Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Nghiên cứu hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy và hiệu quả chương trình dùng thuốc thay thế Methadone tại thành phố Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 90 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

CỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS


<b>TRUNG TÂM PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS HÀ NỘI</b>


<b>BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ</b>


<b>MÔ TẢ THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CHĂM SĨC </b>
<b>MƠ TẢ THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CHĂM SĨC </b>


<b>Y TẾ CHƯƠNG TRÌNH DÙNG THUỐC THAY THẾ</b>
<b>Y TẾ CHƯƠNG TRÌNH DÙNG THUỐC THAY THẾ</b>


<b>METHADONE CAN THIỆP TRONG NHĨM NGHIỆN CHÍCH</b>
<b>METHADONE CAN THIỆP TRONG NHĨM NGHIỆN CHÍCH</b>


<b>MA T TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI</b>
<b>MA TUÝ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI</b>


Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Anh Quang


Cơ quan thực hiện: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội
Cơ quan quản lý đề tài: Cục Phòng, chống HIV/AIDS


Mã số đề tài : 22/2012/NCKHCS


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

CỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS


<b>TRUNG TÂM PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS HÀ NỘI</b>


<b>BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ</b>



<b>MÔ TẢ THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CHĂM SĨC </b>
<b>MƠ TẢ THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CHĂM SĨC </b>


<b>Y TẾ CHƯƠNG TRÌNH DÙNG THUỐC THAY THẾ</b>
<b>Y TẾ CHƯƠNG TRÌNH DÙNG THUỐC THAY THẾ</b>


<b>METHADONE CAN THIỆP TRONG NHĨM NGHIỆN CHÍCH</b>
<b>METHADONE CAN THIỆP TRONG NHĨM NGHIỆN CHÍCH</b>


<b>MA TUÝ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI</b>
<b>MA TUÝ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI</b>


Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Anh Quang


Cơ quan thực hiện: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội
Cơ quan quản lý đề tài: Cục Phòng, chống HIV/AIDS


Mã số đề tài : 22/2012/NCKHCS


Thời gian thực hiện: từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2012
Tổng kinh phí thực hiện đề tài : 78 triệu 750 ngàn đồng
Trong đó: kinh phí SNKH : 78 triệu 750 ngàn đồng
Nguồn khác (nếu có) 0 triệu đồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ</b>


1. <b>Tên đề tài: Mơ tả thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình</b>
dùng thuốc thay thế methadone can thiệp trong nhóm nghiện chích ma túy
tại Thành phố Hà Nội.



2. <b>Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Anh Quang</b>


3. <b>Cơ quan thực hiện đề tài:Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội</b>
4. <b>Cơ quan quản lý đề tài: Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam</b>
5. <b>Thư ký đề tài: Ths. Bùi Thị Nga</b>


6. <b>Danh sách những người thực hiện chính:</b>


 Ths. Lã Thị Lan - PGĐ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội


 Ths. Nguyễn Phương Hoa - Trưởng khoa Giám sát - Trung tâm phịng
chống HIV/AIDS Hà Nội


 Ths. Trần Bích Hậu - Trưởng khoa Xét nghiệm - Trung tâm phòng chống
HIV/AIDS Hà Nội


 Ths. Lâm Ngọc Tân - Phó Trưởng phịng Tổ chức Hành chính - Trung
tâm phịng chống HIV/AIDS Hà Nội


 Ths. Nguyễn Hữu Tiến - Cán bộ khoa Truyền thơng - Trung tâm phịng
chống HIV/AIDS Hà Nội


 CN. Dương Thị Liên - Phó Trưởng phịng Kế hoạch Tài vụ - Trung tâm
phòng chống HIV/AIDS Hà Nội


7. <b>Các đề tài nhánh của đề tài: khơng có</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

MỤC LỤC


<b>PHẦN A:TĨM TẮT CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...1</b>



<b>1. Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài...1</b>


<b>2. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội...3</b>


<b>3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu...3</b>


<b>4. Các ý kiến đề xuất...3</b>


<b>PHẦN B: NỘI DUNG BÁO CÁO...4</b>


<b>1. ĐẶT VẤN ĐỀ...4</b>


1.1. Tóm lược những nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến đề tài.
Tính cấp thiết cần nghiên cứu của đề tài...4


1.2. Giả thiết nghiên cứu của đề tài...7


1.3. Mục tiêu nghiên cứu...7


<i>1.3.1. Mục tiêu chung</i>...7


<i>1.3.2. Mục tiêu cụ thể</i>...7


<b>2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI...8</b>


2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước liên quan tới đề tài...8


2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan tới đề tài...14



<b>3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:...16</b>


3.1. Thiết kế nghiên cứu...16


3.2. Chọn mẫu, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu...16


3.3. Phương pháp nghiên cứu...17


<i>3.3.1. Chỉ tiêu nghiên cứu.</i>...17


<i>3.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu.</i>...19


<i>3.3.3. Các công cụ nghiên cứu cụ thể.</i>...19


3.4. Phương pháp xử lý số liệu...21


<b>4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:...22</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

4.2. Mô tả thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình dùng
thuốc thay thế Methadone can thiệp cho nhóm bệnh nhân nghiện chích ma
túy tại thành phố Hà Nội...433


<b>5. BÀN LUẬN:...577</b>
5.1. Mô tả hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và xác định tỷ lệ nhiễm HIV của
nhóm nghiện chích ma túy tham gia chương trình Methadone:...58
5.2. Mơ tả thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình
Methadone can thiệp cho nhóm bệnh nhân nghiện chích ma túy:...654


<b>6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:...698</b>
6.1. Kết luận...698



<i>6.1.1. Mô tả hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của nhóm nghiện chích ma túy</i>
<i>tham gia chương trình Methadone:...698</i>


<i>6.1.2. Mô tả thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình</i>
<i>Methadone can thiệp cho nhóm bệnh nhân nghiện chích ma túy:...708</i>
6.2. Khuyến nghị...70


<i><b>6.2.1. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động thông tin giáo dục truyền thông</b></i>
<i><b>về tiêm chích an tồn, tình dục an tồn và HIV/AIDS cho người NCMT</b></i>...7<i><b>0</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>DANH MỤC BẢNG</b>


<b>Bảng</b> <b>Tên bảng</b> <b>Trang</b>


Bảng 1 Tình trạng sử dụng bao cao su của đối tượng nghiên cứu 37


Bảng 2 Hiểu biết của đối tượng HIV/AIDS 38


Bảng 3 Nhận thức của người nghiện chích ma tuý về phòng lây
nhiễm HIV


38
Bảng 4 Một số mối liên quan trình độ học vấn,tình trạng hơn


nhân với kết quả xét nghiệm 41


Bảng 5 Một số mối liên quan tới hành vi sử dụng chung bơm
kim tiêm



41
Bảng 6 Mối liên quan tới hành vi sử dụng bao cao su với gái


mại dâm


42
Bảng 7 Đặc điểm sức khỏe bệnh nhân tại Hà Đông và Từ Liêm


tham gia điều trị Methadone 49


Bảng 8 Tần suất sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình trong 1
tháng qua


53


Bảng 9 Hành vi QHTD với GMD 53


Bảng 10 Tần suất sử dụng BCS khi QHTD với GMD trong
vòng 1 tháng sau điều trị


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ</b>


<b>Tên biểu đồ</b> <b>Trang</b>


Biểu đồ 1 Đặc điểm của người nghiện chích ma tuý phân theo
tuổi


22
Biểu đồ 2 Đặc điểm của người nghiện chích ma tuý phân theo



trình độ học vấn


22
Biểu đồ 3 Đặc điểm sống của người nghiện chích ma tuý 23
Biểu đồ 4 Tần suất uống rượu, bia trong 1 tháng qua 23
Biểu đồ 5 Phân bố theo nghề nghiệp của người nghiện chích ma


tuý


24
Biểu đồ 6 Loại ma túy mà các đối tượng đã từng sử dụng 24
Biểu đồ 7 Tần suất tiêm chích ma túy trong 1 tháng qua 25
Biểu đồ 8 Loại ma túy mà các đối tượng đã từng tiêm chích 25
Biểu đồ 9 Nguồn cung cấp BKT mà các đối tượng NCMT có thể


mua/nhận trong 1 tháng qua


26
Biểu đồ 10 Hành vi dùng chung BKT khi tiêm chích ma túy 26
Biểu đồ 11 Tần suất đối tượng đưa bơm kim tiêm cho người khác


dùng lại trong 1 tháng qua


27
Biểu đồ 12 Tần suất sử dụng chung BKT của đối tượng trong 1


tháng qua


27
Biểu đồ 13 Tần suất làm sạch BKT của đối tượng trong 1 tháng



qua


28
Biểu đồ 14 Cách làm sạch BKT của đối tượng trong 1 tháng qua 28
Biểu đồ 15 Tỷ lệ đối tượng biết nơi có thể mua/nhận bơm kim


tiêm


29
Biểu đồ 16 Loại ma túy đối tượng sử dụng trong lần tiêm chích


gần nhất


29
Biểu đồ 17 Địa điểm tiêm chích trong lần gần nhất 30
Biểu đồ 18 Tỷ lệ đối tượng sử dụng BKT trong lần tiêm chích gần


nhất


30
Biểu đồ 19 Tỷ lệ đối tượng dùng chung thuốc hoặc dụng cụ pha


thuốc trong lần tiêm chích gần nhất


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Tên biểu đồ</b> <b>Trang</b>
Biểu đồ 20 Tình trạng hơn nhân, tuổi quan hệ tình dục lần đầu của


người nghiện chích ma tuý



31


Biểu đồ 21 Tuổi QHTD lần đầu 32


Biểu đồ 22 Tình trạng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
với vợ/người yêu lần gần nhất trong 12 tháng qua


32
Biểu đồ 23 Người gợi ý sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục


với vợ/người yêu lần gần nhất trong 12 tháng qua


33
Biểu đồ 24 Tần suất sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với


vợ/người yêu trong 12 tháng qua


33
Biểu đồ 25 Lý do sử dụng bao cao su khi QHTD với vợ/người yêu 34
Biểu đồ 26 Tình trạng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục


với gái mại dâm lần gần nhất trong 12 tháng qua


34
Biểu đồ 27 Tần suất sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với


gái mại dâm trong 12 tháng qua


35
Biểu đồ 28 Lý do sử dụng bao cao su khi QHTD với gái mại dâm 35


Biểu đồ 29 Tình trạng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục


với bạn tình bất chợt không trả tiền lần gần nhất trong
12 tháng qua


36


Biểu đồ 30 Tần suất sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với
bạn tình bất chợt khơng trả tiền trong 12 tháng qua


36
Biểu đồ 31 Nguồn cung cấp bao cao su các đối tượng biết 37
Biểu đồ 32 Các triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình


dục


37
Biểu đồ 33 Lý do đối tượng nghiên cứu nghĩ rằng có nguy cơ


nhiễm HIV


39
Biểu đồ 34 Kết quả tự đánh giá của người nghiện chích ma tuý


về hành vi nguy cơ nhiễm HIV


40
Biểu đồ 35 Hành vi về tư vấn và xét nghiệm HIV 40
Biểu đồ 36 Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người NCMT 42
Biểu đồ 37 Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng heroin trong khoảng từ 1- 3



tháng trước thời điểm nghiên cứu


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Tên biểu đồ</b> <b>Trang</b>
khoảng từ 1- 3 tháng


Biểu đồ 39 Tỷ lệ bệnh nhân đang trong giai đoạn dò liều và điều
trị duy trì


44
Biểu đồ 40 Hàm lượng trung bình theo liều điều trị Methadone 44
Biểu đồ 41 Các tác dụng phụ của thuốc khi điều trị bằng


Methadon


45
Biểu đồ 42 Trung bình số lần sử dụng Heroin trong ngày của bệnh


nhân đang điều trị Methadone theo thời gian


45
Biểu đồ 43 Quan điểm của khách hàng về quy trình điều trị 46
Biểu đồ 44 Quan điểm của khách hàng về chất thái độ của nhân


viên y tế


46
Biểu đồ 45 Nguồn thơng tin biết đến chương trình Methadone 47


Biểu đồ 46 Thay đổi dịch vụ đã nhận được 47



Biểu đồ 47 Dịch vụ chuyển tiếp trong tháng qua 48
Biểu đồ 48 Dịch vụ chuyển tiếp được cán bộ giới thiệu đã sử dụng


trong tháng qua


49
Biểu đồ 49 Hành vi QHTD với bạn tình trong 7 ngày và 1 tháng sau


khi điều trị


50
Biểu đồ 50 Tần suất sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình trong 7


ngày và 1 tháng sau điều trị


50
Biểu đồ 51 Hành vi QHTD với bạn tình với gái mại dâm sau điều trị 51
Biểu đồ 52 Tình trạng các triệu chứng bệnh STI 51
Biểu đồ 53 Cải thiện về cân nặng sau điều trị Methadone 52
Biểu đồ 54 Thay đổi về việc làm trong bệnh nhân trước và sau khi


điều trị Methadone


52
Biểu đồ 55 Tỷ lệ dùng chung Bơm kim tiêm trong những bệnh


nhân đang được điều trị bằng Methadone trước và sau
điều trị



55


Biểu đồ 56 Tỷ lệ sử dụng bao cao su với gái mại dâm trước và sau
điều trị trong 1 tháng sau điều trị


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT</b>
AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải


(Acquired Immuno Deficiency Syndrome)
ARV Thuốc chống vi rút (Antiretrovirus)


BCS Bao cao su


BKT Bơm kim tiêm


CBYT Cán bộ y tế


CDTP Chất dạng thuốc phiện
CLB Câu lạc bộ


CTGTTH Chương trình giảm thiểu tác hại
CTV Cộng tác viên


CSYT Cơ sở y tế
CSHQ Chỉ số hiệu quả
ĐĐV Đồng đẳng viên
ĐH, CĐ Đại học, cao đẳng
GDV Giáo dục viên
GMD Gái mại dâm



HIV Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
(Human Immunodeficiency Virus)
KCB Khám chữa bệnh


LTQĐTD Lây truyền qua đường tình dục
NCMT Nghiện chích ma t


NMT Nghiện ma tuý
QHTD Quan hệ tình dục


OR Tỷ suất chênh (Odds Ratio)


SL Số lượng


STIs Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục
(Sexually Transmitted Infection)


TVXNT
N


Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện
TTYT Trung tâm y tế


TL Tỷ lệ


TCMT Tiêm chích ma tuý
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông


TP Thành phố



UNAIDS Tổ chức phòng chống AIDS Liên Hợp Quốc


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

(Voluntary Counseling and Testing)
VSDTTƯ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
WHO Tổ chức Y tế thế giới


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>PHẦN A</b>


<b>TĨM TẮT CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU</b>
<b>1. Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài</b>


<i><b>a) Đóng góp mới của đề tài:</b></i>


Nghiên cứu xác định được thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế
cho nhóm nghiện chích ma túy tham gia chương trình dùng thuốc thay thế
Methadone tại thành phố Hà Nội tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo, nhà
nghiên cứu KH&CN có cái nhìn sâu hơn về nhu cầu thực tiễn về phương
pháp mới điều trị cho người nghiện các CDTP ở thành phố Hà Nội. Đề tài
này được triển khai với sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo, cộng đồng xã hội ủng
hộ chương trình cũng là vấn đề quan trọng đã góp phần kìm chế dịch
HIV/AIDS bùng phát cũng như giảm ảnh hưởng của dịch HIV với đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của thành phố.


<i><b>b) Kết quả cụ thể (các sản phẩm cụ thể):</b></i>


- Mô tả được hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và xác định tỷ lệ nhiễm
HIV của nhóm nghiện chích ma túy tham gia chương trình dùng thuốc thay
thế Methadone tại thành phố Hà Nội.



- Mô tả được thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình
dùng thuốc thay thế Methadone can thiệp cho nhóm bệnh nhân nghiện chích
ma túy tại thành phố Hà Nội.


<i><b>c) Hiệu quả về đào tạo.</b></i>


1 Cao học chuyên ngành Y tế công cộng - Học Viện Quân Y


1Nghiên cứu sinh chuyên ngành Y tế công cộng - Học Viện Quân Y


<i><b>d) Hiệu quả về kinh tế.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

cũng như các bệnh khác liên quan tới việc sử dụng các CDTP, tăng cường sức
khoẻ của bệnh nhân, do đó giảm bớt gánh nặng chi phí cho gia đình bệnh
nhân và xã hội, tạo điều kiện cho họ quay trở về với cuộc sống bình thường,
hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng.


<i><b>e) Hiệu quả về xã hội.</b></i>


Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone tại thành phố được triển khai đã đáp ứng được nguyện vọng của
người nghiện chích ma túy, gia đình người sử dụng ma túy và của cộng đồng
là giảm và tiến tới khơng cịn người sử dụng ma túy. Nhiều gia đình có con
em nghiện chích ma t mong muốn được đưa con em đến tham gia chương
trình và kể cả các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương cũng mong muốn
được đưa người nghiện ma tuý tại địa phương tham gia chương trình. Đa số
bệnh nhân tham gia điều trị đã có những cải thiện về sức khỏe, chuyển biến
tích cực về thái độ cũng như cuộc sống. Nhiều bệnh nhân trước đây chưa có
việc làm thì bây giờ đã và đang tích cực tìm việc làm và dành thời gian hỗ trợ
gia đình. Về an ninh xã hội và an toàn của cộng đồng dân cư xung quanh


người nghiện ma túy cũng đã được cải thiện. Các hành vi phạm tội có liên
quan tới ma tuý sẽ giảm bớt do người bệnh không quá bức xúc về vấn đề kinh
tế để có tiền mua ma tuý tiêm chích, từ đó tình hình trật tự, an tồn xã hội
được đảm bảo tốt hơn.


<i><b>f) Các hiệu quả khác.</b></i>


- Giảm sử dụng ma tuý.


- Giảm các hành vi tiêm chích khơng an tồn.
- Giảm các hành vi tình dục khơng an tồn.
- Giảm sự phụ thuộc vào ma túy.


- Giảm hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới ma tuý.
- Cải thiện sức khoẻ thể chất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Giúp người dân trong cộng đồng hiểu thêm về một phương pháp mới điều
trị cho người nghiện CDTP, từ đó giảm bớt sự kỳ thị, phân biệt đối xử với họ.
<b>2. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội.</b>


Đề tài nghiên cứu về chương trình điều trị các chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc Methadone tại thành phố được triển khai đã đáp ứng được nguyện
vọng của người nghiện chích ma túy, gia đình người sử dụng ma túy và của
cộng đồng là giảm và tiến tới khơng cịn người sử dụng ma túy. Bệnh nhân
tuy cịn sử dụng ma túy nhưng tần suất và liều Heroin sử dụng là rất thấp,
điều này cho thấy hiệu quả về kinh tế của chương trình là rất lớn. Sau khi
nghiên cứu có thể chuyển giao mơ điều trị tại cơ sở Methadone cho áp dụng
tại các địa bàn các huyện khác như Chương Mỹ, Ba Vì. Phạm vi ứng dụng
của đề tài là cơ sở khoa học chứng minh tính hiệu quả của chương trình để
mở rộng thêm cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc


Methadone tại các quận huyện khác can thiệp cho nhóm nghiện chích ma túy
trên địa bàn thành phố. Vì thời gian nghiên cứu Đề tài chưa dài, do đó để có
kết luận khách quan hơn về vấn đề này thì cần có thời gian nghiên cứu Đề tài
tiếp theo để đánh giá hiệu quả của chương trình là rất lớn.


<b>3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được</b>
<b>phê duyệt.</b>


(a) Tiến độ : Đúng tiến độ


(b) Thực hiện mục tiêu nghiên cứu: Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra.
(c) Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương: Tạo ra đầy
đủ các sản phẩm đã dự kiến trong đề cương.


(d) Đánh giá việc sử dụng kinh phí: theo đúng dịng ngân sách của bản
đề cương được phê duyệt. Tồn bộ kinh phí đã thanh quyết toán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>PHẦN B</b>


<b>NỘI DUNG BÁO CÁO</b>
<b>1. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


<i><b>1.1.</b></i><b> Tóm lược những nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan </b>
<b>đến đề tài. Tính cấp thiết cần nghiên cứu của đề tài.</b>


Thế giới đã và đang phải trải qua sự tàn phá nặng nề của đại dịch
HIV/AIDS, không một châu lục, một quốc gia, một cộng đồng hay một cá
nhân nào lại không bị HIV/AIDS đe dọa. Theo ước tính của Chương trình
phối hợp Liên hợp quốc về phịng chống HIV/AIDS đến cuối năm 2009, tồn
thế giới có khoảng trên 33,4 triệu người nhiễm HIV/AIDS cịn sống, trong đó


trẻ em dưới 15 tuổi là 2,9 triệu [42], [43]. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực
trong phịng chống AIDS nhưng bức tranh tồn cầu về HIV/AIDS vẫn còn hết
sức ảm đạm, số người nhiễm HIV và số ca tử vong do AIDS chưa có dấu hiệu
thuyên giảm mà ngày càng nhiều làm ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế, chính
trị và xã hội đối với các quốc gia này. Tiêm chích ma tuý đã trở thành một
vấn nạn tồn cầu, khơng loại trừ một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nào,
Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Tệ nạn ma tuý không chỉ ảnh
hưởng tới sức khoẻ cộng đồng mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã
hội và an ninh chính trị của mỗi quốc gia [25], [26], [58], [60].


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

châu Á, điển hình là Indonesia, Việt Nam và ở nhiều vùng ở Trung Quốc.
Theo dự báo của tổ chức y tế thế giới, dịch HIV sẽ ngày càng trở nên quan
trọng ở khu vực châu Á [23],[59], [61].


Ở Việt Nam, tính đến 30/6/2012 số người nhiễm HIV hiện đang cịn sống
là 204.019 người, trong đó có 58.569 trường hợp bệnh nhân AIDS và số trường
hợp tử vong do AIDS là 61.856 người [7]. Nhiễm HIV ở Việt Nam chủ yếu tập
trung trong nhóm tuổi từ 20-39 (chiếm 80,28%), phân bố các trường hợp
nhiễm HIV theo nhóm đối tượng: NCMT 51,17%; gái mại dâm 2,49%. Hình
thái dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn trong giai đoạn tập trung. Các trường
hợp nhiễm HIV chủ yếu trong nhóm có hành vi nguy cơ cao như NCMT.
Người NCMT ở nước ta ngày càng có thành phần phức tạp, đa dạng, trước
đây chỉ tập trung ở các nhóm đối tượng có trình độ thấp, khơng nghề nghiệp,
có tiền án tiền sự, thì ngày nay cả những người có trình độ học vấn cao, có
việc làm, nhà cửa ổn định, kinh tế khá giả. Năm 1996 cả nước chỉ có 69.195
người nghiện ma túy, đến năm 2006 tăng lên 160.226 người (tăng so với năm
1996 là 131,56%) và đến cuối năm 2010 là 176.603 người nghiện có hồ sơ
quản lý [1]. Những người NCMT bị nhiễm HIV không chỉ lây nhiễm cho
những người NCMT khác qua dùng chung BKT mà họ cũng có thể lây nhiễm
cho bạn tình của họ qua QHTD, kể cả bạn tình thường xuyên và bạn tình mại


dâm. Đại dịch HIV/AIDS đang và sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế xã
hội ở nước ta [4], [5], [6].


Trên thế giới, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
thay thế bằng Methadone đã được triển khai các quốc gia như: Úc, Mỹ, Hà
Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc. Tại những nước này chương trình được
triển khai can thiệp trong nhóm NCMT đã góp phần giảm hành vi tội phạm
và giảm sự lây truyền HIV cộng đồng [25], [26], [29], [36].


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

bệnh nhân NCMT cải thiện về sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ cũng
như cuộc sống sau thời gian điều trị, hạn chế tốc độ lây truyền HIV [8].


Tại Thành phố Hà Nội, tính đến tính đến ngày 30/10/2012: Lũy tích
các trường hợp nhiễm HIV là 23.833, Lũy tích số BN AIDS là 8.992, trong
đó số ca tử vong do AIDS là 3.751 trường hợp. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trên
100.000 dân là 282/100.000. Hiện nay thành phố Hà Nội 100% các
Quận/huyện phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS và 536/577 xã/phường có
người nhiễm HIV chiếm tỷ lệ 92,7%. Kết quả nghiên cứu giám sát hành vi kết
hợp với giám sát trọng điểm năm 2009 ở Thành phố Hà Nội cho thấy: 21,2%
người NCMT không sử dụng BKT sạch trong lần tiêm chích gần đây nhất,
chỉ có 36,8% phụ nữ bán dâm luôn luôn sử dụng BCS với các loại bạn tình
trong 12 tháng qua. Song song với sự phát triển kinh tế - xã hội thì những vấn
đề như bn bán, sử dụng ma t, mại dâm tại Thành phố Hà Nội cũng gia
tăng. Số liệu của Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, phòng chống ma túy và
mại dâm cho thấy đến 30/6/2012 toàn Thành phố có 21.392 người nghiện ma
túy có hồ sơ quản lý , mỗi năm làm thiệt hại cho kinh tế hàng nghìn tỷ đồng.
Đây cũng chính là nguy cơ làm lây nhiễm dịch HIV/AIDS của Thành phố Hà
Nội [31], [32], [33], [34].


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i><b>1.2.</b></i><b> Giả thiết nghiên cứu của đề tài.</b>



Giả thiết nghiên cứu là 400 người nghiện chích ma túy tại thành phố
Hà Nội khơng tham gia chương trình dùng thuốc thay thế Methadone thì
hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao. Theo kết quả một số nghiên cứu tần
suất trung bình người nghiện chích ma túy sử dụng chích heroin từ 2- 3 lần.
Số tiền trung bình một ngày người nghiện chích ma túy dành cho sử dụng
heroin trước khi tham gia điều trị khoảng trên 200.000- 400.000 đồng. Như
vậy, trung bình một tháng bệnh nhân cần khoảng 9.000.000 đồng dành cho
việc sử dụng ma túy. Để sử dụng heroin, bệnh nhân cần phải kiếm thêm thu
nhập từ nhiều nguồn khác kể cả việc có những hành vi vi phạm pháp luật. Do
đó, có thể thấy việc sử dụng heroin mang lại nhiều tác động tiêu cực tới bệnh
nhân, gia đình và xã hội. Hơn nữa hành vi dùng chung BKT, khơng sử dụng
BCS thường xun với bạn tình là yếu tố gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV. Hiệu quả
của chương trình dùng thuốc thay thế Methadone can thiệp trong nhóm
nghiện chích ma túy tại thành phố Hà Nội sẽ làm giảm tần suất tiêm chích ma
túy, góp phần hạn chế khả năng dùng chung BKT, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV
và tiến tới ngừng sử dụng chất dạng thuốc phiện trong nhóm đối tượng tham
gia điều trị ta sẽ được chứng minh bằng các số liệu ở phần sau [8], [39], [40].


<b>1.3. Mục tiêu nghiên cứu.</b>
<i><b>1.3.1. Mục tiêu chung</b></i>


Mơ tả thực trạng chương trình dùng thuốc thay thế Methadone tại thành
phố Hà Nội.


<i><b>1.3.2. Mục tiêu cụ thể</b></i>


- Mô tả hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và xác định tỷ lệ nhiễm HIV
của nhóm nghiện chích ma túy tham gia chương trình dùng thuốc thay thế
Methadone tại thành phố Hà Nội.



</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>2.</b> <b>TỔNG QUAN ĐỀ TÀI:</b>


<i><b>2.1.</b></i> <b>Tình hình nghiên cứu ngồi nước liên quan tới đề tài.</b>


Tiêm chích ma túy là một yếu tố ban đầu mạnh mẽ nhất làm gia tăng
lây nhiễm HIV ở Châu Á, tuy nhiên có một số nước như Ấn Độ, Thái Lan,
Cămpuchia dịch khởi đầu là do quan hệ tình dục. Phần lớn những người tiêm
chích ma túy đang ở độ tuổi có hoạt động quan hệ tình dục mạnh mẽ, nhiều
người tiêm chích ma túy cịn tham gia vào hoạt động mua bán dâm, sự kết
hợp này càng làm cho nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng tăng cao. Nguyên
nhân làm lây truyền HIV trên toàn cầu chủ yếu do lây truyền qua đường tình
dục, ước tính hơn 70% các trường hợp nhiễm HIV, phần còn lại chủ yếu do
sử dụng chung bơm kim tiêm trong nhóm nghiện chích ma túy, tiếp đến là do
quan hệ tình dục qua đường hậu mơn, ngồi ra do truyền máu cũng chiếm
một tỷ lệ nhỏ làm lây truyền HIV/AIDS [42], [55], [56].


Châu Á, ước tính đến cuối năm 2007 có khoảng 5 triệu người đang
sống với HIV/AIDS, riêng năm 2007 có khoảng 380 ngàn người bị nhiễm
mới HIV và có khoảng 380 ngàn người tử vong do HIV/AIDS. Các quốc gia
có nhiều người nhiễm HIV là các nước Đơng Nam Á, lây truyền HIV do quan
hệ tình dục khơng an tồn vẫn là ngun nhân chính làm lây truyền đại dịch
HIV trong phần lớn các nước Châu Á, tuy nhiên, ở một số nước khác nghiện
chích ma túy là yếu tố nguy cơ chính làm lây truyền HIV như Trung Quốc có
hơn một số người đang sống với HIV là người nghiện chích ma túy, một số
vùng của Ấn Độ có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy cao
(24%), các nước Malaysia và Việt Nam cũng nằm trong những nước có nguy
cơ cao lây nhiễm HIV qua đường tiêm chích ma túy [53], [54], [57].


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

ở các thành phố như Cần Thơ, Hải Phịng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh,


tỷ lệ hiện nhiễm HIV còn cao hơn một cách đáng kể [9], [11], [21], [19].


<i>* Dùng chung BKT trong TCMT là yếu tố nguy cơ chính làm lây nhiễm</i>
<i>HIV trong nhóm NCMT tại Việt Nam</i>


Nghiên cứu giám sát hành vi năm 2006 cho thấy tỷ lệ người NCMT sử
dụng chung BKT vẫn cịn rất cao ở Thành phố Hồ Chí Minh 37%, An Giang
33%, Đà Nẵng 29%, Cần Thơ 25%. Điều đáng quan ngại hơn là trong số
người NCMT bị nhiễm HIV có hành vi đưa BKT đã sử dụng cho bạn chích
chung vẫn ở mức cao; qua nghiên cứu năm 2007 cho thấy 22% số người
NCMT bị nhiễm HIV tiếp tục làm lây nhiễm HIV cho người NCMT khác [21].
<i>* Có sự đan xen giữa các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV như sử</i>
<i>dụng chung dụng cụ tiêm chích và QHTD khơng an tồn tại Việt Nam</i>


Người NCMT cũng có các hành vi tình dục có nguy cơ với nhiều bạn
tình khác nhau, trong đó có cả phụ nữ mại dâm. Qua các điều tra nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ phần trăm số người NCMT báo cáo có QHTD với phụ nữ mại
dâm tại một số tỉnh là An Giang 43,3%; Cần Thơ 28,7% và Hà Nội 20,5%.
Tỷ lệ phụ nữ mại dâm sử dụng ma túy ngày càng gia tăng, một số tỉnh, thành
phố như Cần Thơ, Hà Nội tỷ lệ này là 17,3% và 16,7% [9], [11].


<i>* Trong những năm tiếp theo hành vi lây nhiễm HIV qua TCMT vẫn là</i>
<i>nguy cơ gia tăng lây truyền HIV tại Việt Nam</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>Tóm lại: Hình thái lây nhiễm HIV ở Việt Nam vẫn đang trong giai</b>
đoạn dịch tập trung, tỷ lệ nhiễm HIV rất cao trong nhóm NCMT, cao trong
nhóm gái mại dâm, bệnh nhân mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục và
thấp ở các quần thể khác. Theo khuyến cáo của các tổ chức Quốc tế, đây là
giai đoạn phù hợp để triển khai các biện pháp can thiệp [6], [7], [10], [27].



Trên thế giới, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone (gọi tắt là điều trị thay thế bằng Methadone) không phải là một
trong những giải pháp mới trong hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phịng
lây nhiễm HIV. Ở Hồng Kơng, chương trình Methadone đã được triển khai từ
những năm 1970, ở Hà Lan được triển khai từ những năm 1980 và Trung
Quốc cũng đã thực hiện chương trình này vào năm 2004. Chính vì vậy, các
cơng trình nghiên cứu về đề tài này rất phong phú và đa dạng với các mục
tiêu khác nhau. Điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm cả
giải pháp điều trị thuốc và giải pháp tâm lý xã hội. Mục tiêu cơ bản của điều trị
lạm dụng ma tuý là giảm sử dụng ma tuý, bằng cách đó sẽ giảm hành vi tiêm
chích và các hành vi nguy cơ khác có liên quan đến việc sử dụng ma tuý, hỗ
trợ cho các giải pháp can thiệp khác làm tăng hiệu quả dự phòng lây nhiễm
HIV [13], [14], [28], [29], [30], [48].


Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone đã được triển khai tại
rất nhiều nước trên thế giới như Úc, Mỹ, Hà Lan, Ấn Độ, Thái Lan,
Myanmar, Trung Quốc, Hồng Kông...và tại những nước này, chương trình
Methadone đã góp phần đáng kể vào việc giảm tội phạm và giảm sự lây
truyền HIV trong nhóm TCMT và từ nhóm TCMT ra cộng đồng cụ thể:


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

xuống còn 8,8% sau một năm điều trị và tần suất tiêm chích trong tháng giảm
từ 90 lần/tháng xuống cịn 2 lần/tháng. Tỷ lệ có việc làm tăng từ 22,9% lên
40,6% và tỷ lệ phạm tội do khách hàng tự báo cáo giảm từ 20,7% xuống cịn
3,6%. Trong số 92 người HIV âm tính tham gia chương trình và kéo dài điều
trị ít nhất một năm khơng có trường hợp nào nhiễm HIV. Dự kiến năm 2007 –
2008, Trung Quốc sẽ có khoảng 1.500 phịng điều trị Methadone cho khoảng
300.000 người sử dụng heroin [18], [24], [30], [48].


Australia được coi là một Quốc gia có nhiều kinh nghiệm thành công


trong việc áp dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại phòng lây nhiễm HIV
trong nhóm nghiện chích ma t. Tuy nhiên, cuộc vận động chính sách kéo
dài gần 3 năm đã phải trải qua để thuyết phục các nhà hoạch định chính sách
ủng hộ chương trình can thiệp giảm tác hại trong nhóm nghiện chích ma t.
Can thiệp giảm tác hại được thơng qua một chính sách thuốc Quốc gia bắt
đầu từ tháng 4/1985. Từ đó, nhiều lần được chính thức phê duyệt lại. Chương
trình điều trị Methadone nhanh chóng được mở rộng, từ 2.000 người trong
năm 1985 lên đến 40.000 người trong năm 2005. Chương trình trao đổi bơm
kim tiêm được bắt đầu từ năm 1986, có 32 triệu bơm kim tiêm được trao đổi
trong năm 1998. Chương trình giáo dục đồng đẳng trong nhóm ma tuý cũng
được áp dụng vào cuối những năm 1980. Kết quả, nhiễm HIV đã được khống
chế trong nhóm nghiện chích ma t cịn khoảng 1-2%. Nhiễm HIV ở
Australia hiện tại đã được khống chế, đặc biệt trong nhóm nghiện chích ma
t, tỷ lệ mắc hàng năm ở mức rất thấp 1,2/100.000 dân (Ở Mỹ là 14,7/
100.000 dân) [39].


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

các hành vi phạm tội, giảm tỷ lệ tử vong. Một nghiên cứu về thử nghiệm lâm
sàng về điều trị Methadone của Porter J và cộng sự cũng có kết quả tương tự.
Nghiên cứu này đã được thực hiện trên 319 người tham gia, kết quả cho thấy
76% người tham gia điều trị giảm số ngày, số lần sử dụng Heroin có ý nghĩa
thống kê (p<0,01), những hành vi phạm tội tự khai báo cũng giảm có ý nghĩa
ở nhóm điều trị, kết luận này cũng phù hợp với kết luận nghiên cứu của
McLellan AT, 2003 [40], [44], [46], [47].


Trong một nghiên cứu thuần tập tương lai của Wiebel WW và cộng sự
đã theo dõi 152 người TCMT tham gia điều trị Methadone và 103 người
không điều trị ở Philadelphia – Mỹ trong thời gian 18 tháng, ở thời điểm bắt
đầu nghiên cứu, tỷ lệ huyết thanh dương tính với HIV là 10% ở nhóm điều trị
và 16% nhóm khơng điều trị, sau 18 tháng theo dõi những người tham gia có
HIV âm tính thì nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỷ lệ thay đổi huyết thanh


dương tính ở nhóm khơng điều trị gấp 6 lần so với nhóm điều trị (22% so với
3,5%) [51]. Một nghiên cứu khác của Moset và cộng sự theo dõi một nhóm
đối tượng TCMT tham gia điều trị Methadone ở Fransitsco trong thời gian 5
năm, tác giả đã thấy rằng, 7,6% những người tham gia điều trị dưới 12 tháng
có chuyển đổi huyết thanh dương tính so với 2,1% có chuyển đổi huyết thanh
ở những người tham gia điều trị trên 12 tháng (p=0,02)[52]. Như vậy, đã có
những bằng chứng về hiệu quả của việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện thay thể bằng Methadone, đã có hiệu quả trên việc thay đổi các hành vi
nguy cơ làm lây truyền HIV và sự chuyển đổi huyết thanh dương tính HIV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- Dự phịng lây nhiễm HIV: Điều trị thay thế bằng Methadone đường
uống làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm người nghiện các CDTP
do giảm việc tiêm chích, giảm tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm.


Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy người nghiện chích ma túy (NCMT)
khơng được điều trị bằng Methadone có tỷ lệ huyết thanh dương tính với HIV
tăng từ 21% tới trên 51% sau 5 năm theo dõi. Với nhóm người NCMT được
điều trị bằng Methadone, tỷ lệ này chỉ tăng từ 13% đến 21%. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê. Theo kết quả đánh giá của Hồng Kông, năm 2001
trong 3.811 mẫu nước tiểu của bệnh nhân tham gia điều trị bằng Methadone,
chỉ có 4 trường hợp nhiễm HIV (chiếm tỷ lệ 0,105%) [18], [24].


- Giảm sử dụng ma tuý bất hợp pháp: Các nghiên cứu về kết quả điều
trị thay thế bằng Methadone tại Anh, Mỹ và Úc cho thấy việc giảm sử dụng
Heroin trong nhóm người được điều trị bằng Methadone. Một nghiên cứu tại
Mỹ cho thấy điều trị bằng Methadone làm giảm tỷ lệ sử dụng Heroin 70%,
người nghiện các CDTP không tham gia điều trị Methadone có tần suất sử
dụng Heroin cao hơn 9,7 lần, tỷ lệ bị bắt giam cao gấp 5,3 lần so với những
người được điều trị (Báo cáo của Viện nghiên cứu Quốc gia về lạm dụng ma
tuý, Hoa Kỳ) [18], [30], [38].



- Giảm các hành vi vi phạm pháp luật: Nghiên cứu đánh giá Quốc gia
của Úc về trị liệu Dược lý ở những người lệ thuộc Opioid cho thấy: tỷ lệ tội
phạm do sử dụng Heroin ở những người được điều trị giảm từ 20% xuống
13% trong nhóm tội phạm về trộm cắp tài sản và giảm từ 23% xuống 9%
trong nhóm tội phạm liên quan đến bn bán ma tuý [20], [38].


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

người). Một nghiên cứu khác của Dole VP và Joseph H. cho thấy tỷ lệ tử
vong ở bệnh nhân bỏ điều trị cao gấp 2 lần so với bệnh nhân tiếp tục điều trị;
trong đó rượu là ngun nhân chính dẫn tới tử vong của những bệnh nhân
đang điều trị và sử dụng Heroin quá liều là nguyên nhân chính dẫn tới tử
vong của những bệnh nhân bỏ trị [30], [38]. Weber R. và cộng sự đã tiến
hành theo dõi những người nhiễm HIV được điều trị và không được điều trị
bằng Methadone trong 3 năm. Kết quả cho thấy thời gian tiến triển tới giai
đoạn AIDS trong nhóm khơng sử dụng Methadone ngắn hơn so với nhóm sử
dụng Methadone. Một nghiên cứu do bác sỹ Henry Brill thực hiện cho thấy:
35% trong tổng số 1.230 bệnh nhân đầu tiên tham gia điều trị bằng
Methadone đã cải thiện được khả năng lao động như có việc làm, đi học, tăng
khả năng làm việc nhà của phụ nữ. 65% bệnh nhân đã cải thiện các mối quan
hệ trong gia đình sau 12 tháng điều trị bằng Methadone, theo một nghiên cứu
tại Trung Quốc [16], [17], [45], [56], [57].


- Hiệu quả chi phí: Theo nghiên cứu về hiệu quả điều trị quốc gia của
Anh (NTORS-Study UK), ước tính cứ 1 đơla đầu tư vào chương trình điều trị
thay thế bằng Methadone thì sẽ tiết kiệm được 3 đơla cho các chi phí pháp lý.


Tại Úc, chi phí điều trị nghiện thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ cần
khoảng 6.096 đô la Úc trong khi biện pháp cai nghiện trong trung tâm tốn
khoảng 11.125 đô la Úc, và giam giữ trong tù mất khoảng 73.840 đô la Úc
chưa kể đến các chi phí tiết kiệm được do khơng dùng thuốc phiện trong thời


gian cai và sau cai . Theo kinh nghiệm quốc tế, chương trình điều trị thay thế
bằng Methadone sẽ giúp cộng đồng tiết kiệm được từ 7 đến 10 lần các chi phí
liên quan đến luật pháp, hành pháp, y tế, xã hội, bảo hiểm, hải quan v.v [39],
[40], [41], [52].


<i><b>2.2.</b></i><b>Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan tới đề tài.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

nghiện ma túy bằng Methadone tại bệnh viện tâm thần Hải Phòng (1999 –
2000)” tiến hành tại Bệnh viện tâm thần Hải Phòng và báo cáo về “Áp dụng
điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Viện
sức khỏe tâm thần (2001 - 2003)” của Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện
Bạch Mai, hai nghiên cứu này cũng cho thấy hiệu quả của việc điều trị nghiện
các CDTP bằng thuốc Methadone tại Việt Nam:


- Giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp: Nghiên cứu của Bệnh viện tâm
thần Hải Phịng cho thấy với liều duy trì từ 35mg đến 45mg/ngày, kết quả xét
nghiệm nước tiểu cho thấy tỷ lệ dương tính với CDTP thấp, chỉ chiếm khoảng
5% trên tổng số hơn 1.000 mẫu nước tiểu. Nghiên cứu của Viện Sức khỏe
tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai cho thấy khi bắt đầu điều trị, 100% bệnh
nhân có mẫu xét nghiệm nước tiểu dương tính với CDTP, sau 24 tuần theo
dõi tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 9,26%.


- Tăng khả năng lao động: 12 trong số 60 bệnh nhân vẫn có khả năng
lao động để ni sống bản thân và trợ giúp gia đình (nghiên cứu của Viện tâm
thần Hải Phòng).


- Giảm chi tiêu: Sau 18 tuần điều trị, với tỷ lệ sử dụng ma túy giảm
xuống còn 6,44% đã giúp bệnh nhân và gia đình tiết kiệm rất nhiều tiền dành
cho việc mua ma túy.



- Giảm hành vi sai phạm: 88,88% bệnh nhân khi mới vào có hành vi sai
phạm, đến tuần 18 chỉ còn 2,77% bệnh nhân có hành vi sai phạm [9], [12].


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

quan hệ tình dục ở bệnh nhân điều trị Methadone tăng lên một cách đáng kể
(từ 23% trước khi điều trị tăng lên 42% vào thời điểm đánh giá). Bệnh nhân
tham gia điều trị có những cải thiện đáng kể về thể chất. Theo thống kê cho
thấy có 390 bệnh nhân tăng khoảng 2 - 4 kg sau 3 tháng điều trị (chiếm
74,8% tổng số bệnh nhân tham gia điều trị). Có 114 bệnh nhân đang thất
nghiệp đã tìm được việc làm sau 6 tháng tham gia chương trình điều trị
(chiếm 23,7% tổng số bệnh nhân) [8], [13], [14].


<b>3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:</b>


<i><b>3.1.</b></i><b>Thiết kế nghiên cứu.</b>


Mơ tả cắt ngang kết hợp với phân tích hồi cứu. Nhằm bổ sung và giải
thích cho các kết quả điều tra định lượng, các số liệu định tính được thu thập
qua các buổi phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với các đối tượng đích [22].


<i><b>3.2.</b></i><b>Chọn mẫu, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu.</b>


<i>Cỡ mẫu </i>: Tính cỡ mẫu theo công thức ngẫu nhiên hệ thống
<i>n</i>=<i>Z</i><sub>(</sub>2<sub>1</sub><i><sub>− α</sub></i><sub>/</sub><sub>2</sub><sub>)</sub>.<i>P</i>(1<i>− P</i>)


<i>d</i>2


Với: Z = 1,96 - Hệ số tin cậy với mức ý nghĩa <i>α</i>=0<i>,</i>05


P = 0,4 - Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đối tượng nghiện chích
ma túy năm 2009 <i>(theo điều tra IBBS năm 2009 của TP Hà Nội)</i>.



d = 0,023 - Tỷ lệ sai số cho phép


Áp dụng cơng thức trên ta có cỡ mẫu n = 370. Đây là cỡ mẫu tối thiểu
của điều tra. Dự phịng số phiếu khơng hợp 10% ước tính bỏ cuộc và làm trịn
ta có cỡ mẫu chọn cho nghiên cứu là 400 [22].


Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu tồn bộ có chủ đích : mỗi cơ sở
điều trị lựa chọn 200 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Việc tuyển chọn người
NCMT sẽ được thực hiện liên tục từ tháng 4/2012 cho tới khi đạt đủ số lượng
cần thiết 400 người NCMT đang được điều trị cai nghiện bằng thuốc thay thế
thuốc Methadone tại Hà Đông, Từ Liêm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

đang sống và sinh hoạt tại cộng đồng trên địa bàn. Người NCMT được lựa
chọn tham gia nghiên cứu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:


+ Đồng ý tham gia nghiên cứu trong thời gian dài;


+ Có đủ sức khoẻ về thể chất và tinh thần để tham gia nghiên cứu.


<i><b>3.3.</b></i> <b>Phương pháp nghiên cứu.</b>


<i><b>3.3.1.</b></i> Chỉ tiêu nghiên cứu.


Đặc điểm xã hội học  Giới


 Trình độ học vấn
 Tơn giáo, dân tộc
 Tình trạng hơn nhân
 Hồn cảnh kinh tế


 Tiền án/tiền sự
 Tình trạng việc làm
 Thu nhập


Tiền sử sử dụng chất gây
nghiện


 Thời gian sử dụng chất gây nghiện
 Loại chất gây nghiện đã sử dụng
 Hình thức sử dụng ma túy


 Số lần và hình thức cai nghiện
 Tiền sử sốc quá liều


Hành vi sử dụng ma túy trong
30 ngày qua


 Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng chất gây
nghiện


 Loại chất gây nghiện đã sử dụng
 Tỷ lệ TCMT


 Số lần và hình thức cai nghiện
 Số tiền sử dụng cho ma túy
Hành vi sử dụng các chất kích


thích khác 30 ngày qua


 Hút thuốc lá


 Rượu


Tình trạng sức khỏe  Cân nặng


 Bệnh thường mắc
 Sức khỏe tâm thần


 Khả năng lao động trong 30 ngày
qua


Chất lượng cuộc sống trong 2
tuần qua


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

 Tâm lý
 Dinh dưỡng


Chỉ số lâm sàng và xét nghiệm  Thời gian điều trị bằng Methadone
 Liều Methadone khởi đầu


 Liều Methadone duy trì
 Thời gian đạt tới liều duy trì
 Tác dụng phụ của Methadone
 Điều trị ARV


 Phác đồ điều trị ARV


 Điều trị các nhiễm trùng cơ hội
Chỉ số huyết thanh học  Tỷ lệ nhiễm HIV


 Tỷ lệ nhiễm HBV


 Tỷ lệ nhiễm HCV


 Kết quả xét nghiệm nước tiểu xác
định tình trạng sử dụng ma tuý
 Công thức máu


 Men gan
Chỉ số về tác dụng phụ khi


tham gia điều trị Methadone


 Ra nhiều mồ hơi
 Bị táo bón


 Dị ứng


 Giảm khả năng tình dục
 Ngủ li bì


 Bệnh về răng miệng
 Tăng men gan
 Rối loạn giấc ngủ
Chỉ số hành vi  Hành vi tiêm chích


 Dùng chung bơm kim tiêm


 Quan hệ tình dục và sử dụng bao cao
su


 Quan hệ tình dục với bạn tình


thường xuyên


 Quan hệ tình dục với gái mại dâm
 Quan hệ tình dục với MSM


Mức độ hài lịng của bệnh
nhân


 Với thái độ các nhân viên cơ sở điều
trị


 Với quy trình khám, điều trị và tư
vấn


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Các dịch vụ chuyển gửi  Các dịch vụ y tế


 Các dịch vụ hỗ trợ xã hội
Sự quan tâm của các ban


ngành, đoàn thể


 Động viên, an ủi
 Hỗ trợ việc làm


 Hỗ trợ tài chính, vật chất


 Cung cấp tài liệu truyền thơng, BCS


<i><b>3.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu.</b></i>



Ba phương pháp thu thập số liệu chính được sử dụng trong nghiên cứu này:
- Điều tra cắt ngang sử dụng bảng hỏi


- Hồi cứu và trích lục hồ sơ bệnh nhân


- Hồi cứu và trích lục hồ sơ tư vấn bệnh nhân


<i><b>3.3.3. Các công cụ nghiên cứu cụ thể.</b></i>


Công cụ thu thập: Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn (đã tham khảo mẫu phiếu
điều tra hành vi ở người NCMT của Cục Phòng chống HIV/AIDS) đã được
kiểm tra trên thực địa, có chỉnh sửa sau khi điều tra thử (Phụ lục 1,2).


Bảng hỏi sẽ gồm 2 phần để thu thập thông tin về 2 nội dung:


- Phỏng vấn về hành vi nguy cơ của người NCMT tham gia chương trình
dùng thuốc thay thế thuốc Methadone .


- Phỏng vấn về chất lượng dịch vụ dành cho bệnh nhân.


Kỹ thuật thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp các ĐTNC. Trước khi phỏng
vấn ĐTV giới thiệu mục đích của nghiên cứu, đảm bảo bảo mật, không lưu tên đối
tượng, chỉ tiến hành phỏng vấn những đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu. Nếu
đối tượng nào từ chối sẽ phỏng vấn người NCMT khác thay thế ngay. Đối tượng tự
chọn nơi phỏng vấn đảm bảo thuận tiện cho phỏng vấn khi trả lời các thông tin
riêng tư, nhạy cảm.


<i>* Thu thập các mẫu huyết thanh thử HIV</i>


 <i> Cách lấy, lưu trữ và vận chuyển mẫu máu/huyết thanh như sau:</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

 Sau khi lấy máu, cần lấy kim tiêm ra khỏi ống tiêm, bơm máu nhẹ
nhàng vào ống đựng để tránh tán huyết. Không nên đậy lại kim tiêm để đề
phòng tai nạn do kim đâm vào tay.


 Để ống máu ở tư thế thẳng đứng trong 1-2 giờ cho cục máu co lại và
ra huyết thanh.


 Ly tâm ống máu 3000 vòng/phút trong 10 phút.


 Dùng pipette nhựa hút nhẹ phần huyết thanh và chuyển sang một ống
nhựa sạch khác.


 Trong trường hợp khơng có máy ly tâm, nên để máu khoảng 2-3 giờ
cho cục máu co thật tốt để huyết thanh tiết được nhiều, dùng pipette nhựa
tách huyết thanh như ở trên.


 Tách lấy huyết thanh, tránh tán huyết.


 Bảo quản huyết thanh ở 40°C (trong ngăn mát của tủ lạnh) của trung
tâm y tế quận/ huyện (từ lúc lấy máu đến khi chuyển mẫu không quá 1 tuần)


 Tại trung tâm y tế , huyết thanh được bảo quản ở - 20°C (ngăn đá của
tủ lạnh).


 Tránh làm đông tan huyết thanh nhiều lần.


Áp dụng các biện pháp tránh lây nhiễm cần thiết khi vận chuyển mẫu về
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội.



 Cần ghi mã số khớp nhau trên ống máu, ống huyết thanh và trong hồ
sơ phiếu XN.


 <i>Vận chuyển mẫu máu</i>


 Mẫu được đựng trong ống nhựa, nắp đậy là loại vặn xoắn.


 Để thẳng đứng ống nhựa và vận chuyển ở nhiệt độ lạnh (dùng bình
giữ lạnh và gel lạnh khi vận chuyển mẫu), tránh lây động mạnh.


<i>(Không sử dụng ống thủy tinh và nút gòn)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Các đối tượng điều tra trong nhóm NCMT được làm xét nghiệm HIV.
Để tính tỷ lệ nhiễm HIV trên những nhóm quần thể mục tiêu, dùng chiến lược
II của TCYTTG để phát hiện một trường hợp HIV dương tính. Mọi đối tượng
điều tra đều được lấy 5ml máu tĩnh mạch và bảo quản vận chuyển như qui
định. Sau khi mang về trung tâm, các mẫu máu trước tiên được làm xét
nghiệm nhanh. Nếu xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính, mẫu đó được coi
là có kết quả âm tính và không cần làm thêm bất cứ xét nghiệm nào nữa. Nếu
xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính, mẫu máu đó được làm tiếp xét
nghiệm ELISA tại phịng thí nghiệm để khẳng định [15].


<i><b>3.4.</b></i> <b>Phương pháp xử lý số liệu</b>


 Sử dụng phần mềm EPI-DATA để nhập và quản lý số liệu.


 Phần mềm SPSS được sử dụng cho phân tích thống kê mơ tả và một
số bước tiếp theo:


+ Phân tích hai biến để đánh giá mối tương quan giữa:



Các đặc điểm kiến thức thực hành, tiếp cận các chương trình can thiệp
với kiến thức về dùng BKT sạch và BCS trong phòng chống HIV


Các chỉ số về kiến thức nói trên và hành vi sử dụng BKT sạch, BCS và
một số yếu tố nguy cơ khác.


+ Sử dụng kiểm định Khi bình phương (2<sub>)</sub><sub>để</sub><sub>so sánh sự khác biệt giữa </sub>


hai tỷ lệ và các mối tương quan giữa hai biến phân loại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>4.</b> <b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU</b>


<b>4.1. Mô tả hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và xác định tỷ lệ nhiễm HIV</b>
<b>của nhóm nghiện chích ma túy tham gia chương trình Methadone.</b>


<i><b>Biểu đồ 1. Đặc điểm của người nghiện chích ma tuý phân theo tuổi</b></i>


Nhận xét: Kết quả bảng 1 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được điều trị
Methadone đa phần là ở lứa tuổi trẻ từ 20-39: 47,0% ở nhóm tuổi 20-29, tiếp
theo 33,7% ở nhóm tuổi 30-39.


<i><b>Biểu đồ 2. Đặc điểm của người nghiện chích ma t theo trình độ</b></i>
<i><b>học vấn</b></i>


Nhận xét: Tỷ lệ người NCMT mù chữ chiếm 0,5%, tiểu học chiếm
13,3%, trung học cơ sở chiếm 44,0%, phổ thông trung học chiếm 38,8%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

khám chữa bệnh thông thường tại cơ sở y tế khơng phải là phịng khám ngoại
trú (OPC).



<i><b>Biểu đồ 3. Đặc điểm sống của người nghiện chích ma tuý </b></i>


Tỷ lệ người NCMT hiện đã kết hơn và có gia đình, bạn sống cùng là
97,3% , cịn lại sống một mình, lang thang, cùng bè bạn chiếm 5,8%. Tình
trạng hơn nhân, gia đình, NCMT và quan hệ tình dục khơng an tồn là một
vịng xốy làm cho người NCMT khơng thể thốt ra được. Trong nghiên cứu
này tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT khá cao 12,5%, do vậy đây chính là
nguy cơ lây nhiễm HIV cho những người vợ, con của họ và cộng đồng qua
QHTD khơng an tồn.


<i><b>Biểu đồ 4. Tần suất uống rượu, bia trong 1 tháng qua</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

ngày, uống ít nhất 1 lần/tuần (25,5%) và uống ít hơn 1 lần/tuần (12,0%). Tuy
nhiên, có khoảng 4,3% số đối tượng NCMT khơng uống rượu bia.


<i><b>Biểu đồ 5. Phân bố theo nghề nghiệp của người nghiện chích ma tuý </b></i>


Các đối tượng NCMT làm rất nhiều ngành nghề khác nhau trong đó tập
trung chủ yếu là nghề tự do (60,5%), nhân viên bán hàng (8,5%) và làm ruộng
(7,5%). Ngồi ra cịn có một số công việc khác như: chủ kinh doanh (6,2%),
sinh viên (2,5%), nhân viên Nhà nước (0,7%). Đặc biệt, có 14,1% đối tượng
khơng có việc làm. Đây hầu hết là những công việc lao động chân tay, thu
nhập thấp và không ổn định.


<i><b>Biểu đồ 6. Loại ma túy mà các đối tượng đã từng sử dụng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

22,3%; Cần sa, tài mà, bồ đà 13,8%.Các loại thuốc an thần như Sedusen,
Dorlacgan trên thị trường nhiều, mặc dù giá đắt, do đó người NCMT vẫn
kiếm được.



<i><b>Biểu đồ 7. Tần suất tiêm chích ma túy trong 1 tháng qua</b></i>


Hiện nay tỷ lệ người NCMT dùng ma túy một lần một ngày chiếm
31,8%, dùng hai đến ba lần một ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 53,5%, Ít hơn 1
lần/ngày chiếm 8,7 %, dùng trên 3 lần/ngày chiếm 6,0 %. Tần suất sử dụng
thuốc trong ngày không những phụ thuộc vào mức độ nghiện nặng hay nhẹ,
mà còn phụ thuộc vào khả năng kinh tế của người NCMT.


<i><b>Biểu đồ 8. Loại ma túy mà các đối tượng đã từng tiêm chích </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i><b>Biểu đồ 9. Nguồn cung cấp BKT mà các đối tượng NCMT </b></i>
<i><b>có thể mua/nhận trong 1 tháng qua</b></i>


Có 97,9% người NCMT có biết chỗ mua hoặc lấy bơm kim tiêm.
Trong đó 47,5% cho biết họ có thể mua bơm kim tiêm ở hiệu thuốc, 11,2%
cho biết có thể mua bơm kim tiêm ở các cơ sở y tế, và (11,7%) cho biết có thể
lấy bơm kim tiêm từ các đồng đẳng viên phản ánh hiệu quả hoạt động của các
đồng đẳng viên dự án chưa cao. Điều này cho thấy các đồng đẳng viên tại địa
bàn đã hoạt động chưa có hiệu quả. Ngồi ra, người NCMT cũng cho biết họ
có thể lấy bơm kim tiêm từ người bán ma túy (13,5%) và bạn chích (6,8%).


<i><b>Biểu đồ 10. Hành vi dùng chung BKT khi tiêm chích ma túy</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<i><b>Biểu đồ 11. Tần suất đối tượng đưa bơm kim tiêm cho người khác dùng lại</b></i>
<i><b>trong 1 tháng qua</b></i>


Trong số 19 đối tượng (4,8 %) có sử dụng lại bơm kim tiêm của người
khác trong tháng qua, có tới 50% không bao giờ làm sạch bơm kim tiêm
trước khi sử dụng, 32,7% đối tượng đơi khi làm sạch. Tình trạng này cũng


làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm các người NCMT.


<i><b>Biểu đồ 12. Tần suất sử dụng chung BKT của đối tượng trong 1 tháng qua</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<i><b>Biểu đồ 13. Tần suất làm sạch BKT của đối tượng trong 1 tháng qua</b></i>


Khi phỏng vấn về hành vi làm sạch bơm kim tiêm vừa dùng lại của đối
tượng trong 1 tháng qua. Người NCMT làm sạch bơm kim tiêm ở tất cả các
lần sử dụng lại bơm kim tiêm của đối tượng khác chỉ chiếm 17,7%. Cá biệt
không bao giờ làm sạch bơm kim tiêm của người khác đã hoặc vừa dùng
xong 33,5%.


<i><b>Biểu đồ 14. Cách làm sạch BKT của đối tượng trong 1 tháng qua</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

người khác là nhóm đặc biệt có nguy cơ cao đối với việc lây nhiễm
HIV/AIDS.


<i><b>Biểu đồ 15. Tỷ lệ đối tượng biết nơi có thể mua/nhận bơm kim tiêm</b></i>


Có tới 99,7% người NCMT biết nơi có thể lấy hoặc mua bơm kim
tiêm. Trong khi đó, tỷ lệ người NCMT khơng biết nơi mua/nhận bơm kim
tiêm chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (0,3%).


<i><b>Biểu đồ 16. Loại ma túy đối tượng sử dụng trong lần tiêm chích gần nhất</b></i>


Kết quả cho thấy trong tháng qua, gần như toàn bộ (74,3%) người
NCMT sử dụng trong lần tiêm chích gần nhất có sử dụng Heroin. Chỉ có
7,7% người NCMT có sử dụng thuốc an thần và 3,0% sử dụng thuốc phiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

Kết quả cho thấy địa điểm tiêm chích trong lần gần đây nhất của nhóm


đối tượng nghiên cứu chủ yếu là ở nơi công cộng chiếm tỷ lệ cao nhất 49,7%,
sau đó là tại các tụ điểm tiêm chích 24,0%. Đối với các địa điểm khác chiếm
tỷ lệ rất thấp.


<i><b>Biểu đồ 18. Tỷ lệ đối tượng sử dụng chung BKT trong lần tiêm chích gần</b></i>
<i><b>nhất</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<i><b>Biểu đồ19. Tỷ lệ đối tượng dùng chung thuốc hoặc dụng cụ pha thuốc</b></i>
<i><b>trong lần tiêm chích gần nhất</b></i>


Kết quả cho thấy tỷ lệ sử dụng chung thuốc hoặc dụng cụ pha chế
thuốc trong lần tiêm chích gần nhất cịn chiếm tỷ lệ tới 13,0%.


<i><b>Biểu đồ 20. Tình trạng hơn nhân, tuổi quan hệ tình dục </b></i>
<i><b>lần đầu của người nghiện chích ma tuý </b></i>


Biểu đồ trên cho thấy hơn một nửa (56,5%) các người NCMT hiện đang
có vợ/chồng, 33,0% các người NCMT là chưa lập gia đình. Tỷ lệ ly dị và ly
thân rất thấp, tương ứng là 4,5% và 5,7%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Bảng trên cho thấy tuổi người NCMT quan hệ tình dục lần đầu chủ yếu
ở độ tuổi 20-22 tuổi chiếm tỷ lệ 36,7%, trong nhóm tuổi 18-19 tuổi chiếm
28,6%. Điều này cũng phù hợp với thực tế do người NCMT có cuộc sống gia
đình khơng ổn định, mối quan hệ của họ với bạn gái không lâu bền. Nhiều đối
tượng nghiện sống lang thang cùng bạn bè hoặc đã ly dị, ly thân, họ thường
quan hệ với GMD.


<i><b>Biểu đồ 22. Tình trạng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với</b></i>
<i><b>vợ/người yêu lần gần nhất trong 12 tháng qua</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<i><b>Biểu đồ 23. Người gợi ý sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với</b></i>
<i><b>vợ/người yêu lần gần nhất trong 12 tháng qua</b></i>


Kết quả cho thấy trong nhóm đối tượng nghiên cứu người gợi ý sử
dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với vợ/người yêu lần gần nhất trong 12
tháng qua cùng quyết định sử dụng BCS trong tất cả các lần QHTD với
vợ/người yêu trong 12 tháng qua 51,0%, tự bản thân 28,0%.


<i><b>Biểu đồ 24. Tần suất sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với vợ/người</b></i>
<i><b>yêu trong 12 tháng qua</b></i>


Kết quả cho thấy trong nhóm đối tượng nghiên cứu mức độ sử dụng
BCS trong tất cả các lần QHTD với vợ/người yêu trong 12 tháng qua rất thấp
1,3%, đa số các lần 64,3%, đôi khi 32,2%. Tuy nhiên có tới 2,2% đối tượng
khơng bao giờ sử dụng BCS. Tỷ lệ không dùng BCS trong tất cả các lần khi
quan hệ tình dục thấp là một nguy cơ cao góp phần làm tăng nguy cơ lây
nhiễm HIV trong nhóm này và cho bạn tình của họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Kết quả cho thấy trong nhóm đối tượng hiểu rõ sử dụng BCS trong
QHTD có tác dụng tránh thai, phòng bệnh với tỷ lệ cao 84,6% và 76,7%. Tuy
nhiên hiểu biết này không đồng nghĩa với tần suất sử dụng BSC trong QHTD
với vợ/bạn tình.


<i><b>Biểu đồ 26. Tình trạng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với gái</b></i>
<i><b>mại dâm lần gần nhất trong 12 tháng qua</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<i><b>Biểu đồ 27. Tần suất sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với gái mại</b></i>
<i><b>dâm trong 12 tháng qua</b></i>


Kết quả cho thấy tần xuất sử dụng BCS khi QHTD với gái mại dâm


trong 12 tháng qua cao tới 87,9% trong tất cả các lần. Tuy nhiên vẫn còn
tỷ lệ đáng kể đối tượng sử dụng không thường xuyên 11,4% và không bao
giờ sử dụng 0,7%.


<i><b>Biểu đồ 28. Lý do sử dụng bao cao su khi QHTD với gái mại dâm</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<i><b>Biểu đồ 29. Tình trạng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với bạn</b></i>
<i><b>tình bất chợt khơng trả tiền lần gần nhất trong 12 tháng qua</b></i>


Kết quả cho thấy trong nhóm đối tượng nghiên cứu 41 người có QHTD
với bạn tình bất chợt khơng trả tiền trong 12 tháng qua chiếm 87,2%.


<i><b>Biểu đồ 30. Tần suất sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với bạn tình</b></i>
<i><b>bất chợt không trả tiền trong 12 tháng qua</b></i>


Kết quả cho thấy tần xuất sử dụng BCS khi QHTD với với bạn tình bất
chợt khơng trả tiền trong 12 tháng qua chiếm 65,9% trong tất cả các lần, sử
dụng không thường xuyên 27,6% và không bao giờ sử dụng 6,5%. Như vậy
tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên trong QHTD tăng dần trên các đối tượng
vợ/người yêu, bạn tình bất chợt và gái mại dâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Kết quả cho thấy đa số các đối tượng nghiên cứu đều biết nơi có thể lấy
hoặc mua được BCS, hiệu thuốc là nơi biết đến nhiều nhất 86,3%, các cơ sở y
tế 47,0%, đồng đẳng viên 35,7%, cán bộ y tế 16,0%.


<i><b>Bảng 1. Tình trạng sử dụng bao cao su của đối tượng nghiên cứu</b></i>


<b>Đặc điểm</b> <b>SL</b>


<b>(n = 400)</b> <b>TL (%)</b>



Có 398 99,4


Không 1 0,3


Không trả lời 1 0,3


Kết quả cho thấy trong số 400 đối tượng điều tra có tới 398 người
chiếm 99,4% đã từng sử dụng BCS trong QHTD.


<i><b>Biểu đồ 32. Các triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<i><b>Bảng 2. Hiểu biết của đối tượng HIV/AIDS </b></i>


<b>Đã nghe nói về HIV/AIDS</b> <b>SL</b>


<b>(n = 400)</b> <b>TL (%)</b>


Có 347 86,8


Khơng 34 8,5


Khơng biết 19 4,7


Kết quả cho thấy tỷ lệ đối tượng điều tra cho biết có (86,8%) có hiểu
biết về nguy cơ nhiễm HIV/AIDS. Vẫn cịn tới 4,7% khơng biết các đường
lây HIV/AIDS. Điều đó cho thấy, vẫn cần phải tăng cường các hoạt động
truyền thơng về các biện pháp phịng tránh lây nhiễm HIV/AIDS cho các
người NCMT.



<i><b>Bảng 3. Nhận thức của người nghiện chích ma t về phịng lây nhiễm</b></i>
<i><b>HIV</b></i>


<b>Nội dung</b>


<b>Trả lời đúng</b> <b>Trả lời sai</b>


<b>SL</b> <b>TL</b>


<b>(%)</b> <b>SL</b>


<b>TL</b>
<b>(%)</b>
Luôn sử dụng BCS đúng cách khi


QHTD dự phòng lây nhiễm HIV
(n=400)


345 86,3 45 11,3


Luôn dùng BCS đúng cách khi
QHTD đường hậu mơn phịng được
lây HIV (n=400)


238 59,5 147 36,7


Dùng chung BKT khi TCMT làm


tăng nguy cơ nhiễm HIV (n=400) 288 72,0 95 23,7
Rửa sạch BKT giữa các lần tiêm



chích làm giảm nguy cơ nhiễm HIV
(n=400)


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Một người có thể bị nhiễm HIV nếu


họ sử dụng nhà vệ sinh công cộng 289 72,3 94 23,5
Muỗi hay các cơn trùng khác đốt/cắn


có thể truyền HIV 269 67,3 108 27


Ăn chung với người nhiễm HIV có


thể lây HIV 277 69,3 87 21,8


Kết quả cho thấy nhóm đối tượng nghiên cứu còn thiếu hiểu biết về
nguyên nhân cũng như nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Với câu hỏi ln sử
dụng BCS đúng cách khi QHTD dự phịng lây nhiễm HIV là 86,3%. Luôn
dùng BCS đúng cách khi QHTD đường hậu mơn phịng được lây HIV tỷ lệ
trả lời đúng chỉ là 59,5%, câu hỏi dùng chung BKT khi TCMT làm tăng nguy
cơ nhiễm HIV trả lời đúng là 72,0%. Với các câu hỏi khác tỷ lệ có kiến thức
đúng chỉ từ 67,3% -72,3%.


<i><b>Biểu đồ 33. Lý do đối tượng nghiên cứu nghĩ rằng có nguy cơ nhiễm HIV</b></i>


Kết quả cho thấy đa số đối tượng cho rằng nguy cơ nhiễm HIV của
mình là tiêm chích ma túy 58,6%, QHTD không dùng BCS là 40,0%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Kết quả cho thấy đối tượng nghiên cứu là quần thể có hành vi nguy cơ
cao do đó lý do chủ yếu cho rằng mình ít có nguy cơ nhiễm HIV có tỷ lệ thấp:


chung thủy (37,5%), dùng BCS (33,9%), không QHTD với gái mại dâm
(55,4%), bạn tình khơng bị nhiễm HIV (14,3%), khơng nhận máu truyền
(5,4%), không QHTD đường hậu môn (8,9%).


<i><b>Biểu đồ 35. Hành vi về tư vấn và xét nghiệm HIV </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<i><b>Bảng 4. Một số mối liên quan trình độ học vấn,tình trạng hơn nhân</b></i>


<b>v i k t qu xét nghi mớ</b> <b>ế</b> <b>ả</b> <b>ệ</b>


<b>Đặc tính</b>


<b>Kết quả xét</b>


<b>nghiệm</b> <b><sub>OR</sub></b> <b>KTC </b>


<b>95%</b> <b>P</b>


<i><b>Dương</b></i>
<i><b>tính</b></i>


<i><b>Âm</b></i>
<i><b>tính</b></i>


<b>Trình độ học vấn</b>


≤ lớp 9 36


<i>15,6%</i>



195


<i>84,4%</i> <sub>2,04</sub> 0,3 –


1,6 0,04


> lớp 9 14
<i>8,3%</i>


155
<i>91,7%</i>
<b>Tình trạng hơn </b>


<b>nhân</b>


Đã kết hôn 21
<i>10,2%</i>


184
<i>89,8%</i>


1,5 0,6 –


1,8 0,07


Độc thân 29


<i>14,9%</i>


166


<i>85,1%</i>


Bảng phân tích mối liên quan trên cho thấy: Có mối liên quan giữa
trình độ học vấn của người NCMT và tình trạng nhiễm HIV. Người NCMT
có trình độ học vấn dưới lớp 9 có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 2,04 lần (p =
0,04) so với người NCMT có trình độ học vấn cao hơn.


Bảng phân tích mối liên quan trên cho thấy: Có mối liên quan giữa tình
trạng hơn nhân của người NCMT và tình trạng nhiễm HIV. Người NCMT
độc thân có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 1,5 lần (p = 0,07) so với người
NCMT đã kết hôn.


<i><b>Bảng 5. </b></i>

<b>Một số mối liên quan tới hành vi sử dụng chung bơm</b>



<b>kim tiêm</b>



<b>Đặc tính</b> <b>Sử dụng BKT</b>


<b>OR</b>


<b>Có</b> <b>Khơng</b>


<b>Trình độ học vấn</b> ≤ lớp 9 25 (28,7) 62 (71,3) 15,4


> lớp 9

8 (2,6) 305 (97,4)


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

vấn dưới phổ thơng trung học có nguy cơ sử dụng chung bơm kim tiêm cao
gấp 15,4 lần so với những người NCMT có trình độ học vấn trên phổ thơng
trung học. Phân tích cũng chỉ ra là có sự khác biệt về trong hành vi sử dụng
chung bơm kim tiêm của những người NCMT có thời gian nghiện dưới 2 năm


và trên 2 năm. Những đối tượng NCMT trên 2 năm có nguy cơ sử dụng chung
bơm kim tiêm nhiều gấp 6,9 lần so với những người NCMT dưới 2 năm.


<i><b>Bảng 6.</b><b>Mối liên quan tới hành vi sử dụng bao cao su với gái mại dâm</b></i>


<b>Đặc tính</b> <b>Sử dụng BCS</b> <b><sub>OR</sub></b>


<b>Có</b> <b>Khơng</b>


<b>Trình độ học vấn</b> ≤ lớp 9 33 (60,0) 22 (40,0) 14,1


>

lớp 9 275 (54,9) 13 (45,1)


<b>Thời gian nghiện</b> Từ 2 năm trở lên<sub>Dưới 2 năm</sub> 232 (88,9)<sub>76 (92,7)</sub> 29 (11,1)<sub>6 (7,3)</sub> 1,6
Bảng phân tích mối liên quan giữa hành vi sử dụng BCS với GMD cho
thấy: Những người NCMT có trình độ học vấn trên phổ thơng trung học có
hành vi sử dụng BCS với GMD cao gấp 14,1 lần so với những người NCMT
có trình độ học vấn dưới phổ thông trung học. Kết quả cũng chỉ ra là: Những
đối tượng NCMT dưới 2 năm có hành vi sử dụng BCS với GMD nhiều gấp
1,6 lần so với những người NCMT trên 2 năm.


<i><b>Biểu đồ 36. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người NCMT</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<i><b>4.2. Mơ tả thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình dùng</b></i>
<i><b>thuốc thay thế Methadone can thiệp cho nhóm bệnh nhân nghiện chích ma</b></i>
<i><b>túy tại thành phố Hà Nội.</b></i>


<i><b>Biểu đồ 37. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng heroin trong khoảng từ 1- 3</b></i>
<i><b>tháng</b></i>



<i><b>trước thời điểm nghiên cứu</b></i>


Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân sử dụng heroin trong khoảng từ 1- 3 tháng
trước thời điểm nghiên cứu giảm đáng kể trong khoảng thời gian điều trị. Trước
điều trị, tỷ lệ bệnh nhân sử dụng heroin là 100%, dưới 1 tháng là 62,5%, từ 1 đến 2
tháng là 34,7% và sau 2 tháng chỉ còn 17,5%.


<i><b>Biểu đồ 38. Số ngày trung bình bệnh nhân sử dụng heroin trong khoảng từ</b></i>
<i><b>1- 3 tháng</b></i>




</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

17,5 ngày/tháng, sau 2 tháng điều trị là 7,5 ngày/tháng, sau 3 tháng điều trị
còn 1,2 ngày/tháng.


<i><b>Biểu đồ 39. Tỷ lệ bệnh nhân đang trong giai đoạn dị liều và điều trị duy trì</b></i>


Kết quả nghiên cứu cho thấy: 400 bệnh nhân đang tham gia điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại 2 quận huyện Hà
Đông, Từ Liêm với số bệnh nhân trong giai đoạn liều ổn định 87,5% và giai
đoạn dò liều 12,5%. Khoảng 10% bệnh nhân cho rằng thời gian dị liều là
chưa thích hợp, kéo dài nên bệnh nhân tiếp tục có các biểu hiện của hội
chứng cai. Tính trung bình tỷ lệ bệnh nhân được xét chọn vào tham gia điều
trị chiếm 59% tổng số bệnh nhân do xã/phường gửi lên Ban xét chọn.


Để tạo điều kiện cho bệnh nhân có mong muốn tham gia chương trình
có thể tiếp cận được với chương trình, việc đưa ra những tiêu chuẩn ưu tiên tại
mỗi quận/huyện cần nghiên cứu và chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực
tế của đơn vị.



<i><b>Biểu đồ 40. Hàm lượng trung bình theo liều điều trị Methadon</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<i><b>Biểu đồ 41. Các tác dụng phụ của thuốc khi điều trị bằng Methadon</b></i>


Kết quả nghiên cứu cho thấy táo bón là triệu chứng phổ biến nhất được
bệnh nhân báo cáo chiếm 71,3% số bệnh nhân điều trị. Bên cạnh đó bệnh
nhân có thể gặp một số tác dụng không mong muốn khác như suy giảm tình
dục 22,8% và nơn, mất ngủ, ngứa… từ 8,8% đến 14,3%.


<i><b>Biểu đồ 42. Trung bình số lần sử dụng Heroin trong ngày của bệnh nhân</b></i>
<i><b> đang điều trị Methadon theo thời gian </b></i>


Kết quả nghiên cứu cho thấy tần suất sử dụng hàng ngày của bệnh nhân
giảm đi rõ rệt: trước điều trị 1,24 lần/ngày; giai đoạn dò liều 1,07 lần/ngày
sau 7 ngày, 0,33 lần/ngày sau 30 ngày và sau 3 tháng điều trị là 0,08 lần/ngày.
Nhu vậy tình trạng tiếp tục sử dụng heroin trong quá trình điều trị Methadone
của nhóm đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong thời gian dò liều.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Kết quả nghiên cứu cho thấy quan điểm của bệnh nhân về quy trình xét
nghiệm, thời gian nộp đơn và quy trình đón tiếp bệnh nhân đều có chất tỷ lệ
100% đạt tiêu chí hợp lý. Tuy vậy vẫn có hơn 2,4 % bệnh nhân cho rằng quy
trình xét nghiệm là chưa thích hợp, kéo dài.


<i><b>Biểu đồ 44. Quan điểm của khách hàng về chất thái độ của nhân viên y tế</b></i>


Đa số bệnh nhân hiện đang được điều trị tại các cơ sở điều trị cho biết
họ rất hài lòng, hài lịng với các dịch vụ đón bệnh nhân, thái độ bác sỹ làm
việc, thái độ nhân viên tư vấn … cũng như hài lòng với thái độ của các nhân
viên công tác tại cơ sở điều trị. Tuy vậy vẫn có 1% bệnh nhân cho rằng thời
gian tiếp đón bệnh nhân cần linh hoạt hơn, do bệnh nhân có thể bận đi làm


nên không đến uống thuốc kịp giờ mở cửa của cơ sở điều trị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

thân họ và gia đình và chất lượng của dịch vụ tốt, đáp ứng được mong muốn
của bệnh nhân.


<i><b>Biểu đồ 45. Nguồn thơng tin biết đến chương trình Methadon</b></i>


Tỷ lệ bệnh nhân được giới thiệu và nhận các dịch vụ hỗ trợ xã hội qua
nguồn cung cấp thông tin về phương pháp điều trị Methadone còn thấp: đến
với người nghiện ma túy có tỷ lệ trải đều cho tất cả các nguồn; Nguồn được
tiếp nhận thông tin nhiều nhất là từ báo chí, phương tiện thơng tin đại chúng
41,7%, cán bộ xã/phường 36,3%, nhân viên hỗ trợ người hồi gia 21,5%, bệnh
nhân cơ sở điều trị Methadon 16,7%.


Do đó việc tăng cường cơng tác cung cấp thơng tin về phương pháp
điều trị Methadone cũng như đảm bảo việc tiếp cận của bệnh nhân với các
dịch vụ hỗ trợ cần được cải thiện trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả của
chương trình.


<i><b>Biểu đồ 46. Thay đổi dịch vụ đã nhận được</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<i><b>Biểu đồ 47. Dịch vụ chuyển tiếp trong tháng qua</b></i>


Nhìn chung, tỷ lệ bệnh nhân được giới thiệu tới các dịch vụ còn thấp.
Tại các cơ sở điều trị có các dịch vụ chuyển gửi bệnh nhân đến các dịch vụ y
tế khác, cụ thể việc chuyển gửi bệnh nhân tới điều trị ARV là 44,5%, điều trị
nhiễm trùng cơ hội 30,8%, nơi cung cấp BKT sạch 21,3%, tư vấn xét nghiệm
tự nguyện 8,3% được giới thiệu.


Kết quả nhiều nghiên trên thế giới cho thấy, bên cạnh việc điều trị thay


thế bằng thuốc Methadone thì một trong số những yếu tố liên quan tới việc
bệnh nhân hạn chế sử dụng heroin khi đã đạt tới liều duy trì phụ thuộc vào
việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Do đó việc tăng cường công tác chuyển gửi
cũng như đảm bảo việc tiếp cận của bệnh nhân với các dịch vụ hỗ trợ cần
được cải thiện trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả của chương trình việc
điều trị thay thế bằng thuốc Methadone .


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Kết quả cho thấy so sánh hành vi sử dụng BKT người khác đã sử dụng
trong vòng 30 ngày qua: tỷ lệ trước điều trị 6,1% cao hơn sau điều trị là 1,3%.
Sư khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.


<i><b>Bảng 7: Đặc điểm sức khỏe bệnh nhân tại Hà Đông và Từ Liêm </b></i>


<i><b>tham gia điều trị Methadone</b></i>


<i><b>Đặc điểm</b></i> <i><b> Hà Đông</b><b>108</b></i>
<i><b>(34,1%)</b></i>


<i><b> Từ Liêm</b><b>87</b></i>
<i><b>(43,3%)</b></i>


<i><b> Tổng số</b></i>


<i><b>(37,6%)</b></i>
<i><b>Tình trạng nhiễm HIV </b></i>


<i><b>trước khi điều trị trị</b></i>


<i> - HIV (+) (%)</i> 14 (7,0%) 36 (18,0%) 50 (12,5%)



<i> - HIV (-) (%)</i> 186 (93,0%) 164 (82,0%) 350 (87,5%)
Tỷ lệ % bệnh nhân điều trị


ARV


39,5% 63,5% 51,5%


Tỷ lệ % bệnh nhân điều trị
Lao


6,5% 14,0% 10,25 %


Tỷ lệ % bệnh nhân điều trị
Viêm gan B


7,0 % 12,0 % 13,6%


Tỷ lệ % bệnh nhân điều trị
Viêm gan C


62,5 % 58,0 % 60,25 %


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

7,0%; Từ Liêm: 12,0%). Tỷ lệ người NCMT điều trị viêm gan C là 60,25%
(Hà Đông: 62,5%; Từ Liêm: 58,0%).


<i><b>Biểu đồ 49. Hành vi QHTD với bạn tình trong 7 ngày và 1 tháng</b></i>
<i><b>sau khi điều trị</b></i>


Kết quả cho thấy sau khi điều trị duy trì có tới 98,7% có QHTD với
vợ/bạn tình trong vòng 1 tháng qua.



<i><b>Biểu đồ 50. Tần suất sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình trong 7 ngày và</b></i>
<i><b>1 tháng sau điều trị</b></i>


Kết quả cho thấy so sánh tần suất sử dụng BCS thường xuyên trong
QHTD với vợ/bạn tình trong vòng 30 ngày qua: tỷ lệ trước điều trị 97,8% cao
hơn sau điều trị là 77,2%. Sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Kết quả cho thấy sau khi điều trị duy trì có 7,8% đối tượng nghiên cứu
có có QHTD với bạn tình có trao đổi tiền bạc, trong vịng 1 tháng qua thì tỷ lệ
là 19,5%.


<i><b>Biều đồ 52. Tình trạng các triệu chứng bệnh STI</b></i>


Nhận xét: Kết quả cho thấy sau điều trị methadone tiếp cận với các
dịch vụ chuyển gửi điều trị, chăm sóc tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng STI
giảm rõ rệt. Tỷ lệ bệnh nhân đau vùng bụng chảy mủ/dịch niệu đạo là 8,0%;
tiểu tiện đau, buốt giảm là 13,3%; Loét, sùi bộ phận sinh dục là 0,5%; ngứa
bộ phận sinh dục là 7,3.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

Kết quả cho thấy sau điều trị methadone có 52,3 % báo cáo tăng cân sau 1
tháng tham gia điều trị, 63,5% tăng cân sau 2 tháng tham gia điều trị, 78,1%
tăng cân sau 3 tháng tham gia điều trị. Trong đó có 12 bệnh nhân báo cáo cân
nặng giảm (chiếm 3%). Số cân nặng tăng trung bình là 1,2kg – 3,5kg.


<i><b>Biểu đồ 54. Thay đổi về việc làm trong bệnh nhân trước và sau khi</b></i>
<i><b>điều trị Methadone</b></i>


Việc làm là một vấn đề lớn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau,
trong đó yếu tố thời gian đóng vai trị quan trọng. Sau khi tham gia điều trị


Methadone , đã có 8,8 % số bệnh nhân từ thất nghiệp chuyển sang có việc
làm, đây cũng là một tín hiệu rất tốt giúp cho bệnh nhân có cuộc sống ổn định


<i><b>Bảng 8. Tần suất sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình trong 1 tháng qua </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<b>SL</b>


<b>(n = 395)</b> <b>TL (%)</b>


<b>SL</b>


<b>(n = 395)</b> <b>TL (%)</b>


Tất cả các lần 5 1,3 97 24,5 < 0,001


Đa số các lần 254 64,3 167 42,3


-Thỉnh thoảng 127 32,2 41 10,4


-Không bao giờ 9 2,2 90 22,8


-Kết quả cho thấy so sánh tần suất sử dụng BCS thường xuyên trong
QHTD với vợ/bạn tình trong vòng 30 ngày qua: tỷ lệ với tất cả các lần trước
điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone là 1,3% thấp hơn
sau điều trị là 24,5%. Sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với < 0,001.


<i><b>Bảng 9. Hành vi QHTD với GMD</b></i>


<b>Đặc trưng</b> <b>SL</b>



<b>(n = 400)</b> <b>TL (%)</b>


7 ngày qua 31 7,8


30 ngày qua 78 19,5


Nhận xét: Kết quả cho thấy sau khi điều trị duy trì có 7,8% đối tượng
nghiên cứu có có QHTD với GMD trong 7 ngày qua, trong vịng 1 tháng qua
thì tỷ lệ là 19,5%.


<i><b>Bảng 10. Tần suất sử dụng BCS khi QHTD với GMD trong vòng</b></i>
<i><b> 1 tháng sau điều trị</b></i>


<b>Đặc trưng</b>


<b>Trước điều trị</b> <b>Sau điều trị</b> <b>p</b>


<b>SL</b>


<b>(n = 78)</b> <b>TL (%)</b>


<b>SL</b>


<b>(n = 315)</b> <b>TL (%)</b>


Tất cả các lần 65 83,4 277 87,9 > 0,05


Đa số các lần 5 6,4 28 8,9


-Thỉnh thoảng 7 8,9 8 2,5



-Không bao giờ 1 1,3 2 0,7


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<i><b>Bảng 11. Tình trạng các triệu chứng bệnh STI</b></i>


<b>Đặc trưng</b>


<b>Sau điều trị</b>


<b>Methadone</b> <b>Trước điều trị</b>


<b> p</b>
<b>SL</b>


<b>(n = 400)</b>


<b>TL</b>
<b>(%)</b>


<b>SL</b>
<b>(n = 400)</b>


<b>TL (%)</b>


Đau vùng bụng chảy


mủ/dịch niệu đạo 32 8,0 38 9,5 < 0,05


Tiểu tiện đau, buốt 53 13,3 233 58,3 < 0,001



Loét, sùi bộ phận sinh dục 2 0,5 305 76,3 < 0,001


Ngứa bộ phận sinh dục 29 7,3 121 30,2 < 0,001


Nhận xét: Kết quả cho thấy sau điều trị methadone tiếp cận với các
dịch vụ chuyển gửi điều trị, chăm sóc tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng STI
giảm rõ rệt. Tỷ lệ bệnh nhân đau vùng bụng chảy mủ/dịch niệu đạo giảm từ
9,5% xuống 8,0%; tiểu tiện đau, buốt giảm từ 58,3% xuống 13,3%; Loét, sùi
bộ phận sinh dục giảm từ 76,3% xuống 0,5%; ngứa bộ phận sinh dục giảm từ
30,2% xuống 7,3. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Trước điều trị Methadone, 8,3 % bệnh nhân tại Hà Đơng, Từ Liêm cho
biết có sử dụng chung BKT. Trong q trình điều trị, khơng một bệnh nhân
nào báo cáo có sử dụng chung BKT tại cả quận/huyện. Do thời gian nghiên
cứu ngắn chưa đủ bằng chứng để kết luận hiệu quả của điều trị Methadone
giúp bệnh nhân thay đổi hành vi dùng chung BKT. Tuy nhiên có thể thấy việc
giảm tần suất tiêm chích ma túy cũng đã góp phần hạn chế khả năng dùng
chung BKT, ngay cả trong những bệnh nhân hiện vẫn tiếp tục tiêm chích.


<i><b>Biểu đồ 56. Tỷ lệ sử dụng bao cao su với gái mại dâm trước và sau điều trị</b></i>
<i><b>trong 1 tháng sau điều trị</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

nghĩa trong dự phòng lây truyền HIV từ quần thể người tiêm chích ma túy
sang các nhóm quần thể khác. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi tỷ lệ hiện
nhiễm HIV rất cao tại thành phố Hà Nội.


<b>5.</b> <b>BÀN LUẬN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

trong nhóm có hành vi nguy cơ cao như ma tuý, mại dâm. Kết quả Chương
trình giám sát kết hợp hành vi và chỉ số sinh học (IBBS) chỉ ra rằng tình trạng


dùng chung BKT phổ biến trong những người nghiện chích ma tuý là nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến sự lan truyền nhanh chóng trong nhóm nghiện chích
ma t tại Việt nam [11]. Hiện nay trên thế giới cũng chưa có thuốc điều trị
khỏi hẳn chứng nghiện ma tuý. Các liệu pháp điều trị ngắn hạn như cắt cơn,
giải độc chỉ mang tính tạm thời, nhằm hỗ trợ người nghiện vượt qua cơn
nghiện, sau khi thoát cơn những người nghiện cần được điều trị dài hạn, dùng
thuốc đối kháng hoặc thay thế để loại trừ cảm giác thèm trường diễn chất ma
tuý. Người nghiện vẫn phải phụ thuộc lớn vào chính ý chí họ trong việc cai
nghiện. Do vậy sử dụng Methadone bằng đường uống có lợi ích lớn nhất là
góp phần quan trọng trong việc giảm được lây truyền HIV ra cộng đồng [19],
[20].


Đã có một số nghiên cứu đánh giá về hiệu quả chương trình dùng thuốc
thay thế Methadone để nâng cao chất lượng, hiệu quả dự phịng lây nhiễm
HIV/AIDS. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện đến
việc xây dựng mơ hình cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình dùng
thuốc thay thế Methadone can thiệp trong nhóm nghiện chích ma túy tại
thành phố Hà Nội. Nghiên cứu của chúng góp phần thiết thực trong việc hồn
thiện mơ hình cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình dùng thuốc thay
thế Methadone:


<i><b>5.1. Mô tả hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và xác định tỷ lệ nhiễm</b></i>
<i><b>HIV của nhóm nghiện chích ma túy tham gia chương trình Methadone:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

năm gần đây, mà đa số đang trong độ tuổi lao động và là những người trụ cột
của gia đình do vậy có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế gia đình nói
riêng và xã hội nói chung.


Trình độ học vấn chủ yếu là giáo dục phổ thông chiếm 95,6%, trong
đó Tiểu học và Trung học cơ sở chiếm tới 57,3%. Tương đồng với nghiên


cứu của Bộ Y tế năm 2008, năm 2009 tại các tỉnh Thanh Hóa, Sơn La là
người nghiện chích ma túy có trình độ văn hóa thấp, trên 40% bệnh nhân có
trình độ từ cấp II trở xuống [2], [3]. Như vậy bệnh nhân vào tình trạng nghiện
rất sớm ngay ở tuổi phổ thông cơ sở khi chưa hiểu biết gì về chất ma túy.


Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân điều trị Methadone đã kết hơn
và có gia đình, bạn sống cùng chiếm tỷ lệ cao 97,3%. Tình trạng hơn nhân và
gia đình bệnh nhân kết hơn sống cùng gia đình chiếm tỷ lệ cao đây là thuận
lợi cho bệnh nhân ln có người giúp đỡ hỗ trợ họ có thể tuân thủ điều trị tốt,
gia đình phối kết hợp với cơ sở điều trị giúp bệnh nhân đạt được hiệu quả cao
nhất [8], [9].


Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi được hỏi đa số bệnh nhân điều trị
Methadone đều có hút thuốc lá 91,3% và uống rượu, bia trong đó số đó uống
hàng ngày chiếm tới 58,2%, uống ít nhất 1 lần trong tuần 25,5% và uống ít
hơn 1 lần trong tuần 12,0%. Như vậy tình trạng bệnh nhân sử dụng chất kích
thích khác ngồi heroin rất phổ biến. Các kết quả nghiên cứu trước đây của
Bộ Y tế cho thấy đa số bệnh nhân hút thuốc lá nâng tỷ lệ % bệnh nhân dùng
thêm 1 chất gây nghiện khác ngoài heroin đến 83% [8], [9], [11].


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

làm trong khi các đối tượng có nhu cầu sử dụng ma túy ngày càng tăng dẫn
đến đối tượng ln trong tình trạng tìm mọi cách để kiếm tiền thỏa mãn cơn
nghiện ma túy, cá biệt có nghững trường hợp kiếm tiền bằng những hoạt động
phạm pháp như cờ bạc, trộm cắp, bao đề…[2], [3], [8].


Trong nghiên cứu của chúng tôi các loại ma túy đối tượng sử dụng sử
dụng chủ yếu là heroin 89,3% và thuốc phiện 18,7%, trong đó tiêm chích chủ
yếu là heroin 53,7%, thuốc phiện 7,5%. Tuy nhiên nhóm bệnh nhân trong
nghiên cứu có hiện tượng sử dụng song song các chất gây nghiện gây ảo giác
mạnh như cần sa, tài mà, bồ đà 13,8%; Ketamin, Ke 8,3%, việc sử dụng thuốc


an thần chiếm tới 47,3%. Để sử dụng heroin, bệnh nhân cần phải kiếm thêm
thu nhập từ nhiều nguồn khác kể cả việc có những hành vi vi phạm pháp luật,
có thể thấy việc sử dụng heroin mang lại nhiều tác động tiêu cực tới bệnh
nhân, gia đình và xã hội [9].


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Ngọc Yến và cộng sự cho thấy
người nghiện chích ma túy dùng chung BKT với tỷ lệ 57,1%. Theo kết quả
nghiên cứu nhóm NCMT 6 tháng trước khi vào Trung tâm GDLĐXH có
7,7% cho mượn BKT; 11,4% chung BKT, trong số học viên của Trung tâm
GDLĐXH có HIV (+) có 21,9% có dùng chung BKT [9]. Tỷ lệ dùng chung
BKT ở nghiên cứu này cũng thấp hơn so với tỷ lệ của các đối tượng NCMT ở
Nghệ An là 42,2% với các lý do như: khơng có sẵn ở hiệu thuốc, khơng có
tiền, ngại ngùng khi mang theo người vì có thể là vật chứng khi bị cơng an
phát hiện [21]. Tỷ lệ dùng chung BKT ở người nghiện ma túy của cũng rất
cao 51,5%. Tỷ lệ dùng chung BKT ở đây cũng thấp hơn đối tượng TCMT
theo nghiên cứu tại tỉnh Lai Châu thấy 30-50% đối tượng NCMT dùng chung
BKT [23]. Tỷ lệ dùng chung BKT ở nghiên cứu này thấp hơn tất cả các
nghiên cứu trước có thể được lý giải là do thời điểm nghiên cứu sau nhiều
năm với nhiều giải pháp can thiệp kiến thức và thực hành của nhóm NCMT
đã thay đổi đáng kể.


Tỷ lệ đối tượng nghiện trích ma túy trước khi điều trị Methadone có
biết nơi cấp phát BKT là rất cao 99,7%. Tuy nhiên từ hiểu biết đến hành vi
còn một ”khoảng cách khá xa” vì cịn tỷ lệ khá cao đối tượng có hành vi sử
dụng chung BKT. Địa điểm tiêm chích trong lần gần đây nhất của nhóm đối
tượng nghiên cứu chủ yếu là ở nơi công cộng chiếm tỷ lệ cao nhất 49,7%, sau
đó là tại các tụ điểm tiêm chích 24,0%. Tỷ lệ sử dụng chung thuốc hoặc dụng
cụ pha chế thuốc trong lần tiêm chích gần nhất còn chiếm tỷ lệ tới 13,5%.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Trần Hiển và cộng sự các đối tượng NCMT
22,2% có hành vi chia sẻ thuốc, 41,8% chích tại tụ điểm và 20,9% có đồng


thời hoặc hơn hai hành vi [21].


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

chợt không trả tiền và 88,3% có QHTD với gái mại dâm. Tuy nhiên đặt ra
vấn đề nhóm đối tượng có nguy cơ cao là người có tiền sử nghiên chích ma
túy do đó việc QHTD khơng an tồn là hành vi rất nghiêm trọng. Nhóm đối
tượng nghiên cứu hiểu rõ sử dụng BCS trong QHTD có tác dụng tránh thai,
phịng bệnh với tỷ lệ cao cũng đồng nghĩa với tần suất sử dụng BSC trong
QHTD với gái mại dâm có tỷ lệ cao. Nhưng hiểu biết này không đồng nghĩa
với tần suất sử dụng BSC trong QHTD với vợ/bạn tình/bạn tình bất chợt
khơng phải trả tiền rất thấp. Theo nghiên cứu của Nguyễn Trần Hiển và cộng
sự về “Hành vi và nguy cơ lây nhiễm HIV ở người NCMT cho cộng đồng”
thấy: 42,8% NCMT có quan hệ tình dục với nhiều loại bạn tình khác nhau.
21,3% NCMT có từ 2 bạn tình trở lên, có sự đan xen giữa sử dụng ma túy và
tình dục [21]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Trần
Hiển và cộng sự về hành vi và nguy cơ lây nhiễm HIV ở người NCMT cho
cộng đồng cho thấy về đặc điểm hành vi nguy cơ trong tình dục ở người
NCMT 6 tháng trước phỏng vấn: 8,7% với người NCMT; 19,7% quan hệ tình
dục với gái mại dâm; 12,6% quan hệ tình dục với bạn tình thống qua; và
21,3% có hai hoặc hơn hai bạn tình. Cũng theo nghiên cứu của nhóm tác giả
này NCMT là nhóm đối tượng ln ln thay đổi bạn tình kể cả bạn tình
chính được hiểu là vợ hay người yêu, do điều kiện lang thang và không ổn
định [29].


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

BCS thường xuyên trong QHTD tăng dần trên các đối tượng vợ/người yêu,
bạn tình bất chợt và gái mại dâm.Tỷ lệ không dùng BCS trong tất cả các lần
khi quan hệ tình dục thấp là một nguy cơ cao góp phần làm tăng nguy cơ lây
nhiễm HIV trong nhóm này và cho bạn tình của họ.


Sử dụng bao cao su là biện pháp tốt nhất tránh lây truyền HIV qua
đường tình dục. Tỷ lệ sử dụng BCS trong nghiên cứu của Khương Văn Duy


và cộng sự trên đối tượng là thanh niên 15-24 tuổi ở tỉnh Hà Tĩnh thấy tỷ lệ
thanh thiếu niên sử dụng BCS khi QHTD với gái mại dâm là 83,3% và với
người yêu là 22,6% [9]. Cùng trên đối tượng NCMT theo nghiên cứu của Lê
Ngọc Yến và cộng sự cho thấy đối tượng này có 34,9% dùng BCS khi
QHTD, trong đó có 45,6% dùng thường xuyên và tỷ lệ dùng với gái mại dâm
là 54,3% . Nghiên cứu của Trịnh Thị Sang và cộng sự cho biết thực hành sử
dụng BCS trên đối tượng NCMT ở Bắc Giang năm 2006 tỷ lệ không dùng
BCS khi khi QHTD với vợ/ chồng, người yêu là 72%, bạn tình thống qua là
50% [9]. Theo nghiên cứu của Đào Thị Minh An ở nhóm có HIV (+) tỷ lệ
không sử dụng BCS với gái mại dâm là 33,3%; với bạn tình thống qua là
44,4%; với bạn tình chính là 73,2%; ở nhóm HIV (-) tỷ lệ khơng sử dụng
BCS với gái mại dâm là 43,8%; với bạn tình thống qua là 44,4%; với bạn
tình chính là 88,7% [9]. Người nghiện chích nhiễm HIV khơng sử dụng hoặc
sử dụng BCS không thường xuyên là một trong những nguy cư tiềm tàng
tượng làm lan truyền HIV, đặc biệt làm lan truyền HIV từ đối tượng nguy cơ
cao sang đối tượng nguy cơ thấp.


Nguồn cung cấp BCS được đa số các đối tượng đều biết nơi có thể lấy
hoặc mua được BCS, hiệu thuốc là nơi biết đến nhiều nhất 86,3%, các cơ sở y
tế 47,0%, đồng đẳng viên 35,7%, cán bộ y tế 16,0%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

30,2% và ngứa bộ phận sinh dục 53,2%. Nguy cơ mắc các bệnh lây truyền
qua đường tình dục làm tăng khả năng nhiễm HIV và ngược lại HIV làm suy
giảm miễn dịch dẫn tới nguy cơ đồng nhiễm STI tăng lên.


Nghiên cứu về kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV cho thấy nhóm đối
tượng nghiên cứu cịn thiếu hiểu biết về ngun nhân cũng như nguy cơ lây
nhiễm HIV/AIDS. Với câu hỏi ln sử dụng BCS đúng cách khi QHTD dự
phịng lây nhiễm HIV là 86,3%. Luôn dùng BCS đúng cách khi QHTD đường
hậu mơn phịng được lây HIV tỷ lệ trả lời đúng chỉ là 59,5%, câu hỏi dùng


chung BKT khi TCMT làm tăng nguy cơ nhiễm HIV trả lời đúng là 72,0%.
Với các câu hỏi khác tỷ lệ có kiến thức đúng chỉ từ 67,3% -72,3%. Kết quả
nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao
tại Hải Phịng, tỷ lệ có kiến thức đúng là 72,6 % [9]. Sự khác biệt này có thể
lý giải trong những năm gần đây các can thiệp cho nhóm nguy cơ lây nhiễm
HIVcao được triển khai đồng bộ, được giáo dục về phòng lây nhiễm HIV
nhiều hơn nên họ có kiến thức tốt hơn.


Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số đối tượng cho rằng nguy cơ nhiễm
HIV của mình là tiêm chích ma túy 58,6%, QHTD không dùng BCS là
40,0%. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm NCMT với nhiều bạn tình gây
ra sự nguy hiểm không chỉ là làm tăng thêm nguy cơ nhiễm HIV cho các đối
tượng mà còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho cộng đồng, thứ hai là
nhóm TCMT và tình dục khơng an tồn 57,9% [21].


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

HIV, 88,9% đối tượng cho rằng lý do có nguy cơ nhiễm HIV là TCMT và
74,2% cho rằng chung thủy sẽ khơng có nguy cơ nhiễm HIV [23], [29].


Đánh giá về hành vi về xét nghiệm và tư vấn xét nghiệm HIV của
người nghiện chích ma tuý trong nghiên cứu cho thấy có 96,7% đối tượng đã
làm xét nghiệm HIV. Trong đó theo hình thức tự nguyện 65,6%, hình thức
được yêu cầu 40,1%, tuy nhiên lần xét nghiệm gần nhất và biết kết quả trong
vòng 12 tháng qua có tỷ lệ thấp 49,1%. Điều này cho thấy tâm lý sợ phân biêt
đối xử của cộng đồng đối với người bị nhiễm HIV và gia đình người bị nhiễm
vẫn ám ảnh trong họ, do vậy công tác tuyên truyền giáo dục cần nâng cao để
giảm bớt kỳ thị của xã hội đối với ngừơi nhiễm HIV cũng như gia đình của họ,
điều đó góp phần vào cơng tác phịng lây nhiễm HIV một cách có hiệu quả.


<b>5.2. Mô tả thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình</b>
<b>Methadone can thiệp cho nhóm bệnh nhân nghiện chích ma túy: </b>



Để mơ tả thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình
Methadone can thiệp cho nhóm bệnh nhân nghiện chích ma túy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu cắt ngang trên 400 bệnh nhân đang tham gia điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại 2 quận huyện Hà
Đông, Từ Liêm với số bệnh nhân trong giai đoạn liều ổn định 87,5% và giai
đoạn dò liều 12,5%. Tại thời điểm nghiên cứu liều khởi đầu trung bình của
các bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 20 mg/ngày, liều duy trì trung bình là
105 mg/ngày. Liều điều trị Methadone cũng có vai trị quan trọng trong việc
dự phịng lây nhiễm HIV, kết quả nghiên cứu của các tác giả Wendy
M.Wechsberg cho thấy bệnh nhân được điều trị với liều hơn 80mg/ngày có tỷ
lệ lây nhiễm HIV thấp hơn hẳn so với bệnh nhân dùng liều thấp hơn [38].


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

nhân điều trị Methadone: táo bón là triệu chứng phổ biến nhất được bệnh
nhân báo cáo, chiếm 60,8% số bệnh nhân điều trị, bên cạnh đó bệnh nhân có
thể gặp một số tác dụng khơng mong muốn khác như suy giảm tình dục, nôn,
mất ngủ, ngứa…. các tác dụng phụ này đều ở mức 10 đến 11%. Đa số bệnh
nhân báo cáo biểu hiện táo bón đã giảm dần theo thời gian điều trị. Điều này
do bệnh nhân đã thay đổi chế độ ăn uống, thể dục và cũng có thể do bệnh
nhân quen dần với trạng thái táo bón sau khi điều trị một thời gian dài [8].


Kết quả nghiên cứu cho thấy tần suất sử dụng heroin hàng ngày của
bệnh nhân giảm đi rõ rệt: trước điều trị 1,24 lần/ngày; giai đoạn dò liều 1,07
lần/ngày sau 7 ngày, 0,33 lần/ngày sau 30 ngày và sau 3 tháng điều trị là 0,08
lần/ngày. Như vậy tình trạng tiếp tục sử dụng heroin trong q trình điều trị
Methadone của nhóm đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong thời gian dò liều.
Một số nghiên cứu đã cho thấy điều trị Metahdone làm giảm sử dụng ma túy
bất hợp pháp: Nghiên cứu của Bệnh viện tâm thần Hải Phịng cho thấy với
liều duy trì từ 35mg đến 45mg/ngày, kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy tỷ
lệ dương tính với CDTP thấp, chỉ chiếm khoảng 5% trên tổng số hơn 1.000


mẫu nước tiểu. Nghiên cứu của Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch
Mai cho thấy khi bắt đầu điều trị, 100% bệnh nhân có mẫu xét nghiệm nước
tiểu dương tính với CDTP, sau 24 tuần theo dõi tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn
9,26% [9].


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

thành công điều trị nghiện bệnh nhân được thường xuyên tư vấn về vấn đề
sức khỏe, tinh thần, các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến việc điều trị trợ giúp
cho bệnh nhân tuân tốt điều trị, đặc biệt hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân tác
dụng của thuốc, khắc phục tác dụng phụ, nguy cơ quá liều của thuốc.


Đánh giá của bệnh nhân về quá trình tham gia điều trị, các tiêu chí đạt
tỷ lệ 100% đạt hài lịng trở lên bao gồm: tư vấn, thời gian dò liều, điều trị duy
trì, quy trình ương thuốc, thời gian uống thuốc. Tuy nhiên các tiêu chí chưa
hợp lý là: quy trình xét nghiệm và việc phải đến cơ sở điều trị để uống thuốc
hàng ngày không được bệnh nhân đánh giá ở mức hài lòng.


Nghiên cứu của Bộ Y tế cũng chỉ ra đa số bệnh nhân hiện đang được
điều trị tại các cơ sở điều trị cho biết họ hài lòng với các dịch vụ nhận được
cũng như hài lòng với thái độ của các nhân viên công tác tại cơ sở điều trị.
Tuy vậy vẫn có hơn 10% bệnh nhân cho rằng thời gian tiếp đón bệnh nhân
cần linh hoạt hơn, do bệnh nhân có thể bận đi làm nên không đến uống thuốc
kịp giờ mở cửa của cơ sở điều trị. Khoảng 14% bệnh nhân cho rằng thời gian
dò liều là chưa thích hợp, kéo dài nên bệnh nhân tiếp tục có các biểu hiện của
hội chứng cai [8].


Bệnh nhân tham gia điều trị đánh giá cao về chất lượng điều trị, tuy
nhiên họ vẫn có mong muốn nhận được những thay đổi tích cực hơn trong
việc cung cấp các dịch vụ tại các cơ sở điều trị: thái độ nhân viên phục vụ
11.3%; chất lượng khám 8,3%; chất lượng điều trị 17,3%; chất lượng tư vấn
14,0%; thời gian chờ đợi 12,8%.



</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Tại các cơ sở điều trị có các dịch vụ chuyển gửi bệnh nhân đến các
dịch vụ y tế khác, cụ thể việc chuyển gửi bệnh nhân tới điều trị ARV là
44,5%, điều trị nhiễm trùng cơ hội 30,8%, nơi cung cấp BKT sạch, BCS và
các dịch vụ khác. Nhưng tỷ lệ bệnh nhân được giới thiệu tới các dịch vụ còn
thấp, đặc biệt là các hỗ trợ về việc làm hoặc các hỗ trợ xã hội khác dành cho
người sau cai nghiện. Kết quả nhiều nghiên cứu định tính và định lượng trên
thế giới cho thấy, bên cạnh việc điều trị thay thế bằng thuốc Methadone thì một
trong số những yếu tố liên quan tới việc bệnh nhân hạn chế sử dụng heroin khi
đã đạt tới liều duy trì phụ thuộc vào việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ [8].


Một nghiên cứu được thực hiện tại Hong Kong cho thấy những người
nghiện chích ma tuý khi được điều trị bằng Methadone có ít bạn tình và hành
vi tình dục có nguy cơ hơn. Ngoài tác dụng giúp người nghiện ngừng hoặc
giảm tần suất sử dụng ma túy, Methadone cũng là một yếu tố góp phần làm
giảm hành vi dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích trong nhóm này [40].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy so sánh hành vi sử dụng BKT
người khác đã sử dụng trong vòng 30 ngày qua, tỷ lệ sử dụng chung BKT
trước điều trị là 6,1% cao hơn sau điều trị là 1,3% với p < 0,001. Kết quả
nghiên cứu của Bộ Y tế cho biết trước điều trị Methadone, 24% bệnh nhân tại
Hải Phòng và 44% bệnh nhân tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết có sử dụng
chung BKT, trong q trình điều trị, khơng một bệnh nhân nào báo cáo có sử
dụng chung BKT tại cả hai thành phố [8].


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

trước điều trị 99,3% cao hơn sau điều trị là 98,7%, nhưng sự khác biệt khơng
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>6.</b> <b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b>
<b>6.1. Kết luận</b>



<i><b>6.1.1. Mô tả hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của nhóm nghiện chích</b></i>
<i><b>ma túy tham gia chương trình Methadone:</b></i>


- Đặc điểm chung: Đa phần là ở lứa tuổi trẻ từ 20-39; trình độ học vấn
chủ yếu là giáo dục phổ thơng 95,6%; 97,3% kết hơn và có gia đình. Nghề tự
do 60,5% và thất nghiệp 14,1%.


- Loại ma túy sử dụng chủ yếu là heroin 89,3%; thuốc phiện 18,7%; tiêm
chích chủ yếu là heroin 53,7%, thuốc phiện 7,5%; 95,7% có uống rượu, bia,
hút thuốc lá chiếm tới 91,3%.


- 53,5% có tần suất tiêm chích ma túy từ 2-3 lần/ngày; 8,3% có hành vi
dùng chung BKT; 4,8% đưa BKT cho đối tượng khác dùng; 6,1%. sử dụng
lại BKT do bạn chích chung đưa; tỷ lệ sử dụng chung thuốc trong lần tiêm
chích gần nhất 13,5%; địa điểm tiêm chích chủ yếu là ở nơi công cộng 49,7%,
tụ điểm tiêm chích 24,0%.


- Trong 12 tháng qua có QHTD với vợ/người u chiếm 46,6%, 87,2%
có QHTD với bạn tình bất chợt khơng trả tiền và 88,3% có QHTD với gái
mại dâm. 99,4% đã từng sử dụng BCS, tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên tăng
dần trên các đối tượng vợ/người yêu, bạn tình bất chợt và gái mại dâm.
Nguồn cung cấp BCS: hiệu thuốc là nơi biết đến nhiều nhất 86,3%, các cơ sở
y tế 47,0%, đồng đẳng viên 35,7%, cán bộ y tế 16,0%.


- Biết có các biểu hiện khi bị nhiễm STI với tỷ lệ khá cao; nhưng còn
thiếu hiểu biết về nguyên nhân cũng như nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, cho
rằng nguy cơ nhiễm HIV của mình là tiêm chích ma túy 58,6%, QHTD khơng
dùng BCS là 40,0%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<i><b>6.1.2.</b></i> <i><b>Mô tả thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình</b></i>


<i><b>Methadone can thiệp cho nhóm bệnh nhân nghiện chích ma túy:</b></i>


- Bệnh nhân trong giai đoạn liều ổn định 87,5%; dò liều 12,5%; liều
khởi đầu trung bình 20 mg/ngày; liều duy trì trung bình 105 mg/ngày.


<i>- </i>Táo bón là triệu chứng phổ biến nhất chiếm 71,3%; suy giảm tình dục
22,8% và nơn, mất ngủ, ngứa từ 8,8% - 14,3%.


- Tần suất sử dụng heroin hàng ngày giảm đi rõ rệt: trước điều trị 1,24
lần/ngày; giai đoạn dò liều 1,07 lần/ngày sau 7 ngày, 0,33 lần/ngày sau 30
ngày và sau 3 tháng điều trị là 0,08 lần/ngày.


<b>- Quan điểm của bệnh nhân về quy trình xét nghiệm, thời gian nộp đơn</b>
và quy trình đón tiếp bệnh nhân đều có chất tỷ lệ 100% đạt tiêu chí hợp lý.


- Đánh giá về thái độ của nhân viên y tế, quy trình đón tiếp bệnh nhân
đều có tỷ lệ 100% đạt tiêu chí hài lịng trở lên.


- Đánh giá về q trình tham gia điều trị đạt tỷ lệ 100% đạt hài lịng trở
lên. Quy trình xét nghiệm và việc phải đến cơ sở điều trị để uống thuốc hàng
ngày không được bệnh nhân đánh giá ở mức hài lòng.


- Nguồn được tiếp nhận thông tin nhiều nhất là từ báo chí, phương tiện
thơng tin đại chúng 41,7%; chuyển gửi bệnh nhân tới điều trị ARV là 44,5%,
điều trị nhiễm trùng cơ hội 30,8%, nơi cung cấp BKT sạch, BCS và các dịch
vụ khác.


- So sánh hành vi sử dụng BKT người khác đã sử dụng trong vòng 30
ngày qua: tỷ lệ trước điều trị 6,1% cao hơn sau điều trị là 1,3% với p < 0,001.



- So sánh tần suất sử dụng BCS thường xuyên trong 30 ngày qua: với
vợ/bạn tình trước điều trị 97,8%, sau điều trị là 77,2%; với bạn tình có trao
đổi tiền bạc trước điều trị 99,3%, sau điều trị là 98,7% với p > 0,05.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<b>6.2. Khuyến nghị</b>


<i><b>6.2.1. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động thông tin giáo dục truyền</b></i>
<i><b>thông về tiêm chích an tồn, tình dục an tồn và HIV/AIDS cho người NCMT</b></i>


Tuyên truyền cho người NCMT và cộng đồng về tác hại của ma tuý,
tiêm chích ma túy an tồn, khuyến khích người NCMT đến các cơ sở điều trị
Methadone để chương trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn . Tun truyền an
tồn tình dục, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.


Tiếp tục tuyên truyền kiến thức về HIV/AIDS để giúp người NCMT về
các đường lây và cách phòng tránh lây nhiễm HIV. Kênh cung cấp kiến thức
về HIV/AIDS/AIDS cho người NCMT tốt nhất là qua tivi, các hình thức cung
cấp thơng tin như thơng qua đài, báo, sách hoặc đài ít phù hợp với nhóm đối
tượng NCMT, hình thức cung cấp thơng tin qua tờ rơi, tờ bướm là một hình
thức truyền thơng tốt cho nhóm NCMT về tiêm chích an tồn, tình dục an
tồn và phịng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.


<i><b>6.2.2. Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng</b></i>
<i><b>thuốc Methadone mới được triển khai tại Thành phố Hà Nội. </b></i>


- Do việc xét chọn bệnh nhân cần được tiến hành một cách chặt chẽ và
kỹ càng. Tuy nhiên, cần xem xét lại quy trình xét chọn để tránh cho bệnh
nhân phải chờ đợi một khoảng thời gian dài vì Ban xét chọn bệnh nhân tuyến
quận/huyện họp xét duyệt định kỳ hàng tháng .



- Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa ngành y tế, công an, lao
động thương binh xã hội và các ban, ngành, tổ chức liên quan để đảm bảo
việc xét chọn đúng những bệnh nhân tham gia điều trị là những người không
ở trong danh sách đưa đi cai nghiện tập trung .


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

- Để đảm bảo cho tính bền vững của chương trình, các địa phương triển
khai Đề án cần phải lưu ý đến vấn đề chi phí hiệu quả cũng như việc đảm bảo
nguồn lực cho chương trình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<b>7.</b> <b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


<i><b>Tài liệu tiếng Việt</b></i>


<b>1.</b>

<b>Bộ Công An (2011)</b><i>, Báo cáo tham luận tại Hội nghị tổng kết cơng</i>
<i>tác phịng, chống AIDS và phịng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm năm 2010.</i>


<b>2.</b>

<b>Bộ Y tế (2009), Ban quản lý dự án phòng chống HIV/AIDS ở Việt</b>
Nam <i>Báo cáo tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm</i>
<i>nghiện chích ma túy tại địa bàn các huyện triển khai dự án tỉnh Thanh Hóa</i>
<i>năm 2008 do Ngân hàng thế giới tài trợ ,</i> Hà Nội, tr. 5-49.


<b>3.</b>

<b>Bộ Y tế (2010), Ban quản lý dự án phòng chống HIV/AIDS ở Việt</b>
Nam <i>Báo cáo đánh giá hành vi và xác định tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm</i>
<i>nghiện chích ma túy trên địa bàn triển khai dự án phòng, chống HIV/AIDS</i>
<i>tỉnh Sơn La do Ngân hàng thế giới tài trợ - năm 2009,</i> Hà Nội, tr. 5-49.


<b>4.</b>

<b>Bộ Y tế (2009), </b><i>Báo cáo Chương trình can thiệp giảm tác hại</i>
<i>trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS năm 2009</i>.


<b>5.</b>

<b>Bộ Y tế (2010), </b><i>Báo cáo kết quả cơng tác phịng chống HIV/AIDS</i>

<i>năm 2009, </i>tr. 1- 16.


<b>6.</b>

<b>Bộ Y tế (2011), </b><i>Báo cáo kết quả cơng tác phịng chống HIV/AIDS</i>
<i>năm 2010, </i>tr. 1- 16.


<b>7.</b>

<b>Bộ Y tế (2012), </b><i>Báo cáo kết quả công tác phòng chống HIV/AIDS</i>
<i>6 tháng đầu năm 2012, </i>tr. 1- 16.


<i><b>8.</b></i>

<b>Bộ Y tế (2009), </b><i>Báo cáo kết quả triển khai thí điểm điều trị nghiện</i>
<i>các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP. Hải Phòng và TP.</i>
<i>Hồ Chí Minh năm 2008, </i>tr. 1- 9.


<b>9.</b>

<b>Bộ Y tế (2005), “Các cơng trình nghiên cứu khoa học về</b>
HIV/AIDS giai đoạn 2000-2005”,<i> Tạp chí Y học thực hành năm 2006</i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<b>11.</b>

<b>Bộ Y tế (2006), </b><i>Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ</i>
<i>số sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam 2005-2006</i>, Hà Nội, tr. 12- 37.


<b>12.</b>

<b>Bộ Y tế (2007), </b><i>Hướng dẫn xây dựng khung các can thiệp dựa trên</i>
<i>hoạt động của các cơ sở điều trị Methadone</i> <i>,</i>Hà Nội,tr. 5- 24.


<b>13.</b>

<b>Bộ Y tế (2007), </b><i>Hướng dẫn chẩn đoán người nghiện ma tuý nhóm</i>
<i>Opiat (chất dạng thuốc phiện)</i>, Hà Nội, tr. 15-45.


<b>14.</b>

<b>Bộ Y tế (2010), </b><i>Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng</i>
<i>thuốc phiện <b>bằng thuốc methadone</b></i><b> , Hà Nội, tr. 3- 25. </b>


<b>15.</b>

<b>Bộ Y tế (2000), </b><i>Thường quy giám sát HIV/AIDS ở Việt Nam</i>, Hà
Nội, tr. 3-21.



<b>16.</b>

<b>Bộ Y tế - Trung tâm Dự phòng và Kiểm sốt bệnh Hoa </b>
<b>Kỳ-Chương trình AIDS tồn cầu (2003), “Các ngun tắc dự phịng HIV trong</b>
nhóm sử dụng ma túy”, <i>Hội thảo về dự phòng nguy cơ lây nhiễm HIV trong</i>
<i>nhóm những người TCMT tại Việt Nam,</i> Hà Nội, 30/9-3/10/2003.


<b>17.</b>

<b>Bernard Fabre-Teste (2003), “Bằng chứng cho Hành động Dự</b>
phòng HIV trong nhóm TCMT”, <i>Hội thảo về dự phịng nguy cơ lây nhiễm</i>
<i>HIV trong nhóm những người TCMT tại Việt Nam,</i> Hà Nội, 30/9-3/10/2003.


<b>18.</b>

<b>Dole, V. P., & Nysmander, M. E. (1965). Một phương pháp điều</b>
trị nghiện diacetylmorphine (heroin). <i>Tạp chí của Hội Y khoa Hoa kỳ, 193,</i>
80-84.


<b>19.</b>

<b>Don Sutherland (2003), “Dịch tễ học sử dụng ma túy và lây</b>
nhiễm HIV tại Châu Á: Các bài học và thực hành tốt nhất<i>”,</i> <i>Hội thảo về dự</i>
<i>phòng nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm những người TCMT tại Việt Nam</i>,
Hà Nội, 30/9-3/10/2003.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<b>21.</b>

<b> Nguyễn Trần Hiển và cộng sự (2002), "Lượng giá nguy cơ nhiễm</b>
HIV/AIDS ở quần thể TCMT tại 7 tỉnh Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình
Phước, Bình Dương, Long An, Sóc Trăng", <i>Kỷ yếu các cơng trình nghiên cứu</i>
<i>khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2000-2005</i>, tr. 334 - 336.


<b>22.</b>

<b>Học Viện Quân Y (1998), </b><i>Dịch tễ học,</i> Nhà Xuất bản Quân đội
nhân dân, Hà Nội.


<b>23.</b>

<b>Nguyễn Thanh Long (2008), “Nghiên cứu tỷ lệ hiện nhiễm HIV</b>
và các yếu tố hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm NCMTtại một số
huyện thị của tỉnh Lai Châu - 2007”, <i>Tạp chí y học dự phịng</i>, số 4 (96).



<b>24.</b>

<b>Levine, H. J., Reif, S., Lee, M. T., Ritter, G. A., & Horgan, C. M.</b>
<b>(2004). </b><i>Hệ thống điều trị Quốc gia: Các cơ sở điều trị Methadone ngoại trú.</i>
Báo cáo nghiên cứu các dịch vụ điều trị nghiện rượu và ma túy (ADSS). Văn
phòng áp dụng nghiên cứu, Cục Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe Tâm thần và lạm
dụng chất gây nghiện, Bộ Y tế và Dịch vụ con người.


<b>25.</b>

<b>Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000),</b>
<i>Luật phòng, chống ma tuý,</i> tr. 11 - 39.


<b>26.</b>

<b>Quốc hội nước cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006),</b>
<i>Luật phịng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc</i>
<i>phải ở người (HIV/AIDS),</i> tr. 9 - 56.


<b>27.</b>

<b>Richard Needle, Jennifer Hegle (2003), </b><i>Liệu một chiến lược toàn</i>
<i>diện có thể dự phịng HIV cho nhóm Tiêm chích ma túy</i>, Hội thảo về dự
phòng nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm những người TCMT tại Việt Nam,
Hà Nội, 30/9-3/10/2003.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<i><b>29.</b></i>

<b>Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Trần Hiển và cộng sự (2005), “Hiệu</b>
quả dự án Cộng đồng hành động Phòng chống HIV/AIDS trên nhóm NCMT<i>”</i>,
<i>Bản tin HIV/AIDS tháng 7, 8, 9/2006</i>, tr. 11 - 15.


<b>30.</b>

<b>Trung tâm Dự phòng và Kiểm sốt bệnh Hoa Kỳ-Chương trình</b>
<b>AIDS tồn cầu (2003), </b><i>Tài liệu Hội nghị về giảm tác hại bằng phương pháp</i>
<i>điều trị Methadone,</i> Hồng Kơng, 21-25/10/2003.


<i><b>31.</b></i>

<b> Trung tâm phịng chống HIV/AIDS Hà Nội (2010), </b><i>Báo cáo</i>
<i>tổng kết cơng tác phịng chống HIV/AIDS năm 2009.</i>


<i><b>32.</b></i>

<b>Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội (2011), </b><i>Báo cáo</i>

<i>tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2010.</i>


<i><b>33.</b></i>

<b>Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội (2012), </b><i>Báo cáo</i>
<i>tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2011.</i>


<i><b>34.</b></i>

<b>Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội (2012), </b><i>Báo cáo</i>
<i>công tác phòng chống HIV/AIDS 10 tháng đầu năm 2012.</i>


<b>35.</b>

<b>Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma</b>
<b>túy, mại dâm (2001), “Báo cáo tổng kết hoạt động giáo dục đồng đẳng</b>
phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam”<i>,</i> <i>Tài liệu Hội nghị tổng kết và đánh giá</i>
<i>cơng tác phịng chống HIV/AIDS giai đoạn 1990-2000</i>, Hà Nội.


<b>36.</b>

<b>Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma</b>
<b>tuý, mại dâm (2007)</b><i>, Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một</i>
<i>số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễm</i>
<i>dịch mắc phải ở người,</i> Hà Nội, tr. 7-52.


<b>37.</b>

<b>Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma</b>
<b>tuý, mại dâm (2006), </b><i>Tài liệu Hội nghị tổng kết 5 năm cơng tác phịng chống</i>
<i>HIV/AIDS giai đoạn 2001-2005 và triển khai kế hoạch công tác 2006-2010.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<b>39.</b>

Alex Wodak.<i> Hiệu quả của Methadone trong dự phòng dịch HIV</i>
<i>bùng nổ trong nhóm nghiện chích ma t: Kinh nghiệm của Australia</i> - bệnh
viện tâm thần Thánh Vincent, Sydney, Australia


<b>40.</b>

<b>Shui Shan Lee. </b><i>Kinh nghiệm của Hong Kong trong điều trị thay</i>
<i>thế bằng Methadone nhằm dự phịng lây nhiễm HIV trong nhóm TCMT</i>
-Trung tâm Dự phòng các bệnh lây truyền - Trường Đại học -Trung Quốc tại
Hong Kong


<b>41.</b>

<b>Lynn Sullivan. </b><i>Lợi ích của điều trị duy trì bằng Methadone làm</i>
<i>tăng hiệu quả của điều trị bằng ARV cho người nghiện ma tuý nhiễm HIV.</i>
Trường Đại học Yale, Hoa Kỳ


<b>42.</b>

<b>UNAIDS (2010), </b><i>Cập nhật tình hình dịch AIDS tháng 12 năm</i>
<i>2009</i>, www.unaids.org.com, tr. 1- 12.


<b>43.</b>

<b> UNAIDS Viêt Nam (2009) - </b><i>Số liệu và thực tế</i>,


www.unaids.org.com.


<i><b>Tài liệu tiếng Anh:</b></i>


<b>44.</b>

<b> ANCD, ANCAHRD (2002), </b><i>A Seminar Report of the Australian</i>
<i>National Council on Drugs (ANCD) and the Australian National Council of</i>
<i>AIDS and Hepatitis Related Diseases (ANCAHRD),</i> 23 October 2002.


<b>45.</b>

<b>Abdala N, Stephens PC, Griffith BP, Heimer R.1999. Survival</b>
of HIV-1 in syringes. <i>Journal of Acquired Immune Deficiency Syndromes</i>
<i>and Human Retrovirology</i>. 20(1):73-80.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<b>47.</b>

<b>Bluthenthal RN, Kral AH, Gee L, Erringer EA, Edlin BR. 2000.</b>
The effect of syringe exchange use on high-risk infection drug users: A
cohort study. <i>AIDS</i>. 14(5):605-611.


<b>48.</b>

<b>Bruneau J, Lamothe F, Franco E, Lachance N, Desy M, Soto J,</b>
<b>Vincelette J. 1997. High rates of HIV infection among injection drug users</b>
participating in needle exchange programs in Montreal: Results of a cohort
study. <i>American Journal of Epidemiology. </i>146(12):994-1002.


<b>49.</b>

<b> MMWR (2002), “Diagnosis and Reporting of HIV and AIDS in</b>
States with HIV/AIDS Surveillance - United States, 1994 - 2000”, <i>MMWR</i>
<i>Morbility and Mortality Weekly Report,</i> 27, pp. 595 – 598.


<b>50.</b>

<b> Reuben Granich, Jonathan Mermin </b> <b>(2004), "Comprehensive</b>
Strategy to prevent HIV among IDUs"<i> HIV, Health and your community, A</i>
<i>Gui for action</i>, Berkeley, California, USA Richard Needle, PhD,MPH (2003),
pp. 14-15.


<b>51.</b>

<b> Sati B., Garg D.K., et al (2004), “Prevalence of Malnutrition</b>
among HIV Infected Individuals in Rajasthan, India”, <i>Access for All –</i>
<i>Abstract Book of 15th<sub> International AIDS Conference</sub></i><sub>, Bangkok, p. 68.</sub>


<b>52.</b>

<b>Wiebel WW, Jimenez A, Johnson W, Outellet L, Jovanovic N,</b>
<b>Lampinen T, Murray J, O’Brien MU. 1996. Risk behavior and HIV</b>
seroincidence among out-of-treatment injection drug users: A four-year
prospective study. <i>Journal of Acquired Immune Deficiency Syndromes and</i>
<i>Human Retrovirology. </i>12(3):282-289.


<b>53.</b>

<b>UNAIDS. 2006. </b><i>2006 Report on the Global AIDS Epidemic: A</i>
<i>UNAIDS 10th<sub> Anniversary Special Edition</sub></i><sub>, Geneva: UNAIDS.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<b>55.</b>

<b>WHO. 2004c. </b><i>Evidence for Action: Effectiveness of </i>
<i>Community-Based Outreach in Preventing HIV/AIDS Among Injecting Drug Users</i>.
Geneva, Switzerland: WHO.


<b>56.</b>

<b>WHO. 2005a. </b> <i>Policy and Programming Guide for HIV/AIDS</i>
<i>Prevention and Care Among Injecting Drug Users</i>. Geneva, Switzerland:
WHO.


<b>57.</b>

<b> UNAIDS (2007)</b><i>, Report on the Global AIDS Epidemic</i>.


<b>58.</b>

<b> UNAIDS (2009), </b><i>The 2009 report on global AIDS epidemic:</i>
<i>Exercutive summary</i>, UNAIDS 08/27E/JC1511E.


<b>59.</b>

<b> UNDP (2005), </b><i>HIV/AIDS in Asia and the Pacific - A fast rising</i>
<i>problem</i>. Retrieved 15, December, 2005.


<b>60.</b>

<b>UNAIDS, WHO (2009), </b><i>AIDS Epidemic Update</i> 2007, pp. 1, 7,
15, 23.


</div>

<!--links-->
Tài liệu Cấp giấy phép liên vận Việt Nam - Lào cho phương tiện vận tải phi thương mại là xe công vụ thuộc các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, Văn phòng các Bộ, các đoàn thể và các tổ chức quốc tế, đoàn ngoại giao đóng tại thành phố Hà Nội ppt
  • 4
  • 772
  • 0
  • ×