bệnh vô cảm
Trong xã hội đang phát triển một căn bệnh của thế giới hiện đại - đúng hơn là mặt trái
thuộc thế giới hiện đại. Đó là căn bệnh thờ ơ trước nỗi đau của người khác. Một cuộc sống
sôi động những vấn đề học hành, kinh tế, phát triển... nhưng trước nỗi đau của những con
người cụ thể, những con người không có vị thế xã hội thì dường như không được quan tâm
lắm,.
Suốt hơn 10 năm qua cháu Nguyễn Thị Bình phải chịu cảnh bị tra tấn, đối xử dã man ở
giữa một thành phố lớn, và giữa một khu dân cư mà căn nhà đó có nhiều người đến ăn phở,
đưa hàng chứng kiến.
Người Việt Nam có truyền thống vô cùng tốt đẹp là "thương người như thế thương thân",
"một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"... Thế nhưng có những cách sống ngày nay đang gặm
nhấm những truyền thống tốt đẹp đó. Đi ra đường thấy lũ càn quấy không ai dám ngăn cản,
thấy người khác bị đánh không ai dại gì bênh vực... Xã hội mà có nhiều người "không dại
gì" như vậy nên người xấu càng được đà làm càn. Trong cơ quan nhiều người "không dại
gì" đấu tranh nên những người nắm quyền muốn làm gì thì làm kể cả vi phạm pháp luật...
Trong xã hội có nhiều người "không dại gì" nên sẽ tiếp tay cho việc gia tăng nhiều người
xấu.
Qua vụ việc này cho thấy rằng, căn bệnh thờ ơ đang rất đáng lo ngại. Ngăn chặn nó không
phải bằng biện pháp hành chính mà bằng chính tấm lòng và dũng khí của mỗi con người,
tấm lòng và dũng khí của các cơ quan chức năng. Con người thờ ơ và cơ quan chức năng
thờ ơ thì căn bệnh càng trầm trọng. Lúc đó thì chẳng còn gì để nói.
vô cảm là không có cảm xúc là bị chai lì về mặt cảm xúc. những người vô cảm do chịu ảnh
hưởng của lối sống thực dụng và lúc nào cũng hoài nghi với tất cả
Bệnh vô cảm!?
TTC - Đó là căn bệnh không có trong danh mục của ngành y, nhưng “những điều trông thấy”
luôn “làm đau đớn lòng”. Xin được mạn phép liệt kê ra vài triệu chứng:
* Ở giữa đường phố nọ có cái nắp cống bị cập kênh giống như một cái bẫy. Người xe nườm
nượp, ai ngã mặc ai. Chẳng ai sửa lại cho an toàn!?
* Ngày nay, con trẻ chúng ta “gùi” sách vở đến trường nặng như gùi hàng lậu ở biên giới. Tối
ngày sấp ngửa học thêm tựa đánh vật, mà người lớn cứ dửng dưng như không có chuyện gì xảy
ra!?
* Một công trình kiến trúc thô kệch, một nhóm tượng thô thiển, một danh lam thắng cảnh bị
xâm hại, nhưng cứ ngang nhiên tồn tại, thách thức, trêu ngươi quốc hồn, quốc túy giữa thanh
thiên bạch nhật.
* Thấy một vụ tai nạn giao thông, dù chỉ sây sát nhẹ hay phải “đắp chiếu”, mọi người xúm xít
kéo đến xem đông nghịt. Mặc cho các nạn nhân dù đang nằm bất tỉnh, hay đang võ mồm, võ
chân, tay với nhau bươu đầu, mẻ trán... Mọi người vẫn thờ ơ!?
* Một cuộc biểu diễn nghệ thuật được tường thuật trực tiếp trên truyền hình nhạt nhẽo, cẩu thả
đến mức người ta phải “xin” từng tràng pháo tay lẹt đẹt. Vậy mà đồng nghiệp, công chúng vẫn
chẳng có phản ứng gì!?
* Một chuyện cười ra nước mắt nữa là có nỗi oan của một công dân thiêu đốt thời gian hơn 10
năm chạy kiện, lê bước hàng ngàn cây số qua các cửa, viết và sao chụp hàng chục cân đơn từ
để đòi lẽ phải, công bằng. Thế mà, những người có trách nhiệm xét xử vẫn phán theo một kiểu
tư duy kỳ lạ “sống chết mặc bay”!?
Rồi những công chức với vẻ mặt tỉnh khô trước nỗi bức xúc của người dân. Họ có thể là người
đang ăn lương Nhà nước, lậu Giời. Nhưng giữa họ và cuộc sống đích thực (những vấn đề sát
sườn của nhân dân) còn rất xa. Khoảng cách ấy lâu ngày sinh ra căn bệnh vô cảm, vô cảm với
chính trách nhiệm của mình và những gì đang diễn ra trong đời sống của cộng đồng.
Vì tiền khôn hoá thành ngơ
Vì tiền quên cả tiếng thơ trên đời
Vì tiền nhắm mắt ai ơi
Vì tiền mà phải cuộc đời lưu vong
Vì tiền quên cả nước non
Vì tiền mà tấm lòng son không còn…
Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là
một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi.
Đôi môi có hé mở thì mới thu được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao
ban, thì tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
Thật bất hạnh cho những ai cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. “Sự
sống” trong họ rồi cũng chết dần chết mòn mà thô
bệnh thành tích
Thành tích của giáo dục thể hiện trên hai mặt đó là:1. Chương trình giảng dạy (tức là sách giáo
khoa hay giáo trình).2. Kết quả học tập của học sinh.Theo tôi cả hai vấn đề trên chúng ta đều làm
‘rất tốt’. Giáo khoa, giáo trình hiện đại lấy từ nước ngoài về, kết quả học tập của học sinh, sinh
viên thì cao, ai dám bảo là giáo dục của chúng ta không tốt. Nhưng nếu xét kỹ thì có vấn đề thật.
Tại sao kết quả học sinh cao thế, khi tôi hỏi câu này với một giáo viên họ nói rằng: học sinh ngày
nay phải học quá nhiều, đóng góp quá nhiều và như vậy nếu kết quả kém thì rõ ràng không phải là
do học sinh mà do giáo viên (nếu cho học sinh điểm thấp phụ huynh nói thẳng với nhà trường con
tôi suốt ngày học thêm đóng bao nhiêu tiền tại sao kết qu lại thấp). Chính vì vậy không một giáo
viên nào dám cho điểm kém. Việc đào tạo giáo viên hiện nay cúng có nhiều bất cập, các bạn có
thể hình dung nổi ở một khoa đào tạo giáo viên của một trường Ðại học Quốc gia hàng đầu của
Việt Nam mà các môn học sư phạm không hề có tập bài giảng hay giáo trình để học viên tham
khảo không, đúng là chuyện thật như đùa.
Căn bệnh thành tích đã thành "thâm căn cố đế" trong ngành giáo dục. Đúng là gần đây, không chỉ
ở các trường phổ thông mà ngay các trường đại học cũng phổ biến hiện tượng này. Tỷ lệ HS, SV
đạt loại giỏi ngày càng nhiều, nhưng chất lượng thực thụ thì còn xa mới ngang bằng cấp. Thi giả,
học giả, kết quả cao, tỷ lệ bằng khá giỏi chiếm đa số. Đó là điều mà chỉ 6-7 năm trước, chúng tôi,
lớp người mới trên dưới 30 tuổi không tin nổi. Để lập lại "trật tự" cho đúng công minh, cần làm
ngay nhiều khâu sau, không chỉ "nhắm" riêng vào 1 chỗ:1/ "Chặt tay" hơn trong các kỳ thi, chấm
bài2/ Thay đổi cách thi (như đang làm theo hướng tích cực), tăng cường thi theo kiểu: Ra đề cho
mở sách vở thoải mái.3/ "Siết chặt" nhưng đừng làm quá như những "dũng sĩ diệt HS/SV" hay các
trọng tài "mê" thẻ đỏ.4/ Khâu này mới quan trọng: đó là đầu ra, các DN, đặc biệt là các cơ quan
Nhà nước khi tuyển dụng cần đi đầu trong việc thay đổi tiêu chuẩn lựa chọn bằng cấp: KHÔNG
NÊN YÊU CẦU NGƯỜI DỰ TUYỂN CÓ BẰNG KHÁ, GIỎI NỮA (bởi đó phần hiều đâu có giỏi, có
khá). Trong kinh tế thị trường, Cầu quyết định cung, do đó, chính bởi các cơ quan quyển dụng có
yêu cầu như trên mới góp phần làm nảy sinh thêm tình trạng "kết quả đẹp" của các SV. Hãy chấp
nhận tất tật các loại học lực, để cho họ "tỷ thí" sòng phẳng.
Nen giao duc Viet Nam con nhieu yeu kem, neu nhu khong co mot cuoc cach mang thuc su. Chung
ta khong the nhin vao cai thanh tich choi loi moi dip cuoi nam nghe tong ket de ma vui mung voi
nhau. That dang buon la su can thiep cua cac co quan chuc nang chang duoc la bao, sua cho nay
lai hong cho khac.Nuoc ta dau thieu nhan tai, nhieu nguoi cung co tam huyet voi giao duc nuoc nha
day chu. Nhung ho khong the co mot hanh dong nao cho xung dang voi nhiet tinh ma ho bo ra.Tinh
trang khong co tieu chuan chung cho nen giao duc qua cac thoi ky gay hon loan trong nganh giao
duc hien nay. Moi the he deu co nhung quy chuan rieng, vi du nhu he thong bang chu cai tieng
Viet. Sua di sua lai chang duoc gi ma lai gay ton kem. Khi sua doi chi co vai nguoi biet, ho co toan
quyen quyet dinh, dau co thong qua cac giao vien va hoc sinh toan quoc la nhung nguoi truc tiep su
dung.Nguyen nhan cua tinh trang chay theo thanh tich trong giao duc la o che nuoc ta hien nuoc ta
gay ra. Vi the nganh giao duc co sua chua kieu gi cung khong thoa man duoc yeu cau nhan dan.
Tu cap bac tieu hoc cho den cap dai hoc, ai ai cung chay theo thanh tich. Khong chay khong duoc
vi bi coi ngu ngoc, si dien hao, khong co bang cap thi gioi den may van bi coi la nguoi vo hoc. Co
thanh tich tot con la cai phep mau de cac quan chuc mau thang tien. Can gi biet chat luong hoc
sinh ra sao, vi chang co ai phai chiu trach nhiem ca.Tinh canh hien nay doi hoi moi nguoi chung ta
cung phai dong long chung suc thi moi co the thay doi duoc tinh the. Noi hay ma chang co ap dung
cho thuc te thi van chi la ly thuyet suong.
Giáo dục chạy theo thành tích là một căn bệnh mà trách nhiệm chữa trị thuộc về Chính phủ, vì việc
này hệ trọng đến thế hệ tương lai của đất nước.Bác Hồ đã từng nói: ‘‘Vì lợi ích 10 năm trồng cây,
vì lợi ích trăm năm trồng người’’. Những người làm giáo dục đã vì lợi ích gì, cá nhân, tư hữu hay
lợi ích quốc gia, xã hội? Họ đã gieo vào đầu con trẻ chúng ta những tư duy lừa bịp, gian dối,
những thói tật xấu xa hơn là sự giáo dục chân chính.Bác Hồ cũng đã từng nói: ‘‘... Non sông Việt
Nam có trở nên vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ
công học tập của các cháu’’. Ấy vậy mà những người làm giáo dục đã định hướng cho con em
chúng ta đi một cách lầm lạc và sai lệch. Họ luôn vui mừng và hoan hỷ trước những thành tích của
họ tạo ra mà nó chỉ là những giá trị ảo.Nếu ngày hôm nay, Chính phủ không kiên quyết dẹp bỏ vấn
nạn này, một vấn nạn trồng trái đắng cho thế hệ trẻ thì năm, mười hay 15 năm sau họ sẽ ‘‘dâng
hiến’’ cho xã hội một thế hệ què quặt văn hoá và tàn tật về kiến thức... Đó là kết quả của một nền
giáo dục theo thành tích. Lúc đó Việt nam sẽ là một đất nước như thế nào? ai sẽ thu hoạch những
quả đắng này? Ai sẽ mỉm cười với thành tích ngày xưa, cái ngày mà họ đã gieo trái đắng. Ai đảm
đương nổi trách nhiệm này? Theo tôi, hầu như tất cả mọi việc họ đều đợi cho một ‘‘giọt nước làm
tràn ly’’ thì mới để mắt đến... Đó là một quốc nạn
Bệnh chạy theo thành tích dường như là một căn bệnh khó trị, nó còn khó hơn cả việc khống chế
căn bệnh Sars! Tuy nhiên không phải vì thế mà vô phương cứu chữa. Nếu quyết tâm thì vẫn có
thể ngăn chặn được sự lây lan!Thành tích thì ai cũng muốn, song phải tìm ra được pháp nào để
đạt được thành tích thật sự chứ không phải là một ‘thành tích ảo’ như bắt học sinh học thuộc lòng
các bài làm văn mẫu hay toán lý hoá đã được giải sẵn trong giờ học thêm. Lẽ ra những môn học
như vậy học sinh cần có sự sáng tạo, động não. Bạn sẽ nghĩ như thế nào nếu một học sinh cho là
giỏi (kết quả thi môn toán đạt điểm tối đa = 10) mà khi cho một bài toán tương tự như đã học lại
không biết cách giải? Vì những thành tích ‘ảo’ của trường đã vô tình (hay cố ý) biến học sinh của
mình thành những ‘con vẹt’ biết nói!! Thời tôi còn là học sinh THCS, đạt được danh hiệu học sinh
giỏi là niềm tự hào của bản thân, của gia đình, thế nhưng, bây giờ danh hiệu ấy như loạn hẳn và
xem ra rất bình thường khi trong một lớp học 50 học sinh có 45 học sinh là xuất sắc! Nghe thì
đáng nể nhưng thực sự chất lượng là thế nào thì chỉ nhà trường mới là người hiểu rõ nhất! Phải
để cho học sinh quyền suy nghĩ, sáng tạo trong học tập để học sinh đạt được kết quả thực sự theo
khả năng của mình, nên chăng?
Nguyên nhân tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích hình thức trong giáo
dục
Tác giả Tâm thanh trên Sài Gòn Giả phóng đã nói rất đúng rằng phải tìm ra
đúng nguyên nhân chính xác căn bệnh thì mới chữa được bệnh. Nếu không, ta
chỉ lo chữa phần ngọn của căn bệnh, bệnh này sẽ biến tướng thành bệnh khác.
Và bệnh sẽ hoàn bệnh mà thôi.
(Phần in nghiêng là của người viết)
Theo Tác giả Tâm Thanh, trên Sài Gòn Giải phóng, có bốn nguyên nhân dẫn
tới tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích hình thức trong giáo dục.
1. Trước hết là ở sự quá tải như nhiều người nói “đại học hóa phổ thông” và
sự khô cứng của chương trình, sách giáo khoa phổ thông, cùng với cách dạy và
học theo kiểu áp đặt, nhồi nhét làm thui chột khả năng sáng tạo đa dạng và sự
say mê của học sinh.
Tôi thấy rằng chương trình ở các nước khác còn nặng hơn nhiều mà có tiêu
cực đâu ?
Chương trình và Sách Giáo khoa khô cứngtrước kia có mềm hơn đâu mà không
có tiêu cực?
Về chuyện dạy nhồi nhét, Tôi thấy Chính trị còn nhồi nhét hơn nhiều.
2. Tiếp đến là áp lực điểm số và thi cử tạo ra bởi phương pháp kiểm tra đánh
giá kết quả học tập bằng điểm số đã biến quá trình học ở phổ thông trở thành
chuỗi ngày nhọc nhằn nhằm đối phó với thi cử chứ không phải là những ngày
hội vui vẻ, bổ ích của tuổi trẻ: học để hiểu biết, để thực hành, để làm người.
Kiểm tra và thi cử không bằng điểm số thì bằng cái gì ?Hơn nữa đâu phải chỉ
ở Việt nam mới có điểm số. Điều có có cả thế giới ấy chứ ?Về phương pháp
dạy học, Tôi thấy phương pháp dạy chính trị còn nhọc nhằn đối phó hơn nhiều.
Học làm người để làm gì khi “Con người” bị rẻ rúng?
3. Một nguyên nhân nữa là căn bệnh thành tích. Bệnh này xuất phát từ chỉ
tiêu thi đua của giáo viên, tỷ lệ lên lớp để thực hiện kế hoạch phổ cập, tỷ lệ học
sinh giỏi để đánh giá thành tích của giáo viên, của trường và của địa phương…
Mục tiêu phấn đấu là cần nhưng biến nó thành tiêu chuẩn đánh giá cá nhân và
tập thể, giống như việc lấy bằng cấp làm chuẩn để đề bạt cán bộ, tất sẽ dẫn đến
tiêu cực.
Bệnh nguyên nhân là do bệnh ! Hơi bị lòng vòng đấy. Ờ, nguyên nhân là do chỉ
tiêu thi đua của giáo viên. Thi đua mà không dựa vào thành tích thì dựa vào
cái gì? Đánh giá công chức, đề bạt cán bộ không dựa vào thành tích, bằng cấp
thì dựa vào cái gì?
4. Đặc biệt phải đổi mới cách ra đề thi, đòi hỏi thí sinh phải phân tích, tổng
hợp hoặc trình bày quan điểm riêng của mình về một vấn đề nào đó, hạn chế tối
đa các câu hỏi bắt thí sinh phải học thuộc lòng.
Liệu ra đề thi kiểu mới thì có tránh được giáo viên làm bài cho học sinh chép
không? Có xóa được một “Hội đồng thi mật” trong một hội đồng thi thật
không?Liệu quan điểm riêng có ý nhĩa gì khi chính trị yêu cầu rập khuôn một
kiểu ( Trong cách đánh giá, nhận thức về các vấn đề)
đề 3
CHỐNG GIAN LẬN TRONG THI CỬ: NHIỆM VỤ BẤT KHẢ THI?
Gần hai mươi năm làm công tác quản lí tại trường phổ thông, không ít lần được giao trọng
trách trong các hội đồng coi thi tốt nghiệp phổ thông, từng sống chung với gian lận, tôi
thấy nhiệm vụ đẩy lùi gian lận trong thi cử thật không dễ chút nào; thậm chí là không khả
thi nếu chúng ta chỉ hô hào chung chung mà không có những giải pháp quyết liệt, tức thời,
liên tục, không khoan nhượng.
Bởi vì trước hết, gian lận trong thi cử (sau đây xin được gọi tắt là gian lận) dù không phải
là tập quán của dân tộc ta, nhưng sau nhiều năm vất vã khó khăn dưới thời bao cấp, buộc
mọi người phải có ít nhiều “mánh mung” để tồn tại nên gian lận, đút lót, móc ngoặc, tham
nhũng v.v… đã dần trở thành nếp nghĩ, nếp sống của khá nhiều người, là “chuyện thường
ngày ở huyện”. Trong cuộc sống và trong cả học đường, người trung thực ngày càng ít đi
và trở thành những kẻ không biết điều, gặp rất nhiều khó khăn trên bước đường thăng tiến;
kẻ gian lận lại được ca ngợi như những người thức thời, biết phải quấy. Như vậy có thể
nói, gian lận dù thời nào cũng có, nhưng trầm trọng như hiện nay thì đích thị là sản phẩm
của thời kì bao cấp.
Một nguyên nhân nữa khiến cho gian lận thỏa sức hoành hành như hiện nay chính là xuất
phát từ những chỉ tiêu thi đua (thường được đặt ra theo kiểu năm sau cao hơn năm trước)
của chi bộ, đảng bộ, hội đồng nhân dân, công đoàn ngành, đoàn thanh niên v.v… Trong
bối cảnh số học sinh ngày càng đông, trường lớp không xây dựng kịp, thầy cô giáo thiếu
thốn, phải hạ thấp chuẩn vào sư phạm bằng nhiều hình thức đào tạo phi chính qui khiến
chất lượng đại trà của giáo viên giảm, thử hỏi nếu không gian lận thì lấy đâu ra Trường
tiên tiến? Chiến sĩ thi đua? Huân chương lao động? v.v…