Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại huyện phù mỹ, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

NGUYỄN VĂN NINH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐƠ THỊ
HỐ ĐẾN VIỆC CHUYỂN DỊCH ĐẤT NƠNG NGHIỆP
SANG ĐẤT PHI NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

NGUYỄN VĂN NINH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐƠ THỊ
HỐ ĐẾN VIỆC CHUYỂN DỊCH ĐẤT NƠNG NGHIỆP
SANG ĐẤT PHI NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8850103.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG


Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn

PGS.TS. Trần Văn Tuấn

HÀ NỘI - 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngồi nỗ lực của bản thân, tơi xin
chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; phòng Đào tạo Sau Đại học; trường Đại học Quy
Nhơn đã tận tình truyền đạt cho tơi những kiến thức q báu và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tơi trong suốt thời gian học tập tại trường và viết đề tài tốt nghiệp.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn
người hướng dẫn đề tài tận tình, chu đáo đã giúp đỡ tơi rất nhiều để tơi có thể hồn
thành đề tài luận văn này.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Sở Tài nguyên và Mơi trường tỉnh Bình
Định, các Phịng, Ban của huyện Phù Mỹ; Cán bộ và nhân dân các xã, thị trấn trong
vùng nghiên cứu đã tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến cơ quan, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động
viên giúp đỡ tơi cả về vật chất lẫn tinh thần để tơi hồn thành đề tài luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2021

Nguyễn Văn Ninh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số
liệu sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận văn của bản thân là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ đề tài nào khác.
Tôi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong đề tài luận văn đều đã
được ghi nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả đề tài

Nguyễn Văn Ninh


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH VẼ ..........................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... vi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................2
4. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................3
5. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ..............................................................................3

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN .........................................4
CHUƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ........5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ....................5
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................5
1.1.2. Khái quát về chuyển mục đích sử dụng đất và q trình đơ thị hố.............12
1.1.3. Khái qt về q trình đơ thị hóa .................................................................13
1.1.4. Mối quan hệ giữa q trình đơ thị hóa và sử dụng đất ................................16
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................17
1.2.1. Tình hình đơ thị hóa trên thế giới .................................................................17
1.2.2. Kinh nghiệm về đơ thị hóa một số nước trên thế giới ...................................19
1.2.3. Tình hình đơ thị hóa và việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp tại Việt Nam .................................................................................................21
1.3. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN .................................29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
.................................................................................................................................33
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHÙ MỸ .....33
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên.....................................................................33

i


2.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội ..........................................................40
2.2. HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN PHÙ MỸ
GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 ......................................................................................46
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất qua các năm giai đoạn 2010 - 2019 .......................46
2.2.2. Tình hình biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2019 ..............................51
2.3. THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN PHÙ MỸ GIAI ĐOẠN 2010 – 2019.55
2.3.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của huyện Phù Mỹ ....................55
2.3.2. Thay đổi về cơ cấu dân số, lao động và việc làm .........................................59
2.4. Chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong giai đoạn 20102019 và q trình đơ thị hố ...................................................................................65

2.4.1. Các dự án thực hiện thu hồi đất nông nghiệp để thực hiến q trình đơ thị
hố ...........................................................................................................................67
2.4.2. Tình hình bồi thường và hỗ trợ phù hợp khi thu hồi đất nông nghiệp ..........67
2.4.3. Thay đổi kết cấu hạ tầng ...............................................................................67
2.4.4. Ảnh hưởng của q trình đơ thị háo đến việc sử dụng đất ...........................67
2.5. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN PHÙ MỸ TRONG Q TRÌNH
ĐƠ THỊ HỐ ..........................................................................................................69
2.5.1. Kết quả đạt được ...........................................................................................69
2.5.2. Những tồn tại và hạn chế trong quản lý sử dụng đất ....................................70
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong quản lý đất đai trong q
trình đơ thị hóa của huyện Phù Mỹ .........................................................................71
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT
TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HỐ Ở HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH
ĐỊNH ......................................................................................................................73
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO Q TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH
SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP SANG ĐẤT PHI NƠNG NGHIỆP VÀ Q
TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA ............................................................................................73
3.1.1. Định hướng sử dụng đất................................................................................73

ii


3.1.2. Định hướng phát triển không gian theo lãnh thổ ..........................................73
3.1.3. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng .........................................................74
3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐƠ THỊ
HĨA Ở HUYỆN PHÙ MỸ .....................................................................................74
3.2.1. Giải pháp chung ............................................................................................74
3.2.2. Một số giải pháp cụ thể .................................................................................75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................78

1. KẾT LUẬN .........................................................................................................78
2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................81

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Một số đặc trưng khí hậu huyện Phù Mỹ ...............................................35
Bảng 2.2. Tổng hợp diện tích, năng suất, sản lượng lúa qua các năm ....................40
Bảng 2.3. Tổng hợp diện tích, sản lượng rau, đậu qua các năm .............................41
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn theo giá hiện hành.................42
Bảng 2.5. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phù Mỹ ...................................................47
Bảng 2.6. so sánh diện tích kiểm kê đất giữa các năm 2010, 2015 và 2019 ...........47
Bảng 2.7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện ......................................51
Bảng 2.8. Dân số và tỷ lệ đơ thị hóa tại huyện Phù Mỹ giai đoạn 2010 - 2019 .....60
Bảng 2.9. Lao động và cơ cấu lao động huyện Phù Mỹ năm 2019 ........................62
Bảng 2.10. Các ngành nghề có biến động lao động lớn ..........................................62
Bảng 2.11. Tổng hợ các dự án thu hồi đất bông nghiệp trên địa bàn huyện giai
đoạn 2010 - 2019 .....................................................................................................68
Bảng 2.12. Tỷ lệ sử dụng đất của huyện Phù Mỹ giai đoạn 2010 - 2019 ...............68

iv


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí của huyện Phù Mỹ ................................................................34
Hình 2.2. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Phù Mỹ năm 2010Lỗi! Thẻ đánh
dấu không được xác định.
Hình 2.3. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Phù Mỹ năm 2015Lỗi! Thẻ đánh

dấu không được xác định.
Hình 2.4. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Phù Mỹ năm 2019Lỗi! Thẻ đánh
dấu không được xác định.
Hình 2.5. Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2019.....................67

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CD
ĐTH
KT - XH

Giải thích nghĩa
: Chun dùng
: Đơ thị hóa
: Kinh tế - Xã Hội

XD

: Xây dựng

SDĐ

: Sử dụng đất

UBND

: Uỷ ban nhân dân


vi


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
“Đơ thị hố là q trình tập trung dân số vào các đơ thị, là sự hình thành
nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống”. Đơ
thị hố là một xu thế tất yếu, đó là một q trình phát triển của xã hội mang tính chất
tồn cầu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.
Q trình đơ thị hóa có vai trị rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển KT XH về nhiều mặt, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam, trong đó nổi
bật nhất của đơ thị hóa là làm thay đổi mục đích sử dụng đất, biến động tăng về
dân số, lao động, biến động kinh tế phi nông nghiệp, chuyển biến về cơ sở hạ tầng,
thay đổi lao động và việc làm của người dân vùng nội thị cũng như những vùng đơ
thị hóa. Bên cạnh những thành tựu đạt được, đơ thị hố cũng đã làm nảy sinh hàng
loạt vấn đề có liên quan đến tính bền vững cho cuộc sống nhân loại. Đối với các
nước đang phát triển, q trình đơ thị hố diễn ra theo chiều rộng, chủ yếu chạy
theo việc mở rộng quy mô và gia tăng số lượng các đô thị… mà ít quan tâm đến
chất lượng đơ thị cũng như chất lượng môi trường sống trong các đô thị. Điều này
đã gây ra những hậu quả không mong muốn, làm ảnh hưởng đến tất cả các mặt của
đời sống xã hội như một bộ phận người dân giảm thu nhập, sinh kế không bền
vững, thất nghiệp gia tăng, gia tăng phân hóa giàu nghèo, xáo trộn cuộc sống gia
đình và bất bình đẳng xã hội, vấn đề ơ nhiễm mơi trường, ơ nhiễm nguồn nước,
trong đó quan trọng nhất là tác động vấn đề sử dụng đất đai và đây chính là mặt
hạn chế của q trình đơ thị hóa.
Đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất của ngành nơng nghiệp mà cịn là cơ
sở, nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của con người. Nền
kinh tế xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đất ngày càng gia tăng.
Đô thị hoá là một quy luật khách quan diễn ra ở tất cả các quốc gia trên toàn thế
giới. Việt Nam nói chung và huyện Phù Mỹ nói riêng cũng khơng nằm ngồi quy

luật đó. Q trình đơ thị hố trên địa bàn huyện đang diễn ra nhanh chóng. Điều đó
làm cho cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện cũng có những biến động mạnh,

1


đặc biệt là q trình chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp và đất chưa
sử dụng sang đất phi nông nghiệp cũng như nhiều biến động khác trong quá trình
sử dụng đất. Quá trình chuyển đổi đã làm cho một số diện tích đất nơng nghiệp bị
mất đi. Điều này địi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước để nâng cao
hiệu quả quản lý và sử dụng đất, đồng thời đảm bảo sự ổn định về mọi mặt của đời
sống kinh tế, chính trị và xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh
giá tác động của q trình đơ thị hóa đến việc chuyển dịch đất nông nghiệp
sang đất phi nông nghiệp tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành nhằm mục đích đánh giá tác động của đơ thị hóa đến
chuyển dịch đất nơng nghiệp sang đất phi nơng nghiệp. Trên cơ sở đó đề xuất những
giải pháp nhằm góp phần tăng cường cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai và định
hướng sử dụng đất theo hướng hợp lý và hiệu quả hơn tại địa bàn nghiên cứu.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là đánh giá những tác động của đơ thị hóa đến tình
hình quản lý và sử dụng đất của huyện Phù Mỹ (toàn bộ quỹ đất của huyện Phù
Mỹ, người sử dụng đất và các nhà quản lý).
- Khái niệm về q trình đơ thị hóa ở huyện Phù Mỹ trong phạm vi đề tài
nghiên cứu.

- Sự chuyển dịch cơ cấu cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Các nhân tố thúc đẩy quá trình đơ thị hóa tác động tình hình quản lý và sử
dụng đất tại huyện Phù Mỹ
b) Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành đánh giá toàn bộ quỹ đất (phần đất
liền) của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

2


+ Phạm vị thời gian: Hệ thống số liệu sơ cấp, thứ cấp được thu thập và phân
tích phục vụ thực hiện các nội dung nghiên cứu của luận văn trong khoảng thời
gian từ năm 2010 đến 2019.
4. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỀ TÀI
- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu, đánh giá có liên quan đến đề tài
- Khái quát điều kiện tự nhiên, KT - XH ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
- Nghiên cứu hiện trạng và phân tích biến động sử dụng đất huyện Phù Mỹ,
tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2019.
- Phân tích, đánh giá chung những tác động của q trình đơ thị hóa đến
tình hình sử dụng đất, tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp góp phần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về
đất đai và định hướng sử dụng đất bền vững, thích ứng với quá trình đơ thị hóa ở
huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
5. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
a) Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện nghị quyết, các chương trình nghiên
cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên
cứu, của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet...
- Tài liệu, số liệu đã được cơng bố về tình hình KT-XH, các ngành sản
xuất… các số liệu được thu thập từ Chi cục Thống kê huyện Phù Mỹ, Phịng Tài
ngun và Mơi trường, Phịng Kinh tế và Hạ tầng, Phịng Tài chính - Kế hoạch,

Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn và các phòng, ban khác thuộc huyện
Phù Mỹ. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thơng tin cần thiết phục vụ cho
công tác nghiên cứu, đánh giá.
b) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
@ Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát thực địa về tình hình sử dụng
đất và tốc độ đơ thị hóa ở địa bàn huyện Phù Mỹ

3


@ Phương pháp điều tra người sử dụng đất: Mục đích đất chuyển đổi, lý do
chuyển đổi, hiệu quả chuyển đổi, tác động của sự chuyển đổi đến công tác quản lý
đất đai, đề xuất kiến nghị để nâng cao hiệu quả của việc chuyển đổi.
c) Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
Trong q trình phân tích, xử lý các tài liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu các
đội dung của đề tài, tác giả đã sử dụng các công cụ, chức năng thống kê mô tả của
phần mềm Microsoft Excel, từ đó thực hiện các phép thống kê, tiến hành xây dựng
các bảng và biểu đồ thể hiện và bình luận về những thay đổi của cơ cấu sử dụng
đất, biến động sử dụng đất và phân tích nhận định các vấn đề khác trong 15 nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai ở khu vực nghiên cứu.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
a) Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài sẽ góp phần hồn thiện cơ sở lý luận
và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu sự tác động của q trình đơ thị hóa đến
việc chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ở một lãnh thổ có điều
kiện tương tự như huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
b) Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đánh giá của đề tài sẽ chỉ ra được những thay đổi và tác động về sử
dụng đất trong quá trình đơ thị hóa tại huyện Phù Mỹ, từ đó đề xuất các nhóm giải
pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý, sử dụng đất và góp phần làm tăng hiệu

quả của công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong q trình đơ thị hóa trên địa
bàn nghiên cứu.

4


CHUƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ
1.1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Đất đai
a) Khái niệm về đất đai
Theo quan điểm của C. Mác: Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều
kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản
xuất cơ bản trong nơng lâm nghiệp. [31]
Theo quan điểm của FAO thì đất đai được nhìn nhận như một nhân tố sinh
thái, bao gồm tất cả những thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có
ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Như vậy, đất được
xem như là tổng thể của nhiều yếu tố gồm: Khí hậu, địa hình, đất, thổ nhưỡng,
thủy văn, thực vật, động vật, những biến đổi của đất do hoạt động của con người.
[31]
Nếu nhìn nhận đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao
gồm cả các yếu tố cấu thành môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đất.
Như vậy, tùy theo quan điểm trong từng lĩnh vực về chun mơn mà đất đai
được các tác giả nhìn nhận trên các phương diện khác nhau và có nhiều ý nghĩa
khác nhau.
Tuy nhiên, hiện nay khi nói đến đất người ta thường dùng hai khái niệm là
đất (soil) và đất đai (land). Đất (soil) là lớp đất mặt của vỏ trái đất gọi là thổ
nhưỡng. Thổ nhưỡng phát sinh là do tác động lẫn nhau của (khí quyển), nước (thủy
quyển), sinh vật (sinh quyển) và đá mẹ (thạch quyển) qua thời gian lâu dài. Khái

niệm đất theo nghĩa đất đai (land) có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, đất
như là khơng gian, cộng đồng lãnh thổ, vị trí địa lý, nguồn vốn, môi trường, tài
sản. Trong quản lý Nhà nước về đất đai người ta thường đề cập đến đất đai theo
khái niệm đất (land). [31]

5


b) Vai trò của đất đai với sự phát triển các ngành kinh tế:
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là
một tư liệu sản xuất đặc biệt. Tuy nhiên đối với từng ngành cụ thể trong nền kinh
tế quốc dân, đất đai cũng có những vị trí vai trị khác nhau:
- Trong ngành cơng nghiệp (trừ ngành khai khống), đất đai làm nền
tảng, làm cơ sở, làm địa điểm để tiến hành những thao tác, những hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Muốn xây dựng một nhà máy, trước hết phải có địa điểm, một diện tích đất
đai nhất định, trên đó sẽ là nơi xây dựng các nhà xưởng để máy móc, kho tàng, bến
bãi, nhà làm việc, đường sá đi lại trong nội bộ… Tất cả những cái đó là cần thiết
trước tiên để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sự phát triển nhanh chóng của các ngành cơng nghiệp địi hỏi mở rộng quy
mơ xây dựng; các nhà máy mới tăng lên làm tăng số lượng diện tích đất đai dành
cho yêu cầu này.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành cơng nghiệp là sự phát
triển các ngành xây dựng, các cơng trình dân cư phát triển địi hỏi xây dựng nhà ở
và hình thành đơ thị, các khu dân cư mới. Những yêu cầu này ngày càng tăng lên
làm nhu cầu đất đai dành cho các ngành đó cũng tăng lên.
- Trong nơng nghiệp, đất đai có một vị trí đặc biệt quan trọng, là yếu tố
hàng đầu của ngành sản xuất này. Đất đai không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng để lao
động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng. Mọi tác động của con
người vào cây trồng đều dựa vào đất đai và thông qua đất đai. Đất đai sử dụng

trong nông nghiệp được gọi là ruộng đất.
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không
thể thay thế được. Ruộng đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.
Hoạt động sản xuất trong nông nghiệp, đặc biệt trong ngành trồng trọt, là quá trình
tác động của con người vào ruộng đất (như cày bừa, bón phân…) nhằm làm thay
đổi chất lượng đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát
triển, tức là quá trình biến ruộng đất kém màu mỡ thành ruộng đất màu mỡ hơn.

6


Trong q trình này ruộng đất đóng vai trị như là đối tượng lao động. Mặt khác
con người sử dụng đất đai như một công cụ để tác động lên cây trồng, thơng qua
đó làm tăng độ màu mỡ của đất nhằm thu sản phẩm nhiều hơn. Trong quá trình
này, ruộng đất đóng vai trị như là tư liệu lao động.
Q trình sản xuất nơng nghiệp (trong ngành trồng trọt) là q trình khai
thác, sử dụng đất. Bởi vậy khơng có ruộng đất thì khơng thể có hoạt động sản xuất
nông nghiệp. [30]
1.1.1.2. Đất nông nghiệp
a) Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nơng nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. [26]
b) Phân loại đất nông nghiệp
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Luật đất đai 2013 quy định, nhóm đất
nơng nghiệp bao gồm các loại đất:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm
khác.
- Đất trồng cây lâu năm.

- Đất rừng sản xuất.
- Đất rừng phòng hộ.
- Đất rừng đặc dụng.
- Đất nuôi trồng thủy sản.
- Đất làm muối.
- Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại
nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực
tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật
khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho

7


mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất
trồng hoa, cây cảnh. [26]
1.1.1.3. Đất phi nông nghiệp
a) Khái niệm đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nông nghiệp gồm các loại đất sử dụng vào mục đích khơng
thuộc nhóm đất nơng nghiệp, bao gồm đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử
dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh; đất xây dựng cơng trình sự nghiệp; đất
sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp; đất sử dụng vào mục đích cơng cộng; đất cơ
sở tơn giáo, tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;đất phi nông nghiệp
khác. [26]
b) Phân loại đất phi nông nghiệp
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 10, Luật đất đai 2013 quy định, nhóm đất
nơng nghiệp bao gồm các loại đất [26]:
- Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan.
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh.

- Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự
nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể
thao, khoa học và cơng nghệ, ngoại giao và cơng trình sự nghiệp khác.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng,
làm đồ gốm.
- Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng gồm đất giao thơng (gồm cảng hàng
không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ
thống đường bộ và cơng trình giao thơng khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí cơng

8


cộng; đất cơng trình năng lượng; đất cơng trình bưu chính, viễn thơng; đất chợ; đất
bãi thải, xử lý chất thải và đất cơng trình cơng cộng khác.
- Đất cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng;
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
- Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
- Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao
động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo
vệ thực vật, phân bón, máy móc, cơng cụ phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp và đất
xây dựng cơng trình khác của người sử dụng đất khơng nhằm mục đích kinh doanh
mà cơng trình đó khơng gắn liền với đất ở.
1.1.1.4. Cơ sở pháp lý chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
- Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của chính phủ quy định về
giá đất;

- Nghị định số 45/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của chính phủ quy định về
thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định số 47/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của chính phủ quy định về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/4/2014 của bộ tài chính hướng dẫn
một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của chính phủ quy
định về thu tiền sử dụng đất;
- Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của UBND tỉnh Bình
Định về bồi thường thiệt hại về cây cối hoa màu khi nhà nước thu hồi đất trên địa
bàn tỉnh Bình Định;
- Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của UBND tỉnh Bình
Định về bồi thường thiệt hại về vật kiến trúc khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
tỉnh Bình Định;

9


- Quyết định số 13/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Bình
Định về chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định khi nhà nước thu hồi đất trên địa
bàn tỉnh Bình Định;
- Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND ngày 20/12/2014 của UBND tỉnh Bình
Định về về việc ban hành bảng giá các loại đất năm 2015 ( định kỳ 5 năm) trên địa
bàn tỉnh Bình Định;
1.1.1.5. Đơ thị
a) Khái niệm về đơ thị
Một đô thị hay khu đô thị là một khu vực có mật độ gia tăng các cơng trình
kiến trúc do con người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó. Các đơ thị có
thể là thành phố, thị xã, trung tâm dân cư đông đúc nhưng thuật từ này thông
thường không mở rộng đến các khu định cư nông thôn như làng, xã, ấp. [27]
Các đô thị được thành lập và phát triển thêm qua q trình đơ thị hóa. Đo

đạt tầm rộng của một đơ thị sẽ giúp ích cho việc phân tích mật độ dân số, sự mở
rộng đô thị, và biết được các số liệu về dân số nông thôn và thành thị.
Định nghĩa về đô thị khá phong phú, tùy vào đặc điểm của mỗi quốc gia mà
có những khái niệm khác nhau.
Định nghĩa về đơ thị thì khác nhau tại các quốc gia khác nhau. Thông
thường mật độ dân số tối thiểu cần thiết để được gọi là một đô thị phải là 400
người trên một cây số vuông hay 1000 người trên một dặm vuông Anh. Các quốc
gia châu Âu định nghĩa đô thị dựa trên cơ bản việc sử dụng đất thuộc đơ thị, khơng
cho phép có một khoảng trống tiêu biểu nào lớn hơn 200 mét. Dùng không ảnh
chụp từ vệ tinh thay vì dùng thống kê từng khu phố để quyết định ranh giới của đô
thị. Tại các quốc gia kém phát triển, ngoài việc sử dụng đất và mật độ dân số nhất
định nào đó, một điều kiện nữa là phần đông dân số, thường là 75% trở lên, khơng
có hành nghề nơng nghiệp hay đánh cá.
Có thể đưa ra một số ví dụ cụ thể như sau:

10


- Tại Nhật Bản: Các đô thị được định nghĩa như là các vùng cận kề nhau
gồm các khu dân cư đông đúc. Điều kiện cần thiết là đô thị phải có mật độ dân số
trên 4.000 người trên một cây số vuông.
- Tại Trung Quốc: Một đô thị là một khu thành thị, thành phố và thị trấn có
mật độ dân số hơn 1.500 người trên một cây số vng. Đối với các khu thành thị
có mật độ dân số ít hơn 1.500 người trên một cây số vng thì chỉ dân số sống
trong các đường phố, nơi có dân cư đông đúc, các làng lân cận nhau được tính là
dân số thành thị.
- Tại Canada: Một đơ thị là một vùng có trên 400 người trên một cây số
vuông và tổng số dân phải trên 1.000 người. Nếu có hai đơ thị hoặc nhiều hơn
trong phạm vi 2 km của nhau, các đô thị này được nhập thành một đô thị duy nhất.
Các ranh giới của một đô thị không bị ảnh hưởng bởi ranh giới của các khu tự quản

(thành phố) hoặc thậm chí là ranh giới tỉnh bang.
Ở Việt Nam, theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính
phủ quy định các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị bao gồm:
Thứ nhất, là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc
gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong
tỉnh; có vai trị thúc đẩy sự phát triển KT - XH của cả nước hoặc một vùng lãnh
thổ nhất định.
Thứ hai, quy mô dân số tồn đơ thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên.
Thứ ba, mật độ dân số phù hợp với quy mơ, tính chất và đặc điểm của từng
loại đơ thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập
trung của thị trấn.
Thứ tư, tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp được tính trong phạm vi ranh
giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so
với tổng số lao động.
Thứ năm, hệ thống cơng trình hạ tầng đơ thị gồm hệ thống cơng trình hạ
tầng xã hội và hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật: Đối với khu vực nội thành, nội
thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hồn chỉnh theo từng loại đô

11


thị; đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ
mạng hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững.
Thứ sáu, việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy chế quản lý kiến trúc
đơ thị được duyệt, có các khu đơ thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đơ thị, có
các khơng gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đơ thị; có tổ hợp
kiến trúc hoặc cơng trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với mơi trường, cảnh quan
thiên nhiên.
Như vậy, đô thị được xác định khi thỏa mãn các tiêu chí tối thiểu nêu trên
và tùy theo mức độ đạt được các tiêu chí phân cấp để phân loại đơ thị. [27]

b) Vai trị của đơ thị trong q trình phát triển KT - XH
Đơ thị thường đóng vai trị là trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại, văn
hóa của xã hội; là sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật
chất kỹ thuật và văn hóa. [29]
Đơ thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có vai trị đặc biệt quan
trọng trong q trình phát triển kinh tế, là điều kiện cho giao thương và sản xuất
phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp hóa nhanh chóng. Đơ thị tối ưu hóa
việc sử dụng năng lượng, con người và máy móc, cho phép vận chuyển nhanh và
rẻ, tạo ra thị trường linh hoạt, có năng suất lao động cao. Các đơ thị tạo điều
kiện thuận lợi phân phối sản phẩm và phân bổ nguồn nhân lực giữa các không
gian đô thị, ven đô, ngoại thành và nơng thơn. Đơ thị có vai trị to lớn trong
việc tạo ra thu nhập quốc dân của cả nước.
Đơ thị ln phải giữ vai trị đầu tàu cho sự phát triển, dẫn dắt các cộng đồng
nông thôn đi trên con đường tiến bộ và văn minh.
Đô thị là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Các thành phố thị xã là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là
nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở hạ tầng, cơ sở hiện đại có
sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài.
1.1.2. Khái quát về chuyển đổi mục đích sử dụng đất và q trình đơ thị hố

12


Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một hoạt động vừa mang tính chất kinh
tế, vừa mang tính chất xã hội phức tạp.
Trong thực tế theo quy luật vận động của xã hội thì cơng nghiệp hóa và đơ
thị hóa là q trình tất yếu và ln đi đơi với nhau. Các quá trình này thường diễn
ra theo chiều hướng mở rộng quy mơ diện tích để đáp ứng sự phát triển nhanh
chóng của nền kinh tế, các khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế, sự thay đổi cơ
cấu ngành kinh tế… đã tạo ra một nhu cầu to lớn và sức ép mạnh mẽ làm thay đổi

cơ cấu sử dụng đất, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đã
trở thành nhu cầu bức thiết không thể tránh khỏi để đảm bảo cho q trình cơng
nghiệp hóa và đơ thị hóa diễn ra một cách thuận lợi. Trên thực tế, khơng có nước
nào trên thế giới thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mà khơng phải chuyển
dịch một phần lớn đất nơng nghiệp cũng như cả đất ở sang các mục đích khác.
Ngay trong nội bộ ngành nơng nghiệp, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để
chuyển sang một nền nơng nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa phát triển cũng địi
hỏi phải chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nơng nghiệp, tích tụ và tập trung ruộng đất.
Càng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa càng xuất hiện nhiều ngành nghề mới, cần đất
cho những ngành nghề mới, hơn nữa mỗi ngành cũng không ngừng phát triển, cần
mở rộng thêm quy mô diện tích đất đai…
Chuyển đổi đất đai bắt buộc với cơ chế Nhà nước thu hồi đất để giao, cho
thuê vào mục đích khác và thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị
thu hồi đất. Chỉ có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới được thu hồi đất, việc
thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang đất phi nông nghiệp phải phù hợp với quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được duyệt. Trong trường hợp này thu
hồi đất là để thực hiện các dự án đầu tư phát triển KT - XH vì lợi ích quốc gia,
cơng cộng; cho mục đích quốc phịng, an ninh,
1.1.3. Khái qt về q trình đơ thị hóa
1.1.3.1. Khái niệm về đơ thị hóa và xu hướng phát triển giá trị đất đai
Quá trình ĐTH và xu hướng phát triển giá trị đất đai ngày càng tăng lên do
hai nguyên nhân:

13


Thứ nhất là cung không thay đổi mà cầu ngày càng một tăng và tăng rất
nhanh, thứ hai là con người ngày càng tìm ra được nhiều cách sử dụng đất đai có
lợi cho mình, làm tăng giá trị sử dụng đất, do đó xu hướng chuyển đổi đất đai diễn
ra càng mạnh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn khi sử dụng vào mục đích

mới. Đơn cử như chuyển đổi đất nơng nghiệp sang mục đích đất ở hoặc đất xây
dựng hạ tầng, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh bước đầu cho thấy hiệu quả vì
đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển, tuy nhiên điều này lại có thể làm mất vĩnh
viễn khả năng sản xuất của đất nơng nghiệp vì việc chuyển đổi là một chiều, không
thể tái tạo được, hay ở một phương diện khác sẽ gây ảnh hưởng đến đất nông
nghiệp ở các khu vực lân cận do quá trình ĐTH làm thay đổi môi trường, điều kiện
sản xuất nông nghiệp. [13]
Ở nước ta hiện nay chuyển đổi đất đai có hai dạng: đó là chuyển đổi tự
nguyện và chuyển đổi bắt buộc. Chuyển đổi đất đai tự nguyện trên cơ sở người sử
dụng đất thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định cho phép của cơ
quan nhà nước hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua chuyển nhượng,
tặng cho, thuê hoặc góp vốn quyền sử dụng đất sau đó thực hiện chuyển mục đích
sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Có nhiều khái niệm khác nhau về ĐTH, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh từng
quốc gia:
Theo tiến sỹ Guoming Wen, ĐTH là một quá trình chuyển đổi mang tính
lịch sử tư liệu sản xuất và lối sống của con người từ nông thôn vào thành phố.
Thường quá trình này được nhìn nhận như là sự di cư của nông dân nông thôn đến
các đô thị và q trình tiếp tục của bản thân các đơ thị. Ông cũng cho rằng, trong
thực tế ĐTH là một quá trình phức tạp hơn nhiều. Bởi tiến trình này đã bộc lộ
khơng ít dấu hiệu của tình trạng q nóng và những vấn đề tiềm ẩn, như áp lực gia
tăng đối với việc làm và an ninh xã hội, tình trạng bong bóng xà phong trong lĩnh
vực bất động sản buộc Chính phủ Trung Quốc phải hãm phanh xu hướng này
thông qua việc xem xét một cách cẩn trọng và từng bước kiểm sốt đối với q
trình ĐTH.

14


ĐTH là quá trình tập trung dân số vào các đơ thị và sự hình thành nhanh

chóng các điểm dân cư đơ thị do u cầu cơng nghiệp hóa. Trong q trình này, có
sự biến đổi về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã
hội, cơ cấu khơng gian và hình thái sản xuất từ dạng nơng thơn sang thành thị.
Có hai xu hướng ĐTH:
- ĐTH tập trung: Là tồn bộ cơng nghiệp và dịch vụ công cộng tập trung
vào các thành phố lớn và xung quanh, hình thành các đơ thị khổng lồ tạo sự đối lập
giữa thành thị và nông thôn, đồng thời gây ra sự mất cân bằng sinh thái.
- ĐTH phân tán: Là hình thái mạng lưới điểm dân cư đơ thị có tầng bậc
phát triển cân đối cơng nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công cộng, đảm bảo cân
bằng sinh thái, tạo điều kiện làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân cư đô
thị và nông thôn.
Nhiều nước đang phát triển trên thế giới chọn xu hướng thứ 2. Điều này
phù hợp với thực tế và có điều kiện thực hiện vì ĐTH thực chất là cơng nghiệp
hóa đầu tư theo chiều sâu, tận dụng các cơ sở nơng nghiệp sẵn có ở thành phố.
Đồng thời, đưa công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vào các thị trấn, các điểm
dân cư có mầm mống đơ thị, tạo việc làm để thu hút lực lượng lao động dư thừa
ở nông thôn mà không phải di dân vào đô thị, đi đôi với việc phát triển dịch vụ
công cộng, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
1.1.3.2. Tính tất yếu của đơ thị hóa
Sự phát triển kinh tế của mỗi nước gắn liền với sự hình thành và phát triển
của hệ thống ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ. Sự phát triển
của hệ thống các ngành này thúc đẩy quá trình ĐTH diễn ra nhanh hơn và ĐTH lại
tác động ngược trở lại sự phát triển của các ngành này.
Quy mô dân số ngày càng tăng, đòi hỏi phải đáp ứng cả vể mặt vật chất và
tinh thần như: nâng cao thu nhập, cơ sở hạ tầng, vui chơi giải trí,… góp phần đẩy
nhanh tốc độ ĐTH.

15



×