kết hợp với trồng
cây lâu năm.
c. Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng
Đặc điểm địa chất
Theo tài liệu nghiên cứu địa chất thì lãnh thổ Bình Định nằm trên đới cấu
tạo KonTum, với số liệu phân tích cho thấy nguồn gốc đá mẹ gồm 2 loại chính
sau:


16

- Khối Macmacid điển hình là đá Granite, thành phần chủ yếu là Thạch
anh, ngồi ra cịn có Mica. Đất hình thành trên đá Granite thường có thành phần
cơ giới nhẹ.
- Đá trầm tích thuộc dạng sa thạch, phiến thạch. Đất hình thành trên đá
trầm tích thuộc dạng sa thạch, phiến thạch có kết cấu rời rạc, giữ nước, giữ phân
kém.
Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo kết quả đánh giá của Hội khoa học đất Việt Nam, thực hiện năm
1997, trong phạm vi tồn tỉnh Bình Định có 9 nhóm đất với 114 đơn vị đất đai
với đặc điểm phát triển và sử dụng đa dạng. Đất đồi núi chiếm 62,3% diện tích
tự nhiên tồn tỉnh, cịn lại là địa hình bằng, thoải. Diện tích đất có tầng mỏng
hơn 50cm chiếm 37,7%.
Như vậy, các loại đất thuận lợi cho sản xuất là đất phù sa (chiếm 7,75%),
đất Glei (chiếm 2,56%), đất mặn ít và mặn trung bình (chiếm 1,06%), đất đỏ và
đất xám Feralire (chiếm 70,67%).
Bảng 1.1. Phân loại đất và tổng hợp các loại đất tỉnh Bình Định.
Tên
Tên Việt Nam
Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

đất FAO/UNESCO
Diện tích tự nhiên
602.555
100
1. Đất cát
Aenosol
13.570
2,25
2. Đất mặn
Salic luvisols
6.365
1,06
3. Đất phèn
Thionic Fluvisoils
899
0,15
4. Đất phù sa
Fluvisoils
45.643
7,57
5. Đất Glei
Gleisols
15.968
2,65
6. Đất than bùn
Histosols
120
0,02
7. Đất xám
Acsisols

425.835
70,67
8. Đất đỏ
Ferrsolsols
21.313
3,54
9. Đất tầng mỏng
Leptosols
22.229
3,69
Đất chuyên dùng thổ cư,
50.613
8,4
ngập nước
(Nguồn: Tài liệu đánh giá đất Bình Định - Hội Khoa học đất VN)
1.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn:
a. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Bình Định thuộc khí hậu Dun hải Nam Trung Bộ - miền khí
hậu Đơng Trường Sơn. Có hai mùa rõ rệt mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8, mùa
mưa từ tháng 9 đến hết tháng 12, trong mùa mưa thường chịu ảnh hưởng các
cơn bão với tần suất trung bình từ 1 - 2 cơn/năm.
b. Phân vùng khí hậu:


17

Căn cứ vào các chỉ tiêu phân vùng, khí hậu Bình Định được phân thành
ba vùng chính:
Vùng I: Khí hậu vùng núi phía tây bắc của tỉnh bao gồm huyện An Lão,
Vĩnh Thạnh, các xã phía tây huyện Hồi Ân và phía tây huyện Hồi Nhơn.

Vùng này có:
- Tổng lượng mưa năm từ 2.200 mm trở lên
- Nhiệt độ trung bình năm dưới 260C
- Mơ đun dịng chảy năm từ 60-95 l/s.km2.
Vùng này được chia thành hai tiểu vùng: I.1 và I.2.
Vùng II: Khí hậu vùng núi phía nam tỉnh bao gồm huyện Tây Sơn, Vân
Canh và các xã phía tây huyện Phù Cát. Vùng này có:
- Tổng lượng mưa năm từ 1.800 - 2.100 mm
- Nhiệt độ trung bình năm dưới 260C
- Mơ đun dịng chảy năm từ 40-50 l/s.km2.
Vùng này được chia thành hai tiểu vùng: II.1 và II.2.
Vùng III: Khí hậu vùng đồng bằng ven biển của tỉnh. Vùng này có:
- Tổng lượng mưa năm dưới 1.700-2.200mm.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 260C
- Mơ đun dịng chảy năm từ 40-60 l/s.km2.
Vùng này được chia thành hai tiểu vùng khí hậu: III.1 và III.2.
c. Các đặc trưng mưa
- Chế độ nhiệt: Tổng lượng bức xạ hàng năm khá cao: Từ 140 đến 150
cal/cm2. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,10C. Trung bình cao nhất là 34,60C,
trung bình thấp nhất là 19,90C. Biên độ ngày đêm trung bình 5  80C.
- Số giờ nắng: Bình Định là tỉnh nằm trong vùng có số giờ nắng khá cao;
trung bình hàng năm có số giờ nắng 2.268  2.412 giờ. Thời kỳ nhiều nắng là từ
tháng III đến tháng IX và các tháng ít nắng là tháng XI và tháng XII.
- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm ở Bình Định dao động từ
1.800  3.300 mm. Lượng mưa giảm dần từ bắc đến nam, cao nhất là tại vùng
núi huyện An Lão với lượng mưa trên 3.300 mm, thấp nhất tại các xã phía đơng
huyện Tuy Phước với lượng mưa dưới 1.700 mm.
Mùa mưa ngắn, chỉ tập trung vào 4 tháng (từ tháng IX đến tháng XII),
chiếm 70% đến 80% tổng lượng mưa năm. Do mùa mưa ngắn, cường độ mưa



18

lớn nên thường gây ngập, úng làm thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân
trong vùng.
Mùa khô kéo dài 8 tháng (từ tháng I đến tháng VIII), chiếm khoảng 20%
đến 30% tổng lượng mưa năm. Đây là mùa ít mưa nên thường xảy ra tình trạng
khơ hạn.
Bảng 1.2. Một số đặc trưng lượng mưa năm tỉnh Bình Định (mm)
Trạm
Vĩnh Sơn
Vĩnh Kim
Bình Quang
Bình Tường
Vân Canh
Qui Nhơn
Tân An
An Nhơn
Phù Cát
Đề Gi
Phù Mỹ
Bồng Sơn
Hồi Nhơn
Hồi Ân
An Hịa

Mưa trung
bình năm
2.271
2.102

1.793
1.863
2.114
1.846
1.611
1.748
1.884
1.843
2.005
2.180
2.026
2.222
3.033

Lượng mưa
năm lớn nhất
3.436
3.502
3.504
3.020
3.436
2.889
2.700
2.673
3.202
2.802
3.239
3.492
3.490
3.422

4.907

Năm
xuất hiện
1999
1998
1981
1999
1996
1998
1996
1996
1996
1999
1998
1998
1981
1998
1998

Lượng mưa
năm nhỏ nhất
1.188
1.155
666
968
896
1.130
875
1.145

888
776
1.132
1.219
1.014
1.541
1.663

Năm
xuất hiện
1982
1982
1982
1982
1982
1982
1982
1982
1982
1982
1978
1982
1982
1982
1982


19

Hình 1.2. Bản đồ phân bố lượng mưa năm tỉnh Bình Định



20

Bảng 1.3. Phân phối lượng mưa năm tại các trạm (mm)
Trạm

XII

Năm

142

323 530 468 169

2.271

133 122

106

268 518 486 190

2.102

143

145 111

119


233 460 367 133

1.793

46

147

94

93

104

250 490 424 149

1.863

31

43

138

97

83

78


210 560 571 251

2.114

26

24

25

94

74

37

69

236 563 448 197

1.846

33

19

8

22


95

70

48

93

206 506 371 138

1.611

An Nhơn

43

21

25

22

99

76

63

75


211 542 413 158

1.748

Phù Cát

27

14

20

20

98

82

63

94

223 599 485 159

1.884

Đề Di

32


15

28

26

87

73

34

89

238 593 464 166

1.843

Phù Mỹ

39

15

22

22

105


98

61

108

251 586 498 199

2.005

Bồng Sơn

62

27

27

32

108

105

67

97

266 624 534 229


2.180

Hoài Nhơn

60

27

26

28

103

92

64

116

275 570 463 202

2.026

Hoài Ân

56

24


30

39

118

115

67

107

263 606 565 233

2.222

An Hòa

122

48

44

55

174

152 116


139

324 724 755 380

3.033

I

II

III IV

Vĩnh Sơn

31

20

34

74

181

168 131

Vĩnh Kim

29


17

23

52

158

Bình Quang

17

10

20

36

Bình Tường

30

15

20

Vân Canh

33


18

Qui Nhơn

53

Tân An

Tháng

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

(Nguồn: Trung tâm KTTV Bình Định)
- Bốc hơi: Lượng bốc hơi tiềm năng trong năm và tăng dần từ bắc vào
nam tỉnh. Tại Hoài Nhơn là 1.029 mm/năm và tăng dần đến Quy Nhơn là 1.131
mm/năm. Bốc hơi tập trung trong các tháng mùa hạ từ tháng VI đến tháng VIII
và các tháng có lượng bốc hơi ít là từ tháng X đến tháng XI.
- Chế độ ẩm: Độ ẩm trong khu vực khá thấp, trung bình hàng năm khoảng
79%. Các tháng X đến tháng XII hàng năm tương đối ẩm và từ tháng I đến

tháng IX là thời kỳ khơ.
- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành trong các tháng: mùa Đơng thịnh hành
là hướng tây bắc, sau đó đổi sang hướng bắc và đơng bắc. Hướng gió thịnh hành
mùa Hạ là hướng tây hoặc tây nam. Thời gian chuyển tiếp giữa hai mùa có gió
Đơng, Đơng Bắc, Đơng Nam. Bão thường tập trung chủ yếu vào 3 tháng IX, X,
XI, nhiều nhất là tháng X chiếm 47% tổng số cơn bão đổ bộ và ảnh hưởng đến
Bình Định hàng năm.
d. Mạng lưới sơng ngịi
Bình Định có 4 lưu vực sơng chính là Lại Giang, sông La Tinh, sông Kôn
và sông Hà Thanh. Đặc điểm các sông theo thứ tự từ bắc vào nam như sau:


21

(i) Sông Lại Giang: Là con sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định có diện
tích lưu vực là 1.466 km2, dài 73 km. Sông bắt nguồn từ các dãy núi đơng
Trường Sơn có đỉnh cao từ 900 m đến 1.000 m đổ ra biển ở cửa An Dũ. Sông
Lại Giang gồm 2 nhánh sơng lớn chính là sơng An Lão và sông Kim Sơn.
Sông An Lão bắt nguồn từ vùng núi cao của huyện An Lão và Ba Tơ,
chảy theo hướng bắc - nam đến Lại Khánh thì nhập với sông Kim Sơn thành
sông Lại Giang, chảy theo hướng tây nam - đông bắc rồi đổ ra biển.
Sông Kim Sơn bắt nguồn từ vùng núi cao của huyện Hoài Ân, chảy theo
hướng tây nam - đông bắc đến Lại Khánh nhập với sông An Lão thành sông Lại
Giang.
(ii) Sông La Tinh: Lưu vực sông La Tinh thuộc địa bàn hai huyện Phù
Mỹ và Phù Cát. Sông bắt nguồn từ sườn đơng dãy núi cao xã Cát Sơn, có diện
tích lưu vực 719 km2, chiều dài sông 52 km và chảy vào đầm Đề Gi. Ngồi sơng
chính cịn có các nhánh Kiều Duyên dài 20 km, diện tích lưu vực 179 km2;
nhánh sông Cạn 61,4 km2; nhánh Đức Phổ 34,6 km2.
(iii) Sơng Kơn: Là sơng lớn nhất tỉnh Bình Định, có diện tích lưu vực là

3.067 km2, dài 178 km. Sơng bắt nguồn từ các dãy núi có các đỉnh cao trên
1.000 m của dãy núi đông Trường Sơn. Sông chảy theo hướng tây bắc - đông
nam, đến Thạnh Quang (Vĩnh Thạnh) sông chảy theo hướng bắc - nam, từ Tây
Giang đến Bình Tường sơng chuyển hướng tây bắc - đông nam và từ Phú Phong
sông chảy theo hướng tây - đơng. Tại Bình Thạnh sơng chia thành hai nhánh
chính: Tân An và Đập Đá.
Nhánh Tân An có các nhánh con như Gị Chàm tại ngã ba Bảy Yển, sơng
Cây My chảy qua phía Nam thị xã An Nhơn và Bắc huyện Tuy Phước, sau đó
đổ vào đầm Thị Nại tại cửa Gò Bồi - Tân Giảng. Một phần của nhánh Tân An
qua đập Thơng Chín theo sơng Tranh nhập với sơng Hà Thanh ở phía Nam và
đổ vào đầm Thị Nại ở cửa Quảng Vân.
Nhánh Đập Đá chảy qua phía bắc thị xã An Nhơn, đến xã Cát Nhơn,
huyện Phù Cát nhập với sông La Vỹ và đổ vào đầm Thị Nại ở cửa An Lợi.
Dịng chính sơng Kơn chảy trên các miền địa hình khác nhau, ở thượng
nguồn sơng chảy qua vùng núi, lịng sơng hẹp, dốc, đoạn trung lưu lịng sơng
dần dần mở rộng có các thung lũng rộng, nơng, hạ du có nhiều nhánh nhỏ đổ
vào nên mạng lưới sông đan xen chằng chịt trước khi đổ vào đầm Thị Nại.
(iv) Sơng Hà Thanh: Có diện tích lưu vực là 580 km2, chiều dài dịng
sơng chính là 48 km. Sông bắt nguồn ở những đỉnh núi cao trên 1.100 m ở
huyện Vân Canh, chảy theo hướng tây nam - đơng bắc. Tới cầu Diêu Trì, sơng


22

chia thành hai nhánh Hà Thanh và Trường Úc đổ vào đầm Thị Nại rồi chảy ra
biển.
Ngồi ra cịn có một số sơng suối nhỏ như sơng Đập Ơng Khéo (Hồi
Sơn, Hồi Châu), sơng Xưởng (Tam Quan) đổ ra cửa Tam Quan; các sơng suối
nhỏ phía Bắc huyện Phù Mỹ đổ vào đầm Trà Ổ; các sông suối ở Mỹ Chánh, Mỹ
Thành, Cát Khánh đổ vào đầm Đề Gi. Đặc trưng hình thái sơng ngịi của các

sơng xem ở bảng.
Đặc điểm chung của các lưu vực sông là bắt nguồn từ những dãy núi cao,
phần thượng nguồn sông hẹp, dốc, khi có lũ nước tập trung nhanh, thời gian
truyền lũ ngắn (từ 6 - 12 giờ). Vùng đồng bằng sông rộng, nơng, nhiều luồng
lạch, nhưng dịng chảy lại nghèo nàn về mùa kiệt. Về mùa lũ thì ngập mênh
mơng, cản trở sản xuất nông nghiệp và các hoạt động phát triển kinh tế trong
vùng.
Bảng 1.4. Đặc trưng hình thái các lưu vực sơng tỉnh Bình Định.

STT

I
1
2
3
4
II
1
2
3
III
1
2
3
IV
1
2
3
4
5


Lưu vực sơng

Lưu vực Lại Giang
Nước Dinh
Nước Song
Nước Lương
Nước Làng
Sông La Tinh
Kiều Duyên
Đức Phổ
Sông Cạn
Lưu vực sơng Kơn
Nguồn - Bình Tường
Nguồn - Bình Thạnh
Từ nguồn - Biển
Sơng Hà Thanh
Nguồn tới Diêu Trì
Đơng Chiếp
Cây Cam
Phụ lưu số 3
Suối Cái

Độ cao
Diện
Độ dốc
Chiều bình
tích
bình
Mật độ Hệ số

dài qn
lưu
qn lưới sông uốn
sông lưu
vực
lưu vực (km/km2) khúc
(km)
vực
(km2)
(%)
(m)
1.466
85
277
22,0
0,65
2,99
110
24
320
24,6
0,63
1,58
70
10
1,49
587
64
280
22,2

0,51
2,42
157
18
276
24,4
0,42
2,40
719,0 52,0
151
71,5
0,71
1,46
179
20
116
5,9
0,68
1,09
34,6
12
1,15
61,4
20
1,43
1.677
2.239
3.067
580
490

80,2
47,8
68,0
108

120
138
178
58

567
179

15,8
18,3

0,65
0,92

1,54
1,42

15
13
16
21

96

12,2


0,56

1,45


23

đ. Các đặc trưng thủy văn dòng chảy
Do đặc điểm mưa nên dịng chảy trên các lưu vực sơng của tỉnh Bình Định
phân bố khơng đều theo khơng gian và thời gian, dòng chảy chủ yếu tập
trung vào các tháng mùa mưa. Các sông bắt nguồn từ vùng núi cao, sơng
ngắn, dốc vì vậy vào mùa lũ hay gây ra lũ qt sạt lở và ngập lụt. Mùa khơ
thì dịng chảy cạn kiệt gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp và
đời sống của nhân dân.
Dịng chảy năm.
(i) Sơng Lại Giang:
- Tại An Hịa có diện tích lưu vực Flv=383 km2, qua số liệu thực đo dòng
chảy năm từ năm 1982 ÷ 2015 cho thấy lưu lượng dịng chảy năm trung bình
nhiều năm Q0=30,19 m3/s tương ứng với mơ số dịng chảy M=78,83 l/s.km2 và
tổng lượng dịng chảy năm W0=952,1 triệu m3.
- Tính đến cửa biển An Dũ có Flv=1.466 km2, Q0=67,18 m3/s, M=45,83
l/s.km2 và tổng lượng dịng chảy W0=2,18 tỷ m3/năm.
(ii) Sông Kôn:
- Tại Cây Muồng với Flv=1.677 km2 có Qo=66,88 m3/s tương ứng với
M=39,88 l/s.km2.
- Tại cửa biển (sơng đổ vào đầm Thị Nại) có Flv=3.067 km2, Q0=120,12
m3/s tương ứng với M=39,17 l/s.km2.
- Hiện nay thủy điện An Khê hoạt động hàng năm xả nước xuống sông
Kôn với lưu lượng lớn nhất 52 m3/s và tổng lượng nước khoảng 700 triệu

m3/năm. Tổng lượng dòng chảy năm của sơng Kơn tính cả thủy điện An Khê là
4,49 tỷ m3/năm.
(iii) Sơng Hà Thanh: Tính đến cửa biển (sơng Hà Thanh đổ vào đầm Thị
Nại) có Flv=580 km2, Qo=21,78 m3/s tương ứng M=37,55 l/s.km2 và tổng lượng
dòng chảy Wo= 0,69 tỷ m3.
(iv) Sơng La Tinh: tính đến cửa biển (sơng đổ vào đầm Đề Gi) có F lv=739
km , Qo=28,98 m3/s tương ứng với M=39,22 l/s.km2 và Wo= 0,91 tỷ m3.
2

(v) Lưu vực đầm Trà Ổ: có Flv=206,5 km2, Qo=7,3 m3/s tương ứng với
M=359,35 l/s.km2 và Wo= 0,23 tỷ m3.
(vi) Các lưu vực nhỏ khác có Flv=532,93 km2, Qo=25,18 m3/s tương ứng
với M=43,09 l/s.km2 và Wo= 0,79 tỷ m3.
Tổng hợp tồn tỉnh có lưu vực hứng nước mưa là Flv=6.024,43 km2, hàng
năm có tổng lượng dịng chảy mặt là W0=9,23 tỷ m3 nước.


×