Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Trị tả bằng thuốc nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.6 KB, 4 trang )

Trị tả bằng thuốc nam
Cập nhật: 10/5/2010 | 10:54:19 AM
Thời tiết nóng bức là điều kiện để bùng phát nhiều dịch bệnh, đặc biệt là
bệnh tả. Dưới đây là một số bài thuốc áp dụng tại nhà, khi có người thân
mới chớm bệnh (đi tiêu lỏng từ 2-3 lần).
Thuốc nam có ưu điểm là không có tác dụng phụ, có thể dùng cho trẻ em và người già.
Búp ổi non
Ổi còn có tên khác là thạch lựu cầu, phan thạch lựu, gốc Trung Mỹ, Carribean lan sang Á, Phi. Tên
khoa học là Psidium guajava L, họ sim Myrtaceae. Ổi là loại cây ăn quả thông dụng, khắp nơi ở
nước ta đều có trồng. Cây ổi thân nhỏ, cao từ 3-5m, cành tán lá mọc đối, phiến lá có lông mịn ở
dưới. Hoa màu trắng, có từ 4-6 tai, nhụy cọng dài từ 2-4cm, màu vàng nghệ, vị thơm dịu. Quả
mọng, có phần vỏ dày bao ngoài, ruột thịt màu trắng hoặc đỏ, vị ngọt pha chua lợ.



Ngoài giá trị dinh dưỡng, cây ổi còn là loại dược thảo dễ làm, có tác dụng nhanh. Như các bài
thuốc trị tả từ lá ổi dưới đây: chọn búp ổi non vừa lớn (cỡ đầu ngón tay cái) 200gr, lá ổi non 20 lá,
trái sung (hoặc lá sung) 300gr, vỏ quýt vàng 20gr, gừng già 100gr, hạt cau già còn tươi 10gr, nhục
đậu khấu 100gr. Tất cả sao vàng, tán nhuyễn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 6-10gr. Đối với trẻ từ
5 tuổi trở xuống uống 5gr/lần. Ngày 3 lần. Khoảng 3 ngày sẽ khỏi.
Tương tự, chọn 20gr búp ổi, 20gr vỏ măng cụt, 10gr gừng già nướng, 20gr gạo tẻ rang. Nấu nhừ,
chắt lấy nước uống. 48 giờ sau sẽ dứt tiêu chảy.
Lưu ý: bệnh nhân, người cao tuổi táo bón lâu năm không nên dùng ổi dù ruột ổi giúp nhuận tràng
nhưng chất tanin và quercetin cũng là tác nhân gây táo bón vì không kích thích nhu động ruột.
Ngải cứu
Ngoài búp trái ổi non, đơn thuốc trị tả lỵ còn có các loại dược thảo khác trị các bệnh tiêu chảy do
ngộ độc thực phẩm kèm nôn mửa; kháng nhiễm khuẩn lỵ sonner; khuẩn thổ tả, nấm tụ cầu vàng
gây bệnh.




Dùng từ 6-12gr lá tươi, 20gr cành, hoa ngải cứu đã phơi khô, tán nhuyễn sắc chung với 10gr lá
trường bì, 15gr gừng già, 30gr nhục đậu khấu. Sắc trong 750ml nước còn 250ml, chia 3 phần uống
trong ngày. Liên tục 2-3 ngày sẽ dứt bệnh. Lưu ý: người huyết nhiệt, âm hư không nên dùng.
Lá mơ lông
Trước khi đưa bệnh nhân tả đến bệnh viện, cần sơ-cấp cứu bằng bài thuốc có dùng lá mơ lông. Lá
mơ lông, miền Bắc gọi là lá mơ tam thể, dùng ăn với thịt cầy. Tên khoa học là Paederia tomentosa.
Dạng dây leo, lá mọc so le, mặt trên màu lục, mặt dưới tím than, nhiều lông tơ. Vị thơm hắc, tính
mát. Chiết xuất được hoạt chất tinh dầu alkaloid, paederin và lưu huỳnh. Sử dụng làm thuốc giải
độc khuẩn trực trùng hiệu quả cao.



Chọn 20 lá mơ non, rửa sạch cho thêm 1 muỗng muối, giã nát, vắt lấy nước uống. 100gr lá, dây rửa
sạch, đun sôi trong 250ml nước. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Giải độc nhanh, giảm nôn mửa,
đi lỵ.
Đi lỵ liên tục do nhiễm khuẩn trực trùng: dùng 50gr lá mơ già, rửa sạch, thái sợi nhỏ trộn với 2
lòng đỏ trứng gà, bọc trong lá chuối hột, nướng hoặc hấp cách thủy. Ăn xong sẽ hết sôi bụng,
ngưng đi lỵ và khỏe lại.
Để kích thích hệ tiêu hóa, phòng chống ngộ độc thức ăn, nên cất giữ sẵn 15-20gr lá mơ lông khô
trong nhà. Khi gặp sự cố thì nhai nuốt hoặc pha với nước nóng uống sẽ ổn định hệ tiêu hóa.
Người già sau khi ăn bị sôi ruột, đau quặn, mắt hoa, choáng váng hoặc ói có máu, hái 50gr lá mơ
già; giã nát. Cho vào 100ml nước trà xanh, uống 2 lần sẽ cầm nôn, giảm đau.
Mãng cầu gai
Trị thổ tả, kiết lỵ cấp tính: một trái mãng cầu gai còn non, cơm thịt còn cứng, vỏ xanh, xắt lát mỏng
(bỏ vỏ, hột) nấu với 50gr rau má trong 100ml nước dừa (chọn dừa khoảng 6-8 tuần tuổi), còn
50ml; chia 2 lần uống trong ngày.



Ngoài ra, còn có các loại thảo dược khác cũng trị tả hiệu quả.

Trẻ nôn mửa, đi tả do ăn uống không rõ nguồn, tỳ vị yếu. Sau đó, cơ thể chuyển sang tiêu chảy
mạn, mất nước, người mệt mỏi. Nên sử dụng dừa tươi, nạo cùi dừa mới đặc như thạch, sao cháy
vàng tán bột nhuyễn, 50gr gừng non tươi, 10gr cam thảo, một lòng đỏ trứng gà. Cho tất cả vào
nước dừa, quậy đều, chưng cách thủy, sôi 15 phút, cho trẻ ăn cả xác lẫn cái trong ngày. Sau 2 ngày
hồi phục sức khỏe.
15 lá sung già (sần sùi nổi mụn), 15 bông hoa gạo, 20 lá rau má già, 15 nhánh lá thì là, 3gr gừng
tươi, bỏ vào nước một trái dừa tươi, đun sôi khoảng 15 phút. Rót còn nửa chén, người lớn uống 1
lần, trẻ thêm 1 muỗng cà phê mật, chia 3 lần uống trong ngày. Sau hai ngày dứt bệnh, không còn
mất nước.
Theo SK&DS

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×