Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU VÔ CẢM TRONG PHẪU THUẬT BỤNG ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.74 KB, 6 trang )

ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU VÔ CẢM
TRONG PHẪU THUẬT BỤNG


1. Đặt vấn đề:
Phẫu thuật bụng (ổ bụng) là các phẫu thuật của đường tiêu hóa, gan mật, lách tụy,
động tĩnh mạch, hệ tiết niệu…. Bao gồm nhiều các hình thái sinh bệnh lý khác
nhau có liên quan với gây mê hồi sức. Ngoài ra là các bệnh, hoặc rối loạn chức
năng toàn thân kết hợp.
2. Các thay đổi sinh bệnh lý chính:
- Thành bụng liên quan trực tiếp đến chức năng hô hấp – đau sau mổ: Giảm VC –
VT; Giảm di động cơ hoành
- Rối loạn chức năng tiêu hóa ® dinh dưỡng, nước điện giải.
- Thẩm lậu vi khuẩn từ đường tiêu hóa
-Giảm chức năng gan mật: chuyển hóa và đào thải thuốc
- Rối loạn thần kinh (X), nội tiết tuỵ, lách….
- Điều nhiệt (mạch nối), mổ kéo dài
- Rối loạn do mạch máu: tưới máu tạng
- Nhiễm khuẩn nặng
- Bệnh ác tính
- Rối loạn bài tiết hệ tiết niệu: chức năng thận, nước điện giải, ứ đọng nước tiểu…
- Rối loạn do mất máu
- Các tương tác thuốc: tìm mạch, C.O.P.P., hen, dị ứng, thần kinh, I.MA.O
- Thay đổi do mổ nội soi ổ bụng
3. Các yêu cầu GMHS trước mổ: thăm khám, xét nghiệm, đánh giá và sửa chữa
các rối loạn sinh bệnh lý
- Hô hấp
- Dinh dưỡng, chế độ NPO: 2g/4g/6giờ/nước/sữa/cơm
- Nước điện giải: mất nước sinh lý: do nhịn, thụt tháo, tắc ruột…
- Chức năng gan, thận
- Nhiễm khuẩn


- Thiếu máu
- Rối loạn đông máu
- Thuốc đang sử dụng
4. Yêu cầu GMHS trong mổ
- Giảm đau: mềm cơ bụng (vai trò của thuốc opioids, giãn cơ)
- Tránh trào ngược dịch dạ dày, ống thông dung dịch.
- Điều chỉnh nước - điện giải: mất nước (bốc hơi, chảy dịch tiêu hoá, tắc ruột….
- Điều chỉnh máu mất : khó ước lượng máu mất
- Tránh co thắt các cơ trơn đường tiêu hoá, tiết niệu
- Chông nhiễm khuẩn: dự phòng kháng sinh, điều trị nhiễm khuẩn đặc hiệu.
- Ức chế rối loạn thần kinh tạng (X): Atropin, giảm bài tiết dịch tiêu hóa
- Chống hạ nhiệt độ: đặc biệt mùa rét
- Tư thế đặc biệt: các chỗ tỳ đè ® thiếu máu, tổn thương thần kinh
- Phẫu thuật nội soi ổ bụng:
+ Áp lực CO2
+ Tưới máu
4.1. Yêu cầu GMHS sau mổ:
- Giảm đau: cải thiện chức năng hô hấp: NMC hoặc opioids, NSAID
® Chống biến chứng hô hấp: xẹp phổi, viêm phổi
- Điều chỉnh nước điện giải: bị lan dịch vào – ra
Vào:
- Truyền tĩnh mạch
- Ăn uống
Ra:
- Dẫn lưu
- Dịch tiêu hóa: dung dịch, phân
- Nước tiểu
- Mật không nhìn thấy
Huyết động + Từng cặp oxy tổ chức
- Dinh dưỡng: sau mổ 6 giờ hay 24 – 72 giờ

- Chống nôn và buồn nôn: liệt ruột
4.2. Một số bệnh lý ngoại khoa đặc biệt và yêu cầu về GMHS
6.1. Thủng ruột cao: thông thường huyết động ít bị ảnh hưởng mổ sớm sẽ có cải
thiện nhanh.
6.2. Thủng ruột thấp – viêm phúc mạc: tiên lượng nặng thường có sốc nhiễm
khuẩn tỷ lệ tử vong cao nếu viêm phúc mạc do phân. Chống sốc nhiễm khuẩn, bù
thể tích tuần hoàn – bù nước điện giải, thuốc hỗ trợ tuần hoàn…
6.3. Tắc ruột: chủ yếu là thiếu thể tích tuần hoàn (hypovolemic) do mất dịch ra
khoang thứ 3. Cần chú ý hồi sức trước rồi mới mổ. Nguy cơ thủng ruột.
6.4. Thiếu máu ruột: là tình trạng khó chẩn đoán thường kèm theo toan chuyển
hóa, cần hồi sức tích cực
6.5. Chảy máu tiêu hoá: thường khó đánh giá chính xác lượng máu mất. Thường
gặp sốc giảm thể tích. Cần can thiệp nội soi cầm máu hoặc phẫu thuật sớm.
6.6. Sốc nhiễm trùng đường mật do sỏi và giun: Sốc rất nặng đòi hỏi hồi sức sớm
và mổ giải quyết nguyên nhân ngay khi có thể và tiếp tục hồi sức mới có hy vọng
cứu sống bệnh nhân.
Ts.Bs. Công Quyết Thắng

×