Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu sử dụng vỏ chanh leo ủ chua trong khẩu phần ăn cho bò sữa nuôi tại công ty cổ phần giống bò sữa mộc châu sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 82 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VĂN TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VỎ CHANH LEO Ủ CHUA TRONG
KHẨU PHẦN ĂN CHO BỊ SỮA NI TẠI CƠNG TY
CỔ PHẦN GIỐNG BỊ SỮA MỘC CHÂU - SƠN LA

Ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

8620105

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Việt Phương

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn luận văn này đều được chi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2019
Tác giả luận văn



Trần Văn Trường

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Lê Việt Phương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Dinh dưỡng và Thức ăn, Khoa Chăn Nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học đã tận tình giúp đỡ
nhóm tác giả thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn.
Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2019
Tác giả luận văn

Trần Văn Trường

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục đồ thị, sơ đồ ................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của nghiên cứu..................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu ................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 3

2.1.1.

Đặc điểm tiêu hóa của động vật nhai lại ............................................................. 3


2.1.2.

Hệ vi sinh vật dạ cỏ ............................................................................................ 5

2.1.3.

Q trình tiêu hóa thức ăn và trao đổi chất trong dạ cỏ động vật nhai lại ............... 10

2.1.4.

Chăn ni bị sữa ở nước ta và vai trị của thức ăn thơ xanh ............................ 19

2.2.

Một số đặc điểm cây chanh leo ........................................................................ 21

2.2.1.

Đặc điểm thực vật ............................................................................................. 22

2.2.2.

Phân bố, sinh thái.............................................................................................. 22

2.2.3.

Thành phần hóa học của vỏ chanh leo .............................................................. 23

2.2.4.


Ứng dụng của cây chanh leo trong cuộc sống .................................................. 23

2.2.5.

Vỏ chanh leo sử dụng trong chăn nuôi ............................................................. 24

2.3.

Phương pháp ủ chua thức ăn làm thức ăn cho trâu bò ...................................... 24

2.3.1.

Nguyên lý ủ chua thức ăn ................................................................................. 24

2.3.2.

Kỹ thuật ủ chua ................................................................................................. 27

2.4.

Tình hình nghiên cứu sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò ...... 31

Phần 3. Nội dung và̀ phương phá́ p nghiên cứu .......................................................... 35
3.1.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 35

iii



3.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 35

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 35

3.3.1.

Nghiên cứu công thức ủ chua vỏ chanh leo làm thức ăn cho bò ...................... 35

3.3.2.

Khả năng sử dụng vỏ chanh leo ủ chua làm thức ăn cho bò sữa ...................... 35

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 36

3.4.1.

Nghiên cứu công thức ủ chua vỏ chanh leo làm thức ăn cho bò. ..................... 36

3.4.2.

Khả năng sử dụng vỏ chanh leo ủ chua làm thức ăn cho bò sữa ...................... 38

3.5.


Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 42

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 43
4.1.

Nghiên cứu công thức ủ chua vỏ chanh leo làm thức ăn cho bò ...................... 43

4.1.1.

Thành phần hóa học của ngun liệu thức ăn thí nghiệm ................................ 43

4.1.2.

Nghiên cứu công thức ủ chua vỏ chanh leo, lõi ngơ khơ và bã mía ................. 45

4.2.

Khả năng sử dụng vỏ chanh leo ủ chua làm thức ăn cho bò sữa ...................... 50

4.2.1.

Đánh giá cảm quan thức ăn ủ chua trên thực địa .............................................. 50

4.2.2.

Thành phần hóa học của khẩu phần chăn nuôi ................................................. 51

4.2.3.

Lượng thức ăn thu nhận của bò sữa .................................................................. 53


4.2.4.

Thể trạng của bò sữa thí nghiệm....................................................................... 55

4.2.5.

Năng suất và chất lượng sữa ............................................................................. 57

4.3.

Kiệu quả của việc sử dụng vỏ chanh leo ủ chua trong chăn ni bị sữa ......... 61

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 63
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 63

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 63

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 64
Phụ lục .......................................................................................................................... 69

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

ADF

Chất xơ khơng hịa tan trong axit (gồm cellulose + lignin)

ADL

Hàm lượng lignin xử lý bằng chất tẩy axit

AXBBH

Axit béo bay hơi

BCS

Điểm thể trạng

BM

Bã mía

CN

Cây ngơ

DXKN

Dẫn xuất khơng Nitơ


FCM

Năng suất sữa tiêu chuẩn

KL

Khối lượng

KTS

Khống tổng số

LN

Lõi ngơ

NDF

Xơ cịn lại sau thuỷ phân bằng dung dịch trung tính
(gồm ADF và hemicellulose)

NPN

Nitơ phi protein

RM

Rỉ mật


SNF

Chất rắn khơng mỡ



Thức ăn

TMR

Thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh

VCK

Vật chất khô

VCL

Vỏ chanh leo

VSV

Vi sinh vật

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................................ 39
Bảng 3.2. Khẩu phần thí nghiệm (tính theo dạng sử dụng) .......................................... 39

Bảng 4.1. Thành phần hóa học của các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm ..................... 43
Bảng 4.2. Chất lượng cảm quan của thức ăn ủ chua trong phịng thí nghiệm.............. 46
Bảng 4.3. Giá trị pH và hàm lượng axit hữu cơ của thức ăn ủ chua ............................ 48
Bảng 4.4. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn tại các thời điểm ủ chua (%).............. 50
Bảng 4.5. Chất lượng cảm quan của thức ăn ủ chua trên thực địa sau 30 ngày ủ ........ 51
Bảng 4.6. Thành phần hóa học của khẩu phần thí nghiệm ........................................... 52
Bảng 4.7. Thức ăn thu nhận của bị sữa trong thí nghiệm ............................................ 53
Bảng 4.8. Thay đổi khối lượng và điểm thể trạng của đàn bị thí nghiệm ................... 55
Bảng 4.9. Năng suất và chất lượng sữa bị thí nghiệm ................................................. 58
Bảng 4.10. Tiêu tốn và chi phí thức ăn của bị sữa trong thí nghiệm ............................. 61

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1.

Sự tiêu hóa protein và carbohydrat trong dạ cỏ ......................................... 10

Hình 2.2.

Sơ đồ tiêu hóa gluxit ở bị.......................................................................... 11

Hình 2.3.

Q trình phân giải và lên men gluxit ở dạ cỏ ........................................... 12

Hình 2.4.

Sơ đồ chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ ở gia súc nhai lại ..................... 15


Hình 2.5.

Sơ đồ chuyển hố lipit ở gia súc nhai lại ................................................... 18

Biểu đồ 4.1. Vật chất khơ thu nhận của bị sữa (kg/con/ngày) ...................................... 54
Biểu đồ 4.2. ME thu nhận của bò sữa (MJ/con/ngày) .................................................... 54
Biểu đồ 4.3. Protein thu nhận của bị sữa thí nghiệm (g/con/ngày) ............................... 55
Biểu đồ 4.4. Khối lượng bò sữa trong thí nghiệm (kg) .................................................. 56
Biểu đồ 4.5. Điểm thể trạng của bị trước và sau thí nghiệm (điểm) ............................. 56
Biểu đồ 4.6. Năng suất sữa tiêu chuẩn của bò sữa trong thí nghiệm (kg/con/ngày) ...... 59
Biểu đồ 4.7. Các chỉ tiêu chất lượng sữa của bị trong thí nghiệm (%) ......................... 60
Biểu đồ 4.8. Doanh thu của bò sữa trong thí nghiệm ..................................................... 62

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Văn Trường
Tên Luận văn: Nghiên cứu sử dụng vỏ chanh leo ủ chua trong khẩu phần ăn cho bị
sữa ni tại Cơng ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu - Sơn La
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 8620105

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích của nghiên cứu
- Chế biến, dự trữ vỏ chanh leo làm thức ăn cho bò sữa.
- Xác định cách sử dụng vỏ chanh leo trong khẩu phần cho bò sữa.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Thử nghiệm các cơng thức ủ chua trong phịng thí nghiệm và tiến hành đánh giá
các chỉ tiêu:
- Các chỉ tiêu cảm quan: Màu sắc, mùi, trạng thái, độ mốc;
- Các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng: CK (%), CP (%CK), CF (%CK), Lipit
(%CK), KTS (%CK), DXKN (%CK), NDF (%CK), ADF (%CK), ME (MJ/kg CK), độ
pH, axit lactic, axit axetic, axit butyric.
Thí nghiệm ni dưỡng sử dụng phụ phẩm làm thức ăn cho bò sữa: Để đánh giá
khả năng sử dụng vỏ chanh leo trong khẩu phần ni bị sữa, chúng tơi tiến hành thí
nghiệm trên 45 bị sữa HF có tháng sữa từ tháng 2-5 (3 đợt thí nghiệm), đồng đều về
khối lượng và năng suất sữa, chia thành 3 công thức được phối trộn theo phương pháp
khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) dựa trên tiêu chuẩn của NRC (2001). Thí nghiệm
được bố trí theo mơ hình phân lơ ngẫu nhiên hồn tồn. Bị được ni riêng rẽ để theo
dõi các chỉ tiêu từng cá thể. Trong thí nghiệm, điều kiện chăm sóc, ni dưỡng, vệ sinh,
thú y ở các cơng thức là như nhau (theo quy trình của trang trại) chỉ khác biệt duy nhất
là bò ở mỗi công thức được ăn 1 khẩu phần TMR riêng.
Trong thí nghiệm, tiến hành theo dõi khối lượng bị sữa lúc bắt đầu và sau thí
nghiệm, điểm thể trạng, thức ăn thu nhận, năng suất sữa thực tế hàng ngày, năng suất
sữa tiêu chuẩn hàng ngày, chỉ tiêu chất lượng sữa, thức ăn thu nhận, tiêu tốn thức ăn, chi
phí thức ăn cho 1kg sữa, doanh thu trừ chi phí thức ăn.
Số liệu được thống kê bằng chương trình Excel 2010 và phần mềm Minitab 16.
Kết quả chính và kết luận
Vỏ chanh leo ủ chua với các công thức đều cho chất lượng cảm quan tốt: màu
vàng nâu, mùi chua, trạng thái thức ăn mềm, mốc nhẹ bề mặt giai đoạn sau ủ 60 và 90

viii


ngày, pH ở mức 3,93 – 4,16; axit lactic 86,14-96,11g/kg VCK; axit acetic 24,7628,08g/kg VCK; axit butyric 0,81-1,24g/kg VCK.
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của vỏ chanh leo tương đối cao, hàm
lượng trong chất khô như sau: protein thô 14,11%, lipit thô 0,98%, xơ thô 29,83%,

DXKN 47,53%, khoáng tổng số 7,55%, năng lượng trao đổi đạt 7,98 MJ/kg CK.
Sử dụng vỏ chanh leo ủ chua theo công thức 75% VCL + 20% LNK+ 5% RM ở
2 mức 12,5% và 25% (theo dạng sử dụng) trong khẩu phần của bị sữa ảnh hưởng tích
cực đến các chỉ tiêu theo dõi. Sử dụng mức 25% thức ăn ủ chua có chứa vỏ chanh leo
trong khẩu phần hỗn hợp hồn chỉnh ni bị sữa cho kết quả cao nhất với các chỉ tiêu:
tăng khối lượng sau thí nghiệm 5,2kg/con/3 tháng, tăng điểm thể trạng 0,14 điểm, năng
suất sữa thực tế trung bình 21,61kg/con/ngày, năng suất sữa tiêu chuẩn trung bình
20,13kg/con/ngày, các chỉ tiêu chất lượng sữa: chất rắn không mỡ (SNF) 8,59%, protein
sữa 3,51%, mỡ sữa 3,54%; chi phí thức ăn cho 1kg sữa 3.950đ, doanh thu đã trừ chi phí
thức ăn 201.430đ/con/ngày.

ix


THESIS ABSTRACT
Name of author: Tran Van Truong
Dissertation name: "Study on using silage passion fruit peel in diets for dairy cows
raised at Moc Chau - Son La Dairy Cow Joint Stock Company”.
Industry: Animal husbandry

Code: 8620105

Training Institution: Vietnam National University of Agriculture
The purpose of the study
- Processing and storing passion fruit peel as food for dairy cows.
- Determining how to use passion fruit peel in diet for dairy cows.
Content and research methods
Test the silage formula in the laboratory and evaluate the criteria:
- Sensory criteria: color, smell, status, mold level;
- Indicators of nutritional composition: DM (%), CP (%DM), CF (%DM), Lipid

(%DM), total minerals (%DM), non-nitrogen derivatives (%DM), NDF (%DM), ADF
(%DM), ME (Mj/kg DM), acid lactic, acid acetic, acid butyric.
Nourishing experiments using by-products as feed for dairy cows: To evaluate
the ability to use passion fruit peel in dairy rations, we conducted experiments on 45
dairy cows with milk month from 2 to 5 (3 experiments), uniformity in weight and milk
yield, divided into 3 formulas that were mixed by the total mixed ration method (TMR)
based on NRC (2001). The experiment was arranged in a completely randomized
subdivision model. Cows are raised individually to track individual targets. In the
experiment, the conditions of care, feeding, hygiene, veterinary in the formulas were the
same (according to the farm procedure), the only difference was that the cows in each
formula were given a separate TMR diet. In the experiment, the cow's milk weight was
monitored at the beginning and over the months of the experiment, body condition,
intake, daily milk yield, standard daily milk yield, milk quality indicators, food intake,
consumption feed, feed cost for 1kg of milk and sales minus feed cost.
Data were processed by Excel 2010 and Minitab 16 software.
Main findings and conclusions
Aged passion fruit peel with the same formulas gives good sensory quality:
yellowish-brown, sour smell, soft feed state, mildew surface after 60 and 90 days postannealing period, pH 3,93 – 4,16; acid lactic 86,14-96,11g/kg DM; acid acetic 24,7628,08g/kg DM; acid butyric 0,81-1,24g/kg DM.

x


The chemical composition and nutritional value of passion fruit peel are
relatively high, the content in dry matter is as follows: crude protein 14.11%, crude lipid
0.98%, crude fiber 29.83%, non-nitrogen derivatives 47.53%, total mineral 7.55%,
exchange energy reaches 7.98 MJ/kg DM.
The use of silage passion fruit peel with the formula of 75% passion fruit peel +
20% dried corn cob + 5% molasses at 12.5% and 25% (in the form of use) in the diet of
dairy cows positively affects the targets. Using 25% silage diet containing passion fruit
peel incomplete mixed diet for dairy cows gave the highest results with the following

criteria: increase in weight after experiment 5.2kg/cow/3 months, increase physical
score of 0.14 points, average milk yield of 21.61kg/cow/day on average, average milk
yield of 20.13kg/cow/day, milk quality criteria: SNF 8.59%, milk protein 3.51%, milk
fat 3.54%; feed cost for 1kg of milk at VND 3,950; revenue minus food cost 201,430
VND/cow/day.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống chủ yếu ở nông thôn. Nguồn
thu nhập chính của nơng dân là từ sản phẩm của chăn ni và trồng trọt. Trong
đó chăn ni trâu bị đã và đang góp phần quan trọng làm tăng giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp, và nâng cao nguồn thu nhập cho người chăn nuôi. Ngày nay,
đời sống người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu các sản phẩm giàu
chất dinh dưỡng ngày càng lớn, đặc biệt là sữa. Bởi vậy, chăn ni bị sữa đang
được Nhà nước chú trọng phát triển.
Thức ăn là cơ sở của chăn nuôi, muốn cho chăn nuôi phát triển mạnh,
vững chắc thì cần phải đảm bảo việc cung cấp thức ăn đầy đủ và cân đối cho gia
súc. Bò sữa là loại động vật có dạ dày bốn túi, có khả năng tiêu hóa tốt thức ăn
thơ xanh nhờ có cấu tạo đặc biệt của hệ tiêu hóa cùng hệ vi sinh vật trong đó. Do
vậy, vấn đề quan trọng để phát triển chăn ni bị sữa là phải đáp ứng đầy đủ
lượng thức ăn cân bằng dinh dưỡng quanh năm, đặc biệt là thức ăn thô xanh.
Nguồn thức ăn thô xanh chính cung cấp cho đàn bị nước ta chủ yếu dựa vào
đồng cỏ tự nhiên và cỏ trồng, trong khi đó nhu cầu sản xuất lương thực cùng với
tốc độ đơ thị hố ngày càng cao làm cho diện tích đồng cỏ tự nhiên, đất đai trồng
cỏ và chăn thả trâu bị bị thu hẹp. Vào mùa đơng ở miền Bắc cũng như mùa khô
ở miền Nam thường khan hiếm thức ăn thô xanh làm cho ngành chăn nuôi trâu
bị gặp nhiều khó khăn. Trong khi nguồn phụ phẩm nơng nghiệp của nước ta rất

dồi dào. Do đó, chăn ni gia súc nhai lại nói chung và chăn ni bị sữa nói
riêng ngày càng phụ thuộc nhiều vào các phụ phẩm nông nghiệp.
Vậy làm thế nào để sử dụng nguồn phụ phẩm nơng nghiệp trong chăn ni
trâu bị được hiệu quả? Để làm được việc này chúng ta cần phải đưa ra các biện
pháp xử lý, chế biến và bảo quản thích hợp. Một trong những biện pháp đó là
phương pháp ủ chua. Phương pháp này giúp cho việc bảo quản dự trữ các loại
thức ăn khi gia súc ăn thừa hoặc khi khơng thể phơi hết có hiệu quả cao. Việc ủ
chua các loại phụ phẩm nông nghiệp giúp người chăn nuôi đảm bảo nguồn thức
ăn quanh năm cho đàn gia súc. Đặc biệt phương pháp ủ chua giúp cho thức ăn ít
hao hụt các chất dinh dưỡng, hạn chế chất kháng dinh dưỡng và không bị phụ
thuộc vào thời tiết mà còn nâng cao được tỷ lệ tiêu hóa thức ăn cho gia súc.

1


Hiện nay, ngành nơng nghiệp Sơn La đang tích cực tìm ra cây trồng thích
hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nơng dân, trong đó, cây chanh leo
(Passiflora edulis) cho thấy một tiềm năng khả quan cho tỉnh miền núi Tây Bắc
này. Năm 2016, tổng diện tích trồng chanh leo trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 86 ha,
năng suất 7-8 tấn quả/ha, đến tháng 6/2017 tổng diện tích chanh leo tồn tỉnh đã
lên tới 487,1 ha; trong đó, các địa phương trồng nhiều nhất là huyện Mộc Châu
277 ha, Vân Hồ 43 ha, Thuận Châu 53,6 ha, Phù Yên 40 ha... (Ngọc Tân, 2017).
Theo Quốc Định (2019) đầu năm 2019, tổng diện tích trên 1.300ha, sản lượng
ước khoảng 20.000 tấn.
Chanh leo là một trong những loại cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ
nhưỡng của tỉnh Sơn La nói chung và huyện Mộc Châu nói riêng, cho năng suất
cao, đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Trước đây, 1ha ngô chỉ cho thu
nhập khoảng 30-40 triệu thì giờ đây, chuyển sang trồng chanh leo, người dân thu
nhập tăng gấp 10 lần, khoảng 300 triệu/ha (Nguyễn Nga, 2019). Do vậy, diện tích
chanh leo ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, việc phát triển trồng chanh leo ở Mộc

Châu dẫn đến tình trạng người dân bỏ ngơ và lúa để trồng chanh leo. Vấn đề này
dẫn đến giá của cây ngô và giá rơm tăng gây ảnh hưởng đến ngành chăn ni bị.
Ngồi ra, chế biến sản phẩm từ chanh leo tạo ra nguồn phụ phẩm rất lớn là vỏ
quả, nếu không được chế biến, sử dụng phù hợp sẽ gây ra những vấn đề lớn cho
môi trường đó là sự ơ nhiễm.
Vậy, thành phần hóa hóa học và dinh dưỡng của vỏ chanh leo như thế
nào? Chất lượng vỏ chanh leo ủ chua có đảm bảo để làm thức ăn cho bị sữa
khơng? Xây dựng khẩu phần thức ăn có chứa vỏ chanh leo ủ chua như thế nào để
bị sữa vẫn có thể trạng, năng suất và chất lượng sữa tốt? Từ thực tiễn đó, chúng
tôi đã thực hiện đề tài này.
1.2. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU
- Chế biến, dự trữ vỏ chanh leo làm thức ăn cho bò sữa.
- Xác định cách sử dụng vỏ chanh leo trong khẩu phần cho bò sữa.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được khả năng sử dụng vỏ chanh leo trong chăn ni bị sữa.
- Tận dụng được nguồn phụ phẩm vỏ chanh leo, giải quyết được vấn đề
diện tích trồng ngô giảm để giành đất trồng chanh leo.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Đặc điểm tiêu hóa của động vật nhai lại
Động vật nhai lại được xem là xã hội cộng sinh giữa gia súc và vi sinh vật
(VSV), nhờ vậy mà có khả năng sống và phát triển dựa vào khẩu phần thức ăn
giàu xơ (Brockman,1993). Các nguồn phụ phẩm nông nghiệp và các loại thức ăn
giàu xơ khác mà con người và động vật dạ dày đơn không thể sử dụng vẫn có thể
được xem là nguồn thức ăn có giá trị cho gia súc nhai lại, chúng có khả năng
tổng hợp các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người từ các loại thức

ăn có giá trị thấp. Nhờ vậy, gia súc nhai lại có tiềm năng lớn để cải thiện cuộc
sống con người (Beever, 1993).
Đường tiêu hoá của gia súc nhai lại đặc trưng bởi hệ dạ dày kép gồm bốn
túi. Ba túi trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) được gọi chung là dạ dày trước,
khơng có tuyến tiêu hố riêng. Túi thứ tư gọi là dạ múi khế, tương tự như dạ dày
của động vật dạ dày đơn, có hệ thống tuyến phát triển mạnh. Dạ cỏ là túi lớn
nhất, chiếm hầu hết nửa trái của xoang bụng, từ cơ hoành đến xương chậu. Dạ cỏ
chiếm tới 85 - 90% dung tích dạ dày, 75% dung tích đường tiêu hố, có tác dụng
tích trữ, nhào lộn và phân giải thức ăn. Dạ cỏ có mơi trường thuận lợi cho VSV
lên men kị khí: yếm khí, nhiệt độ tương đối ổn định trong khoảng 38 - 42℃, pH
từ 5,5 - 7,4. Quá trình lên men và trao đổi chất trong dạ cỏ đóng vai trị quan
trọng trong việc cung cấp năng lượng, protein cho gia súc nhai lại như tham gia
điều khiển lượng thức ăn ăn vào và ảnh hưởng sâu sắc đến sức sản xuất của gia
súc. Quá trình trao đổi chất trong dạ cỏ bao gồm hai quá trình chính:
- Sự phân hủy các thành phần thức ăn bởi VSV (chủ yếu là carbohydrates
và các hợp chất chứa nitơ).
- Quá trình tổng hợp các đại phân tử cho sinh khối VSV (chủ yếu là
protein, axit nucleic và lipid).
Cả hai quá trình trên đều chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc khẩu phần, tốc độ
chuyển dời các khẩu phần thức ăn ở các túi dạ dày trước. Dạ cỏ gia súc nhai lại
có dung tích lớn và mơi trường thuận lợi cho VSV yếm khí sống và phát triển.
VSV dạ cỏ đóng góp vai trị đặc biệt vào q trình trao đổi chất dinh dưỡng của
vật chủ, chúng có các enzyme phân hủy liên kết, β 1-4-glucosid nằm trong vách
tế bào thực vật có khả năng tổng hợp đại phân tử protein từ N-NH3.

3


Chất chứa dạ cỏ là một hỗn hợp gồm thức ăn ăn vào, vi sinh vật dạ cỏ, các
sản phẩm trao đổi trung gian, nước bọt và các chất tiết vào dạ cỏ. Đây là một hệ

sinh thái rất phức hợp trong đó liên tục có sự tương tác giữa thức ăn, hệ vi sinh
vật và động vật chủ. Môi trường dạ có với các đặc điểm thiết yếu cho sự lên men:
độ ẩm cao 85-90%; pH dao động trong khoảng 6,4-7,0 luôn luôn được đệm bởi
bicarbonate và phosphate của nước bọt, nhiệt độ khá ổn định 38-42°C và là mơi
trường yếm khí. Các chất chứa ln ln được nhào trộn bởi sự co bóp của dạ cỏ,
nhờ vậy dịng dinh dưỡng được lưu thông liên tục, sản phẩm cuối cùng của quá
trình lên men ra khỏi dạ cỏ và các cơ chất được nạp vào thông qua thức ăn. Có sự
tiết chế vào dạ cỏ những chất cần thiết cho VSV phát triển và khuyếch tán ra
ngoài những sản phẩm tạo ra trong dạ cỏ. Điều này làm cho áp suất thẩm thấu
của dạ cỏ luôn ổn định. Thời gian thức ăn tồn lưu trong dạ cỏ kéo dài tạo điều
kiện cho vi sinh vật công phá. Những điêu kiện đó là lý tưởng cho sự phát triển
của vi sinh vật dạ cỏ. Điều này được đánh giá bởi sự phong phú về chủng loại và
mật độ VSV. Nước bọt đổ vào dạ cỏ liên tục và duy trì thức ăn ở dạng lỏng, tạo
thuận tiện cho VSV tiêu hóa thức ăn. Cộng đồng VSV cũng ảnh hưởng đến
lượng tiết nước bọt. Các chất khí mà chủ yếu là khí CO2 và khí CH4 là sản phẩm
trao đổi cuối cùng của quá trình lên men dạ cỏ. Hầu hết các chất khí được thải ra
ngồi thơng qua q trình ợ hơi.
Sự vận chuyển sản phẩm cuối cùng ra khỏi dạ cỏ có ảnh hưởng to lớn đến
sự cân bằng sinh thái trong dạ cỏ và vì thế nó biến dạ cỏ thành môi trường lên
men liên tục. Các vật liệu đã được biến hóa và sinh khối VSV được thường
xun chuyển xuống phần dưới đường tiêu hóa. Vì vậy số lượng VSV ln
ln duy trì ở mức ổn định.Vận tốc di chuyền chất chứa dạ cỏ xuống ruột là
một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình tiêu hóa dạ cỏ và nó được xác
định bởi một số yếu tố như: dung tích dạ cỏ, nhu động dạ cỏ, lượng thức ăn ăn
vào và quá trình lên men.
Hệ VSV dạ cỏ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào khẩu phần thức ăn.
Tính từ năm 1941 những cơng trình nghiên cứu đầu tiên về VSV dạ cỏ đến nay
đã có tới hơn 200 lồi VSV dạ cỏ được mơ tả và ít nhất có 20 lồi protozoa đã
được xác định. Vi sinh vật dạ cỏ bao gồm: vi khuẩn, nấm, protozoa, mycoplasma,
các (loại virus và thể thực khuẩn khơng đóng vai trị quan trọng trong tiêu hóa

xơ. Quần thể VSV dạ cỏ chỉ có sự biến đổi theo thời gian và phụ thuộc vào tính
chất của khẩu phần ăn. Mật độ vi khuẩn, protozoa và nấm theo thứ tự biến động

4


trong khoảng 109 - 1010, 105 - 106, 103 – 105 trong 1ml dịch dạ cỏ. Hệ VSV dạ cỏ
đều là VSV yếm khí và sống chủ yếu bằng năng lượng sinh ra từ quá trình lên
men các chất dinh dưỡng. Gia súc nhai lại được thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng
nhờ vào các sản phẩm của quá trình lên men trong dạ cỏ axit béo bay hơi
(AXBBH) và trong một số trường hợp từ các chất dinh dưỡng thoát qua. Thành
phần của tế bào vi sinh vật dạ cỏ tương đối ổn định: protein thực: 32 – 42%; các
phân tử nhỏ chứa nitơ: 10%; axit nucleic: 8%; lipid: 11 - 15%; polysaccharide:
17%; khống: 13%.
Dạ tổ ong có chức năng chính là đẩy các thức ăn rắn và các thức ăn chưa
được nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ, đồng thời đẩy các thức ăn dạng nước vào dạ lá
sách. Dạ tổ ong cũng giúp cho việc đẩy các miếng thức ăn lên miệng để nhai lại.
Sự lên men trong dạ tổ ong tương tự như ở dạ cỏ.
Dạ lá sách có nhiệm vụ chính là nghiền nát các tiểu phần thức ăn, hấp thu
nước, cùng các con Na, K... hấp thu các axit béo bay hơi trong dưỡng chấp đi qua
dạ lá sách.
Dạ múi khế có chức năng tiêu hố men tương tự như dạ dày đơn (HCl,
pepsin).
Ruột non tiết các enzym tiêu hoá qua thành ruột và tuyến tuỵ để tiêu hoá
các bột đường, protein và lipit tương tự như gia súc dạ dày đơn. Ruột non cũng
làm nhiệm vụ hấp thu nước khoáng và các sản phẩm tiêu hố ở ruột (glucoza,
axit amin và axit béo).
Ruột già có chức năng lên men, hấp thu và tạo phân. Trong manh tràng có
hệ vi sinh vật tương tự như trong dạ cỏ có vai trị lên men các sản phẩm đưa từ
trên xuống. Các AXBBH sinh ra và nước được hấp thu, nhưng xác vi sinh vật

khơng được tiêu hố tiếp mà thải ra ngoài qua phân, ở trực tràng có tác dụng tạo
và tích trữ phân.
2.1.2. Hệ vi sinh vật dạ cỏ
Vũ Duy Giảng và cs. (2008) cho biết hệ vi sinh vật dạ cỏ cộng sinh trong
dạ cỏ và dạ tổ ong rất phức tạp và thường gọi chung là vi sinh vật dạ cỏ. Hệ vi
sinh vật dạ cỏ gồm có 3 nhóm chính là vi khuẩn (Bacteria), động vật nguyên sinh
(Protozoa) và nấm (Fungi); ngoài ra cịn có mycoplasma, các loại virus và các thể
thực khuẩn. Mycoplasma, virus và thể thực khuẩn khơng đóng vai trị quan trọng
trong tiêu hóa thức ăn.

5


* Vi khuẩn (Bacteria)
Vi khuẩn xuất hiện trong dạ cỏ lồi nhai lại trong lứa tuổi cịn non, mặc dù
chúng được nuôi cách biệt hoặc cùng với mẹ chúng. Thông thường vi khuẩn chiếm
số lượng lớn nhất trong VSV dạ cỏ và là tác nhân chính trong q trình tiêu hóa xơ.
Tính từ 1941 là năm Hungate cơng bố những cơng trình nghiên cứu đầu tiên về
VSV dạ cỏ đến nay đã có tới hơn 200 lồi vi khuẩn dạ cỏ đã được mô tả. Tổng số vi
khuẩn trong dạ cỏ thường là 109-1010 tế bào/g chất chứa trong dạ cỏ vi khuẩn ở thể
tự do chiếm khoảng 30%, số còn lại bám vào các mẩu thức ăn, trú ngụ ở các nếp gấp
biểu mô và bám vào protozoa (Vũ Duy Giảng và cs., 2008).
Sự phân loại vi khuẩn dạ cỏ có thể được tiến hành dựa vào cơ chất mà vi
khuẩn sử dụng hay sản phẩm lên men cuối cùng của chúng. Sau đây là một số
nhóm vi khuẩn dạ cỏ chính:
- Vi khuẩn phân giải xenluloza: vi khuẩn phân giải xenluloza có số lượng
rất lớn trong dạ cỏ của những gia súc sử dụng khẩu phần giàu xenluloza. Những
loài vi khuẩn phân giải xenluloza quan trọng nhất là Bacteroides succinogenes,
Butyrivibrio fibrisolvens, Ruminoccocus navefaciens, Ruminococcus albus,
Cillobacterium cellulosolvens.

Vi khuẩn phân giải hemixenluloza: hemixenluloza khác xenluloza là chứa cả
đường pentoza và hexoza và cũng thường chứa axit uronic. Những vi khuẩn có khả
năng thuỷ phân xenluloza thì cũng có khả năng sử dụng hemixenluloza. Tuy nhiên,
khơng phải tất cả các lồi sử dụng được hemixenluloza đều có khả năng phân giải
xenluloza. Một số loài sử dụng hemixenluloza là Butyrivibrio fibrisolvens,
Lachnospira multiparus và Bacteroides ruminicola. Các loài vi khuẩn phân giải
hemixenluloza cũng như vi khuẩn phân giải xenluloza đều bị ức chế bởi pH thấp.
- Vi khuẩn phân giải tinh bột. Trong dinh dưỡng carbohydrat của loài nhai
lại, tinh bột đứng vị trí thứ hai sau xenluloza. Phần lớn tinh bột theo thức ăn vào
dạ cỏ, được phân giải nhờ sự hoạt động của VSV. Tinh bột được phân giải bởi
nhiều loài vi khuẩn dạ cỏ, trong đó có những vi khuẩn phân giải xenluloza.
Những loài vi khuẩn phân giải tinh bột quan trọng là Bacteroides amylophilus,
Succinimonas amylolytica, Butyrivibrio fibrisolbvens, Bacteroides ruminantium,
Selenomonas ruminantium và Steptococcus bovis.
- Vi khuẩn phân giải đường, hầu hết các vi khuẩn sử dụng được các loại
polysaccharid nói tên thì cũng sử dụng được đường disaccharid và đường

6


monosacchand. Celobioza cũng có thể là nguồn năng lượng cung cấp cho nhóm
vi khuẩn này vì chúng có men β-glucosidaza có thể thuỷ phân cellobioza. Các vi
khuẩn thuộc lồi Lachnospira multiparus, Selenomonas ruminantium... đều có
khả năng sử dụng tốt hydratcacbon hoà tan.
- Vi khuẩn sử dụng các axit hữu cơ. Hầu hết các vi khuẩn đều có khả năng
sử dụng axit lactic mặc dù lượng axit này trong dạ cỏ thường không đáng kể trừ
trong những trường hợp đặc biệt. Một số có thể sử dụng axit succinic, malic,
fumaric, formic hay acetic. Những loài sử dụng axit lactic là Veillonella
gazogenes, Veillonella alacalescens, Peptostreptococcus elsdenii, Propioni
bacterium và Selenomonas lactilytica.

- Vi khuẩn phân giải protein: sự phân giải protein và axit amin để sản sinh
ra amoniac trong dạ cỏ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về phương diện tiết
kiệm nitơ cũng như nguy cơ dư thừa amoniac. Amoniac cần cho các loài vi
khuẩn dạ cỏ để tổng hợp nên sinh khối protein của bản thân chúng, đồng thời một
số vi khuẩn địi hỏi hay được kích thích bởi axit amin, peptit và isoaxit có nguồn
gốc từ valine, leucine và isoleucine. Như vậy cần phải có một lượng protein được
phân giải trong dạ cỏ để đáp ứng nhu cầu này của vi sinh vật dạ cỏ. Trong số
những loài vi khuẩn sinh amoniac thì Peptostreptococus và Clostridium có khả
năng lớn nhất.
Vi khuẩn tạo mêtan. Nhóm vi khuẩn này rất khó ni cấy trong ống
nghiệm, cho nên những thông tin về những VSV này cịn hạn chế. Các lồi vi
khuẩn của nhóm này là Methano baccterium, Methano ruminantium và Methano
forminicum.
- Vi khuẩn tổng hợp vitamin : nhiều loài vi khuẩn dạ cỏ có khả năng tổng
hợp các vitamin nhóm B và vitamin K.
* Động vật nguyên sinh (Protozoa)
Theo Nguyễn Xuân Trạch và cs. (2006) protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi
gia súc bắt đầu ăn thức ăn thực vật thô. Sau khi đẻ và trong thời gian bú sữa dạ
dày trước không có protozoa. Protozoa khơng thích ứng với mơi trường bên
ngồi và bị chết nhanh. Trong dạ cỏ protozoa có số lượng khoảng 105-106 tế
bào/g chất chứa dạ cỏ, ít hơn vi khuẩn, nhưng do có kích thước lớn hơn nên có
thể tương đương về tổng sinh khối. Có hơn 100 loài protozoa trong dạ cỏ đã được
xác định. Mỗi loài gia súc có số lồi protozoa khá đặc thù.

7


Protozoa trong dạ cỏ là các loại ciliate thuộc hai họ khác nhau. Họ
Isotrichidae, thường gọi là Holotrich, gồm những protozoa có cơ thể rỗng được
phủ bởi các tiêm mao (cilia); chúng gồm các bộ Isotricha và Dasytricha. Họ kia

là Ophryoscolecidae, hay Oligotrich, gồm nhiều lồi khác nhau về kích thức,
hình thái và diện mạo; chúng gồm các bộ Entodinium, Diplodinium, Epidinium
và Ophryoscolex.
Protozoa có một số tác dụng chính như sau:
- Tiêu hố tinh bột và đường
Tuy có một vài loại protozoa có khả năng phân giải xenluloza nhưng cơ
chất chính vẫn là đường và tinh bột vì thế mà khi gia súc ăn khẩu phần nhiều bột
đường thì số lượng protozoa tăng lên.
- Xé rách màng màng tế bào thực vật
Tác dụng này có được thơng qua tác động cơ học và làm tăng diện tích
tiếp xúc, do đó mà thức ăn dễ dàng chịu tác động của vi khuẩn.
- Tích luỹ polysaccarit
Protozoa có khả năng nuốt tinh bột ngay sau khi ăn. Polysaccarit này có
thể được phân giải về sau hoặc không bị lên men ở dạ cỏ mà được phân giải
thành đường đơn và được hấp thu ở ruột. Điều này không những quan trọng đối
với protozoa mà cịn có ý nghĩa dinh dưỡng cho gia súc nhai lại nhờ hiệu ứng
đệm chống phân giải đường quá nhanh làm giảm pH đột ngột, đồng thời cung
cấp năng lượng từ từ hơn cho nhu cầu của bản thân VSV dạ cỏ trong những thời
gian xa bữa ăn.
- Bảo tồn mạch nối đôi của các axit béo không no
Các axit béo không no mạch dài quan trọng đối với gia súc (linoleic,
linolenic) được protozoa nuốt và đưa xuống phần sau của đường tiêu hoá để
cung cấp trực tiếp cho vật chủ, nếu không các axit béo này sẽ bị làm no hoá
bởi vi khuẩn.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng protozoa trong dạ cỏ có một số tác hại
nhất định:
- Protozoa khơng có khả năng sử dụng NH3 như vi khuẩn
Nguồn nitơ đáp ứng nhu cầu của chúng là những mảnh protein thức ăn và
vi khuẩn. Nhiều nghiên cứu cho thấy protozoa không thể xây dựng protein bản


8


thân từ các amit được. Khi mật độ protozoa trong dạ cỏ cao thì một tỷ lệ lớn vi
khuẩn bị protozoa thực bào. Mỗi protozoa có thể thực bào 600-700 vi khuẩn
trong một giờ ở mật độ vi khuẩn 109/ml dịch dạ cỏ. Do có hiện tượng này mà
protozoa đã làm giảm hiệu quả sử dụng protein nói chung. Protozoa cũng góp
phần làm tăng nồng độ amoniac trong dạ cỏ do sự phân giải protein của chúng.
- Protozoa không tổng hợp được vitamin mà sử dụng vitamin từ thức ăn
hay do vi khuẩn tạo ra nên làm giảm rất nhiều vitamin cho vật chủ. Với tính chất
hai mặt như trên protozoa có trị khác nhau tuỳ theo bản chất của khẩu phần. Đối
với những khẩu phần dựa trên thức ăn thơ nghèo protein thì hoạt động của
protozoa là khơng có lợi cho vật chủ, do đó loại bỏ chúng trong dạ cỏ sẽ làm tăng
năng suất gia súc. Ngược lại, đối với khẩu phần giàu thức ăn tinh có nhiều
protein thì sự hiện diện và hoạt động của protozoa lại có lợi.
* Nấm (Fungi)
Nấm trong dạ cỏ mới chỉ được nghiên cứu trong vịng 50 năm nay và vị trí
của nó trong hệ sinh thái dạ cỏ cịn phải được làm sáng tỏ thêm. Chúng thuộc loại
vi sinh vật yếm khí nghiêm ngặt với chu kỳ sống có hai pha là pha bào tử
(zoospore) và pha thực vật (sporangium). Nấm là vi sinh vật đầu tiên xâm nhập
và tiêu hoá thành phần cấu trúc thực vật bắt đầu từ bên trong. Những loài nấm
được phân lập từ dạ cỏ cừu gồm: Neocallimastix frontalis, Piramonas communis
và Sphaeromonas communis.
Chức năng của nấm trong dạ cỏ là:
- Mọc chồi phá vỡ cấu trúc thành tế bào thực vật, làm giảm độ bền chặt
của cấu trúc này, góp phần phá vỡ các mảnh thức ăn trong quá trình nhai lại. Sự
phá vỡ này tạo điều kiện cho bacteria bám vào cấu trúc tế bào và tiếp tục quá
trình phân giải xơ.
- Mặt khác, bản thân nấm cũng tiết ra các loại men phân giải hầu hết các
loại gluxit. Phức hợp men tiêu hoá xơ của nấm dễ hoà tan hơn của men của vi

khuẩn. Chính vì thế nấm có khả năng tấn cơng các tiểu phần thức ăn cứng hơn và
lên men chúng với tốc độ nhanh hơn so với vi khuẩn. Một số loại gluxit không
được nấm sử dụng là pectin, axit polugalacturonic, arabinoza, fructoza, manoza
và galactoza. Như vậy sự có mặt của nấm giúp làm tăng tốc độ tiêu hoá xơ. Điều
này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc tiêu hố thức ăn xơ thơ bị lignin hố.

9


2.1.3. Q trình tiêu hóa thức ăn và trao đổi chất trong dạ cỏ động vật nhai lại
Quá trình tiêu hoá thức ăn và trao đổi chất trong dạ cỏ được Preston and
Leng (1991) đưa ra mơ hình tổng qt như sau:

Hình 2.1. Sự tiêu hóa protein và carbohydrat trong dạ cỏ
Thức ăn vào dạ cỏ là nguồn cơ chất cho q trình lên men bởi vi sinh vật,
phần khơng được lên men sẽ chuyển qua dạ tổ ong, múi khế (l-2cm ở bị), một
phần tiềm tàng cho q trình lên men được thốt qua q trình lên men dạ cỏ.
Lượng thốt qua tuỳ thuộc vào mức độ ni dưỡng, lượng thoát qua tăng lên khi
lượng thức ăn ăn vào tăng và kích thước thức ăn nhỏ. Tốc độ chuyển dời thức ăn
trong dạ cỏ tăng lên ở thức ăn dạng lỏng hơn thức ăn dạng cứng. Vì sự vắng mặt
ơxy trong các dạ trước nên vi sinh vật có thể giải phóng một năng lượng nhỏ từ
thức ăn, khoảng 4-5 phân tử ATP từ quá trình lên men 1 phân tử glucoza. Để vi
sinh vật phát triển không chỉ cần năng lượng mà chúng cịn cần nguồn nitơ,
khống... cho quá trình tổng hợp sinh khối. Các thành phần dinh dưỡng quan
trọng trong thức ăn của gia súc nhai lại bao gồm: Carbohydrates, hợp chất chứa
nitơ và lipit.

10



2.1.3.1. Tiêu hoá gluxit (carbohydrate hay hydratcarbon)
Gluxit trong thức ăn có thể chia thành 2 nhóm: (1) gluxit phi cấu trúc
(NSC) gồm tinh bột, đường (có trong chất chứa của tế bào thực vật) và pectin
(keo thực vật) và (2) gluxit vách tế bào (CW) gồm xenluloza và hemixenluloza
(gọi chung là xơ). Cả hai loại gluxit đều được VSV dạ cỏ lên men. Khoảng 6090% gluxit của khẩu phần được lên men trong dạ cỏ. Phần không được lên men
trong dạ cỏ được chuyển xuống ruột. Trong ruột non xơ (CW) khơng được tiêu
hố, cịn tinh bột và đường sẽ được men tiêu hoá của đường ruột thuỷ phân thành
glucoza hấp thu vào máu. Khi xuống ruột già tất cả các thành phần gluxit còn lại
sẽ được VSV lên men lần thứ hai tương tự như quá trình lên men diễn ra trong dạ
cỏ. Tồn bộ q trình tiêu hố gluxit ở bị có thể tóm tắt qua hình sau:

Hình 2.2. Sơ đồ tiêu hóa gluxit ở bị
Nguồn: Nguyễn Xn Trạch và cs.(2006)

Trong dạ cỏ quá trình phân giải các gluxit phức tạp đầu tiên sinh ra các
đường đơn hexoza và pentoza (hình 2.3). Những phân tử đường này là các sản
phẩm trung gian nhanh chóng được lên men tiếp bởi các VSV dạ cỏ. Quá trình
lên men này sinh ra năng lượng dưới dạng ATP và các axit béo bay hơi

11


(AXBBH). Đó là các axit axetic, propionic và butyric theo một tỷ lệ tương đối
khoảng 70:20:8 cùng với một lượng nhỏ izobutyric, izovaleric và valeric. Những
axit này được hấp thu qua vách các dạ dày trước vào máu. Đó chính là nguồn
năng lượng cho động vật nhai lại, nó cung cấp khoảng 70-80% tổng số năng
lượng được hấp thu bởi gia súc nhai lại. Ngồi axit béo, q trình lên men ở dạ
cỏ còn sản sinh khối lượng lớn các chất khí bao gồm 32% methan, 56%
cacbonic, 8,5% nitơ và 3,5% oxi. Sự giải phóng khí methan đã gây lãng phí 8%
tổng số năng lượng trong thức ăn thu nhận (khí methan được định kỳ thải ra

ngồi qua ợ hơi). Cá thể gia súc cùng giống thậm chí cùng loại thức ăn, cùng sản
sinh khối lượng methan khác nhau. Giảm thấp kích thức vật lý của thức ăn, cũng
làm giảm thấp hàm lượng khí methan trong dạ cỏ (Nguyễn Trọng Tiến và cs.,
2001).

Hình 2.3. Quá trình phân giải và lên men gluxit ở dạ cỏ
Nguồn: Nguyễn Xuân Trạch và cs.(2006)

Phương trình tóm tắt mơ tả sự lên men glucoza, một sản phẩm trung gian
(hexoza) của quá trình phân giải các gluxit phức tạp, để tạo các AXBBH chính và
khí mêtan trong dạ cỏ như sau:

12


Axit axetic:
C6H12O6 + 2H2O

2CH3COOH + 2CO2 + 4H2

Axit propionic:
C6H12O6 + 2H2

2CH3CH2COOH + 2H2O

Axit butiric:
C6H12O6

CH3-CH2CH2COOH + 2CO2 + 2 H2


Khí mêtan:
4H2 + CO2

CH4 + 2H2O

Một số đặc điểm lên men các thành phần gluxit khác nhau cần chú ý như sau:
- Gluxit vách tế bào (xenluloza và hemixeluloza)
Các loại gluxit cấu trúc vách tế bào (xơ), là phần dinh dưỡng quan trọng
nhất trong các thức ăn cho gia súc nhai lại, là thành phần chính của các loại thức
ăn như cỏ xanh, cỏ khô, thức ăn ủ chua, rơm và thân các loại cây thức ăn... Tiêu
hoá xơ là đặc thù của gia súc nhai lại và nhờ khả năng này mà gia súc nhai lại tồn
tại vì chúng khơng cạnh tranh thức ăn với con người. Xơ có thể được tiêu hố
hồn tồn mặc dù chúng khơng thể tiêu hố nhanh như tinh bột và đường.
Nguyên nhân làm cho xơ trong thức ăn thường có tỷ lệ tiêu hố thấp là do trong
vách tế bào thực vật có lignin. Lignin ngăn cản vi sinh vật xâm nhập vào thành
phần xơ và cũng là chất tạo liên kết bền vững với các phân tử hemixeluloza và
xenluloza. Xét theo quan điểm về dinh dưỡng, có ba khía cạnh về lên men xơ
người chăn nuôi cần biết và hiểu rõ:
+ Vi sinh vật lên men xơ rất mẫn cảm với môi trường axit trong dạ cỏ. Độ
pH tốt nhất cho quá trình lên men từ 6,4-7,0. Tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật
lên men xơ giảm khi độ pH giảm xuống 6,2 và hoàn toàn dừng lại khi độ pH là 6
hoặc thấp hơn. Điều này rất quan trọng khi xem xét để phối hợp các loại thức ăn
khác nhau trong khẩu phần một cách tốt nhất.
+ Các vi khuẩn lên men xơ sản sinh nhiều axit axetic. Việc tạo ra nhiều
axit axetic khi lên men xơ là rất quan trọng trong sản xuất mỡ sữa.
+ Vi sinh vật lên men xơ rất mẫn cảm với mỡ. Nếu thức ăn cho ăn q
nhiều mỡ thì vi khuẩn lên men xơ có thể chết hoặc giảm sinh trưởng. Điều này
rất quan trọng vì khi cho gia súc ăn quá nhiều mỡ lượng ăn vào của các thức ăn
nhiều và tỷ lệ tiêu hoá chúng sẽ giảm.


13


×