Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

nghiên cứu phương pháp hiệu chỉnh nồng độ hba1c dùng trong ngoại kiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 117 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

ĐINH ĐỨC TRIẾT

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP
HIỆU CHỈNH NỒNG ĐỘ HbA1c
DÙNG TRONG NGOẠI KIỂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

ĐINH ĐỨC TRIẾT

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP


HIỆU CHỈNH NỒNG ĐỘ HbA1c
DÙNG TRONG NGOẠI KIỂM
Chuyên ngành: Kỹ thuật Xét nghiệm Y học
Mã số: 8720601

Luận văn Thạc sĩ Y học
Kỹ Thuật Xét Nghiệm Y Học

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.BS.Vũ Quang Huy

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020

.


.

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu của riêng tơi. Các tài liệu trích dẫn,
các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và tuân theo đúng yêu cầu của một
luận văn nghiên cứu. Luận văn này là duy nhất và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

ĐINH ĐỨC TRIẾT


.


.

ii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................................................1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................................4
1.1.

Tổng quan về ngoại kiểm ..........................................................................................................4

1.1.1.

Các phương thức kiểm tra .................................................................................................6

1.1.2.

Quá trình thực hiện ngoại kiểm .........................................................................................7

1.1.3.

Quá trình thực hiện mẫu ngoại kiểm tại phịng xét nghiệm tham gia ngoại kiểm.............7

1.1.4.


Lợi ích của việc tham gia ngoại kiểm ...............................................................................8

1.1.5.

Các tiêu chuẩn của mẫu ngoại kiểm ..................................................................................8

1.2.

Tổng quan về chương trình ngoại kiểm HbA1c trên thế giới ...................................................9

1.3.

Tổng quan về ngoại kiểm trong nước .....................................................................................11

1.4.

Tổng quan về Glycated Hemoglobin ......................................................................................12

1.4.1.

Cấu trúc của Hemoglobin................................................................................................13

1.4.2.

Sự hình thành HbA1c ......................................................................................................14

1.4.3.

Mối tương quan giữa HbA1c và nồng độ glucose huyết.................................................16


1.5.

Phương pháp miễn dịch đo độ đục ..........................................................................................17

1.5.1.

Nguyên lý chung .............................................................................................................17

1.5.2.

Phản ứng miễn dịch tạo độ đục .......................................................................................17

1.5.3.

Cách xác định kết quả .....................................................................................................18

1.5.4.

Các nghiên cứu về phương pháp miễn dịch đo độ đục trong xét nghiệm HbA1c ...........18

1.6.

Phương pháp đơng khơ ...........................................................................................................19

1.6.1.

Giai đoạn tiền xử lý .........................................................................................................19

1.6.2.


Giai đoạn đóng băng .......................................................................................................19

1.6.3.

Giai đoạn sấy sơ cấp........................................................................................................20

1.6.4.

Sấy thứ cấp ......................................................................................................................21

1.6.5.

Ứng dụng của đông khô ..................................................................................................21

1.6.6.

Ưu điểm và nhược điểm của đông khô ...........................................................................21

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................23
2.1.

Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................................23

2.2.

Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................................23

2.3.

Cỡ mẫu nghiên cứu .................................................................................................................23


.


.

iii

2.4.

Kỹ thuật nghiên cứu ................................................................................................................25

2.5.

Tiêu chuẩn chọn mẫu ..............................................................................................................26

2.5.1.

Tiêu chí đưa vào ..............................................................................................................26

2.5.2.

Tiêu chí loại ra ................................................................................................................26

2.6.

Các giai đoạn đánh giá: ...........................................................................................................26

2.7.


Phương pháp chọn mẫu. ..........................................................................................................27

2.8.

Phương pháp thống kê.............................................................................................................27

2.9.

Công cụ thu thập và xử lý số liệu. ...........................................................................................28

2.10. Điều chế dung dịch tăng %HbA1c. .........................................................................................28
2.11. Quá trình tăng %HbA1c trong mẫu máu toàn phần. ...............................................................32
2.11.1.

Chuẩn bị nguyên liệu ......................................................................................................32

2.11.2.

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành HbA1c..............................................33

2.11.3.

Tiến hành tăng %HbA1c. ................................................................................................35

2.11.4.

Đánh giá tính đồng nhất giữa các lô mẫu sau khi tăng %HbA1c. ...................................36

2.12. Sản xuất mẫu HbA1c đơng khơ. .............................................................................................36
2.12.1.


Sự ảnh hưởng của thể tích hồn ngun lên %HbA1c ....................................................37

2.12.2.

Xác định thể tích hồn ngun cho mẫu HbA1c đơng khơ .............................................37

2.12.3.

Đánh giá tính đồng nhất trước và sau khi đông khô mẫu HbA1c ...................................38

2.12.4.

Khảo sát độ ẩm trong mẫu HbA1c đông khô ..................................................................38

2.13. Đánh giá chất lượng mẫu sản xuất. .........................................................................................39
2.13.1.

Đánh giá tính đồng nhất ..................................................................................................39

2.13.2.

Đánh giá độ ổn định ........................................................................................................40

2.14. Dụng cụ và thiết bị ..................................................................................................................43
2.15. Y đức và tính ứng dụng của nghiên cứu .................................................................................45
2.15.1.

Y đức: ..............................................................................................................................45


2.15.2.

Tính ứng dụng của nghiên cứu:.......................................................................................45

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ.......................................................................................................................46
3.1.

Điều chế dung dịch tăng nồng độ HbA1c ...............................................................................46

3.1.1.

Dung dịch Ringer ............................................................................................................46

3.1.2.

Dung dịch BAGP-M .......................................................................................................47

3.1.3.

Dung dịch Saline .............................................................................................................48

3.1.4.

Dung dịch PBS ................................................................................................................49

.


.


iv

3.2.

Sự ảnh hưởng lên quá trình hình thành HbA1c.......................................................................50

3.2.1.

Nhiệt độ: ..........................................................................................................................50

3.2.2.

Nồng độ glucose..............................................................................................................52

3.3. Sản xuất mẫu HbA1c có nồng độ trung gian và mẫu HbA1c có nồng độ cao đơng khô dùng
trong ngoại kiểm. ................................................................................................................................56
3.3.1.

Hiệu chỉnh nồng độ. ........................................................................................................56

3.3.3.

Đánh giá tính đồng nhất của mẫu HbA1c trước và sau khi đông khô .............................59

3.3.4.

Khảo sát độ ẩm trong mẫu HbA1c đông khơ. .................................................................60

3.4.


Đánh giá tính đồng nhất của mẫu HbA1c đơng khô dùng trong ngoại kiểm tại Việt Nam. ...61

3.5.

Đánh giá tính độ ổn định của mẫu HbA1c đơng khơ dùng trong ngoại kiểm tại Việt Nam. ..62

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................................................66
4.1.

Điều chế dung dịch tăng %HbA1c trong hồng cầu .................................................................66

4.2.

Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ glucose lên HbA1c .....................................70

4.2.1.

Nhiệt độ ...........................................................................................................................70

4.2.2.

Nồng độ glucose..............................................................................................................74

4.3.

Tăng %HbA1c trong mẫu hồng cầu ........................................................................................79

4.3.1.

Nồng độ trung gian..........................................................................................................81


4.3.2.

Nồng độ cao ....................................................................................................................81

4.4.

Đông khơ mẫu HbA1c ............................................................................................................82

4.5.

Hồn ngun mẫu HbA1c đơng khơ .......................................................................................83

4.6.

Đánh giá độ ẩm trong mẫu đơng khơ ......................................................................................84

4.7.

Đánh giá tính đồng nhất mẫu HbA1c đông khô ......................................................................84

4.8.

Đánh giá độ ổn định của mẫu HbA1c đông khô .....................................................................86

KẾT LUẬN ............................................................................................................................................89
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................i
PHỤ LỤC............................................................................................................................................. viii


.


.

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ
Tiếng Việt



Nghị Định

NQ

Nghị Quyết

PXN

Phịng xét nghiệm

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT-BYT


Thơng Tư – Bộ Y Tế
Tiếng Anh

ADA

American Diabetes Association

BAGP-M

Bicarbonate buffer system

CAP

College of American Pathologists

CLSI

Clinical and Laboratory Standards Institute

CV

Coefficient of Variation

DCCT

Diabetes Control and Complications Trial

EQA


External Quality Assessment

EQA

External Quality Assessment

GHb

Glucose-Hemoglobin

Hb

Hemoglobin

HbA1c

Glycated Hemoglobin

HBsAg

Hepatitis B surface- Antigen

HCV

Hepatitis C Virus

IFCC

International Federation of Clinical Chemistry


IQC

Internal Quality Control

ISO

The International Organization for Standardization

LA1c

Labile Glycated Hemoglobin

.


.

vi

NGSP
PBS

National Glycohemoglobin Standardization Program
Phosphate buffer saline

PT

Proficiency Testing

SA1c


Stable Glycated Hemoglobin

SD

Standard Deviation

WHO

World Health Organization

.


.

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sự hình thành HbA1c ..................................................................................... 14
Hình 2.1: Hồng cầu được ủ với dung dịch tăng %HbA1c trong tủ ấm 37 độ C. ........... 32
Hình 2.2: Khảo sát sự %HbA1c khi được ủ hồng cầu tại 2-8 độ C. .............................. 34
Hình 2.3: Khảo sát %HbA1c khi ủ hồng cầu tại 20-24 độ C. ........................................ 34
Hình 2.4: Khảo sát %HbA1c tại 3 mức nồng độ glucose. ............................................. 35
Hình 2.5:Đánh giá độ ổn định ngắn hạn mẫu HbA1c đơng khơ. ................................... 42
Hình 2.6: Đánh giá độ ổn định dài hạn mẫu HbA1c đơng khơ. ..................................... 43
Hình 4.1: Sự thay đổi %HbA1c tại nhiệt độ 4 độ C và 15 độ C theo nghiên cứu của
Mortensen và cộng sự[68]……………………………………………………………..71
Hình 4.2: Sự thay đổi %HbA1c tại từng mức nhiệt độ khác nhau trong nghiên cứu của
Kenneth M. Spicer[86]. .................................................................................................. 74

Hình 4.3: Sự thay đổi %HbA1c tại từng mức nhiệt độ khác nhau trong nghiên cứu này.
........................................................................................................................................ 74
Hình 4.4: Biểu đồ sự thay đổi %HbA1c khi ủ dung dịch Hb trong dung dịch BAGP-M
với các nồng độ glucose[86]. ......................................................................................... 76
Hình 4.5: Biểu đồ sự thay đổi %HbA1c khi ủ hồng cầu trong dung dịch Saline với các
nồng độ glucose[85]. ...................................................................................................... 77
Hình 4.6: Biểu đồ sự thay đổi %HbA1c khi ủ hồng cầu trong dung dịch Ringer với các
nồng độ glucose[44]. ...................................................................................................... 78
Hình 4.7: Biểu đồ sự thay đổi %HbA1c khi ủ hồng cầu với các nồng độ glucose trong
nghiên cứu này. .............................................................................................................. 79
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1:Sơ đồ đánh giá tính đồng nhất. ...................................................................... 40
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ đánh giá độ ổn định. ........................................................................... 41
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tóm tắt q trình nghiên cứu sản xuất mẫu HbA1c đơng khơ. ........... 42
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hóa chất điều chế dung dịch Ringer.............................................................. 29
Bảng 2.2: Hóa chất điều chế dung dịch BAGP-M ......................................................... 30
Bảng 2.3: Hóa chất điều chế dung dịch Saline .............................................................. 30
Bảng 2.4: Bảng hóa chất điều chế dung dịch PBS ......................................................... 31
Bảng 2.5: Hóa chất pha dung dịch Ringer ..................................................................... 33
Bảng 2.6: Ký hiệu các bình chứa mẫu ........................................................................... 35
Bảng 2.7: Danh sách các thiết bị sử dụng ...................................................................... 43
Bảng 2.8: Vật tư tiêu hao ............................................................................................... 44
Bảng 2.9:Hóa chất và thuốc thử ..................................................................................... 44
Bảng 3.1: Kết quả %HbA1c trong mẫu hồng cầu ủ với dung dịch Ringer……………46

.


.


viii

Bảng 3.2: Kết quả %HbA1c trong mẫu hồng cầu ủ với dung dịch BAGP-M ............... 47
Bảng 3.3: Kết quả %HbA1c trong mẫu hồng cầu ủ với dung dịch Saline..................... 48
Bảng 3.4: Kết quả %HbA1c trong mẫu hồng cầu ủ với dung dịch PBS ....................... 49
Bảng 3.5: Kết quả HbA1c thay đổi trong điều kiện nhiệt độ 2- 8ºC. ............................ 50
Bảng 3.6: Kết quả HbA1c thay đổi trong điều kiện nhiệt độ 20- 24ºC ......................... 51
Bảng 3.7: Kết quả HbA1c thay đổi trong điều kiện nhiệt độ 37ºC ................................ 52
Bảng 3.8: Kết quả HbA1c thay đổi trong dung dịch chứa 100mM glucose .................. 53
Bảng 3.9: Kết quả HbA1c thay đổi trong trong dung dịch chứa 305mM glucose ........ 54
Bảng 3.10: Kết quả HbA1c thay đổi trong dung dịch chứa 500mM glucose ................ 55
Bảng 3.11: Giá trị sau khi hiệu chỉnh của bộ 1. ............................................................. 56
Bảng 3.12: Giá trị sau khi hiệu chỉnh của bộ 2. ............................................................. 57
Bảng 3.13: Kết quả hoàn ngun mẫu đơng khơ HbA1c với các thể tích khác nhau. ... 58
Bảng 3.14: Thể tích nước hồn ngun mẫu HbA1c đông khô. .................................... 59
Bảng 3.15: Kết quả trước và sau khi đông khô của bộ 1 ............................................... 59
Bảng 3.16: Kết quả trước và sau khi đông khô của bộ 2. .............................................. 60
Bảng 3.17: Kết quả % độ ẩm còn lại trong mẫu đông khô. ........................................... 61
Bảng 3.18: Kết quả tính đồng nhất của bộ 1. ................................................................. 61
Bảng 3.19: Kết quả tính đồng nhất của bộ 2. ................................................................ 62
Bảng 3.20: Kết quả độ ổn định ngắn hạn của bộ 1. ....................................................... 63
Bảng 3.21: Kết quả độ ổn định ngắn hạn của bộ 2. ....................................................... 63
Bảng 3.22: Kết quả độ ổn định dài hạn của bộ 1. .......................................................... 64
Bảng 3.23: Kết quả độ ổn định dài hạn của bộ 2. .......................................................... 65
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1:Sự thay đổi %HbA1c trong hồng cầu khi ủ trong dung dịch Ringer ......... 46
Biểu đồ 3.2: Sự thay đổi %HbA1c trong hồng cầu khi ủ trong dung dịch BAGP-M.... 47
Biểu đồ 3.3: Sự thay đổi %HbA1c trong hồng cầu khi ủ trong dung dịch Saline ......... 48
Biểu đồ 3.4: Sự thay đổi %HbA1c trong hồng cầu khi ủ trong dung dịch PBS ............ 49

Biểu đồ 3.5: Sự thay đổi %HbA1c trong hồng cầu khi được ủ tại 2 -8 độ C với 100mg
Glucose ........................................................................................................................... 50
Biểu đồ 3.7: Sự thay đổi %HbA1c khi được ủ tại 37 độ C với 100mM glucose ........... 52
Biểu đồ 3.6: Sự thay đổi %HbA1c Khi được ủ tại 20-24 độ C với 100mM glucose .... 52
Biểu đồ 3.8: Sự thay đổi %HbA1c khi được ủ tại 37 độ C với 100mM glucose ........... 53
Biểu đồ 3.9: Sự thay đổi %HbA1c khi được ủ tại 37 độ C với 305mM glucose ........... 54
Biểu đồ 3.10: Sự thay đổi %HbA1c khi được ủ tại 37 độ C với 500mM glucose ......... 55
Biểu đồ 3.11: Theo dõi độ ổn định ngắn hạn ................................................................. 64
Biểu đồ 3.12: Theo dõi độ ổn định dài hạn .................................................................... 65

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống y tế của Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị trí trên quốc tế, sự
tín nhiệm của các quốc gia có nền y học phát triển dành cho nước ta ngày một tăng. Để
có thể đạt được những thành tựu đó thì khơng thể không kể đến sự quản lý chặt chẽ của
Thủ tướng Chính Phủ và Bộ Y Tế thơng qua các Quyết Định,[3], [5], các Thơng Tư[1],
với mục đích xây dựng nên một hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng
trong ngành y tế nói riêng và các ngành nghề khác nói chung. Chất lượng được xem như
là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá khả năng làm việc của một cơ sở,
tạo niềm tin cho người sử dụng dịch vụ. Các cơ sở y tế hiện nay phải là một trong những
nơi hàng đầu phải tạo được niềm tin vững chắc cho khách hàng. Và xét nghiệm là một
trong những đơn vị không thể thiếu khi phải luôn luôn đảm bảo cung cấp các kết quả
chính xác cho khách hàng. Ngoại kiểm tra chất lượng (EQA) hiện đang là một trong hai
công cụ quan trọng trong quản lý chất lượng, song song với đó là nội kiểm tra chất lượng

(IQA). Đối với ngành xét nghiệm thì ngoại kiểm là một cơng cụ hữu hiệu để giúp ta có
thể đánh giá chất lượng của một cơ sở một cách khách quan, đồng thời đảm bảo được độ
chính xác của các kết quả khi cung cấp cho cá nhân, bác sĩ hay khách hàng và xây dựng
niềm tin của xã hội dành cho ngành xét nghiệm với riêng và ngành y nói chung. Để được
như vậy, các phịng xét nghiệm cần phải tham gia chương trình ngoại kiểm tra chất lượng
xét nghiệm theo Thông tư số 01/2013/TT-BYT của Bộ Y Tế[1].
Tại Trung Tâm Kiểm Chuẩn Chất Lượng Xét Nghiệm Y Học Đại Học Y Dược Thành
Phố Hồ Chí Minh hiện đang triển khai các chương trình ngoại kiểm sinh hóa, và chương
trình ngoại kiểm HbA1c là một trong số đó[11], [13]. Việc xây dựng và triển khai
chương trình ngoại kiểm HbA1c đã giúp cho xét nghiệm HbA1c có một chỗ đứng vơ
cùng quan trọng cơng tác chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân đái tháo đường. Để thực hiện
được điều đó thì tồn bộ q trình từ điều chế, đánh giá, bảo quản và vận chuyển đến
các cơ sở phải đảm bảo chuẩn hoá và phải được kiểm sốt mọi cơng đoạn. Đặc biệt, trong

.


.

2

công tác điều chế, nếu quá phụ thuộc vào nguồn mẫu khơng ổn định thì sẽ làm trì trệ cả
một quá trình, phải đảm bảo được từ những bước ban đầu thì mới có thể làm tiền đề tốt
cho những bước sau. Hiện nay, quy trình sản xuất mẫu cịn quá phụ thuộc vào giai đoạn
thu thập mẫu của các bệnh nhân bị đái tháo đường, tuy lượng mẫu rất nhiều nhưng lại
không ổn định cả về số lượng và chất lượng, khi phải thu thập từ nhiều nguồn khác nhau
dẫn đến sự khơng đồng nhất. Từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc cải tiến quy trình
sản xuất, tạo ra một nguồn mẫu ổn định có tính đồng nhất sẽ làm tăng giá trị của chương
trình ngoại kiểm HbA1c.
Bên cạnh đó, để có thể cung cấp một sản phẩm đạt chất lượng cho các cơ sở tham gia

ngoại kiểm thì cần phải cải tiến liên tục, áp dụng các kỹ thuật hay cơng nghệ mới, trong
số đó, cơng nghệ đông khô hiện đang là một trong các công nghệ mới được áp dụng phổ
biến nhất đối với các nhà cung cấp mẫu ngoại kiểm. Hiệu quả của quá trình đơng khơ
đối với việc bảo quản mẫu trong thời gian dài cũng đã được rất nhiều nghiên cứu chứng
minh[31], [46], [59]. Đồng thời việc vận chuyển một mẫu thông thường ở dạng chất
lỏng sẽ khó khăn, do rất dễ bị ảnh bởi sự va đập trong quá trình vận chuyển, số lượng
vận chuyển trong một lần tương đối ít hơn nhiều so mới vận chuyển một mẫu đông khô.
Trong khi đó, đối với mẫu đơng khơ, chương trình ngoại kiểm HbA1c có thể cải tiến từ
khâu gửi mẫu, làm tăng số lượng mẫu gửi được trong một lần, từ đó làm giảm số lần gửi
mẫu, giảm thiểu các chi phí phát sinh, đến việc cải tiến chất lượng đánh giá của chương
trình, như tăng số đợt đánh giá trong một năm. Từ đó, chúng tơi thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu phương pháp hiệu chỉnh nồng độ HbA1c và bảo quản mẫu HbA1c bằng kỹ thuật
đông khô dùng trong ngoại kiểm”.

.


.

3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Chúng tôi làm nghiên cứu này để trả lời cho các câu hỏi sau:
Điều chế mẫu máu có %HbA1c cao như thế nào và tính đồng nhất cùng độ ổn định
của phương pháp đơng khơ có đáp ứng u cầu của chương trình ngoại kiểm HbA1c hay
khơng ?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đề ra các mục tiêu nghiên cứu:
-


Xây dựng phương pháp tăng %HbA1c trên mẫu hồng cầu.

-

Đánh giá tính đồng nhất, độ ổn định của mẫu HbA1c đơng khô ở nhiệt độ lưu trữ
và độ ổn định của mẫu HbA1c đông khô trong vận chuyển để được một bộ mẫu
chuẩn ngoại kiểm đạt chất lượng theo ISO 13528:2015 và ISO Guide 35:2006.

.


.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về ngoại kiểm

Ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm ( External Quality Assessment-EQA) là một
trong những công tác quan trọng trong đảm bảo chất lượng xét nghiệm nhằm giám sát,
phát hiện các nguyên nhân sai số để có các biện pháp khắc phục phịng ngừa nhằm nâng
cao chất lượng trong cơng tác xét nghiệm. Thực hiện ngoại kiểm tra cũng là yêu cầu bắt
buộc đối với các phịng xét nghiệm, theo thơng tư 01/ 2013/ TT-BYT[1], nhằm tiến tới
cơng nhận các phịng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Theo
Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2016, phê duyệt "Đề án tăng cường
năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016 - 2025[5] với
mục tiêu chung nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm y học để bảo đảm kết quả xét

nghiệm chính xác, kịp thời, chuẩn hóa, làm cơ sở cho việc liên thông, công nhận kết quả
xét nghiệm giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế có thực hiện xét nghiệm
(sau đây gọi chung là các phịng xét nghiệm), nhằm giảm phiền hà, chi phí cho người
bệnh, tiết kiệm nguồn lực của xã hội, đồng thời hội nhập mạng lưới kiểm chuẩn chất
lượng xét nghiệm trong khu vực và thế giới. Đã đề ra 2 mục tiêu cụ thể: Nâng cao năng
lực hệ thống kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học để bảo đảm thực hiện tốt các hoạt
động kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm của các phịng xét nghiệm; hình thành, phát
triển mạng lưới phịng xét nghiệm tham chiếu trên tồn quốc[5]. Để đạt được các mục
tiêu trên thì Bộ Y Tế đã ra Quyết định số 2429/QĐ-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2017, về
việc Ban hành Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phịng xét nghiệm y học[3] với mục
tiêu chính là để đánh giá mức chất lượng của các phòng xét nghiệm y học (viết tắt là
phịng xét nghiệm), là cơng cụ để phòng xét nghiệm (PXN) đánh giá việc tuân thủ theo
các quy định hiện hành về quản lý chất lượng (QLCL) và thực hiện các hoạt động duy
trì và cải tiến liên tục chất lượng PXN. Từng bước nâng cao chất lượng xét nghiệm y học
để bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác, kịp thời, chuẩn hóa, làm cơ sở cho việc liên

.


.

5

thông, công nhận kết quả xét nghiệm, giảm phiền hà, chi phí cho người bệnh, tiết kiệm
nguồn lực của xã hội, đồng thời hội nhập mạng lưới kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm
trong khu vực và thế giới. Cùng với các mục tiêu cụ thể là: Cung cấp công cụ đánh giá
thực trạng chất lượng PXN y học tại các cơ sở y tế; phân loại mức chất lượng phòng xét
nghiệm; làm căn cứ bảo đảm sự tin cậy và liên thơng kết quả giữa các phịng xét nghiệm;
giúp các PXN xác định thực trạng công tác QLCL xét nghiệm và xác định các công việc
ưu tiên để cải tiến chất lượng; cung cấp dữ liệu, căn cứ khoa học cho đầu tư, nâng cấp,

phát triển phòng xét nghiệm[3].
Theo CLSI ( Viện tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm Hoa Kỳ -Clinical and
Laboratory Standards Institute), các thuật ngữ ngoại kiểm chất lượng ( EQA) và thử
nghiệm độ thành thạo ( PT) được sử dụng như nhau trong vai trò là các cơng cụ trong
q trình cải tiến chất lượng dịch vụ phòng xét nghiệm. Theo nghĩa phổ biến, PT là
chương trình mà trong đó các mẫu được gửi định kỳ đến từng phịng thành viên của một
nhóm các phịng thí nghiệm. Các phịng thí nghiệm tham gia thực hiện phân tích mẫu đó
như một mẫu bệnh nhân thơng thường. Kết quả của các phòng xét nghiệm được so sánh
với nhau và với giá trị ấn định, đôi khi chi so sánh với giá trị ấn định và sau đó được gửi
lại cho phịng thí nghiệm tham gia và những đơn vị khác[26].
Mặt khác, theo WHO ( tổ chức y tế thế giới - World Health Organization ), thuật ngữ
ngoại kiểm tra chất lượng ( EQA) được sử dụng để mô tả một phương pháp cho phép so
sánh thử nghiệm/ xét nghiệm của một phịng thí nghiệm với một phịng thí nghiệm bên
ngồi. Sự so sánh này có thể thực hiện trong một nhóm các phịng thí nghiệm có chất
lượng ngang hàng hoặc với một phòng xét nghiệm tham chiếu[97].
Ngoại kiểm tra chất lượng được tổ chức bởi một đơn bị được giao chức trách ngoại
kiểm chất lượng. tổ chức này sẽ sản xuất. phân phối mẫu ngoại kiểm cho các phòng xét
nghiệm thành viên cùng tham gia vào hoạt động ngoại kiểm cho tổ chức đó phụ trách.
Sau đó các kết quả của các mẫu ngoại kiểm sẽ được gửi lại từ các phòng xét nghiệm
tham gia đến cho tổ chức phụ trách ngoại kiểm, các kết quả đó sẽ được phân tích, xử lý

.


.

6

và so sánh với kết quả của các phòng xét nghiệm thành viên, cuối cùng sẽ được đánh giá
chất lượng dựa trên kết quả đó. Kết quả của phịng xét nghiệm nào bị sai hoặc nằm ở

ngưỡng nguy cơ sẽ được đơn vị tổ chức thông báo, phối hợp cùng phịng xét nghiệm đó
tìm hiểu đánh giá mức độ, ngun nhân, xác định biện pháp xử lý, thực hiện khắc phục
và tiến hành kiểm tra đánh giá lại[6], [9], [10].
1.1.1. Các phương thức kiểm tra
Thuật ngữ EQA và PT đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau, mặc dù EQA cũng có
thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp EQA phổ biến
gồm:
-

So sánh liên phịng (PT): nhà cung cấp bên ngồi gửi các mẫu khơng biết trước
để kiểm tra một nhóm các phịng xét nghiệm. Các kết quả của tất cả các phòng
xét nghiệm được gửi về cho nhà cung cấp. Kết quả này được phân tích, so sánh
và gửi báo cáo trở lại cho các phòng xét nghiệm.

-

Kiểm tra lại/ đánh giá lại ( re –checking/ re –testing): phịng xét nghiệm tự phân
tích mẫu, sau đó gửi mẫu đến phịng thí nghiệm tham chiếu phân tích lại, sau đó
so sánh kết quả. Hoặc phịng xét nghiệm phân tích một mẫu đã được phịng thí
nghiệm tham chiếu thực hiện, sau đó so sánh hai kết quả lại với nhau.

-

Đánh giá tại chỗ ( on –site evaluation): thường được thực hiện khi gặp khó khăn
trong cả 2 phương pháp trên.

-

Ngồi ra cịn một phương pháp khác, đó là so sánh liên phịng ( inter –laboratory
comparison): là việc trao đổi mẫu giữa các phòng xét nghiệm sau đó so sánh kết

quả lẫn nhau. Phương pháp này thường được sử dụng khi xét nghiệm chuyên biệt
nào đó khơng có sơ quan cung cấp chương trình EQA[6], [7], [8], [26].

.


.

7

1.1.2. Quá trình thực hiện ngoại kiểm
Ngoại kiểm tra chất lượng là đánh giá bên ngoài về chất lượng của một phòng xét
nghiệm so với hệ thống tham chiếu dựa trên độ chính xác và đồng nhất của nó. Q trình
ngoại kiểm được thực hiện bằng cách: cơ quan tổ chức sẽ gửi mẫu đến các phòng xét
nghiệm tham gia, để đánh giá các phòng xét nghiệm thực hiện tương tự như trên các mẫu
lâm sàng. Các mẫu ngoại kiểm này được điều chế, thiết kế mô phỏng các mẫu lâm sàng
thường được thực hiện tại các phòng xét nghiệm. Các phòng xét nghiệm tiến hành thực
hiện trên mẫu nhận được, sau đó, các kết quả được gửi trả lại cơ quan tổ chức chương
trình ngoại kiểm để cơ quan này đánh giá sự phù hợp với kết quả mong đợi đối với các
mẫu đó. Bản báo cáo từ cơ quan tổ chức chương trình ngoại kiểm bao gồm kết quả do
phịng thí nghiệm gửi về, phương pháp đo lường, giá trị mong đợi đối với mỗi đo lường
trong từng mẫu, sự phân phối các kết quả trong khảo sát và đánh giá khả năng chấp nhận.
Khi kết quả phòng xét nghiệm đạt, cơ quan tổ chức ngoại kiểm sẽ cấp giấy chứng nhận
cho phịng thí nghiệm tham gia. Nếu kết quả khơng đạt thì cơ quan tổ chức sẽ tiến hành
đánh giá mức độ không đạt, liên hệ với phòng xét nghiệm, phối hợp xác định nguyên
nhân, đề xuất biện pháp khắc phục, đánh giá lại sau khi khắc phục[8], [97].
1.1.3. Quá trình thực hiện mẫu ngoại kiểm tại phòng xét nghiệm tham gia ngoại
kiểm
Mẫu ngoại kiểm cần được thực hiện tương tự như đối với mẫu bệnh phẩm đến mức
có thể. Trên thực tế, những mẫu này thường đòi hỏi một số thao tác chuẩn bị, nhưng

những thao tác này có thể nhận diện mẫu ngoại kiểm với các mẫu lâm sàng, do đó tránh
một số bước chuẩn bị này. Cung cấp các vật liệu có thể thay thế sẽ tạo ra lợi thế cạnh
tranh cho các phòng thí nghiệm tham gia. Trong trường hợp cần có các quy trình chuẩn
bị và xử lý đặc biệt, cần tiến hành theo hướng dẫn cụ thể của nhà cung cấp mẫu ngoại
kiểm. Điểm lưu ý quan trọng nhất là trong thực hiện mẫu là tuyệt đối không được quá
ưu tiên thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần mẫu ngoại kiểm, trong khi mẫu bệnh nhân chỉ
thực hiện một lần, hoặc tất cả các kỹ thuật viên tiến hành thực hiện cùng một mẫu ngoại

.


.

8

kiểm, sau đó chọn ra kết quả tốt nhất. Vì như vậy sẽ không phản ánh đúng bản chất thực
sự của mẫu ngoại kiểm trong cải tiến chất lượng phòng xét nghiệm.
1.1.4. Lợi ích của việc tham gia ngoại kiểm
Chất lượng sẽ được giám sát liên tục và được khắc phục ngay khi phát hiện có sự cố.
Các phịng xét nghiệm khi tham gia chương trình ngoại kiểm sẽ chủ động kiểm sốt được
các vấn đề sau[76]:
-

Tăng tính an tồn và chăm sóc bệnh nhân thơng qua hoạt động cải tiến thực hành
phòng xét nghiệm.

-

Xác định độ chệch và độ phân tán của các xét nghiệm thơng qua nhiều phương
pháp.


-

Tính tương quan giữa tham số của phương pháp đặc hiệu với độ chệch và độ phân
tán.

-

Xác định chất gây nhiễu và định lượng tác động của chúng dựa trên nhiều phương
pháp.

-

Cung cấp cho phịng xét nghiệm lâm sàng thơng tin chính xác để thay thế những
phương pháp khơng đạt u cầu.

-

Xác định rủi ro cho phòng xét nghiệm lâm sàng có chất lượng kém.

-

Nhằm đáp ứng các u cầu cơng nhận và các quy trình bắt buộc.

1.1.5. Các tiêu chuẩn của mẫu ngoại kiểm
Mẫu chuẩn là vật liệu, đủ đồng nhất và ổn định về một hoặc nhiều tính chất quy định,
được thiết lập phù hợp với việc sử dụng đã định trong một quá trình đo. Việc sử dụng
mẫu chuẩn tạo khả năng truyền giá trị của các tính chất được đo hoặc ấn định giữa các
phòng thử nghiệm và đo lường. Các mẫu chuẩn như vậy được sử dụng rộng rãi. Trong
những trường hợp nhất định, mẫu chuẩn cho phép thể hiện thuận lợi các tính chất theo

đơn vị bất kỳ[32].

.


.

9

1.2.

Tổng quan về chương trình ngoại kiểm HbA1c trên thế giới

Trong thời gian từ 2002 đến 2008, Bedřich Friedecký và cộng sự đã thực hiện nghiên
cứu nhằm xác định kết quả đo HbA1c và so sánh với các giá trị phương thức tham chiếu
trong chương trình EQA. Ba khảo sát EQA mỗi năm đã được thực hiện và có hơn 200
phịng thí nghiệm tham gia trong mỗi cuộc khảo sát. Độ lặp lại, sự khác biệt có hệ thống,
sai lệch và phương pháp thay đổi trước và sau khi triển khai phương pháp tham chiếu
IFCC đã được xác định. Độ lặp lại của tất cả các phép đo của các phịng thí nghiệm tham
gia gần với giá trị mục tiêu của CV = 5,0% (hệ số biến đổi). Nhóm phịng thí nghiệm
tham gia sử dụng phương pháp HPLC có độ lập lại thấp hơn 5,0% trong mỗi khảo sát,
trong khi nhóm sử dụng phương pháp miễn dịch thường có giá trị CV > 6,0%. Sự khác
biệt về kết quả riêng lẻ từ các giá trị đích nằm trong khoảng ± 12% cho các phương pháp
HPLC nhưng nhiều hơn (−8 đến + 30%) cho các phương pháp miễn dịch. Trong khoảng
thời gian được theo dõi, số lượng phịng thí nghiệm tham gia sử dụng phương pháp
HPLC tăng lên tới 70% trong khi số người tham gia sử dụng phương pháp miễn dịch
giảm khoảng 30%. Sự không chắc chắn kết hợp được báo cáo bởi những phịng thí
nghiệm tham gia khác nhau giữa 4.0 và 4.5% cho các giá trị HbA1c trong khoảng từ 30
đến 90 mmol / mol. Khơng có sự khác biệt đáng kể giữa độ chính xác và lỗi hệ thống
(sai lệch) sau khi thực hiện phương pháp đo IFCC cho HbA1c so với các quy trình thường

quy cho HPLC đã được quan sát. Phương pháp miễn dịch hóa học không đáp ứng các
yêu cầu về khả năng tái tạo phân tích[20].
Vào đầu năm 2015, Kaiser, P. cùng các cộng sự đã triển khai một dự án thông qua
các nhà tổ chức EQA ở Đức (INSTAND), Bỉ (WIV / IPV) và Hà Lan (SKM), mục đích
của dự án này là xác nhận tính khả thi về mặt logic của việc tổ chức đồng bộ ở ba quốc
gia, một chương trình EQA dựa trên độ chính xác với máu tươi, để điều tra hiệu suất của
các thử nghiệm HbA1c trong và trên khắp các quốc gia và nhà sản xuất. Phương pháp
thực hiện là trong suốt năm 2015, mười mẫu máu tươi được cung cấp cho những đơn vị
tham gia dự án. Kết quả được tổng hợp và được đánh giá theo mơ hình IFCC cho các

.


.

10

mục tiêu chất lượng ở bốn cấp độ: tổng thể, mỗi quốc gia, mỗi nhà sản xuất và mỗi quốc
gia trên mỗi nhà sản xuất. Kết quả được thu thập vào mùa hè và mùa đơng đã chứng
minh tính khả thi của việc tổ chức EQA với các mẫu máu tươi ở ba quốc gia. Các thông
tin tổng thể, cũng như hiệu suất của mỗi quốc gia rất giống nhau: kết quả nằm trong tiêu
chí của IFCC. Mặc dù có sự khác biệt đáng kể giữa các kết quả từ các nhà sản xuất khác
nhau, nhưng hiệu suất của các phịng thí nghiệm sử dụng các xét nghiệm của cùng một
nhà sản xuất rất giống nhau ở ba quốc gia, cho thấy chất lượng của các xét nghiệm
HbA1c là dành cho hầu hết các nhà sản xuất. Thiết kế cải tiến của chương trình EQA
cũng đề xuất rằng giới hạn chấp nhận cho hiệu suất có thể giảm xuống khoảng 8%[53].
Cũng trong năm 2015, Andrea Mosca cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về hiệu
suất của các phương pháp glycated hemoglobin (HbA1c) được đánh giá với các nghiên
cứu EQAS sử dụng mẫu máu tươi, nghiên cứu được thực hiện bằng cách gửi hai mẫu
máu tươi bằng chuyển phát nhanh đến 206 phịng thí nghiệm của Ý và u cầu xác định

nồng độ HbA1c của 2 mẫu đó, các giá trị HbA1c đích được chỉ định bởi quy trình đo
tham chiếu IFCC. Kết quả từ 193 phịng thí nghiệm sử dụng hệ thống phân tích từ 5 nhà
sản xuất (Phịng thí nghiệm Bio-Rad, phịng chẩn đốn A. Menarini, Roche, phịng chẩn
đốn Serbia và Tosho), Andrea Mosca cùng các cộng sự đã xác định được mức biến
thiên là 5,3% (tính theo CV) và 3,8% tại giá trị HbA1c lần lượt là 37,4mmol / mol (mẫu
1) và 62,0mmol / mol (mẫu 2). Với mục tiêu cho Total Error (TE) cho phép là 6.0%,
70% và 77%, số phịng thí nghiệm tham gia đã đáp ứng tiêu chí này cho các mẫu 1 và 2
tương ứng. CV liên phòng lần lượt nằm trong khoảng từ 3,3 đến 5,0% và từ 2,2 đến 3,7%
cho các mẫu 1 và 2. Các phịng thí nghiệm dùng Tosho đã đăng ký CV liên phịng thí
nghiệm nhỏ nhất trong mẫu 1 và các phịng thí nghiệm dùng Sebia đối với mẫu 2. Liên
quan đến tính chân thực, tất cả các phương pháp đều có độ lệch trung bình ≤2,8% so với
các giá trị mục tiêu, ngoại trừ Tosho (độ lệch + 6,1 và + 5,8%, tương ứng cho các mẫu 1
và 2). Andrea Mosca cùng các cộng sự đã kết luận những kết quả này phù hợp tốt với
những kết quả thu được từ khảo sát GH2-A của CAP 2014, cho thấy vẫn còn nhu cầu

.


.

11

cấp thiết để cải thiện một phần đáng kể các phương pháp hiện đang được sử dụng để đo
HbA1c[69].
Hay gần đây, vào năm 2018, nhóm EurA1c Trial đã tiến hành thử nghiệm HbA1c tại
Châu Âu để điều tra hiệu suất của các thử nghiệm HbA1c ở 2166 phịng thí nghiệm trên
17 quốc gia và 24 nhà sản xuất bằng cách sử dụng mơ hình IFCC cho mục tiêu chất
lượng. Thử nghiệm được tiến hành bằng cách sản xuất máu toàn phần tươi và đông khô
từ cùng một nguồn mẫu, các mẫu máu tươi và đơng khơ sau đó đã được 17 nhà tổ chức
đánh giá chất lượng bên ngoài sử dụng để đánh giá hiệu suất phân tích của 2166 phịng

thí nghiệm. Kết quả sau đó được đánh giá theo từng quốc gia, từng nhà sản xuất và theo
từng nhà sản xuất và quốc gia được kết hợp theo các tiêu chí của mơ hình IFCC cho các
mục tiêu chất lượng. Ở cấp quốc gia với mẫu máu toàn phần tươi, 6 quốc gia đã đáp ứng
tiêu chí IFCC, 2 khơng và 2 là đường biên giới. Với q trình ly giải đơng khơ, 5 quốc
gia đáp ứng tiêu chí, 2 không và 3 là đường biên giới. Ở cấp độ nhà sản xuất sử dụng
mẫu máu toàn phần tươi, 13 nhà sản xuất đáp ứng tiêu chí, 8 khơng và 3 là đường biên
giới. Sử dụng phương pháp ly giải đông khô, 7 nhà sản xuất đáp ứng tiêu chí, 6 khơng
và 3 là đường biên. Trong cả hai nhóm quốc gia và nhà sản xuất, đóng góp chính cho
Total Error xuất phát từ biến thể giữa các phòng thí nghiệm. Khơng có sự khác biệt đáng
kể về hiệu suất giữa các nhóm sử dụng mẫu máu tươi hoặc mẫu đông khô[35].
1.3.

Tổng quan về ngoại kiểm trong nước

Hiện tại Trung Tâm Kiểm Chuẩn Chất Lượng Xét Nghiệm Y Học Đại Học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những tổ chức đảm nhận vai trò là nhà tổ chức các
chương trình ngoại kiểm và cung cấp các mẫu ngoại kiểm cho các cơ sở tham gia chương
trình, và chương trình ngoại kiểm HbA1c hiện đang là một trong những chương trình mà
Trung Tâm Kiểm Chuẩn Chất Lượng Xét Nghiệm Y Học Đại Học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh đã sản xuất và cung cấp mẫu ngoại kiểm cho các cơ sở tham gia, các mẫu
được sản xuất hiện là các mẫu máu toàn phần tươi với nhiều mức %HbA1c khác nhau
cho từng chu kỳ của chương trình, các mẫu đã đáp ứng tốt trong cơng tác đánh giá chất

.


.

12


lượng xét nghiệm HbA1c nói riêng và chất lượng của cả xét nghiệm sinh hóa nói
chung[11], [12], [14], [15]. Việc này đã mang lại ý nghĩa lớn trong công tác ngoại kiểm
khi có thể tự chủ trong việc cung cấp nguồn mẫu cho các cơ sở mà không cần phải phụ
thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài khác. Song song với đó, Trung Tâm Kiểm Chuẩn
Chất Lượng Xét Nghiệm Y Học Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh ln thực
hiện cải tiến liên tục các chương trình ngoại kiểm do trung tâm cung cấp nói chung và
chương trình ngoại kiểm HbA1c nói riêng, cả về cơng tác hỗ trợ các đơn vị tham gia lẫn
công tác sản xuất cung cấp mẫu cho các đơn vị. Hiện nay việc cung cấp các mẫu máu
toàn phần tươi đã trở nên lỗi thời[71], gặp nhiều hạn chế nhất là trong việc bảo quản và
vận chuyển đến các cơ sở, hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nhà cung cấp mẫu ngoại
kiểm chuyển sang việc cung cấp các mẫu đơng khơ thay vì mẫu tươi trong một số chương
trình ngoại kiểm. Đồng thời cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh độ ổn định của
một mẫu đông khô so với một mẫu tươi được bảo quản bằng cách thông thường là đơng
lạnh[34], [46], [62] [37], [41]. Bên cạnh đó, việc sản xuất một mẫu máu tươi toàn phần
sang một mẫu máu đông khô dùng trong ngoại kiểm HbA1c hiện vẫn đang được nghiên
cứu và chưa có cơng bố nào tại Việt Nam về việc sản xuất mẫu HbA1c, đây được xem
như là một thử thách cũng như là một cơ hội để Trung Tâm Kiểm Chuẩn Chất Lượng
Xét Nghiệm Y Học Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trở thành 1 trong những
đơn vị tổ chức chương trình ngoại kiểm HbA1c có thể tự sản xuất và cung cấp mẫu ngoại
kiểm HbA1c đông khô.
1.4.

Tổng quan về Glycated Hemoglobin

Thuật ngữ Glycated hemoglobin được ưu tiên hơn hemoglobin glycosyl hóa để phản
ánh đúng quy trình khơng enzymatic. Văn học ban đầu thường sử dụng glycosyl hóa vì
khơng rõ q trình nào có liên quan cho đến khi nghiên cứu sâu hơn được thực hiện. Các
thuật ngữ đôi khi vẫn được sử dụng thay thế cho nhau trong văn học tiếng Anh[95]. Việc
đặt tên HbA1c bắt nguồn từ Hemoglobin loại A được phân tích trên sắc ký trao đổi cation
. Phân đoạn đầu tiên để phân tách, có thể được coi là Hemoglobin A nguyên chất, được


.


.

13

chỉ định HbA0 và các thành phần sau được chỉ định là HbA1a , HbA1b và HbA1c, theo
thứ tự rửa giải[75].
Hồng cầu trong quá trình vận chuyển Oxy thực hiện chức năng hơ hấp sẽ có một tỷ
lệ nhỏ hemoglobin này sẽ gắn kết với glucose máu để tạo nên phân tử HbA1c. Glucose
có thể liên kết với hemoglobin trong máu ở bất kỳ thời gian nào trong suốt quá trình tồn
tại của nó bởi một phản ứng khơng cần enzyme[78] và tỉ lệ Hb (Hemoglobin) bị Glycosyl
hóa sẽ tăng lên theo lượng đường trong máu vì vậy sự hình thành một lượng lớn liên kết
đường-hemoglobin cho thấy sự hiện diện của lượng đường quá mức trong máu. Nó được
đo chủ yếu để xác định mức đường trong máu trung bình ba tháng và có thể được sử
dụng làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường và làm xét nghiệm đánh giá kiểm
soát đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường[38]. Xét nghiệm được giới hạn ở mức
trung bình ba tháng vì tuổi thọ trung bình của hồng cầu là bốn tháng. Vì các tế bào hồng
cầu riêng lẻ có tuổi thọ khác nhau, xét nghiệm được sử dụng như một biện pháp giới hạn
trong ba tháng. Nồng độ glucose bình thường tạo ra một lượng huyết sắc tố glycated bình
thường. Khi lượng glucose huyết tương trung bình tăng, tỷ lệ glycated hemoglobin tăng
theo cách có thể dự đốn được.
1.4.1. Cấu trúc của Hemoglobin
Hemoglobin hay còn gọi là huyết sắc tố, đây là thành phần chính có trong hồng cầu
và cũng là chất đảm nhận vai trị chính của hồng cầu là vận chuyển khí Oxi và khí
Carbonic,. Hemoglobin được cấu tạo bởi 2 phần: phần heme và phần globin. Phần heme
chính là sắc tố đỏ tạo nên màu của tế bào hồng cầu. Mỗi hem gồm một vòng porphyrin
và một ion Fe2+ chính giữa. Một phân tử hemoglobin gồm có 4 heme, chiếm 5% trọng

lượng của phân tử Hb. Sắc tố đỏ trong phần heme tạo ra thực chất chính là do nguyên tử
Fe2+, sắc tố được quyết định bởi ion kim loại gắn vào vòng porphyrin, như đối với diệp
lục tố, là sắc tố màu xanh lục có trong là cây, có cấu trúc của phần heme cũng tương tự
ở huyết sắc tố, tuy nhiên thay vì là ion Fe2+ thì là ion Mg2+, từ đó tạo nên sắc tố xanh cho
diệp lục tố[45]. Phần heme tạo nên màu sắc cho hồng cầu, trong khi đó phần globin sẽ

.


.

14

quyết định cấu trúc của phân tử hemoglobin, đồng thời phân loại hemoglobin ra thành
nhiều loại khác nhau thường gặp là: HbA1, HbA2, HbF; ngồi ra cịn khoảng 1000 biến
thể hemoglobin tự nhiên của con người với sự thay thế axit amin duy nhất trong toàn bộ
phân tử đã được phát hiện của hemoglobin khác như HbE, HbD, HbC và HbS,….[91].
Glycated hemoglobin là một trong các thành phần chính có trong nhóm HbA1, là một
nhóm hemoglobin có phần globin được cấu tạo từ 2 chuỗi α và 2 chuỗi β (α2β2) và có
chung phần heme với các nhóm hemoglobin khác. Trong nhóm HbA1 sẽ gồm có 3 loại:
HbA1a, HbA1b và HbA1c; trong cơ thể người trưởng thành bình thường thì nhóm HbA1
chiếm đa số trong thành phần hemoglobin, chiếm hơn 97% tổng số hemoglobin[56].
Chức năng của HbA là vận chuyển Oxy từ phổi đi đến các tế bào trong cơ thể và nhận
khí CO2 từ các tế bào để đi đến phổi thải ra ngồi, trong q trình di chuyển trong huyết
tương, các phân tử HbA sẽ tiếp xúc với các phân tử glucose có trong huyết tương, sự tiếp
xúc này sẽ tạo nên liên kết Hb-glucose từ đó tạo thành phân tử HbA1c [66].
1.4.2. Sự hình thành HbA1c
Quá trình glycation protein thường xảy trong các phản ứng enzyme khác nhau khi có
các điều kiện thuận lợi về mặt sinh lý. Tuy nhiên, trong trường hợp huyết sắc tố, quá
trình glycation xảy ra do phản ứng không dị ứng giữa glucose và đầu N của chuỗi Hb


[66],[18].

Hình 1. 1: Sự hình thành HbA1c

.


.

15

Quá trình glycation của hemoglobin sẽ tạo thành Schiff Base [73] Trong quá trình
sắp xếp lại, Schiff Base được chuyển đổi thành các sản phẩm của Amadori, trong đó nổi
đặc biệt nhất là HbA1c (Hình 1.1). Trong bước đầu tiên của sự hình thành hemoglobin
glycated, hemoglobin và glucose trong máu tương tác với nhau tạo thành aldimine trong
một phản ứng thuận nghịch. Trong bước thứ cấp, không thể đảo ngược, aldimine dần
dần được chuyển thành dạng ketoamine ổn định[16]. Các vị trí chính của q trình
glycation, theo thứ tự phổ biến là -Val-1, -Lys-66 và α-Lys-61. Huyết sắc tố trưởng thành
bình thường bao gồm chủ yếu là HbA (α2β2), HbA2 (α2δ2) và HbF (α2γ2) trong thành
phần lần lượt là 97%, 2,5% và 0,5%. Khoảng 6% tổng HbA được gọi là HbA1, lần lượt
được tạo thành từ các phân số HbA1a1, HbA1a2, HbA1b và HbA1c, được xác định bởi
các đặc tính điện di và sắc ký của chúng. HbA1c là phần lớn nhất trong số các phân số
này và trong sức khỏe chiếm khoảng 5% tổng phần HbA. Như đã đề cập ở trên, glucose
ở định dạng chuỗi mở liên kết với đầu N để tạo thành aldimine trước khi trải qua quá
trình sắp xếp lại Amadori để tạo thành một ketoamine ổn định hơn. Đây là một quá trình
nonenzymatic xảy ra liên tục trong cơ thể. Sự hình thành của hemoglobin glycated là
một phần bình thường của chu trình chức năng sinh lý. Tuy nhiên, khi glucose huyết
tương trung bình tăng, thì lượng huyết sắc tố glycated trong huyết tương cũng tăng theo.
Đặc tính cụ thể này của dấu ấn sinh học huyết sắc tố được sử dụng để ước tính mức

đường huyết trung bình trong hai đến ba tháng trước[55], [84].
Như đã đề cập ở trên trong quá trình glycation, sẽ có một sản phẩm trung gian được
tạo thành aldimine (còn được gọi là Schiff Base) trước khi chuyển hóa thành dạng
ketoamine ổn định, sản phẩm trung gian này hồn tồn khơng ổn định, vì vậy sản phẩm
trung gian này được gọi với một cái tên khác là Labile hemoglobin A1c được viết tắt là
LA1c (cũng được biết như là pre-HbA1c hay pre-glycohemoglobin). Nồng độ của phần
không thay đổi theo sự thay đổi cấp tính của mức glucose huyết tương. Không thể tách
được phần hemoglobin A1c của Labile với phần ketoamine ổn định bằng hầu hết các
phương pháp có sẵn để ước tính hemoglobin glycated (HbA1c). Mặc dù phương pháp

.


×