Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

dịch tễ lâm sàng và điều trị chấn thương hàm mặt tại bvđk trung tâm an giang từ năm 2014 đến năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.37 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THỦY TIÊN

DỊCH TỄ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ
CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT
TẠI BVĐK TRUNG TÂM AN GIANG
TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2017

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THỦY TIÊN

DỊCH TỄ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ
CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT
TẠI BVĐK TRUNG TÂM AN GIANG
TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2017

Chuyên ngành: RĂNG HÀM MẶT
Mã số: CK 62 72 28 15

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ ĐỨC LÁNH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố ở bất
kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Ký tên

TRẦN THỊ THỦY TIÊN


MỤC LỤC
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU VIỆT ANH

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ii

DANH MỤC HÌNH

iii

DANH MỤC BẢNG


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

vii

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Giải phẫu vùng hàm mặt

3

1.2. Phân loại chấn thương hàm mặt

6

1.3. Những nghiên cứu dịch tễ học chấn thương hàm mặt trong nước và thế giới 11
1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong chấn thương hàm mặt

16

1.5. Sự lành thương phần mềm

17


1.6. Sự lành thương xương

18

1.7. Nguyên tắc điều trị chấn thương hàm mặt

19

1.8. Các đường rạch phẫu thuật trong điều trị gãy xương hàm

27

1.9. Các hệ thống nẹp vít

34

1.10. Biến chứng và di chứng khi điều trị chấn thương hàm mặt

39

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

42

2.1. Đối tượng nghiên cứu

42

2.2. Phương pháp nghiên cứu


44

2.3. Vấn đề y đức trong nghiên cứu

54

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ

55

3.1. Đặc điểm dịch tễ chấn thương hàm mặt

55

3.2. Đặc điểm lâm sàng chấn thương hàm mặt

61

3.3. Liên quan giữa các yếu tố dịch tễ và lâm sàng

64

3.4. Điều trị

66

3.5. Đánh giá kết quả điều trị gãy xương ở nhóm tiến cứu can thiệp lâm sàng

67



CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

73

4.1. Đặc điểm dịch tễ chấn thương hàm mặt

73

4.2. Đặc điểm lâm sàng chấn thương hàm mặt

83

4.3. Liên quan giữa các yếu tố dịch tễ và lâm sàng

87

4.4. Đánh giá kết quả điều trị chấn thương hàm mặt

89

4.5. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu

91

KẾT LUẬN

93


KIẾN NGHỊ

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

98

Phụ lục 1: Kế hoạch nghiên cứu
Phụ lục 2: Giấy cam kết tự nguyện tham gia nghiên cứu
Phụ lục 3: Tập huấn định chuẩn nhóm bác sĩ tham gia nghiên cứu
Phụ lục 4: Phiếu thu thập dữ liệu nghiên cứu
Phụ lục 5: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Phụ lục 6: Một số hình ảnh nghiên cứu
Phụ lục 7: Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu


i

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

Rigid internalmaxillary fixation

Cố định liên hàm vững chắc

External fixation


Cố định bên ngoài

Internal fixation

Cố định bên trong

Greenstick fracture

Gãy cành tươi

Displaced fracture

Gãy di lệch

Undisplaced fracture

Gãy không di lệch

Osteosynthesis

Kết hợp xương

Primary bone healing

Lành thương xương nguyên phát

Secondary bone healing

Lành thương xương thứ phát


Miniplate

Nẹp nhỏ

Compression plate

Nẹp nén

Microplate

Nẹp siêu nhỏ

Reconstruction plate

Nẹp tái tạo

Bioabsorbable plates and screws

Nẹp vít tự tiêu

Open reduction

Nắn chỉnh hở

Closed reduction

Nắn chỉnh kín

Lag screw


Vít nén


ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

BN

Bệnh nhân

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

CTHM

Chấn thương hàm mặt

NC

Nghiên cứu

N

Số lượng


RHM

Răng hàm mặt

TNLĐ

Tai nạn lao động

TNGT

Tai nạn giao thông

TNSH

Tai nạn sinh hoạt

VT

Vết thương


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1-

Giải phẫu xương sọ

3


Hình 1.2-

Giải phẫu xương hàm trên

4

Hình 1.3-

Giải phẫu xương hàm dưới

5

Hình 1.4-

Hình minh họa gãy Lefort I

8

Hình 1.5-

Hình minh họa gãy Lefort II

9

Hình 1.6-

Hình minh họa gãy Lefort III

9


Hình 1.7-

Hình minh họa gãy hàm gị má (gãy phức hợp gị má)

10

Hình 1.8-

Kềm Rowe

20

Hình 1.9-

Kềm Hayton-Williams

21

Hình 1.10- Cung thép cố định liên hàm

22

Hình 1.11- Cố định bên ngồi điều trị gãy xương hàm dưới

22

Hình 1.12- Phương pháp Gillies

23


Hình 1.13- Phương pháp của Ginestet

24

Hình 1.14- Phương pháp treo Adam’s

25

Hình 1.15- Minh họa kết hợp xương bằng chỉ thép

25

Hình 1.16- Vị trí đặt nẹp vít nhỏ theo Champy

26

Hình 1.17- Minh họa kết hợp xương bằng hệ thống nẹp vít điều trị gãy Lefort I 26
Hình 1.18- Minh họa kết hợp xương bằng hệ thống nẹp vít điều trị gãy phức hợp
hàm gị má
27
Hình 1.19- Đường rạch ngách lợi hàm dưới

28

Hình 1.20- Đường rạch dưới hàm

28

Hình 1.21- Đường rạch sau hàm


29

Hình 1.22- Đường rạch ngách lợi hàm trên

30

Hình 1.23- Đường rạch đi mày

31

Hình 1.24- Đường rạch Gillies

31

Hình 1.25- Đường rạch vành

32

Hình 1.26- Đường rạch mi dưới

33

Hình 1.27- Đường rạch xuyên kết mạc

33

Hình 1.28- Hệ thống nẹp nén

34



iv

Hình 1.29- Nguyên tắc tạo lực của hệ thống nẹp vít nén

34

Hình 1.30- Hệ hống nẹp tái tạo theo hệ thống Optimus

35

Hình 1.31- Hệ thống nẹp vít nhỏ theo hệ thống Le Fort

36

Hình 1.32- Hệ thống nẹp vít nhỏ theo hệ thống Optimus

36

Hình 1.33- Hệ thống nẹp vít cực nhỏ

37

Hình 1.34- Hệ thống nẹp vít tự tiêu Lorenz Plating System

38


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Nguyên nhân chấn thương theo một số tác giả

13

Bảng 1.2 Giới bị chấn thương theo một số tác giả

14

Bảng 1.3 Nhóm tuổi thường bị chấn thương theo một số tác giả

14

Bảng 2.4 Tiêu chí đánh giá kết quả điều trị

49

Bảng 3.5 Phân bố chấn thương hàm mặt theo nhóm tuổi và giới

56

Bảng 3.6 Phân bố chấn thương hàm mặt theo nghề nghiệp

58

Bảng 3.7 Phân bố theo phương tiện gây ra chấn thương

58

Bảng 3.8 Phân bố thời điểm xảy ra chấn thương


58

Bảng 3.9 Phân bố chấn thương hàm mặt theo dịa dư

60

Bảng 3.10 Phân loại chấn thương

61

Bảng 3.11 Phân loại hình thái tổn thương xương

61

Bảng 3.12 Phân loại gãy xương tầng mặt giữa theo vị trí

62

Bảng 3.13 Phân loại gãy xương hàm dưới theo vị trí

62

Bảng 3.14 Phân loại CTHM có kèm chấn thương khác phối hợp

63

Bảng 3.15 Phân bố nguyên nhân chấn thương theo tuổi, giới

64


Bảng 3.16 Phân bố giữa thời điểm xảy ra và nguyên nhân chấn thương

64

Bảng 3.17 Phân bố hình thái chấn thương theo tuổi, giới

65

Bảng 3.18 Phân bố hình thái chấn thương theo nguyên nhân

65

Bảng 3.19 Tình hình điều trị qua các năm

66

Bảng 3.20 Các phương pháp điều trị

66

Bảng 3.21 Thời gian nằm viện trung bình

67

Bảng 3.22 Các thể gãy xương ở nhóm tiến cứu can thiệp lâm sàng

68

Bảng 3.23 Tình hình điều trị gãy xương ở nhóm can thiệp lâm sàng (n=42) 68



vi

Bảng 3.24 Đánh giá khớp cắn trước và sau điều trị

68

Bảng 3.25 Đánh giá giải phẫu, chức năng, thẩm mỹ sau điều trị

69

Bảng 3.26 Đánh giá tiêu chí giải phẫu qua 3 lần tái khám

69

Bảng 3.27 Đánh giá tiêu chí chức năng qua 3 lần tái khám

69

Bảng 3.28 Đánh giá tiêu chí thẩm mỹ qua 3 lần tái khám

70

Bảng 3.29 Đánh giá biến chứng

71

Bảng 3.30 Liên quan giữa giới, tuổi và kết quả điều trị


71

Bảng 3.31 Liên quan giữa kết quả điều trị theo nguyên nhân

72

Bảng 3.32 Liên quan giữa kết quả điều trị theo phương tiện gây ra chấn thương 72
Bảng 4.33 So sánh tỉ lệ CTHM theo giới tính của một số tác giả

74

Bảng 4.34 So sánh nhóm tuổi thường bị chấn thương theo một số tác giả

75

Bảng 4.35 So sánh nguyên nhân chấn thương hàm mặt theo một số tác giả 80


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tình hình chấn thương hàm mặt qua các năm

55

Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ chấn thương hàm mặt phân bố theo giới

56

Biểu đồ 3.3 Phân bố theo nguyên nhân chấn thương hàm mặt


57

Biểu đồ 3.4 Tình trạng đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông

59

Biểu đồ 3.5 Tỉ lệ chấn thương hàm mặt với rượu, bia

60

Biểu đồ 3.6 Đánh giá thành công sau điều trị

70


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê những năm gần đây, tỉ lệ chấn thương hàm mặt (CTHM) gia tăng
đáng kể, nguyên nhân chấn thương thường gặp là chấn thương do tai nạn giao thơng
(TNGT). Trong đó, gãy xương mặt chiếm tỉ lệ cao nhất và ảnh hưởng nhiều đến thẩm
mỹ khuôn mặt và chức năng ăn nhai của người bệnh [11].
Hội nghị nha khoa quốc tế ở Thụy Sĩ năm 2009, nêu rõ: “Các quốc gia có thu nhập
thấp cần nghiên cứu về chấn thương hàm mặt do nhận thấy mô hình bệnh tật này nổi
trội, chỉ đứng sau vấn đề kiểm soát giảm bớt bệnh sâu răng và nha chu mà thôi”.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, yêu cầu của bệnh
nhân về chất lượng điều trị ngày càng cao hơn, không chỉ là vấn đề chức năng mà còn
vấn đề thẩm mỹ và sự thoải mái tối ưu cho bệnh nhân.
Tại Việt Nam, ở tuyến trung ương và một số bệnh viện lớn với đội ngũ cán bộ

có trình độ chun mơn cao cùng với trang thiết bị hiện đại đã điều trị thành công hầu
hết các trường hợp chấn thương hàm mặt. Tuy nhiên rất nhiều bệnh viện tuyến dưới
còn gặp nhiều khó khăn trong xử trí chấn thương hàm mặt do hạn chế về trình độ
chun mơn lẫn trang thiết bị.
Trước tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương thì các bệnh viện
tuyến tỉnh cần tăng cường mọi mặt về trình độ, nhân lực và trang thiết bị nhằm góp
phần giảm tải cho tuyến trên, giảm chi phí cho bệnh nhân đồng thời thực hiện đầy đủ
phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế, thực hiện chương trình 1816.
Nhờ sự chuyển giao kỹ thuật của Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Thành
Phố Hồ Chí Minh qua “Đề án 1816” của Bộ Y tế, từ năm 2013 khoa Răng Hàm Mặt
Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang bắt đầu áp dụng hệ thống nẹp vít nhỏ trong
điều trị gãy xương hàm, kết quả thu được bước đầu chứng tỏ có nhiều ưu điểm mà
phương pháp điều trị truyền thống là cố định liên hàm chưa đạt được kết quả tốt.


2

Tỉnh An Giang là 1 trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống giao
thông đường bộ và đường thủy liên thông với Campuchia, các tỉnh trong vùng và với
thành phố Hồ Chí Minh nên tỉ lệ chấn thương hàm mặt cao nhưng cho đến hiện nay
vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập về dịch tễ học và lâm sàng của chấn thương hàm
mặt. Do đó, ngồi việc nâng cao chất lượng điều trị thì việc nghiên cứu các đặc điểm
dịch tễ về chấn thương hàm mặt để từ đó đề xuất các biện pháp phịng ngừa, ngăn
chặn nhằm làm giảm tỉ lệ chấn thương là việc làm cần thiết và có ý nghĩa.
Do vậy chúng tơi thực hiện đề tài nghiên cứu “Dịch tễ lâm sàng và điều trị
chấn thương hàm mặt tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 01
năm 2014 đến tháng 06 năm 2017” nhằm giải quyết các mục tiêu sau đây:
- Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá đặc điểm dịch tễ lâm sàng và kết quả điều trị chấn thương hàm
mặt tại BVĐK Trung Tâm An Giang từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 06

năm 2017.
- Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ lâm sàng (tuổi, giới, nguyên nhân,
nghề nghiệp…) của bệnh nhân chấn thương hàm mặt tại BVĐK Trung
Tâm An Giang.
2. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ với nguyên nhân và đặc
điểm lâm sàng của chấn thương hàm mặt tại BVĐK Trung Tâm An Giang.
3. Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân chấn thương hàm mặt tại BVĐK
Trung Tâm An Giang từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 06 năm 2017.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu vùng hàm mặt
Tồn bộ khối sọ mặt có thể chia làm ba tầng: tầng trên, tầng giữa và tầng dưới.
Vùng hàm mặt gồm tầng giữa có xương hàm trên và xương gị má; tầng dưới khối
mặt có một xương duy nhất là xương hàm dưới.

Tầng mặt giữa
Tầng mặt giữa giới hạn bởi một đường ngang nối liền qua hai đường khớp trángò má, trán- hàm trên và trán- mũi; giới hạn dưới bởi mặt phẳng nhai xương hàm
trên; và giới hạn sau bởi vùng nối bướm sàng kể cả bờ tự do của mảnh chân bướm ở
phía dưới.

Hình 1.1- Giải phẫu xương sọ
“Nguồn: Frank H. Netter, 2013” [48]


4


Xương hàm trên nằm ở vị trí trung tâm khối mặt, gồm hai xương nối nhau ở
đường giữa, là một thân hình tháp với 4 mỏm: mỏm trán, mỏm gị má, mỏm khẩu cái
và mỏm huyệt răng, Bên trong là hốc rỗng: xoang hàm. Thành xoang hàm rất mỏng,
nhất là thành trước.
Mỏm gò má xương hàm trên kết hợp với xương gị má, nơi đây có lỗ dưới ổ
mắt, thần kinh dưới ổ mắt có thể bị chấn thương gây tê mơi trên, cánh mũi.
Xương gị má dạng hình tháp với 4 trụ bao gồm mỏm trán, mỏm thái dương,
mỏm hàm trên và mỏm xương bướm. Thân xương gò má là phần vững chắc nhất,
đường gãy thường liên quan đến các trụ yếu xung quanh.
Ổ mắt kết hợp với xương bướm tạo nên sàn ổ mắt; kết hợp với cánh lớn xương
bướm tạo nên thành ngoài ổ mắt. Gãy hàm gò má thường kèm theo tổn thương mắt,
đồng thời gây nên những di chứng ở mắt khó khắc phục.
Mỏm thái dương của xương gò má mỏng, yếu, tạo nên phần trước cung tiếp. Ở
1/3 trước cung tiếp có nguyên ủy của cơ cắn bám vào. Đây là nguyên nhân gây ra
những di lệch thứ phát, và gây khó khăn khi nắn chỉnh xương trong phẫu thuật.

Hình 1.2- Giải phẫu xương hàm trên
“Nguồn: Frank H. Netter, 2013” [48]


5

Giải phẫu tầng mặt dưới
Xương hàm dưới được xem là một trong những xương phức tạp nhất trong 206
xương của cơ thể, là phần xương di động của hệ thống nhai [15].
Xương hàm dưới gồm một thân xương hình móng ngựa vững chắc liên tục mỗi
bên bởi cành cao theo hướng lên trên và ra sau. Thân xương hàm dưới có hai bản
gồm: bản ngồi và bản trong. Bản ngồi dầy nhất ở vùng lồi cằm và vùng răng cối
lớn thứ ba. Bờ sau cành cao nối liền bờ dưới xương hàm dưới tại vị trí góc hàm. Bờ
dưới xương hàm dưới phồng ra, hình dạng trịn, trơn láng tạo nên sự vững chắc của

thân xương. Cành cao tận cùng bởi hai mỏm: phía trước là mỏm vẹt, phía sau là mỏm
lồi cầu ngăn cách nhau bởi một khuyết hình bán nguyệt gọi là khuyết sigma. Lỗ cằm
thường nằm ở vị trí giữa hai chóp chân răng cối nhỏ hàm dưới, có bó mạch thần kinh
cằm đi qua lỗ này.
Mặt trong cành cao ở trung tâm xương hàm dưới có lỗ gai spix là nơi bắt đầu
của kênh răng dưới, chứa bó mạch thần kinh răng dưới bắt đầu từ lỗ gai spix chạy
theo hướng xuống dưới và ra trước, dưới chóp các răng cối lớn, khi đến vùng răng
cối nhỏ chia làm hai nhánh: nhánh cằm và nhánh răng cửa.
Mặc dù xương hàm dưới là xương khỏe nhất trong khối xương mặt, tuy nhiên
do vị trí nhơ ra trước và cấu trúc giải phẫu có nhiều chỗ uốn cong nên rất dễ bị gãy
khi bị chấn thương hàm mặt [46].

Hình 1.3- Giải phẫu xương hàm dưới
“Nguồn: Frank H. Netter, 2013” [48]


6

1.2. Phân loại chấn thương hàm mặt
Có thể chia thành hai nhóm: Vết thương phần mềm và gãy xương.

Vết thương phần mềm hàm mặt
- Loại tổn thương:
 Vết thương đụng dập: Là vết thương gây nên do va chạm bởi một vật đầu
tù, không làm rách da. Vật đập vào gây phù nề hoặc tụ máu dưới da.
 Vết thương xây xát: Là vết thương nông do sự ma sát của một vật cứng
ráp trên mặt da làm chợt lớp da bên ngồi để lộ một diện tổ chức thơ ráp
rướm máu.
 Vết thương xuyên: Là vết thương gây ra do một vật nhỏ, sắc nhọn như:
mũi dùi, kim chích, dao, tên, mảnh nhỏ lựu đạn, viên đạn v.v...

 Vết thương rách: Là vết thương gây ra do các vật bén nhọn như: kim khí,
thủy tinh…Đây là loại vết thương phần mềm thường gặp nhất.
 Vết thương lóc da: Là vết thương ảnh hưởng đến tổ chức dưới da hoặc ở
mức độ trên màng xương nhưng không mất tổ chức.
 Vết thương thiếu hỏng: Là vết thương gây mất đi một phần hoặc phá nát
rộng tổ chức phần mềm.
- Vị trí tổn thương:
 Vùng trán.
 Vùng mi mắt.
 Vùng mũi.
 Vùng má.
 Vùng môi.
 Vùng cằm.
 Hốc miệng: khẩu cái, sàn miệng, niêm mạc má.
 Lưỡi.


7

Phân loại gãy xương
- Kiểu gãy:
 Gãy kín: Là loại gãy không tạo ra vết thương thông với môi trường bên
ngoài.
 Gãy hở: Là loại gãy mà một vết thương bên ngồi có liên quan đến da,
niêm mạc hoặc màng nha chu, thông thương với nơi gãy ở xương.
 Gãy vụn: Là kiểu gãy trong đó xương bị gãy ra thành từng mảnh hoặc bị
nghiền nát.
 Gãy kiểu cành tươi: Là kiểu gãy mà một đầu xương bị gãy, còn đầu kia
bị uốn cong.
 Gãy di lệch: Là kiểu gãy mà hai đầu gãy gián đoạn, cách xa nhau theo

chiều ngồi–trong hoặc trên-dưới,…
 Gãy khơng di lệch.
- Vị trí gãy:
Gãy tầng mặt giữa
Gãy một phần
 Gãy bờ dưới ổ mắt.
 Gãy bờ ngoài ổ mắt.
 Gãy xương ổ răng.
Gãy toàn bộ
 Gãy giữa:
Gãy ngang xương hàm trên: Lefort I.
Gãy hình tháp: Lefort II.
Gãy dọc: Gãy dọc giữa, gãy dọc bên.
Gãy trung tâm: Gãy phức hợp mũi- sàng-ổ mắt.


8

Gãy giữa bên: Gãy tách rời toàn bộ sọ mặt: Lefort III.
 Gãy bên: Gãy xương gò má, gãy hàm gò má, gãy cung tiếp.
o Gãy Lefort I: Xương hàm trên bị tách rời ở mức trên sàn hốc mũi và xoang
hàm. Đường gãy đi ngang qua lỗ lê, ngang các vách ngoài, vách trong,
vách ngăn mũi của xoang hàm, tận cùng ở mỏm chân bướm của xương
bướm. Thông thường vách phía trước mỏng manh của xoang hàm bị gãy
vụn và lõm xuống. Xoang chứa đầy máu do niêm mạc xoang bị rách.

Hình 1.4- Hình minh họa gãy Lefort I
“Nguồn: Fonseca (2013)” [46]
o Gãy Lefort II: Đường gãy bắt đầu ở mũi, xương lệ và thành trong ổ mắt,
đi tiếp qua khe dưới ổ mắt và trên đường khớp hàm-gò má theo hướng về

phía dưới và về sau đối với hố thái dương.


9

Hình 1.5- Hình minh họa gãy Lefort II
“Nguồn: Fonseca, 2013” [46]
o - Gãy Lefort III: Đường gãy tách rời toàn bộ khối xương mặt với nền sọ.
Đường gãy sẽ đi ngang qua đường khớp trán-gị má xuống thành ngồi ổ
mắt đến khe dưới ổ mắt, xương mũi có thể bị tách rời ở đường khớp tránmũi hoặc cịn dính với xương trán.

Hình 1.6- Hình minh họa gãy Lefort III
“Nguồn: Fonseca, 2013” [46]


10

o Gãy hàm gò má (gãy phức hợp gò má): Đường gãy trong gãy phức hợp
gị má có thể gồm ba đường liên hợp xuất phát từ khe dưới ổ mắt và một
đường độc lập ở cung gị má.

Hình 1.7- Hình minh họa gãy hàm gị má (gãy phức hợp gò má)
“Nguồn: Fonseca, 2013” [46]
Đường gãy thứ nhất từ khe dưới ổ mắt chạy dọc theo sàn ổ mắt ra trước
đến bờ dưới ổ mắt.
Đường gãy thứ hai từ khe dưới ổ mắt đi xuống dưới qua mặt sau xương
hàm trên để nối với đường thứ nhất dưới trụ hàm gò má.
Đường gãy thứ ba từ khe dưới ổ mắt hướng lên trên và ra ngoài theo thành
ngoài ổ mắt đến bờ ngồi, đường này thường đi qua khớp trán-gị má.
Đường gãy thứ tư nằm ở cung gò má (cung tiếp), hồn tồn trong mỏm

gị má xương thái dương.
Gãy xương hàm dưới
Phân loại theo vùng giải phẫu xương hàm dưới của Digman R.O và Natvig P.
(1969) là phân loại được áp dụng nhiều trên lâm sàng.
Gãy một phần
 Gãy xương ổ răng.
 Gãy mỏm vẹt.
 Gãy bờ dưới xương hàm dưới.


11

Gãy toàn bộ
 Gãy vùng cằm: đường gãy nằm trong vùng cằm, giới hạn bởi phía xa hai
răng nanh hàm dưới.
 Gãy cành ngang: đường gãy giới hạn bởi phía xa răng nanh đến bờ trước
cơ cắn, thường bao gồm cả răng khơn.
 Gãy góc hàm: đường gãy ở vị trí xương hàm dưới giới hạn bởi bờ trước
và bờ sau cơ cắn.
 Gãy cành cao: đường gãy ở vị trí xương hàm dưới giới hạn bởi bờ sau cơ
cắn và khuyết sigma.
 Gãy lồi cầu: đường gãy ở vị trí lồi cầu xương hàm dưới, giới hạn từ khuyết
sigma lên trên và ra sau.

1.3. Những nghiên cứu dịch tễ học chấn thương hàm mặt trong nước và thế giới
Thế kỷ XVI (trước cơng ngun) đã có tài liệu về điều trị chấn thương hàm mặt
viết trên giấy cói của người Ai Cập.
Vào khoảng thế kỷ V-IV (trước công nguyên), Hippocrate (460-375) đã đưa ra
những nguyên tắc cơ bản về điều trị chấn thương hàm mặt.
Từ thế kỷ XVII trước công nguyên đến thế kỷ XI sau công nguyên, một số tác

giả như Sushruta (Ấn Độ), Celsus (La Mã) đã mô tả từ những phương pháp điều trị
bảo tồn như dùng sức nóng hỗ trợ nắn chỉnh bằng tay và cố định hàm bằng hệ thống
băng bó phức tạp. Avicenna (Ba Tư) cách đây 1000 năm đã nhấn mạnh vai trò quan
trọng của khớp cắn trong điều trị những thương tổn hàm mặt [30].
Năm 1492 Guglielmo Salicetti là người đầu tiên đề cập đến phương pháp cố
định liên hàm nhưng mãi đến năm 1887 Gilmer là người đầu tiên sử dụng phương
pháp cố định liên hàm.
Vào thập niên 60-70 việc nghiên cứu phát triển hệ thống nẹp vít để cố định
xương gãy đã mở ra một kỷ nguyên mới trong điều trị gãy xương hàm dưới [32], [38].


12

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, điều trị gãy xương hàm dưới chủ yếu bằng
phương pháp bảo tồn.
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), các loại cung, nẹp răng được
sử dụng phổ biến, có thể khâu kết hợp xương hoặc không để điều trị các trường hợp
gãy xương hàm dưới. Đối với gãy xương hàm trên, các tác giả thường dùng phương
pháp mũ thạch cao và treo hàm trên bị gãy lên hai bên mũ thạch cao rồi cố định ngoài
sọ sau khi điều chỉnh khớp răng đúng vị trí ban đầu [12].
Năm 1973 Michelet là người đầu tiên sử dụng hệ thống nẹp vít nhỏ trong điều
trị chấn thương hàm mặt [60].
Năm 1976 Champy và Loddle xác định vị trí kết hợp xương lý tưởng cho hệ
thống nẹp vít nhỏ trong điều trị gãy xương hàm dưới [38].
Năm 1958, tại một cuộc họp của các nhà chấn thương học tại Thụy Sỹ. Tổ chức
AO/ASIF (Arbeitsgemenschaft fur Osteosynthesefragen/ Swiss Association for the
Study of Internal Fixation) ra đời. Tổ chức này đã đặt ra những nguyên tắc trong điều
trị đảm bảo cho việc liền xương tối ưu: trong đó có nguyên tắc tạo sức ép đầu gãy
trong kết hợp xương mà về sau được các phẫu thuật viên hàm mặt công nhận và áp
dụng rộng rãi [25].

Trong y văn đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vị trí giải phẫu, nguyên nhân,
phân bố tuổi và giới, phương pháp điều trị, kết quả điều trị và tỉ lệ của chấn thương
hàm mặt. Có nhiều nguyên nhân gây chấn thương hàm mặt trong đó phổ biến nhất là
do tai nạn giao thông, đặc biệt do xe gắn máy hai bánh chiếm tỉ lệ rất cao [17], [21],
[23], [41], [52], [62], [64]. Ngoài ra, tai nạn sinh hoạt (TNSH), tai nạn lao động
(TNLĐ), tai nạn thể thao hay ẩu đả cũng được báo cáo trong các nghiên cứu khác
[50], [63], [65].
Lâm Ngọc Ấn và cộng sự (2000), tổng kết trong vịng 17 năm (1975 – 1993) có
3293 ca chấn thương đã điều trị tại Khoa – Bộ môn Phẫu thuật hàm mặt – Viện Răng
Hàm Mặt, trong đó có 2989 ca chấn thương thông thường, 304 ca chấn thương do
hỏa khí. Nguyên nhân chính của chấn thương hàm mặt là tai nạn giao thông (76,5%),


13

đa số là xe gắn máy hai bánh (45,3%). Tai nạn thường gặp ở nam giới (83,3%), lứa
tuổi thường bị chấn thương từ 21 đến 30 tuổi (50,1%). Gãy xương hàm trên nhiều
hơn xương hàm dưới, gãy phức hợp cả xương hàm trên và xương hàm dưới chiếm
(8,6%). Chấn thương toàn thân phối hợp chấn thương hàm mặt chiếm tỉ lệ 5,5%, trong
đó chấn thương sọ não có tỉ lệ cao nhất chiếm 53,6% [2].
Trần Văn Trường và Trương Mạnh Dũng (1999), tổng kết tình hình chấn thương
hàm mặt tại Viện Răng Hàm Mặt – Hà Nội trong 11 năm (1988 – 1998) có 2149
trường hợp. Nguyên nhân thường gặp nhất là do tai nạn giao thông xe máy (82,5%),
kế tiếp là do tai nạn lao động (8,8%) và tai nạn sinh hoạt (7,9%). Về phân loại chấn
thương, gãy xương hàm dưới thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ 63,6% [17].
Lâm Hoài Phương và cộng sự (2009) [13] cho biết sau một năm thực hiện qui định
bắt buộc đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông trên mọi tuyến đường bằng xe máy
có 1866 bệnh nhân chấn thương hàm mặt được khám và điều trị tại Bệnh Viện Răng
Hàm Mặt Trung Ương TPHCM, kết quả nghiên cứu (NC) cho thấy tỉ lệ chấn thương
hàm mặt vẫn cao và có chiều hướng không giảm.

Nguyên nhân chấn thương hàm mặt chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế - xã
hội, phương tiện cũng như thói quen giao thơng tại từng quốc gia. Chấn thương hàm
mặt có nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông thường gặp ở các quốc gia đang
phát triển có hạ tầng và an tồn giao thơng kém phát triển.
Bảng 1.1 Nguyên nhân chấn thương theo một số tác giả
Tên tác giả

Nguyên nhân

Năm Nước
NC

NC

TNGT Ẩu đã TNSH TNLĐ Khác

Lâm Ngọc Ấn và cs

1993

VN

78,5%

-

3,0%

6,9% 11,2%


Trần Văn Trường và cs

1999

VN

82,2%

-

7,9%

8,8%

Iida và cs

2001

Subhashraj và cs

2007 Ấn Độ 84,9%

52,3% 15,5% 10,3%
3,4%

7,0%

-

3,1% 18,8%

2,4%

2,3%


×