Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề và đáp án van 7 hk1 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.86 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐT
THỊ XÃ NINH HÒA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không tính thời gian phát đề)
I. CÂU HỎI: (5,00 điểm)
Câu 1: (2,00 điểm)
- Chép hai bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em …”.
- Những bài ca dao ấy thường nói về ai? Về điều gì?
Câu 2: (1,00 điểm)
Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”
của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà
Huyện Thanh Quan.
Câu 3: (2,00 điểm)
a. Hãy phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
b. Nêu hai ví dụ để thấy được sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
II. TẬP LÀM VĂN: (5,00 điểm)
Cảm nghĩ về một người thân của mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị...).
---HẾT---
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010 – 2011
I. CÂU HỎI: (5,00 điểm)
Nội dung Điểm
Câu 1: (2,00đ)
- Chép đúng 2 bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em…” 1,00đ
- Những bài ca dao ấy thường nói về:
+ Người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.
+ Thân phận chìm nổi lênh đênh của chính họ.
0,50đ
0,50đ


Câu 2: Có thể diễn đạt khác nhau nhưng cần toát lên các ý dưới đây: (1,00đ)
- “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang”: Chỉ một mình với mình, chỉ sự cô
đơn trong nội tâm, đó là nỗi lòng nhớ nước, thương nhà (“một mảnh tình
riêng”).
0,50đ
- “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà”: Chỉ nhà thơ với bạn, chỉ sự hoà
hợp giữa hai con người (chủ với khách) trong một tình bạn chan hoà, đầm ấm. 0,50đ
Câu 3: (2,00đ)
a. Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:
* Giống nhau: Caùch phaùt aâm gioáng nhau.
0.25đ
* Khác nhau:
- Từ nhiều nghĩa:
+ Các nghĩa có mối liên hệ ngữ nghĩa nhất định. 0.25đ
+ Đó là nghĩa của một từ. 0.25đ
- Từ đồng âm: Các nghĩa đó không có mối liên hệ gì với nhau, là nghĩa của
các từ khác nhau.
0.25đ
b. Học sinh cho ví dụ (mỗi ví dụ đúng đạt 0,50đ).
Ví dụ: + mùa thu – thu tiền (hiện tượng đồng âm)
+ chân người – chân bàn (từ nhiều nghĩa)
1,00đ
(0,50đ/vd)
II. TẬP LÀM VĂN: (5,00 điểm)
1. Yêu cầu chung:
- Dạng bài: Văn biểu cảm.
- Nội dung: Cảm nghĩ về người thân yêu của mình.
- Kỹ năng:
+ Viết đúng phương pháp làm văn biểu cảm. Biết vận dụng năng lực quan sát, nhận xét,
liên tưởng. Biết đặt nhân vật trong mọi trường hợp để bày tỏ cảm xúc sâu sắc của mình…

Phải biết kết hợp khéo léo giữa tự sự và miêu tả để làm nổi bật đối tượng cũng như cảm
xúc của bản thân.
+ Trình bày đủ ba phần. Bài viết rõ ràng, sạch đẹp. Lỗi diễn đạt không đáng kể.
2. Yêu cầu cụ thể: (Dàn bài tham khảo)
Bài làm của học sinh có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần đạt được những ý cơ
bản sau:
Nội dung cần đạt Biểu điểm
1. Mở bài: Giới thiệu về người thân của mình - tình cảm của em đối với
người ấy…
0,50đ
2. Thân bài:
a. Giới thiệu người thân:
- Miêu tả sơ lược hình dáng, đặc điểm, tính cách của người thân ấy.
- Vai trò của người ấy trong gia đình và đối với bản thân.
- Tình cảm, mối quan hệ của em đối với người ấy.
1,00đ
0,75đ
0,75đ
b. Tình huống để tạo nên ấn tượng sâu sắc:
- Sự việc xảy ra như thế nào? Cách giải quyết của người ấy ra sao?
- Suy nghĩ của em về cách giải quyết ấy.
0,75đ
0,75đ
3. Kết bài: Khẳng định tình cảm của em đối với người ấy. 0,50đ
( Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt tốt các yêu cầu về kỹ năng và nội dung)

×