Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Áp dụng quy trình chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh thường gặp trên gà ở Đại lý thuốc thú y Thanh Nam của Công ty Cổ phần Hoàng Đức Hiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VI THỊ THÙY
Tên chun đề:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHẨN ĐỐN, PHỊNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH
THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ Ở ĐẠI LÝ THUỐC THÚ Y THANH NAM
CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN HỒNG ĐỨC HIỀN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2020

Thái Ngun - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VI THỊ THÙY
Tên chun đề:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHẨN ĐỐN, PHỊNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH
THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ Ở ĐẠI LÝ THUỐC THÚ Y THANH NAM
CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN HỒNG ĐỨC HIỀN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Lớp:

K48 – CNTY - POHE

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn:


TS. Phạm Thị Phương Lan

Thái Nguyên - 2020


i

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt nghiệp
đại học. Được sự giúp đỡ, giảng dạy nhiệt tình của các Thầy cơ giáo khoa Chăn
nuôi thú y, Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tạo điều
kiện thuận lợi nhất giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực
hiện đề tài. Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
Ban Giám hiệu Nhà trường, các thầy, cô giáo khoa Chăn nuôi thú y cùng
tất cả bạn bè đồng nghiệp và người thân đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất
giúp em thực hiện đề tài và hồn thiện cuốn khóa luận này.
Em xin cảm ơn tới Cơng ty cổ phần Tập Đồn Đức Hạnh Marphavet đã
tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của cô giáo
hướng dẫn TS. Phạm Thị Phương Lan đã dành nhiều thời gian, cơng sức
hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và
hồn thành cuốn khóa luận này.
Một lần nữa em xin gửi tới các Thầy giáo, cô giáo, các bạn bè đồng
nghiệp lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe, cùng mọi điều tốt đẹp nhất.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày


tháng năm 2020

Sinh Viên

Vi Thị Thùy


ii

LỜI NĨI ĐẦU
Với phương châm “Học đi đơi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực
tiễn”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong chương trình đào tạo của
các trường đại học nói chung và trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun nói
riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để sinh viên tiếp cận với sản xuất, nhằm
nâng cao kiến thức đã được học trong nhà trường đồng thời giúp sinh viên có
được những kinh nghiệm thực tế, từ đó nâng cao được trình độ chun mơn,
rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức, triển khai các hoạt động sản xuất, ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tạo cho mình tác phong làm việc
nghiêm túc đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu xã hội góp phần xây dựng nền
nơng nghiệp nước nhà ngày càng phát triển.
Xuất phát từ nguyện vọng bản thân, được sự đồng ý của trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y cùng với sự
giúp đỡ, hướng dẫn của cô giáo TS. Phạm Thị Phương Lan, em đã tiến hành
thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Áp dụng quy trình chẩn đốn, phịng và trị một
số bệnh thường gặp trên gà ở Đại lý thuốc thú y Thanh Nam của Cơng ty Cổ
phần Hồng Đức Hiền”.
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức
chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập có
hạn nên bản khóa luận của em khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thấy cơ giáo cùng các bạn

đồng nghiệp để bản khóa luận của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh Viên

Vi Thị Thùy

năm 2020


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình chăn ni gà thịt lơng mầu tại một số thơn (xóm) trên địa
bàn xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ................... 38
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công việc tại Đại lý Thanh Nam ....................... 40
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện cơng tác phịng bệnh bằng vắc xin cho gà ........ 41
Bảng 4.4. Các triệu chứng lâm sàng điển hình của gà bị bệnh ....................... 43
Bảng 4.5. Bệnh tích mổ khám của gà nhiễm bệnh.......................................... 45
Bảng 4.6. Một số phác đồ sử dụng điều trị bệnh cho đàn gà đạt hiệu quả ..... 47


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Ý nghĩa

CRD:

Chronic Respiratory Disease

Cs.:

Cộng sự

ĐHNL:

Trường Đại học Nông Lâm

CBNV:

Cán bộ nhân viên

MG:

Mycoplasma gallisepticum

MS:

Mycoplasma synoviae

E. coli:

Escherichia coli


E. tenella:

Eimeria tenella

H. meleagridis:

Histomonas meleagridis

Tr.

Trang

Nxb:

Nhà xuất bản

TT:

Thể trọng


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Vài nét về Công ty cổ phần Tập Đoàn Đức Hạnh Marphavet ................ 3
2.1.2. Điều kiện tự nhiên tại cơ sở thực tập ...................................................... 5
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 6
2.2.1. Cách nhận biết gà mắc bệnh ................................................................... 6
2.2.2. Các nguyên tắc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi............................. 7
2.2.3. Các nguyên tắc điều trị bệnh cho vật nuôi ............................................ 14
2.2.4. Một số bệnh thường gặp trong thời gian thực tập ................................. 17
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về một số bệnh ở gà............. 26
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 26
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 30
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..34
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 34
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 34
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 34


vi

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 34
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 34
3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 35
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 37
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 38
4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn ni gà thịt trên địa bàn xã Nam Hòa,

huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 4 tháng đầu năm 2020 ............................ 38
4.2. Kết quả thực hiện quy trình chẩn đốn, phịng và trị bệnh cho gà ở đại lý
thuốc thú y Thanh Nam của Công ty Cổ phần Hoàng Đức Hiền. .................. 39
4.2.1. Tổng hợp kết quả thực hiện công việc tại đại lý Thanh Nam ............... 39
4.2.2. Kết quả thực hiện quy trình phịng bệnh cho gà thịt bằng vắc xin ....... 40
4.2.3. Một số triệu chứng điển hình của gà mắc một số bệnh thường gặp ..... 43
4.2.4. Một số bệnh tích điển hình của gà mắc một số bệnh thường gặp......... 44
4.2.5. Kết quả điều trị gà mắc bệnh trong quá trình thực tập.......................... 46
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 49
5.1. Kết luận .................................................................................................... 49
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 50
5.3. Đề nghị ..................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tăng
tỷ trọng chăn ni là giải pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao giá trị của sản
xuất nông nghiệp. Phát triển chăn nuôi nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập,
góp phần cải thiện chất lượng dinh dưỡng cho người dân và thúc đẩy tiến trình
xóa đói giảm nghèo.
Với điều kiện địa lý là một tỉnh trung du miền núi, huyện Đồng Hỷ có
rất nhiều thuận lợi để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà thả vườn.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi gà được người nông dân đầu tư và phát
triển cả ở quy mô gia trại và trang trại. Các sản phẩm từ gà như: trứng, thịt là

nguồn thực phẩm quan trọng trong đời sống của nhân dân. Phát triển chăn nuôi
gà đã mang lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho người dân, cũng như tạo
thêm cơng ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo. Đặc biệt người
dân biết tiếp cận với khoa học và công nghệ, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học
và công nghệ vào chăn nuôi, lựa chọn các giống gà có năng suất, chất lượng
cao vào sản xuất.
Tuy nhiên, bên cạnh việc đầu tư con giống tốt, chăn nuôi gà muốn phát
triển, đạt năng suất và hiệu quả cao thì vấn đề quan trọng hàng đầu là cơng tác
phòng bệnh cho gà phải tốt.
Xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là một trong những xã
có số lượng gà nuôi thả vườn khá lớn trong huyện, nhằm cung cấp lương thực
phần lớn cho người dân trong địa bàn và góp phần cải thiện kinh tế cho người
chăn ni. Tuy nhiên, các hộ chăn ni vẫn cịn gặp phải một số khó khăn trong
q trình phịng trừ dịch bệnh cho gà.


2

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở Miền Bắc mùa hè nóng ẩm, mùa
đơng có mưa phùn gió Bắc. Những yếu tố thời tiết đó rất thuận lợi cho các mầm
bệnh phát triển. Khi gà bị bệnh sẽ gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi gia
cầm. Để khắc phục tình trạng trên, cần phải có những giải pháp quan trọng như:
Nâng cao nhận thức của người chăn ni, nâng cao trình độ chun mơn của
đội ngũ cán bộ thú y cơ sở và nâng cao kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ, phịng tránh
dịch bệnh từ chính phía người chăn ni.
Xuất phát từ thực tiễn và để góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho
người chăn nuôi. Dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Công ty Cổ phần Hoàng Đức
Hiền, em tiến hành thực hiện chun đề: “Áp dụng quy trình chẩn đốn,
phịng và trị một số bệnh thường gặp trên gà ở Đại lý thuốc thú y Thanh Nam
của Cơng ty Cổ phần Hồng Đức Hiền”.

1.2. Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu
- Rèn luyện và nâng cao kỹ năng chẩn đoán lâm sàng trên gà bị bệnh.
- Tập kê đơn và điều trị bệnh cho đàn gà mắc bệnh.
- Áp dụng quy trình phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên gà.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm vững các nguyên tắc phòng trị bệnh cho vật ni nói chung.
- Thành thạo phương pháp chẩn đốn lâm sàng và mổ khám bệnh tích
trên gà.
- Đưa ra được phác đồ điều trị bệnh đối với gia cầm và các vật nuôi khác.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Vài nét về Công ty cổ phần Tập Đồn Đức Hạnh Marphavet
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Tập Đồn Đức Hạnh Marphavet được thành lập tháng 12 năm 2002, hoạt
động kinh doanh trong các lĩnh vực: Sản xuất vắc xin phòng bệnh, sản xuất
kinh doanh thuốc thú y, dược phẩm, thực phẩm chức năng, chế phẩm sinh học,
thức ăn chăn ni …cùng thời đó Đảng và Nhà nước ta tăng cường giám sát,
quản lý, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải phát huy hết nội lực, sản
xuất sản phẩm chất lượng cao, uy tín, hợp vệ sinh thú y, trang thiết bị máy móc
hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế, hướng đến xuất khẩu, theo đó những
doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y vừa và nhỏ, máy móc trang thiết bị cũ và lạc
hậu, sản xuất manh mún, tận dụng, cơ hội sẽ khó tồn tại được. Dành chỗ cho
những doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y chất lượng cao, uy tín, hợp vệ sinh
thú y, trang thiết bị máy móc hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế, giá thành

rẻ, hiệu quả kinh tế và hiệu quả điều trị cao.
Nhận thức sâu sắc được điều đó tập thể ban lãnh đạo, cán bộ cơng nhân
viên công ty Marphavet quyết tâm xây dựng một thương hiệu Marphavet với
chiến lược sản phẩm có chiều sâu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử
dụng. Tại đây có một tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ có nhiều kinh nghiệm
thực tế trong ngành. Có đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, đội ngũ công nhân tay nghề
cao. Cùng với sự phát triển của chăn nuôi cả nước, tập đồn Đức Hạnh
Marphavet khơng ngừng tìm tịi, nghiên cứu, phát triển hệ tá dược mới kết hợp
với thảo dược có nguồn gốc tự nhiên. Sản phẩm của Đức Hạnh Marphavet khá
đa dạng, phong phú về chủng loại.


4

Sau gần 18 năm thành lập, Marphavet đã có những bước phát triển vượt
bậc cả về quy mô sản xuất kinh doanh, thị trường và số lượng cán bộ chuyên
nghiệp có chiều sâu, am hiểu sâu sắc tư duy quản trị. Hiện tại, Marphavet có 5
cơng ty thành viên và 12 chi nhánh tại các thành phố lớn gồm: Công ty CP
thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet, Công ty cổ phần Nanovet, Công ty cổ phần
BMG, Công ty cổ phần Hồng Đức Hiền, Cơng ty cổ phần Aboss. Với tổng
diện tích hơn 12,5 ha và 2 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP/WHO trên cả 6 dây
chuyền thuốc và vắc xin công nghệ cao. Trụ sở nhà máy đặt tại xã Trung Thành,
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Với 12 chi nhánh khác trên cả nước như:
Chi nhánh Cần Thơ, Chi nhánh Quận 9 – TP.HCM, Chi nhánh Đồng Nai, Chi
nhánh Dắk Lắc, Chi nhánh Nha Trang, Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh Huế,
Chi nhánh Hải Phòng và Chi nhánh Mỹ Đình – Hà Nội.
2.1.1.2. Cơ cấu bộ máy và tổ chức của cơng ty.
Marphavet có đội ngũ nhân sự chun mơn trình độ cao với hơn 1.000
CBNV bao gồm 2 Giáo sư, 5 Phó Giáo sư, 8 Tiến sĩ, 29 Thạc sĩ, trên 500 bác
sĩ thú y và kỹ sư chăn nuôi, 15 Dược sĩ nhân y, 12 cử nhân cơng nghệ sinh học

có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, hơn 250 cử nhân kinh tế, Kế toán,
Luật, Nhân văn, Quản trị kinh doanh, Marketing, Cơ khí chế tạo máy, Điện
lạnh… có trình độ chun mơn, thường xun được tập huấn ở nước ngoài và
các chuyên gia nước ngoài sang đào tạo, đội ngũ công nhân thâm niên lành
nghề, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến.
Ngồi ra cơng ty đang hợp tác tốt với các Bộ, Cục, Vụ, Viện, Liên hiệp, Hội,
Trung tâm và các trường đại học trong và ngoài nước.
2.1.1.3. Một số thông tin về Đại lý thuốc thú y Thanh Nam của Cơng ty Cổ phần
Hồng Đức Hiền.
Q trình thực tập tại Công ty Marphavet, em được sắp xếp thực tập ở
bên Cơng ty Cổ phần Hồng Đức Hiền, 1 trong 5 công ty thành viên của


5

Marphavet. Trong thời gian thực tập, theo sự phân công của Cơng ty Cổ phần
Hồng Đức Hiền, sau 2 tháng đi thị trường các vùng, em được phân cố định hỗ
trợ Đại lý thuốc thú y Thanh Nam, là một quầy thuốc trong chuỗi cửa hàng của
công ty.
Đại lý thuốc thú y Thanh Nam nằm trên địa bàn xã Nam Hòa, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Đại lý do anh Trần Thế Cường quản lý và điều hành.
Đại lý gồm: 1 quản lý, 1 nhân viên đứng quầy, 2 cán bộ kỹ thuật thị
trường và 1 sinh viên thực tập.
Tại đại lý, các mặt hàng thuốc, vắc xin, dụng cụ thú y … bày bán được
sắp xếp gọn gàng, khoa học. Quản lý và nhân viên của đại lý có tay nghề cao,
năng động, nhiệt tình, u nghề và có tinh thần trách nhiệm cao, luôn chỉ dạy
và giúp đỡ tận tình các sinh viên thực tập.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên tại cơ sở thực tập
Đồng Hỷ là một huyện nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Thái Ngun. Huyện
Đồng Hỷ có vị trí địa lý:

- Phía Đơng và Đơng Bắc giáp huyện Võ Nhai.
- Phía Đơng Nam giáp huyện n Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Phía Tây giáp huyện Phú Lương.
- Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình.
- Phía Bắc giáp huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Huyện Đồng Hỷ có diện tích 427,73 km2 , dân số tính đến tháng 1 năm
2020 là 103.695 người.
Huyện Đồng Hỷ có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn:
Sông Cầu, Trại Cau và 13 xã: Cây Thị, Hóa Thượng (huyện lỵ), Hóa Trung,
Hịa Bình, Hợp Tiến, Khe Mo, Minh Lập, Nam Hòa, Quang Sơn, Tân Lợi, Tân
Long, Văn Hán, Văn Lăng.
Xã Nam Hịa nằm ở phía Nam huyện Đồng Hỷ, có vị trí địa lý:


6

- Phía Đơng giáp xã Cây Thị.
- Phía Tây giáp thành phố Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình, thị trấn Trại
Cau và xã Tân Lợi.
- Phía Bắc giáp xã Khe Mo và xã Văn Hán.
Xã Nam Hịa có diện tích 24,78 km2, dân số năm 2020 là 12.716 người,
mật độ dân số đạt 513 người/km2.
Xã có tuyến đường tỉnh lộ 269 nối từ thành phố Thái Nguyên sang tỉnh
Bắc Giang chạy qua địa bàn. Đây là một trong những xã thuộc vùng mỏ sắt
Trại Cau.
Xã Nam Hịa được chia thành 16 xóm: Ba Phượng, Bờ Suối, Cầu Gai,
Chí Sơn, Đầm Cỏ, Đồn Kết, Đồng Chắn, Đồng Mỏ, Ngịi Chẹo, Gốc Thị,
Hồng Gia, Mỹ Lập, Na Quán, Na Tranh, Quang Trung, Trại Gião.
Nam Hòa là một trong những xã chăn nuôi khá lớn trong huyện Đồng

Hỷ. Có nhiều gia trại và trang trại quy mơ lớn, tập trung chủ yếu ở xóm Na
Qn với mơ hình chăn ni gà thả vườn, người dân chăn ni tập trung với
nhiều giống gà như: gà ta lò, lai chọi, gà hồ, gà lượng huệ, gà mía,…
Xóm Ngịi Chẹo thuộc xã Nam Hịa là nơi có cơng ty may TNG chi
nhánh huyện Đồng Hỷ nằm trên địa bàn.
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Cách nhận biết gà mắc bệnh
Muốn biết gà bệnh hay khỏe cần chú ý quan sát các đặc điểm sau:
- Hoạt động: Gà mắc bệnh thì ủ rũ, rụt cổ, cụp đi, đi lại chậm chạp,
thường co cụm thành nhóm hay đứng riêng lẻ ở trong góc chuồng. Gà khỏe
mạnh thì nhanh nhẹn, phân bố đều trong chuồng, háo ăn khi được ăn.
- Bộ lông: gà bệnh xù lông, lông đầu dựng lên trong khi gà khỏe lông
mượt, xếp sát vào thân.


7

- Mắt, mỏ, chân: gà bệnh mắt thường nhắm, chảy nước mắt, nước mũi,
khó thở, thỉnh thoảng há miệng kêu, có khi sưng mặt, chân khơ, mào tái nhợt
hay bầm tím.
- Phân: gà mắc bệnh phân thường lỏng, trắng hoặc xanh, hay có màu đỏ
lẫn máu, có mùi hơi, đơi khi hậu mơn dính bết phân.
- Tỷ lệ chết: cần phân biệt gà chết ở tỷ lệ thấp từ 3 - 4% là bình thường
đối với gà thịt và 1% hàng tháng đối với gà đẻ. Nếu thấy gà chết nhiều hàng
loạt và tập trung trong một thời gian ngắn là do gà bị nhiễm bệnh.
2.2.2. Các nguyên tắc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi
Trong chăn nuôi khâu vệ sinh phịng bệnh là quan trọng nhất, vì vậy để
thực hiện tốt khâu vệ sinh phịng bệnh thì phải nắm được các yếu tố gây bệnh.
Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quá trình
sinh dịch. Nhân tố trung gian truyền bệnh nối liền nguồn bệnh với động vật thụ

cảm. Động vật thụ cảm làm cho dịch biểu hiện ra, đồng thời nó lại biến thành
nguồn bệnh làm cho quá trình sinh dịch được nhân lên. Vì vậy chỉ cần phá bỏ
một trong ba khâu hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa các khâu sẽ làm q trình sinh
dịch khơng xảy ra được – Đó là ngun lý cơ bản của biện pháp phịng và chống
bệnh truyền nhiễm (Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, 2018) [14].
Nội dung của việc phòng và chống dịch bệnh cho động vật theo Pháp
lệnh thú y của nước ta bao gồm:
- Bảo đảm đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến
thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm động vật.
- Thực hiện các biện pháp phịng bệnh, chẩn đốn xác định bệnh, khống
chế tiêu diệt dịch bệnh cho động vật.
- Thực hiện việc kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát
giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc từ động vật
để phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và bảo đảm an toàn cho người.


8

2.2.2.1. Xác định các biện pháp phịng bệnh cho gà
Cơng tác vệ sinh phịng bệnh cho gà có vai trị quan trọng quyết định đến
sự thành công hay thất bại của chăn nuôi gà. Nếu thực hiện tốt công tác phòng
bệnh cho gà sẽ hạn chế dịch bệnh xảy ra và lây lan, đồng thời quyết định thành
công của chăn ni gà [42].
- Để thực hiện tốt cơng tác phịng bệnh cho gà cần thực hiện tốt 2 phương
pháp sau:
* Ngăn không cho gà tiếp xúc với mầm bệnh
Mầm bệnh tiếp xúc với gà đến từ nhiều nguồn khác nhau như: Gia cầm,
gia súc bị bệnh. Thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh. Bụi trong khơng khí
nhiễm mầm bệnh. Chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh. Giày,
dép, chân tay người chăn nuôi hoặc khách đến tham quan nhiễm mầm bệnh.

Phương tiện vận chuyển nhiễm mầm bệnh. Chuột, côn trùng và chim hoang
dã...
Để ngăn chặn các nguồn lây nhiễm này người chăn nuôi phải thực hiện
tốt công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ thiết bị, thức ăn, nước uống, tiêu diệt
chuột, côn trùng và ngăn không cho chim hoang đến cư trú (Nguyễn Thị Kim
Lan, Nguyễn Văn Quang, 2000) [10].
* Nâng cao sức đề kháng cho gà:
Song Song với cơng tác vệ sinh phịng bệnh thì phải tăng cường sức đề
kháng cho gà thường xuyên như:
+ Đảm bảo chuồng ni ln thống mát, sạch sẽ.
+ Cho gà ăn đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần.
+ Thức ăn, nước uống phải vệ sinh sạch sẽ khơng có mầm bệnh và chất
độc hại đến sức khỏe.
+ Dùng thuốc và vắc xin phòng bệnh cho gà theo lịch dùng thuốc.


9

- Để chăn nuôi gà đem lại hiệu quả cần thực hiện tốt 3 nguyên tắc phòng
bệnh sau:
Nguyên tắc 1: Ngăn chặn sự tiếp xúc của mầm bệnh với gia cầm
+ Không mua vật nuôi không rõ nguồn gốc. Chỉ chọn mua gà từ những
cơ sở giống tốt, từ đàn gà bố mẹ khỏe mạnh để đảm bảo khơng có bệnh truyền
từ trứng sang gà con. Phải nhốt riêng gà mới mua về (cách xa gà nhà đang ni)
trong vịng 10 - 14 ngày. Cho gà uống thuốc bổ, khi thấy gà khỏe mạnh mới
đưa vào chuồng nuôi.
+ Không cho các vật nuôi lạ, người lạ, dụng cụ lạ vào khu vực chăn nuôi.
+ Quản lý tốt công tác cách ly và vệ sinh thân thể trước khi vào khu vực
chăn nuôi của công nhân, cán bộ và khách tham quan.
+ Tăng cường công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ và duy trì tốt cơng

tác sát trùng dụng cụ, phương tiện và khu vực chăn nuôi.
Nguyên tắc 2: Nâng cao sức đề kháng của gia cầm
+ Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật đảm bảm cho vật ni có chỗ ở tốt.
+ Cho vật nuôi ăn và uống tốt (thức ăn đủ dinh dưỡng, thức ăn không
biến chất, uống nước sạch được tiệt trùng, nước uống khơng có độc chất) và
chăm sóc vật ni đúng quy trình kỹ thuật.
+ Tẩy ký sinh trùng và tiến hành tiêm phòng triệt để với các loại vắc xin.
+ Phòng bệnh cho gia cầm bằng thuốc và vắc xin.
Nguyên tắc 3: Giám sát và kiểm tra chặt chẽ sức khỏe gia cầm
+ Xây dựng lịch tiêm phòng và lập sổ ghi chép theo dõi q trình tiêm
phịng của vật ni chặt chẽ
+ Ghi chép hằng ngày tình trạng sức khỏe vật ni vào sổ nhật ký thú y
và định kỳ lấy máu kiểm tra để đánh giá hàm lượng kháng thể có trong máu
của vật nuôi.


10

+ Phát hiện kịp thời chẩn đốn chính xác, cách ly nhanh chóng, điều trị
khẩn chương các cá thể nghi nhiễm và nhiễm bệnh.
2.2.2.2. Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, vườn chăn thả và dụng cụ chăn nuôi
- Vệ sinh trước khi nuôi: Chú ý vệ sinh khu vực chuồng gà, khu vực xung
quanh chuồng, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa gà vào nuôi.
Để trống chuồng 2 ngày trước khi thả gà vào.
- Vệ sinh trong khi nuôi :
+ Chuồng nuôi gà cần đảm bảo đúng mật độ, thống, mát, khơ, sạch sẽ,
có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
+ Sân thả gà cần khơ, thống mát, có hàng rào bao quanh và được quét
dọn hàng ngày.
+ Nếu ni gà có chất độn chuồng thì chất độn chuồng phải luôn mới,

khô nên phơi nắng trước khi cho vào chuồng gà.
+ Ổ đẻ cần để nơi khô ráo, thống mát, đệm lót phơi nắng kỹ trước khi
trải vào ổ và thay thường xuyên để tránh mầm bệnh cư trú.
+ Thường xuyên quét phân, thay độn chuồng, rắc vôi bột vào các nơi ẩm
thấp, quét vôi chuồng nuôi, sân thả gà. Phun thuốc diệt muỗi, mò, mạt.
+ Phân gà, độn chuồng cần được ủ kỹ để diệt mầm bệnh trước khi đưa ra
ngoài.
- Vệ sinh sát trùng sau mỗi đợt ni, theo trình tự sau:
+ Thu gom phân gà, độn chuồng, rác thải vào một nơi và ủ kỹ để diệt
mầm bệnh.
+ Quét dọn sạch phân, rác, mạng nhện.
+ Sửa chữa chuồng, vá lại những chỗ nền chuồng bị hỏng.
+ Cọ rửa chuồng, dụng cụ chăn nuôi bằng nước sạch, có áp suất cao.
+ Sát trùng bằng chất khử trùng.
+ Để trống chuồng 2 - 3 tuần.


11

- Các biện pháp khử trùng:
+ Ánh nắng mặt trời: dùng để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn
nuôi, độn chuồng, nguyên liệu thức ăn.
+ Dùng nước sôi để rửa các dụng cụ chăn ni
+ Vơi bột: có thể dùng rắc xung quanh và những nơi ẩm ướt bên trong
chuồng nuôi, rắc vào hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi. Để 2 - 3 ngày rồi quét.
+ Nước vôi: tốt nhất là dùng nước vôi mới tôi, dùng để quét nền chuồng,
sân chơi và xung quanh tường.
+ Dùng các chất sát trùng: Han-Iodin, Cloramin, Anticept, BKA, Crezil,..
để phun toàn bộ nền và tường chuồng, ngâm và rửa dụng cụ cho vào hố sát
trùng, phun tiêu độc xác chết, phun phương tiện vận chuyển một số dùng để sát

trùng nước uống.
+ Xơng hơi bằng hỗn hợp Formol và thuốc tím: dùng để xông trứng,
xông hơi sát trùng quần áo, máy móc…liều lượng có thể thay đổi tùy từng đối
tượng. Đối với máy móc, quần áo, kho…dùng liều 17,5g thuốc tím + 35ml
Formol cho 1m3 trong thời gian 30 phút; xông hơi phải kín mới có tác dụng.
2.2.2.3. Vệ sinh thức ăn, nước uống
- Máng ăn, máng uống cần có chụp để gà khỏi nhảy vào, dụng cụ cho ăn
cần rửa sạch hàng ngày.
- Thức ăn cần đảm bảo khô, không ẩm, mốc, thay hàng ngày.
- Nước uống cho gà đảm bảo sạch và thay thường xuyên.
- Không cho gà bệnh ăn, uống chung với gà khoẻ.
2.2.2.4. Cách ly hạn chế dịch bệnh
- Hạn chế người ra vào nơi nuôi gà. Nếu có dịch bệnh xung quanh thì
khơng cho người ngồi đến, người ni gà khơng sang nơi có dịch.
- Ngăn không cho gà tiếp xúc với ngan, vịt, bồ câu, chim sẻ, chuột, lợn
và các động vật khác là những nhân tố truyền bệnh.


12

- Thường xuyên loại thải những gà ốm yếu ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh.
- Khi gà gà mắc bệnh hoặc ghi mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Áp dụng các biện pháp cách ly để hạn chế bệnh lây lan. Tách riêng con
ốm để theo dõi và điều trị.
+ Không bán gà bệnh. Không mua thêm gà khoẻ về nuôi.
+ Xác gà chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi đề xử lý. Gà
ốm, chết bệnh đốt hoặc chôn kỹ, rắc vơi bột.
+ Khi có gà nghi mắc bệnh: cần tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát
trùng chuồng trại. Cần quét phân, sát trùng tiêu độc hàng ngày nơi nuôi gà, sân
thả gà bằng thuốc sát trùng, vôi, nước sôi, hơ lửa...

+ Đối với gà chưa mắc bệnh phải dùng vắc xin phòng hoặc dùng thuốc
điều trị theo hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở.
+ Máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô
dưới ánh nắng mặt trời, sát trùng tiêu độc trước khi sử dụng lại.
+ Báo cán bộ thú y cơ sở đến kiểm tra khi thấy gà bị bệnh dịch.
2.2.2.5. Phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho gà
Theo Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang (2018) [14], tiêm phịng
là một biện pháp chủ động, tích cực và cực kỳ quan trọng vì làm cho động vật thụ
cảm tự sản sinh hoặc tiếp nhận các yếu tố miễn dịch đặc hiệu để chống đỡ có hiệu
quả với mầm bệnh trong một thời gian nhất định.
Thuốc dùng tiêm phòng gồm 2 loại: vắc xin và kháng huyết thanh.
- Phòng bệnh bằng vắc xin:
Vắc xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh
cần phịng cho một bệnh nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc
tố hoặc vật liệu di truyền như ARN, ADN…) đã được làm giảm độc lực hay vô
độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân
tử (vắc xin thế hệ mới - vắc xin cơng nghệ gen). Lúc đó, chúng khơng còn khả


13

năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng. Nhưng khi đưa vào cơ thể động vật lại
có khả năng sinh miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh
tương ứng.
Hiện nay, người ta chia vắc xin làm 3 loại:
+ Vắc xin vơ hoạt (cịn gọi là vắc xin chết): là vắc xin chế từ mầm bệnh
đã bị giết chết bằng các tác nhân lý, hóa học nhưng trên bề mặt của chúng vẫn
giữ nguyên các protein còn hoạt tính sinh học của kháng nguyên nên vẫn giữ
nguyên tính kích thích sinh miễn dịch. Vắc xin vơ hoạt dùng cho gà chủ yếu là
đường tiêm qua cơ hoặc tiêm dưới da.

Vắc xin vơ hoạt thường rất an tồn nhưng thời gian miễn dịch ngắn và
hiệu lực kém.
+ Vắc xin nhược độc (vắc xin sống): Vắc xin chế bằng mầm bệnh đã
được làm yếu, khơng cịn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng. Khi tiêm
vào cơ thể, mầm bệnh vẫn cịn khả năng thích ứng và nhân lên, cung cấp nguồn
kháng nguyên lâu dài và kích thích sinh miễn dịch. Loại vắc xin này thường
cho miễn dịch mạnh và ổn định, thời gian miễn dịch kéo dài, nhưng có thể có
loại gây ra phản ứng và địi hỏi phải cẩn trọng trong bảo quản cũng như sử
dụng. Đối với gia cầm có thể dùng qua đường nhỏ mắt, mũi, cho uống, phun
khí dung hay tiêm chủng.
+ Vắc xin thế hệ mới (hay vắc xin công nghệ gen): là các chế phẩm được
dùng làm vắc xin gây miễn dịch cho người và động vật được tạo ra và sản xuất
thông qua các thao tác về kỹ thuật gen.
Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới và hiện đại của sinh học phân tử.
Vắc xin thế hệ mới có nhiều ưu điểm vượt trội so với các vắc xin chế tạo bằng
phương pháp thông thường về độ tinh khiết, khả năng gây miễn dịch… Nó đã,
đang và sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai.
- Phòng bệnh bằng kháng huyết thanh:


14

Kháng huyết thanh là chế phẩm sinh học dùng để chữa bệnh và phòng
bệnh đặc hiệu. Tiêm phòng kháng huyết thanh nhằm tạo ra cho động vật một
trạng thái miễn dịch bị động.
Kháng huyết thanh được chế tạo bằng cách dùng vi khuẩn hoặc virus gây
tối miễn dịch cho loài gia súc như bò, ngựa, lợn rồi lấy máu, chắt lấy huyết
thanh, xử lý và bảo quản.
Sau khi tiêm kháng huyết thanh vài giờ thì cơ thể có miễn dịch, vì vậy
chỉ dùng khi cần phải phịng bệnh khẩn cấp như tiêm cho gia súc trong ổ dịch

hoặc vùng có uy cơ bị dịch uy hiếp, gia súc cần xuất hàng ngày hoặc đưa đi
triển lãm. Thời gian miễn dịch do tiêm kháng huyết thanh chỉ kéo dài 1 – 3
tuần, vì vậy sau khi tiêm kháng huyết thanh 10 ngày cần tiêm vắc xin để gây
miễn dịch chủ động lâu dài.
2.2.3. Các nguyên tắc điều trị bệnh cho vật ni
Theo Nguyễn Văn Quang (2012) [21], chữa bệnh vừa có tác dụng chống
vừa có tác dụng phịng. Chữa bệnh kịp thời là một yêu cầu cấp bách của sản
xuất, làm giảm thiệt hại về kinh tế.
* Nguyên tắc chữa bệnh:
- Toàn diện: Phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng, dùng
thuốc.
- Chữa sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế
lây lan.
- Diệt căn bệnh là chủ yếu và kết hợp chữa triệu chứng.
- Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ
thể: có làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị
tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền. Một số thuốc tuy tiêu diệt được
mầm bệnh nhưng ít nhiều có hại cho cơ thể nên ta phải chú ý ảnh hưởng của
thuốc đến cơ thể.


15

- Phải có quan điểm kinh tế khi chữa bệnh. Chỉ nên chữa những gia súc
có thể chữa lành mà không giảm sức cày kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài,
tốn kém vượt quá giá trị gia súc thì không nên chữa.
- Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà khơng có thuốc chữa đặc hiệu
thì khơng nên chữa.
* Các phương pháp chữa bệnh
+ Hộ lý: là một nhiệm vụ chữa bệnh rất quan trọng, vì tạo điều kiện cho

bệnh chóng khỏi, hạn chế biến chứng, hạn chế lây lan. Nội dung hộ lý gồm:
- Cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt
(thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh).
- Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, phân, nước tiểu. Phát hiện sớm
những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối phó.
- Cho ăn uống tốt và thích hợp với tính chất bệnh. Khi cần giúp cho gia
súc ăn, trở mình…
+ Dùng kháng huyết thanh: chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy
thường được dùng trong ổ dịch, chữa cho súc vật đã mắc bệnh.
Chữa bệnh bằng kháng huyết thanh: là đưa vào cơ thể những kháng thể
chuẩn bị sẵn, có tác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết
thanh kháng độc tố). Ngoài ra, trong huyết thanh cịn có chứa phức hợp muối
khống – protit là thành phần khơng đặc hiệu có tác dụng kích thích và tăng
cường sức đề kháng cơ thể.
+ Dùng hóa dược: Phần lớn hóa dược dùng để chữa triệu chứng, một số
hóa dược dùng chữa ngun nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh.
Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loại vi
khuẩn có thể thích ứng với liều lượng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và
tính chất quen thuốc được truyền cho những thế hệ sau. Khi cần, có thể phối


16

hợp nhiều loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị, vì nếu một loại thuốc chưa
có tác dụng đến mầm bệnh thì có loại thuốc khác có tác dụng tốt hơn.
Hóa dược có thể đưa vào cơ thể bằng nhiều đường: dưới da, tiêm tĩnh
mạch, bắp thịt; có thể cho uống hoặc đưa thẳng vào ruột. Trong thú y thường
tiêm thuốc dưới da hoặc tĩnh mạch. Tiêm dưới da khi thuốc khơng kích thích
tế bào dưới da, khơng gây phù, áp xe, hoại tử, không gây phản ứng dưới da.
Chỉ tiêm tĩnh mạch khi khơng cịn đường tiêm nào tốt hơn, hoặc khi cần thuốc

lan nhanh trong cơ thể và khi mầm bệnh nằm trong máu.
+ Dùng kháng sinh: Kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng
ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên sử dụng
kháng sinh có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng,
do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn nội độc tố,
làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể (do làm giảm số lượng kháng ngun
phịng bệnh và do kháng sinh có thể tiêu diệt cả các vi khuẩn có ích cho cơ thể).
Việc dùng kháng sinh bữa bãi còn gây nên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm
phản ứng miễn dịch của cơ thể (do làm giảm số lượng kháng nguyên phòng
bệnh và do kháng sinh có thể tiêu diệt cả các vi khuẩn có ích cho cơ thể). Việc
dùng kháng sinh bữa bãi còn gây nên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm thấp
tác dụng chữa bệnh của kháng sinh. Vì vậy, khi dùng thuốc cần theo những
nguyên tắc sau đây:
- Phải chẩn đoán đúng bệnh để dùng đúng thuốc. Dùng sai thuốc sẽ
khơng chữa khỏi bệnh mà cịn làm cho việc chẩn đốn bệnh (tìm mầm bệnh)
về sau gặp khó khăn.
- Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác
định. Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lượng.
- Khơng nên vội vàng thay kháng sinh mà phải chờ một thời gian để phát
huy tác dụng của kháng sinh.


17

- Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và
độc tính của từng loại, làm diện tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng
điều trị và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.
- Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể như nuôi dưỡng tốt, dùng
thêm vitamin, tiêm nước sinh lý …
2.2.4. Một số bệnh thường gặp trong thời gian thực tập

2.2.4.1. Bệnh Viêm đường hơ hấp mãn tính (CRD)
* Ngun nhân
Do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum và Mycoplasma synoviae gây ra,
lây lan chủ yếu qua trứng, đường hô hấp và tiêu hóa. Gà mái đẻ bị nhiễm bệnh
có thể truyền mầm bệnh cho gà con qua trứng hoặc do gà khỏe tiếp xúc trực
tiếp với gà nhiễm bệnh và mang mầm bệnh hay gián tiếp qua thức ăn, nước
uống, xe cộ, người qua lại… Bệnh có thể ghép với bệnh Newcastle, bệnh viêm
khí quản truyền nhiễm (IB), viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) hoặc kết
hợp với E. coli.
* Triệu chứng
Các tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [15], cho biết: những biểu hiện
đầu tiên thường xuất hiện khoảng 4 – 17 ngày sau khi gây bệnh, bệnh kéo dài
từ vài tuần đến 1, 2 tháng hoặc lâu hơn. Khi gà mắc bệnh nhìn tổng thể thấy
đàn gà xao xác, xõa cánh, gà con, gà dò, gà đẻ đều thở khò khè. Theo dõi thấy
đàn gà ăn uống giảm. Quan sát kỹ thấy gà chảy nước mắt, nước mũi, lúc đầu
trong nhớt sau chuyển sang hồng hồng, sau lại đặc trắng lại như mủ. Khi bắt gà
ta thấy gà thở rất mạnh nhưng quan sát kỹ gà rất khó thở, hay lắc đầu kèm theo
tiếng thở phát ra là tiếng khẹc khẹc ướt.
Theo dõi gà ngủ thấy thở khò khè, còn khi gà ăn uống thỉnh thoảng thấy
gà vẩy mỏ khẹt khẹt, phân gà hơi xanh hoặc hơi trắng (Bùi Đức Lũng và Lê
Hồng Mận, 2000) [17].


×