Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SKKN văn 6 THI GVG VÒNG TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.45 KB, 15 trang )

PHÒNG GDĐT KẾ SÁCH
TRƯỜNG THCS NHƠN MỸ

RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN TẢ
CẢNH CHO HỌC SINH LỚP 6

Họ tên giáo viên: CHÂU MINH LUẬN
Dự thi môn/lớp: NGỮ VĂN 6

Năm học 2019 - 2020


2
PHỊNG GDĐT KẾ SÁCH
TRƯỜNG THCS NHƠN MỸ
TRÌNH BÀY BIỆN PHÁP
DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2019 - 2020
A. Thông tin cá nhân
Họ và tên: Châu Minh Luận
Nam (nữ): Nam
Ngày tháng năm sinh: 25/11/1984
Trình độ chun mơn: ĐHSP Văn
Năm vào ngành: 2007
Đơn vị công tác: Trường THCS Nhơn Mỹ
Giảng dạy mơn: Ngữ văn 6
B. Nội dung trình bày

RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN TẢ CẢNH CHO HỌC SINH
LỚP 6
I. Đặt vấn đề


Đối tượng học sinh ở bậc phổ thông trung học cơ sở rất hồn nhiên
trong sáng như vùng đất phù sa màu mỡ phì nhiêu. Giáo viên cùng tồn xã
hội phải có trách nhiệm gieo trồng những hạt giống tốt để thu hoạch hoa
thơm trái ngọt về cả tri thức và đạo đức. Với mơn Ngữ văn thì hạt giống tốt
về kiến thức văn học không chỉ riêng nội dung ý nghĩa sâu sắc từ mỗi bài
học hay một khái niệm tiếng Việt nào đó mà học sinh cần phải có được
những kỹ năng để làm một bài văn một cách thành thạo.
Mặt khác văn học từ lâu đã là một bộ môn khoa học xã hội hay song
lại là một môn học khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết. Vậy đối với
giáo viên giảng dạy bộ mơn Ngữ văn lớp 6 ngồi việc cung cấp nội dung
bài dạy theo hướng dẫn của sách giáo khoa, sách giáo viên, chúng tơi cịn
phải rất quan tâm đến phương pháp rèn kỹ năng hành văn cho học sinh.
Việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh này trước hết rất thiết thực cho
phần làm văn miêu tả cảnh nằm trong công tác học kỳ II, Ngữ văn 6 và một


3
phần nâng cao chất lượng bộ môn cho học sinh. Đặc biệt việc rèn kỹ năng
làm văn miêu tả cảnh cho học sinh theo tơi cịn là việc tháo gỡ những vướng
mắc, xoá đi mặc cảm ngại học văn của một số học sinh. Từ đó xây dựng và
phát triển tình u với mơn văn học trong nhà trường cho học sinh, giúp các
em có được tình u với những cảnh vật bình thường như: dịng sơng, cánh
đồng, mái trường… rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn
các em học sinh.
Lý do trên đây khiến tôi mạnh dạn đưa ra một kinh nghiệm là rèn kỹ năng
miêu tả cảnh cho học sinh lớp 6.
Tôi nghĩ rằng việc rèn kỹ năng miêu tả cảnh cho học sinh lớp 6 trước hết
là áp dụng cho học sinh có lực học khá của khối. Song người giáo viên cũng
có thể vận dụng được kinh nghiệm này cho đối tượng là học sinh lớp 6 đại
trà vào những buổi phụ đạo. Bên cạnh đó, tơi cịn có thể sử dụng kinh

nghiệm này cho đối tượng là những học sinh ngại học văn, chưa có tình cảm
với thể loại văn miêu tả cảnh. Tơi kiên trì áp dụng đề tài này trong các giờ
học phụ đạo.
Từ những đối tượng đưa ra ở trên, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn 6
sẽ phải thật linh hoạt trong việc rèn kỹ năng cho học sinh. Sau đây là những
nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm này:
- Giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng
hướng làm bài.
- Hướng dẫn học sinh cách tìm ý cho bài văn tả cảnh.
- Rèn kỹ năng diễn đạt trong văn miêu tả cảnh cho học sinh.
- Rèn kỹ năng dựng đoạn trong văn tả cảnh.
- Luyện lời văn chuyển cảnh, liên kết đoạn cho bài văn tả cảnh.
- Luyện viết mở bài và kết bài cho bài văn tả cảnh.


4
II. Giải quyết vấn đề
1. Thực trạng
Văn học là một bộ mơn nghệ thuật sáng tạo ngơn từ. Có thể coi mỗi một
tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo nên
những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế
nào cho học sinh mình cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường
cũng như có thể sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật “bé con” giá trị?
Tơi nghĩ đó là một việc làm mà mọi giáo viên đang tìm cách đi nhẹ nhàng
nhất và có hiệu quả nhất.
Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy chương trình Ngữ
văn lớp 6 so với chương trình tiểu học mà các em đã làm quen và có nhiều
những khái niệm trừu tượng. Riêng làm văn, địi hỏi các em phải có cách
viết già dặn hơn, sinh động hơn và đặc biệt trong văn miêu tả cảnh phải có
hình ảnh sống động, thuyết phục lịng người. Điều đó khơng thể đi từ lý

thuyết sang thực hành ngay được, bởi tư duy của lứa tuổi các em học sinh
lớp 6 còn là tư duy cụ thể, chưa tiếp nhận ngay được những kiến thức trừu
tượng. Cảm quan của các em cịn thơ sơ chưa có nhiều tính hình ảnh, sáng
tạo nghệ thuật.
Thực sự mà nói thì các em đã quá quen với việc thực hành viết văn dạng
văn bản mẫu và tái tạo văn bản tương tự mẫu ở cấp tiểu học. Cho nên việc
sáng tạo một văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh lớp 6 là việc làm
vơ cùng khó khăn và khơng có hứng thú. Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn
học của các em học sinh cịn q ít. Điều đó đương nhiên làm nghèo nàn
vốn ngơn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗi học sinh và làm cho
chất lượng bài viết không được như ý muốn.
Khảo sát kết quả bài tập làm văn tả cảnh của học sinh khối 6 khi chưa
thực hiện đề tài này như sau:


5
Điểm

8-

Tỉ lệ

>10

6,5-

Tỉ

5 ->6 Tỉ


Dưới Tỉ

>7,5

lệ

lệ

25

28,7% 34

39,1% 22

4

lệ

Tổng số
87
học sinh

6

6,9%

25,3%

Từ thực trạng trên tơi thiết nghĩ q trình rèn kỹ năng làm văn miêu tả
cảnh cho học sinh lớp 6 là một việc làm cần thiết và làm một cách cặn kẽ để

có hiệu qủa tốt nhất.
2. Các giải pháp thực hiện
2.1. Giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây
dựng hướng làm bài.
Trước nhất giáo viên cần giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu
của đề bài để xây dựng hướng làm bài.
Ví dụ: Đề bài: “Em hãy miêu tả quê hương em vào một buổi chiều nắng
đẹp”.
Giáo viên cho học sinh thấy đây là một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng
hợp. Vậy thế nào là cảnh tổng hợp? Giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy ta xác
định cảnh tổng hợp nhờ những từ ngữ nào.Ví dụ đề yêu cầu tả cảnh tổng hợp
thường chứa những từ ngữ như: “một miền quê, quê hương em, cảnh vùng
quê, hoặc cảnh nơi em ở...”. Cảnh tổng hợp là như thế nào? Là cảnh gồm nhiều
cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những cảnh nhỏ, của q hương hay miền q thường là
cảnh đồng, dịng sơng, con đường làng, cây đa giếng nước sân đình, khu vườn
nhà... sau đó giúp học sinh hình dung được cụ thể về cảnh miêu tả ở thời gian
nào (mùa nào) ở khơng gian nào (cảnh đó như thế nào)... Việc xác định được
đúng yêu cầu của đề như ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định
hình được đối tượng miêu tả.
2.2. Hướng dẫn cách tìm ý cho bài văn tả cảnh.
Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối
tượng miêu tả nhưng chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết.


6
Để giúp học sinh định hình được hướng đi của bài viết văn miêu tả cảnh tôi đã
hướng dẫn học sinh bước tìm ý cho bài văn tả cảnh:
- Nhất nhất phải theo một trình tự: Tìm ý bao quát khơng gian của cảnh
chung sẽ tả, sau đó cụ thể sẽ có những cảnh nào? Cảnh như thế nào?
- Bao quát không gian cảnh được coi là một thao tác đầu tiên của bức

tranh cảnh, rất quan trọng trong việc định hình tâm thế cũng như nhãn thế cho
người thưởng thức bức tranh cảnh bằng ngôn từ. Vậy học sinh cần phải nắm
được cách viết phần bao quát không gian cảnh như thế nào? Thực tế tôi thấy
học sinh thường viết một cách khơ khan, có khi chỉ viết được một, hai câu cho
phần tả bao quát. Tôi đã đưa ra một công thức dễ nhớ cho học sinh:
+ Để tả bao quát cảnh, trước hết phải có câu xác định vị trí miêu tả khái
quát. Thường là một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể chụp được toàn
cảnh miêu tả vào nhãn quan của người quan sát một cách tương đối trọn vẹn.
+ Sau câu văn giúp người đọc biết được vị trí của người quan sát là
những lời văn nhận xét, đánh giá khái qt đầy nghệ thuật về cảnh chung đó.
Cũng khơng qn lưu ý với học sinh rằng: Lời văn nhận xét, đánh giá khái quát
đầy nghệ thuật là những lời văn sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ sao cho
cảnh tả nổi lên sống động, tự nhiên, hồn hậu, trong sáng... sát hợp với yêu cầu
của đề mà phần (a) đã xác định và mang tính biểu cảm của người quan sát
cảnh.
Ví dụ: Tả bao quát cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa thu:
Đứng trên cầu, ngắm nhìn tồn cảnh làng q, tơi như đang đắm mình
trong trong thảm nhung xanh của chốn quê hương thanh bình, trù phú.
Hay một ví dụ khác về cảnh quê hương vào sáng mùa xuân:
Đứng giữa cánh đồng dang rộng cánh tay mà cảm nhận về làng q. Ơi!
Q hương tơi đẹp như một nàng tiên đang mỉm cười trước nhân gian. Thật ấm
áp, thanh bình đầy sức sống,...
- Những ý cốt yếu nhất của một dàn bài văn miêu tả cảnh còn là cụ thể
những cảnh nào? ( Nếu là đề tổng hợp thì cảnh sẽ chia thành nhiều cảnh đơn,


7
nếu là đề tả cảnh đơn thì cảnh đơn sẽ có có những điểm nổi bật gì? Như thế
nào? )
Học sinh phần lớn thường sa vào kiểu gặp đâu nói đó và khơng hề xác

định được rằng mình đang tả cảnh có mục đích làm nổi lên diện mạo như thế
nào, có làm bật lên được tư tưởng chủ đề mà mình đã xác định được ở đầu bài
yêu cầu khơng. Để khắc phục được tình trạng này tơi cho học sinh luyện kỹ
năng xác định, lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả.
Ví dụ: Cảnh khu vườn vào buổi sáng mùa hè thì có những đặc điểm gì
nổi bật?
Đầu tiên giáo viên cho học sinh xác định chủ đề của cảnh sẽ dựng là một
cảnh khu vườn tươi tốt, đầy hoa thơm trái ngọt, rất thanh bình, dân dã mà mang
được vẻ trù phú của chốn quê hương yêu dấu, đặc biệt cảnh phải mang được
dáng dấp của thời gian, không gian mà đề quy định (có đặc trưng của mùa hè).
Sau đó giáo viên hướng cho học sinh tái hiện từng hình ảnh của khu vườn theo
trí tưởng tượng nhưng phải sát với hiện thực .
Ví dụ: Cảnh giàn thiên lý trước sân nhà ngào ngạt dậy hương buổi sớm,
hình ảnh cây cau cạnh bể nước với những tàu lá già dang rộng, đọt lá non cao
vút; hình ảnh vườn hoa đua sắc vàng cùng ong bướm; tiếng ve kêu inh ỏi chào
nắng mới, hình ảnh vườn rau tươi tốt cũng rất mang đặc trưng mùa hè: giàn
mướp đang trổ hoa vàng rực, những ngọn mồng tơi đang quăn mình leo lên bờ
dậu để ra quả; tiếp đó là hình ảnh hàng cây ăn quả với những hương vị màu sắc
của hè. Ví dụ: Sầu riêng chín đưa hương thơm ngào ngạt, chơm chơm đu mình
trên cây với quả xanh quả đỏ, măng cụt bẽn lẽn nấp mình sau phiến lá...
Với cách làm như trên tơi đã cho học sinh luyện tập tìm đặc điểm cho
nhiều cảnh khác nhau với những thời gian, không gian đa dạng. Các em được
luyện tập dưới hình thức: “thi nhau tìm đặc điểm”, giáo viên hệ thống và giúp
các em chọn lựa những đặc điểm tiêu biểu nhất trong mỗi cảnh. Như thế sẽ tạo
được hứng thú của học sinh với cảnh sẽ tả.
2.3. Rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong văn miêu tả cảnh.


8
Tìm được đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả đã là một bước quan trọng

song chưa phải là đã tả cảnh. Miêu tả cảnh là dựng lại được cảnh một cách
sống động, chân thực, nghệ thuật. Vậy những đặc điểm vừa tìm được ở trên sẽ
diễn đạt như thế nào là một điều giáo viên chúng tôi rất quan tâm.Thực tế là
qua nhiều năm chấm bài văn miêu tả của học sinh chúng tôi thấy rõ ràng một
điều là vốn ngôn từ của các em rất nghèo nàn, diễn đạt lủng củng, thường sảy
ra hiện tượng bí từ, dùng sai nghĩa từ, lặp từ, lặp ý... Như vậy để làm bài văn
của học sinh diễn đạt trong sáng có sức hấp dẫn chúng tơi nghĩ rằng khơng có
cách nào khác ngồi việc trau rồi ngơn từ nghệ thuật cho mỗi học sinh.
Để học sinh tự giác làm điều này là một việc làm rất khó, nên để học
sinh tự làm sau khi giáo viên đã tạo được trong lòng học sinh sự u thích ngơn
từ nghệ thuật. Dựa vào tâm lý lứa tuổi, chúng tôi đã gieo luồng yêu thích này
qua việc cung cấp và phân tích một số tư liệu được giáo viên chọn lọc kỹ càng
trích trong các tác phẩm của các nhà văn.
Ví dụ: Đoạn trích miêu tả cảnh trong vườn dưới nắng chiều sau đây:
“...Chiều buông, ánh mặt trời trở nên vàng sậm hơn. ánh chiều vàng trải
lên cành lá, mái nhà một màu vàng ong trông đẹp lạ, vườn cây nhà tôi cũng
vậy. Giàn bầu mậm xanh tươi, lá non màu xanh nhạt, lá già thì xanh thẫm. ánh
nắng chiều chiếu xuống giàn bầu, bí, cái cốt lá xanh ngắt loc qua một lượt hắt
một màu xanh ngọc bích xuống vườn. Nhãn, bưởi, mít và các loại cây khác nữa
tất cả đều xanh um tùm, nom như chiếc ơ khổng lồ. Đó là màu xanh no nắng,
no gió và no thức ni cây. Vườn cây lao xao, gió thoảng đâu đây mùi hương
quả chín, hương hoa ngọt lịm...”
Sau mỗi một vài đoạn văn như thế giáo viên phân tích những hình ảnh
ngơn từ nghệ thuật sáng giá sao cho tạo được hứng khởi ở học sinh, kích thích
các em thích tìm, viết những lời văn hay. Có lẽ rèn kỹ năng diễn đạt là một
phương pháp địi hỏi kỳ cơng nhất của thầy trị chúng tơi, nó cần phải mất một
q trình có nhiều bước.
Sau khi tạo hứng thú cho học sinh qua cách tiếp xúc với các tư liệu chọn
lọc, chúng tôi mới cho các em luyện tập diễn đạt bằng hình thức giáo viên đưa



9
ra một loạt hình ảnh, yêu cầu học sinh dùng lời văn kết hợp biện pháp nghệ
thuật so sánh, nhân hố, sử dụng những từ láy gợi hình gợi âm để tập diễn đạt.
Ví dụ:
- Hình ảnh cây bàng: Cây bàng xum xuê, um tùm như chiếc ô khổng lồ,
hứng lấy nắng mưa che chở cho cái sân trường thân quen, thấp thoáng sau tán
lá bàng là mái trường yêu dấu của em...
- Hình ảnh khơng gian đồng cỏ: Dọc theo cánh đồng là đồi cỏ may cứng
nhọn trải bạt ngàn như một tấm thảm bạc phếch nắng mưa. Những bơng cỏ
may rung rinh nhẹ nhàng trong gió chiều thu mát rượi như đang biểu diễn một
điệu múa mềm mại nhịp nhàng. Mấy chú chim sẻ tha thẩn trong vùng cỏ may
rộng tìm kiếm sâu bọ và đâu đây tiếng cuốc vọng vào thưa thớt rồi tắt hẳn
trong không gian đồng quê mùa thu.
- Tiếng chim ngoài bãi: Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi xanh um một
màu lá mướt của bắp xen đậu, xen cà. Lại có tiếng chim khác lạ, nó bay vút lên
cao thả vào khơng trung nghe mát lành. Nó khoan thai, dìu dặt như ngón tay
thon thả búng vào dây đàn thập lục, nẩy ra tiếng đồng, tiếng thép lúc đầu vang
to sau nhỏ dần, nhỏ dần rồi tắt lịm…
Ở giai đoạn luyện kỹ năng diễn đạt như thế này chúng tôi đặc biệt chú ý
đến phép so sánh trong các câu văn. Có thể coi so sánh hay để tạo nên nốt
luyến cho bản nhạc ngôn từ, những nét đậm của bức tranh ngôn ngữ. Chúng tôi
đã hướng cho học sinh luyện tập cách dùng nhiều từ so sánh khác nhau sao cho
thật đa dạng phong phú gợi cảm, tạo ấn tượng cho người đọc.
Ví dụ :
-

Dịng sơng q em dưới đêm trăng mềm mại như một mái tóc trữ tình .

- Khơng gian quê hương giống như một chiếc chuông lớn, treo suốt mùa hè.

- Những lá sen già khum khum chắng khác gì những chiếc thúng con đựng
đầy ắp nắng chiều.
- Cây cối rì rào, lao xao gió mùa, lá cây lay động, lấp lánh tựa ngàn triệu con
mắt lá răm sáng trưng nắng hè .


10
- Trăng về khuya cứ ngỡ là con thuyền đang trơi trên dịng sơng Ngân.
Cách này chúng tơi cũng cho học sinh luyện trong nhiều tiết học để trở
thành thao tác thuần thục, nhuần nhuyễn, đồng thời cho học sinh kết hợp về
tìm đọc tư liệu sao cho có những lời văn miêu tả sống động gợi cảm nhất.
2.4. Rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn miêu tả cảnh.
Dựng đoạn văn chính là cách sắp xếp các lời văn diễn đạt sao cho hợp lý,
logic, chặt chẽ, mạch lạc. Học sinh thường rất lúng túng không biết tả cảnh cụ
thể là tả cảnh gì? Tả như thế nào? theo trình tự từ đâu?... Các em thường sa
vào kể lể, liệt kê cảnh một cách tràn lan, không trội lên được những đặc trưng
của cảnh và càng không tạo được ấn tượng cho người đọc về cảnh. Vậy người
giáo viên phải làm như thế nào để khắc phục khó khăn này. Trước hết tơi
hướng cho học sinh hình dung mỗi một cảnh nhỏ sẽ viết thành một đoạn văn
trọn vẹn. Trong đoạn văn đó sẽ đi từ khái quát cụ thể . Bao giờ câu đầu đoạn
cũng là câu miêu tả khái qt cảnh đó.
Ví dụ:
Khái qt cảnh dịng sơng: Dưới chân em là dịng sơng hiền hồ chảy
như một tấm lụa trải dài xa tít .
Sau câu tả khái quát là một loạt câu miêu tả cụ thể theo trình tự từ gần
đến xa theo tầm mắt.
Ví dụ:
Mùa này nước sơng lưng chừng nước, nước sơng trong xanh in bóng
mây trời sâu thẳm. Mái chèo khuấy động, rung rinh cả những cây tóc tiên dưới
đáy. Trên mặt sơng điểm xuyến những lá bần vàng bé tẻo teo như những chiếc

thuyền tí hon dập dềnh trên sóng nước bao la. Những con sóng lăn tăn như
những con rắn vẩy vàng, vẩy bạc đang nơ đùa. Sóng vỗ nhẹ hai bên bờ lóc bóc
nghe thật vui tai. Trời chiều, trên sơng có những con thuyền hối hả cập bến,
chất đầy cau tươi, xoài thơm từ các miền đất lạ mang về. Tiếng người lao xao
trong tiếng máy nổ xập xình bên bờ sơng q...
Trong q trình miêu tả tả cụ thể giáo viên lưu ý cho học sinh trình tự
miêu tả cho phù hợp với vị trí quan sát kết hợp lời văn so sánh, lời văn nhận


11
xét, đánh giá và sự liên tưởng tưởng tượng phong phú, ý câu trước với câu sau
logic với nhau tạo độ kết về mặt nghĩa, những câu đoạn cuối thường là những
câu có ý nghĩa sâu sắc, làm đậm nét cho bức tranh thiên nhiên nên giáo viên
hướng cho học sinh biết dành những lời văn trội hơn vào cuối đoạn. Cứ theo
cách hướng dẫn như trên giáo viên cho học sinh luyện viết thành nhiều đoạn
cho nhiều cảnh.
2.5. Luyện lời văn chuyển cảnh, liên kết đoạn trong văn tả cảnh
Lời văn chuyển cảnh khơng nhiều nhưng có tác dụng rất lớn trong việc
liên kết, liên hồn mạch văn, nó đánh giá trình độ khéo léo của cây bút miêu tả
cảnh. Giáo viên chúng tôi sẽ “ mách nhỏ ” cho các em học sinh những thủ
thuật chuyển cảnh sau đây :
- Các cảnh nhỏ được nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo mơ típ liên cảnh
( cảnh kề gần nhau theo tầm quan sát).
VD: chỉ một lát con đường đã dẫn ra tới đầu làng. Cây đa... Giếng đình...
- Chuyển cảnh nhờ những hình ảnh trung gian.
VD: “ Bờ đê cao to vạm vỡ. Chân đê cỏ mọc thành thảm xanh tốt. Trâu
bò thung thăng gặm cỏ, vểnh đôi tai nghe tiếng sáo trở về. Âm thanh ấy lúc
trầm lúc bổng, hoà nhịp với tiếng chim hoạ mi lảnh lót rắc đều xuống mặt
sơng. Con sơng q tơi nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận…”
- Hướng chuyển cảnh theo gam màu.

VD: Sáng nay ra trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa
chín dưới đồng vàng suộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc
lư những quả xoan vàng lịm. Từng chiếc lá mít vàng ối. Buồng chuối đốm quả
chín vàng. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng...
- Chuyển cảnh bằng cách nối âm thanh với khơng gian.
Ví dụ: Nối âm thanh của sự vật bên bờ sông với không gian vắng của
bến sơng (lấy động làm nổi tĩnh): “Sóng vỗ nhẹ hai bên bờ lóc bóc nghe thật
vui tai. Trên sơng giờ đây có những con thuyền hối hả cập bến, chất đầy cau
tươi xoài thơm từ các miền đất lạ mang về. Tiếng người lao xao trong tiếng hạ


12
buồm cót két bên bờ sơng q. Chiều dần bng, bến sơng trở về vắng lặng.
Những con đị nằm im đợi khách qua sông…”.
- Chuyển cảnh bằng cách liên tưởng theo sự quan sát qua các giác quan khác
nhau: Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và bằng cả cảm giác nữa.
VD: Vườn cây lao xao, gió thoảng đâu đây mùi hương quả chín, hương
hoa thơm ngọt lịm. Tiếng chim líu lo như đem hương thơm ấy bay cao, cao
mãi. Tu hú kêu trong nắng chiều cho rặng vải ven sơng chín đỏ, cho cái chua
bay đi, miền ngọt cịn lại. Hẹn một bến sơng q từng thuyền tráI ngọt ra vào.
Sông quê tôi …
Phương pháp này giáo viên cho học sinh tập viết kết hợp với học tập tư liệu
để có nhiều cách chuyển cuốn hút người đọc.
2.6. Giáo viên hướng cho học sinh luyện cách mở bài và kết bài miêu tả
- Giáo viên đưa ra một số cách mở để học sinh luyện theo:
Cách mở bài hay thưịng là gián tiếp. Có thể giới thiệu cảnh bằng lời mời
gọi du khách để giới thiệu cảnh và bộc lộ cảm xúc của người viết một cách
khái quát. Có thể dẫn dắt từ lời thơ, bài hát về cảnh sẽ tả để giới thiệu cảnh.
Hoặc có thể bộc lộ cảm xúc hồi tưởng về cảnh để mà giới thiệu...
Dù là cách mở bài nào giáo viên cũng lưu ý cho học sinh đủ ý cần nêu trong

mở bài.
- Kết bài không những đủ ý chốt của bài viết mà nên tạo độ lắng cho nốt
trầm xao xuyến vang vọng trong tâm hồn người đọc. Điều này phụ thuộc vào
trình độ diễn đạt của học sinh nên giáo viên hướng các em trau dồi tư liệu văn
học.
VD: Một kết bài : Chiều thu- quê hương ơi! Hồn tôi như hố thành tiếng
sáo trúc nâng trên mơi chú bé mục đồng và hình như thu đang dạo lên khúc
nhạc đồng quê những tiếng lao xao rất nhẹ, rất êm. Chiều nay quả là một buổi
chiều sâu lắng dìu dịu, nó sẽ in đậm mãi trong ký ức tuổi thơ tôi.
III. Kết thúc vấn đề
1. Kết quả sử dụng sáng kiến


13
Q trình thực hiện kinh nghiệm của tơi qua nhiều năm giảng dạy được
áp dụng những kỹ năng cơ bản như vừa nêu ở trên đã mang lại hiệu quả đáng
kể, chí ít là đã phá bỏ được mặc cảm của học sinh với môn văn trừu tượng là
môn ngại viết, ngại nghĩ. Đã có một số em sáng tạo được những tác phẩm “bé
con” giá trị của mình.
Sau đây tôi xin đưa ra một vài con số thực tế và kết quả cụ thể của học
sinh giỏi văn lớp 6, sau khi được cung cấp các kỹ năng cơ bản về phương pháp
miêu tả cảnh trên một bài viết hoàn chỉnh đã chấm một cách khách quan:
+ Học sinh đạt điểm giỏi ( 9-10) là 34%
+ Học sinh đạt điểm khá là 51 %
+ Số học sinh còn lại hầu như các em viết đạt yêu cầu của bài viết văn miêu tả
cảnh đại trà .
2. Đề xuất để áp dụng, phát huy sáng kiến .
Từ những kinh nghiệm nhỏ bé trên của tôi, tôi xin mạnh dạn đưa ra một
vài đề xuất sau:
- Khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này về phía giáo viên phải thực

sự kiên trì, mẫu mực trong cách dùng từ, kiên trì trong việc kiểm tra, đánh giá,
sửa chỉnh các phần viết luyện kỹ năng của các em. Mặt khác giáo viên cũng
phải kiên trì sưu tầm, chọn lọc tư liệu giá trị để cung cấp cho các em đồng thời
tìm cách hướng các em cách vận dụng sáng tạo những tư liệu để biến thành
cách diễn đạt riêng của bản thân mỗi học sinh.
- Về phía học sinh phải nhiệt tình, tự giác trau dồi vốn từ, ngôn từ nghệ
thuật bằng cả trái tim. Phải quan sát tinh tế những cảnh vật thiên nhiên thường
nhật, phải tưởng tượng phong phú và cần phải nhập tâm vào cảnh vật để có
được những cảm xúc chân thực với cảnh vật thiên nhiên khi miêu tả.
Để bồi dưỡng tình u văn cho học sinh nói chung, làm giàu vốn ngôn
ngữ miêu tả cho các em học sinh khối 6 nói riêng chúng tơi cịn có những
mong muốn:
- Trước hết giáo viên ngữ văn trong cùng khối phải sưu tầm tư liệu miêu tả
thành những cuốn tư liệu quí để lưu giữ trong tủ sách nhà trường. Nhà trường


14
cũng cung cấp thêm những tài liệu về văn miêu tả cho học sinh THCS để làm
giàu cho tủ sách. Học si nh cũng tự giác sưu tầm những đoạn văn, bài văn
miêu tả có giá trị, phơ to 2 bản, giữ 1 bản để học, 1 bản nộp tủ sách nhà
trường.
- Sau đó nhà trường thường xuyên tổ chức phong trào “ thi đua đọc tư liệu từ
tủ sách nhà trường ”. Hoạt động này sẽ cho điểm xếp loại cho cá nhân và lớp.
Niềm vui của mỗi giáo viên ngữ văn đứng lớp đâu chỉ là chất lượng tính
bằng con số của mỗi năm, mà chính là những ánh mắt long lanh vì đã hiểu bài,
những bàn tay tự viết ra được những lời văn óng ánh, những nụ cười thiện cảm
với mơn văn từ phía học sinh. Để đạt được những điều vơ cùng q giá đó mỗi
giáo viên chúng tơi đâu chỉ có say mê nhiệt tình với cơng tác giảng dạy mà
cịn phải tìm tịi hướng đi hiệu quả nhất.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ bé của riêng tôi. Rất mong sự đóng

góp chỉ bảo của lãnh đạo chun mơn và các thầy cô đồng nghiệp để sáng kiến
kinh nghiệm của tôi được hồn thiện hơn, có hiệu quả hơn trong những năm
dạy sau.
Xin chân thành cảm ơn !
Nhơn Mỹ, ngày 07 tháng 02 năm 2020
Xác nhận của tổ chuyên môn

Giáo viên

Tổ trưởng

Trần Văn Lời

Châu Minh Luận

Xác nhận của Lãnh đạo trường
P. Hiệu trưởng

Nguyễn Cẩm Bình


15



×