Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Môn: Sở hữu trí tuệ trong hoạt động thông tin thư viện: Phân tích các văn bản pháp luật liên quan tới nhãn hiệu, thương hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.3 KB, 10 trang )

BÀI ĐIỀU KIỆN
Mơn: Sở hữu trí tuệ trong hoạt động thơng tin thư viện
Đề: Phân tích các văn bản pháp luật liên quan tới nhãn hiệu, thương hiệu, tên
thương mại và chỉ dẫn địa lý?

Bài làm
Nhãn hiệu, thương hiệu
Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Nhãn hiệu, thương hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức,
các cá nhân khác nhau.
Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả
hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều
màu sắc.
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá,
dịch vụ của chủ thể khác.
Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy
của các nước;
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy
hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó
cho phép.

1


3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút
danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước


ngoài;
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu
kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có u cầu khơng được
sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng
nhận;
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu
dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, cơng dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc
tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu, thương hiệu
Thời hạn bảo hộ khác nhau ở từng quốc gia. Theo Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam
thời hạn bảo hộ cho các đối tượng nhãn hiệu, thượng hiệu là 10 năm, có thể gia hạn
liên tiếp số lần.
Giới hạn các quyền chính
Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu
1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hố do mình sản
xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký
nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất
với điều kiện người sản xuất khơng sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và khơng
phản đối việc đăng ký đó.
3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để
các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với
dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hố, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là
tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa
phương đó.
2


4. Tổ chức có chức năng kiểm sốt, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc
hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hố, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu

chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ
đó.
5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở
thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử
dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá
trình sản xuất, kinh doanh;
b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn
gốc của hàng hố, dịch vụ.
6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả
người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá
nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy
định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp
ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế
có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn
hiệu đó mà Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại
diện hoặc đại lý đó khơng được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý
của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Theo hiệp định TRIPS
Hiệp định TRIPS quy định rất rộng về phạm vi các dấu hiệu có khả năng được
bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu, đó là bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu
hiệu, bao gồm dấu hiệu nhìn thấy được (như các chữ cái, các chữ số, các yếu tố
hình họa) và dấu hiệu khơng nhìn thấy được (như âm thanh, mùi, vị) có khả năng
phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ
3


của các doanh nghiệp khác, đều có thể được đăng ký làm nhãn hiệu (Điều 15.1).
Các nước thành viên WTO có thể quy định khả năng được đăng ký phụ thuộc vào

“tính phân biệt đạt được thơng qua việc sử dụng” khi bản thân các dấu hiệu khơng
có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng.
Chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký có độc quyền ngăn cấm những người khác
khơng được sự đồng ý của mình sử dụng trong hoạt động kinh doanh các dấu hiệu
trùng hoặc tương tự cho hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với những hàng
hóa hoặc dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng như vậy
có nguy cơ gây nhầm lẫn. “Việc sử dụng cùng một dấu hiệu cho cùng một loại hàng
hóa hoặc dịch vụ phải bị coi là có nguy cơ gây nhầm lẫn” (Điều 16.1).
Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 16.2 và Điều 16.3
Hiệp định TRIPS. Những quy định này của Hiệp định TRIPS cung cấp sự bảo hộ
bổ sung cho nhãn hiệu nổi tiếng đã được quy định tại Điều 6bis Công ước Paris.
Trước hết, Hiệp định TRIPS khẳng định rằng “Điều 6bis Công ước Paris (1967)
phải được áp dụng, với những sửa đổi thích hợp, đối với các dịch vụ”. Để xác định
một nhãn hiệu có nổi tiếng hay khơng, khơng chỉ phải xem xét danh tiếng của nhãn
hiệu đó trong bộ phận cơng chúng có liên quan thơng qua sử dụng nhãn hiệu mà
cịn thơng qua hoạt động quảng cáo nhãn hiệu. Hơn nữa, bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
mở rộng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ khơng tương tự với những hàng hóa hoặc
dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu nổi tiếng, với điều kiện việc sử dụng
nhãn hiệu đó thể hiện mối liên hệ giữa hàng hóa hoặc dịch vụ này với chủ sở hữu
nhãn hiệu đã đăng ký và lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký có nguy cơ bị
tổn hại do việc sử dụng nhãn hiệu.
Theo quy định tại Điều 17, các Thành viên WTO có thể quy định một số ngoại
lệ đối với các quyền đã quy định cho chủ sở hữu nhãn hiệu, chẳng hạn như sử dụng
4


lành mạnh các thuật ngữ mang tính chất mơ tả, với điều kiện những ngoại lệ đó
khơng ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu và của bên thứ
bên. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu cho lần đầu đăng ký đầu tiên và mỗi lần gia hạn ít
nhất là 07 năm. Số lần gia hạn hiệu lực đăng ký nhãn hiệu không bị giới hạn (Điều

18).
Về yêu cầu sử dụng nhãn hiệu, Hiệp định TRIPS quy định như sau: chỉ được
hủy bỏ một nhãn hiệu trên cơ sở không sử dụng nếu việc không sử dụng diễn ra ít
nhất ba năm liên tục, trừ trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra những lý do
chính đáng cản trở việc sử dụng nhãn hiệu. Các trường hợp không sử dụng nhãn
hiệu không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu nhãn hiệu, chẳng hạn việc hạn chế
nhập khẩu hoặc những hạn chế khác của chính phủ, được coi là lý do chính đáng
cho việc không sử dụng nhãn hiệu. Việc người khác sử dụng nhãn hiệu dưới sự
kiểm soát của chủ sở hữu nhãn hiệu phải được công nhận là sử dụng nhãn hiệu
nhằm duy trì hiệu lực đăng ký nhãn hiệu (Điều 19).
Tên thương mại
Theo Luật Sở hữu trí tuệ: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
Đối tượng được bảo hộ
Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả
năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh
khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Đối tượng không được bảo hộ
Điều 77 quy định: Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội hoặc chủ thể
khác khơng liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh
nghĩ tên thương mại.
Điều 78. Khả năng phân biệt của tên thương mại
5


Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau
đây:
1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người

khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác
hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử
dụng.
Theo hiệp định TRIPS
Việc thực sự sử dụng một thương hiệu sẽ không phải là điều kiện cho việc xin
đăng kí một thương hiệu hay một nhãn hiệu dịch vụ. Tiếp theo việc sử dụng hoặc
đăng kí một thương hiệu, chủ sở hữu phải sử dụng nhãn hiệu đó, nếu khơng nó có
thể là mục tiêu tấn cơng của bất kì ai lấy cớ là chủ sở hữu đã từ bỏ nhãn hiệu đó.
Chỉ dẫn địa lý
Theo luật sở hữu trí tuệ 2005
Điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng
lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu
do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng
với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Điều 80. Đối tượng khơng được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngồi mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ,
đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc khơng cịn được sử dụng;
6


3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu
việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của
sản phẩm;
4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực

của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Điều 82. Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý
1. Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố
về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý đó.
2. Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh
thái và các điều kiện tự nhiên khác.
3. Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản
xuất truyền thống của địa phương
Giới hạn các quyền chính
Điều 88. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ
chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính
địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người
thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý
đó.
Theo hiệp định TRIPS
Định nghĩa chỉ dẫn địa lý được đưa ra tại Điều 22.1 Hiệp định TRIPS. Theo đó,
“chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ lãnh thổ của một nước
Thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy
tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định.” Hiệp định yêu
cầu các Thành viên WTO cung cấp các phương tiện pháp lý để ngăn chặn việc sử
7


dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn cho công chúng về nguồn gốc địa lý của hàng hóa và
việc sử dụng cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo nghĩa của
Điều 10bis Công ước Paris (Điều 22.2).
Mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được đề cập tại Điều 22.3. Cụ

thể, phải từ chối đăng ký nhãn hiệu hoặc hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đã đăng ký
theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu của các bên liên quan, nếu nhãn hiệu sử
dụng chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn cho công chúng về xuất xứ thực của hàng hóa.
Cần lưu ý rằng Hiệp định TRIPS cung cấp sự bảo hộ đặc biệt đối với các chỉ
dẫn địa lý dùng cho rượu vang và rượu mạnh (Điều 23). Theo đó, các Thành viên
WTO phải cung cấp những biện pháp pháp lý để ngăn ngừa việc sử dụng một chỉ
dẫn địa lý của rượu vang cho những loại rượu vang không bắt nguồn từ lãnh thổ
tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó. Quy định này cũng được áp dụng trong trường hợp
công chúng không nhầm lẫn, không cấu thành hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh
và nguồn gốc thực sự của hàng hóa được chỉ ra hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng
gắn với các từ như “loại”, “kiểu”, “dạng”, “phỏng theo” hoặc tương tự như vậy.
Việc bảo hộ tương tự được áp dụng cho rượu mạnh và cho nhãn hiệu. Các trường
hợp ngoại lệ đối với bảo hộ chỉ dẫn địa lý được quy định tại Điều 24.

8


9


Hết

10



×