Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Đánh giá hiệu quả và an toàn thủ thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn ở người bệnh cao tuổi tại bệnh viện chợ rẫy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------

NGUYỄN KHẮC THIÊN CHƢƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN
THỦ THUẬT ĐẶT MÁY TẠO NHỊP TIM VĨNH VIỄN
Ở NGƢỜI BỆNH CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Chuyên ngành: Nội khoa (Lão khoa)
Mã s
ố: 8720107

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.BS. TÔN THẤT MINH

Thành Phố Hồ Chí Minh – 2020

.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


--------------

NGUYỄN KHẮC THIÊN CHƢƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN
THỦ THUẬT ĐẶT MÁY TẠO NHỊP TIM VĨNH VIỄN
Ở NGƢỜI BỆNH CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Chuyên ngành: Nội khoa (Lão khoa)
Mã số: 8720107

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.BS. TÔN THẤT MINH

Thành Phố Hồ Chí Minh – 2020

.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong
bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Hƣớng dẫn khoa học

NGUYỄN KHẮC THIÊN CHƢƠNG


TS.BS. TÔN THẤT MINH

.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
MỤC LỤC .........................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................vii
DANH MỤC PHƢƠNG TRÌNH ....................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT ..................................................................... 3
1. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 4
1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................................. 4
1.1.1. Chức năng máy tạo nhịp vĩnh viễn ......................................................................... 4
1.1.2. Mã hiệu máy tạo nhịp vĩnh viễn.............................................................................. 4
1.1.3. Cấu tạo và các thành phần của máy tạo nhịp vĩnh viễn .......................................... 4
1.1.4. Các phƣơng thức tạo nhịp ....................................................................................... 7
1.1.5. Các thông số máy tạo nhịp và dây điện cực ............................................................ 7
1.2. Chỉ định tạo nhịp tim vĩnh viễn ................................................................................. 8
1.3. Quy trình kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn .................................................... 9
1.3.1. Chuẩn bị .................................................................................................................. 9
1.3.2. Quy trình kỹ thuật ................................................................................................... 9
1.3.3. Lựa chọn phƣơng thức tạo nhịp ........................................................................... 15
1.4. An toàn thủ thuật ...................................................................................................... 15
1.4.1. Các biến chứng sớm và muộn sau đặt máy ........................................................... 15

1.4.2. Nhiễm trùng liên quan máy tạo nhịp vĩnh viễn..................................................... 17
1.4.3. Lƣợc qua các nghiên cứu ...................................................................................... 19
1.5. Hiệu quả thủ thuật .................................................................................................... 22
1.5.1. Dựa trên tiêu chí tỷ lệ tử vong, tái nhập viện và biến cố tim mạch ...................... 22

.


1.5.2. Dựa trên tiêu chí đánh giá chất lƣợng cuộc sống .................................................. 25
2. CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 28
2.1. Thiết kế nghiên cứu và kỹ thuật chọn mẫu .............................................................. 28
2.1.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 28
2.1.2. Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu liên tục, không xác suất. ..................................... 28
2.2. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 28
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu ............................................................................................ 28
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn vào ............................................................................................. 28
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................................ 28
2.2.4. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu ...................................................... 29
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................... 29
2.3.1. Cỡ mẫu .................................................................................................................. 29
2.3.2. Cách thức tiến hành ............................................................................................... 29
2.3.3. Biến số và định nghĩa biến số ............................................................................... 33
2.3.4. Phƣơng pháp quản lý và phân tích số liệu ............................................................ 36
2.4. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................................. 37
3. CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 38
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu và đặc điểm liên quan thủ thuật đặt máy ................... 38
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng dân số nghiên cứu .................................................................. 38
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng dân số nghiên cứu ........................................................... 41
3.1.3. Đặc điểm liên quan thủ thuật đặt máy................................................................... 43
3.2. An tồn thủ thuật ...................................................................................................... 50

3.2.1. Tỷ lệ thành cơng thủ thuật và biến chứng sớm nội viện ....................................... 50
3.2.2. Mơ hình tiên đốn biến chứng sớm nội viện......................................................... 51
3.3. Hiệu quả thủ thuật .................................................................................................... 53
3.3.1. Tái nhập viện và tử vong sau thủ thuật đặt máy ................................................... 53
3.3.2. Điểm chất lƣợng cuộc sống SF – 36 ..................................................................... 56
3.3.3. Mô hình tiên đốn cải thiện một phân độ SF – 36 tổng sau 12 tuần đặt máy ....... 57
4. CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................................... 59

.


4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu và đặc điểm liên quan thủ thuật đặt máy ................... 59
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng dân số nghiên cứu .................................................................. 59
4.1.2. Đặc điểm liên quan thủ thuật đặt máy................................................................... 65
4.1.2.1. Can thiệp đặt máy tạm thời trƣớc đặt máy ......................................................... 65
4.1.2.2. Vị trí điện cực nhĩ phải....................................................................................... 66
4.1.2.3. Về vị trí túi máy ................................................................................................. 69
4.1.2.4. Dây điện cực thất phải........................................................................................ 69
4.2. An toàn thủ thuật ...................................................................................................... 71
4.2.1. Thành công thủ thuật............................................................................................. 71
4.2.2. Biến chứng thủ thuật ............................................................................................. 71
4.2.3. Phƣơng trình hồi quy xác suất biến cố biến chứng sớm nội viện ......................... 75
4.3. Hiệu quả thủ thuật .................................................................................................... 76
4.3.1. Tái nhập viện và tử vong sau thủ thuật đặt máy ................................................... 76
4.3.2. Chất lƣợng cuộc sống ............................................................................................ 77
HẠN CHẾ ....................................................................................................................... 79
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 80
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ A
Tiếng Việt......................................................................................................................... A

Tiếng Anh......................................................................................................................... C
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... Q
Phụ lục 1: Phiếu thu thập thông tin .................................................................................. Q
Phụ lục 2: Chỉ định đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn ........................................................ V
Phụ lục 3: Cách cho điểm SF – 36 ................................................................................ AA
Phụ lục 4: Mã hiệu máy tạo nhịp tim vĩnh viễn ............................................................ HH
Phụ lục 5: Lựa chọn phƣơng thức tạo nhịp (Bệnh viện Đại học Basel) .......................... JJ
Phụ lục 6: Đánh giá bệnh đồng mắc ............................................................................. KK
Phụ lục 7: Danh sách ngƣời bệnh tham gia nghiên cứu ................................................ NN

.


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh giữa vị trí đặt máy dƣới da và trong cơ ............................................. 15
Bảng 1.2. Liệt kê các biến chứng sớm sau đặt máy ........................................................ 15
Bảng 1.3. Liệt kê các biến chứng muộn sau đặt máy...................................................... 15
Bảng 2.1. Tóm tắt nghiên cứu tham khảo trong ƣớc lƣợng cỡ mẫu nghiên cứu ............ 29
Bảng 3.1. Tần suất phân bổ theo giới tính ...................................................................... 38
Bảng 3.2. Tần suất phân bổ theo nhóm tuổi.................................................................... 38
Bảng 3.3. Tỷ lệ các bệnh đồng mắc theo phân nhóm giới tính ....................................... 39
Bảng 3.4. Tần suất phân bổ theo nhóm chỉ định ............................................................. 40
Bảng 3.5. Tỷ lệ các loại chỉ định theo phân nhóm tuổi .................................................. 40
Bảng 3.6. Thống kê mơ tả các đặc điểm nhân trắc và sinh hiệu ..................................... 41
Bảng 3.7. Thống kê mô tả các đặc điểm cận lâm sàng ................................................... 41
Bảng 3.8. Tỷ lệ can thiệp nhịp chậm giữa các nhóm chỉ định theo tần số tim ............... 45
Bảng 3.9. Tƣơng quan giữa chỉ định, mạch với điều trị nhịp chậm cấp cứu .................. 45
Bảng 3.10. Biến đổi thông số tạo nhịp nhĩ phải theo thời gian ....................................... 46
Bảng 3.11. Biến đổi thông số tạo nhịp thất phải theo thời gian ...................................... 47
Bảng 3.12. Đặc điểm thủ thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn ..................................... 49

Bảng 3.13. Khác biệt đặc điểm thủ thuật giữa các nhóm máy........................................ 49
Bảng 3.14. Khác biệt đặc điểm thủ thuật theo yếu tố bơm cản quang ............................ 49
Bảng 3.15. Điểm chất lƣợng cuộc sống tổng, thể chất, tinh thần theo thời gian ........... 56
Bảng 3.16. Diện tích dƣới đƣờng cong mơ hình tiên đoán cải thiện phân độ SF – 36 ... 57
Bảng 3.17. Giá trị của mơ hình tiên đốn cải thiện phân độ SF – 36 ............................. 58
Bảng 3.18. Diện tích dƣới đƣờng cong các mơ hình tiên đốn tử vong ......................... 54
Bảng 3.19. Giá trị của các mơ hình tiên đốn tử vong .................................................... 54
Bảng 3.20. Phân nhóm điểm SF – 36 trƣớc đặt máy theo ngƣỡng cắt ........................... 55
Bảng 3.21. Yếu tố tác động đến kết cục biến chứng sớm nội viện và tỷ suất chênh ...... 50
Bảng 3.22. Diện tích dƣới đƣờng cong mơ hình tiên đốn biến chứng sớm .................. 52
Bảng 3.23. Giá trị của mơ hình tiên đoán biến chứng sớm nội viện............................... 53
Bảng 4.1. Tổng hợp nghiên cứu về tỷ lệ giới tính và độ tuổi trung bình ........................ 59

.


Bảng 4.2. Tổng hợp nghiên cứu đánh giá bệnh đồng mắc .............................................. 62
Bảng 4.3. Tổng hợp nghiên cứu báo cáo về tỷ lệ các loại chỉ định đặt máy .................. 64
Bảng 4.4. Tổng hợp nghiên cứu báo cáo ngƣỡng kích thích nhĩ phải ............................ 68
Bảng 4.5. Tỷ lệ vị trí tạo túi máy .................................................................................... 69
Bảng 4.6. Tỷ lệ các vị trí đặt điện cực thất phải ............................................................. 69
Bảng 4.7. Thơng số tạo nhịp phân bổ theo vị trí điện cực thất phải ............................... 70
Bảng 4.8. Tổng hợp nghiên cứu báo cáo biến chứng thủ thuật đặt máy ......................... 71

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phân bổ theo giới và nhóm tuổi......................................................... 38
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh đồng mắc phân bổ theo giới ..................................................... 39
Biểu đồ 3.3. Đƣờng kính cuối tâm trƣơng thất trái trƣớc và sau đặt máy 12 tuần. ........ 42
Biểu đồ 3.4. Thể tích cuối tâm trƣơng thất trái trƣớc và sau đặt máy 12 tuần ............... 43
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ các đặc điểm liên quan tạo nhịp. ....................................................... 43

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ các can thiệp trƣớc đặt máy. .............................................................. 44
Biểu đồ 3.7. Phân bổ tỷ lệ cách tiếp cận TM và sử dụng cản quang. ............................. 46
Biểu đồ 3.8. Biến thiên độ nhận cảm của điện cực nhĩ – thất phải theo thời gian. ......... 47
Biểu đồ 3.9. Biến thiên ngƣỡng khử cực của điện cực nhĩ – thất phải theo thời gian. ... 48
Biểu đồ 3.10. Biến thiên trở kháng của điện cực nhĩ – thất phải theo thời gian. ............ 48
Biểu đồ 3.11. Điểm SF – 36 tổng, tinh thần và thể chất theo thời gian. ......................... 56
Biểu đồ 3.12. Đồ thị đƣờng cong ROC giữa M, P, D và PSF36. ................................... 58
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ tử vong và tái nhập viện sau đặt máy tạo tim vĩnh viễn.................. 53
Biểu đồ 3.14. Đƣờng cong Kaplan – Meier và hàm số tích lũy Hazard Ratio. .............. 55
Biểu đồ 3.15. Tần suất biến chứng sớm nội viện. ........................................................... 50
Biểu đồ 3.16. Đồ thị đƣờng cong ROC giữa A, C, T và PEEV. ..................................... 52

.


i

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tóm tắt q trình thực hiện nghiên cứu................................................ 32

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hệ thống máy tạo nhịp vĩnh viễn. ..................................................................... 4
Hình 1.2. Đầu nối đơn cực (A) và đầu nối hai cực (B), (C). ........................................... 6
Hình 1.3. Dây điện cực. .................................................................................................... 6
Hình 1.4. Nhận cảm dƣới mức. ......................................................................................... 8
Hình 1.5. Nhận cảm quá mức............................................................................................ 8
Hình 1.6. Mối liên quan giữa tĩnh mạch dƣới địn và tĩnh mạch đầu. ............................ 10
Hình 1.7. Cửa sổ dƣới địn. ............................................................................................. 10
Hình 1.8. Chọc TM nách dƣới màn huỳnh quang theo PP của Byrd.............................. 11
Hình 1.9. Chọc mù TM nách dựa trên mốc giải phẫu theo PP của Belott. ..................... 12

Hình 1.10. Chọc TM nách dƣới hƣớng dẫn siêu âm Doppler mạch máu. ...................... 13
Hình 1.11. Hình ảnh chụp TM nách và luồn dây dẫn. .................................................... 14
Hình 4.1. Xu hƣớng trở kháng tạo nhịp thất phải. .......................................................... 73

DANH MỤC PHƢƠNG TRÌNH
Phƣơng trình 2.1. Ƣớc tính cỡ mẫu................................................................................. 29
Phƣơng trình 3.1. Hồi quy xác suất biến cố biến chứng sớm nội viện ........................... 51
Phƣơng trình 3.2. Mơ hình tiên đốn tử vong ................................................................. 54
Phƣơng trình 3.3. Hồi quy xác suất cải thiện ít nhất 1 phân độ SF – 36 ........................ 57

.


i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
MM:

Mạch máu

NB:

Ngƣời bệnh

NC:

Nghiên cứu

PP:


Phƣơng pháp

THA:

Tăng huyết áp

TNVV:

Tạo nhịp tim vĩnh viễn

TM:

Tĩnh mạch

Tiếng Anh
ACC/AHA/HRS:

American College of Cardiology – Trƣờng môn Tim mạch
Hoa Kỳ/ American Heart Association – Hội Tim mạch Hoa
Kỳ/ Heart Rhythm Society – Hội Nhịp học Hoa Kỳ

AUC/ROC/LR:

Area Under Curve/ Receiver Operating Curve/ Likelihood
Ratio – Diện tích dƣới đƣờng cong/ Đƣờng cong đặc trƣng
hoạt động của bộ thu nhận/ Hệ số đúng/ Hệ số sai

BMI:


Body Mass Index – Chỉ số khối cơ thể

EDV/ESV/EF:

End – diastolic (systolic) volume/ Ejection Fraction – Thể tích
cuối tâm trƣơng (tâm thu)/ Phân suất tống máu
Kidney Disease Improving Global Outcomes – Dự án Cải thiện

KDIGO:

Dự hậu bệnh lý thận
Left ventricular internal diameter end diastole/ end systole –

LVIDd/LVIDs:

Đƣờng kính cuối tâm trƣơng/ tâm thu thất trái
North American Society of Pacing and Electrophysiology –

NASPE/BPEG:

Hội Tạo nhịp và Điện sinh lý Hoa Kỳ/ British Pacing and
Electrophysiology Group – Hội Tạo nhịp và Điện sinh lý Anh
Odds Ration/ Hazard Ratio/ Confidence Interval – Tỷ suất

OR/HR/CI:

chênh/ Tỷ số nguy cơ/ Khoảng tin cậy
Bảng khảo sát chất lƣợng cuộc sống Short form 36 chính thức

SF– 36®:


.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn chức năng nút xoang là một bệnh lý của tuổi già, lần đầu tiên đƣợc
mô tả với đầy đủ triệu chứng lâm sàng là vào năm 1968 [66], mặc dù trƣớc đó
Wenckebach đã có những báo cáo sơ bộ về các dạng điện tim của bệnh lý này vào
những năm 1923. Dữ liệu thu thập đƣợc từ 28 NC lớn nhỏ khác nhau ở những NB
đƣợc tạo nhịp nhĩ để điều trị suy nút xoang cho thấy tỷ lệ tiến triển hằng năm đến
blốc nhĩ thất hoàn toàn vào khoảng 0,6% (dao động 0% đến 4,5%) và tỷ lệ lƣu hành
là khoảng 2,1% (dao động 0% đến 11,9%) [125]. Tất cả các thể blốc nhĩ thất gần
nhƣ thƣờng gặp nhất ở nhóm dân số ngƣời trên 70 tuổi. Blốc tim hồn tồn, tính
riêng ở Hoa Kỳ, tỷ lệ này khoảng 0,02% và trên toàn thế giới vào khoảng 0,04%.
Tỷ lệ bệnh lý nhịp chậm tăng dần theo tuổi do sự lão hóa, đồng thời do tỷ lệ thiếu
máu cơ tim cũng tăng dần theo độ tuổi [96]. Điển hình sẽ xuất hiện và đƣợc chẩn
đốn vào khoảng độ thập niên thứ 7 hay thứ 8 trong chu kỳ sống của mỗi ngƣời và
đó cũng là độ tuổi trung bình đặt máy trong nhiều NC trên bệnh lý này [101], [102].
Tạo nhịp tim vĩnh viễn ban đầu đƣợc chỉ định điều trị các cơn ngất kiểu
Adams Stokes do blốc tim hoàn toàn. Hiện tại, chỉ định đƣợc mở rộng cho NB bị
suy nút xoang và một vài thể ngất do phản xạ. Kể từ ca đặt máy tạo nhịp viễn đầu
tiên đƣợc tiến hành năm 1952, đến nay theo nhiều dữ liệu cho thấy số lƣợng NB
đƣợc đặt máy trên thế giới mỗi năm ƣớc tính khoảng 1.250.000 máy tạo nhịp,
410.000 máy phá rung và tăng dần qua từng năm với tốc độ 5% [39], [140].
Biến chứng liên quan đặt máy có thể xuất phát từ ekip thủ thuật, hệ thống
phần mềm – phần cứng hỗ trợ thậm chí cả máy và dây điện cực. Nhƣ hiện tƣợng
mất dẫn, mất nhận cảm hay quá nhạy cảm cho đến các biến chứng loạn nhịp tim do
máy [12], [23], [49], [50]. Tỷ lệ đặt máy càng nhiều đồng nghĩa với việc ngày càng
gia tăng các biến chứng liên quan đến thủ thuật này và đặc biệt là biến chứng nhiễm
trùng máy cũng tăng theo. Trên lâm sàng nhiễm trùng máy tạo nhịp đƣợc phân loại

thành các mức độ từ nhiễm trùng túi máy đơn độc, nhiễm trùng huyết cho đến viêm
nội tâm mạc nhiễm trùng liên quan máy và dây dẫn. Nhiễm trùng túi máy đơn độc

.


là phổ biến nhất, tỷ lệ có thể lên đến một nửa số ca đặt máy [39], [134]. Nhiễm
trùng máy thƣờng buộc phải xử trí rút bỏ hệ thống tạo nhịp dao động từ 8% cho đến
46% tùy mức độ [42]. Nhiễm trùng liên quan đến máy tạo nhịp ngày nay đã trở
thành gánh nặng thật sự cho chăm sóc y tế đối với những NB đƣợc đặt máy và cả hệ
thống y khoa. Vì nó liên quan mạnh với gánh nặng thƣơng tật và cả tỷ lệ tử vong,
cũng nhƣ là chi phí điều trị và thời gian nằm viện [52], [140], [143].
Tại Việt Nam, kể từ khi ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn lần đầu đƣợc triển
khai vào năm 1973 do Đặng Hanh Đệ, Vũ Văn Đính và Trần Đỗ Trinh tiến hành
đến này đã có hàng nghìn NB đƣợc điều trị bằng PP này. Song song với đó là hàng
loạt các NC của các tác giả trong nƣớc đƣợc báo cáo nhƣ Phạm Hữu Văn [13], Tạ
Tiến Phƣớc [16], Nguyễn Tri Thức [11],… nhƣng nhìn chung chủ yếu tập trung vào
các khía cạnh về kỹ thuật và đánh giá chuyên sâu về chức năng máy tạo nhịp cũng
nhƣ chƣa có nhiều NC khảo sát đặc biệt dành cho nhóm NB cao tuổi, vì đây là
nhóm dân số nhạy cảm với thủ thuật từ các vấn đề ngồi chun mơn (tâm thần, xã
hội,..) cho đến các yếu tố chuyên môn (độ hiệu quả, nguy cơ thủ thuật, tiên lƣợng
dài hạn,…). Với một bức tranh muôn màu về điều trị tạo nhịp tim vĩnh viễn trên
nhóm dân số ngƣời cao tuổi cịn nhiều bàn cãi. Vì vậy chúng tôi quyết định tiến
hành nghiên cứu: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN THỦ THUẬT ĐẶT
MÁY TẠO NHỊP TIM VĨNH VIỄN Ở NGƢỜI BỆNH CAO TUỔI TẠI BỆNH
VIỆN CHỢ RẪY”.
Nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu ngƣời bệnh cao tuổi đƣợc đặt máy
tạo nhịp tim vĩnh viễn để điều trị các bệnh lý rối loạn nhịp chậm có:
1. Đặc điểm chung (dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng) của dân số ngƣời cao
tuổi đƣợc đặt máy tạo nhịp nhƣ thế nào? Các đặc điểm liên quan đến thủ thuật đặt

máy tạo nhịp vĩnh viễn ra sao?
2. Tỷ lệ thành cơng thủ thuật và an tồn thủ thuật trong giai đoạn nằm viện là bao
nhiêu? Các yếu tố nào tiên đoán biến chứng sớm trong thời gian nằm viện?
3. Hiệu quả của thủ thuật đặt máy tạo nhịp tim là bao nhiêu? Đƣợc đánh giá bằng
công cụ nào? Giá trị tiên lƣợng nhƣ thế nào?

.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT
Xác định các đặc điểm liên quan đến thủ thuật, đánh giá tính hiệu quả và an toàn
của thủ thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn ở ngƣời bệnh cao tuổi tại Bệnh viện
Chợ Rẫy.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỤ THỂ
1. Khảo sát các đặc điểm của dân số nghiên cứu (đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng)
và các đặc điểm liên quan thủ thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.
2. Khảo sát tỷ lệ thành công thủ thuật, biến chứng sớm nội viện và mơ hình tiên
đốn biến chứng sớm nội viện.
3. Khảo sát tỷ lệ tái nhập viện, tử vong trong vòng 12 tuần sau đặt máy tạo nhịp tim
vĩnh viễn và mơ hình tiên đốn tử vong.
4. Đánh giá thay đổi điểm chất lƣợng cuộc sống bằng thang điểm SF – 36 và tỷ lệ
cải thiện một phân độ SF – 36 sau 12 tuần đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

.


1. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Chức năng máy tạo nhịp vĩnh viễn

Phần lớn các máy tạo nhịp vĩnh viễn có bốn chức năng chính sau: (1) Kích
thích sự khử cực cơ tim; (2) Nhận cảm hoạt động nội tại của tim; (3) Đáp ứng với
sự tăng nhu cầu của cơ thể bằng cách thay đổi tần số; (4) Hỗ trợ chẩn đoán nhờ vào
dữ liệu lƣu trữ trong máy.
1.1.2. Mã hiệu máy tạo nhịp vĩnh viễn
Mã hiệu của máy tạo nhịp đƣợc sử dụng rộng rãi hiện nay là mã hiệu
NASPE/BPEG [37]. (Xem phụ lục 4)
1.1.3. Cấu tạo và các thành phần của máy tạo nhịp vĩnh viễn
Hệ thống máy tạo nhịp bao gồm: bộ phận phát xung, dây điện cực, máy
chƣơng trình.

MÁY TẠO NHỊP

DÂY ĐIỆN CỰC

MÁY CHƢƠNG TRÌNH

Hình 1.1. Hệ thống máy tạo nhịp vĩnh viễn.
1.1.3.1. Bộ phận phát xung
a. Nguồn năng lượng
Nguồn năng lƣợng thƣờng dùng trong máy tạo nhịp vĩnh viễn hiện nay là pin
Litium – iodine. Đây là loại pin lý tƣởng vì có ƣu điểm là điện thế ổn định trong
khoảng 80 tới 90% đời sống của pin [108]. Các loại pin dùng năng lƣợng nguyên tử
không đƣợc phổ biến vì mắc tiền và nguy cơ ơ nhiễm môi trƣờng [1].
b. Mạch điện tử
Mạch công suất: xung đầu ra của máy phát xung đƣợc biểu hiện bằng hai
thông số là biên độ xung và độ rộng xung. Biên độ xung có đơn vị là volt (V),

.



thƣờng các máy tạo nhịp có biên độ xung từ 1V đến 7,5V. Độ rộng xung là thời
gian kích thích đƣợc tính bằng mili giây (ms).
Mạch nhận cảm: điện đồ trong tim đƣợc dẫn từ điện cực đến mạch nhận
cảm, tại đây có phần lọc và khuếch đại tín hiệu.
Mạch điều hồ thời gian: điều chỉnh chính xác khoảng thời gian phát xung,
chu kỳ tạo nhịp, những thời kỳ trơ nhận cảm và thời kỳ báo động, khoảng nhĩ thất.
c. Bộ phận nhận cảm đáp ứng tần số nhân tạo:
Nhằm điều chỉnh tần số tim theo những tình trạng sinh lý hoá học trong cơ
thể hay các biểu hiện điện thế trong tim [91].
Hiện nay các bộ phận nhận cảm sau đây đã đƣợc NC và áp dụng:
 Nhận cảm chuyển động, hơ hấp, nhiệt độ, độ bão hịa oxy TM trộn
[43], [65], [103], [105].
 Nhận cảm sự thay đổi của khoảng QT: dựa trên việc khoảng QT ngắn
lại lúc gắng sức hay tăng trƣơng lực giao cảm và dài ra lúc nghỉ [12].
 Bộ phận nhận cảm với tính toàn vẹn khử cực đƣợc tạo nhịp. Độ nhận
cảm giảm trong q trình gắng sức hay kích thích catecholamine
[106].
Các mạch đo từ xa: các máy phát xung có thể lập trình, có khả năng đáp ứng
tín hiệu tần số radio phát ra từ máy chƣơng trình và ngƣợc lại.
d. Các bộ vi xử lý
Mạch tích hợp của máy phát xung có thể chứa cả bộ nhớ chỉ đọc (ROM) và
bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM). Bộ nhớ chỉ đọc đƣợc sử dụng để hƣớng dẫn
các mạch đầu ra và mạch nhận cảm, bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên đƣợc sử dụng lƣu
trữ thơng tin chẩn đốn về tần số tạo nhịp, nhịp tim nội tại và đầu ra nhận cảm
[108].
e. Đầu nối dây điện cực với máy tạo nhịp
Đầu nối đơn cực: cấu tạo đơn giản, đƣợc hàn vào dây điện cực có lịng rỗng
để luồn dây dẫn vào trong lòng dây điện cực.


.


Đầu nối hai cực: loại hai chạc có tiêu chuẩn đƣờng kính 5 – 6mm và loại một
trục có đƣờng kính 3,2mm là loại đầu nối phổ biến nhất hiện nay [17], [40].

C

A

B
Hình 1.2. Đầu nối đơn cực (A) và đầu nối hai cực (B), (C).

1.1.3.2. Dây điện cực
Dây máy tạo nhịp: gồm loại đơn cực hoặc lƣỡng cực. Trong hệ thống đơn
cực, điện cực đơn ở đầu dây mang điện tích âm, và vỏ máy tạo nhịp mang điện tích
dƣơng. Hệ thống dây lƣỡng cực có hai điện cực nằm gần nhau, điện cực âm tiếp
xúc với tim, điện cực dƣơng có thể tiếp xúc nội mạc hoặc nằm lơ lửng trong tim.

Đơn cực

Lƣỡng cực

Hình 1.3. Dây điện cực.
Đầu điện cực: đầu điện cực lý tƣởng phải là một điện cực với bán kính nhỏ
(để tăng cƣờng độ dịng điện) và một diện tích bề mặt lớn (để cải thiện độ nhận
cảm). Vì vậy, đầu điện cực đƣợc thiết kế có nhiều lỗ xốp để tăng diện tích bề mặt
nhƣng vẫn giữ một bán kính nhỏ. Thêm vào đó, đầu điện cực máy tạo nhịp ngày
nay đƣợc phủ một lƣợng nhỏ corticosteroide dexamethasone sodium phosphate
phóng thích chậm. Các loại đầu điện cực chứa steroide có tác dụng làm giảm phản

ứng viêm ở mặt phân giới điện cực và nội mạc, cải thiện đƣợc ngƣỡng kích thích và
độ nhận cảm cấp và mạn tính [29], [71], [94], [131], [139], [145].
1.1.3.3. Máy chương trình
Chức năng của máy tạo nhịp có thể đƣợc lập trình từ các máy chƣơng trình
liên lạc với máy tạo nhịp bằng sóng điện từ. Các giá trị có thể lập trình là cƣờng độ,
tần số phát xung, thời gian trơ, độ nhận cảm,… và trong quá trình theo dõi có thể

.


lập trình trở lại để phù hợp tình trạng bệnh lý và kéo dài tuổi thọ của máy. Mỗi nhà
sản xuất cung cấp một máy chƣơng trình dành cho các máy tạo nhịp của họ.
1.1.4. Các phương thức tạo nhịp (Xem phụ lục 4)
1.1.4.1. Tạo nhịp một buồng
a. Tạo nhịp VVI
b. Tạo nhịp AAI
1.1.4.2. Tạo nhịp 2 buồng
a. Tạo nhịp DDD
b. Tạo nhịp VDD
c. Tạo nhịp DDI
1.1.5. Các thông số máy tạo nhịp và dây điện cực
1.1.5.1. Ngưỡng kích thích
Ngƣỡng tạo nhịp đƣợc định nghĩa là biên độ kích thích tối thiểu để đạt đƣợc
khử cực cơ tim. Trong đặt máy TNVV ngƣỡng kích thích nhĩ thƣờng ≤ 1,5 V và
ngƣỡng kích thích thất thƣờng ≤ 1 V ở độ rộng xung là 0,5 ms. Ở đa số NB, ngƣỡng
kích thích thƣờng tăng trong 2 – 4 tuần đầu tiên sau đặt máy, đạt đến đỉnh cao và
sau đó giảm xuống mức độ mạn tính sau 6 – 8 tuần [12].
1.1.5.2. Nhận cảm
Nhận cảm là khả năng máy tạo nhịp có thể “thấy” đƣợc những khử cực tự
nhiên của tim thông qua sự thay đổi điện thế của tế bào cơ tim giữa cực âm và cực

dƣơng. Trong đặt máy, điện cực nhĩ cần số độ nhận cảm > 1,5 mV và ở thất > 6
mV. Sau đặt máy biên độ của điện đồ thƣờng suy giảm trong các tuần đầu tiên, sau
đó tăng và đạt giá trị mạn tính thấp hơn chút ít so với lúc đặt máy [12].

.


Khơng nhận ra
nhát bóp nội tại

Phát xung theo
chƣơng trình

Hình 1.4. Nhận cảm dưới mức.

Kênh ghi nhận tín
hiệu thấy có hoạt
động nội tại

Mặc dù thực sự khơng
có hoạt động nào

Hình 1.5. Nhận cảm quá mức.
1.1.5.3. Trở kháng
Trở kháng là tổng tất cả các lực chống lại dòng điện trong mạch điện. Trở
kháng đƣợc đo bằng Ohm (Ω). Trở kháng của dây dẫn bằng điện trở của đƣờng dẫn
truyền, cấu trúc quanh điện cực và điện cực (dao động 250 – 1200 Ω ở điện thế đầu
ra là 5V, trung bình 500 – 800 Ω). Thƣờng trở kháng điện cực giữ ổn định hay giảm
nhẹ sau đặt máy [12]. Trở kháng thấp dƣới 250 Ω có thể do hỏng lớp cách điện bên
trong, ngƣợc lại trở kháng cao trên 2000 Ω kèm theo tăng ngƣỡng gợi ý nứt gãy dây

điện cực tạo nhịp.
1.2. Chỉ định tạo nhịp tim vĩnh viễn
Chỉ định đặt máy tạo nhịp theo hƣớng dẫn của ACC/AHA/HRS năm 2018 về
quản lý nhịp chậm [69] và ACC/AHA/HRS 2017 về quản lý ngất [149] và khuyến
cáo của hội tim mạch học Việt Nam năm 2010 [15].
Xem thêm phụ lục 2.

.


1.3. Quy trình kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn
1.3.1. Chuẩn bị
Thiết bị, dụng cụ: phịng thơng tim có máy X – quang tăng sáng, bộ dụng cụ
tiểu phẫu, monitor điện tâm đồ, huyết áp, hô hấp. Nếu cần thiết, NB có thể đƣợc đặt
nội khí quản, huyết áp động mạch xâm lấn, máy phá rung…để theo dõi sát.
Ngƣời bệnh: đƣợc xét nghiệm tiền phẫu, lập đƣờng truyền TM và nhịn ăn ít
nhất 6 giờ trƣớc đặt máy. Dùng kháng sinh dự phòng phủ đƣợc tụ cầu trùng [114].
Điều chỉnh INR dƣới 2 trƣớc khi tiến hành đặt máy, ngƣng heparin vào ngày đặt
máy và có thể dùng lại heparin sau đặt máy vài giờ và kháng đông đƣờng uống sau
24 – 48 giờ nếu không biến chứng chảy máu hay tụ máu [73], [77].
Nhân sự: đƣợc thực hiện chủ yếu bởi các nhà điện sinh lý, hoặc có thể uỷ
nhiệm cho những thầy thuốc có kinh nghiệm về thơng tim có kỹ thuật và kiến thức
cơ bản về tạo nhịp. Cần phân định rõ vai trò từng thành viên trong ê kíp [75], [81].
1.3.2. Quy trình kỹ thuật
1.3.2.1. Gây tê
Ngày nay, thƣờng đặt máy ở vùng ngực dƣới xƣơng địn trái vì đem lại thuận
tiện do NB phần lớn thuận tay phải. Tê da và dƣới da khu trú với lidocain.
1.3.2.2. Tiếp cận tĩnh mạch
Hiện nay có 2 PP thông dụng để tiếp cận TM: bộc lộ TM (dùng TM đầu để
luồn điện cực) hoặc chọc TM theo PP Seldinger (sử dụng TM nách hoặc dƣới đòn

để luồn điện cực). Thứ tự ƣu tiên từ TM nách, TM dƣới đòn đến TM cánh tay đầu.
Riêng trên NB cao tuổi có bệnh thận mạn lọc thận thƣờng kèm bất thƣờng
TM nên có thể kết hợp PP xẻ TM đầu với chọc TM nách hoặc dƣới đòn. Điều này
giúp tăng tỷ lệ thành công thủ thuật [130].
a. Phương pháp bộc lộ tĩnh mạch
TM đầu khu trú trong khoảng giữa cơ Delta và cơ ngực lớn. Vị trí rạch da
bộc lộ dễ thấy TM đầu là rãnh Delta – ngực. PP bộc lộ TM đầu an toàn cao hơn so
với PP chọc TM dƣới địn. Hầu nhƣ khơng có gây biến chứng chảy máu hay tràn

.


khí màng phổi. Tuy nhiên, đơi khi có thể gặp TM đầu nhỏ hoặc dạng đám rối TM,
khi đó việc mở và luồn dây rất khó khăn. Nhất là khi cần đặt 2 dây điện cực [66].
b. Chọc tĩnh mạch dưới địn bằng phương pháp Seldinger

A: (*) vị trí chọc; B: chọc kim TM nách tại xƣơng sƣờn 2 trái dƣới màng tăng sáng
Hình 1.6. Mối liên quan giữa tĩnh mạch dưới đòn và tĩnh mạch đầu [66].
Việc chọc TM dƣới đòn sẽ tiếp cận đến vùng cận đỉnh phổi, là góc hợp giữa
xƣơng sƣờn 1 và xƣơng địn [36]. Góc này đƣợc gọi là cửa sổ dƣới địn (Hình 1.7).
Tại vị trí xác định này (sau khi đã tê tại chỗ, bắt đầu rạch da cách 1 cm từ vị trí này
và cách điểm giao giữa xƣơng sƣờn 1 với xƣơng đòn từ 1 – 2 cm hƣớng xuống dƣới
và ra bên), hƣớng đầu kim về phía đƣờng giữa và đầu.
Cửa sổ dƣới địn và góc ức địn có thể bị biến đổi quá mức do thao tác dạng
cánh tay hoặc kê hay lót vật dƣới bả vai. Nếu giữ tƣ thế này có thể làm cho góc tiếp
cận hẹp lại và dễ chọc trúng dây chằng ức đòn (dây điện cực có thể bị mắc kẹt hoặc
đè ép và gãy). Ngƣợc lại, ở tƣ thế trung tính có thể tránh đƣợc dây chằng ức địn.

Hình 1.7. Cửa sổ dưới đòn [34].


.


c. Chọc tĩnh mạch nách
Tiếp cận TM nách đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm, đơi khi cần phải chụp cản
quang TM. Tuy nhiên, có ƣu điểm ít bị biến chứng tràn khí – tràn máu màng phổi
hoặc gãy điện cực tạo nhịp.

✲ Dưới hướng dẫn màn huỳnh quang
PP này lần đầu đƣợc mô tả bởi Byrd [41], đƣợc xem nhƣ là một biến thể của
kỹ thuật chọc TM dƣới đòn chuẩn (Hình 1.8). Dƣới màn huỳnh quang giữ hƣớng
kim vng góc và tiến dần đến chạm với bờ ngồi nhất cung sƣờn 1. Lặp lại tiến
trình trên bằng cách dịch chuyển kim dần lên cao theo hƣớng ra bên và sau của
cung sƣờn đến khi chọc đƣợc vào TM. Sau đó, bắt đầu kéo xy – lanh để rút máu,
luồn dây dẫn vào TM, trƣợt ống dẫn theo dây dẫn và luồn dây điện cực. Về cơ bản,
cách tiếp cận này tƣơng đối an tồn và đảm bảo thành cơng cao và ít ảnh hƣởng đến
dây điện cực do cửa sổ vào TM rộng, không chọc xuyên qua dây chằng ức đòn.
Biến chứng thƣờng gặp do gây tụ máu do chọc nhầm vào động mạch nách.

Xƣơng sƣờn 1

Hình 1.8. Chọc TM nách dưới màn huỳnh quang theo PP của Byrd [41].

✲ Chọc mù dựa trên mốc giải phẫu
Belott [35] đã mô tả PP chọc TM nách mù nhƣ là sự cải biến PP của Byrd và
Magney [109]. Xác định các mốc giải phẫu nhƣ rãnh Delta – ngực và mỏm quạ
xƣơng bả vai. Rạch da ở mốc ngang mỏm quạ, kéo dọc về phía đƣờng giữa khoảng
2,5 inch (6,25 cm) theo phƣơng vng góc với rãnh Delta – ngực (Hình 1.9). Bóc
tách mơ dƣới da đến cơ ngực lớn. Đặt kim chọc TM một góc 45o hợp với bề mặt cơ
theo phƣơng song song cách rãnh Delta – ngực khoảng 1 – 2 cm và hƣớng về


.


đƣờng giữa nhƣ Hình 1.9. Đi kim sâu dần đến chọc vào TM và tiến hành các bƣớc
tiếp nhƣ quy trình chuẩn.
Rãnh Deltangực

Cơ ngực
lớn

Góc rãnh
Delta-ngực

Cơ ngực
lớn

Hình 1.9. Chọc mù TM nách dựa trên mốc giải phẫu theo PP của
Belott [35].

✲ Dưới hướng dẫn siêu âm Doppler
PP này lần đầu đƣợc Fyke [70] mô tả và áp dụng thành công trên 59 trƣờng
hợp với tổng cộng 100 dây điện cực đƣợc luồn qua đƣờng chọc TM nách.
Đầu dò Doppler MM đƣợc bọc vô trùng và đặt dọc theo bờ dƣới xƣơng địn.
Khi bắt đƣợc hình ảnh của TM nách, di chuyển và điều chỉnh góc sao cho cắt đƣợc
vng góc với tiết diện MM (Hình 1.10). Chú ý tránh hƣớng chùm tia siêu âm về
phía xƣơng địn, với góc chiếu này có thể quan sát đƣợc trực tiếp hình ảnh thực khi
kim chọc dò đi xuyên qua TM. Đặt kim chọc dò ngay dƣới đầu dò siêu âm, từ từ
tiến kim và quan sát đầu kim chọc dò (một đƣờng echo sáng dọc xuyên từ da vào
TM). Có thể áp dụng PP này với việc mở da bộc lộ cơ ngực đối với những trƣờng

hợp thành ngực dày do mỡ và mô dƣới da nhiều.

.


D/c ức đòn
TM nách
TM dƣới đòn

TM nách

Xƣơng sƣờn 2

TM dƣới địn

TM nách

Xƣơng sƣờn 1

Hình 1.10. Chọc TM nách dưới hướng dẫn siêu âm Doppler
MM theo PP của Fyke [70].

✲ Dưới hướng dẫn chụp TM cản quang
Chụp hình TM nên đƣợc xem xét ở bất kỳ trƣờng hợp nào nghi ngờ lộ trình
TM có bất thƣờng hoặc biến thể về giải phẫu. Đƣợc mô tả bởi Higano và đồng sự
[86], bằng cách lập một đƣờng truyền TM vùng TM cánh tay cùng bên với bên đặt
máy bằng kim 20G hoặc lớn hơn. Cản quang đƣợc tiêm nhanh, kỹ thuật đảm bảo vô
trùng, khoảng từ 10 –50 mL dung dịch cản quang iodine (đảm bảo NB chƣa từng bị
dị ứng với thuốc cản quang hoặc bất kỳ thành phần nào có trong thuốc), sau đó bơm
đẩy một lƣợng nƣớc muối sinh lý. Cản quang từ từ làm hiện hình TM ngoại biên

dọc đến tận TM dƣới địn. Đặt kim chồng hình lên đƣờng đi TM và tiến hành đi kim
nhƣ PP của Byrd để hƣớng kim đến bờ ngoài nhất xƣơng sƣờn 1.

.


Hình 1.11. Hình ảnh chụp TM nách và luồn dây dẫn [86].
1.3.2.3. Luồn điện cực
a. Đặt điện cực nhĩ phải:
Đặt điện cực nhĩ phải có thể đƣa vào 4 vị trí ở tiểu nhĩ hoặc vùng cao nhĩ
phải hoặc thành tự do hoặc vách liên nhĩ.
b. Đặt điện cực thất phải:
Đặt điện cực thất phải có thể đƣa vào 4 vùng: vùng vách liên thất hoặc vùng
mỏm thất phải hoặc thành tự do hoặc đƣờng ra thất phải. Ngày nay ngƣời ta có xu
hƣớng tìm và cố định điện cực vào vách liên thất.
1.3.2.4. Tạo túi
Việc quan trọng cuối cùng đó là hạn chế nhiễm trùng túi máy sau thủ thuật,
đặc biệt trên những ngƣời cao tuổi, thƣờng có nguy cơ chu phẫu cao do lớp mô
dƣới da khá mỏng (tình trạng suy dinh dƣỡng), khả năng tự chăm sóc và tự nhận
thức bị suy giảm (suy yếu hay hậu quả của các bệnh lý thần kinh nhƣ đột quỵ)
[129], [130]. Theo NC tại Nhật Bản, các tác giả khuyến cáo nếu trong các trƣờng
hợp khơng có yếu tố nguy cơ cao nhiễm trùng máy hậu phẫu thì việc đặt máy dƣới
da đƣợc ƣu tiên. Ngƣợc lại, việc để túi máy dƣới cơ vì vị trí này khả năng chịu đƣợc
xâm lấn nhiễm trùng từ bên ngoài tốt hơn [130].

.


Bảng 1.1. So sánh giữa vị trí đặt máy dưới da và trong cơ.


Thuận lợi
Dƣới da

Bất lợi

Phẫu thuật giới hạn
Kiểm soát tốt chảy máu
Gây tê tốt hơn
Dễ dàng thay đổi máy

Ít tính thẩm mỹ
Nguy cơ lt
Nguy cơ thay đổi vị trí
máy khi cử động

Thẩm mỹ hơn
Ít nguy cơ thay đổi vị trí
Trong cơ
máy khi cử động
Ngƣời bệnh chấp nhận hơn

Nguy cơ chảy máu
Đau sau mổ hơn
Máy có thể di chuyển
về phía nách

1.3.3. Lựa chọn phương thức tạo nhịp
Ngƣời bệnh nhịp chậm tại khoa Điều trị Rối loạn nhịp Bệnh viện Chợ Rẫy
đƣợc lựa chọn phƣơng thức tạo nhịp theo PP của Bệnh viện Đại học Basel [111].
1.4. An toàn thủ thuật

Điều trị tạo nhịp là một kỹ thuật cao, nhiều hiệu quả nhƣng cũng tiềm ẩn
nhiều nguy cơ tai biến. Kỹ năng, kinh nghiệm và kỹ thuật áp dụng là những yếu tố
góp phần cải thiện kết cục. Dù vậy biến chứng vẫn là một phần khó tránh khỏi đối
với thủ thuật, nó có thể do thủ thuật viên hay dụng cụ,… Dƣới đây là các phân loại
biến chứng nhằm có cái nhìn tồn diện hơn về q trình đặt máy tạo nhịp [60].
1.4.1. Các biến chứng sớm và muộn sau đặt máy
Một số biến chứng sớm sau đặt máy đƣợc liệt kê ở Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Liệt kê các biến chứng sớm sau đặt máy [60].








Tiếp cận tĩnh mạch
Do phƣơng pháp Seldinger
Tràn khí màng phổi
Tràn dịch – máu màng phổi
Do luồng sheath
Thuyên tắc khí hay dị vật
Thủng tim hoặc rách tĩnh mạch
trung tâm
Chạm mạch (động mạch)







Đặt dây điện cực
Nhịp chậm hoặc nhịp
nhanh
Thủng tim hoặc rách
tĩnh mạch
Tổn thƣơng van
Hƣ dây điện cực





Tạo túi máy
Gắn không chặt
hoặc không
khớp giữa dây
và máy
Tụ máu túi máy

Một số biến chứng muộn sau đặt máy đƣợc liệt kê ở Bảng 1.3.
Bảng 1.3. Liệt kê các biến chứng muộn sau đặt máy [60].

.


×