Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn streptococcus suis phân lập từ lợn tại một số địa phương ngoại thành hà nội và đề xuất biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 81 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ QUỲNH TRANG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
VI KHUẨN STREPTOCOCCUS SUIS PHÂN LẬP TỪ
LỢN TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG NGOẠI THÀNH
HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Ngành:

Thú Y

Mã ngành:

8640110

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Nguyễn Thị Bích Thủy
2. TS. Trần Thị Đức Tám

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Thị Quỳnh Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Bích Thủy và TS. Trần Thị Đức Tám đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Giải Phẫu – Tổ Chức , Khoa Thú Y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Viện Thú Y đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Thị Quỳnh Trang

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị, sơ đồ .................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 2


1.3.3.

Thời gian nghiên cứu: Từ 9/2018 – 8/2019 ........................................................ 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài ............................................ 3
2.1.

Vi khuẩn Streptococcus suis ............................................................................... 3

2.1.1.

Đặc tính hình thái của Streptococcus suis .......................................................... 3

2.1.2.

Đặc tính ni cấy của Streptococcus suis ........................................................... 4

2.1.3.

Đặc tính sinh hóa của Streptococcus suis ........................................................... 5

2.1.4.

Phân loại ............................................................................................................. 6


2.1.5.

Cấu trúc kháng nguyên và yếu tố độc lực của vi khuẩn Streptococcus suis ........... 6

2.1.6.

Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus suis ........................... 7

2.1.7.

Nhóm kháng nguyên của vi khuẩn Streptococcus ............................................. 9

2.1.8.

Vai trò gây bệnh của vi khuẩn Streptococcus suis ............................................. 9

2.1.9.

Một số nét về dịch tễ học bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra ở lợn ....... 10

2.1.10. Phòng và trị bệnh do Streptococcus suis gây ra ở lợn ...................................... 12
2.2.

Bệnh do vi khuẩn streptococcus suis gây ra đối với gia súc và người. ............ 16

2.2.1.

Một số nét về tình hình bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra ở lợn .......... 16

iii



2.2.2.

Bệnh do vi khuẩn Streptococcus gây ra ở lợn có thể lây cho người................. 17

2.2.3.

Hình thức truyền lây và cơ chế sinh bệnh ........................................................ 18

2.2.4.

Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích ................................................................... 19

2.2.5.

Các phương pháp chẩn đốn bệnh .................................................................... 20

2.3.

Những nghiên cứu trong và ngoài nước về vi khuẩn s. Suis ....................... 22

2.3.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 22

2.3.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 24


2.4.

Tổng quan về phương pháp nhân gen (polymerase chain reaction-pcr)........... 24

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 27
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 27

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 27

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.4.1.

Phân lập vi khuẩn S. suis ở lợn khỏe và lợn bệnh tại 3 huyện Đơng Anh, Hồi
Đức, Phú Xun................................................................................................ 27

3.4.2.

Giám định và xác định yếu tố độc lực của vi khuẩn S. suis bằng phương pháp
PCR và phương pháp công cường độc trên chuột bạch.................................... 27


3.4.3.

Kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập
được. ................................................................................................................. 27

3.4.4.

Đề xuất biện pháp để phòng trị bệnh do S. suis gây ra ở lợn. .............................. 27

3.5.

Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu ................................................................. 27

3.5.1.

Mẫu bệnh phẩm ................................................................................................ 27

3.5.2.

Môi trường phân lập và ni cấy vi khuẩn ....................................................... 27

3.5.3.

Hóa chất, dụng cụ và máy móc phịng thí nghiệm ........................................... 28

3.5.4.

Hệ thống API 20 Strep kit dùng để xác định các đặc tính sinh hóa và định danh
vi khuẩn Streptococcus ..................................................................................... 28


3.5.5.

Động vật thí nghiệm ........................................................................................ 28

3.6.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 29

3.6.1.

Thu thập mẫu và phân lập Streptococcus suis theo quy trình của Viện Thú y 29

3.6.2.

Phương pháp thực hiện các phản ứng nhận biết ............................................... 30

3.6.3.

Phương pháp kiểm tra hình thái vi khuẩn bằng nhuộm Gram .......................... 31

3.6.4.

Phương pháp thực hiện hệ thống API 20 Strep đối với Streptococcus ............ 31

iv


3.6.5.


Phương pháp PCR để giám định vi khuẩn S. suis ............................................ 32

3.6.6.

Phương pháp PCR để xác định các gen mã hóa một số yếu tố độc lực gây bệnh
thơng thường của vi khuẩn S. suis .................................................................... 34

3.6.7.

Phương pháp kiểm tra độc lực của một số chủng vi khuẩn S. suis phân lập đươc
trên chuột bạch theo Sawade (1985)................................................................. 36

3.6.8.

Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi
khuẩn phân lập được ......................................................................................... 36

3.6.9.

Xây dựng phác đồ điều trị bệnh do vi khuẩn S.suis gây ra ở lợn tại 3 huyện
Đơng Anh, Hồi Đức, Phú Xun .................................................................... 38

3.6.10. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 39
Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 40
4.1.

Kết quả phân lập, xác định một số đặc tính gây bệnh của vi khuẩn s. Suis gây
viêm phổi ở lợn ................................................................................................. 40

4.1.1.


Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis từ mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh tại 3 huyện
Đơng Anh, Hồi Đức, Phú Xuyên ở các lứa tuổi khác nhau. ........................... 40

4.1.2.

Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis từ mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh tại 3 huyện
Đơng Anh, Hồi Đức, Phú Xun ở các loại hình chăn ni khác nhau. ............. 44

4.1.3.

Kết quả giám định một số đặc tính sinh vật hóa học của các chủng vi khuẩn S.
suis phân lập được ............................................................................................ 47

4.1.4.

Kết quả xác định yếu tố độc lực của các chủng S. suis bằng kỹ thuật PCR ........ 49

4.1.5.

Kết quả kiểm tra độc lực của một số chủng vi khuẩn S. suis phân lập được trên
chuột bạch ......................................................................................................... 51

4.2.

Kết quả xác định tính mẫn cảm kháng sinh của s. Suis phân lập được ............ 52

4.3.

Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị lợn mắc bệnh liên cầu khuẩn ...... 55


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 57
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 57

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 58

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 59
Phụ lục .......................................................................................................................... 67

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa

αGAL

-Galactosidase

βGAL

-Galactosidase

βGUR


-Glucuronidase

ADH

Arginine Dihydrolase

AMD

Amidon

ARA

Arabinose

bp

Base pair

cs

Cộng sự

ESC

Esculin

GLYG

Glycogen


HIP

Hippuric acid

INU

Inulin

LAC

Lactose

LAP

Leucine Amino Peptidase

MAN

Mannitol

MP-PCR

Multiplex Polymerase Chain Reaction
Alkaline Phosphatase

PAL

Polymerase Chain Reaction


PCR

Pyrrolidonyl Arylamidase

PYRRA

Raffinose

RAF

Ribose

RIB

Sorbitol

SOR

Streptococcus suis

S.suis

Trehalose

TRE

Voges Proskauer

VP


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Trình tự mồi dùng để xác định gen gdh ....................................................... 33
Bảng 3.2. Thành phần các chất trong phản ứng PCR dùng để xác định gen gdh ........ 33
Bảng 3.3. Các chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR dùng để xác định gen gdh ................. 34
Bảng 3.4. Trình tự các mồi trong phản ứng MP-PCR dùng để xác định một số
gen mã hóa các yêú tố độc lực ..................................................................... 35
Bảng 3.5. Thành phần các chất trong phản ứng MP - PCR dùng để xác định một
số gen mã hoá các yếu tố độc lực................................................................. 35
Bảng 3.6. Các chu kỳ nhiệt của phản ứng MP - PCR dùng để xác định một số
gen mã hoá các yếu tố độc lực ..................................................................... 36
Bảng 3.7. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm với một số loại kháng sinh của
vi khuẩn S. Suis ............................................................................................ 37
Bảng 4.1. Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis ở lợn khỏe và lợn bệnh ở các lứa
tuổi khác nhau tại huyện Đông Anh ............................................................ 40
Bảng 4.2. Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis ở lợn khỏe và lợn bệnh ở các lứa
tuổi khác nhau tại huyện Hoài Đức .............................................................. 41
Bảng 4.3. Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis ở lợn khỏe và lợn bệnh ở các lứa
tuổi khác nhau tại huyện Phú Xuyên ........................................................... 41
Bảng 4.4. Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis ở lợn khỏe và lợn bệnh ở các lứa
tuổi khác nhau tại 3 huyện Đơng Anh, Hồi Đức, Phú Xuyên .................... 42
Bảng 4.5. Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis ở lợn khỏe và lợn bệnh ở các loại
hình chăn ni khác nhau tại huyện Đơng Anh ........................................... 44
Bảng 4.6. Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis ở lợn khỏe và lợn bệnh ở các loại
hình chăn ni khác nhau tại huyện Hồi Đức ............................................ 44
Bảng 4.7. Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis ở lợn khỏe và lợn bệnh ở các loại
hình chăn ni khác nhau tại huyện Phú Xuyên .......................................... 45
Bảng 4.8.


Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis ở lợn khỏe và lợn bệnh ở các loại hình
chăn ni khác nhau tại 3 huyện Đơng Anh, Hồi Đức, Phú Xun ................ 45

Bảng 4.9.

Kết quả kiểm tra một số đặc tính sinh học của S. suis phân lập được ................ 47

Bảng 4.10. Kết quả giám định các chủng vi khuẩn S. suis phân lập bằng kít API
20 Strep ........................................................................................................ 48
Bảng 4.11. Kết quả xác định một số gen độc lực của các chủng S. suis phân lập ................ 50

vii


Bảng 4.12. Kết quả kiểm tra độc lực của một số vi khuẩn S. suis phân lập được
trên chuột bạch ............................................................................................. 52
Bảng 4.13. Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm kháng sinh của các chủng S. suis
phân lập ........................................................................................................ 53
Bảng 4.14. Kết quả điều trị thử nghiệm lợn mắc bệnh liên cầu khuẩn ........................... 55

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Quy trình phân lập và xác định các đặc tính của vi khuẩn S.suis ................... 30
Hình 4.1. Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis ở lợn khỏe và lợn bệnh ở các lứa tuổi
khác nhau tại 3 huyện Đơng Anh, Hồi Đức, Phú Xuyên.............................. 43
Hình 4.2. Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis ở lợn khỏe và lợn bệnh ở các loại hình
chăn ni khác nhau tại 3 huyện Đơng Anh, Hồi Đức, Phú Xun ................... 46

Hình 4.3. Các sản phẩm của phản ứng PCR sau quá trình điện di ................................. 50
Hình 4.4. Tỷ lệ mẫn cảm với kháng sinh của các chủng S. suis phân lập được ............. 54

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Quỳnh Trang
Tên luận văn: Nghiên cứu đặc tính sinh học của vi khuẩn Streptococcus suis phân lập từ
lợn tại một số địa phương ngoại thành Hà Nội và đề xuất biện pháp phòng trị.
Ngành: Thú y

Mã số: 8640101

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
-

Phân lập, xác định một số đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn S.suis ở lợn tại
3 huyện Đông Anh, Hoài Đức, Phú Xuyên.

-

Xác định một số yếu tố độc lực của vi khuẩn bằng phương pháp PCR

-

Xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh và đề xuất biện pháp phòng trị.

Phương pháp nghiên cứu:

-

Phương pháp PCR

-

Phương pháp điện di kiểm tra sản phẩm

-

Phương pháp nhuộm Gram

-

Phương pháp xử lý số liệu

Kết quả chính và kết luận:
Lợn ở các huyện ngoại thành Hà Nội nhiễm S. suis với tỷ lệ 26,11%, lợn khỏe
mang vi khuẩn S. suis với tỷ lệ 22,22%, lợn có triệu chứng bệnh đường hơ hấp (ho,
viêm phổi) nhiễm S. suis với tỷ lệ 30%.
Vi khuẩn S. suis phân lập được có hình thái, tính chất mọc trên các loại mơi trường
và các tính chất sinh vật hóa học giống như trong tài liệu trong và ngồi nước mơ tả.
Cả hai phương pháp giám định là hệ thống định danh bằng các phản ứng sinh hóa
API 20 Strep và PCR đều cho kết quả trùng khớp khi tiến hành giám định vi khuẩn S. suis.
Dùng phương pháp PCR đã xác định được cả 4 loại gen mã hóa các yếu tố độc
lực có mang các chủng vi khuẩn S. suis phân lập được, trong đó gen độc lực arcA chiếm
tỷ lệ cao nhất với 59,57% tiếp đến là gen mrp với tỷ lệ 13,83%, gen epf với tỷ lệ 9,57%
và thấp nhất là gen sly với tỷ lệ 5,32%.
Vi khuẩn S. suis phân lập được từ lợn trong nghiên cứu có độ mẫn cảm cao với
các loại kháng sinh amikacin (89,36%), florfenicol (87,23%), ceftiofur (86,17%),

amoxicillin (82,97%), ampicillin (72,34%) và kháng với tỷ lệ cao đối với erythromycin
(81,91%), colistin (76,59%).

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Thi Quynh Trang
Thesis title: Research on several biological characteristics of Streptococcus suis
bacteria isolated from pigs in some suburb areas of Ha Noi city as well as proposal of
precaution and treatmnet solutions
Major: Veterinary

Code: 8640101

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Meterials and Method used in the study
-

PCR method

-

DNA electrophoresis method

-

Data processing method.


Main findings and conclusions
Pigs in suburban districts of Hanoi were infected by S. suis bacteria with the rate
of 26.11%. Healthy pigs got the S. suis infection rate of 22.22% while 30% of pigs with
respiratory disease symptoms (cough, pneumonia) were infected by S. suis bacteria.
The isolated S. suis bacteria have the same morphology, properties of growing
on different types of environment and chemical biological properties as described in the
domestic and overseas documents.
In both inspection methods, the system identified by API 20 Strep and PCR
biochemical reactions, giving the consistent results with the S. suis bacterium expertise.
Using the PCR method helped identify all 4 genes encoding virulence factors
with S. suis isolated strains, in which arcA virulence gene accounted for the highest
proportion with 59.57%, followed by the mrp gene with the rate of 13.83%, the epf gene
with the rate of 9.57% and the lowest was the sly gene with the rate of 5.32%.
S. suis bacteria isolated from pigs in the study were highly sensitive to amikacin
(89.36%), florfenicol (87.23%), ceftiofur (86.17%), amoxicillin (82 , 97%), ampicillin
(72.34%) and high resistant to erythromycin (81.91%), colistin (76.59%).

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Liên cầu khuẩn lợn Streptococcus suis là một trong những tác nhân gây
bệnh quan trọng làm ảnh hưởng lớn đến ngành chăn ni lợn trên thế giới và có
thể lây truyền từ lợn sang người gây viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng
máu và dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Việc sử dụng những loại
kháng sinh không kiểm soát chặt chẽ như hiện nay được xem là một nguy cơ
tiềm ẩn làm tăng khả năng kháng kháng sinh của Streptococcus suis.
Streptococcus suis phân bố rộng khắp trên thế giới và hầu hết đều thích
nghi với lợn đã thuần hóa, trong một số trường hợp Streptococcus suis cịn được

tìm thấy trên lợn hoang dã, ngựa, chó và mèo (Gottschalk et al., 2007). Tuy
nhiên lợn vẫn là ký chủ cảm nhiễm quan trọng nhất nên ở Việt Nam được gọi là
liên cầu khuẩn lợn.
Nhiễm khuẩn do Streptococcus suis được xem là một vấn đề tồn cầu
trong ngành chăn ni lợn. Theo một cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ trên các trại nuôi
lợn công nghiệp (sản xuất hơn 150.000 con lợn mỗi năm) cho thấy Streptococcus
suis là nguyên nhân gây bệnh quan trọng đứng thứ tư với nhóm lợn giống, lợn
nái và thứ mười đối với nhóm lợn thịt (Hoffman et al., 2007).
Streptococcus suis không chỉ là tác nhân gây bệnh ở động vật mà cịn có
khả năng ảnh hưởng đến những người tiếp xúc với lợn hoặc thịt lợn bị nhiễm
bệnh .Streptococcus suis có thể gây nhiễm trùng huyết , viêm màng não hay hội
chứng sốc độc tố. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh là sốt cao, tiêu chảy, hạ huyết
áp, xuất huyết dưới da và rối loạn chức năng của nhiều cơ quan: hội chứng suy
hô hấp cấp tính, suy gan và suy tim, đơng máu nội mạch và suy thận cấp, mất hay
giảm thính lực (Tang et al., 2006), (Yu et al., 2006).
Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi làm tăng nguy cơ các loại vi
khuẩn kháng kháng sinh, từ đó tăng nguy cơ truyền tính kháng sang người. Vì
vậy, tính nhạy cảm cũng như khả năng kháng kháng sinh của Streptococcus suis
phân lập trên lợn và người là một vấn đề đang được quan tâm. Những nghiên cứu
gần đây trên thế giới cho thấy liên cầu lợn đã kháng với đơn lẻ hoặc đa kháng với
nhiều loại kháng sinh.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên do yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn sản
xuất để xây dựng cơ sở lý luận khoa học cho các nghiên cứu về phòng trị bệnh do

1


vi khuẩn Streptococcus suis gây ra ở lợn, chúng tôi đã tiến hành chọn đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Streptococcus suis phân lập
từ lợn tại một số địa phương ngoại thành Hà Nội và đề xuất biện pháp phòng trị”

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định tỷ lệ nhiễm S. suis ở lợn tại 3 huyện Đơng Anh, Hồi Đức, Phú
Xun – Hà Nội.
- Xác định một số yếu tố độc lực của vi khuẩn S.suis phân lập được.
- Xác định khả năng mẫm cảm với kháng sinh của vi khuẩn S.suis phân lập
được và đề xuất biện pháp phòng trị.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lợn khỏe và lợn nghi mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn nuôi tại 3 huyện Đơng
Anh, Hồi Đức, Phú Xun – Hà Nội.
1.3.2. Địa điểm nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Một số trại chăn ni ở 3 huyện Đơng Anh, Hồi Đức,
Phú Xun – Hà Nội
- Địa điểm xét nghiệm mẫu: Bộ môn Vi trùng – Viện Thú y.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu: Từ 9/2018 – 8/2019
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài là một cơng trình nghiên cứu có hệ thống, gắn liền với thực tiễn sản
xuất, đã xác định được một số đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn S. suis gây
bệnh liên cầu khuẩn lợn tại 3 huyện Đơng Anh, Hồi Đức, Phú Xuyên ở Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học phục vụ cho các
nghiên cứu tiếp theo như bào chế các chế phẩm sinh học phịng bệnh (vacxin,
kháng thể…), đồng thời đóng góp thêm tư liệu tham khảo cho nghiên cứu và
giảng dạy cho cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi.
- Kết quả nghiên cứu đề xuất biện pháp phịng trị bệnh liên cầu khuẩn ở lợn
có hiệu quả cao sẽ giúp cho cán bộ thú y cơ sở, người chăn ni trong phịng trị
bệnh, góp phần giảm thiệt hại và tăng thu nhập cho người chăn nuôi lợn.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. VI KHUẨN STREPTOCOCCUS SUIS
2.1.1. Đặc tính hình thái của Streptococcus suis
Vi khuẩn S. suis thuộc giống Streptococcus, họ Streptococcaceae, bộ
Lactobacillales, lớp Bacilli.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs., (2005) cho biết, Streptococcus là vi khuẩn
Gram dương, hình cầu hoặc hình trứng đường kính nhỏ hơn 1μm, chúng thường
đứng riêng lẻ, xếp thành đôi hoặc thành từng chuỗi ngắn như chuỗi hạt, có độ dài
ngắn khơng đều nhau. Chiều dài của chuỗi tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường.
Vi khuẩn bắt màu dễ dàng với một số loại thuốc nhuộm thơng thường, thuộc
nhóm vi khuẩn Gram dương, phát triển trong điều kiện hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ
tiện và không di động. Vi khuẩn không sinh nha bào, nhưng có khả năng hình
thành giáp mơ. Sự hình thành giáp mơ có thể xác định được khi chúng sinh sống
trong các mô hoặc phát triển trong các môi trường ni cấy có chứa huyết thanh.
S. suis được phân chia thành 35 type huyết thanh khác nhau ở thành phần
polysaccharides tạo thành kháng nguyên ở vách tế bào. Các type huyết thanh này
được đánh số thứ tự từ 1 đến 34 và type ½ . Trong số đó, type 2 được ghi nhận là
type huyết thanh thường gây bệnh cho heo và người. (Gottschalk M, 2007)
Vi khuẩn được nuôi cấy sau 18 giờ chủ yếu là có dạng hình cầu, kích
thước 0,5 - 1 μm, đứng thành dạng chuỗi 5-10 tế bào. Trong canh trùng già, sau
30 giờ nuôi cấy, vi khuẩn có thể thay đổi tính chất bắt màu, chuỗi cũng thấy dài
hơn. Đặc biệt, khi nuôi cấy trong mơi trường dạng lỏng, hình thái các chuỗi được
nhìn thấy rõ nhất. Khi làm tiêu bản trực tiếp từ bệnh phẩm lấy từ động vật, có thể
quan sát thấy vi khuẩn có hình cầu, nhưng ở mơi trường phân lập ban đầu, có thể
nhầm với trực khuẩn ngắn.
Streptococcus suis mọc được trong điều kiện kỵ khí lẫn hiếu khí nhưng
khơng thể mọc trong dung dịch có chứa 6,5% NaCl. L cầu khuẩn heo mọc thành
những khúm nhỏ với đường kính khoảng 0,5-1 mm, màu xanh nhạt hay trong
suốt và nhầy. Trên thạch máu cừu tạo ra những vùng tiêu huyết khơng hồn tồn
(tiêu huyết α). Riêng Streptococcus suis type 2 gây tiêu huyết α (tiêu huyết khơng

hồn tồn) trên thạch máu cừu trong khi đó gây tiêu huyết β trên thạch máu ngựa
(tiêu huyết hoàn toàn).

3


Trong điều kiện nhiệt độ 60 độ C, Streptococcus suis sống được trong
vòng 10 phút, ở nhiệt độ 50 độ C – 2 giờ và sống trong xác súc vật đến 6 tuần ở
10 độ C. Dưới nhiệt độ là 0 độ C, liên cầu khuẩn heo sống trong bụi 1 tháng và
trong phân – hơn 3 tháng. Trong khi đó, ở nhiệt độ 25 độ C - sống được 24 giờ
trong bụi vài ngày trong phân. Streptococcus suis bị diệt dễ dàng dưới tác dụng
của chất tẩy pha loãng 5%.
Trong phịng xét nghiệm, 4 loại xét nghiệm sinh hố: Voges-Proskauer,
Salicin, Trehalose và 6,5% NaCl được sử dụng để phân biệt các type huyết thanh.
Tuy nhiên, để định danh và xác định type huyết thanh chính xác, người ta phải sử
dụng phối hợp nhiều phản ứng sinh hoá : Phản ứng vách, kết tủa mao mạch hay
đồng ngưng kết.
2.1.2. Đặc tính ni cấy của Streptococcus suis
Streptococcus suis là vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tùy tiện, địi hỏi mơi
trường ni cấy có 5-10% CO2. Vi khuẩn mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi
cấy giàu chất dinh dưỡng như môi trường thạch máu, thạch Chocolate, nhưng
mọc tốt nhất là mơi trường thạch máu Columbia. Nhiệt độ ni cấy thích hợp là
37 , nhưng có thể phát triển được ở một khoảng nhiệt độ rất rộng từ 10-54 ,
pH thích hợp 7-7,2. Sau 24h ni cấy tính chất mọc của Streptococcus suis trên
các môi trường:
- Trên môi trường thạch thường: khuẩn lạc mọc yếu, khuẩn lạc trắng, trong,
tròn, gọn.
- Trên thạch máu: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc nhỏ, hơi lồi, tròn, gọn,
mịn. Đa số vi khuẩn gây bệnh cho lợn đều gây dung huyết khi nuôi cấy trên môi
trường có bổ sung máu cừu, dê hoặc bị. Các kiểu dung huyết chính gồm có:

+ Dung huyết kiểu : khuẩn lạc được bao quanh bởi một vòng hồng cầu còn
nguyên hình nhưng có màu xanh, xa khuẩn lạc một chút có vùng tan máu (dung
huyết từng phần hay dung huyết khơng hồn tồn).
+ Dung huyết kiểu β: bao quanh khuẩn lạc là một vùng tan máu hồn tồn
trong suốt, có bờ rõ rang do hemoglobin được phân hủy hoàn toàn.
+ Dung huyết kiểu γ: xung quanh khuẩn lạc khơng có sự biến đổi nào cả,
hồng cầu trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt.
- Trên môi trường thạch huyết thanh: khuẩn lạc nhỏ, trắng, hơi lồi, trong
mịn, ướt, tròn, gọn, trong, mặt hơi lồi, màu hơi tím.

4


- Trên thạch Edward: khuẩn lạc nhỏ, mịn, ướt, tròn, gọn, trong, mặt hơi lồi,
màu hơi tím.
- Trên thạch shapman: không mọc, màu đỏ tươi.
- Trong môi trường lỏng: vi khuẩn mọc không làm đục môi trường mà tạo
thành những hạt nhỏ hoặc những bông, lắng xuống đáy ống nghiệm.
2.1.3. Đặc tính sinh hóa của Streptococcus suis
Vi khuẩn có khả năng lên men các loại đường: Sucroza, Trehalose, Inulin,
Lactose, Salicin, không lên men các loại đường: Sorbitol, Mannitol, phản ứng
Voges Proskauer âm tính.
Các phản ứng khác:
- Catalase: âm tính
- Oxidase: âm tính
- Indol: âm tính
Sức đề kháng:
Streptococcus suis có thể tồn tại trong môi trường nhiều ngày
(Alexander, 1992). Vi khuẩn tồn tại dưới 6 tuần trong thịt lợn hoặc xương ướp
lạnh (Clifton-Hadley et al., 1986) và có thể tìm thấy ở gia súc sống (hạch

Amidan là chỗ thích hợp nhất) hoặc các bệnh phẩm sau khi gia súc chết
(Nguyễn Gia Tuệ, 1995), Streptococcus suis tồn tại lâu trong đờm, chất bài
xuất có protein. Theo (Talkington et al.,1981) vi khuẩn có sức đề kháng tốt
trong môi trường acid nên vẫn phát triển bình thường ở pH=4. Vì vậy, trong
đồ ăn phế thải của người để làm thức ăn cho gia súc, số lượng vi khuẩn đều
vi khuẩn có thể sống được 54 ngày trong

tang trong quá trình lên men. Ở 0
bụi, 104 ngày trong phân lợn.

- Ở 9 : vi khuẩn có thể sống được trong 24 giờ trong bụi, 8 ngày trong phân.
- Ở 40 : vi khuẩn có thể sống trong 6 tuần và đây có thể là nguồn lây
nhiễm tiềm tang cho con người
- Ở 50 : vi khuẩn bị diệt sau 2 giờ.
- Ở 60 : vi khuẩn bị diệt trong vòng 10 phút.
Vi khuẩn Streptococcus suis có sức đề kháng kém, dễ dàng bị diệt bởi các
chất sát trùng thông thường như: phenol, iod, hypochlorid, chloramine, nước
Javen, acid phenic 3-5% diệt vi khuẩn trong vòng 3-15 phút, formol 1% diệt vi

5


khuẩn trong vịng 60 phút, cồn ngun chất khơng có tác dụng với vi khuẩn, cồn
700 diệt vi khuẩn trong 30 phút, nước xà phịng nồng độ 1/500 có thể diệt vi
khuẩn trong vịng 1 phút, tím gentian 1/300.000 cũng có tác dụng diệt vi khuẩn.
2.1.4. Phân loại
Đầu tiên Streptococcus suis được xếp trong các nhóm mới của Lancefield
(nhóm R, S, RS và T), sau đó trong nhóm D của Lancefield. Các nhóm cũ R, S,
RS trở thành các serotype tương ứng là 1,2, ½. Nhóm T tương ứng với serotype
15 (Higgins và Gottschlk, 1990). Cho đến nay, 35 type huyết thanh giáp mơ đã

được xác định trong đó type 1, 2, ½, 3, 7, 9, 14 là những type gây bệnh phổ biến
trên lợn (Wisslink et al., 2000). Trong đó type 2, 4, 14 có thể gây bệnh ở người,
nguy hiểm nhất là type 2.
2.1.5. Cấu trúc kháng nguyên và yếu tố độc lực của vi khuẩn Streptococcus suis
Streptococcus có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp. Có rất nhiều kháng
nguyên đã được tìm thấy:
- Kháng nguyên polyozit hay kháng nguyên “C” do Lancefield phát hiện
năm 1928, đây là một kháng nguyên thân. Thành phần kháng nguyên thân có ý
nghĩa quan trọng, quyết định đến tính độc lực của vi khuẩn Streptococcus và nó
nằm ở thành vi khuẩn (Cell wall). Thành tế bào vi khuẩn S. suis gồm 3 lớp: Lớp
ngồi có chứa acid và protein gọi là kháng nguyên M, T, R,..., Map (M Assotated Protein), SOF (Serua Oparty Factor). Phía ngồi cùng của lớp này
thường chứa các fimbriae; lớp giữa chứa polysaccharide; lớp trong cùng là
peptidoglycan. Những Streptococcus khác nhau có cấu tạo chất “C” khác nhau,
dựa vào đó người ta chia Streptococcus thành các nhóm: A, B, C, D,..., R, trong
đó Streptococcus type A, B thuộc loại tan máu type β.
- Kháng nguyên protein M là yếu tố độc lực chống lại quá trình thực bào
và là kháng nguyên đặc hiệu của Streptococcus type A. Người ta đã xác định có
khoảng 42 type trong đó có 12 type quan trọng và thường hay gây bệnh.
- Các mucopeptit: làm cho vách tế bào của Streptococcus cứng rắn và cịn
có khả năng gây độc.
- Kháng ngun bám dính: fimbriae có lipoteibic acid (LTA) giúp vi khuẩn
bám dính vào tế bào biểu mô và ở tế bào lympho đa nhân có điểm tiếp nhận
(receptor) tương ứng với LTA trong quá trình thực khuẩn (Nguyễn Như Thanh
và cs., 1997).

6


Kết quả nghiên cứu về độc tính của vi khuẩn còn nhiều hạn chế. Một số
yếu tố về độc lực đã được đề cập đến như: vách vi khuẩn(CPS), yếu tố bám

dính (adhesion), giáp mơ, yếu tố protein ngồi tế bào (EF), protein giải phóng
men Muraminidase (MRP), yếu tố dung huyết suilysin (sly), adhesion,
glutamate dehydrogenease (gdh), fibronectin-binding protein (FBP) và
arginine deiminase. Những nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố độc lực quan trọng của
vi khuẩn là Polysaccharide của giáp mô (Capsule Polysaccharide – CPS) vì
các chủng đột biến khơng có giáp mơ đều thể hiện là khơng có độc tính và
nhanh chóng bị loại bỏ khỏi hệ tuần hồn của lợn và chuột trong thí nghiệm
gây nhiễm thực nghiệm, tuy nghiên, khơng phải tất cả các chủng có giáp mơ
đều là chủng độc. Độc tố CPS của Streptococcus suis bao gồm 5 phân tử đường
bao gồm Sialic Acid (N-acetyl neuraminic acid). Yếu tố độc lực của
Streptococcus suis type 2 được xác định do 2 loại protein là protein ngoài tế
bào (EF) có trọng lượng phân tử 110 kDa và protein giải phóng men
muramidase (MRP) có trọng lượng phân tử là 136 kDa. Ở chủng Streptococcus
suis type 2 có độc tính thường kèm theo yếu tố gây dung huyết suilysin (SLY)
có trọng lượng phân tử 65 kDa, được mã hóa bởi gen sly, có độ phóng xạ riêng
là 0.7*10 Units/mg và có đặc điểm là dễ bị oxy hóa, dễ bị hoạt hóa bởi một số
chất thử, dễ bị ức chế bởi cholesterol với nồng độ lỗng. Tuy nhiên vai trị sinh
bệnh học vẫn chưa được xác định rõ.
2.1.6. Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus suis
Khả năng kháng kháng sinh của Streptococcus suis đối với tetracylin và
macrolide-lincosaminde –streptogramin B (MLSB) đã được báo cáo rộng rãi ở
các chủng phân lập từ lợn khu vực châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Ở Đan Mạch,
Streptococcus suis serotype 7 đã được phân lập trên lợn và đánh giá độ nhạy cảm
với kháng sinh bằng phương pháp minimal inhibitory concentration (MIC) cho
thấy tỷ lệ kháng erthythromycin, tetracycline, streptomycin lần lượt là 41%, 24%
và 28%. Hầu hết các chủng Streptococcus suis phân lập đều kháng với
sulphamethoxazol (Tian et al., 2004). Sau đó, (Yu et al., 2008) đã kiểm tra độ
nhạy cảm kháng sinh của 114 chủng Streptococcus suis phân lập trên người và
lợn cho thấy tất cả các chủng đều kháng với tetracylin và nhạy cảm với 11 loại
kháng sinh (penicillin, ampicillin, cefotaximin, ceftriaxone, cefepime,

morepenem, levofloxacin, chloramphenicol, azithromycin, clindamycin và
vancomycin), hầu hết các chủng Streptococcus suis này đều nhạy cảm với

7


erythromycin (97,37%). Cùng thời điểm trên, Trung Quốc đã có báo cáo về tỷ lệ
Streptococcus suis phân lập từ lợn nái kháng các loại kháng sinh như tetracylin
(91,7%), sulfisoxazole (86,7%), clindamycin (68,4%), erythromycin (67,2%),
tilmicosin (66,7%), và trimethoprim/sulfamethoxazole (59,1%), penicillin
(9,5%), ampicillin (4%) và ceftiofur (22,1%) (Zhang et al., 2008). Ngoài ra, tỷ lệ
Streptococcus suis phân lập trên lợn kháng tetracyclin và erythromycin đã được
báo cáo ở các nước Đan Mạch (với tỷ lệ lần lượt là 52,2% và 29,1%), Anh (68%
và 50%), Pháp (62,5% và 64%), Hà Lan (48% và 35%), Ba Lan (73,3% và 30%),
Bồ Đào Nha (95% và 72%), Ý (90% và 78%), Trung Quốc (99,1% và 67,9%) và
Brazil (97,7% và 46,5%) (Chen et al., 2013), (Hendriksen et al., 2008),(
Princivalli et al., 2009), (Soares et al., 2013). Các nghiên cứu cũng cho thấy đặc
tính của liên cầu lợn đối với các loại kháng sinh thuộc nhóm β-lactam.
Streptococcus suis nhạy cảm 100% với penicillin tại một số nước như Thụy
Điển, Anh, Pháp, Canada (Varela et al., 2013). Đáng lưu ý, 0,9-18,1% các chủng
Streptococcus suis kháng penicillin đã được phát hiện ở Đan Mạch, Hà Lan, Bồ
Đào Nha, Brazil, Trung Quốc, Thái Lan và đặc biệt cao nhất ở Hàn Quốc với tỷ
lệ 56,4% (Gurung et al., 2015), (Hendriksen et al., 2008). Các nghiên cứu cũng
cho thấy Streptococcus suis thường nhạy cảm với appicillin và ceftiofur trừ một
số trường hợp kháng tại Brazil ( tỷ lệ lần lượt là 6,5% và 11,5%), Trung Quốc
(4% và 22,1%) và Hàn Quốc (17% và 55,9%) (Gurung et al., 2015). Liên cầu lợn
cũng thể hiện tính đa kháng thuốc cao khi 95% và 99% các chủng phân lập ở
Hàn Quốc và Brazil đều kháng trên 3 loại kháng sinh khác nhau.
Streptococcus suis phân lập tại Việt Nam cũng được ghi nhận kháng với
nhiều loại kháng sinh. Năm 2008, 83,2% chủng Streptococcus suis phân lập từ

bệnh nhân kháng tetracylin, 30,2% chủng kháng erythromycin và 3,3% chủng
kháng chloramphenicol (Mai và cs., 2008). Tỷ lệ này tang lên khi kiểm tra các
chủng Streptococcus suis phân lập từ bệnh nhân giai đoạn 1998-2008, có 90,9%
chủng kháng tetracyclin, 22,2% kháng với erythromycin và 8,6% kháng với
chloramphenicol (Hoa và cs., 2011). Ngoài ra, tất cả các chủng Streptococcus
suis phân lập được trong suốt thời gian trên đều nhạy cảm với penicillin,
ceftriaxone, trong khi đó, tính kháng với kháng sinh thuộc nhóm β-lactam đã
được báo cáo ở nhiều nước trên thế giới. Đây là một đặc điểm quan trọng cho
thấy việc sử dụng penicillin hay các loại kháng sinh thuộc nhóm này để điều trị
cho bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn tại Việt Nam vẫn còn hiệu quả..

8


2.1.7. Nhóm kháng nguyên của vi khuẩn Streptococcus
 Kháng nguyên thân
Thành phần kháng nguyên thân có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến tính
độc lực của vi khuẩn Streptococcus và nó nằm ở thành vi khuẩn (cell wall).
Thành tế bào vi khuẩn Streptococcus gồm 3 lớp.
+ Lớp ngồi có chứa acid và Protein gọi là kháng nguyên M, T, R…, Map
(M-assotated protein) SOF (Serua oparty faetor). Phía ngồi cùng của lớp này
thường chứa các fimbriae.
+ Lớp ngồi có chứa Polysaccharide
+ Lớp trong cùng là Peptidoglycan.
 Kháng ngun giáp mơ
Ở nhóm A: Giáp mơ có chứa acid Hyaluronic bao gồm N-axetyl glucosamine
và acid glucoronic.
Ở nhóm O: Giáp mơ có thành phần Polysaccharide theo phân loại huyết thanh
học gọi là typ Ia, Ig, II và III.
 Kháng ngun bám dính

-

Fimbriae: có Lipoteibic acid (LTA) giúp vi khuẩn bám dính vào tế bào

biểu mơ ở tế bào lympho đa nhân (P&N) có điểm tiếp nhận (receptor) tương ứng
với LTA trong quá trình thực khuẩn (phagocitosin).
-

Protein M là yếu tố độc lực chống lại quá trình thực khuẩn và là kháng

nguyên đặc hiệu của Streptococcus typ A.
 Kháng nguyên T và R là yếu tố ức chế rất quan trọng trong phân loại
Streptococcus
2.1.8. Vai trò gây bệnh của vi khuẩn Streptococcus suis
(Keymer et al., 1983) thấy Streptococcus suis ở dê, cừu, ngựa, bò, và cả ở
chó. Nhưng theo Hagan and Bruner (1981) Streptococcus suis hiếm khi thấy có
liên quan tới bệnh đường hơ hấp, bệnh bại huyết ở gà, nhiễm trùng ở chó con và
mèo con.
Năm 1982, ở Liên Xô các nhà khoa học đã phân lập được vi khuẩn
Streptococcus suis gây bệnh viêm não tủy ở lợn sau cai sữa ở một cơ sở chăn
nuôi. Qua theo dõi 8 năm liên tục ở cơ sở chăn nuôi này với gần 5000 lợn, đã
nhận thấy lợn ở 45-60 ngày tuổi dễ mắc bệnh nhất. Sau đó thấy bệnh gây nên
nhiều dịch với tỷ lệ chết khá cao ở những trại chăn nuôi tập trung khác.

9


Streptococcus suis là vi khuẩn có liên quan với bệnh viêm não tủy, viêm
khớp, nhiễm trùng máu, đôi khi gặp ở viêm phế quản phổi, viêm màng bao tim,
viêm âm đạo,sảy thai ở lợn của nhiều nước có nền chăn nuôi công nghiệp hiện

đại. (Chau et al., 1983).
Streptococcus suis luôn có mặt trong hạch amidan và xoang mũi ở các lợn
khỏe mạnh mà khơng có triệu chứng lâm sàng. Chúng là một trong những tác
nhân chung gây bệnh ở lợn khi có điều kiện thuận lợi (Clifton-Halley et al.,
1980). Theo Chau et al., (1983), Streptococcus suis không chỉ là nguyên nhân
gây bệnh nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm khớp ở lợn, mà còn gây viêm
nội tâm mạc ở người. (Gottschalk et al., 1989) đã phát hiện hơn 60 trường hợp
bệnh ở người bán thịt, nông dân nuôi lợn, bác sĩ thú y, và cũng thấy bệnh xuất
hiện ở chó, dê, ngựa và bò.
Ở Hà Lan, Jansen and Vandorssen (1951) lần đầu tiên phân lập
Streptococcus suis dung huyết ở các ổ dịch gây chết lợn 1-6 ngày tuổi.
Streptococcus suis có thể gây bệnh quanh năm (Windsor, 1977). (Hoftman
andHenderson, 1985), nhưng dịch có thể xảy ra dễ dàng vào giai đoạn đầu mùa
xuân. (Sanford and Tilker, 1992), (Erickson et al., 1984) hoặc sau những đợt thay
đổi thời tiết đột ngột. (Clifton-Hadlley et al., 1986).
2.1.9. Một số nét về dịch tễ học bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra ở lợn
Những ghi nhận đầu tiên về bệnh do Streptococcus suis gây ra ở lợn được
Jansen và Van Dorssen mô tả tại Hà Lan năm 1951 và tại Anh năm 1954 sau khi
bùng nổ dịch viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp có mủ trên lợn con
(Tang, 2006). Năm 1969, Streptococcus suis được phát hiện trên lợn với triệu
chứng nhiễm trùng máu và viêm phổi cấp tính tại Iowa. Trong báo cáo đầu tiên
về Streptococcus suis ở Bắc Mỹ, Streptococcus suis được phân lập trên lợn bị
viêm phổi, khơng có báo cáo về viêm màng não trên lợn cho đến năm 1980, viêm
màng não do Streptococcus suis trên lợn xảy ra tại Nebraska và 1982 tại Ontario
theo (Sanford, 1987).
Streptococcus suis gây ra ở những ổ dịch nhiễm trùng huyết, viêm não,
viêm khớp, viêm hạch dưới hàm.
Streptococcus suis là vi khuẩn có liên quan với viêm não tủy, viêm khớp,
nhiễm trùng máu, và đôi khi gặp ở viêm phế quản phổi, viêm màng bao tim,
viêm âm đạo, sảy thai ở lợn nhiều nước, cùng với sự phát triển của nền chăn nuôi

công nghiệp hiện đại (Chau et al., 1983), (Gogolewski, 1990).

10


Streptococcus suis ln có mặt trong hạch amidan và xoang mũi ở các lợn
khỏe mạnh mà khơng có triệu chứng lâm sàng, nhưng chúng là một trong những
tác nhân chung gây bệnh ở lợn khi có điều kiện thuận lợi (Clifton – Halley, 1986)
. Theo (Chau et al., 1983) Streptococcus suis không chỉ là nguyên nhân gây bệnh
nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm khớp ở lợn, mà còn gây nội tâm mạc ở
người. (Gottschalk et al., 1989) đã phát hiện hơn 60 trường hợp người bán thịt,
nông dân nuôi lợn, bác sĩ thú y, và cũng thấy bệnh ở dê, chó, ngựa và bị.
Streptococcus suis có thể gây bệnh quanh năm (Windsor, 1977), (Hoffman
và Henderson ,1985) nhưng sự phát dịch có thể xảy ra dễ dàng vào giai đoạn đầu
mùa xuân, (Sanford và Tilker, 1992), (Erickerson, 1984), hoặc sau những thay
đổi thời tiết đột ngột, (Clifton-Haylley, 1986).
Streptococcus suis đã được phát hiện nhiều nơi trên thế giới như Hoa Kỳ, Hà
Lan, Anh, Canada, Australia, New Zealand, Brazil, Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Phần
Lan, Đức, Ireland, Hồng Kong, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam
(Gottschalk, 2007). Streptococcus suis có khả năng gây ra một số bệnh trên lợn ở tất
cả các độ tuổi như viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm khớp, viêm phổi, nhiễm
trùng huyết làm ảnh hưởng lớn về kinh tế đến các trại chăn nuôi (Staats, 1997).
Tại Việt Nam, bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis gây ra trên
người được phát hiện từ năm 1996 và tăng mạnh từ sau năm 2005, có 151 ca
bệnh được báo cáo tại khu vực phía Nam thì trong giai đoạn 2006-2009 đã tang lên
202 ca ở cẩ 2 miền Nam và Bắc. Riêng năm 2010, có 118 ca bệnh do Streptococcus
suis tại Việt Nam . Liên cầu lợn là tác nhân hàng đầu gây bệnh viêm màng não mủ
cấp trên bệnh nhân người lớn (Mai, 2008); (Wertheim, 2009). Gần đây,
Streptococcus suis được xác định là nguyên nhân của 24% ca nhiễm trùng hệ thần
kinh trung ương ở khu vực miền Nam và 77% ca viêm màng não do vi khuẩn ở khu

vực miền Bắc (Nga, 2011), (Nghia, 2012). Kết quả xét nghiệm máu và dịch não tủy
của các bệnh nhân nhập viện ở khu vực miền Bắc cho thấy Streptococcus suis chiếm
tỷ lệ cao nhất (77%) trong khi tác nhân truyền thống của các bệnh liên quan đến hệ
thần kinh là Streptococcus pneumonia và Neisseria meningidis chỉ chiếm 14,5 %
(Taylor, 2012). Thời gian ủ bệnh ngắn (1-3 ngày) và thời gian tử vong nhanh (1-2
ngày) làm tang tính nguy hiểm của bệnh liên cầu lợn. Mặc dù tỷ lệ tử vong không
cao, trong khoảng từ 2-6% đối với các ca bệnh đơn lẻ nhưng chi phí điều trị cao,
thời gian nằm viện kéo dài là gánh nặng cho bệnh nhân. Hơn nữa, những di chứng
để lại trên bệnh nhân phục hồi sau viêm màng não mủ do Streptococcus suis rất

11


nặng nề như giảm trí lực, đặc biệt 50-75% bệnh nhân bị ù tai đến điếc hoàn toàn
cả 2 tai. Di chứng này ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân sau phục hồi, của
gia đình và xã hội. Hiện nay chưa có vắc xin hiệu quả phịng bệnh liên cầu khuẩn
lợn, việc điều trị chủ yếu dựa vào kháng sinh. Các loại kháng sinh được sử dụng
để điều trị bệnh trên người do Streptococcus suis gây ra theo hướng dẫn của Bộ
Y tế là kháng sinh thuộc nhóm β-lactam như penicillin G, ampicillin, các
cephalosporin thế hệ III (Bộ Y tế, 2007).
2.1.10. Phòng và trị bệnh do Streptococcus suis gây ra ở lợn
2.1.10.1. Phòng bệnh
Streptococcus suis được đưa vào các đàn mới bởi các lợn khỏe mang mầm
bệnh trong amidan hay trong đường mũi. Lợn khỏe có thể bị bệnh viêm màng
não sau vài tháng đã mang mầm bệnh trong amidan. Việc nhập các lợn khỏe
mang mầm bệnh (lợn cái giống và lợn đực giống hay lợn cái sữa) hoặc lợn sinh
ra ở các đàn mang bệnh lan truyền vi khuẩn Streptococcus suis cho lợn con. Lợn
con khi mang mầm bệnh này khi phân vào chuồng nuôi sẽ gây nhiễm cho những
lợn khác. Hầu hết những trường hợp xảy ra ở lợn đều nằm giữa 3-12 tuần tuổi và
đặc biệt sau khi lợn cai sữa được nhốt chung với nhau. Thơng thường ít hơn 5%

lợn cai sữa bị bệnh.
Các nhà nghiên cứu Anh phát hiện thấy đàn lợn giống có thể mang
Streptococcus suis trong amidan ít nhất 512 ngày. Khơng có thử nghiệm để phát
hiện trạng thái nhiễm bệnh hay mang bệnh trong đàn giống. Sử dụng hóa dược
phẩm khơng loại trừ được trạng thái mang mầm bệnh.
Các phương pháp thông thường làm lan truyền vi khuẩn Streptococcus
suis giữa các đàn lợn là thông qua nhập lợn mang bệnh, vật môi giới và các xác
chết mang vi khuẩn. Streptococcus suis sống trong ruồi ít nhất 5 ngày. Khi ruồi
tiếp xúc với thức ăn, nước uống của lợn, có thể truyền vi khuẩn Streptococcus
suis cho lợn hay giữa các đàn lợn với nhau. Ruồi là vật môi giới truyền bệnh rất
nguy hiểm. Ruồi tự bay xa tới vài km và có thể bám trên các phương tiện “xe cộ”
đi lại xa nhiều hơn nữa, đó là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh lây lan.
Xác chết có thể là một trong những yếu tố trung gian truyền bệnh nguy
hiểm nhất. Hủy bỏ xác chết là hủy bỏ, tiêu diệt nhân tố trung gian truyền bệnh.
Hủy bỏ các xác chết một cách hợp lý đảm bảo vệ sinh, làm sạch môi trường là
góp phần phịng bệnh tốt hơn, ngăn chặn được dịch lây lan.

12


2.1.10.2. Phịng bệnh bằng vệ sinh chuồng trại, chăn sóc ni dưỡng và quản
lý đàn
Biện pháp phịng bệnh bằng khâu vệ sinh chuồng trại chăn ni, chăm sóc
ni dưỡng và quản lý đàn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với công việc chăn
nuôi lợn. Nếu khâu này chúng ta làm tốt và triệt để sẽ tạo ra môi trường trong
sạch, khơng hoặc ít bị ơ nhiễm tạo đà thuận lợi cho chăn nuôi phát triển và hạn
chế được thiệt hại đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi.
Streptococcus suis là vi sinh vật thường xuyên cư trú ở niêm mạc và các
hốc tự nhiên của cơ thể lợn, đồng thời được phân bố rất rộng rãi trong môi trường
thiên nhiên, giữa vi khuẩn và động vật có trạng thái cân bằng. Khi mà trạng thái

cân bằng bị phá vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tăng cường độc lực và trở thành
tác nhân gây bệnh. Vì vậy (Clifton – Hadley and Alexander, 1980) cho rằng để
phòng bệnh, việc xác định và loại thải những lợn nái mang bệnh hoặc việc chia
đàn, phân ô chuồng của một trang trại là rất cần thiết. Cần chia lợn cai sữa thành
các ô chuồng nhỏ để đạt được độ tăng cường tối đa của chúng. Việc diệt trừ tận
gốc mầm bệnh bằng cách giảm mật độ và nuôi trong các ô chuồng sạch sẽ là điều
kiện cần thiết và có hiệu quả.
Theo Windsor, (1977); Hofman and Handerson, (1985), trong biện pháp
quản lý đàn phải nhằm hạn chế tối đa các tác động do mật độ q đơng và hệ
thống thơng gió kém. Chỉ số về sự thơng gió và sự lưu thơng khơng khí trong các
ơ chuồng phải thích hợp với mật độ đàn ni trong chuồng. Nếu chỉ số thơng gió
kém thì chỉ số mắc bệnh sẽ cao.
Phải tuân thủ chặt chẽ các biện pháp sau:
- Lợn con cần được thu nhận đầy đủ sữa đầu để có đủ các kháng thể bảo vệ
từ sữa đầu của mẹ truyền cho con.
- Nên hạn chế những tổn thương do chấn thương gây ra ở chân và bàn chân
trong quá trình sinh sản, bằng cách tạo nền chuồng thuận tiện và thích hợp.
- Kiểm tra các khớp chân của lợn thường xuyên.
- Tránh các yếu tố bất lợi cho lợn.
- Loại bỏ những lợn mang trùng và điều trị kịp thời lợn mắc bệnh.
- Ở những nơi đang sạch bệnh chưa có dịch xảy ra thì khơng nên nhập lợn
giống ở nơi khác về, tốt nhất nên tạo điều kiện để tự sản xuất được con giống
sạch bệnh. Nếu trong trường hợp cần phải nhập con giống từ nơi khác về thì nhất
thiết phải tiến hành kiểm dịch, cán bộ thú y phải đến tận nơi có lợn bán để kiểm

13


×