Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thực hiện quy trình chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh thường gặp trên gà tại đại lý thuốc thú y khoa linh của công ty cổ phần hoàng đức hiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THU TRÀ
Tên chun đề:
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHẨN ĐỐN, PHỊNG VÀ TRỊ MỘT SỐ
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ TẠI ĐẠI LÝ THUỐC THÚ Y KHOA
LINH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN HỒNG ĐỨC HIỀN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Lớp:

K48 - CNTY - N03

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Quốc Tuấn



Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập trên giảng đường đại học, thời gian thực tập là
khoảng thời gian mà mỗi sinh viên chúng em đều mong đợi. Đây là lúc chúng
em được làm quen với môi trường làm việc thực tế sau khoảng thời gian học
tập khá dài trên giảng đường. Tại đây chúng em có cơ hội nâng cao và hoàn
thiện kỹ năng mềm, được trải nghiệm trong mơi trường làm việc thực tế.
Được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Chăn
nuôi thú y, thầy giáo hướng dẫn, cùng Ban lãnh đạo cơng ty cổ phần tập đồn
Đức Hạnh Marphavet, em đã được về thực tập tốt nghiệp tại công ty.
Sau quá trình học tập tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến nay
em đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, cùng các thầy cô giáo trong
khoa, đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là sự
quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo TS. Đỗ Quốc Tuấn đã chỉ bảo và trực tiếp
hướng dẫn em hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân viên cơng ty cổ phần Hồng
Đức Hiền thuộc tập đoàn Đức Hạnh BMG, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
đã tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ
sở.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo UBND thành phố Chí
Linh - tỉnh Hải Dương, cùng nhân dân địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để
em thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả bạn bè, gia đình và người thân đã

động viên, cùng nỗ lực cố gắng của bản thân em đã hoàn thành chuyên đề đúng
thời gian quy định.
Em xin kính chúc các thầy, cơ giáo ln mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt
trong công tác giảng dạy và thành công trong công tác nghiên cứu khoa học.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Thu Trà


ii

LỜI NĨI ĐẦU
Với phương châm “Học đi đơi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực
tiễn”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong chương trình đạo tạo của
các trường đại học nói chung và trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun nói
riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để sinh viên tiếp cận với sản xuất, nhằm
nâng cao kiến thức đã được học trong nhà trường đơng thời giúp sinh viên có
được những kinh nghiệm thực tế, từ đó nâng cao trình độ chun mơn, rèn
luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức, triển khai các hoạt động sản xuất, ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tạo cho mình tác phong làm việc
nghiêm túc đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu xã hội góp phần xây dựng nền
nơng nghiệp nước nhà ngày càng phát triển.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nghiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng với
sự giúp đỡ, hướng dẫn của thầy giáo TS. Đỗ Quốc Tuấn em đã tiến hành thực
hiện đề tài tốt nghiệp: “Thực hiện quy trình chẩn đốn, phịng và trị một số
bệnh thường gặp trên gà tại đại lý thuốc thú y Khoa Linh của Cơng ty Cổ
phần Hồng Đức Hiền”. Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa

học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời
gian thực tập ngắn nên bản khóa luận của em khơng tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo cùng
các bạn để bản khóa luận của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Thu Trà

năm 2020


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả công việc thực hiện tại cơ sở............................................. 37
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin cho gà ....................... 40
Bảng 4.3. Các triệu trứng lâm sàng điển hình của gà bị bệnh ........................ 43
Bảng 4.4. Bệnh tích mổ khám của gà nhiễm bệnh.......................................... 45
Bảng 4.5. Một số phác đồ sử dụng điều trị bệnh cho đàn gà đạt hiệu quả ..... 47


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Nghĩa của từ

BLĐ

: Ban lãnh đạo

CBNV

: Cán bộ nhân viên

CP

: Cổ phần

GMP

: Tiêu chuẩn hực hành tốt sản xuất tốt

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giói

UBND

: Uỷ ban nhân dân

HĐQT


: Hội đồng quản trị

STT

: Số thứ tự

QL

: Quốc lộ


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề .......................................................... 2
1.2.1. Mục đích của chuyên đề.......................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3
2.1.1. Vài nét về công ty cổ phần Hoàng Đức Hiền thuộc tập đoàn Đức Hạnh BMG... 3
2.1.2. Một số thông tin về đại lý thuốc thú y Khoa Linh của cơng ty cổ phần
Hồng Đức Hiền................................................................................................ 5
2.1.3. Điều kiện tự nhiên của thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương................. 6

2.2. Cơ sở khoa học của đề tài. ....................................................................... 11
2.2.1. Các nguyên tắc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi........................... 11
2.2.2. Một số bệnh thường gặp trên gà trong thời gian thực tập..................... 18
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .............................................. 26
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về một số bệnh ở gà ...................... 26
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 29
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ......33
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 33
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 33


vi

3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 33
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp tiến hành .................................................... 33
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 33
3.4.2. Phương pháp tiến hành .......................................................................... 34
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 36
PHẦN 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ............................................................... 37
4.1. Kết quả công việc thực hiện tại cơ sở thực tập ........................................ 37
4.2. Kết quả đánh giá tình hình chăn ni gà thịt trên địa bàn thành phố Chí
Linh, tỉnh Hải Dương ...................................................................................... 38
4.3. Kết quả thực hiện quy trình chẩn đốn, phịng và trị bệnh cho gà ở đại lý
thuốc thú y Khoa Linh của công ty Hoàng Đức Hiền..................................... 39
4.3.1. Kết quả thực hiện quy trình phịng bệnh cho gà thịt ............................. 39
4.3.2. Một số triệu chứng bệnh tích điển hình của các bệnh trực tiếp mổ khám
trên đàn gà trong thời gian thực tập ................................................................ 42
4.3.3. Một số bệnh tích điển hình của gà mắc một số bệnh thường gặp......... 44
4.3.4. Kết quả điều trị gà mắc bệnh trong quá trình thực tập.......................... 47
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 49

5.1. Kết luận .................................................................................................... 49
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 50
5.3. Đề nghị ..................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm là ngành có truyền thống lâu đời ở nước ta. Chăn ni
gia cầm khơng chỉ cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mà
còn là nguồn thu nhập có ý nghĩa qua trọng của bộ phận người nơng dân hiện
nay.
Thành phố Chí Linh là một huyện có điều kiện tự nhiên là đồi núi thấp
xen kẽ đồng bằng vì vậy rất thuận lợi cho chăn ni, đặc biệt là chăn nuôi gà
thả vườn. Trong những năm gần đây, chăn nuôi gà được người nông dân đầu
tư và phát triển cả ở quy mô gia trại và trang trại. Các sản phẩm từ gà như:
trứng, thịt là nguồn thực phẩm quan trọng trong đời sống của nhân dân. Phát
triển chăn nuôi gà đã mang lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho người dân,
cũng như tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo. Đặc
biệt người dân đã biết tiếp cận với khoa học và công nghệ, ứng dụng nhiều tiến
bộ khoa học và công nghệ vào chăn ni, lựa chọn các giống gà có năng suất,
chất lượng cao vào sản xuất.
Tuy nhiên, bên cạnh việc đầu tư con giống tốt, chăn nuôi gà muốn phát
triển, đạt năng suất và hiệu quả cao thì vấn đề quan trọng hàng đầu là cơng tác
phịng bệnh cho gà phải tốt. Nhưng hiện nay các hộ chăn nuôi vẫn cịn gặp phải
một số khó khăn trong q trình phòng trừ dịch bệnh cho gà.

Xuất phát từ thực tiễn và để góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho
người chăn nuôi. Dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Cơng ty cổ phần Hồng Đức Hiền,
em tiến hành thực hiện chun đề: “Thực hiện quy trình chẩn đốn, phòng và
trị một số bệnh thường gặp trên gà tại đại lý thuốc thú y Khoa Linh của Công
ty Cổ phần Hoàng Đức Hiền”.


2

1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích của chuyên đề
- Rèn luyện và nâng cao kỹ năng chẩn đoán lâm sàng trên gà bị bệnh.
- Tập kê đơn và điều trị bệnh cho đàn gà mắc bệnh.
- Áp dụng quy trình phịng và điều trị một số bệnh thường gặp trên gà.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm vững ngun tắc phịng trị bệnh cho vật ni nói chung.
- Thành thạo phương pháp chẩn đoán lâm sàng và mổ khám bệnh tích trên
gà.
- Đưa ra được pháp đồ điều trị bệnh đối với gia cầm và các vật nuôi khác.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Vài nét về cơng ty cổ phần Hồng Đức Hiền thuộc tập đồn Đức Hạnh
BMG
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Cơng ty cổ phần Hồng Đức Hiền là một cơng ty thành viên của tập đoàn

Đức Hạnh BMG được thành lập tháng 1 năm 2012, hoạt động kinh doanh chính
trong lĩnh vực: Sản xuất vắc xin phòng bệnh, sản xuất kinh doanh thuốc thú y,
dược phẩm, thực phẩm chức năng, chế phẩm sinh học…
Đầu năm 2010, Ban Giám đốc đã đầu tư xây dựng nhà máy thuốc thú y
đạt tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới GMP/WHO với 3 dây chuyền: Thuốc
tiêm, thuốc dung dịch uống và thuốc bột, đưa vào sử dụng từ cuối năm 2011.
Đến nay, tập đoàn đã đầu tư xây dựng nhà máy vắc xin với 3 dây chuyền sản
xuất vắc xin vi khuẩn, dây chuyền vắc xin vi rút trên tế bào và dây chuyền sản
xuất vắc xin vi rút trên phôi trứng, cả 3 dây chuyền công nghệ châu Âu đang đi
vào hoạt động và cho hiệu quả tốt.
Nhận thức sâu sắc vấn đề tầm nhìn, sứ mệnh và tạo giá trị cốt lõi cho xã
hội, định hướng phát triển sản phẩm chất lượng cao, lựa chọn phân khúc khách
hàng chăn ni có kĩ thuật, chuyên nghiệp, theo hướng công nghiệp quy mô
lớn. Ngay từ những ngày đầu, HĐQT đã định hướng cần phải đổi mới cơng
nghệ, đổi mới dây chuyền máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng, lấy phương
châm “Hiệu quả sử dụng của bạn là sức mạnh của chúng tôi” là kim chỉ
nam xuyên suốt mọi hoạt động và là tiền đề để Công ty vươn lên phát triển trở
thành một trong những Công ty hàng đầu Việt Nam sản xuất vắc xin, thuốc thú


4

y chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến xuất khẩu và cạnh tranh bền
vững thời kỳ hội nhập.
Tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty cổ phần Hoàng Đức
Hiền quyết tâm xây dựng một thương hiệu Hồng Đức Hiền với chiến lược sản
phẩm có chiều sâu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng. Tại đây
có một tập thể các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ có nhiều kinh nghiệm thực tế trong
ngành. Có đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, đội ngũ công nhân tay nghề cao. Cùng với
sự phát triển của chăn ni cả nước, cơng ty CP Hồng Đức Hiền khơng ngừng

tìm tịi, nghiên cứu, phát triển các loại thuốc thú y đảm bảo được về chất lượng,
sự an toàn của sản phẩm và giá thành thấp.
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của tập đoàn
Sau hơn 17 năm hoạt động, Tập đoàn Đức Hạnh BMG đã có những bước
phát triển vượt bậc cả về quy mô sản xuất kinh doanh, thị trường và số lượng
cán bộ nhân viên chuyên nghiệp có chiều sâu, am hiểu sâu sắc tư duy quản trị.
Hiện tại, Tập đoàn Đức Hạnh BMG có 4 cơng ty thành viên và 12 chi nhánh tại
các thành phố lớn gồm: Công ty cổ phần tập đồn Đức Hạnh Marphavet, Cơng
ty cổ phần Nanovet, Công ty cổ phần BMG, Công ty cổ phần Hoàng Đức Hiền.
Với nhiều mặt hàng kinh doanh như: thuốc thú y, vacxin, chế phẩm sinh học,
rượu, bất động sản… với nhiều nhà máy có dây truyền sản xuất cơng nghệ cao.
2.1.1.3. Cơ cấu bộ máy của tập đoàn
Tập đoàn Đức Hạnh BMG có đội ngũ nhân sự chun mơn trình độ cao
với hơn 1.000 CBNV bao gồm 2 giáo sư, 5 phó giáo sư, 8 tiến sỹ, 29 thạc sỹ,
trên 500 bác sĩ thú y và kĩ sư chăn nuôi, 15 dược sĩ nhân y, 12 cử nhân công
nghệ sinh học có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, hơn 250 cử nhân kinh
tế, kế toán, luật, nhân văn, quản trị kinh doanh, marketing, cơ khí chế tạo máy,
điện lạnh… có trình độ chun mơn thường xun được tập huấn ở nước ngoài
và các chuyên gia nước ngoài sang đào tạo, đội ngũ công nhân thâm niên lành


5

nghề, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến.
Ngồi ra Cơng ty đang hợp tác tốt với các Bộ, Cục, Vụ, Viện, Liên hiệp, Hội,
Trung tâm và các trường đại học trong và ngoài nước.
2.1.1.4. Hoạt động kinh doanh của cơng ty cổ phần Hồng Đức Hiền.
Cơng ty CP Hồng Đức Hiền hiện nay là một trong các công ty sản xuất
thuốc thú y lớn trong nước. Hiện nay, cơng ty đã có hơn 1000 khách hàng là
các đại lý nhà phân phối cấp I trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, sản phẩm

được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng, an tồn và hiệu quả được
các nhà chăn ni tin dùng.
2.1.2. Một số thông tin về đại lý thuốc thú y Khoa Linh của cơng ty cổ phần
Hồng Đức Hiền
Trong q trình thực tập, theo sự phân cơng của cơng ty CP Hoàng Đức
Hiền, em đã tham gia hỗ trợ đại lý thuốc thú y Khoa Linh - một trong các đại
lý thuộc chuỗi đại lý độc quyền của công ty CP Hoàng Đức Hiền.
Đại lý thuốc thú y Khoa Linh có địa chỉ tại khu 9, phường Bến Tắm, thành
phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đại lý do Phó giám đốc kinh doanh cơng ty CP
Hồng Đức Hiền - Ngơ Văn Hà quản lý và chịu sự điều hành của Tổng giám
đốc TS. Trần Đức Hạnh cùng hội đồng cổ đông chuỗi. Đại lý được khai trương
và thành lập vào tháng 10 năm 2019 với đội ngũ nhân viên gồm giám đốc kỹ
thuật chuỗi, 1 quản lý, 1 nhân viên đứng quầy, 1 kỹ thuật viên kiêm marketing
và 1 sinh viên thực tập.
Tại đại lý, các mặt hàng thuốc, chế phẩm sinh học, dụng cụ thú y được
bày bán, được xắp xếp gọn gàng, khoa học. Quản lý và nhân viên của đại lý có
tay nghề cao, năng động, nhiệt tình, u nghề và có tinh thần trách nghiệm cao,
ln chỉ dạy và giúp đỡ em tận tình.


6

2.1.3. Điều kiện tự nhiên của thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương
2.1.2.1. Lịch sử hình thành
Chí Linh Là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống, trải qua các thời kỳ lịch
sử Chí Linh có nhiều tên gọi và quy mơ địa giới hành chính khác nhau. Từ thời
Trần về trước, Chí Linh có tên gọi và quy mơ địa giới hành chính khác nhau.
Từ thời Trần về trước, Chí Linh có tên gọi Bằng Châu, sau đó gọi là Phượng
Sơn, từ thế kỷ 15 vùng đất này chính thức có tên gọi là Chí Linh cho đến ngày
nay. Trải qua nhiều thời kỳ thay đổi hệ thống hành chính, thời Lý – Trần Chí

Linh thuộc lộ Nam sách; thời thuộc Minh, Chí inh thuộc phủ Lngj Giang, sau
đó thuộc phủ Tân An; thời Lê sơ, Chí Linh thuộc Đông Đạo; dưới thời Mạc và
suốt thời kỳ Trịnh – Nguyễn cho hết triều Tây Sơn, Chí Linh thuộc trấn Hải
Dương.
Tháng 6/1886, thực dân Pháp thành lập Nha Chí Linh thuộc phủ Nam Sách.
Tháng 01/1947, Chí Linh được sát nhập về liên tỉnh Quảng – Hồng và đến cuối
năm 1948 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra ngày càng ác liệt, phạm
vi chỉ đạo của liên tỉnh Quảng – Hồng khá rộng, phong trào cơng nhân vùng mỏ
có những cách riêng, nên đến ngày 26/12/1948 Uỷ ban kháng chiến hành chính
liên khu I quyết định chia liên tỉnh Quảng – Hồng thành tỉnh Quảng Yên và đặc
khu Hòn Gai và Chí Linh thuộc tỉnh Quảng Yên.
Sau khi miền Bắc được hồn tồn giải phóng, ngày 22/02/1955 Chí Linh
chính thức trở thành một huyện của tỉnh Hải Dương, không hợp nhất và chia
tách, ổn định và phát triển cho đến ngày nay.
2.1.2.2. Vị trí địa lý
Thành phố Chí Linh nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Hải Dương, cách trung
tâm tỉnh 40km. Phía Đơng giáp thị xã Đơng Triều tỉnh Quảng Ninh. Phía Tây
giáp huyện Quế Võ và Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. Phía Nam giáp huyện Nam
Sách và Kinh Mơn. Phía Bắc giáp huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.


7

2.1.2.3. Khí hậu, thủy văn
a. Khí hậu
Chí Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt
(xn, hạ, thu, đơng). Nhiệt độ trung bình năm 23°C. Tháng có nhiệt độ thấp
nhất là tháng 1 và tháng 2 (khoảng 10 - 12°C), tháng có nhiệt độ cao nhất là
tháng 6 và tháng 7 (khoảng 37 - 38°C). Lượng mưa trung bình hàng năm
1.463mm. Độ ẩm trung bình là 81,6%.

Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng cây lương
thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt là sản xuất cây rau mùa vụ đơng.
b. Thủy văn
- Chí Linh là nơi sông Lục Nam hợp lưu với sông Thương (xã Hưng Đạo),
sông Thương hội lưu với sông Cầu (phường Phả Lại) thành sơng Thái Bình,
sơng Đuống hợp lưu với sơng Thái Bình (phường Cổ Thành), sơng Đơng Mai
lấy nước từ sơng Kinh Thầy (phường Văn Đức) chảy lên phía Bắc.
- Chí Linh có nguồn nước phong phú bởi sơng Kinh Thầy, Thái Bình, sơng
Thương, Đơng Mai bao bọc, có kênh mương trung thủy nông từ Phao Tân đến
An Bài dài 15,5 km chạy qua những cánh đồng canh tác chính của thành phố
và cung cấp nguồn nước cho nhà máy điện Phả Lại quanh năm. Ngồi ra cịn
có 33 hồ đập với tổng diện tích 409 ha, đặc biệt có nguồn nước ngầm sạch trữ
lượng lớn.
2.1.2.4. Các đơn vị hành chính
Thành phố Chí Linh là Đơ thị lớn thứ hai của tỉnh Hải Dương, với 20 đơn
vị hành chính gồm 8 phường, 12 xã, diện tích tự nhiên 282,917km 2, dân số
175.000 người.


8

2.1.2.5. Điều kiện xã hội
a. Dân số và lao động
- Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2017 dân số thường trú của
thành phố Chí Linh là 174.282 người và tạm trú (đã quy đổi) là 46.139 người.
Trên địa bàn thành phố, ngoài dân tọc kinh là chủ yếu, cịn có 14 dân tộc thiểu
số, với 985 hộ, 3.985 người; trong đó người Hoa, người Sán Dìu, người Tày
chiếm số đông.
- Số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn thành phố 101.061 người,
lao động phi nông nghiệp đạt trên 82%.

b. Hệ thống giao thông
- Đường sắt: Đường sắt quốc gia Kép – Hạ Long chạy qua khu vực Tây
Bắc phường Sao Đỏ, dài 8,87 km khổ lồng 1.435 mm.
- Đường bộ: Quốc lộ 18 kéo dài từ đơng sang tây nối liền hai vị trí chiến
lược là Quảng Ninh với thủ đô Hà Nội. Quốc lộ 37 nối QL 5 và QL 18 – đường
vành đai chiến lược quốc gia.
- Đường thủy: Đường thủy có chiều dài 40 km đường sơng bao bọc phía
Đơng, Tây, Nam thơng thương kinh tế với Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh.
c. Kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố Chí Linh năm 2018
là 8,96%, quy mơ nền kinh tế tăng nhanh, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
theo hướng tích cực (tỷ trọng cơng nghiệp 57,3%; thương mại dịch vụ 32,6%;
nơng nghiệp giảm cịn 10,1%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt
trên 75 triệu/người/năm.
- Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng đạt 11.598 tỷ đồng
(giá so sánh năm 2010). Trong đó cơng nghiệp sản xuất điện, nước đạt 5.656,22
tỷ đồng. Công nghiệp khai thác đạt 92,03 tỷ đồng, công nghiệp chế biến đạt
4.296,93 tỷ đồng, xây dựng đạt 1,552,78 tỷ đồng.


9

- Tồn thành phố có 1 Khu cơng nghiệp và 04 Cụm công nghiệp, thu hút
nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất. Tổng số cơ sở sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gần 1.461 cơ sở (trong đó hộ cá thể là 1.393 cơ
sở, 07 cơ sở có vốn đầu tư nước ngồi).
- Thương mại, dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 2.923 tỷ đồng. Một
số trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại đi vào hoạt động (toàn thành phố 4
siêu thị, 7.361 cửa hàng bán lẻ). Các loại hình dịch vụ vận tải, bưu chính viễn
thơng, khách sạn, nhà hàng ăn uống, bảo hiểm, y tế... tăng nhanh, 100% xã,

phường có bưu cục, điểm bưu điện văn hóa, 171/171 thơn, khu dân cư có đường
truyền Internet.
- Nơng - lâm - thủy sản đạt 2.109 tỷ đồng. Trong đó giá trị nơng nghiệp
đạt 1.858,92 tỷ đồng, giá trị lâm nghiệp đạt 16,96 tỷ đồng, giá trị sản xuất chăn
nuôi - thủy sản đạt 232,18 tỷ đồng. Giá trị thu nhập trên 1 ha đất trồng trọt và
nuôi trồng thủy sản đạt 157 triệu đồng/ha.
- Sản xuất cây ăn quả: Tổng diện tích cây ăn quả 6.783 ha; Diện tích cây
vải 3.990 ha, sản lượng đạt 16.395 tấn; Diện tích cây Nhãn cho sản phẩm 612
ha, sản lượng đạt 2.953 tấn.
- Chăn nuôi, thủy sản: Đã xuất hiện nhiều mơ hình chăn ni trang trại
theo hướng bán công nghiệp tạo ra khối lượng hàng hố lớn, chất lượng cao,
như ni lợn, gà đồi; thương hiệu gà đồi Chí Linh từng bước khẳng định trên
thị trường; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 21.153 tấn; Tổng sản lượng nuôi
trồng thủy sản là 7.214 tấn.
d. Văn hóa – xã hội
- Lễ hội truyền thống
Hàng năm, trên địa bàn thành phố diễn ra nhiều lễ hội, tiêu biểu là lễ hội
mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc (tháng Giêng Âm lịch), lễ hội mùa Thu Côn


10

Sơn-Kiếp Bạc (tháng Tám Âm lịch), lễ hội Đền Cao (tháng Giêng Âm lịch), lễ
hội Đền Sinh - Đền hóa (tháng Năm Âm lịch).
- Cơng trình Văn hóa – Thơng tin
Trên địa bàn thành phố có 01 khu di tích lịch sử cấp Quốc gia loại đặc biệt
gồm 2 di tích đó là: Đền Kiếp Bạc, Chùa Cơn Sơn; 08 di tích lịch sử cấp Quốc
gia; 15 di tích lịch sử cấp tỉnh. 100% các xã, phường có trung tâm văn hóa, thể
thao, sân vận động, khu vui chơi; 100% các làng, khu dân cư có nhà văn hóa,
khu vui chơi, tập luyện thể dục thể thao; 21 điểm Bưu điện, Bưu cục.

- Giáo dục
+ Hệ thống trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở: 65/65 (100%)
trường học công lập đạt chuẩn quốc gia.
+ Hệ thống trường Trung học phổ thông; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
– Giáo dục thường xun: Có 04 trường trung học phổ thơng, 01 Trung tâm
Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên; tổng số 145 lớp gồm 135
phòng học.
+ Hệ thống trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp: Trường
Đại học Sao Đỏ, Trường Cao đẳng Licogi, Trường Trung cấp nghề cơ giới
đường bộ.
- Y tế
Hệ thống y tế trên địa bàn thành phố: Trung tâm y tế thành phố Chí Linh
(sáp nhập Bệnh viên đa khoa, Trung tâm Y tế, Trung tâm Dân số kế hoạch hóa
gia đình) diện tích 26.000 m2 với quy mô 268 giường bệnh, Bệnh viện Phong
diện tích 140.000 m2 với quy mơ 135 giường bệnh, Trung tâm ni dưỡng Tâm
thần diện tích 47.000 m2 với quy mô 420 giường bệnh; 19 trạm y tế các phường,
xã; 01 trạm y tế trường Đại học Sao Đỏ; 01 trạm y tế Công ty cổ phần Trúc Thôn;
Đến nay, 100% xã, phường đã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.


11

2.2. Cơ sở khoa học của đề tài.
2.2.1. Các nguyên tắc phịng chống dịch bệnh cho vật ni
Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quá trình
sinh dịch. Nhân tố trung gian truyền lây nối liền nguồn bệnh với động vật cảm
thụ. Động vật thụ cảm làm cho dịch biểu hiện ra đồng thời nó lại biến thành
nguồn bệnh làm cho q trình sinh dịch được nhân lên. Vì vậy chỉ cần xóa bỏ
một trong ba khâu hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa các khâu sẽ làm q trình sinh
dịch khơng xảy ra được - Đó là nguyên lý cơ bản của biện pháp phòng và chống

dịch.
Nội dung của việc phòng và chống dịch bệnh cho động vật theo Pháp lệnh
thú y của nước ta bao gồm:
- Bảo đảm đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến
thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm động vật.
- Thực hiện các biện pháp phịng bệnh, chẩn đốn xác định bệnh, khống
chế tiêu diệt dịch bệnh cho động vật.
- Thực hiện việc kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết
mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc từ động vật để
phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và đảm bảo an toàn cho người.
2.2.1.1 X ác định các biện pháp phịng bệnh cho gà
Cơng tác vệ sinh phịng bệnh cho gà có vai trị quan trọng quyết định đến
sự thành công hay thất bại của chăn nuôi gà. Nếu thực hiện tốt cơng tác phịng
bệnh cho gà sẽ hạn chế dịch bệnh xảy ra và lây lan, đồng thời quyết định thành
công của chăn nuôi gà.
- Để thực hiện tốt cơng tác phịng bệnh cho gà cần thực hiện tốt 2 phương
pháp sau:
* Ngăn không cho gà tiếp xúc với mầm bệnh
Mầm bệnh tiếp xúc với gà đến từ nhiều nguồn khác nhau như: Gia cầm,


12

gia súc bị bệnh. Thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh. Bụi trong khơng khí
nhiễm mầm bệnh. Chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh. Giày,
dép, chân tay người chăn nuôi hoặc khách đến tham quan nhiễm mầm bệnh.
Phương tiện vận chuyển nhiễm mầm bệnh. Chuột, côn trùng và chim hoang
dã...
Để ngăn chặn các nguồn lây nhiễm này người chăn nuôi phải thực hiện tốt
công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ thiết bị, thức ăn, nước uống, tiêu diệt

chuột côn trùng và ngăn không cho chim hoang đến cư trú (Nguyễn Thị Kim
Lan, Nguyễn Văn Quang, 2000) [6].
* Nâng cao sức đề kháng cho gà:
Song Song với cơng tác vệ sinh phịng bệnh thì phải tăng cường sức đề
kháng cho gà thường xuyên như:
- Đảm bảo chuồng ni ln thống, mát, sạch sẽ.
- Cho gà ăn đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần.
- Thức ăn, nước uống phải vệ sinh sạch sẽ khơng có mầm bệnh và chất
độc hại đến sức khỏe.
- Dùng thuốc và vắc xin phịng bệnh cho gà theo lịch dùng thuốc.
Để chăn ni gà đem lại hiệu quả cần thực hiện tốt 3 nguyên tắc phòng
bệnh sau:
Nguyên tắc 1: Ngăn chặn sự tiếp súc của mầm bệnh với gia cầm
- Không mua vật nuôi không rõ nguồn gốc. Chỉ chọn mua gà từ những cơ
sở giống tốt, từ đàn gà bố mẹ khỏe mạnh để đảm bảo khơng có bệnh truyền từ
trứng sang gà con. Phải nhốt riêng gà mới mua về (cách xa gà nhà đang ni)
trong vịng 10 - 14 ngày. Cho gà uống thuốc bổ, khi thấy gà khỏe mạnh mới
đưa vào chuồng nuôi.
- Quản lý tốt công tác cách ly và vệ sinh thân thể trước khi vào khu vực
chăn nuôi của công nhân, cán bộ và khách tham quan.


13

- Tăng cường công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ và duy trì tốt cơng tác
sát trùng dụng cụ, phương tiện và khu vực chăn nuôi.
* Khi gà gà mắc bệnh hoặc ghi mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Áp dụng các biện pháp cách ly để hạn chế bệnh lây lan. Tách riêng con
ốm để theo dõi và điều trị.
+ Không bán gà bệnh. Không mua thêm gà khoẻ về nuôi.

+ Xác gà chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi đề xử lý. Gà
ốm, chết do bệnh phải đốt hoặc chôn kỹ, rắc vơi bột.
+ Khi có gà nghi mắc bệnh: cần tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát
trùng chuồng trại. Cần quét phân, sát trùng tiêu độc hàng ngày nơi nuôi gà, sân
thả gà bằng thuốc sát trùng, vôi, nước sôi, hơ lửa...
+ Đối với gà chưa mắc bệnh phải dùng vắc xin phòng hoặc dùng thuốc
điều trị theo hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở.
+ Máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô
dưới ánh nắng mặt trời , sát trùng tiêu độc trước khi sử dụng lại.
+ Báo cán bộ thú y cơ sở đến kiểm tra khi thấy gà bị bệnh dịch.
Nguyên tắc 2: Nâng cao sức đề kháng của gia cầm
- Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật đảm bảo cho vật ni có chỗ ở tốt.
- Cho vật nuôi ăn và uống tốt (thức ăn đủ dinh dưỡng, thức ăn không biến
chất, uống nước sạch được tiệt trùng, nước uống khơng có độc chất) và chăm
sóc vật ni đúng quy trình kỹ thuật.
- Tẩy ký sinh trùng và tiến hành tiêm phòng triệt để với các loại vắc xin.
- Phòng bệnh cho gia cầm bằng thuốc và vắc xin
Nguyên tắc 3: Giám sát và kiểm tra chặt chẽ sức khỏe gia cầm
- Xây dựng lịch tiêm phịng và lập sổ ghi chép theo dõi q trình tiêm
phịng của vật ni chặt chẽ.


14

- Ghi chép hàng ngày tình trạng sức khỏe vật nuôi vào sổ nhật ký thú y và
định kỳ lấy máu kiểm tra để đánh giá hàm lượng kháng thể có trong máu của
vật ni (HI, HA).
- Phát hiện kịp thời chẩn đốn chính xác, cách ly nhanh chóng, điều trị
khẩn trương các cá thể nghi nhiễm và nhiễm bệnh.
2.2.1.2. Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, vườn chăn thả và dụng cụ chăn nuôi

- Vệ sinh trước khi nuôi: Chú ý vệ sinh khu vực chuồng gà, khu vực xung
quanh chuồng, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa gà vào nuôi.
Để trống chuồng 2 ngày trước khi thả gà vào.
- Vệ sinh trong khi nuôi:
+ Chuồng nuôi gà cần đảm bảo đúng mật độ, thống, mát, khơ, sạch sẽ,
có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
+ Sân thả gà cần khơ, thống. mát, có hàng rào bao quanh và được qt
dọn hàng ngày.
+ Nếu ni gà có chất độn chuồng thì chất độn chuồng phải ln mới, khơ
nên phơi nắng trước khi cho vào chuồng gà.
+ Ổ đẻ cần để nơi khơ ráo, thống mát, đệm lót phơi nắng kỹ trước khi
trải vào ổ và thay thường xuyên để tránh mầm bệnh cư trú.
+ Thường xuyên quét phân, thay độn chuồng, rắc vôi bột vào các nơi ẩm
thấp, quét vôi chuồng nuôi, sân thả gà. Phun thuốc diệt muỗi, mò, mạt.
+ Phân gà, độn chuồng cần được ủ kỹ đề diệt mầm bệnh trước khi đưa ra ngoài.
- Vệ sinh sát trùng sau mỗi đợt ni: Theo trình tự sau:
+ Thu gom phân gà, độn chuồng, rác thải vào một nơi và ủ kỹ để diệt mầm
bệnh.
+ Quét dọn sạch phân, rác, mạng nhện.
+ Sửa chữa chuồng, vá lại những chỗ nền chuồng bị hỏng.
+ Cọ rửa chuồng, dụng cụ chăn ni bằng nước sạch, có áp suất cao.


15

+ Sát trùng bằng chất khử trùng.
+ Để trống chuồng 2 - 3 tuần.
- Các biện pháp khử trùng:
+ Ánh nắng mặt trời: dùng để phơi máng án, máng uống, dụng cụ chăn
nuôi, độn chuồng, nguyên liệu thức ăn.

+ Dùng nước sôi để rửa các dụng cụ chăn nuôi.
+ Dùng bùi nhùi rơm, trấu để hun chuồng.
+ Vơi bột: có thể dùng rắc xung quanh và những nơi ẩm ướt bên trong chuồng
nuôi, rắc vào hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi. Để 2 - 3 ngày rồi quét.
+ Nước vôi: tốt nhất là dùng nước vôi mới tôi; dùng để quét nền chuồng,
sân chơi và xung quanh tường.
+ Dùng các chất sát trùng: Han-lodin, Cloramin, Anticept, BKA, Crezil,
Biocid,... để phun toàn bộ nền và tường chuồng, ngâm và rửa dụng cụ cho vào
hố sát trùng, phun tiêu độc xác chết, phun phương tiện vận chuyển một số dùng
để sát trùng nước uống.
+ Xông hơi bằng hỗn hợp Formol và thuốc tím: dùng để xơng trứng, xơng
hơi sát trùng quần áo, máy móc... liều lượng có thể thay đổi tùy từng đối tượng.
Đối với máy móc, quần áo, kho... dùng liều 17,5 gam thuốc tím + 35 ml Fomlol
cho 1 m3 trong thời gian 30 phút; xơng hơi phải kín mới có tác dụng.
2.2.1.3. Vệ sinh thức ăn, nước uống
- Máng ăn, máng uống cần có chụp để gà khỏi nhảy vào, dụng cụ cho ăn
cần rửa sạch hàng ngày.
- Thức ăn cần đảm bảo khô, không ẩm, mốc, thay hàng ngày.
- Nước uống cho gà đảm bảo sạch và thay thường xuyên.
- Không cho gà bệnh ăn, uống chung với gà khoẻ.


16

2.2.1.4. Cách ly hạn chế dịch bệnh
- Hạn chế người ra vào nơi ni gà. Nếu có dịch bệnh xung quanh thì
khơng cho người ngồi đến, người ni gà khơng sang nơi có dịch.
- Ngăn khơng cho gà tiếp xúc với ngan, vịt, bồ câu, chim sẻ, chuột, lợn
và các động vật khác là những nhân tố truyền bệnh.
- Thường xuyên loại thải những gà ốm yếu ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh.

- Khi gà gà mắc bệnh hoặc ghi mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Áp dụng các biện pháp cách ly để hạn chế bệnh lây lan. Tách riêng con
ốm để theo dõi và điều trị.
+ Không bán gà bệnh. Không mua thêm gà khoẻ về nuôi.
+ Xác gà chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi đề xử lý. Gà
ốm, chết bệnh đốt hoặc chôn kỹ, rắc vôi bột.
+ Khi có gà nghi mắc bệnh: cần tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát
trùng chuồng trại. Cần quét phân, sát trùng tiêu độc hàng ngày nơi nuôi gà, sân
thả gà bằng thuốc sát trùng, vôi, nước sôi, hơ lửa...
+ Đối với gà chưa mắc bệnh phải dùng vắc xin phòng hoặc dùng thuốc
điều trị theo hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở.
+ Máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô
dưới ánh nắng mặt trời , sát trùng tiêu độc trước khi sử dụng lại.
+ Báo cán bộ thú y cơ sở đến kiểm tra khi thấy gà bị bệnh dịch.
2.2.1.5. Phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho gà
Phòng bệnh là một biện pháp chủ động, tích cực và cực kỳ quan trọng vì
làm cho động vật thụ cảm tự sản sinh hoặc tiếp nhận các yếu tố miễn dịch đặc
hiệu để chống đỡ có hiệu quả với mầm bệnh trong một thời gian nhất định.
Thuốc dùng tiêm phòng gồm 2 loại: vắc xin và kháng huyết thanh.
- Phòng bệnh bằng vắc xin: Vắc xin là một chế phẩm sinh học mà trong
đó chứa chính mầm bệnh cần phịng cho một bệnh nào đó (mầm bệnh này có


17

thể là vi khuẩn, virus, độc tố hoặc vật liệu di truyền như ARN, ADN…) đã
được làm giảm độc lực hay vơ độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học
hay phương pháp sinh học phân tử (vắc xin thế hệ mới - vắc xin công nghệ
gen). Lúc đó, chúng khơng cịn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng.
Nhưng khi đưa vào cơ thể động vật lại có khả năng sinh miễn dịch chống lại sự

xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương ứng.
Hiện nay, người ta chia vắc xin làm 3 loại:
+ Vắc xin vô hoạt (còn gọi là vắc xin chết): là vắc xin chế từ mầm bệnh
đã bị giết chết bằng các tác nhân lý, hóa học những trên bề mặt của chúng vẫn
giữ ngun các protein cịn hoạt tính sinh học của kháng nguyên nên vẫn giữ
nguyên tính kích thích sinh miễn dịch. Vắc xin vô hoạt dùng cho gà chủ yếu là
đường tiêm qua cơ hoặc tiêm dưới da.
Vắc xin vô hoạt thường rất an toàn nhưng thời gian miễn dịch ngắn và
hiệu lực kém.
+ Vắc xin nhược độc (vắc xin sống): Vắc xin chế bằng mầm bệnh đã được
làm yếu, khơng cịn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng. Khi tiêm vào
cơ thể, mầm bệnh vẫn còn khả năng thích ứng và nhân lên, cung cấp nguồn
kháng nguyên lâu dài và kích thích sinh miễn dịch. Loại vắc xin này thường
cho miễn dịch mạnh và ổn định, thời gian miễn dịch kéo dài, nhưng có thể có
loại gây ra phản ứng và đòi hỏi phải cẩn trọng trong bảo quản cũng như sử
dụng. Đối với gia cầm có thể dùng qua đường nhỏ mắt, mũi, cho uống, phun
khí dung hay tiêm chủng.
+ Vắc xin thế hệ mới (hay vắc xin công nghệ gen): là các chế phầm được
dùng làm vắc xin gây miễn dịch cho người và động vật được tạo ra và sản xuất
thông qua các thao tác về kỹ thuật gen.
Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới và hiện đại của sinh học phân tử. Vắc
xin thế hệ mới có nhiều ưu điểm vượt trội so với các vắc xin chế tạo bằng


18

phương pháp thông thường về độ tinh khiết, khả năng gây miễn dịch… Nó đã,
đang và sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai.
- Phòng bệnh bằng kháng huyết thanh:
Kháng huyết thanh là chế phẩm sinh học dùng để chữa bệnh và phòng

bệnh đặc hiệu. Tiêm phòng kháng huyết thanh nhằm tạo ra cho động vật một
trạng thái miễn dịch bị động.
Kháng huyết thanh được chế tạo bằng cách dùng vi khuẩn hoặc virus gây
tối miễn dịch cho loài gia súc như bò, ngựa, lợn rồi lấy máu, chắt lấy huyết
thanh, xử lý và bảo quản.
Sau khi tiêm kháng huyết thanh vài giờ thì cơ thể có miễn dịch, vì vậy chỉ
dùng khi cần phải phịng bệnh khẩn cấp như tiêm cho gia súc trong ổ dịch hoặc
vùng có uy cơ bị dịch uy hiếp, gia súc cần xuất hàng ngày hoặc đưa đi triển
lãm. Thời gian miễn dịch do tiêm kháng huyết thanh chỉ kéo dài 1 – 3 tuần, vì
vậy sau khi tiêm kháng huyết thanh 10 ngày cần tiêm vắc xin để gây miễn dịch
chủ động lâu dài.
2.2.2. Một số bệnh thường gặp trên gà trong thời gian thực tập
2.2.2.1. Bệnh Đầu đen (Histomonosis)
- Nguyên nhân: bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis (H. meleagridis)
gây ra ở gà.
- Động vật cảm thụ: Trong tự nhiên bệnh đã phát ra hầu hết các loại gia
cầm và hoang cầm như: gà Tây, gà ta, chim trĩ, chim công, chim câu, chim sẻ,
chim cút, gà lôi, đà điểu, vịt, ngan… Trong đó, theo Lotfi A. R. và cs. (2012)
[30] cho biết: gà Tây và gà là loại gia cầm mẫn cảm nhất, tỷ lệ mắc, ốm, chết
cao nhất so với các loại gia cầm và hoang cầm khác.
- Đường lây nhiễm: Histomonas meleagridis thâm nhập vào cơ thể gà bằng
hai đường cơ bản: đó là đường miệng và lỗ huyệt. Trong tự nhiên gà bị nhiễm
Histomonas meleagridis chủ yếu qua đường tiêu hóa.


×