Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Quản lý đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN QUANG ANH

QUẢN LÝ ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Anh



i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ kinh tế, ngồi sự cố gắng nỗ lực của bản thân,
tơi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngồi Học viện.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với PGS.TS Trần Đình Thao đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Thái Bình, Khoa Kinh tế đã tạo điều
kiện về mọi mặt cho tơi hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Tiền Hải, Sở Giao thơng vận
tải Thái Bình, các phòng, ban chức năng và UBND các xã thuộc huyện Tiền Hải đã tạo
điều kiện giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Anh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii

Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng biểu ....................................................................................................... vii
Danh mục hình và biểu đồ ............................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 4

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 4

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4


1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.5.

Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................... 5

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 6
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý đường giao thơng nơng thơn .......................................... 6

2.1.1.

Các khái niệm có liên quan................................................................................. 6

2.1.2.

Vai trị của quản lý đường giao thơng nông thôn ............................................... 8

2.1.3.

Đặc điểm của đường giao thông nông thôn ...................................................... 10

2.1.4.


Nội dung nghiên cứu về quản lý đường giao thông nông thôn ........................ 17

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đường giao thông nông thôn ...................... 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý đường giao thông nông thôn ................................ 24

2.2.1.

Quản lý đường giao thông nông thôn ở một số địa phương ............................. 24

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý đường gtnt ở tiền hải ......................... 29

2.2.3.

Chủ trương chính sách về quản lý đường giao thơng nông thôn ...................... 31

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 34

iii


3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 34

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 34

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 34

3.1.3.

Hạ tầng giao thông vận tải ................................................................................ 42

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 44

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 47

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 48


3.2.4.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 48

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 48

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 50
4.1.

Khái quát về hệ thống đường giao thông nơng thơn Huyện Tiền Hải, Tỉnh
Thái Bình .......................................................................................................... 50

4.1.1.

Hệ thống đường giao thông đường bộ trên địa bàn Huyện Tiền Hải, Tỉnh
Thái Bình .......................................................................................................... 50

4.1.2.

Hệ thống đường xã, đường trục thơn, đường nhánh cấp I trục thơn, đường
ngõ xóm, đường ra cánh đồng .......................................................................... 53

4.1.3.

Đánh giá hiện trạng hệ thống đường bộ Huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình ...... 56

4.2.


Thực trạng quản lý đường giao thông nông thôn tại huyện Tiền Hải, Tỉnh
Thái Bình .......................................................................................................... 58

4.2.1.

Quản lý quy hoạch đường giao thơng nơng thơn Huyện Tiền Hải, Tỉnh
Thái Bình .......................................................................................................... 58

4.2.2.

Quản lý đầu tư xây dựng đường giao thông nông thơn huyện Tiền Hải,
Tỉnh Thái Bình.................................................................................................. 64

4.2.3.

Quản lý khai thác đường giao thơng nơng thơn huyện Tiền Hải, Tỉnh
Thái Bình .......................................................................................................... 72

4.2.4.

Kết quả quản lý đường giao thông nông thôn Huyện Tiền Hải, Tỉnh
Thái Bình .......................................................................................................... 80

4.2.5.

Thuận lợi và khó khăn trong quản lý đường giao thông nông thôn ................. 84

4.3.

Yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đường giao thông nơng thơn tại huyện Tiền

Hải, tỉnh Thái Bình ........................................................................................... 85

4.3.1.

Cơ chế chính sách ............................................................................................. 85

iv


4.3.2.

Phân cấp quản lý ............................................................................................... 88

4.3.3.

Nguồn lực đầu tư .............................................................................................. 89

4.3.4.

Năng lực quản lý............................................................................................... 90

4.4.

Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý đường giao thông nông thôn trên
địa bàn huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình .......................................................... 92

4.4.1.

Quan điểm và mục tiêu phát triển ..................................................................... 92


4.4.2.

Giải pháp tăng cường quản lý đường giao thông nông thôn trên địa bàn
huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình ....................................................................... 93

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 98
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 98

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 99

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 101
Phụ lục ........................................................................................................................ 103

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

GTNT

Giao thông nông thôn

NTM


Nông thôn mới

UBND

Ủy ban nhân dân

GTVT

Giao thông vận tải

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các loại mặt đường GTNT chủ yếu ............................................................. 14
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu cho đường GTNT .......................................... 15
Bảng 3.1. Hành chính, diện tích, dân số huyện Tiền Hải năm 2016 ............................ 35
Bảng 3.2. Tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiền Hải giai đoạn
2014 - 2016 .................................................................................................. 40
Bảng 3.3. Chọn xã nghiên cứu điểm ............................................................................ 46
Bảng 3.4. Tổng hợp mẫu điều tra và tham vấn ............................................................ 46
Bảng 3.5. Hiện trạng hệ thống đường GTNT của xã điều tra ...................................... 47
Bảng 4.1. Hiện trạng đường giao thông huyện Tiền Hải ............................................. 51
Bảng 4.2. Hiện trạng hệ thống đường tỉnh trên địa bàn huyện Tiền Hải ..................... 52
Bảng 4.3. Hiện trạng hệ thống đường huyện trên địa bàn huyện Tiền Hải .................. 52
Bảng 4.4. Hiện trạng hệ thống đường xã trên địa bàn huyện Tiền Hải ........................ 54
Bảng 4.5. Tỷ lệ xã có hệ thống GTNT đạt chuẩn NTM của huyện Tiền Hải .............. 54
Bảng 4.6. Quy hoạch đường giao thông huyện Tiền Hải đến năm 2020, định
hướng đến 2030 ........................................................................................... 61

Bảng 4.7. Kết quả thực hiện quy hoạch đường giao thông huyện Tiền Hải ................ 63
Bảng 4.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý quy hoạch đường GTNT huyện
Tiền Hải ....................................................................................................... 64
Bảng 4.9. Kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng đường GTNT huyện
Tiền Hải giai đoạn 2016 - 2020 ................................................................... 66
Bảng 4.10. Kết quả xây dựng đường GTNT huyện Tiền Hải năm 2014 - 2016 ............ 68
Bảng 4.11. Phân cấp quản lý đường giao thông trên địa bàn huyện Tiền Hải ............... 73
Bảng 4.12. Tình hình khốn sửa chữa thường xun đường huyện ............................... 74
Bảng 4.13. Phân cấp các đơn vị thực hiện quản lý bảo trì hệ thống đường GTNT
huyện Tiền Hải ............................................................................................. 76
Bảng 4.14. Nhu cầu vốn bảo dưỡng thường xuyên đường GTNT trên địa bàn
huyện Tiền Hải ............................................................................................. 77
Bảng 4.15. So sánh kinh phí bảo dưỡng thường xuyên theo định mức và thực tế
cho hệ thống GTNT huyện Tiền Hải ........................................................... 77
Bảng 4.16. So sánh kinh phí sửa chữa định kỳ theo định mức và thực tế cho hệ

vii


thống GTNT huyện Tiền Hải ....................................................................... 78
Bảng 4.17. Tổng hợp các vi phạm trong quản lý khai thác đường GTNT huyện
Tiền Hải, năm 2016...................................................................................... 80
Bảng 4.18. Kết quả quản lý đường GTNT huyện Tiền Hải ........................................... 81
Bảng 4.19. Đánh giá chung về quản lý đường GTNT huyện Tiền Hải .......................... 83
Bảng 4.20. Hệ thống văn bản về quản lý đường GTNT áp dựng tại Tiền Hải............... 87
Bảng 4.21. Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho phát triển đường GTNT
huyện Tiền Hải ............................................................................................. 90
Bảng 4.22. Tự đánh giá về trình độ, năng lực và phân công nhiệm vụ của cán bộ
tham gia quản lý đường GTNT huyện Tiền Hải .......................................... 92
Bảng 4.23. Quy hoạch đường GTNT huyện Tiền Hải đến năm 2020............................ 94


viii


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1.

Sơ đồ cấp thiết kế đường giao thơng nơng thơn ......................................... 14

Hình 2.2.

Các cấp quản lý hệ thống đường GTNT .................................................... 28

Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ rải mặt đường GTNT đường huyện, xã theo các vùng ...................... 29
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ các loại đường bộ trên địa bàn huyện Tiền Hải ................................ 55
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ các tuyến đường GTNT huyện Tiền Hải ........................................... 55
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng đường GTNT huyện Tiền Hải,
giai đoạn 2014 – 2016 ................................................................................ 67
Biểu đồ 4.4. Thực hiện xây dựng đường GTNT đạt tiêu chí NTM ................................ 71
Hình 4.1.

Phân cấp trong quản lý đường GTNT áp dụng tại Tiền Hải ...................... 89

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Quang Anh
Tên luận văn: Quản lý đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Xuất phát từ thực tiễn trong điều kiện các nguồn lực còn hạn hẹp, nhu cầu đầu tư
cho hệ thống đường GTNT lớn đã đặt ra những u cầu mới, địi hỏi cơng tác quản lý
đường GTNT phải được quan tâm đúng mức, cơ chế chính sách phải được bổ sung,
hoàn thiện cho phù hợp. Để đánh giá những thành tựu và khắc phục những hạn chế
trong quản lý đường giao thông nông thôn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đề xuất các
giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý đường giao thông nông thôn trong điều kiện
hiện nay, tôi đã chọn nghiên cứu “Quản lý đường giao thông nông thôn trên địa bàn
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”.
Mục tiêu nghiên cứu: Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn
về quản lý đường GTNT; Đánh giá thực trạng quản lý và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý đường GTNT; Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản
lý đường giao thông nông thôn ở huyện Tiền Hải trong những năm tới.
Đề tài đã làm rõ các khái niệm có liên quan như quản lý, đường giao thơng nơng
thơn; làm rõ vai trị quản lý đường giao thông nông thôn, đặc điểm của đường GTNT.
Nghiên cứu các nội dung về quản lý đường GTNT và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý
đường giao thông nông thơn. Đồng thời, đề tài cũng đã tìm hiểu cơng tác quản lý đường
GTNT ở một số địa phương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho cơng tác quản lý
đường GTNT ở huyện Tiền Hải; Nghiên cứu chủ trương chính sách của nhà nước về
quản lý đường GTNT hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu: Chọn 03 xã là Tây Lương, Phương Cơng và Nam
Hồng. Đây là 3 xã có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển giao thông
nông thôn và phát triển kinh tế nhằm đại diện cho huyện Tiền Hải để nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến hành tham vấn cán bộ quản lý đường GTNT các cấp, tham vấn các nhà
thầu tham gia xây dựng GTNT và điều tra đại diện hộ dân trên địa bàn để thu thập thông
tin là rõ về công tác quản lý đường giao thông nông thôn. Nghiên cứu dùng chương

trình Excel để xử lý số liệu.
Kết quả nghiên cứu chính đã tập trung làm rõ: Hiện trạng hệ thống giao thông
đường bộ trên địa bàn huyện Tiền Hải, bao gồm: hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh lộ

x


và đường GTNT của huyện như sau: Đường huyện: mặt đường láng nhựa đạt 83,4%;
mặt đường bê tông xi măng đạt 16,6%. Hệ thống đường huyện đã được cứng hóa 100%,
đường xã: cơ bản mặt đường đã được cứng hóa, mặt đường đá dăm láng nhựa đạt
67,1%; mặt đường bê tông xi măng đạt 32,9%. Đường trục thôn, đường nhánh cấp I trục
thơn, đường ngõ xóm, đường ra đồng được bê tơng xi măng đạt gần 90%. Tiếp đó, thực
trạng quản lý đường GTNT trên địa bàn huyện Tiền Hải đã được phân tích sâu trên các
khía cạnh: (1) Quản lý quy hoạch đường GTNT: Quy hoạch tổng thể của hệ thống
đường giao thông nông thôn huyện Tiền Hải chưa được lập và phê duyệt, nhưng các
tuyến đường thuộc GTNT được đầu tư làm mới, nâng cấp mở rộng trong thời gian qua
đã bám sát theo Đề án xây dựng, cải tạo nâng cấp các tuyến đường huyện giai đoạn
2016 – 2020; (2) Quản lý đầu tư xây dựng công trình đường GTNT: Hệ thống đường
giao thơng huyện Tiền Hải trong thời gian qua được các chủ đầu tư, các địa phương tổ
chức thực hiện theo đúng trình tự, quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng.
(3) Quản lý khai thác và bảo trì đường GTNT: Cơng tác quản lý khai thác bảo trì cơng
trình giao thơng nói chung và đường GTNT nói riêng cũng mang lại nhiều hiệu quả
thiết thực. Tuy nhiên, lực lượng thực hiện nhiệm vụ quản lý ở cấp huyện, xã còn mỏng
nên công tác quản lý chưa thực sự sâu sát, cịn mang tính đại diện; (4) Đánh giá kết quả,
chỉ ra những mặt đã làm được, phát hiện những tồn tại yếu kém, tìm ra nguyên nhân của
sự tồn tại yếu kém, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục. Nghiên cứu đã xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến quản lý đường GTNT tại huyện Tiền Hải, bao gồm các yếu tố: Cơ chế
chính sách; Phân cấp quản lý; Nguồn lực đầu tư; Năng lực quản lý.
Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý đường giao thông nông
thôn trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình như sau: (1) Hồn thiện quy hoạch

đường giao thơng nơng thơn đến năm 2020. (2) Hồn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây
dựng, quản lý khai thác sử dụng đường giao thông nông thôn. (3) Các giải pháp cơ bản
để tăng cường quản lý đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình.

xi


THESIS ABSTRACT
1. Author: Nguyen Quang Anh
2. Thesis topic: "Management of rural road traffic in Tien Hai district, Thai Binh
province"
3. Major: Economic Management

Major code: 63 34 04 10

4. University: Vietnam National University of Agriculture
5. The main research results
Practically, resources are still limited, the need to invest in the construction and
maintenance the rural traffic system set new requirements, required that the
managerial work of rural traffic needs proper attentions, policy mechanisms must be
supplemented and completed appropriately. To evaluate the achievements and
overcome the limitations in rural road traffic management in Tien Hai district, Thai
Binh province and propose basic solutions to enhance rural road traffic management
in current condition, I chose "Management of rural road traffic in Tien Hai
district, Thai Binh province" for research.
Research objectives: Contribute to the systematization of theoretical and
practical issues in rural road traffic management; Assess the current situation of
management and analyze factors affecting rural road traffic management in Tien Hai
district; Propose major solutions to strengthen rural road traffic management in Tien

Hai district in the coming years.
The research has clarified the related concepts such as management, rural road
traffic; making clear the role of rural road traffic management, characteristics of
rural road traffic. Research the contents of rural road traffic management and
elements affect rural road traffic management. At the same time, the research also
found out the managerial work of rural road traffic in some localities, from then
drawing lessons of experiences for the out the managerial work of rural road traffic
in Tien Hai district; Study the government policy guidelines for the management of
rural road traffic at present.
Research method: Selecting three communes is Tay Luong, Phuong Cong and
Nam Hong. These three communes have differences in natural conditions, level of rural
road traffic development and economic development that is on behalf of Tien Hai
district for research. Research conducts for the consultation of rural road traffic
administrators at all levels, contractors who take part in the construction of rural road
traffic and survey household representatives in the area to collect information is clear

xii


about the managerial work of rural traffic. Research uses excel to process data.
The main results of the study concentrated to clarify: The current situation of
road traffic system in Tien Hai district, including: highways, provincial roads and rural
roads as follows: Country road: Bituminous macadam pavement got 83.4%; cement
concrete pavement got 16.6%. The district road system got 100% with strength
concrete, however, the road quality was not high. Commune Road system: the surface
of the road was hardened, the composition of bituminous macadam pavement reached
67.1%; cement concrete pavement got 32.9%. Hamlet trunk road, class I feeder road of
hamlet trunk road, alley road, fields road were concreted reaching nearly 90%. Next, the
current management of rural road traffic in Tien Hai district has been analyzed in depth
on aspects: (1) Management rural road traffic planning: Overall planning of rural road

system in Tien Hai district has not been founded and approved yet, but the routes
belong to rural traffic have been invested, upgraded and enlarged in the past time
following the project of building, repairing and upgrading country roads in the period of
2016-2020; (2) Investment management in construction of rural road traffic: The traffic
system in Tien Hai district has been implemented by investors and localities in
accordance with the order and regulations of the government for investment
management in construction. (3) Traffic management and maintenance of rural traffic:
Management and maintenance of traffic works in general and rural traffic in particular
also brought many practical effects. However, the force to conduct management task at
the district and commune levels is still thin, so the management work is not very
thorough and still representative; (4) Evaluate the results, point out what has been done,
identify weaknesses, find the cause of existing the weaknesses, and from then finding
out solutions. The research identified the factors that affect the management of rural
road traffic in Tien Hai district, including the following: policy mechanisms;
Decentralized administration; Investment resources; Management capacity.
The study has proposed solutions to strengthen rural road traffic management in
Tien Hai district, Thai Binh province as follows: (1) Complete of rural road traffic plan
until to 2020 (2) Improvement on mechanism of investment management in construction,
management and exploitation in using rural road traffic. (3) Basic solutions to strengthen
rural traffic management in Tien Hai district, Thai Binh province.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khu vực nơng thơn nước ta chiếm trên 80% diện tích và gần 70% dân số
cả nước. Đây là khu vực cung cấp nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, sản
xuất lương thực phẩm, giữ gìn văn hóa truyền thống và là khu vực đặc biệt quan
trọng về quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển do điều

kiện và bối cảnh khác nhau vai trị, vị trí của nông nghiệp, nông thôn cũng thay
đổi và xuất hiện những yếu tố mới. Trong giai đoạn hiện nay nông nghiệp, nông
thôn đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và sẽ được ưu tiên đầu tư nhằm
cung cấp các dịch vụ cơ bản nâng cao đời sống cho phần đông dân số, đảm bảo
an ninh lương thực, tạo thêm nhiều việc làm cho người nông dân, ổn định kinh tế
vĩ mơ và kiểm sốt mơi trường sinh thái.
Thực hiện các chủ trương của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ
và chính quyền địa phương, trong những năm qua nơng nghiệp, nơng thơn nước
ta có sự thay đổi to lớn, năng suất và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp phát
triển với tốc độ khá cao, đời sống người nông dân đã được nâng lên, cơ sở hạ
tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư. Phong trào xây dựng đường giao thông
nông thôn đã được đồng bào cả nước nhiệt tình hưởng ứng và đóng góp nguồn
lực để xây dựng cải tạo, nâng cấp do đó mạng lưới giao thơng nơng thơn có bước
phát triển vượt bậc, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng
hóa của nhân dân. Chất lượng hệ thống đường giao thông nông thôn ngày càng
nâng cao góp phần làm thay đổi bộ mặt nơng thơn theo hướng tích cực.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009
về Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới, trong số 19 tiêu chí thì tiêu chí về thực
hiện quy hoạch và phát triển giao thông nông thôn được đặt lên hàng đầu.
Trong 5 năm qua triển khai quyết liệt Nghị quyết của Trung ương, sự chỉ
đạo điều hành của Chính phủ thúc đẩy phong trào xây dựng và phát triển GTNT
đã đạt được kết quả vượt bậc so với thời kỳ trước năm 2010, trên phạm vi cả
nước chiều dài đường GTNT tăng 217.433 km (tính cả đường nội đồng), tổng
vốn huy động đạt 186.194 tỷ đồng (tăng 84.418 tỷ so với cả giai đoạn 10 năm
trước và tương đương 183%). Hạ tầng GTNT ngày càng phát triển, từng bước

1



hiện đại theo hướng bền vững, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện
chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới. Theo số liệu tổng hợp của Bộ
Giao thơng vận tải hiện nay trên tồn quốc cịn 65 xã /9.067 xã chưa có đường ơ
tơ đến trung tâm xã. Một kết quả rất đáng mừng là hiện nay đường giao thông
nông thôn không chỉ đến trung tâm xã mà đã vươn tận đến các thôn, làng và đã
được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư (Bộ Giao thơng vận tải, 2016).
Thái Bình là một tỉnh thuần nông, từ những năm 90 của thế kỷ trước đã
trở thành lá cờ đầu trong toàn quốc với phong trào xây dựng Điện – Đường –
Trường – Trạm, dẫn đầu cả nước về xây dựng đường giao thông nông thôn. Sau
khi Đảng có chủ trương, Nghị quyết về xây dựng nông thôn mới, Tỉnh uỷ, Uỷ
ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các địa phương xây dựng, phát triển nơng
thơn, trong đó tập trung xây dựng, cứng hố mặt đường giao thơng nơng thơn
theo tiêu chí nơng thơn mới. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm
để xây dựng giao thông nông thôn, tỉnh đã dành nguồn lực đáng kể đầu tư phát
triển hệ thống đường giao thông nông thôn. Trong 5 năm (từ 2011 đến năm
2015), nguồn kinh phí huy động đầu tư cho đường giao thơng nơng thơn của tỉnh
Thái Bình là 3.833,5 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 529,8 tỷ đồng,
ngân sách địa phương là 1.828,7 tỷ đồng, nhân dân đóng góp là 1.402 tỷ đồng,
vốn huy động xã hội hóa 73 tỷ đồng; đã làm mới được 63,7 km đường, nâng cấp
mở rộng, cứng hóa mặt đường là 3.030km, xây mới và cải tạo sửa chữa 63 cây
cầu. Kết quả trên đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh, tồn bộ các xã đã có
đường ơ tơ đến trung tâm xã, đường ngõ xóm khơng lầy lội vào mùa mưa (Sở
GTVT Thái Bình, 2016).
Tiền Hải là một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, tồn huyện có
1082,91 Km đường bộ, trong đó đường giao thơng nơng thơn có chiều dài
1025,11 km chiếm 94,7% tổng chiều dài mạng lưới đường bộ (UBND huyện
Tiền Hải, 2016). Những năm qua mạng lưới giao thông nông thôn của huyện đã
được quan tâm đầu tư xây dựng, đa số các loại đường đạt tiêu chuẩn theo cấp và
chuẩn nơng thơn mới.
Tuy có sự phát triển mạnh về xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn song

về tổng thể trên địa bàn huyện Tiền Hải công tác quản lý hệ thống đường giao
thông nơng thơn cịn nhiều bất cập, hạn chế về quy hoạch phát triển, đầu tư xây
dựng và quản lý khai thác đường giao thông nông thôn.

2


- Trên khía cạnh quy hoạch, hệ thống đường giao thơng nơng thơn chưa
được phủ kín và chưa có sự kết nối liên hoàn từ hệ thống đường tỉnh, đường
huyện xuống nông thôn điều này làm cho việc đầu tư cịn tự phát, chưa có tính
định hướng chiến lược nhất là đối với vùng sâu, vùng xa.
- Trong đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp đường giao thông nông thơn,
tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cịn thấp, bề rộng mặt đường hẹp, chủ yếu là
đường 01 làn xe, tải trọng thấp, chưa đồng bộ về tải trọng của đường với cầu
cống do chưa được nâng cấp.
- Trong quản lý khai thác đường giao thơng nơng thơn, an tồn giao thơng
cịn thiếu hệ thống biển báo, hành lang an tồn giao thơng đường bộ bị lấn chiếm,
tầm nhìn người lái xe bị hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ mất an tồn giao thơng. Cơng
tác quản lý bảo trì chưa được quan tâm đúng mức, chưa có mơ hình thống nhất,
thiếu lực lượng chun nghiệp và kinh phí cho cơng tác bảo trì rất hạn chế, khó
khăn để thực hiện.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, trong điều kiện các nguồn lực còn
hạn hẹp, nhu cầu đầu tư xây dựng, cải tạo và bảo trì hệ thống đường GTNT lớn
đã đặt ra những u cầu mới, địi hỏi cơng tác quản lý đường giao thông nông
thôn phải được quan tâm đúng mức, cơ chế chính sách phải được bổ sung, hoàn
thiện cho phù hợp với nhu cầu phát triển đường giao thông nông thôn trên địa
bàn huyện.
Để đánh giá những thành tựu và khắc phục những hạn chế trong quản lý
đường giao thông nông thôn huyện Tiền Hải, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm
tăng cường quản lý đường giao thông nông thôn trong điều kiện hiện nay, tôi đã

chọn nghiên cứu “Quản lý đường giao thông nông thơn trên địa bàn huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý hệ thống đường giao thông nông
thôn trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; Từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn tại địa phương
trong thời gian tới.

3


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý
đường giao thông nông thôn.
- Đánh giá thực trạng quản lý đường giao thơng nơng thơn và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đường giao thông nông thơn trên địa bàn
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý đường giao
thông nông thôn ở huyện Tiền Hải trong những năm tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
+ Thực trạng quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng
đường giao thông nông thôn ở huyện Tiền Hải như thế nào ?
+ Yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý đường giao thông nông thôn
của huyện Tiền Hải?
+ Giải pháp nào để tăng cường quản lý đường giao thông nông thôn huyện
Tiền Hải trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đường giao thông nông thôn.

- Nghiên cứu các tác nhân liên quan đến quản lý đường giao thông nông
thôn, bao gồm: cán bộ làm công tác quản lý đường GTNT các cấp ( tỉnh, huyện,
xã ); nhà thầu xây dựng đường GTNT và người dân.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về các hoạt động quản
lý đường giao thông nơng thơn trên các khía cạnh: quản lý quy hoạch phát triển,
quản lý đầu tư xây dựng, quản lý khai thác sử dụng đối với đường bộ.
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình.
- Phạm vi thời gian: Số liệu phục vụ nghiên cứu thực trạng quản lý đường
giao thông nông thôn huyện được thu thập từ năm 2014 đến năm 2016.
Đề xuất phương hướng và giải pháp quản lý đường giao thông nông thôn
huyện Tiền Hải đến năm 2025.

4


Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2016 đến tháng 9/2017.
1.5. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Giao thơng nơng thơn có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của phần lớn
dân số nước ta, xây dựng đường giao thông nông thôn là một chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Trong bối cảnh cả nước đang tập trung thực hiện chương trình quốc gia
xây dựng nơng thơn mới, cải thiện điều kiện sống của dân cư khu vực nông thôn,
đề tài đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đường giao thông nông thôn trên
địa bàn huyện Tiền Hải, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, sớm hồn
thành mục tiêu chương trình quốc gia, đưa Tiền Hải thành huyện nơng thơn mới
của tỉnh Thái Bình.

5



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
2.1.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Quản lý
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt
được mục tiêu đề ra. Quản lý là một hoạt động có tính chất phố biến, mọi nơi, mọi
lúc, trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Đó là một hoạt
động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác làm
một công việc để đạt được mục tiêu chung (Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cs., 2013).
Theo nghĩa chung nhất, Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích
của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có
hiệu quả các tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra.
2.1.1.2. Đường giao thơng
Đường giao thơng là lộ trình mà người, phương tiện thường di chuyển trên
đó để đi từ địa điểm này đến địa điểm khác (Quốc hội, 2008).
2.1.1.3. Nông thôn
Nông thôn, đến nay khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành,
nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy
ban nhân dân xã".
2.1.1.4. Đường giao thông nông thôn
- Giao thông nông thôn là sự di chuyển của người, phương tiện và hàng hoá
trên các tuyến đường địa phương ở cấp huyện và cấp xã (Bộ NN và PTNT, 2009).
- Đường giao thông nông thôn bao gồm: đường huyện, đường trục xã,
đường liên xã, đường trục thơn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương
đương; đường trục chính nội đồng.

Theo Luật giao thơng đường bộ (2008) có quy định rõ tiêu chí xác định
đường huyện và đường xã, cụ thể như sau:

6


+ Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung
tâm hành chính của xã, cạm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận;
đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
+ Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thơn, làng,
ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí
quan trong đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nơng
thơn mới:
+ Đường thơn là đường nối giữa các thơn đến các xóm.
+ Đường xóm là đường nối giữa các hộ gia đình (đường chung của liên gia).
+ Đường sản xuất (trục chính nội đồng) là đường chính nối từ đồng ruộng
đến khu dân cư.
- Kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn bao gồm kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ và kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa. Kết cấu hạ
tầng giao thơng nơng thơn đường bộ là tồn bộ hệ thống đường bộ phục vụ cho
giao thông khu vực nơng thơn, bao gồm cả các cơng trình cầu, cống, cảng nội địa
trên tuyến. Kết cấu hạ tầng giao thơng nơng thơn đường thủy là tồn bộ hệ thống
đường thủy nội địa.
Trong nghiên cứu này chúng tôi cho rằng hệ thống đường giao thông nông
thôn là bộ phận giao thông địa phương nối tiếp với hệ thống đường quốc gia,
nhằm phục vụ sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội và giao lưu văn hố của các làng xã, thơn xóm. Hệ thống này nhằm đảm bảo
cho các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thô sơ qua lại, bao gồm hệ

thống các tuyến đường nối liền từ trung tâm hành chính huyện đến các trục
đường quốc lộ, tỉnh lộ, trung tâm xã; hệ thống đường xã, đường thôn, đường làng
ngõ xóm và đường trục chính ra đồng ruộng phục vụ sản xuất, được nối tiếp
thành một hệ thống giao thơng liên hồn.
2.1.1.5. Quản lý đường giao thơng nơng thôn
Quản lý đường giao thông nông thôn là xây dựng cơ chế, chính sách,
lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông nông
thôn; quản lý trong quá trình khai thác sử dụng để đạt được mục tiêu phát
triển hiệu quả và bền vững, duy trì đường giao thông nông thôn, tạo sự liên

7


hồn thơng suốt, đảm bảo an tồn giao thơng cho người và phương tiện tham
gia giao thông. Phát huy tối đa hiệu quả vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân khu vực
nơng thơn.
Có thể hiểu quản lý hệ thống giao thông nông thôn qua các nội dung
(Quốc hội, 2008).
- Chủ thể quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn là cơ quan quản lý
nhà nước về giao thông nông thôn ở các cấp:
+ Cấp trung ương: Bộ Giao thông vận tải, Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng
cục Đường bộ Việt Nam.
+ Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải.
+ Cấp huyện: UBND huyện, Phòng Kinh tế hạ tầng.
+ Cấp xã: UBND xã.
- Đối tượng quản lý ở từng cấp như sau:
+ Cấp trung ương: Quản lý về giao thông nông thôn trên toàn quốc, bao
gồm quản lý chiến lược phát triển; ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, các văn bản
quy định về bảo vệ kết cấu GTNT đường bộ ....

+ Đối với cấp tỉnh: Quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn tỉnh.
+ Cấp huyện: Trực tiếp quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện.
+ Cấp xã: Trực tiếp quản lý đường GTNT trên địa bàn xã, gồm đường xã,
đường thơn xóm và đường sản xuất.
- Phạm vi Quản lý hệ thống đường GTNT, bao gồm: đường huyện, đường
xã, đường thơn xóm, và đường sản xuất trên địa bàn huyện.
Như vậy trong nghiên cứu này chúng tôi cho rằng quản lý đường giao
thông nông thôn là công việc có sự tham gia của các cấp chính quyền, diễn ra
trên một phạm vi rộng lớn và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của
xã hội, đặc biệt là khu vực nơng thơn.
2.1.2. Vai trị của quản lý đường giao thơng nơng thơn
Vai trị của giao thông vận tải đối với sự phát triển của xã hội
Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội, một trong ba khâu đột phá cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một

8


bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội,
đảm bảo quốc phịng, an ninh phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng cần thực hiện một cách đồng bộ, có
trọng tâm, trọng điểm, vừa có bước đi phù hợp vừa có bước đột phá theo hướng
hiện đại tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, kết hợp giữa các phương thức vận tải,
giữa đô thị và nông thôn. Coi trọng công tác bảo trì, áp dụng cơng nghệ tiên tiến,
nâng cao năng suất lao động đảm bảo hiệu quả, bền vững khi khai thác kết cấu hạ
tầng giao thơng hiện có.
Hệ thống đường giao thông nông thôn là một bộ phận của giao thơng vận
tải nói chung có, vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của từng địa
phương cấp huyện, cấp xã.

- Hệ thống giao thông nông thôn có vai trị đối với phát triển kinh tế
Hệ thống giao thơng nơng thơn hồn chỉnh tạo tiền đề cho quá trình phát
triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ xã hội (Quốc hội, 2008). Nó đảm bảo tính
liên tục của q trình sản xuất trong phạm vi lưu thơng, là khâu mở đầu và cũng
là khâu kết thúc cho q trình sản xuất. Giao thơng nơng thơn như là một chiếc
cầu nối chuyển nguyên vật liệu đến nơi sản xuất và cũng là chiếc cầu nối để
chuyển các sản phẩm đã sơ chế từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nếu các con
đường vận chuyển tốt, quá trình chu chuyển hàng hố diễn ra nhanh chóng, khi
đó sẽ thúc đẩy q trình sản xuất từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế ngành, vùng.
Hệ thống đường giao thông nơng thơn hồn chỉnh sẽ thúc đẩy q trình
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng thơn một cách nhanh chóng, là điều kiện
quan trọng để các phương tiện cơ giới có tải trọng lớn có thể hoạt động trên địa
bàn khu vực nơng thơn, từ đó có thể vận chuyển các thiết bị máy móc đáp ứng
hoạt động sản xuất ở khu vực này. Sản phẩm sản xuất ra ở khu vực nông thôn,
chủ yếu là các sản phẩm thô phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến và một số
mặt hàng cần tươi sống khi đến nơi sản xuất và tiêu dùng. Nếu hệ thống giao
thông không tốt, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sẽ kìm hãm q trình
sản xuất. Cịn nếu hệ thống giao thơng tốt nó sẽ thúc đẩy sự lưu chuyển này từ đó
thúc đẩy sản xuất của người dân và của các doanh nghiệp, vì vậy mà đời sống
của người dân ở khu vực nông thôn được cải thiện.
Hệ thống đường giao thông nông thôn giúp hộ nông dân, các chủ trang trại

9


thuận lợi trong việc đưa nông sản đến tiêu thụ ở các cơ sở chế biến, các đô thị,
các vùng dân cư trong cả nước; đảm bảo và nâng cao chất lượng hàng hố nơng
sản, đặc biệt là các mặt hàng nông sản tươi sống phục vụ cho tiêu dùng cũng như
cho công nghiệp chế biến.
- Hệ thống giao thông nơng thơn có vai trị đối với phát triển xã hội

Hệ thống đường giao thông nông thôn phát triển đảm bảo cho các hoạt
động đi lại của người dân vùng đó được thuận lợi hơn, từ đó sẽ thúc đẩy việc
giao lưu văn hóa, giao thương hàng hóa giữa các vùng, các khu vực, giữa thành
phố với nông thôn.
Hệ thống đường giao thơng nơng thơn phát triển góp phần quan trọng
trong q trình đơ thị hóa nơng thơn và xây dựng nơng thơn mới hiện nay, thúc
đẩy q trình phát triển về mặt tổ chức không gian sống của cộng đồng dân cư,
tạo ra kiến trúc, cảnh quan hiện đại ở khu vực nơng thơn.
Ngồi ra, đường giao thơng nơng thơn phát triển cịn để phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên bước đường hội nhập kinh tế thế giới và
khu vực.
Do vậy, từng địa phương cần thiết phải đầu tư và phát triển hệ thống
đường giao thông nông thôn cho phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội
đáp ứng nhu cầu trong ngắn hạn và dài hạn.
2.1.3. Đặc điểm của đường giao thơng nơng thơn
* Đặc điểm hình thành và phát triển
Quá trình hình thành và phát triển hệ thống đường GTNT gắn liền với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống đường GTNT gắn liền với quá trình
hình thành và phát triển các điểm dân cư nơng thôn, các khu vực sản xuất nông lâm - ngư nghiệp. Khi kinh tế- xã hội phát triển, quá trình đơ thị hố nơng thơn
diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu xây dựng nơng thơn mới trở nên cấp thiết thì hệ thống
đường GTNT cũng dần được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông vận
tải ở khu vực nông thôn (Quốc hội, 2008).
Hệ thống đường GTNT lan tỏa đến mọi vùng, miền và các khu vực nông
thôn đồng bằng, trung du miền núi và đến cả các điểm dân cư tại vùng sâu, vùng
xa trong cả nước, trực tiếp phục vụ sinh hoạt, sản xuất, giao lưu văn hóa xã hội,
trao đổi, mua bán hàng hóa của đồng bào ở các vùng nông thôn.

10



Đường GTNT là bộ phận tiếp cận của giao thông nội vùng với mạng lưới
đường trục chính và hệ thống đường quốc gia.
* Đặc điểm kỹ thuật
Hệ thống đường GTNT được kết nối tạo thành mạng bao gồm các tuyến
đường trải dài theo tuyến, đi qua khu dân cư, qua cánh đồng, nối liền các điểm
dân cư, các khu vực sản xuất với nhau… Trên tuyến có các cơng trình như: cầu,
cống, hệ thống tiêu thoát nước… Chiều rộng mặt cắt ngang đường thường không
đồng nhất, chất lượng nền, mặt đường tuỳ thuộc vào tải trọng tác động và yêu
cầu phát triển của từng tuyến đường cụ thể. Về mặt kỹ thuật đường giao thơng
nơng thơn có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp nhất trong hệ thống đường giao thơng, có
thể là đường đất, đường được gia cố vật liệu cứng (gạch, xỉ, phế thải xây dựng),
đường cấp phối, đường bê tông xi măng, đường đá dăm láng nhựa, đường bê
tông nhựa…
Quy mô nhỏ, cấp kỹ thuật thấp, vốn đầu tư ít, lưu lượng vận tải không lớn
như hệ thống đường khác, nhưng có chiều dài (theo km và theo %) lớn nhất so
với tất cả các hệ thống đường khác.
* Tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn

Bộ Giao thông vận tải đã ban hành quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày
23/02/2011 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thơng nơng thơn
phục vụ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020
– 2030. Đây là văn bản rất quan trọng, là căn cứ để các địa phương thống nhất
triển khai đầu tư xây dựng hệ thống đường GTNT theo tiêu chí xây dựng nông
thôn mới. Theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải:
- Cấp thiết kế của đường giao thông nông thôn có 4 cấp: AH, A, B và C.
Đường cấp AH là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung
tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận;
đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Đường cấp A và cấp B là đường nối từ xã đến thôn, liên thôn và từ thôn ra
ruộng đồng.

Đường cấp C là loại đường nối từ thôn đến xóm, liên xóm, từ xóm ra
ruộng đồng, đường nối các cánh đồng.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật mặt đường

11


×