Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

NA UY - ĐẤT NƯỚC NGHÌN ĐẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.82 KB, 3 trang )

NA UY - ĐẤT NƯỚC NGHÌN ĐẢO
Vương quốc Na Uy, là một quốc gia chiếm phần phía tây Bán đảo Scandinave, theo thể
chế quân chủ lập hiến với một chính phủ theo hệ thống nghị viện tại Bắc Âu.
Na Uy có bờ biển dài dọc theo Bắc Đại Tây Dương với những vịnh hẹp nổi tiếng. Bờ biển
lởm chởm với khoảng 50.000 hòn đảo, trải dài hơn 2.500 km. Na Uy có 2.542 km đường
biên giới trên bộ chung với Thuỵ Điển, Phần Lan, và Nga ở phía đông. Từ phía tây sang
phía nam, Na Uy giáp với Biển Na Uy, Biển Bắc, và Skagerak.
Với diện tích 385.155 km², Na Uy đa phần lãnh thổ là núi non hay vùng đất cao, với sự đa
dạng lớn về địa hình tự nhiên do các dòng sông băng thời tiền sử gây nên.
Na Uy có nhiệt độ ấm và lượng mưa lớn hơn ở các vùng có vĩ độ bắc. Lục địa có bốn mùa
riêng biệt, với mùa đông lạnh và ít mưa hơn trong đất liền. Tại các vùng phía bắc Vòng
Bắc Cực, mặt trời mùa hè có thể không bao giờ xuống dưới đường chân trời, vì thế Na Uy
được miêu tả là "Vùng đất của Mặt trời lúc nửa đêm." Trong mùa hè, người dân ở phía
nam Vòng Bắc Cực có ánh sáng mặt trời trong vòng gần 20 giờ trong ngày.
Tới năm 2007, dân số Na Uy gồm 4.7 triệu người. Đa số người Na Uy thuộc sắc tộc Na
Uy, một nhóm người Germanic Bắc. Người bản xứ người Sami theo truyền thống sống ở
các vùng trung tâm và phía bắc Na Uy và Thuỵ Điển cũng như vùng bắc Phần Lan và tại
Nga trên Bán đảo Kola.
Oslo là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Na Uy hiện nay, trải dài trên nhiều triền
núi và quanh các hồ. Đây cũng là một trong những thành phố có giá cả sinh hoạt đắt nhất
thế giới.
Thành phố lớn thứ hai là Bergen. Đây là cảng biển lớn nhất vương quốc Na Uy và cũng là
trung tâm công nghiệp dầu khí quan trọng hàng đầu quốc gia này.
Trondheim là thành phố lớn thứ ba và là cố đô của Na Uy. Thành phố này từng là kinh đô
cả về mặt chính trị, kinh tế lẫn tôn giáo của xứ sở nghìn vịnh này. Hiện nay, Trondheim
còn được biết đến là trung tâm giáo dục, khoa học kỹ thuật của Na Uy với rất nhiều trường
đại học nổi tiếng đóng tại đây. Thành phố Trondheim còn là nơi tổ chức Festival Sinh viên
Quốc tế lớn nhất thế giới, cứ hai năm lại được tổ chức một lần.
Na Uy sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú gồm dầu mỏ, thuỷ năng, hải
sản, lâm nghiệp, và khoáng chất.
Kinh tế Na Uy là một điển hình về nền kinh tế hỗn hợp, với đặc trưng là một sự phối hợp


giữa kinh tế thị trường tự do và sự sở hữu lớn của nhà nước. Chính phủ kiểm soát các
ngành chủ chốt, như lĩnh vực dầu mỏ (StatoilHydro), sản xuất thuỷ điện (Statkraft), chế tạo
nhôm (Norsk Hydro), ngân hàng lớn nhất Na Uy (DnB NOR) và công ty dịch vụ viễn
thông (Telenor).
Ở Na Uy, các cơ cấu kiểm soát các nguồn tài nguyên dầu mỏ là sự phối hợp giữa sở hữu
nhà nước với các công ty khai thác chính tại các mỏ dầu Na Uy. Năm 2006, dầu mỏ và gas
chiếm 58% xuất khẩu, chỉ sau Liên bang Nga và Ả Rập Saudi.
Na Uy là một trong những quốc gia có tiêu chuẩn sống cao nhất thế giới phần lớn do tài
nguyên thiên nhiên phong phú so với quy mô dân số. Thu nhập từ các nguồn tài nguyên
thiên nhiên gồm cả một phần quan trọng từ dầu khí và các ngành công nghiệp liên quan
cũng như việc quản lý tốt các nguồn thu từ lĩnh vực này. Na Uy luôn có tỷ lệ thất nghiệp
thất, hiện ở mức dưới 2% (tháng 6 năm 2007). Mức năng suất, cũng như mức lương bình
quân trên giờ tại Na Uy thuộc hàng cao nhất thế giới. Ngày nay, Na Uy được xếp hạng là
nước thịnh vượng nhất thế giới với lượng dự trữ vốn trên đầu người cao nhất thế giới.
Na Uy sở hữu mức GDP trên đầu người đứng thứ hai và luôn duy trì được vị trí số một thế
giới trong bảng Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của UNDP trong năm năm liên tục
(2006). Na-Uy cũng được xếp hạng là quốc gia an toàn nhất thế giới năm.
Các nền kinh tế dựa trên tài nguyên thiên nhiên (ví dụ: Nga và Chile) đang tìm cách học
tập m ô hình quản lý của Chính phủ Na Uy đối với nguồn tài nguyên.
Bài viết :Trương Quang - Ảnh : Hoài Nam

×