HỌCVIỆNNƠNGNGHIỆPVIỆTNAM
MAI THỊ HƯƠNG
TĂNGCƯỜNGKIỂMSỐTCHIĐẦUTƯXÂYDỰNG
CƠBẢNQUAKBNNQUỲHỢP,TỈNHNGHỆAN
Chun Ngành:
Quản lý kinh tế
Mã số:
8340410
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn
Mai Thị Hương
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban quản lý Đào tạo và toàn thể
các Thầy cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong 2 năm
học qua. Tơi xin gửi lời cảm ơn tới tồn thể thầy cô Bộ môn kế hoạch và Đầu tư, Khoa kinh
tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
và tận tình giúp đỡ tơi hồn thành bản luận văn này.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép em được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn, Thầy đã ln tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
đơn đốc, giúp đỡ em trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức KBNN Quỳ Hợp (cơ
quan nơi thực hiện đề tài), đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện
nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn này./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn
Mai Thị Hương
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.2.1.
Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 2
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
1.4.1.
Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4.2.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 3
1.5.
Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiến về kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN..................... 4
2.1.
Cơ sở lý luận về kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN huyện ................................ 4
2.1.1.
Những vấn đề cơ bản về vốn ĐTXDCB từ NSNN ............................................. 4
2.1.2.
Những vấn đề cơ bản về chi ĐTXDCB ............................................................ 11
2.1.3.
Những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN......................... 12
2.1.4.
Quy trình kiểm sốt chi ĐTXDCB qua KBNN ............................................... 20
2.1.5.
Nội dung kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN................................................. 22
2.1.6.
Yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi ĐTXDCB ............................................... 26
2.2.
Cơ sở thực tiễn về kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN tại một số địa
phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho KBNN Quỳ Hợp ........................... 30
2.2.1.
Kinh nghiệm của một số địa phương trong kiểm soát chi ĐTXDCB qua
Kho bạc ............................................................................................................. 31
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 34
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 34
3.1.1.
Vị trí địa lý huyện Quỳ Hợp ............................................................................. 34
3.1.2.
Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................. 35
iii
3.2.
Khái quát về KBNN Quỳ Hợp .......................................................................... 37
3.2.1.
Quá trình hình thành và phát triển .................................................................... 37
3.2.2.
Cơ cấu tổ chức .................................................................................................. 37
3.2.3.
Chức năng và nhiệm vụ .................................................................................... 39
3.3.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 41
3.3.1.
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu và thông tin .......................................... 41
3.3.2.
Phương pháp xử lý thông tin............................................................................. 44
3.3.3.
Phương pháp phân tích ..................................................................................... 44
3.3.4.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 45
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 47
4.1.
Thực trạng kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp .............................. 47
4.1.1.
Thực trạng chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp .............................................. 47
4.1.2.
Quy trình kiểm sốt chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp ................................ 50
4.1.3.
Nội dung kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp ....................................... 55
4.1.4.
Đánh giá về thực trạng kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp,
tỉnh Nghệ An ..................................................................................................... 70
4.2.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp ...... 78
4.2.1.
Nhóm yếu tố thuộc quy định của Nhà nước ..................................................... 78
4.2.2.
Nhóm yếu tố thuộc KBNN Quỳ Hợp ............................................................... 81
4.2.3.
Nhóm yếu tố thuộc về chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát ....................... 86
4.3.
Giải pháp tăng cường kiểm sốt chi ĐTXDCB qua KBNN q hợp ................ 87
4.3.1.
Mục tiêu, phương hướng thực hiện kiểm soát chi ĐTXDCB tại KBNN
Quỳ Hợp............................................................................................................ 87
4.3.2.
Giải pháp tăng cường kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp ............. 89
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 98
5.1.
Kết luận ............................................................................................................. 98
5.2.
Kiến nghị........................................................................................................... 99
5.2.1.
Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước ................................................................ 99
5.2.2.
Kiến nghị đối với KBNN Nghệ An ................................................................ 100
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 101
Phụ lục ........................................................................................................................ 104
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
BQLDA
Ban quản lý dự án
CNH-HĐH
Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa
ĐTXDCB
Đầu tư xây dựng cơ bản
KBNN
Kho bạc Nhà nước
NSNN
Ngân sách nhà nước
TTVĐT
Thanh toán vốn đầu tư
KSC
Kiểm soát chi
GDV
Giao dịch viên
ĐVSDNS
Đơn vị sử dụng ngân sách
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Trình độ chun mơn cán bộ KBNN Quỳ Hợp ...........................................38
Bảng 3.2.
Thông tin khách hàng được điều tra ............................................................43
Bảng 4.1.
Tình hình chi NSNN của huyện Quỳ Hợp giai đoạn 2016 - 2018 ...............48
Bảng 4.2.
Tình hình ĐTXDCB huyện Quỳ Hợp giai đoạn 2016 - 2018......................49
Bảng 4.3.
Tổng hợp đánh giá của cán bộ KBNN Quỳ Hợp về quy trình kiểm
sốt chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp .....................................................52
Bảng 4.4.
Tổng hợp đánh giá của khách hàng về quy trình kiểm sốt chi
ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp ..................................................................53
Bảng 4.5.
Tổng hợp đánh giá của CB KBNN Quỳ Hợp về sự chấp hành hồ sơ
chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp ............................................................57
Bảng 4.6.
Tổng hợp đánh giá của khách hàng về sự chấp hành hồ sơ chi
ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp ..................................................................57
Bảng 4.7.
Tình hình tạm ứng vốn ĐTXDCB từ NSNN qua KBNN Quỳ Hợp
giai đoạn 2016 - 2018 ..................................................................................60
Bảng 4.8.
Tình hình thu hồi tạm ứng vốn ĐTXDCB từ NSNN qua KBNN Quỳ
Hợp ..............................................................................................................62
Bảng 4.9.
Tỷ lệ giải ngân vốn ĐTXDCB từ NSNN qua KBNN Quỳ Hợp giai
đoạn 2016 - 2018 .........................................................................................63
Bảng 4.10. Số vốn từ chối chi thông qua cơng tác kiểm sốt chi ĐTXDCB qua
KBNN Quỳ Hợp ..........................................................................................65
Bảng 4.11. Tổng hợp số hồ sơ bị từ chối qua KBNN Quỳ Hợp trong giai đoạn
2016 - 2018 theo nguyên nhân .....................................................................67
Bảng 4.12. Kết quả quyết toán ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp...................................69
Bảng 4.13. Đánh giá của cán bộ KBNN Quỳ Hợp về hệ thống cơ sở pháp lý đối
với hoạt động kiểm soát chi ĐTXDCB........................................................79
Bảng 4.14. Đánh giá của Khách hàng về hệ thống cơ sở pháp lý đối với hoạt
động kiểm soát chi ĐTXDCB......................................................................80
Bảng 4.15. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ kho bạc về cơ sở vật chất của
KBNN Quỳ Hợp ..........................................................................................82
vi
Bảng 4.16. Tổng hợp ý kiến đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất của
KBNN Quỳ Hợp ..........................................................................................82
Bảng 4.17. Đánh giá của khách hàng về đội ngũ cán bộ kiểm soát chi ĐTXDCB .......84
Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ kho bạc về sự hiểu biết của khách hàng đối với
các quy định về thanh toán chi ĐTXDCB ...................................................86
Bảng 4.19. Đánh giá của khách hàng về sự hiểu biết của bản thân đối với các quy
định về thanh toán chi ĐTXDCB ................................................................87
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Quỳ Hợp ........................................................ 38
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Mai Thị Hương
Tên luận văn: Tăng cường kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơng tác kiểm sốt chi
ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp thời gian qua đề xuất giải pháp tăng cường kiểm soát
chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
từ NSNN.
Phương pháp nghiên cứu
Về số liệu thứ cấp: từ các báo cáo liên quan đến các dự án ĐTXDCB, báo cáo
kết quả hàng năm tại Kho bạc Quỳ Hợp,…; các luận văn, giáo trình có liên quan. Về số
liệu sơ cấp: thơng qua điều tra trực tiếp bằng phiếu điều tra 12 cán bộ KBNN, 88 đối
tượng điều tra khác gồm kế toán, chủ các chủ đầu tư bao gồm các đơn vị: UBND huyện
Quỳ Hợp, 21 đơn vị UBND xã (thị trấn), 7 đơn vị trường học và 10 đơn vị sự nghiệp và
2 đơn vị doanh nghiệp nhà nước liên quan đến các dự án ĐTXDCB.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã đi sâu và giải quyết được những vấn đề
như sau:
Thứ nhất, Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơng tác kiểm sốt
chi ĐTXDCB qua KBNN. Trong đó đã trình bày khái quát chung về vốn ĐTXDCB từ
NSNN; chi ĐTXDCB , Kiểm soát chi ĐTXDCB qua hệ thống KBNN; nêu được quy
trình kiểm sốt chi ĐTXDCB qua KBNN, Nội dung kiểm soát chi ĐTXDCB qua
KBNN. Đề tài làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi ĐTXDCB gồm Nhóm
yếu tố thuộc quy định của Nhà nước, Nhóm yếu tố thuộc KBNN, Nhóm yếu tố thuộc về
chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát. Đề tài nêu ra kinh nghiệm kiểm soát thanh toán
vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nước của KBNN Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa; KBNN Gia
Lộc, tỉnh Hải Dương và kinh nghiệm kiểm soát thanh toán vốn ĐTXDCB từ NSNN của
KBNN Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi
ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp.
Thứ hai, Qua phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác kiểm soát chi ĐTXDCB qua
KBNN Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, bên cạnh một số kết quả đạt được, đề tài chỉ ra một số
hạn chế cần khắc phục trong công tác kiểm sốt chi ĐTXDCB như: Cơng tác kiểm sốt
chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp vẫn gặp nhiều khó khăn do hệ thống văn bản pháp
ix
luật chưa đồng bộ, quy trình kiểm sốt chi vẫn còn một số vấn đề chưa hợp lý, Đội ngũ
cán bộ làm cơng tác kiểm sốt chi ĐTXDCB chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu công việc
trong giai đoạn hiện nay; Ý thức chấp hành trong của một số đơn vị sử dụng NSNN, chủ
đầu tư vẫn chưa cao, chưa đúng với quy định, quá trình thực hiện các chế độ báo cáo,
hồn thiện hồ sơ thủ tục cịn chậm trễ. Bên cạnh đó, trình độ năng lực chun mơn của
đội ngũ làm cơng tác thanh tốn chi NSNN tại một số đơn vị còn hạn chế dẫn đến hồ sơ,
chứng từ chi NSNN gửi đến kho bạc thường có nhiều sai sót. Các yếu tố ảnh hưởng đến
cơng tác kiểm soát chi ĐTXDCB tại KBNN Quỳ Hợp trong thời gian qua gồm Nhóm
yếu tố thuộc quy định của Nhà nước, Nhóm yếu tố thuộc KBNN, Nhóm yếu tố thuộc về
chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát.
Thứ ba, Trên cơ sở thực trạng và các hạn chế nêu trên, nhằm hồn thiện cơng tác
kiểm sốt chi ĐTXDCB tại KBNN Quỳ Hợp trong thời gian tới, đề tài đã đưa ra một số
giải pháp gồm: Tăng cường công tác thu hồi vốn tạm ứng ĐTXDCB, Đổi mới quy trình
kiểm soát chi ĐTXDCB theo cơ chế “một cửa”; Từng bước nâng cấp cơ sở hạ tầng, tiến
tới xây dựng KBNN chuyên nghiệp, hiện đại; Tăng cường áp dụng công nghệ thơng tin
trong kiểm sốt chi ĐTXDCB qua KBNN; Nâng cao trình độ chun mơn, ý thức làm
việc cho cán bộ kiểm soát chi tại KBNN, Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ quản
lý của Chủ đầu tư.
x
THESIS ABSTRACT
Author: Mai Thi Huong
Thesis title: Strengthen the control of capital construction investment expenditure via
Quy Hop State Treasury, Nghe An province
Major: Economic Management
Code: 8340410
Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
Objective:
Based on analyzing of the situation of the controlcapital construction investment
expenditure via Quy Hop State Treasury over the past time, to propose solutions to
strengthen the control capital construction investment expenditure via Quy Hop State
Treasury in the coming time.
Research Methods:
Secondary data collection: Document review of books statistical yearbook,
summary report of Quy Hop State Treasury and related researches have been published.
Primary data collection: The data in Quy Hop district was collected in the survey
including 12 state treasury staffs, 88 other investigating subjects including accountants,
investors ofQuyHop People's Committee, 21 offices of People's Committee, 7 schools
and 10 officesand 2 state-owned enterprises involved in capital construction projects.
Data analysis method: Using descriptive statistics, comparative method.
Key findings and conclusions:
First, The study contributed to systematize the theoretical and practical
background about the control capital construction investment expenditure via Quy Hop
State Treasury. In which, a general overview of construction investment capital of the
state budget was presented; construction investment expenditures of state budget, the
control of ccapital construction investment expenditure of the state budget viaState
Treasury, the process of controlling capital construction investment expenditure viathe
state treasury, content of controlling capital construction investment expenditure of the
state budget viathe state treasury. The study clarified the content and factors affecting
the control of capital construction investment expenditure of the state budget. The study
also presents overview of experience about controlling capital construction investment
expenditureof the state budget of the State Treasuries of some localities and thereby
draws lessons about controlling capital construction investment expenditures of the state
budget via Quy Hop State Treasury.
xi
Secondly, via assessing the situation of controlling capital construction
investment expendituresvia Quy Hop State Treasury, Nghe An province, besides some
achieved results, the study shows some limitations that need to be overcome in the
control of capital construction expenditures, such as the control of capital construction
investment expenditure via the Quy Hop State Treasury still faces many difficulties due
to the inconsistent legal system, the process of control still has some unreasonable
issues, the staffs has not fully met the needs of the work in the current period;
Awareness of some units using the state budget, the investor is still not high, not in
accordance with the regulations, The process of making reports, completing records and
procedures is still delayed. In addition, the qualification of the staff working in the state
budget payment at some units is limited, resulting in many errors documents sent to the
treasury. According to the study, there are many factors affecting controlling capital
construction investment expenditure via Quy Hop State Treasury: Factors belonging to
state regulations, Factors belonging to State Treasury, Factors belonging to investors,
contractors, and private sector,…
Thirdly, based on the current situation and limitations above, in order to
strengthen the control of capital construction investment expenditure via Quy Hop State
Treasury in the coming time, the study proposes a number of solutions, including:
Strengthening the recovery of construction investment capital, Renewing the process of
controlling capital construction investment expenditure under the "one-door"
mechanism; Gradually upgrading infrastructureto build a professional and modern State
Treasury; Strengthen the application of information technology in controlling capital
construction investment expenditure via the Treasury; Improving professional
qualifications, awareness of working for expenditure control officers at the State
Treasury, Strengthening fostering to improve the investor's management skills.
xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
ĐTXDCB là một hoạt động nhằm tạo ra tài sản cố định, cơ sở vật chất
kỹ thuật cho nền kinh tế phát triển, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp đổi
mới, CNH-HĐH đất nước. Chi ĐTXDCB là một khoản chi lớn, chiếm tỷ trọng
chủ yếu trong cơ cấu các khoản chi đầu tư phát triển, mang tính chất tích lũy,
quyết định sự tăng trưởng kinh tế xã hội; góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết các nhiệm vụ phát triển của đất nước.
Để quản lý chặt chẽ, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn vốn ĐTXDCB,
chính phủ đã ban hành và chỉ đạo các bộ, ngành ban hành đồng thời nghiên cứu,
sữa đổi, bổ sung chính sách cơng kịp thời phù hợp với tình hình phát triển kinh tế
trong điều kiện mới. Các văn bản quy định về kiểm soát chi ĐTXDCB qua kho
bạc nhà nước đã tạo cơ sở, tiền đề để quản lý thống nhất, có hiệu quả, nâng cao
tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản
lý và sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN, đồng thời là điều kiện để hệ thống
KBNN thực hiện cải cách hành chính trong q trình kiểm sốt chi ĐTXDCB từ
các khâu: tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát hồ sơ và thanh toán cho đơn vị thụ hưởng,
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động kiểm soát chi ĐTXDCB.
Cùng với chiến lược phát triển KBNN là các biện pháp cải cách hành
chính trong lĩnh vực quản lý chi NSNN của hệ thống KBNN. Trong những năm
qua, KBNN Quỳ Hợp không ngừng đổi mới, tăng cường cải cách hành chính để
đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ quản lý chi NSNN trên địa bàn. Tuy nhiên, tại
địa phương huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An cơng tác kiểm sốt chi ĐTXDCB
trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ những tồn tại nhất định cả về cơ chế quản lý
và tổ chức thực hiện như: bố trí kế hoạch vốn, tạm ứng vốn, phạm vi và nội dung
kiểm soát chi ĐTXDCB chưa đáp ứng với xu thế đổi mới; tình trạng chồng chéo
giữa các văn bản hướng dẫn của các ngành, các cấp hay quy trình kiểm sốt chi
...cịn nhiều bất cập, tồn tại, làm hạn chế kết quả, hiệu quả hoạt động kiểm soát
chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp. Trong thời gian tới, cùng với kế hoạch phát
triển kinh tế- xã hội là các chương trình CNH-HĐH nơng nghiệp nơng thơn sẽ
đỏi hỏi đầu tư một lượng vốn lớn cho ĐTXDCB, trong đó có nguồn vốn từ
NSNN. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn ĐTXDCB từ
NSNN cho phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương, đòi hỏi việc kiểm soát chi
1
ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp cần được làm tốt hơn nữa và hồn thiện một
cách có hệ thống, khoa học và là vấn đề mang tính cấp bách hiện nay.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Tăng cường kiểm soát chi
ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu nhằm góp phần
làm rõ những bất cập trong cơ chế quản lý, kiểm soát chi ĐTXDCB qua Kho bạc
Quỳ Hợp, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục những bất cập và nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn NSNN tại địa phương.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi ĐTXDCB qua
KBNN Quỳ Hợp thời gian qua đề xuất giải pháp tăng cường kiểm soát chi
ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn từ NSNN.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi
ĐTXDCB qua KBNN;
- Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ
Hợp, tỉnh Nghệ An thời gian qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN
Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất giải pháp tăng cường kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ
Hợp thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan
đến cơng tác kiểm sốt chi qua KBNN Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.
1) Thực trạng cơng tác kiểm sốt chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp thời
gian qua như thế nào?
2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi ĐTXDCB qua
KBNN Quỳ Hợp?
3) Để tăng cường công tác kiểm sốt chi ĐTXDCB trong thời gian tới thì
KBNN Quỳ Hợp cần thực hiện những giải pháp cụ thể gì?
2
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm
soát chi ĐTXDCB qua KBNN.
Đối tượng khảo sát là cơ quan KBNN và cán bộ kiểm soát chi KBNN Quỳ
Hợp, các Chủ đầu tư, BQLDA, các ban ngành liên quan đến lĩnh vực ĐTXDCB
trên địa bàn huyện Quỳ Hợp.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu cơng tác kiểm sốt chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp.
- Phạm vi về không gian:
Đề tài thực hiện tại KBNN Quỳ Hợp và các địa phương liên quan sử dụng
nguồn vốn NSNN cho đầu tư phát triển ở huyện Quỳ Hợp.
- Phạm vi về thời gian:
Số liệu thứ cấp sử dụng để nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn
2016-2018.
Số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu thu thập năm 2019.
Giải pháp đề xuất đến năm 2025.
Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2019.
1.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn làm rõ thêm cơ sở lý luận về về kiểm soát chi
ĐTXDCB qua KBNN;
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài tăng cường kiểm soát chi ĐTXDCB qua
KBNN Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An dựa trên phân tích số liệu từ năm 2016-2018.
Luận văn đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong
hoạt động kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An; từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ
Hợp thời gian tới.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho
các cơ quan, các đơn vị liên quan đến kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN và
những bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.
3
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ KIỂM SOÁT CHI
ĐTXDCB QUA KBNN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐTXDCB QUA KBNN HUYỆN
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về vốn ĐTXDCB từ NSNN
2.1.1.1. Một số khái niệm
- NSNN: là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực
hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
NSNN gồm: Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách địa phương gồm: Ngân sách của các cấp chính quyền địa phương.
- Chi NSNN bao gồm: Chi đầu tư phát triển; Chi dự trữ quốc gia; Chi
thường xuyên; Chi trả nợ lãi; Chi viện trợ; Các khoản chi khác theo quy định của
pháp luật.
- Vốn ĐTXDCB từ NSNN là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư trong
nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một nguồn lực tài chính cơng rất quan trọng
của quốc gia (Quốc hội, 2015).
Dưới giác độ là một nguồn vốn đầu tư nói chung, vốn ĐTXDCB từ NSNN
cũng như các nguồn vốn khác - đó là biểu hiện bằng tiền của giá trị đầu tư, bao
gồm các chi phí tiêu hao nguồn lực phục vụ cho hoạt động đầu tư, nghĩa là bao
gồm tồn bộ chi phí đầu tư. Theo Luật Đầu tư "Vốn đầu tư là tiền và tài sản hợp
pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp
hoặc đầu tư gián tiếp".
Dưới giác độ một nguồn lực tài chính quốc gia, vốn ĐTXDCB từ NSNN
là một bộ phận của quỹ NSNN trong khoản chi đầu tư của NSNN hàng năm được
bố trí cho đầu tư vào các cơng trình, dự án XDCB của Nhà nước.
Từ quan niệm về vốn ĐTXDCB từ NSNN, có thể thấy nguồn vốn này có
hai nhóm đặc điểm cơ bản: gắn với hoạt động ĐTXDCB và gắn với NSNN.
Gắn với hoạt động ĐTXDCB, nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng để
đầu tư phát triển tài sản cố định trong nền kinh tế. Khác với các loại đầu tư như
đầu tư chuyển dịch, đầu tư cho dự phịng, đầu tư mua sắm cơng v.v..., ĐTXDCB
là hoạt động đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kết cấu hạ tầng... Đây là
4
hoạt động đầu tư phát triển, đầu tư cơ bản và chủ yếu có tính dài hạn.
Gắn với hoạt động NSNN, vốn ĐTXDCB từ NSNN được quản lý và sử
dụng đúng luật, theo các quy trình rất chặt chẽ. Khác với đầu tư trong kinh
doanh, đầu tư từ NSNN chủ yếu nhằm tạo lập môi trường, điều kiện cho nền kinh
tế, trong nhiều trường hợp khơng mang tính sinh lãi trực tiếp.
- ĐTXDCB : là một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tư xây dựng hệ
thống các cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội mà khả năng thu hồi
vốn chậm, thậm chí khơng có khả năng thu hồi vốn nhưng cần thiết phục vụ các
mục tiêu phát triển, cũng như các khoản chi đầu tư khác theo quy định của Luật
NSNN và Luật đầu tư công.
2.1.1.2. Phân loại vốn ĐTXDCB từ NSNN
Để kiểm soát chi ĐTXDCB, cần thiết phải phân loại nguồn vốn này. Có
nhiều cách phân loại phụ thuộc vào yêu cầu, mục tiêu quản lý của từng loại
nguồn vốn khác nhau. Cụ thể một số cách phân loại như sau:
* Nếu căn cứ theo nguồn hình thành, vốn ĐTXDCB bao gồm:
- Vốn NSNN; Vốn tín dụng đầu tư; Vốn ĐTXDCB tự có của các đơn vị sản
xuất kinh doanh dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế; Vốn hợp tác liên doanh
với nước ngoài; Vốn vay nước ngoài; Vốn ODA; Vốn huy động từ nhân dân.
Theo cách này, chúng ta thấy được mức độ đã huy động của từng nguồn
vốn, vai trị của từng nguồn để từ đó đưa ra các giải pháp huy động và sử dụng
nguồn vốn cho ĐTXDCB có hiệu quả hơn.
* Nếu căn cứ vào quy mơ, tính chất của dự án đầu tư:
Theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, tuỳ thuộc vào tính chất và quy
mơ các dự án đầu tư được phân thành 3 nhóm A, B, C (Theo phụ lục của những
điều sửa dổi bổ sung Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng theo nghị định 92/CP
ngày 23/08/1997)
* Căn cứ theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định:
-Vốn đầu tư xây dựng mới (Xây dựng, mua sắm tài sản cố định mới do
nguồn vốn trích từ lợi nhuận)
- Vốn đầu tư nâng cấp, cải tạo sửa chữa (Thay thế tài sản đã hết niên hạn
sử dụng từ nguồn vốn khấu hao). Ở đây có thể kết hợp với cải tạo và hiện đại hoá
tài sản cố định
5
Theo cách này cho ta thấy, cần phải có kế hoạch bố trí nguồn vốn cho
ĐTXDCB như thế nào cho phù hợp với điều kiện thực tế và tương lai phát triển
của các ngành, của các cơ sở .
* Căn cứ vào chủ đầu tư:
- Chủ đầu tư là Nhà nước (ví dụ đầu tư cho các cơng trình cơ sở hạ tầng
kinh tế và xã hội do vốn của Nhà nước)
- Chủ đầu tư là các doanh nghiệp (quốc doanh và phi quốc doanh, độc lập
và liên doanh, trong nước và ngoài nước).
- Chủ đầu tư là các cá thể riêng lẻ.
* Căn cứ vào cơ cấu đầu tư:
- Vốn ĐTXDCB cho các ngành kinh tế (các ngành cấp I, cấp II, cấp III và
cấp IV)
- Vốn ĐTXDCB cho các địa phương và vùng lãnh thổ
- Vốn ĐTXDCB theo các thành phần kinh tế.
* Căn cứ theo thời đoạn kế hoạch:
- Vốn ĐTXDCB ngắn hạn (Dưới 5năm)
- Vốn ĐTXDCB trung hạn (Từ 5 đến 10 năm)
- Vốn ĐTXDCB dài hạn (Từ 10 năm trở lên) (Nguyễn Văn Tuyến, 2013).
2.1.1.3. Đặc điểm của Vốn ĐTXDCB từ NSNN
Vốn ĐTXDCB từ NSNN có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, ĐTXDCB gắn với hoạt động của NSNN nói chung và hoạt
động chi NSNN nói riêng, gắn với quản lý và sử dụng vốn theo phân cấp về
chi NSNN cho đầu tư phát triển. Do đó, việc hình thành, phân phối, sử dụng
và thanh quyết toán nguồn vốn này cần được thực hiện chặt chẽ theo luật định
được Quốc hội phê chuẩn và các cấp chính quyền phê duyệt hàng năm.
Thứ hai, ĐTXDCB được sử dụng chủ yếu để đầu tư cho các cơng trình dự
án khơng có khả năng thu hồi vốn và cơng trình hạ tầng theo đối tượng sử dụng
theo quy định của Luật NSNN và các luật khác. Do đó, việc đánh giá hiệu quả sử
dụng nguồn vốn mang tính tồn diện, trên cơ sở đánh giá tác động cả về kinh tế,
xã hội và môi trường.
6
Thứ ba, ĐTXDCB gắn với các quy trình đầu tư và dự án, chương trình đầu
tư rất chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu kết thúc đầu tư,
nghiệm thu dự án và đưa vào sử dụng. Việc sử dụng nguồn vốn này gắn với quá
trình thực hiện và quản lý dự án đầu tư với các khâu liên hoàn với các khâu liên tục
từ khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, kết thúc dự
án. Các dự án này có thể được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau như:
- Các dự án về điều tra, khảo sát để lập quy hoạch như các dự án quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng lãnh thổ, ngành, quy hoạch xây
dựng đô thị và nơng thơn, quy hoạch ngành được Chính phủ cho phép.
- Dự án đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,
như đường giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp nước, bệnh viện, trường
học, văn hóa, thể thao.v.v…
- Dự án cho vay của Chính phủ để đầu tư vào phát triển một số ngành
nghề, lĩnh vực hay sản phẩm.
- Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham
gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, ĐTXDCB rất đa dạng. Căn cứ tính chất, nội dung, đặc điểm của
từng giai đoạn trong quá trình ĐTXDCB mà người ta phân thành các loại vốn:
Vốn thực hiện các dự án quy hoạch, vốn chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện đầu tư.
ĐTXDCB có thể được sử dụng cho đầu tư xây mới hoặc sửa chữa duy tu, xây
dựng kết cấu hạ tầng hoặc mua sắm thiết bị.
Thứ năm, nguồn hình thành ĐTXDCB bao gồm cả nguồn bên trong và
bên ngoài quốc gia. Nguồn bên trong quốc gia chủ yếu là từ thuế và các khoản
thu khác của NSNN như bán tài nguyên, cho thuê tài sản quốc gia, thu từ các
hoạt động kinh doanh khác. Nguồn từ bên ngoài chủ yếu từ nguồn vay nước
ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức ODA và một số nguồn khác.
Thứ sáu, chủ thể sử dụng các cơng trình ĐTXDCB rất đa dạng, bao gồm
tất cả các cơ quan Nhà nước và các tổ chức nước ngoài, nhưng trong đó đối
tượng sử dụng nguồn vốn này chủ yếu vẫn là các cơ quan Nhà nước (Bùi Tiến
Hanh và Phạm Thanh Hà, 2015).
2.1.1.4. Vai trò vốn ĐTXDCB từ NSNN
Tùy theo đặc điểm kinh tế - xã hội mà mỗi nước có thể dành ra một tỷ lệ
khác nhau của vốn đầu tư xây dựng trong tổng NSNN. Ở nước ta, trong những
năm gần đây, Nhà nước thường dành khoảng 30% tổng thu NSNN để chi cho
7
ĐTXDCB. Do số lượng lớn, vốn đầu tư từ NSNN có vai trị rất quan trọng đối
với phát triển kinh tế - xã hội. Vai trị đó thể hiện trên các mặt sau:
Một là, vốn đầu tư từ NSNN góp phần quan trọng vào việc xây dựng và
phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung cho đất
nước, như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế,… Thơng qua việc
duy trì và phát triển hoạt động ĐTXDCB, vốn ĐTXDCB từ NSNN góp phần
quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân, tái tạo và tăng
cường năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập quốc dân và
tổng sản phẩm xã hội.
Hai là, vốn đầu tư từ NSNN góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, hình thành những ngành mới, tăng cường chun mơn hóa và phân
cơng lao động xã hội. Chẳng hạn để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH, HĐH đến năm 2020, Đảng và Nhà nước chủ trương tập trung vốn đầu tư
vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm mũi nhọn như cơng nghiệp dầu khí, hàng
không, hàng hải, đặc biệt là giao thông vận tải đường bộ, đường sắt cao tốc, đầu
tư vào một số ngành công nghệ cao,… Thông qua việc phát triển kết cấu hạ tầng
để tạo môi trường thuận lợi, tạo sự lan tỏa đầu tư và phát triển kinh doanh, thúc
đẩy phát triển xã hội.
Ba là, vốn đầu tư từ NSNN có vai trị định hướng hoạt động đầu tư trong
nền kinh tế. Việc Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các ngành lĩnh
vực có tính chiến lược khơng những có vai trị dẫn dắt hoạt động đầu tư trong
nền kinh tế mà cịn góp phần định hướng hoạt động của nền kinh tế. Thông qua
ĐTXDCB vào các ngành, các lĩnh vực, khu vực quan trọng, vốn đầu tư từ NSNN
có tác dụng kích thích các chủ thể kinh tế, các lực lượng trong xã hội đầu tư phát
triển và sản xuất kinh doanh, tham gia liên kết và hợp tác trong xây dựng hạ tầng
và phát triển kinh tế - xã hội. Trên thực tế, gắn với việc phát triển hệ thống điện,
đường giao thông là sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, thương mại,
các cơ sở kinh doanh và khu dân cư.
Bốn là, vốn đầu tư từ NSNN có vai trị quan trọng trong việc giải quyết các
vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa. Thông qua
việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất kinh doanh và các cơng
trình văn hố xã hội góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở nông thôn, vùng sâu vùng
xa (Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh, 2016).
8
2.1.1.5. Đối tượng sử dụng vốn ĐTXDCB
Theo các tác giả Bùi Tiến Hanh và Phạm Thanh Hà (2015), đối tượng chủ
yếu sử dụng vốn ĐTXDCB là các cơng trình, dự án phục vụ lợi ích cơng cộng,
phát triển kinh tế xã hội…tất cả các dự án, cơng trình đó có đặc điểm sau:
- Có tính chất cố định, mang tính chất đơn nhất, mỗi dự án, cơng trình đều
có thiết kế riêng, mang đặc điểm riêng, yêu cầu riêng về cơng nghệ, nội dung và
tính chất;
- Có quy mơ lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật,
kinh tế, văn hóa xã hội… có thời gian sử dụng lâu dài và có thể liên quan đến
nhiều ngành, địa phương và vùng lãnh thổ;
- Các cơng trình, dự án được quản lý theo một quy trình nghiêm ngặt và
theo một nguyên tắc chung.
NSNN bao gồm hai bộ phận chính là ngân sách Trung ương và ngân sách
địa phương vì vậy đối tượng sử dụng vốn ĐTXDCB gắn liền với từng nguồn
ngân sách trên. Về chủ thể sử dụng vốn ĐTXDCB là các chủ đầu tư. Chủ đầu tư
là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu hoặc người vay
vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư. Chủ đầu tư
xây dựng cơng trình chịu trách nhiệm tồn diện về việc quản lý chi phí từ giai
đoạn chuẩn bị đầu tư cho tới khi kết thúc xây dựng đưa cơng trình vào khai thác
sử dụng, cụ thể:
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định. Tiếp nhận và
sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành
đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư phát triển.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng cơng trình, sự đúng đắn, hợp pháp của
tiến độ hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho KBNN và các
cơ quan chức năng của Nhà nước.
2.1.1.6. Yêu cầu quản lý, sử dụng vốn ĐTXDCB
Do tính chất quan trọng của XDCB nên hàng năm Nhà nước luôn dành
một phần ngân sách lớn để đầu tư cho công tác này, mặc dù nguồn ngân sách cịn
có nhiều eo hẹp. Chính vì vậy, việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư trong XDCB
phải tuân thủ các yêu cầu, nguyên tắc nhất định.
Trước hết, cần phải áp dụng cơ chế, giải pháp mạnh trong quản lý dự án
ĐTXDCB nhằm làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể như chủ đầu tư, chủ dự
9
án, tư vấn, thiết kế, nhà thầu, thẩm định, nghiệm thu thanh toán, quyết toán, …
trong từng khâu từ chuẩn bị dự án đến triển khai dự án và hoàn thành dự án đưa
vào sử dụng. Mặt khác, cần phải nâng cao chất lượng, tầm nhìn dài hạn, tính
đồng bộ, tính pháp lý trong cơng tác quy hoạch, kế hoạch ĐTXDCB. Rà sốt lại
tồn bộ quy hoạch bao gồm quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội, quy hoạch ngành,
vùng lãnh thổ, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch lĩnh vực sản
phẩm chủ yếu để điều chỉnh. Bổ sung quy hoạch gắn với mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế- xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đó loại bỏ những
quy hoạch có tính khả thi thấp.
Duy trì thường xuyên, đủ về diện, sâu vê nghiệp vụ và nâng cao chất
lượng các hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát; tập trung làm rõ sai
phạm, quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh, triệt để những khâu yếu kém và
có nhiều dư luận xã hội trong quá trình đầu tư. Kiên quyết thay thế các cán bộ,
công chức, nhân viên thiếu năng lực, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà
trong lĩnh vực cơng tác có liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng cơ bản.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổí mới cơ chế, chính sách, ĐTXDCB, làm
sao sử dụng có hiệu quả, chống thất thốt lãng phí.
Tập trung cải cách hành chính trong ĐTXDCB, chọn khâu làm trước, khâu
làm sau, phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm, phạm vi lĩnh vực
quản lý Nhà nước giữa các bộ, ngành, giữa trung ương và địa phương.
Công tác ĐTXDCB là vấn đề lớn và cũng rất phức tạp. Đánh giá đúng thực
chất cơng tác này địi hỏi phải kết hợp nhiều biện pháp, bằng nhiều hình thức, đi
sâu vào từng dự án, cơng trình. Vì vậy, việc triển khai và kết quả giám sát công tác
ĐTXDCB cũng chỉ là bước đầu, cần tiếp tục triển khai giám sát sâu hơn theo
chuyên đề gắn với kế hoạch thanh tra, kiểm tra để khắc phục sai phạm, thiếu sót.
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát
triển kinh tế- xã hội của địa phương. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy
hoạch, thực hiện công khai quy hoạch và giám sát việc thực hiện quy hoạch.
Đẩy mạnh, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác chỉ
đạo, điều hành; tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng. Tập
trung triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính, khẩn trương điều
chỉnh và quy định mới phân cấp quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ĐTXDCB
(Đỗ Quang Minh, 2014).
10
2.1.2. Những vấn đề cơ bản về chi ĐTXDCB
Chi ĐTXDC: là nhiệm vụ chi của NSNN để thực hiện các chương trình,
dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội. (Quốc hội, 2015).
Trong cơ cấu chi của NSNN, chi ĐTXDCB thường là khoản chi chiếm tỷ
trọng tương đối lớn. Tùy theo yêu cầu của quản lý, có thể xác định chi ĐTXDCB
theo các tiêu thức khác nhau:
* Nếu xét theo tính chất cơng trình, chi ĐTXDCB bao gồm
Chi xây dựng mới: là các khoản chi để xây dựng các cơng trình chưa có
trong nền kinh tế quốc dân. Kết quả của quá trình này là sự hình thành các tài sản
cố định mới của nền kinh tế, góp phần làm tăng số lượng và chất lượng tài sản cố
định của nền kinh tế, tăng thêm năng lực sản xuất của nền kinh tế.
- Chi để cải tạo, mở rộng và đổi mới kỹ thuật: là các khoản chi để phát
triển quy mô sản xuất, tăng thêm công suất, năng lực và hiện đại hóa tài sản cố
định hiện có.
- Chi khơi phục tài sản cố định: là các khoản chi để xây dựng lại toàn bộ
hay từng phần của những tài sản cố định đang phát huy tác dụng nhưng bị tổn
thất do các yếu tố khách quan hoặc chủ quan (Hà Xuân Trường, 2012).
* Nếu xét theo cấu thành vốn đầu tư, chi ĐTXDCB bao gồm:
- Chi về xây dựng: là những khoản chi để xây dựng các cơng trình kiến
trúc trong các ngành kinh tế quốc dân, như nhà máy, hầm mỏ, bệnh viện, trường
học,...kể cả giá trị và chi phí lắp đặt các thiết bị gắn với cơng trình xây dựng như
hệ thống cấp thoát nước, hệ thống chiếu sáng.
- Chi về lắp đặt: là những khoản chi để lắp đặt các thiết bị dây chuyền
công nghệ. Như vậy, các chi phí về tiền cơng lắp đặt, chi phí về vật liệu phụ
và chi phí chạy thử có tải và khơng tải máy móc thiết bị hợp thành chi phí về
lắp đặt.
- Chi về mua sắm máy móc thiết bị: là những khoản chi hợp thành giá trị
của máy móc thiết bị mua sắm, như chi phí giao dịch; giá trị máy móc thiết bị ghi
trên hóa đơn; chi phí vận chuyển, bốc dỡ... chi về mua sắm máy móc thiết bị có ý
nghĩa quyết định đến việc làm tăng thêm năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc
dân. Trong điều kiện phát triển như vũ bão của khoa học, ông nghệ hiện nay,
khoản chi này ngày càng tăng lên trong tổng chi ĐTXDCB.
11
- Chi xây dựng cơ bản khác: là những hoản chi nhằm đảm bảo điều kiện
cho quá trình xây dựng các cơng trình, như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí khảo
sát thiết kế, chi phí xây dựng đường giao thông, lán trại tạm thời phục vụ thi
công, chi phí đền bù đất đai, chi phí thuê chuyên gia tư vấn, giám sát cơng
rình.....khoản chi này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi ĐTXDCB (Hà Xuân
Trường, 2012).
* Nếu xét theo trình tự xây dựng cơ bản, chi ĐTXDCB bao gồm:
- Chi chuẩn bị đầu tư: là những khoản chi phục vụ cho nghiên cứu về sự
cần thiết phải đầu tư dự án, xác định quy mô đầu tư, tiến hành tiếp xúc, điều tra
thăm dò thị trường trong nước hoặc ngồi nước để tìm nguồn cung ứng vật tư,
thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm. Xem xét khả năng có thể huy động các nguồn
vốn để đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư. Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn
địa điểm xây dựng,...để lập dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư.
- Chi chuẩn bị thực hiện đầu tư: là những khoản chi về khảo sát thiết kế,
lập, thẩm định tổng dự toán, dự tốn cơng trình, chi giải phóng mặt bằng, chi
chuẩn bị xây dựng cơng trình kỹ thuật hạ tầng, như các cơng trình nước, đường đi,
bãi chứa, lán trại,...chi đào tạo công nhân vận hành, chi cho bản quản lý cơng trình.
- Chi thực hiện đầu tư: là tất cả các khoản chi hợp thành giá trị cơng trình
được nghiệm thu bàn giao và đã được quyết toán, bao gồm: chi xây dựng cơng
trình; chi mua sắm, gia cơng, vận chuyển, lắp đặt thiết bị; chi phí lập, thẩm tra
báo cáo quyết tốn vốn đầu tư hồn thành và một số khoản chi phí khác phục vụ
cho q trình thực hiện đầu tư.
Xét nội dung chi theo trình tự xây dựng cơ bản có ý nghĩa lớn về thời hạn
xây dựng, đảm bảo quản lý chất lượng kỹ thuật của cơng trình, đảm bảo phương
hướng đầu tư đúng đắn, sử dụng vốn tiết kiệm và nâng cao hiệu quả của vốn đầu
tư (Hà Xuân Trường, 2012).
2.1.3. Những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN
2.1.3.1. Khái niệm kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN
KBNN: là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham
mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài
chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện
việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thơng qua hình thức phát
hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
12