Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tuần 24. Từ ấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.93 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Ngày soạn: 15/02/2017
Ngày giảng: 22/02/2017
Tiết: 88 - Đọc văn


<b>TỪ ẤY</b>



Tố Hữu
<b>A. MỤC TIÊU BÀI HỌC</b>


<i><b>1. Kiến thức</b></i>


- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi
đầu gặp gỡ lí tưởng cơng sản và tác dụng kỳ diệu của lí tưởng với
cuộc đời nhà thơ.


- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ,
hình ảnh, ngơn ngữ, nhịp điệu,…trong việc làm nổi bật tâm trạng
của cái tôi nhà thơ.


<i><b>2. Kỹ năng</b></i>


- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm thơ.


- Rèn luyện kỹ năng phân tích, cảm thụ thơ trữ tình…


<i><b>3. Thái độ</b></i>


Giáo dục cho học sinh lịng u nước và ý chí, nghị lực vươn lên
hồn cảnh, niềm say mê lí tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam.


<i><b>4. Năng lực</b></i>



- Năng lực đọc – hiểu.


- Năng lực cảm thụ tác phẩm văn học.
- Năng lực hợp tác.


<b>B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH</b>


<i><b>1. Giáo viên</b></i>


Phương tiện: SGK, SGV, giáo án, Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn
11,…


<i><b>2. Học sinh</b></i>


SGK, vở soạn vở ghi.


<b>C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC</b>


<i><b>+ Phương pháp</b></i>: thảo luận nhóm, đọc sáng tạo, gợi mở,...
+ <i><b>Kĩ thuật</b></i>: Sơ đồ tư duy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Tố Hữu là một trong năm tác gia lớn của nền văn học hiện đại </i>
<i>Việt Nam, thơ ông tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình chính trị, </i>
<i>đậm đà bản sắc dân tộc. Thơ ca của ông luôn bám sát từng chặng</i>
<i>đường của cách mạng Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến </i>


<i>chống Pháp và Mĩ. Tố Hữu đến với thơ và cách mạng cùng một </i>
<i>lúc nên ông làm thơ là để cổ vũ chiến đấu, phục vụ chính trị và </i>
<i>phục vụ sự nghiệp cứu nước cứu dân. Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn </i>


<i>lớp ta tìm hiểu bài thơ “Từ ấy”, để thấy được niềm vui của Tố </i>
<i>Hữu khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản.</i>


<b>II.</b> <b>Hình thành kiến thức</b>


<b>Hoạt động của giáo viên và học sinh</b> <b>Nội dung cần đạt</b> <b>Điều</b>
<b>chỉnh</b>


<b>Hoạt động 1: Tìm hiếu chung</b>
HS đọc đoạn 1 phần Tiểu dẫn/
SGK/tr.43


Cho học sinh xem một video giới
thiệu về nhà thơ Tố hữu và tập thơ
Từ ấy.


GV: <i><b>Qua video trên cùng với sự </b></i>
<i><b>tìm hiểu ở nhà em hãy nêu một </b></i>
<i><b>số nét chính về tác giả Tố Hữu?</b></i>


HS: Suy nghĩ và trả lời


GV:Ông sinh ra tại mảnh đất
mộng mơ Huế thương. Tuổi thơ
Tố Hữu phải chịu cảnh thiếu thốn
tình cảm khi mất mẹ sau đó lại
mất ơng .Từ bé Tố Hữu đã tỏ ra
rất thông minh và say mê niềm
yêu văn học. Lớn lên ông băn
khoăn đi kiếm lẽ u đời và sau


đó ơng hoạt động cách mạng.
Năm 1938 được kết nạp vào Đảng
Cộng sản. Ông từng bị bắt giam
và sau đó vượt ngục thành cơng


<b>I. Tìm hiểu chung</b>


<i><b>1. tác giả Tố Hữu</b></i>


<i>a. Cuộc đời</i>


- Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật
Nguyễn Kim Thành. Quê ở
Thừa – Thiên Huế.


- Ông là một con người có ý chí
kiên cường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tiếp tục hoạt động trên hai mặt
quân sự và văn hóa nghệ thuật
Có thể nói Tố Hữu là nhà thơ lớn
nhất trong các nhà thơ cách mạng
của Việt Nam. Sự nghiệp của ông
gắn liền với từng chặng đường
cách mạng của dân tộc bắt đầu là
tập thơ “Từ ấy” đến các tập thơ
sau này như “một tiếng đờn” hay
“ta với ta”.


GV: <i><b>Tố Hữu là một nhà thơ có </b></i>


<i><b>gia tài thơ ca đồ sộ:</b><b>Từ ấy (1937 </b></i>
<i><b>- 1946), Việt Bắc (1954), Gió </b></i>
<i><b>lộng (1961), Ra trận (1962-1971)</b></i>
<i><b>… qua những mốc thời gian </b></i>
<i><b>sáng tác này em có nhận xét gì </b></i>
<i><b>về thơ ca Tố Hữu?</b></i>


HS: Suy Nghĩ và trả lời.


GV: <i><b>Qua sự chuẩn bị bài ở nhà </b></i>
<i><b>em hay nêu hoàn cảnh sáng tác </b></i>
<i><b>của bài thơ?</b></i>


HS: Suy nghĩ và trả lời.


GV:Hoàn cảnh đó góp phần tạo
nên cảm hứng sơi nổi, say đắm,
trẻ trung và lãng mạn tràn đầy của
nhà thơ.


GV<i><b>: Em hãy nêu xuất xứ của bài</b></i>
<i><b>thơ?</b></i>


GV: Từ ấy là tập thơ đầu tiên của


<i>b. Sự nghiệp văn học</i>


- Sự nghiệp văn học gắn liền với
lí tưởng của Đảng Cộng sản.
- Đề tài: về chiến tranh, tình quân



dân, mẹ…


- tác phẩm chính: Từ ấy (1946),
Việt Bắc (1954), Gió lộng
(1961), Ra trận (1962-1971)…
- Năm 1996 ơng được tặng giải


thưởng Hồ Chí Minh về văn học


<i><b>2. Tác Phẩm</b></i>


<i>a. Hoàn cảnh sáng tác</i>


- Ghi nhớ ngày được đứng vào
hàng ngũ của Đảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nhà thơ bắt đầu sự nghiệp văn
chương về cách mạng của ông
một cách thành công, cũng là một
dấu ấn cho sự khởi đầu gắn liền
với cách mạng của ông.


GV: Tập thơ gồm 3 phần: Máu
lửa, Xiềng xích và Giải phóng;
phản ánh ba chặng đường đấu
tranh và trưởng thành của nhà thơ
từ khi giác ngộ lý tưởng Đảng đến
Cách mạng tháng 8 năm 1945.



GV: Giới thiệu giọng đọc và cách
ngắt nhịp của bài thơ. Gọi HS đọc
bài.


HS: Lên đọc bài


GV: Nhận xét, đọc lại bài thơ.
GV: <i><b>Qua sự chuẩn bị bài ở nhà </b></i>
<i><b>em hãy nêu bố cục của bài thơ? </b></i>
<i><b>Nêu nội dung chính của từng </b></i>
<i><b>phần?</b></i>


HS: Suy nghĩ và trả lời


GV: Nhận xét và nêu lại bố cục.


GV: Nếu các nhà thơ mới đương
thời mơ ước có được một niềm
vui bằng những hình ảnh trừu
tượng: “Tơi muốn hóa một con
chim để cùng gió/ Bay lên cao
mơn trớn sợi mây hồng/ Muốn
uống vào trong buồng phổi vô
cùng/ Tất cả ánh sáng dưới gầm
trời lồng lộng” thì Tố Hữu lại diễn


<i>b. Đọc và chia bố cục</i>


- Đọc: Vui tươi, dứt khoát, hào
hứng…Nhịp 2/2/3 hoặc 4/3



- Chia bố cục 3 phần:


+ Khổ 1: Niềm vui sướng say
mê khi gặp lí tưởng của Đảng.
+ Khổ 2 : Nhận thức mới về lẽ


sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tả niềm vui đến với lí tưởng bằng
những hình ảnh thực, cụ thể: “Từ
ấy trong tôi bừng nắng hạ... rộn
tiếng chim”


<b>Hoạt động 2: đọc hiểu văn bản.</b>


GV: <i><b>“Từ ấy” được đặt làm nhan </b></i>
<i><b>đề bài thơ và xuất hiện ngay câu </b></i>
<i><b>đầu tiên của bài “Từ ấy trong tôi </b></i>
<i><b>bừng nắng hạ”. Vậy theo em “từ </b></i>
<i><b>ấy” ở đây có ý nghĩa gì ?</b></i>


HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Nhận xét


“Từ ấy” : trạng từ chỉ thời gian,
đánh dấu một thời điểm có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong
cuộc đời cách mạng và đời thơ
của Tố Hữu 7/1938Tố Hữu được


đứng vào hàng ngũ của Đảng.
GV:<i><b>Nhà thơ đã dùng hình ảnh </b></i>
<i><b>nào để chỉ lí tưởng và niềm vui </b></i>
<i><b>khi bắt gặp lí tưởng</b></i> <i><b>?</b></i>


HS; suy nghĩ và trả lời.
GV: nhận xét và kết luận


Hình ảnh ẩn dụ:


+ “nắng hạ: ánh nắng rực
rỡ, mãnh liệt.


+ “ mặt trời chân lí”: lí tưởng của
Đảng.


GV:


<i><b>+ Em hiểu thế nào là “nắng </b></i>
<i><b>hạ”? Dùng hình ảnh “nắng hạ” </b></i>


<b>II. Đọc – Hiểu chi tiết</b>


<i><b>1. Niềm vui sướng say mê khi </b></i>
<i><b>gặp lí tưởng của Đảng.</b></i>


- “Từ ấy” thể hiện bước ngoặt
trong cuộc đời của nhà thơ Tố
Hữu được đứng vào hàng ngũ của
Đảng.



- Nghệ thuật ẩn dụ: “ nắng hạ” và
“mặt trời chân lí”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>ở đây có ý nghĩa gì ?</b></i>


<i><b>+ “Mặt trời chân lí” diễn đạt </b></i>
<i><b>điều gì ?</b></i>


<i><b> + Em có cảm nhận gì về những </b></i>
<i><b>động từ: “bừng”, “chói” trong </b></i>
<i><b>câu thơ?</b></i>


HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung.


GV:Tâm trạng, niềm vui suớng
hân hoan của nhà thơ khi đón
nhận lí tưởng cách mạng tiếp tục
được thể hiện ở hai câu thơ sau.
Tố Hữu khơng chỉ đón nhận lí
tưởng Đảng bằng trí tuệ mà bằng
cả tình cảm rạo rực, say mê, sôi
nổi nhất.


GV:<i><b> Nhà thơ đã sử dụng những </b></i>
<i><b>hình ảnh nào để thể hiện niềm </b></i>
<i><b>vui sướng, say mê khi bắt gặp lý </b></i>
<i><b>tưởng?</b></i>



HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Nhận xét bổ sung


<i><b>GV: Các hình ảnh so sánh này </b></i>
<i><b>thể hiện tâm trang như thế nào </b></i>
<i><b>của tác giả?</b></i>


HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Nhận xét bổ sung


GV: Từ ấy là cái mốc thời gian có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
đời cách mạng và đời thơ của Tố
Hữu. Khi đó nhà thơ mới 18 tuổi,


khi nhà thơ đón nhận lí tưởng
cộng sản.


+ “Mặt trời chân lí” : Chân lí của
Đảng, của Cách mạng.


- Sử dụng các động từ mạnh
+ “Bừng” : ánh sáng phát ra đột
ngột.


+ “Chói”: Ánh sáng chiếu thẳng,
mạnh.


- Hình ảnh “ Vườn Hoa lá” “ đậm
hương” “rộn tiếng chim” => Tràn


đầy niềm vui và sức sống


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

đang hoạt động tích cực trong
Đồn Thanh niện Cộng sản Huế,
được giác ngộ lí tưởng cộng sản,
được kết nạp vào Đảng. Bằng
những hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ,
mặt trời chân lí, chói qua tim, Tơ
Hữu khẳng định lí tưởng cách
mạng như một nguồn sáng mới
làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.
GV:<i><b>Qua những tìm hiểu ở trên </b></i>
<i><b>em hay nêu nội dung của khổ </b></i>
<i><b>thơ thứ nhất?</b></i>


HS:suy nghĩ và trả lời
GV:nhận xét và bổ sung.


Đối với Tố Hữu, lí tưởng cách
mạng không chỉ khơi dậy một sức
sống mới mà còn mang lại một
cảm hứng sáng tạo mới cho hồn
thơ. Đó là nhà thơ say mê ca ngợi
nhân dân, ca ngợi đất nước, say
mê hoạt động cống hiến cho cách
mạng. Như vậy, khổ thơ mở đầu
bài thơ diễn tả niềm vui, niềm say
mê và hạnh phúc tràn ngập trong
tâm hồn nhà thơ từ khi được giác
ngộ lí tưởng cách mạng, được kết


nạp vào Đảng Cộng Sản. Những
câu thơ trên được viết bằng cảm
xúc dạt dào diễn tả tâm trạng, tâm
hồn bằng những hình ảnh cụ thể
và sinh động đã tạo được một ấn
tượng độc đáo, mới lạ so với thơ
ca cách mạng đương thời và trước
đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>III. Hoạt động luyện tập</b>


- Cho học sinh tham gia một số câu hỏi trắc nghiệm:
1. Năm sinh năm mất của Tố Hữu.


A. (1920 – 2000)
B. (1918 – 2001)
<b>C. (1920 – 2002)</b>
D. (1920 – 2001)


2. Tập thơ từ ấy gồm 3 phần đó là những phần nào:
A. Máu lửa , xiềng xích, ta với ta


B. Ra trận, máu lửa, giải phóng
C. Từ ấy, xiềng xích, giải phóng
<b>D. Máu lửa, xiềng xích, giải phóng</b>


3. Cụm từ “Từ ấy” có ý nghĩa gì trong bài thơ cùng tên?


<b>A. “Từ ấy” thể hiện bước ngoặt trong cuộc đời của nhà thơ </b>
<b>Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng.</b>



B. “Từ ấy” chỉ là một đại từ phiếm chỉ thời gian.
C. “Từ ấy” là mốc thời gian tác giả bắt đầu sáng tác.


D. “ Từ ấy” là thời điểm tác giả tham gia đánh giặc cứu nước.
<b>IV. Hoạt động vận dụng</b>


1. Hãy viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ và cảm xúc của em khi
học xong khổ thơ thứ nhất.


2. Hãy tưởng tượng em sẽ đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng
sản Việt Nam và viết một đoạn văn thể hiện cảm xúc.


<b>V.</b> <b>Hoạt động tìm tịi mở rộng</b>


<b> - Cho học sinh tìm 7 – 8 bài thơ nằm trong phần máu lửa của tập </b>
thơ từ ấy.


- Chuẩn bị tiết 2 của bài học:


1. “Tôi” trong khổ thơ thứ 3 là ai?


2. Cảm xúc của tác giả trong khổ thơ thứ 2 và thứ 3 có gì thay đổi
so với khổ thơ thứ nhất?


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>E. RÚT KINH NGHIỆM</b>
* Những điểm đã đạt được:


...
...


...
...
* Những điểm cần rút kinh nghiệm:


...
...
...


Phú Bình, ngày tháng năm 2017
Ký duyệt


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×