Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.14 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 1 + 2 Ngày soạn: 07 /09 Ngày dạy: Thứ hai /10/09/2012 BÀI 1: TIẾT 1+2: KÍNH YÊU BÁC HỒ (Trang ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:. 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, với dân tộc. - Nhận biết tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác. 2. Kĩ năng: Học sinh biết được tình cảm của Bác Hồ và thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy. 3. Thái độ: Học sinh có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, câu chuyện, hình ảnh sưu tầm về Bác Hồ. 2. Học sinh: Sưu tầm các tư liệu về Bác Hồ (tranh ảnh, bài báo câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao,...). II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:. A. Hoạt động cơ bản: Hoạt động cả lớp: Khởi động: Hát bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn Thiếu niên Nhi đồng”, nhạc và lời: Phong Nhã, hoặc bài “Hoa thơm dâng Bác” nhạc và lời Hà Hải. Hoạt động theo nhóm: Chia HS thành các nhóm quan sát các bức tranh nhằm biết được Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn với đất nước, với dân tộc và tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ (HĐ1, trang 21, SGV) Các nhóm cử đại diện lên trình bày và giới thiệu về một ảnh, cả lớp trao đổi để học sinh thấy công lao to lớn của Bác Hồ với đất nước, với dân tộc ta và tỉnh cảm yêu thương của Bác với thiếu nhi. Học sinh biết thêm về Bác Hồ: Tên hồi nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890, quê Bác ở làng sen xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người có công lớn đối với đất nước, với dân tộc. Bác là vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam chúng ta. Người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-91945. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác đã mang nhiều tên gọi như Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh,... Hoạt động cá nhân: 1 Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác”: Giáo viên kể lại câu chuyện để học sinh biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và các việc em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ (HĐ2, trang 24, SGV) Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trên phiếu học tập nhằm giúp học sinh thấy rằng các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy. Sau hoạt động cá nhân, học sinh trình bày kết quả bài làm với giáo viên. Ghi nhớ: Tháp mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. B. Hoạt động thực hành: Hoạt động cá nhân: Tổ chức cho học sinh hoạt động các nhân trên phiếu học tập nhằm giúp các em hiểu và ghi nhớ nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng và tìm được một số biểu hiện cụ thể của một trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng (HĐ3, trang 25, SGV). Cho học sinh trao đổi với các bạn bên cạnh để tự đánh giá em đã thực hiện được điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy và có phương hướng phấn đấu rèn luyện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. (HĐ1, trang 26, SGV) Hoạt động theo nhóm: Tổ chức cho các nhóm trao đổi, thảo luận và trình bày các tư liệu (tranh ảnh, bài báo câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao,...) sưu tầm được về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ (HĐ2, trang 27, SGV). Kiểm tra và nhận xét bài làm của học sinh, giúp đỡ các em hoàn thành tốt các yêu cầu của bài tập. C. Hoạt động ứng dụng: 1. Cho một số học sinh lần lượt thay nhau đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi. (HĐ3, trang 27, SGV). 2. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. 3. Động viên, khuyến khích các bạn tích cực tham gia học tập và rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy. -----------------------------------------------. 2 Lop3.net.
<span class='text_page_counter'>(3)</span>