Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây nhãn tại huyện sông mã tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 90 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

BÙI HỒNG DŨNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY NHÃN
TẠI HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

BÙI HỒNG DŨNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY NHÃN
TẠI HUYỆN SƠNG MÃ, TỈNH SƠN LA
Ngành: Phát triển nơng thôn
Mã số: 8 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn


THÁI NGUYÊN - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một cơng trình nghiên
cứu nào.
Trong luận văn tơi có sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Các thơng tin trích dẫn được sử dụng đều được ghi rõ các nguồn gốc và xuất
xứ.
Tác giả luận văn

Bùi Hoàng Dũng


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp Cao học tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo
điều kiện của Nhà trường, phòng Đào tạo, các thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè
để hồn thành luận văn của mình, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
- Ban Giám hiệu và Phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên;
- GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn người đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn,
giúp đỡ em trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn này;
- Ban chủ nhiệm khoa, cùng các thầy cô giáo khoa Kinh tế & Phát triển

nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt, trang bị cho
em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như tạo môi trường học tập

thuận lợi nhất trong suốt khóa học;
- Chính quyền và nhân dân huyện Sơng Mã đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy, cơ giáo,
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 02 năm 2019
Học viên
Bùi Hoàng Dũng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ ............................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ............................... 3
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................ 4
1.1.

Cơ sở lý luận ......................................................................................... 4


1.1.1. Cây ăn quả ............................................................................................. 4
1.1.2. Cây Nhãn (Dimocarpus longan) ........................................................... 6
1.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 12

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn trên thế giới ............................... 12
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn ở Việt Nam ................................ 13
1.3.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan ............................ 14

1.3.1. Nghiên cứu thúc đẩy tăng năng xuất nhãn .......................................... 14
1.3.2. Nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại nhãn ........................................... 17
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 18
2.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................. 18

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 18
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ..................................................................... 23
2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ............................................... 29
2.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 30

2.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 31


2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp ................................ 31


iv
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp............................................... 31
2.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin......................................................... 32
2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................. 34

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 34
3.1.

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ nhãn trên địa bàn huyện Sơng Mã ... 34

3.1.1. Tình hình sản xuất nhãn ...................................................................... 34
3.1.2. Thực trạng sản xuất nhãn trên địa bàn huyện Sơng Mã ..................... 35
3.1.3. Tình hình thu hoạch, tiêu thụ và chế biến nhãn .................................. 39
3.2.

Nghiên cứu, phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển
cây nhãn tại huyện Sông Mã ............................................................... 42

3.2.1. Đặc điểm của các hộ trồng nhãn ......................................................... 42
3.2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn tại các hộ điều tra .......................... 44
3.2.3. Tình hình sâu bệnh hại nhãn tại các hộ điều tra ................................. 48
3.3.

Đánh giá hiệu quả sản xuất cây nhãn tại các hộ điều tra .................... 50


3.4.

Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển
cây nhãn tại huyện Sông Mã ............................................................... 57

3.4.1. Thuận lợi ............................................................................................. 57
3.4.2. Khó khăn ............................................................................................. 57
3.4.3. Cơ hội .................................................................................................. 58
3.4.4. Thách thức........................................................................................... 59
3.5.

Mục tiêu và một số giải pháp phát triển cây nhãn trên địa bàn
huyện Sông Mã ................................................................................... 59

3.5.1. Mục tiêu sản xuất đến năm 2020 ........................................................ 59
3.5.2. Một số giải pháp phát triển cây nhãn .................................................. 60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 62
1. Kết luận ....................................................................................................... 62
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật


HTX

: Hợp tác xã


vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Diện tích và sản lượng cây ăn quả trên địa bàn huyện ............... 34

Bảng 3.2.

Diện tích đất trồng nhãn huyện Sông Mã giai đoạn 2016 - 2018 ... 36

Bảng 3.3.

Diện tích, năng suất, sản lượng nhãn tại huyện Sông Mã giai
đoạn 2016 - 2018 ........................................................................ 37

Bảng 3.4.

Một số đặc điểm của các hộ trồng nhãn ..................................... 43

Bảng 3.5.

Đặc điểm vườn nhãn tại các hộ điều tra ..................................... 44

Bảng 3.6.


Tình hình sử dụng phân bón cho nhãn........................................ 46

Bảng 3.7.

Tình hình sâu bệnh hại nhãn ....................................................... 49

Bảng 3.8.

Cơng lao động cho sản xuất nhãn ............................................... 51

Bảng 3.9.

Chi phí vật tư cho sản xuất 1 ha nhãn/năm................................. 53

Bảng 3.10. Chi phí cho sản xuất nhãn trong năm ......................................... 54
Bảng 3.11. Sản lượng và giá bán nhãn bình quân tại các xã điều tra ........... 55
Bảng 3.12. Lợi nhuận của các hộ điều tra ..................................................... 56


vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Tên tác giả: Bùi Hoàng Dũng
2. Tên luận văn: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây
nhãn tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”
3. Chuyên ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 8 62 01 16

4. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun
5. Mục đích nghiên cứu

Đánh giá được thực trạng của việc sản xuất nhãn đồng thời thấy được
những tồn tại trong sản xuất từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản
xuất nhãn đạt hiệu quả, nâng cao thu nhập cho các nông hộ sản xuất nhãn trên
địa bàn huyện Sông Mã.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, thu thập thông tin từ các cơ quan chức năng; khảo sát, lấy
thông tin, số liệu từ thực địa thông qua phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi.
- Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê tốn học để xử lý số liệu
và đánh giá kết quả đảm bảo yêu cầu khách quan và độ chính xác cho phép với
sự hỗ trợ của phần mềm Exel, SPSS.
7. Kết quả nghiên cứu chính
- Tình hình và thực trạng sản xuất nhãn trên địa bàn huyện Sơng Mã,
diện tích, sản lượng nhãn trong các năm 2016, 2017, 2018.
- Đặc điểm các hộ trồng nhãn; kỹ thuật trồng và chăm sóc; tình hình sâu
bệnh hại nhãn; tình hình thu hoạch, bảo quản, chế biến nhãn.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất nhãn trên 1 ha: chi phí vật tư, giá trị cơng
lao động, sản lượng nhãn hằng năm, giá bán và lợi thuận thu được trong việc
sản xuất nhãn.
- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc phát triển sản xuất
nhãn. Từ đó, đưa ra mục tiêu, giải pháp để phát triển sản xuất đạt hiệu quả, đem
lại thu nhập cao cho người nông dân.


viii
8. Kết luận chủ yếu của luận văn
- Nhãn khá dễ trồng, khơng địi hỏi kỹ thuật q cao, là loại hoa quả có
giá trị dinh dưỡng và hương vị thơm ngon nên rất có tiềm năng phát triển tai
huyện Sơng Mã nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung. Năng suất và sản lượng
nhãn tăng nhanh qua các năm, mang lại thu nhập ngày càng tăng cho các hộ
trồng nhãn.

- Trình độ kỹ thuật sản xuất nhãn chưa đồng đều, một số hộ còn mang
nặng tập quán sản xuất cũ, đội ngũ cán bộ kỹ thuật chưa nhiều, chưa đáp ứng
được yêu cầu đặt ra. Do chi phí sản xuất nhãn lớn, đời sống cịn gặp nhiều khó
khăn nên một số hộ chưa mạnh dạn đầu tư để phát huy tiềm năng của cây nhãn,
đặc biệt việc bón phân đúng kỹ thuật để ổn định năng suất, chất lượng sản
phẩm, thị trường tiêu thụ nhãn vẫn còn bấp bênh, không ổn định khiến người
dân chưa thực sự yên tâm và tin tưởng vào sản xuất nhãn hàng hóa. Cần đầu tư
quảng bá thương hiệu “Nhãn Sông Mã” kết hợp chú trọng phát triển chất lượng
nhãn sẽ đem lại hiệu quả cao cho người nông dân hướng tới phát triển kinh tế
bền vững.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả có vai trị quan trọng trong đời sống con người sản phẩm hoa
quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt chứa
nhiều vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể. Cũng như trong nền kinh tế
quốc dân cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay, cây ăn quả trở thành một trong những loại cây là thế mạnh
kinh tế ở Việt Nam, sản phẩm cây ăn quả ngoài cung cấp cho thị trường trong
nước còn là nguồn xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Cùng với sự phát
triển của ngành cơng nghiệp, sản phẩm cây ăn quả ngồi sử dụng ăn tươi cịn
là ngun liệu cho ngành chế biến cơng nghiệp. Trong những năm qua, nghề
trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với
nền nơng nghiệp,là cây góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập. Một trong số loại cây ăn quả
đó là cây nhãn.
Nhãn là cây ăn quả dài ngày thích hợp với các vùng đất trung du và miền
núi bởi đó mà cây nhãn khơng chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà cịn góp phần

cải thiện mơi trường sinh thái, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc. Ngoài
được dùng làm thực phẩm, sản phẩm nhãn cịn là một vị thuốc được dùng trong
Đơng y chữa các chứng bệnh hay quên, thần kinh kém, suy nhược, hay hoảng
hốt, khó ngủ... Những năm gần đây sản phẩm nhãn chiếm vị trí quan trọng trong
sản xuất nơng nghiệp và phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La nói chung và của
huyện Sơng Mã nói riêng. Cây nhãn đem lại thu nhập cao cho đồng bào các dân
tộc trong vùng đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa
phương.
Sơng Mã có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho cây nhãn sinh trưởng
và phát triển tốt. So với những cây trồng khác cây nhãn là cây trồng cho thu
nhập chủ yếu của người dân trong huyện. Theo đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh


2
tế của huyện Sơng Mã thì cây nhãn đem lại thu nhập tương đối cao và ổn định
so với cây trồng khác. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng quả chưa thực sự cao
so với tiềm năng thế mạnh của địa phương bởi gần đây do ảnh hưởng của khí
hậu tồn cầu, suy thối rừng đầu nguồn, giá cả nhiều lúc bấp bênh. Mặt khác
người dân sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn đầu tư, cây nhãn mới chỉ phát
triển ở một số xã chứ chưa mở rộng ra tồn huyện.
Từ chính những lý do trên chúng tơi quyết định thực hiện đề tài “Đánh
giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây nhãn tại huyện Sông Mã,
tỉnh Sơn La” góp phần đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả của việc sản xuất
nhãn đồng thời thấy được những tồn tại trong sản xuất từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm phát triển sản xuất nhãn đạt hiệu quả cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm về nhãn trên địa bàn
huyện Sông Mã.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây nhãn trên địa bàn
huyện Sơng Mã qua nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong q trình

sản xuất nhãn của các nơng hộ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất nhãn đạt hiệu quả
cao.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân trồng nhãn trên địa bàn huyện
Sông Mã.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài được tiến hành thực hiện nghiên cứu trên địa bàn
huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
- Thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng những số liệu sơ cấp là số liệu hộ
thực hiện trong năm 2018, các số liệu thứ cấp là số liệu của giai đoạn 20162018.


3
5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu đề tài này giúp tơi có cơ hội được vận dụng những kiến thức
đã học vào trong thực tiễn, được học hỏi và tích lũy những kinh nghiệm, nâng
cao năng lực chuyên môn để phục vụ cho cơng việc sau này. Ngồi ra nó cịn
là tài liệu tham khảo cho các sinh viên trong trường.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Thông qua việc thu thập thông tin, phân tích số liệu đề tài đã đánh giá
được tình hình sản xuất nơng nghiệp nói chung cũng như nghề trồng nhãn nói
riêng của người dân huyện Sơng Mã.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính
quyền địa phương xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở
ngại nhằm phát triển cây ăn quả nói chung và cây nhãn nói riêng hướng tới phát
triển kinh tế bền vững.



4
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cây ăn quả
1.1.1.1. Vị trí cây ăn quả trong kinh tế nông nghiệp hiện nay
Cây ăn quả là các loại cây trồng hoặc quả rừng mà trái cây được dùng
làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. So với cây lương thực là nguồn cung cấp
chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn thì cây
ăn quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt nhiều
vitamin nhất là các vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể con người. Tùy
theo nguồn gốc, xuất xứ và vùng sinh thái mà có thể chia ra cây ăn quả nhiệt
đới, cây ăn quả cận nhiệt đới, cây ăn quả ôn đới...
Lịch sử loài người cho thấy rằng ngay từ xa xưa trái cây đã là nguồn thức
ăn có sẵn trong tự nhiên của con người nguyên thuỷ. Giá trị dinh dưỡng và sinh
tố của các loại quả đã khiến chúng được con người sử dụng ngày càng nhiều
trong cuộc sống hàng ngàn năm nay.
Do giá trị dinh dưỡng và hương vị phong phú mà các loại hoa quả và rau
quả nói chung là loại thực phẩm khơng thể thiếu được trong đời sống con người
và mức tiêu thụ ngày càng tăng.
1.1.1.2. Vai trò của sản xuất cây ăn quả
Cây ăn quả là loại cây có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.
Trong những năm gần đây, cây ăn quả góp phần tích cực vào việc chuyển đổi
cơ cấu cây trồng nông nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo môi
trường sinh thái nhất là các tỉnh trung du miền núi. Trong xu thế phát triển kinh
tế - xã hội hiện nay, khi mà vấn đề lương thực cơ bản đã được giải quyết, đời
sống nông dân được cải thiện thì nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm quả ngày càng
cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Có thể nói rằng cây ăn quả có vai trò hết sức
to lớn đối với con người cụ thể là:



5
* Quả dùng cho bữa ăn hàng ngày
Các loại quả là nguồn dinh dưỡng quý giá của con người ở mọi lứa tuổi
và ngành nghề khác nhau. Trong quả có loại đường dễ tiêu, các axit hữu cơ,
protein, lipit, chất khoáng, pectin, tananh, các hợp chất thơm và các chất khác
có nhiều loại vitamin khác nhau A, B1, B2, B6, C, PP. Đặc biệt là vitamin C
rất cần thiết cho cơ thể con người, vitamin A cần thiết cho trẻ em. Trong khẩu
phần ăn của con người không những cần đầy đủ clo mà cần có Vitamin, muối
khống, các axit hữu cơ và các hoạt chất khác để các hoạt động sinh lý được
tiến hành bình thường. Nhu cầu về calo dựa vào việc cung cấp chất đạm, mỡ,
hydrat, các bon từ động vật và thực vật, còn vitamin và các hoạt chất khác thì
chủ yếu dựa vào quả và rau.
* Sản xuất cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho ngành cơng nghiệp
chế biến - xuất khẩu
Vai trị cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu đã
tác động tới sự phát triển của công nghiệp, tạo nguồn ngoại tệ mạnh cho sự phát
triển kinh tế nhất là những nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam.
Vào đầu những năm 60, ngành công nghiệp chế biến rau quả của Việt
Nam đã được hình thành và phát triển. Nó phát triển mạnh vào những năm 70
với nhiều chủng loại sản phẩm như: rau quả hộp, rau quả sấy, bán thành phẩm
của quả. Trước những năm 75, song song với việc phát triển các nhà máy ở
phía Bắc, việc sản xuất phục vụ và các sản phẩm chế biến ngày càng phong phú
đa dạng. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về rau quả chế biến nhiều
nhà máy chế biến rau quả đã hình thành và phát triển. Mặt hàng chế biến rau
quả ngày càng phong phú, đa dạng như: chuối sấy, vải sấy, long nhãn, nước
giải khát...
* Bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan mơi trường
Sản xuất cây ăn quả góp phần lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Nước ta đang trong giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng



6
thơn, về cơ bản đã đưa nước ta ta thốt khỏi tình trang nghèo nàn, lạc hậu, xây
dựng một nền nông nghiệp hiện đại, văn minh. Đời sống của nông dân được
nâng lên, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trên một số mặt đáp ứng được nhu cầu
của người dân nơng thơn. Bên cạnh đó cịn khơng ít những hạn chế như: tệ
nạn xã hội, phân hoá giàu nghèo... ngày càng gia tăng. Một trong những vấn
đề rất được quan tâm đó là ơ nhiễm mơi trường sinh thái. Sử dụng một cách
bất hợp lý thuốc trừ sâu, phân bón đã làm cho tài ngun đất, nước, khơng khí
bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Việc chuyển dịch cơ cấu giống
cây trồng sang trồng những giống cây vừa mang lại hiệu quả kinh tế, ít ảnh
hưởng đến môi trường là một hướng đi mới của nước ta. Trong những năm
gần đây những mơ hình sản xuất cây ăn quả không những đã mang lại hiệu
quả về mặt kinh tế mà cịn đa dạng hố sản phẩm nơng nghiệp, hạn chế sâu
bệnh hại, duy trì độ phì nhiêu màu mỡ của đất, khơng khí trong lành.
1.1.2. Cây Nhãn (Dimocarpus longan)
1.1.2.1. Nguồn gốc
Nhãn có tên khoa học là Dimocarpus longan là loài cây nhiệt đới lâu năm
thuộc họ Bồ hịn, có nguồn gốc miền nam Trung Quốc. Lồi này còn được gọi
là quế viên trong tiếng Trung, lengkeng trong tiếng Indonesia, mata kucing
trong tiếng Mã Lai. Đây là một loại trái cây điển hình của vùng nhiệt đới thuộc
thân gỗ, sống lâu. ( />Cây nhãn được trồng nhiều ở Việt Nam, miền nam Trung Quốc, Thái
Lan, Ấn Độ và Indonesia. Cây cao 5-10 m. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân
nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá kép hình lơng chim, mọc so le,
gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7-20 cm, rộng 2,5-5 cm. Mùa xuân vào các tháng
2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, đài 5-6
răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ơ. Quả trịn có vỏ ngồi màu vàng xám, hầu
như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. Mùa quả là vào khoảng
tháng 7-8. Cây nhãn tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như vải,



7
đồng thời cũng ít kén đất hơn.Hiện nay có nhiều giống khác nhau như: nhãn trơ
cùi cùi rất mỏng, nhãn nước nhiều nước, nhãn xuồng cơm vàng, Nhãn lồng
Hưng Yên, Nhãn tiêu da bò…
1.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng trong 100 g thịt nhãn gồm có: Nước (Water ): 86.3g
- Năng lượng: 48 Kcal (285kcal/100g nhãn khô) – Protein: 0.9g - Lipid: 0.1g Glucid (Carbohydrate): 10.9g (65.9g/100g nhãn khô) - Celluloza (Fiber) : 1.0g
- Calci (Calcium) 21 mg - Sắt (Iron): 0.40 mg - Magiê (Magnesium): 10 mg Mangan (Manganese): 0.1mg- Phospho (Phosphorous): 12mg - Natri
(Sodium): 26mg - Kẽm (Zinc): 0.29 mg - Đồng (Copper): 150 μg - Vitamin C
(Ascorbic acid): 58 mg - Vitamin B1 (Thiamine): 0.03mg - Vitamin B2
(Riboflavin): 0.14mg- Vitamin PP (Niacin): 0.3 mg. Nhãn rất giàu giá trị dinh
dưỡng như năng lượng cao, giàu protein, đường thiên nhiên, các loại vitamin
và khoáng chất như: vitamin C, B1, PP, kali, photpho, magie, sắt, axit hữu cơ,
chất xơ, mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Đây là trái cây rất dễ ăn đồng
thời cũng được dùng làm thuốc trong các bài thuốc đông y.
( />
Theo Đơng y Việt Nam, quả nhãn có cơng dụng chữa bệnh rất tốt. Ruột
nhãn thường được phơi, sấy khô gọi là long nhãn, quế viên hay nguyên nhục,
dùng làm vị thuốc chữa bệnh. Long nhãn được sử dụng dưới nhiều dạng như
thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm
phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần
kinh... và rất nhiều bệnh khác. Nhãn rất giàu vitamin C giúp đẹp da, tăng sức
đề kháng chống lại các căn bệnh như cảm cúm, cảm lạnh. Nhãn tươi hoặc siro
lấy từ cùi nhãn ngâm đường có thể sử dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh đau
dạ dày rất tốt. Cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường hấp thu sắt, giúp hạn chế
bệnh thiếu máu và các nguy cơ mắc bệnh ở tuyến tụy.
Theo Tuệ Tĩnh, long nhãn là vị thuốc có vị ngọt, tính ấm, bình, khơng
độc, giúp trừ vi trùng lao, bổ ích tâm tỳ, làm tăng trí nhớ, tăng tuổi thọ cho



8
người già, cao tuổi. Sách của Hải Thượng Lãn Ông chép lại cũng rất đề cao vị
thuốc từ quả nhãn. Ông cho rằng đây là vị thuốc uống nhiều thì mạnh chí, thơng
minh; dùng lâu thì nhẹ mình, trẻ lâu.
1.1.2.3. Đặc tính kỹ thuật của cây nhãn
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hoàng và Lê Xuân Lâm (2010) cho
thấy nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất. Mùa quả là
vào khoảng tháng 7, 8. Kỹ thuật trồng cây nhãn khơng khó đồng thời cây nhãn
tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như vải, đồng thời cũng ít kén
đất hơn. Nhãn là cây trồng cho năng suất cao tuy nhiên đòi hỏi phải đảm bảo
kỹ thuật từ khâu chuẩn bị đất trồng, chăm sóc, bón phân... và phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố khác. Sau đây là một số đặc tính kỹ thuật của cây nhãn.
* Nhân tố về điều kiện tự nhiên
- Nhiệt độ: Cây nhãn chịu được nóng và lạnh tốt nên được trồng ở các
vùng trong cả nước. Nhiệt độ thích hợp từ 21°C - 27°C.
- Lượng mưa cần cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển là
1200mm/năm. Độ ẩm khơng khí 70 - 80%. Thời kì phân hố mầm hoa và phát
triển quả cần nhiều nước. Là cây chịu hạn nhưng nếu bị ngập nước từ 3 - 5 ngày
cùng không bị ảnh hưởng như các cây ăn quả khác.Nếu có đủ nước tưới thì nên
trồng vào cuối mùa mưa, khoảng tháng 10 - 11 vì đến mùa nắng có đầy đủ ánh
sáng cây sẽ phát triển tốt hơn. Nếu trồng vào mùa mưa, khoảng tháng 4 - 5 thì
cần chú ý thốt nước vì nếu mưa nhiều đất bị lèn... nhãn bị chết do nghẹt rễ.
- Ánh sáng: Cây cần đủ ánh sáng, nhưng không ưa ánh sáng mạnh và
chịu được bóng râm.
- Đất: Cây nhãn khơng kén đất nên trồng được trên nhiều loại đất, trong
đó đất phù sa là thích hợp nhất. Bộ rễ nhãn chịu nước kém, nếu bị ngập trong
thời gian dài sẽ bị thối rễ, chết cây. Do đó, muốn trồng nhãn cần chú ý đến việc
bờ bao, cống bọng thoát nước cho nhãn trong mùa mưa lũ. Nên trồng nhãn trên

mô, mơ đất đắp thành hình trịn rộng 6 - 8 tấc, cao 5 - 7 tấc. Đất mô trộn với 10


9
- 15 kg phân chuồng hoai, tro trấu, 0,5kg phân lân (nên sử dụng lân Ninh Bình
hoặc lân Văn Điển) và nên chuẩn bị mô từ 15 - 30 ngày trước khi trồng.
* Nhân tố kỹ thuật
- Giống
+ Nhãn tiêu da bị: Có các giống như tiêu huế, tiêu lá bầu, tiêu đường,...
là những giống nhãn đang được nhà vườn ưa chuộng do có nhiều ưu điểm như
cây phát triển nhanh, năng suất cao, dễ xử lý ra hoa trái vụ, 2 năm có thể cho 3
vụ trái. Trái chín có màu da bị, cơm khá dày hơi dai, ít nước, ngọt vừa, ít mùi
thơm. Nhãn long: Là giống nhãn dễ trồng, cho năng suất cao, mỗi năm cho 2
vụ trái; nhưng phẩm chất không cao, không được ưa chuộng do hạt to, cơm
mỏng, nhiều nước,...
+ Nhãn giồng da bò: Trồng chủ yếu ở những vùng đất cát giồng, là giống
nhãn có phẩm chất khá ngon, cơm ráo, dày cơm. Nhãn giồng mỗi năm chỉ cho
1 vụ trái nên năng suất không cao. Nhãn xuồng cơm vàng được bà con khá ưa
chuộng do rất dày cơm, trái to nhưng năng suất cũng khơng cao.
+ Ngồi ra cịn có các giống nhãn khác như Super, nhãn hồng, thái long tiêu,
Dona, Hưng Yên, Nhãn lồng, nhãn đường phèn, nhãn nước, nhãn Vĩnh Châu,...
- Nhân giống
+ Gieo hạt: (chủ yếu để làm gốc ghép) Hạt lấy về cần xử lý gieo ngay.
Ngâm hạt nửa ngày, vớt ra, ngâm vào nước vôi trong, sau 2-3 giờ vớt ra, ủ vào
đất cát ẩm 2-4 ngày. Khi ngâm hạt nhú ra đem gieo.
+ Chiết cành: Là phương pháp nhân giống phổ biến nhất vì cây chiết có
nhiều ưu điểm như mau cho trái, cây con giữ được đặc tính tốt của cây mẹ, có
bộ rễ ăn cạn nên thích hợp với vùng đất có mực thủy cấp cao như ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Tuy nhiên, cây chiết cũng có mặt hạn chế là cây mau già, dễ
bị đổ ngã nếu bị gió bão vì bộ rễ ăn cạn, phương pháp này có hệ số nhân giống

thấp,...


10
+ Tháp bo: Đây là phương pháp đang được nông dân sử dụng để cải tạo
những vườn nhãn cũ. Thường tháp bo nhãn tiêu da bò hoặc nhãn xuồng lên gốc
long nhãn, sau khi xác định việc tháp bo đã thành cơng thì tiến hành cắt bỏ tồn
bộ tán cây nhãn long phía trên chỗ tháp. Cây nhãn long 1-2 năm tuổi thì có thể
tháp trực tiếp lên gốc, cây lớn hơn thì tháp lên cành, nhưng khơng nên tháp ở
vị trí cao và cành lớn vì dễ bị tét, gãy nhánh sau này.
- Cách trồng
Khoảng cách: Nhãn tiêu thường được trồng với khoảng cách 8 - 10m,
nhãn long 6 - 8m. Trong những năm đầu, khi cây chưa giao tán, có thể trồng
xen những cây ngắn ngày như rau, đậu, ổi, đu đủ hoặc trồng nhãn dày hơn với
khoảng cách 4m/cây. Đến khi giáp tán thì tỉa bỏ cây giữa.
Cách trồng: Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con, nhẹ nhàng xé bỏ bọc
nylon rồi đặc bầu cây vào lỗ lấp đất lại vừa khuất mặt bầu, ém đất xung quanh
gốc, cắm cọc để buộc cây con vào (để tránh rễ bị lung lay dễ làm đứt rễ, cây
con phát triển kém, nếu đứt nhiều rễ, cây sẽ chết) và tưới đẫm nước, sau đó
thường xuyên giữ ẩm cho cây.
- Chăm sóc
+ Đắp mơ, bồi liếp: Trong hai năm đầu, hàng năm cần đắp thêm đất khô
vào chân mô, giúp mô cao hơn, rộng hơn. Tới năm thứ ba trở đi, hàng năm nên
vét bùn non ở đáy mương bồi thêm một lớp mỏng 2-3cm ngay sau khi làm gốc,
bón phân, nếu trồng nhãn trên đất thịt pha sét thì hàng năm nên bón thêm phân
hữu cơ giúp đất thơng thống hơn, tạo điều kiện tốt cho bộ rễ phát triển.
+ Làm cỏ, xới xáo: Cần thường xuyên làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh
dưỡng, hạn chế sự cư trú, xâm nhập của sâu bệnh gây hại. Kết hợp xới xáo đất
giúp đất thơng thống nhằm giúp bộ rể tăng cường trao đổi chất, không dùng
cuốc lưỡi và khơng xới sâu vì làm tổn thương bộ rễ. Tuyệt đối khơng diệt cỏ

bằng các hóa chất trong vườn nhãn nói riêng và vườn cây ăn trái nói chung.


11
+ Tưới, tiêu nước: Nhãn rất cần nước, nếu được tưới đầy đủ nhãn sẽ phát
triển nhanh, ra hoa, kết trái tốt. Nhưng nhãn là cây chịu úng kém nên cần có hệ
thống thốt nước trong mùa mưa. Đối với những vườn có nguy cơ bị ngập trong
mùa mưa lũ thì nên có hệ thống bờ bao vững chắc, kịp thời bơm nước ra khỏi
vườn khi cần thiết.
+ Bón phân: Tùy vào tình trạng cây, tuổi cây, điều kiện đất đai mà có chế
độ bón phân khác nhau. Cây 1 - 3 năm tuổi: mỗi năm bón 1 - 1,5kg/gốc loại
phân NPK 20 - 20 - 15. Lượng phân này được chia đều làm 3 - 4 lần bón trong
năm, năm đầu nên pha phân vào nước tưới. Cây trên 3 năm tuổi: Cây càng lớn
lượng phân bón càng tăng, năm trúng mùa bón nhiều hơn năm thất mùa. Trung
bình, mỗi năm bón cho mỗi gốc 3 - 5kg loại phân PNK 15 - 10 - 15 hoặc 20 20 - 15.
- Điều khiển ra hoa
Cắt bớt đọt cành cũ dài khoảng 10-20 cm kể từ đọt cành để kích thích
cây ra đọt mới. Sau khi cắt 10-15 ngày nhánh sẽ ra đọt non đầu tiên lúc này tiến
hành bón phân. Khoảng 10-15 ngày sau khi cắt, cành sẽ cho ra đọt non đầu tiên,
bón phân cho cây. Khi lá đọt non bắt đầu chuyển sang màu xanh thì tiến hành
khoanh vỏ để kích thích cho cây ra hoa. Dùng dao hay cưa khoanh vỏ theo
đường xoắn ốc (hai đầu vết khoanh khơng liền nhau) trên cành chính, chiều
rộng vết khoanh khoảng 5mm, cạn để cành mau tái tạo tượng tầng libe gỗ (sau
1-1,5 tháng là vừa).
Có thể dùng dây nylon hay băng keo băng vết khoanh lại để hạn chế cành
liền vỏ nhanh làm giảm ảnh hưởng ra hoa. Tránh khoanh gốc vì cây dễ bị suy
kiệt và chết. Chú ý chỉ khoảng 2/3 hoặc 3/4 số cành. Chừa lại một cành để nuôi
rễ. Sau khi khoanh vỏ tưới nước thường xuyên, hạn chế bón phân (nhất là phân
đạm) trong giai đoạn này vì sẽ làm cây ra lá nhiều hơn ra hoa. Bắt đầu bón phân
trở lại sau khi trái có đường kính khoảng 1 cm. Thời gian khoanh gốc đến ra

hoa khoảng 1-1,5 tháng.


12
- Thu hoạch
Khi vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng, vỏ quả hơi
sù sì hơi dày chuyển sang mọng và nhẵn, bóc quả xem thấy hạt có màu nâu đen
(trừ giống có hạt màu đỏ) thì có thể thu hoạch. Nên thu hoạch quả vào ngày trời
tạnh ráo, vào buổi sáng và buổi chiều, tránh thu hoạch vào đúng giữa trưa khi
trời q nóng.
Khơng cắt trụi hết cành lá của cây vì có thể ảnh hưởng đến khả năng nảy
lộc vụ sau. Đối với những cây nhãn có tình trạng sinh trưởng khỏe hoặc đối với
những giống chín sớm, cắt chùm quả có kèm theo một đoạn cành quả chỗ có lá
mọc sít nhau. Đối với những cây nhãn có tình trạng sinh trưởng yếu hoặc đối
với những giống chín muộn, cắt chùm quả khơng kèm theo lá của cành quả.
Khi thu hoạch quả, nên có thang và sử dụng kéo cắt chùm quả để tránh gãy
cành. (Nguyễn Hữu Hoàng, Lương Xuân Lâm, 2010)
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn trên thế giới
Từ lâu, cây nhãn được trồng nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước
vùng Đông Nam châu Á như Thái Lan, Malaisia, Philippin và Việt Nam. Đến
thế kỷ XIX, cây nhãn được di thực đến một số vùng thuộc châu Mỹ, châu Phi
và châu Đại Dương.
Trung Quốc là nước có diện tích trồng nhãn nhiều nhất thế giới với các
vùng trồng tập trung tại Phúc Kiến, Quảng Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Vân
Nam, Quý Châu, Hải Nam và Đài Loan. Trong đó, Phúc Kiến là nơi trồng nhiều
và lâu đời nhất, chiếm 48,7% diện tích của cả nước. Tại đây, còn tồn tại những
vườn nhãn trên 100 năm, đặc biệt có một số cây trên 380 năm. Tuy nhiên, do
cây nhãn chỉ được trồng ở một số tỉnh phía nam nên Trung Quốc vừa là nước
sản xuất nhiều nhất, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ nhãn lớn nhất thế giới.

Tại Đài Loan, đến năm 1998, diện tích trồng nhãn chỉ đạt 11.808 ha và
tổng sản lượng 53.385 tấn. Đến năm 2002, diện tích trồng tăng không đáng kể
nhưng tổng sản lượng tăng hơn 2 lần, đạt tới 110.925 tấn.
Ở Thái Lan, nhãn được trồng chủ yếu ở vùng Đông Bắc và Đồng bằng


13
miền Trung. Vùng trồng nhãn chính là Lamphun, Chieng Mai, Chieng Rai,
Nan, Phra Yao, Lampang, Phrae và Chanthaburi. Thái Lan là nước xuất khẩu
nhãn lớn nhất thế giới, khoảng 50% tổng sản lượng nhãn của cả nước. Sản phẩm
xuất khẩu bao gồm nhãn quả tươi, nhãn sấy khô, nhãn đông lạnh và nhãn đóng
hộp. Các nước nhập khẩu nhãn từ Thái Lan là Hồng Kông, Canada, Indonexia,
Singapo, Anh và Pháp.
Tại Mỹ, cây nhãn là loại cây ăn quả mới được di thực và trồng từ những
năm đầu thế kỷ XX với các giống được đưa sang từ Thái Lan và Trung Quốc.
Tổng diện tích nhãn ước tính dưới 200 ha. Vùng trồng nhãn chính là phía Nam
bang Florida.
Đến năm 1995, cây nhãn mới được di thực đến Australia. Cho đến nay,
sản xuất nhãn của nước này mới chỉ đạt diện tích 200 ha và sản lượng 1000 tấn
quả tươi.
Cây nhãn cịn được trồng với diện tích nhỏ ở một số nước vùng Đông
Nam châu Á. Tuy nhiên, cũng giống như sản xuất nhãn tại Mỹ và Australia,
nhãn quả tươi của những nước này được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường địa
phương. (Trần Thế Tục, 2009)
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn ở Việt Nam
Nhãn là cây ăn quả được chú trọng phát triển ở hầu khắp các vùng miền
trong cả nước. Ở miền Bắc, từ lâu đã hình thành những trồng nhãn nổi tiếng ở
Hưng Yên và Hà Tây cũ.
Theo số liệu thống kê của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
(2007), sản xuất nhãn chỉ đứng thứ 2 sau sản xuất chuối về diện tích trồng

và đứng thứ 3 sau chuối và cam về sản lượng. Tính đến năm 2007, tổng diện
tích nhãn của cả nước đạt 97.900 ha , phân bổ ở 8 vùng sản xuất bao gồm
Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam
Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Các
vùng trồng có diện tích lớn là Đồng bằng sơng Cửu Long (35.900 ha), Tây


14
Bắc (16.800 ha) và Đông Nam bộ (16.500 ha). Trong số trên 60 tỉnh thành
trồng nhãn trong cả nước, tỉnh Sơn La có diện tích trồng nhãn lớn nhất là 13.500
ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch là 9.800 ha, đạt năng suất bình quân 4,0
tấn/ha và sản lượng 39.400 tấn/năm.
Năng suất nhãn bình quân của cả nước hiện rất thấp, chỉ đạt 7,08 tấn/ha.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt năng suất cao nhất (10,1 tấn/ha), tiếp theo
là Đồng bằng sông Hồng (9,2 tấn/ha) và Tây Nguyên (8,0 tấn/ha). Vùng Duyên
hải Nam Trung bộ đạt năng suất thấp nhất (1,5 tấn/ha). Tổng sản lượng nhãn
năm 2007 của cả nước khoảng 578.000 tấn. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
đạt sản lượng lớn nhất là 340.900 tấn.
Sản xuất nhãn của nước ta phục vụ nhu cầu tiêu thụ quả tươi ở trong
nước là chính nên giá trị hàng hố khơng cao. Những năm được mùa, quả
nhãn mất giá và khó tiêu thụ. Sản phẩm nhãn sấy khô được bán sang Trung
Quốc bằng con đường tiểu ngạch. Theo tài liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT
tỉnh Hưng Yên, nhãn chế biến đồ hộp chiếm 5%, nhãn sấy khô 45% và nhãn
quả tươi 50%.
Trước đây, cây nhãn đa số đều được nhân giống bằng phương pháp gieo
hạt, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc nên cây rất cao, năng suất không ổn
định, quả nhỏ, chất lượng quả kém, mã quả xấu và sâu bệnh phá hại nặng, do vậy
hiệu quả kinh tế của các vườn nhãn rất thấp (Trần Thế Tục, 2009).
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan
1.3.1. Nghiên cứu thúc đẩy tăng năng xuất nhãn

- Sử dụng KClO3 riêng rẽ hoặc kết hợp khoanh cây, cành xử lý cho
nhãn ra hoa trái vụ hoặc ra hoa đồng loạt đã được thực hiện tại Viện nghiên
cứu Rau quả, Viện cây ăn quả miền Nam và một số vùng trồng nhãn ở Đồng
bằng sông Cửu Long. Áp dụng biện pháp kỹ thuật tỉa cành bấm ngọn kết hợp
với phân bón lá, phân hố học sau khi thu hoạch 10 ngày nhãn sẽ ra được hai
đợt lộc dài, to và khoẻ. Khi lá chuyển sang màu đậm tiến hành xử lý KClO3


15
bằng cách hoà ra nước rồi tưới xung quanh tán cây. Sau khi xử lý phải tưới
nước đẫm gốc liên tục 7 ngày và sau 25 - 35 ngày cây sẽ nhú mầm hoa đồng
loạt tuỳ theo điều kiện thời tiết.
Ở miền Bắc, sử dụng chất điều tiết sinh trưởng, trong đó có KClO3 kết
hợp với các biện pháp cơ giới đã góp phần quan trọng khắc phục hiện tượng ra
hoa, quả không ổn định ở cây nhãn.
Cách 1: Khoanh vỏ áp dụng cho vườn nhãn tơ. Để nhãn ra hoa chắc chắn
hơn, trước khi khoanh vỏ 1 tuần phun 2 lần TOBASUN, chiều rộng vết khấc 6
- 12 mm và khi khoanh xong bôi ngay thuốc Rhidomil để sát trùng. Khoảng 25
- 35 ngày sau nhãn sẽ ra hoa đồng loạt.
Cách 2: Tưới hoặc rải KClO3 ở gốc áp dụng cho nhãn từ 3 - 5 tuổi. Lượng
thuốc KClO3 cần dùng là 100 - 120 g/cây có đường kính tán 2,5 m. Có thể rải
hoặc hồ KClO3 vào 10 lít nước, tưới quanh hình chiếu tán cây. Tuần đầu tiên
sau khi xử lý, cứ 2 ngày tưới nước 1 lần cho thuốc thấm đều vào đất. Sau xử lý
25 - 35 ngày nhãn sẽ ra hoa.
Cách 3: Khoanh vỏ kết hợp với rải KClO3 áp dụng cho nhãn lớn tuổi.
Khi lộc có màu xanh đọt chuối thì khoanh cành nhẹ, vết khoanh rộng 4 mm.
Sau khi khoanh 5 ngày rải hoặc tưới KClO3 với lượng 40 g/cây có đường kính
2,5 m. Với cách này cây sẽ ra hoa triệt để hơn mặc dù cành hoa có ngắn hơn
cách 2 và đây là cách rất thích hợp cho những cây tốt đặc biệt trong vườn.
Theo Gs. Ts. Trần Thế Tục (2009), biện pháp làm tăng khả năng đậu hoa,

đậu quả của vải, nhãn tốt nhất là phun thuốc đậu quả. Đó là các chất kích thích
sinh trưởng như NAA, GA3, Axit Boric và Sun phát đồng. Có thể dùng riêng
rẽ hay dùng hỗn hợp các nguyên tố vi lượng với các chất kích thích sinh trưởng
phun khi hoa bắt đầu nở và khi hoa nở rộ có tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu quả,
giảm tỷ lệ rụng quả non (Trần Thế Tục, 2009).
Nghiên cứu trên các giống vải thiều Phú Hộ và vải thiều Thanh Hà, các
tác giả Phạm Minh Cương và Nguyễn Thị Thanh (2002) cũng khẳng định
phun các chất kích thích sinh trưởng như NAA, GA3, Axit Boric và Sun phát
đồng làm tăng tỷ lệ cây ra hoa, năng suất quả và cải thiện đáng kể mã vỏ quả.


×