Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tiền hải, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.01 KB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ HOA

QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM
XÃ HỘI HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Kế tốn

Mã số:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

T.S. Lê Thị Minh Châu

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn


Vũ Thị Hoa

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy, cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Minh Châu – Trưởng bộ môn Kế tốn tài chính, Khoa kế tốn
và quản trị kinh doanh, Học viện nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, các
thầy giáo, cơ giáo Bộ mơn Kế tốn tài chính, Khoa Kế toán và quản trị kinh doanh - Học
viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức BHXH huyện Tiền Hải
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

Vũ Thị Hoa

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình, sơ đồ ..................................................................................................... vii
Trích yếu lý luận ............................................................................................................ viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc .......... 4
2.1.

Những vẫn đề lý luận cơ bản về bhxh bắt buộc.................................................. 4

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội ............................................... 27

2.2.1.

Hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam ........................................ 27

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại một số huyện cùng cấp ở
trong nước ......................................................................................................... 29

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện
Tiền Hải ............................................................................................................ 32


2.4.

Một số công trình nghiên cứu liên quan ........................................................... 33

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ........................................... 34
3.1.

Một số đặc điểm của huyện tiền hải có ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã
hội ..................................................................................................................... 34

3.1.1.

Giới thiệu chung về huyện Tiền Hải................................................................. 34

3.1.2.

Dân số và lao động ........................................................................................... 37

3.1.3.

Kinh tế - xã hội ................................................................................................. 38

3.1.4.

Giới thiệu về bảo hiểm xã hội huyện Tiền Hải ................................................. 39

iii



3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 43

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 43

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................................ 44

3.2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 47
4.1.

Quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình ................................................................................................... 47

4.2.

Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái
Bình .................................................................................................................. 48

4.2.1.

Lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội .................................................................... 48


4.2.2.

Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc .............................................. 53

4.2.3.

Quyết toán thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ......................................................... 57

4.2.4.

Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm .................................................................... 58

4.3.

Các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý thu bhxh bắt buộc trên địa bàn huyện Tiền
Hải .................................................................................................................... 59

4.3.1.

Yếu tố khách quan ............................................................................................ 59

4.3.2.

Yếu tố chủ quan ................................................................................................ 64

4.4.

Một số giải pháp tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Tiền Hải............ 68


4.4.1.

Mục tiêu chung của giải pháp ........................................................................... 68

4.4.2.

Một số giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc tại huyện Tiền Hải 70

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 78
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 78

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 79

5.2.1.

Kiến nghị với huyện ủy - HĐND - UBND huyện Tiền Hải ............................. 79

5.2.2.

Kiến nghị với bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình ................................................. 80

5.2.3.

Kiến nghị với bảo hiểm xã hội Việt Nam ......................................................... 80

5.2.4.


Kiến nghị với chính phủ ................................................................................... 81

5.2.5.

Kiến nghị với các bộ, ngành ............................................................................. 82

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 83
Phụ lục .......................................................................................................................... 85
Phiếu khảo sát ................................................................................................................. 85

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASXH

An sinh xã hội

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế


BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

CCHC

Cải cách hành chính

CĐBHXH

Chế độ bảo hiểm xã hội

DN

Doanh nghiệp

HCSN

Hành chính sự nghiệp

LĐLĐ

Liên đồn lao động

LĐTB&XH

Lao động - Thương binh và Xã hội

NLĐ


Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

NSNN

Ngân sách Nhà nước

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHS&TKQTTHC

Tiếp nhận hồ sơ & trả kết quả thủ tục hành chính

TTHC

Thủ tục hành chính

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mức phạt vi phạm hành chính về BHXH .................................................... 21
Bảng 3.1. Dân số huyện Tiền Hải giai đoạn 2016 -2018 ............................................. 38
Bảng 3.2. Tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn 2016- 2018.................................. 39
Bảng 4.1. Tỷ lệ trích nộp bảo hiểm xã hội đối với người lao động và người sử dụng lao
động từ năm 2016-2018 ............................................................................... 50
Bảng 4.2. Mức lương cơ sở giai đoạn từ năm 2016 đến nay........................................ 50
Bảng 4.3. Mức lương tối thiểu vùng giai đoạn 2016 – 2018 ........................................ 51
Bảng 4.4. Kế hoạch giao thu quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện
Tiền Hải Giai đoạn 2016-2018 .................................................................... 52
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện kế hoạch về quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc tại huyện Tiền Hải giai đoạn 2016 – 2018 ................................... 54
Bảng 4.6. Tổng quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của các khối loại hình tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc trong giai đoạn 2016-2018 .................................. 54
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện kế hoạch về quản lý số tiền thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
tại huyện Tiền Hải giai đoạn 2016 – 2018 ................................................. 55
Bảng 4.8. Kết quả nợ đọng bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp tại huyện Tiền Hải giai
đoạn 2016-2018 ........................................................................................... 57
Bảng 4.9. Kết quả đơn vị thanh tra kiểm tra tại bảo hiểm xã hội huyện Tiền Hải giai
đoạn 2016-2018 ........................................................................................... 59
Bảng 4.10. Đánh giá của các doanh nghiệp về hoạt động thông tin tuyên truyền ........ 65
Bảng 4.11. Nguồn thông tin tìm hiểu về bảo hiểm xã hội của người lao động .............. 66
Bảng 4.12. Đánh giá của các đơn vị về cải cách hành chính ......................................... 67

vi



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Quy trình tổ chức quản lý thu BHXH bắt buộc ........................................... 19
Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý thu BHXH bắt buộc tại Việt Nam ..................................... 29
Sơ đồ 3.1. Mơ hình tổ chức bộ máy quản lý BHXH huyện Tiền Hải ........................... 43
Sơ đồ 4.1. Quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc tại huyện Tiền Hải ......................... 47
Sơ đồ 4.2. Phối hợp giữa các bên liên quan trong quản lý thu BHXH ......................... 47
Sơ đồ 4.3. Căn cứ lập kế hoạch thu BHXH tại BHXH huyện Tiền Hải ....................... 48

vii


TRÍCH YẾU LÝ LUẬN
Tên tác giả: Vũ Thị Hoa
Tên luận văn: “Quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình”
Ngành: Kế tốn

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH bắt buộc
- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc
tại BHXH huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc đến năm 2025.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Phương pháp thống kê mô tả, Phương
pháp so sánh, phương pháp xử lý số liệu

- Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu:
Kết quả chính và kết luận
- BHXH huyện đã tích cực tham mưu với các cấp có thẩm quyền, phối hợp với
các ngành có liên quan, tăng cường cơng tác trun truyền, phổ biến pháp luật, vận
động doanh nghiệp và người lao động tham gia, chính vì thế số người tham gia BHXH
năm sau thường cao hơn năm trước (từ năm 2016 đến năm 2018 số lao động tham gia
BHXH tăng bình quân hàng năm là 5.7%).
- Hàng năm BHXH đã xây dụng kế hoạch sát với tình hình thực tế và thường
xuyên báo cáo cấp trên về khả năng thực hiện trong công tác quản lý thu, xin ý kiến chỉ
đạo kịp thời để triển khai, tổ chức thực hiện theo quy định đảm bảo có hiệu quả, năm
2016 số thu vượt so với số kế hoạch 2,2% đến năm 2018 số thu vượt số kế hoạch 1,5%,
ngoài ra BHXH huyện Tiền Hải cũng đã thực hiện tốt công tác quản lý thu BHXH trên
địa bàn thể hiện qua số đơn vị nợ và số tiền nợ đọng cụ thể: năm 2016 có 9 đơn vị nợ
với số tiền 2,3 tỷ đồng, năm 2018 có 7 đơn vị nợ với số tiền 4,6 tỷ đồng.
Trong nhiều năm qua công tác thu BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói chung
và BHXH huyện Tiền Hải nói riêng ln hồn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Bảo hiểm xã hội huyện đã thực hiện quản lý nguồn thu, quản lý, phát triển, mở

viii


rộng đối tượng, tăng nguồn thu một cách hiệu quả.
BHXH huyện vẫn cịn có nhiều hạn chế: Trong điều kiện hệ thống pháp luật
đang hoàn thiện và chưa nghiêm minh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chối bỏ hoặc
thực hiện khơng đầy đủ trách nhiệm xã hội của mình. Nhiều doanh nghiệp cịn nợ đọng
bảo hiểm, đóng khơng đúng mức lương và khơng đóng đủ số người theo quy định.
Tác giả đã nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu BHXH
trong thời gian tới là: (i) Tăng cường tuyên truyền, giáo dục Luật BHXH và các văn bản
quy phạm pháp luật; (ii) Tham mưu cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng trong
quản lý thu BHXH bắt buộc; (iii) Xử lý khắc phục tình trạng nợ đọng tiền BHXH; (iv)

Cải thiện phương thức quản lý thu BHXH bắt buộc; (v) Tăng cường hoạt động thanh,
kiểm tra; (vi) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ viên chức và hỗ trợ kinh phí cho cán bộ
thực hiện nhiệm vụ.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Thi Hoa
Thesistitle: "Management of compulsory social insurance revenue at the Social
Insurance of Tien Hai district, Thai Binh province".
Major:Accountant

Code: 8340301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To systematize the theoretical and practical basis for the management of
compulsory social insurance revenue.
- To analysis the reality and the factors affecting the management of compulsory
social insurance revenue at the social insurance of Tien Hai district, Thai Binh province.
- To propose some solutions to enhance the management of compulsory social
insurance revenue by 2025.
Materials and Methods
- Methods of data collection: Secondary data, primary data.
- Methods of data processing and analysis: methods of descriptive statistical,
methods of comparison, methods of data processing.
- System of research targets
Main findings and conclusions
- District social insurance has actively consulted with competent authorities,

coordinated with relevant departments, strengthened the propaganda, dissemination of laws,
mobilized businesses and workers to participate, therefore the number of people participating
in social insurance has been often higher than the previous year (from 2016 to 2018, the
average number of workers participating in social insurance increased 5.7% annually).
- Annually, Social Insurance build a plan close to the actual situation and regularly
reports to its superior about the ability to perform in the management of revenue, asks for
timely direction to deploy and organize the implementation according to regulations to ensure
effectiveness, in 2016 the revenue exceeded the plan by 2.2%, to 2018 the revenue exceeded
the plan by 1.5%, in addition, the Social Insurance of Tien Hai district also performs well the
management of social insurance revenue in the area. It is reflected in the number of debt units
and outstanding debts: in 2016, there were 9 debt units with the amount of VND 2.3 billion, in
2018 there were 7 debt units with the amount of 4.6 billions dong.

x


For many years, the social insurance revenue in Thai Binh province in general and the
social insurance of Tien Hai district in particular has always completed the assigned targets.
District Social Insurance has issued regulations on revenue management,
management, development, object expansion, effective revenue increase.
The district social insurance still has many limitations: In the condition that the legal
system is completing and not strict, creating conditions for businesses to deny or not fully
implement their social responsibilities. Many businesses still owe insurance debts, pay the
wrong amount of salary and do not pay the full number of people as prescribed.
The author has researched and proposed solutions to improve the management
of social insurance revenue in the coming time as follows: (i) Promoting information
and propaganda about social insurance; (ii) strengthening coordination mechanisms
with related departments; (iii) coordinating in handling and overcoming the situation of
outstanding social insurance debts; (iv) improving the method of management of
compulsory social insurance revenue; (v) strengthening the inspection and supervision

in the implementation of social insurance; (vi) improving the capacity of officials and
have mechanisms to support officials in the process of performing tasks.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo hiểm xã hội ra đời và phát triển cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội
của nhân loại. Theo tổ chức lao động Quốc tế (ILO) thì nước Phổ (nay là Cộng hòa
Liên bang Đức) là nước đầu tiên trên thế giới ban hành chế độ bảo hiểm ốm đau
vào năm 1883, đánh dấu sự ra đời của Bảo hiểm xã hội (BHXH) và coi nó là một
trong những chính sách quan trọng nhất trong hệ thống chính sách an sinh xã hội.
Ngày nay, BHXH đã trở thành một cơng cụ hữu hiệu, mang tính nhân văn
sâu sắc để giúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộc
sống và trong quá trình lao động như bị ốm đau, chăm sóc y tế, thai sản, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, mất khả năng lao động, già cả hoặc bị
chết, bằng việc lập các quỹ BHXH từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH
và Nhà nước để trợ giúp cho họ khi gặp các rủi ro trên. Vì thế, BHXH ngày càng
trở thành nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội của mỗi quốc gia, của mọi thể chế
nhà nước và được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước ln xác định chính sách BHXH nói chung
và BHXH bắt buộc nói riêng là chính sách có tính nhân văn sâu sắc, có tầm quan
trọng và vai trị to lớn đối với cuộc sống con người, là trụ cột chính của hệ thống
an sinh xã hội, đã được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện ngay từ những
ngày đầu thành lập và thường xuyên bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với yêu
cầu thực tiễn của đất nước.
Thực hiện tốt chính sách BHXH bắt buộc là tạo nên một mạng lưới an
tồn có tính nhân văn góp phần ổn định cuộc sống về mặt vật chất và tinh thần
cho người lao động (NLĐ), đồng thời đảm bảo an sinh xã hội, đẩy nhanh sự

nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để thực hiện quan điểm này ngày
16/02/1995 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP thành lập BHXH Việt
Nam. BHXH Việt Nam được tổ chức theo hệ thống dọc 3 cấp đó là: BHXH Việt
Nam, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và BHXH các quận,
huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Bảo hiểm xã hội huyện Tiền Hải là đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Thái

1


Bình, được thành lập theo Quyết định số 04/QĐ-TCCB ngày 12/7/1995 của Bảo
hiểm xã hội tỉnh Thái Bình. Trải qua 24 năm từ khi thành lập, BHXH huyện Tiền
Hải đã từng bước vươn lên, không ngừng phát triển. Với chức năng nhiệm vụ
được giao, BHXH huyện Tiền Hải đã triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả
chính sách BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) góp
phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện Tiền Hải.
Xác định quản lý thu BHXH bắt buộc là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm xuyên suốt của ngành nhằm đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng, phát triển
và khả năng cân đối quỹ, đảm bảo chi trả các chế độ BHXH cho người lao động
(NLĐ). Với mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định, giảm số nợ
đọng, không ngừng mở rộng đối tượng tham gia, có như vậy người lao động mới
sớm được thụ hưởng quyền lợi về BHXH. Nhận thức được điều này, BHXH
huyện Tiền Hải đã luôn coi trọng, tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt và đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, thời gian qua, quản lý thu
BHXH bắt buộc cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập như:
Số đơn vị, số lao động tham gia BHXH khu vực ngoài nhà nước tỷ lệ
tham gia BHXH cịn thấp.
Cơng tác tun truyền về chính sách pháp luật về BHXH bắt buộc cịn hạn
chế nên có một số người sử dụng lao động và người lao động chưa hiểu được bản
chất tốt đẹp, tính nhân văn, nhân đạo của chính sách BHXH bắt buộc, trách

nhiệm và quyền lợi của mình đối với chính sách BHXH bắt buộc nên chưa tích
cực tham gia.
Cơng tác quản lý cịn thiếu đồng bộ, cơ chế phối hợp trong thực hiện Luật
BHXH còn nhiều bất cập. Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, mức phạt quá nhẹ, tính
cưỡng chế của pháp luật chưa nghiêm do đó nhiều chủ sử dụng lao động trốn
đóng BHXH, đóng khơng đủ số người thuộc diện tham gia, khơng thực hiện trích
nộp BHXH kịp thời theo quy định.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập nói trên, nhằm mở rộng và tăng
trưởng nguồn thu BHXH, phát triển bền vững quỹ BHXH bắt buộc, đảm bảo
công tác an sinh xã hội, rất cần có những giải pháp cụ thể. Vì vậy đề tài “Quản lý
thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”
được lựa chọn và nghiên cứu.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý thu BHXH
bắt buộc, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý thu
BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của luận văn là:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH bắt buộc
- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt
buộc tại BHXH huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc đến
năm 2025.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề liên quan đến quản lý thu BHXH bắt buộc như cơ chế, chính
sách mức đóng BHXH, phương thức đóng, thủ tục thực hiện, hành vi vi phạm và
xử lý…
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý
công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
(gồm: quy trình thu, quản lý thu, các yếu tố ảnh hưởng...).
Phạm vi về không gian:
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm từ năm
2016-2018

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
2.1. NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BHXH BẮT BUỘC
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì nước đầu tiên trên thế giới ban
hành chế độ bảo hiểm ốm đau vào năm 1883 là nước Phổ (nay thuộc Cộng hòa
Liên bang Đức), đánh dấu sự ra đời của BHXH. Tổ chức này đã đưa ra khái
niệm: BHXH là hình thức bảo trợ mà xã hội dành cho các thành viên của mình
thơng qua nhiều biện pháp cơng nhằm tránh tình trạng khó khăn về mặt kinh tế
và xã hội do bị mất hoặc giảm đáng kể thu nhập vì bệnh tật, thai sản, tai nạn lao
động (TNLĐ), mất sức lao động (MSLĐ), tử vong; chăm sóc y tế và trợ cấp cho
các gia đình có con nhỏ (ILO, 1919).
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội lại cho rằng: BHXH là sự đảm bảo

thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm khoản
thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc
làm do những rủi ro xã hội thơng qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính
do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an tồn
đời sống của NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an tồn xã hội
(Bộ luật Lao động, 2012).
- Theo Luật BHXH số 71/2006/QH11 và Luật BHXH sửa đổi số 58/2014/QH13:
+ Theo Luật BHXH được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa IX, kỳ họp thứ 9 thơng qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 như sau: "Bảo
hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người
lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở
đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội" (Luật BHXH, 2006).
+ Khái niệm BHXH được khái quát một cách đầy đủ nhất trong Luật số
58/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 20/11/2014: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo
đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm

4


hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi
lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội" (Luật BHXH, 2014).
Các khái niệm nêu trên cho thấy BHXH là một vấn đề kinh tế, xã hội tổng
hợp có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau:
- Nghiên cứu dưới góc độ chính sách: BHXH bắt buộc là một chính sách xã
hội quan trọng, nhằm giải quyết các chế độ xã hội liên quan đến quyền và lợi ích của
người lao động, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị quốc gia.
- Nghiên cứu dưới góc độ tài chính: BHXH bắt buộc là một quỹ tài chính
tập trung, được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia và có sự hỗ trợ

của Nhà nước.
- Nghiên cứu dưới góc độ thu nhập: BHXH bắt buộc là sự đảm bảo thay thế
một phần thu nhập khi NLĐ tham gia BHXH bị mất hoặc giảm thu nhập.
- Nghiên cứu dưới góc độ quản lý: BHXH bắt buộc là công cụ quản lý của
Nhà nước để điều chỉnh mối quan hệ kinh tế giữa NLĐ, người SDLĐ và Nhà
nước; thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập giữa các thành
viên trong xã hội.
Trong luận văn này, khái niệm BHXH bắt buộc được sử dụng là khái niệm
được xác định trong Luật BHXH số 58/2014/QH13 ban hành năm 2014.
Ở Việt Nam, BHXH là một trong những công cụ của chính sách xã hội
được Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhằm góp phần ổn định và đảm bảo sự cơng
bằng trong xã hội. Trước đây chỉ có một loại hình BHXH mà ngày nay gọi là
BHXH bắt buộc, từ năm 2008 mới có thêm BHXH tự nguyện theo Luật BHXH
số 71/2006/QH11.
+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc: là loại hình BHXH mà NLĐ và NSDLĐ phải
tham gia.
+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện: là loại hình BHXH mà NLĐ tự nguyện
tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập
của mình để hưởng BHXH;
2.1.1.2. Khái niệm về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chế độ BHXH bắt buộc là sự cụ thể hố chính sách BHXH, là hệ thống
các quy định cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp các phương tiện để thực hiện
BHXH bắt buộc đối với NLĐ. Nói cách khác, đó là một hệ thống các quy định

5


được pháp luật hoá về đối tượng hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng
trường hợp cụ thể.
Các chế độ BHXH bắt buộc là hệ thống các quy định về mức hưởng của

từng trường hợp, điều kiện hưởng, mức hưởng và thời hạn hưởng cho người lao
động khi họ gặp phải những rủi ro trong từng trường hợp cụ thể. Tùy theo điều
kiện, hệ thống BHXH của mỗi nước có thể có các chế độ BHXH khác nhau trong
số 9 chế độ mà Tổ chức Lao động quốc tế quy định. Có thể nói, các chế độ
BHXH bắt buộc là nội dung cốt lõi nhất của BHXH.
- Theo quy định tại Điều 4, Luật BHXH số 58/2014/QH13, BHXH bắt buộc
bao gồm 5 chế độ: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
Chế độ trợ cấp ốm đau: Chế độ này giúp cho người lao động có được
khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất do không làm việc được khi bị ốm đau.
Người tham gia được hưởng chế độ này khi có giấy chứng nhận của cơ sở y tế
xác nhận về việc ốm đau. Thời gian hưởng và mức trợ cấp ốm đau cũng được
quy định khác nhau theo thời gian và mức đóng BHXH.
Chế độ trợ cấp thai sản: Giúp lao động nữ và trẻ sơ sinh được chăm sóc
cần thiết và có được khoản trợ cấp thay thế cho thu nhập bị mất do không làm
việc được khi nghỉ thai sản. Chế độ này ở Việt Nam đã tính đến yếu tố điều kiện
và môi trường lao động nhằm đảm bào sức khỏe cho sản phụ ở các nhóm lao
động khác nhau.
Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Chế độ này góp phần
ổn định cuộc sống cho người lao động không may bị tai nạn trong q trình lao
động hoặc do các ngun nhân trong cơng việc mà bị mắc bệnh như: môi trường
làm việc độc hại, cơng việc có tính chất căng thẳng... Chế độ này còn quy định rõ
trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với các trường hợp xảy ra TNLĐ.
Mức trợ cấp của chế độ này dựa trên cơ sở tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
Chế độ hưu trí: Đây là chế độ mà người lao động thường quan tâm nhất,
cung cấp một khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập khơng cịn nhận được từ
nghề nghiệp do nghỉ hưu. Hiện nay, ở nước ta đã bóc tách được phần lớn các chế
độ ưu đãi xã hội ra khỏi chế độ hưu trí. Điều kiện hưởng chế độ này phụ thuộc
vào hai yếu tố chủ yếu là độ tuổi nghỉ hưu và số năm đóng BHXH, ngồi ra cịn
phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tính chất công việc.


6


Chế độ tử tuất: Đây là một trong những chế độ BHXH mang tính nhân
đạo nhất. Chế độ này giúp cho thân nhân người tham gia BHXH chết có được
khoản trợ cấp bù đắp một phần thiếu hụt thu nhập của gia đình khi một người lao
động mất đi. Chế độ này ở Việt Nam đã tính đến yếu tố đóng góp của người tham
gia bảo hiểm, yếu tố xã hội giữa người sống và người chết, đặc biệt có tính đến
yếu tố kế thừa đối với thân nhân người chết.
2.1.1.3. Khái niệm về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Thu BHXH bắt buộc là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để bắt
buộc người sử dụng lao động và người lao động phải đóng BHXH theo mức phí
quy định. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo
đảm cho các hoạt động BHXH và đảm bảo công tác an sinh xã hội (ASXH).
Theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH
Việt Nam, thu BHXH bắt buộc được thực hiện theo 03 cấp đó là: Cấp huyện
(BHXH huyện), cấp tỉnh (BHXH tỉnh), cấp TW (BHXH Việt Nam), cụ thể như sau:
* BHXH huyện
- Thu tiền đóng BHXH của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo
phân cấp của BHXH tỉnh.
- Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, tạm dừng
đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, do BHXH
huyện trực tiếp thu.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra các nội dung do người tham gia, đơn vị đã kê
khai, kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp kê khai
không đúng.
- Tổng hợp, báo cáo thu BHXH, và tiền lãi chậm đóng; cấp sổ BHXH theo
quy định.
- Lưu trữ hồ sơ tham gia BHXH, hồ sơ truy thu BHXH quy định của

pháp luật.
- Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thơng tin, tài liệu liên quan đến việc
đóng, hưởng BHXH theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
- Phân công, giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động theo từng lĩnh vực trong từng bộ phận chuyên môn để thực hiện đúng các
nội dung theo quy định để thực hiện quy trình thu; cấp sổ BHXH. Cán bộ, viên

7


chức BHXH huyện chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về những
nội dung được giao kể cả khi nghỉ chế độ hoặc chuyển công tác.
* BHXH tỉnh
- Thu tiền đóng BHXH các đơn vị chưa phân cấp BHXH cho huyện.
- Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, tạm dừng
đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH do BHXH
tỉnh trực tiếp thu.
- Tổ chức thực hiện thu; cấp sổ BHXH đối với các đối tượng tham gia
BHXH do BHXH tỉnh trực tiếp thu theo quy định.
- Phân công, phân cấp theo hướng dẫn đối với các phòng thuộc BHXH
tỉnh, tổ thuộc BHXH huyện.
- Tổng hợp, báo cáo thu BHXH và tiền lãi chậm đóng; cấp sổ BHXH,
hằng quý, năm theo quy định.
- Hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc công tác thu; cấp sổ BHXH đối với
BHXH huyện.
- Thẩm định số liệu thu BHXH đối với BHXH huyện theo định kỳ quý, năm.
* BHXH Việt Nam
- Thu tiền của ngân sách trung ương đóng BHXH cho người có thời gian
cơng tác trước năm 1995.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát, đôn đốc BHXH tỉnh thực hiện

thu; cấp sổ BHXH theo hướng dẫn quy định tại Quyết đinh 595/QĐ-BHXH; kịp
thời tháo gỡ khó khăn; vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra về việc chấp hành quy định của pháp luật về
BHXH và tổ chức thực hiện sau khi Quyết định được phê duyệt.
- Tổ chức thẩm định số liệu thu BHXH, tình hình quản lý, sử dụng phơi sổ
BHXH, đối với BHXH tỉnh theo quy định.
- Kiểm tra, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện quy trình thu; cấp sổ
BHXH của BHXH tỉnh.
Trong ba cấp trên BHXH cấp tỉnh, thành phố; quận, huyện trực tiếp thu
BHXH của các đối tượng, cấp Trung ương có nhiệm vụ tổng hợp số liệu thu
trong toàn quốc và nghiên cứu, xây dựng, tham mưu giúp lãnh đạo đưa ra các

8


văn bản chỉ đạo, xử lý trong công tác thu BHXH và trực tiếp chỉ đạo BHXH các
tỉnh, thành phố thực hiện thu BHXH.
2.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm xã hội
BHXH ra đời, tồn tại và phát triển là một nhu cầu khách quan; nền kinh tế
ngày càng phát triển, việc thuê mướn lao động trở nên phổ biến thì càng đòi hỏi
sự phát triển phù hợp của ngành BHXH. BHXH được hình thành trên cơ sở quan
hệ lao động giữa các bên cùng tham gia và được hưởng BHXH. Nhà nước ban
hành các chính sách BHXH, tổ chức ra cơ quan chuyên trách, thực hiện nhiệm vụ
quản lý hoạt động BHXH. Chủ sử dụng lao động và người lao động có trách
nhiệm đóng góp để hình thành quỹ BHXH. Người lao động và gia đình của họ
được cung cấp tài chính từ quỹ BHXH khi họ có đủ điều kiện theo chính sách
BHXH quy định, đó chính là mối quan hệ của các bên tham gia BHXH (Giáo
trình bảo hiểm xã hội, 2013).
Từ mối quan hệ về BHXH, cho ta thấy nếu xem xét một cách tồn diện thì
BHXH hàm chứa và phản ánh những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, BHXH là hoạt động dịch vụ công, mang tính xã hội cao, lấy
hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động. Hoạt động BHXH là quá trình tổ chức,
triển khai thực hiện các chế độ, chính sách BHXH của tổ chức quản lý BHXH
đối với người lao động tham gia và hưởng các chế độ BHXH.
Thứ hai, BHXH là một loại hàng hố tư nhân mang tính bắt buộc do Nhà
nước cung cấp, nên việc tham gia BHXH về nguyên tắc là bắt buộc đối với mọi
người lao động, do Nhà nước quản lý và cung cấp dịch vụ (có một số nước trên
thế giới do khu vực tư nhân quản lý và cung cấp dịch vụ). Hiện nay, ở nước ta
việc tham gia BHXH bắt buộc do Nhà nước quản lý và cung cấp.
Thứ ba, cơ chế hoạt động của BHXH theo cơ chế ba bên: Cơ quan BHXH
- Người sử dụng lao động - Người lao động, cộng thêm cơ chế quản lý của Nhà
nước. BHXH bắt buộc do Nhà nước đứng ra thực hiện do vậy thực sự chưa có thị
trường BHXH ở Việt Nam. Xét thực chất thị trường BHXH ở Việt Nam thể hiện
độc quyền, đó là: Cung BHXH do Nhà nước độc quyền cung, cầu thì bắt buộc,
cầu về mức đóng và mức hưởng BHXH còn thấp nên dẫn đến chất lượng dịch vụ
còn kém.
Thứ tư, thực hiện thống nhất việc quản lý Nhà nước về BHXH, thực hiện
nhiệm vụ thu, quản lý và chi trả các chế độ BHXH chặt chẽ, đúng đối tượng và

9


đúng thời hạn. Nguồn đóng góp của các bên tham gia được đưa vào quỹ riêng,
độc lập với ngân sách Nhà nước và quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống
nhất và được sử dụng theo nguyên tắc hạch toán cân đối thu - chi theo quy định
của pháp luật, bảo toàn và phát triển.
Thứ năm, người lao động được hưởng trợ cấp BHXH trên cơ sở mức đóng
và thời gian đóng BHXH, có chia sẻ rủi ro và thừa kế. Thơng thường, mức đóng
góp và mức hưởng trợ cấp đều có mối liên hệ đến thu nhập (tiền lương, tiền
cơng) của người lao động. Điều này thể hiện tính công bằng xã hội gắn liền giữa

quyền và nghĩa vụ của người lao động.
Tóm lại, chính sách BHXH bắt buộc là chế độ, chính sách do Nhà nước
quy định để đảm bảo quyền lợi vật chất cho người tham gia BHXH bắt buộc dựa
trên quan hệ lao động trong xã hội. BHXH là một hàng hố tư nhân mang tính
bắt buộc do Nhà nước quản lý và cung cấp; hoạt động trên ngun tắc lấy số
đơng bù số ít, chia sẻ rủi ro; quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước và được
quản lý tập trung, thống nhất.
2.1.3.Vai trò của bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.1.3.1. Đối với Nhà nước
* Góp phần đảm bảo an sinh xã hội
Kể từ khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa đã mang lại gương mặt tươi sáng cho sự phát triển toàn diện của đất
nước. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an
sinh xã hội, đặc biệt là chính sách BHXH bắt buộc đã phát huy vai trò trụ cột
trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực
hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”.
Hệ thống an sinh xã hội là một hệ thống tổng hợp gồm nhiều chế độ, chính
sách mà trong đó mỗi chế độ, chính sách đều có vai trị, chức năng và phạm vi
hoạt động riêng, mang tính kết hợp nhằm tạo ra một mạng lưới an sinh xã hội
rộng khắp, bao gồm toàn bộ dân cư của một quốc gia. Hệ thống này có mục tiêu
bảo vệ mọi thành viên trước những rủi ro và giữ gìn cuộc sống của họ với những
biện pháp thích hợp hay những quyền lợi hợp lý trước những biến động bất
thường xảy ra hay trong những hoàn cảnh và điều kiện đặc biệt. Tuy nhiên, trong
hệ thống an sinh xã hội thì hệ thống BHXH bắt buộc giữ vai trị trụ cột, bền vững
nhất vì vậy phát triển BHXH sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính

10


sách an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Giáo trình

bảo hiểm xã hội, 2013).
* Góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân
BHXH là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc phân phối
lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng
thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững.
*Góp phần tăng nguồn vốn cho phát triển đất nước
Quỹ BHXH càng phát triển lớn mạnh thì phần quỹ BHXH nhàn rỗi được
đầu tư trở lại nền kinh tế, như vậy sẽ tăng được nguồn vốn cho phát triển đất
nước, tạo việc làm cho người lao động và nguồn thu cho đất nước.
2.1.3.2.Đối với xã hội
* Góp phần ổn định cuộc sống của người lao động
Thực hiện tốt chính sách BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người lao
động, cụ thể:
Đối với người lao động khi sinh con hoặc nuôi con nhỏ dưới 06 tháng tuổi
thì được nghỉ việc và hưởng trợ cấp thai sản như vậy cuộc sống của người lao
động và gia đình ổn định hơn, có điều kiện chăm sóc gia đình tốt hơn.
Đối với người lao động khi gặp rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, nếu tham gia BHXH thì được hưởng các chế độ BHXH tương ứng
do cơ quan BHXH chi trả, như vậy giúp người lao động giảm được gánh nặng
trong cuộc sống và yên tâm công tác.
Đối với người lao động hết tuổi lao động hoặc khơng cịn khả năng lao
động, nếu đã tham gia BHXH thì được hưởng các chế độ BHXH như hưu trí,
chế độ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
* Góp phần ổn định tình hình trật tự, an ninh xã hội và phát triển kinh tế
Thực hiện tốt chính sách BHXH góp phần ổn định và nâng cao chất lượng
lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của người lao động trong các
thành phần kinh tế khác nhau, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự xã hội,
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
* Góp phần giảm bớt gánh nặng cho xã hội
Quỹ BHXH là do các bên tham gia quan hệ lao động đóng góp trong quá

trình lao động, việc chi trả các chế độ BHXH cho người tham gia BHXH được

11


trích từ quỹ BHXH như vậy nhà nước cũng bớt gánh nặng trong thực hiện các
chính sách xã hội.
2.1.4. Nguyên tắc và mục tiêu bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.1.4.1. Nguyên tắc
Theo Điều 5, Luật BHXH số 58/2014/QH13 bao gồm có 5 nguyên tắc cơ
bản sau:
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian
đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương
tháng của người lao động.
- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có
thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ
tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã
hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì khơng tính vào thời gian làm
cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai,
minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch tốn độc lập theo các quỹ
thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy
định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
- Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo
đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
2.1.4.2. Mục tiêu
- Đảm bảo thu đúng đối tượng
Nghĩa là các đối tượng trong diện bắt buộc tham gia BHXH theo quy
định của Luật BHXH đều phải tham gia BHXH.

- Đảm bảo thu đủ số lượng
Số người trong diện tham gia và số tiền phải đóng được thu đầy đủ để
đảm bảo quyền lợi cho người tham gia khi họ được hưởng các chế độ BHXH.
- Đảm bảo thời gian theo Luật định (thu kịp thời)
Người lao động và người sử dụng lao động phải trích nộp BHXH theo
đúng thời gian quy định trong Luật BHXH.

12


2.1.5 Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.1.5.1. Lập kế hoạch thu BHXH
Để thực hiện quản lý thu, cần có một kế hoạch thu BHXH thích hợp với
cơ chế quản lý kinh tế, giải quyết được hàng loạt vấn đề cả lý luận và thực tiễn.
Lập kế hoạch, dự toán thu là một khâu rất quan trọng, được thực hiện một cách
thường xuyên theo từng năm ở tất cả các đơn vị BHXH từ trung ương đến địa
phương. Kế hoạch thu BHXH là cơ sở để tổ chức thực hiện và quản lý công tác thu
ở từng đơn vị nói riêng và trên phạm vi tồn hệ thống BHXH nói chung; để các cơ
quan BHXH tổ chức thực hiện và quản lý các công tác khác của BHXH như hồn
thiện hệ thống chế độ chính sách, quản lý và bảo tồn phát triển quỹ BHXH, đảm bảo
cân đối quỹ lâu dài. Kế hoạch lập ra càng sát với thực tế, phù hợp với điều kiện
chung về kinh tế xã hội từng địa bàn thì cơng tác tổ chức thực hiện và điều hành
công tác thu quỹ BHXH càng chủ động và được thực hiện tốt hơn.
+ Xác định đối tượng tham gia bao gồm: người lao động và người sử
dụng lao động
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
cơng việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp

đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo
pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến
dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phịng, cơng nhân cơng an, người làm cơng tác khác
trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ cơng an
nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học
được hưởng sinh hoạt phí;

13


×