Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Thẩm định hồ sơ ứng vốn cho các đơn vị phát triển quỹ đất tại quỹ phát triển đất tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THANH TỒN

THẨM ĐỊNH HỒ SƠ ỨNG VỐN CHO CÁC ĐƠN VỊ
PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TẠI QUỸ PHÁT TRIỂN
ĐẤT TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Quang Giám

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi,
các nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Toàn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Quang Giám-Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Trưởng
bộ mơn Kế tốn Quản trị và kiểm tốn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ Mơn Kế tốn và Kiểm tốn, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh- Học Viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc
Ninh, đặc biệt là Phòng Ngiệp vụ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn khơng tránh khỏi thiếu sót, hạn chế.
Tơi kính mong quý thầy, cô giáo, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài,

đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài của tơi được
hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Toàn

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Danh mục bảng .............................................................................................................v
Danh mục hình ........................................................................................................... vi
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract ...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu .........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung..............................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thục tiễn ............................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận .................................................................................................4

2.1.1.

Quỹ phát triển đất ..........................................................................................4

2.1.2.

Ứng vốn ........................................................................................................5

2.1.3.


Thẩm định hồ sơ ứng vốn ............................................................................12

2.1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định hồ sơ ứng vốn ....................23

2.2.

Cở sở thực tiễn ............................................................................................26

2.2.1.

Kinh nghiệm trong nước ..............................................................................26

2.2.2.

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn .............................................29

Phần 3.

Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ........................................31

3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................31

3.2.

Giới thiệu về quỹ phát triển đất tỉnh bắc ninh...............................................34


3.2.1.

Quá trình hình thành và phát triển ................................................................34

3.2.2.

Chức năng, nhiệm vụ của quỹ phát triển đất ................................................36

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................37

3.3.1.

Thu thập số liệu thứ cấp...............................................................................37

3.3.2.

Thu thập số liệu sơ cấp ................................................................................38

3.3.3.

Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................38

3.3.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................39

iii



Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................40
4.1.

Tình hình quản lý vốn cho quỹ phát triển đất tỉnh bắc ninh ..........................40

4.1.1.

Nguồn vốn cho hoạt động của quỹ ...............................................................40

4.1.2.

Quy trình quản lý vốn ứng từ quỹ phát triển đất tỉnh bắc ninh ......................42

4.2.

Thực trạng công tác thẩm định hồ sơ xin ứng vốn tại quỹ phát triển đất
tỉnh bắc ninh ................................................................................................46

4.2.1.

Quy trình thẩm định hồ sơ ứng vốn tại quỹ phát triển đất tỉnh bắc ninh ........46

4.2.2.

Hồ sơ ứng vốn .............................................................................................52

4.2.3.

Quản lý tổ chức thực hiện ứng vốn ..............................................................61


4.2.4.

Giám sát, theo dõi tiến độ giải ngân ứng vốn và tiến độ thực hiện dự án ......66

4.2.5.

Công tác theo dõi vốn ứng & lưu trữ hồ sơ ứng vốn của cán bộ thẩm định
hồ sơ ứng vốn ..............................................................................................68

4.2.6.

Công tác kiểm tra, giám sát tình hình quản lý sử dụng vốn ứng từ quỹ .........70

4.2.7.

Thanh toán và quyết toán vốn ứng của quỹ phát triển đất tỉnh bắc ninh ....74

4.3.

Đánh giá về công tác thẩm định hồ sơ và ứng vốn cho các đơn vị tại quỹ
phát triển đát tỉnh bắc ninh ..........................................................................75

4.3.1.

Đánh giá về hoạt động của quỹ phát triển đát tỉnh bắc ninh..........................75

4.3.2.

Những ưu điêm đạt được .............................................................................79


4.3.3.

Những hạn chế trong công tác thẩm định. ....................................................80

4.3.4.

Một số nguyên nhân chính gây ra các hạn chế trong cơng tác thẩm định hồ
sơ ứng vốn dự án tại quỹ phát triển đất tỉnh bắc ninh ...................................82

4.4.

Định hướng và giải pháp .............................................................................91

4.4.1.

Định hướng cơng tác thẩm định tài chính dự án tại quỹ phát triển đất tỉnh
bắc ninh.......................................................................................................91

4.4.2.

Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định hồ sơ ứng vốn tại quỹ
phát triển đất tỉnh bắc ninh ..........................................................................92

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................97
5.1.

Kết luận.......................................................................................................97

5.2.


Kiến nghị.....................................................................................................97

5.2.1.

Kiến nghị với chính phủ ..............................................................................97

5.2.2.

Kiến nghị với ubnd và các cơ quan liên quan trong tỉnh ...............................98

Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................................... 100
Phiếu điều tra ............................................................................................................ 102

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Danh sách điều tra các đối tượng sử dụng vốn ứng từ Quỹ ......................38

Bảng 4.1.

Nguồn vốn của Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh.....................................41

Bảng 4.2.

Kế hoạch cho ứng vốn theo từng lĩnh vực kinh tế ....................................44


Bảng 4.3.

Kế hoạch ứng vốn theo đơn vị hành chính năm 2017 ...............................45

Bảng 4.4.

Yêu cầu về nội dung hồ sơ ứng vốn của Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh
................................................................................................................53

Bảng 4.5.

Tình hình thẩm định hồ sơ ứng vốn các dự án xin ứng vốn năm 2016 và
năm 2017 ................................................................................................60

Bảng 4.6.

Tình hình cấp vốn ứng theo từng dự án năm 2016 và 2017 ......................62

Bảng 4.7.

Quản lý vốn đã ứng theo địa bàn năm 2016 và 2017 ................................65

Bảng 4.8.

Kết quả kiểm tra, thanh tra các dự án đã ứng vốn ....................................71

Bảng 4.9.

Kết quả thu hồi ứng tính đến thời điểm cuối năm 2017 ............................72


Bảng 4.10. Khảo sát ý kiến về chính sách ứng vốn cho các đơn vị tại Quỹ phát triển
đất tỉnh Bắc Ninh ....................................................................................76
Bảng 4.11. Kết quả điều tra xin ý kiến của các đơn vị xin ứng vốn về năng lực của cán
bộ thẩm định Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh ........................................77
Bảng 4.12. Đánh giá về công tác thẩm định hồ sơ ứng vốn tại Quỹ phát triển đất tỉnh
Bắc Ninh .................................................................................................78
Bảng 4.11. So sánh thực hiện Kế hoạch ứng vốn theo từng lĩnh vực trong năm 2017 84
Bảng 4.13. Tổng hợp ý kiến của các đơn vị về nhu cầu ứng vốn từ Quỹ phát triển đất
tỉnh Bắc Ninh ..........................................................................................90

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh ...............................................................31

Hình 2.

Cơ cấu tổ chức Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh ........................................35

Hình 3.

Quy trình hoạt động của vốn ứng ...............................................................42

Hình 4.

Tỉ lệ vốn ứng theo kế hoạch năm 2017 cho các đơn vị ................................46


Hình 5.

Quy trình thẩm định hồ sơ ứng vốn tại Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh ............ 47

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTC

Bộ tài chính

CBTĐ

Cán bộ thẩm định

CP

Chính phủ

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

KBNN


Kho bạc nhà nước



Nghị định

NSNN

Ngân sách nhà nước



Quyết định

QPTĐ

Quỹ phát triển đất

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

STC

Sở tài chính

TT

Thơng tư


TTg

Thủ tướng chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thanh Tồn
Tên luận văn: “Thẩm định hồ sơ ứng vốn cho các đơn vị phát triển quỹ đất tại Quỹ
phát triển đất tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 34 01 02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thẩm định hồ sơ của các đơn vị có nhu
cầu ứng vốn tại Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh, đề tài luận văn nghiên cứu thực trạng
công tác Thẩm định hồ sơ ứng vốn và ứng vốn cho các đơn vị phát triển quỹ đát tại Quỹ
phát triển đất tỉnh Bắc Ninh trong hai năm gần đây, qua đó đề xuất một số giải pháp
nhằm hồn thiện cơng tác thẩm định hồ sơ ứng vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động
công tác Thẩm định hồ sơ ứng vốn và ứng vốn cho các đơn vị phát triển quỹ đát tại Quỹ
phát triển đất tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu

*Thu thập số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:
+ Xem xét các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết của các cấp, các ngành và các
nguồn số liệu thống kê.
+ Nghiên cứu các tư liệu hiện có về lĩnh vực ứng vốn cho các tổ chức phát triển quỹ đất
đã được đăng tải trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết hội nghị hội thảo, kết
quả của các đợt điều tra của các tổ chức, các cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà khoa
học, nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các tài liệu đăng tải trên các phương
tiện thông tin đạichúng.
+ Trao đổi ý kiến trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng cơ
bản, Ban quản lý dự án, một vài đơn vị thi công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
*Thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp
và gửi bảng câu hỏi.
- Tiến hành thu thập số liệu qua phỏng vấn, phiếu khảo sát các cán bộ làm thủ tục
hồ sơ ứng vốn tại các đơn vị UBND huyện, thị xã làm chủ đầu tư và các cán bộ lâu năm
có kinh nghiệm công tác tại các sở ban ngàn trong lĩnh vực xây dựng, kinh tế.
- Sử dụng phiếu điều tra thăm dị ý kiến về cơng tác thẩm định hồ sơ ứng vốn và

viii


công tác ứng vốn đối với các doanh nghiệp là chủ thầu các dự án được ứng vốn tại Quỹ
phát triển đất tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để mơ tả những đặc tính cơ bản dữ liệu thu thập
được từ các báo cáo khác nhau. Thống kê mơ tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về các
thước đo.
* Phương pháp so sánh
Các số liệu sau khi được tiến hành đánh giá, phân loại sẽ đem so sánh, đối chứng
với các mốc thời gian khác nhau, từ đó đưa ra được những đánh giá về cơng tác thẩm

định và ứng vốn tại Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh.
Kết quả chính và kết luận
Khái quát được bức tranh tổng quát về tình hình hoạt động của Quỹ phát triển đất
tỉnh Bắc Ninh.
Phản ánh thực trạng công tác Thẩm định hồ sơ ứng vốn và công tác ứng vốn cho
các đơn vị phát triển quỹ đất tại Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh với những vấn đề như:
cơng tác lập kế hoạch ứng vốn, Quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định hồ sơ
cho các đơn vị phát triển quỹ đất, những kết quả đạt được, hạn chế tồn tại và nguyên
nhân.
Đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thẩm định hồ sơ ứng vốn và công tác
ứng vốn cho các đơn vị phát triển quỹ đất tại Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh , như:
Thẩm định một cách kỹ lưỡng hồ sơ ứng vốn; Tăng cường công tác thu thập và xử lý
thông tin; Tăng cường chuyên môn của cán bộ thẩm định; nâng cấp trang thiết bị phục
vụ công tác thẩm định hồ sơ; Nâng cao hiệu quả của bộ máy tổ chức điều hành; nâng
cao hơn nữa chất lượng công tác lập kế hoạch thanh tra hàng năm.

ix


THESIS ABSTRACT
Candidate: Nguyen Thanh Toan
Master thesis: “Appraisal of capital application dossiers for land fund development
units in Land Development Fund of Bac Ninh Province "
Major: Business management

Code: 60 34 01 02

University: Vietnam National University of Agriculture
Based on the rationale and reality about the document appraisal of offices that
needs to advance capital at Bac Ninh Land Development Fund, the thesis will

investigate the status of appraisal of capital application and advancing funds for land
development units at Bac Ninh Land Development Fund in the last two years. Thereby,
some measures can be proposed to improve the appraisal of capital application dossiers
and raise the efficiency of the appraisal of capital advances and advances to fund
development units at the Bac Ninh Land Development Fund in the future.
Methodology of research
Data collection
*Secondary data collection was collected from the following sources:
Review documents, policies, reports of all levels, sectors and sources of
statistics. Research on the available resources in the area of advance funding for land
fund development organizations which have been published in newspapers, magazines,
workshop reports, survey results, interviews with scientists, managers, policymakers
and publications on the mass media.
Direct discussion with leading experts in the field of capital construction, project
management, some construction units in the province of Bac Ninh.
*The primary data is collected through interviews and questionnaires
The data was collected through interviews, surveys on staffs who made advance
payment procedures to units of People's Committees of districts and town (investors)
and experienced officers in the field of construction and economics.
Using survey questionnaires on the appraisal of capital advances and capital
advancement of enterprises, which is the contractor for projects funded by Bac Ninh
Land Development Fund.
Data analysis
*Descriptive statistics method

x


This method is used to describe the basic characteristics of the data collected
from different reports. Descriptive statistics provide simple summaries of metrics.

*Comparative method
The data after the assessment and classification will be compared with different
timelines. Since then, evaluations on the appraisal and capital advancement of Bac Ninh
Land Development Fund have been made.
Main results and conclusions
Give an overview of the operational status of Bac Ninh Land Development Fund.
Reflecting the situation of appraisal of capital advances and capital advance for
land development units at Land Development Fund of Bac Ninh province on issues such
as the planning of advance capital, content and methodology for evaluating records for
land development units, achievements, limitations on existence and causes.
Reflect the status of capital advance appraisal and advance capital for land
development units at the Bac Ninh Land Development Fund on issues such as advance
capital planning, content and methodology for evaluating application files. land
development, achievements, limitation of existence and cause.
Introduce some solutions to improve the appraisal of capital advance and capital
advance for land development units at the Bac Ninh Land Development Fund such as:
appraise the capital applications carefully. bisexual; intensify the collection and
processing of information; improve the skills of appraisers; upgrade equipment for the
evaluation of dossiers; improve the efficiency of the organizational structure; enhance
the quality of annual inspection planning.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tốc độ đơ thị hóa và phát triển kinh tế
cao trong cả nước sau 20 năm tái lập và phát triển với nhiều khu công nghiệp thu
hút đầu tư từ các công ty tập đoàn trong và ngoài nước. Giá trị sản xuất cơng
nghiệp tỉnh Bắc Ninh ước đạt 765,6 nghìn tỷ đồng, tỉ lệ đơ thị hóa và phát triển

kinh tế cao giúp người dân có mức thu nhập cao và ổn định, với mức GDP tăng
15,7 lần so với lúc mới tái lập, kéo theo đó là dân số cũng tăng nhanh do các khu
công nghiệp thu hút nguồn lao động từ các tỉnh thành khác trong cả nước đổ về.
Vì có mức thu nhập cao nên những người lao động tại tỉnh và nơi khác đổ về và
có xu hướng định cư lâu dài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, ngồi ra cịn là nhu cầu
đấu giá đất để mở văn phịng cơng ty của các tổ chức cá nhân. Do đó nhu cầu về
đất đai và nhà ở tại tỉnh ngày càng tăng cao.
Bắc Ninh đã có nhiều đột phá trong cơng tác thực hiện các chính sách, đem
lại hiệu quả xã hội cao và niềm tin trong nhân dân. Tuy nhiên, đi đơi với những
hiệu quả mà chính sách mang lại cịn có những khó khăn, vướng mắc chưa giải
quyết được dẫn đến tình trạng nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh chưa hồn
thành cơng tác đấu giá đất sau khi hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, có thể kể
đến như xã Phú Lâm huyện Tiên Du hay chậm hoàn trả vốn ứng cho quỹ do
vướng mắc trong khâu đấu giá. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên,
nhưng ngun nhân chính chủ yếu nhất đó là khơng bố trí nguồn vốn kịp thời.
Hầu hết các địa phương đều khơng hoặc chưa bố trí đủ nguồn vốn ngân sách để
thực hiện dự án.
Đứng trước tình hình thực tế về tình hình thiếu vốn, chưa bố trí được nguồn
vốn để bồi thường giải phóng mặt bằng các cấp lãnh đạo Tỉnh Bắc Ninh đã quan
tâm và tạo điều kiện trong công tác ứng vốn để phát triển quỹ đất trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh. Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh được thành lập với mục tiêu
giúp Nhà Nước chủ động trong bố trí nguồn vốn để bồi thường giải phóng mặt
bằng và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.với các nhiệm vụ chính. Ứng vốn cho Tổ
chức phát triển quỹ đất để phát triển đất. Ứng vốn để đầu tư tạo quỹ đất, quỹ nhà
tái định cư theo quy hoạch. Ứng vốn để thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường và
GPMB theo quy hoạch đồng thời tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,

1



giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, mơi trường và các
nhu cầu khác của địa phương. Hỗ trợ thực hiện các đề án đào tạo nghề, chuyển
đổi nghề nghiệp. Hỗ trợ xây dựng khu tái định cư. Hỗ trợ xây dựng các cơng
trình hạ tầng tại địa phương có đất bị thu hồi. Khi đó cơng tác tiếp nhận,kiểm tra
và thẩm định hồ sơ xin ứng vốn là công tác vô cùng quan trọng, nhằm giảm thiểu
rủi ro khi ứng vốn cho các đơn vị phát triển quỹ đất, tránh tồn đọng nợ không trả
đúng hạn với các dự án đã được ứng vốn, Giảm thiểu rủi ro với các dự án khơng
có tính khả thi, khó hồn thành và hồn trả vốn ứng cho Quỹ phát triển đất tỉnh
Bắc Ninh.
Xuất phát từ mục tiêu giảm thiểu rủi ro trong công tác ứng vốn và thu hổi
vốn ứng, giảm thiểu nợ quá hạn và tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách
nhà nước vào đầu tư phát triển kinh tế xã hội tại quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh.
Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Thẩm định hồ sơ ứng vốn cho các đơn vị phát triển
quỹ đất tại Quỹ Phát triển Đất Tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng công tác thẩm định hồ sơ ứng vốn
cho các đơn vị phát triển quỹ đất tại Quỹ phát triển đất tỉnh bắc Ninh trong giai
đoạn 2016 – 2017, đề xuất được những giải pháp hồn thiện cơng tác thẩm định
hồ sơ ứng vốn của Quỹ trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lỹ luận và thực tiễn về công tác thẩm định hồ sơ ứng
vốn cho phát triển đất.
- Đánh giá thực trạng công tác thẩm định hồ sơ ứng vốn tại Quỹ Phát triển
Đất tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2016 – 2017.
- Đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác thẩm định hồ sơ ứng
vốn tại Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp góp phần tăng cường quản lý hồn thiện cơng tác thẩm
định hồ sơ ứng vốn tại Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
công tác thẩm định hồ sơ ứng vốn tại Quỹ Phát triển Đất tỉnh Bắc Ninh.

2


Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác thẩm
định hồ sơ ứng vốn cũng như công tác ứng vốn và thu hồi vốn ứng trong thời
gian gần đây của Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh dựa trên cơ sở dữ liệu từ năm
2016 đến hết năm 2017.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Quỹ phát triển đất
2.1.1.1. Sự hình thành của Quỹ phát triển đất
Quỹ phát triển đất được sử dụng để ứng vốn cho Tổ chức phát triển quỹ đất
và các tổ chức khác để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ
đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt. Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế mẫu về quản lý,
sử dụng Quỹ phát triển đất; quy định việc cấp phát, hạch tốn, thanh quyết tốn
kinh phí, huy động, sử dụng các nguồn vốn của Quỹ phát triển đất và cơ chế ủy
thác cho Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác của địa phương đối với trường
hợp khơng thành lập Quỹ phát triển đất theo quy định về quản lý ngân sách và quỹ
tài chính của Nhà nước. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định tại Quy chế
mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất của Thủ tướng Chính phủ và các quy
định khác có liên quan để quyết định thành lập hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệm
vụ của Quỹ phát triển đất đã được thành lập trước đây và quyết định cơ cấu tổ

chức, nguồn vốn, cơ chế hoạt động của Quỹ phát triển đất cho phù hợp với điều
kiện và tình hình thực tế tại địa phương (Chính phủ, 2009; Quốc hội, 2013, ).
2.1.1.2. Nguồn vốn của quỹ phát triển đất
Nguồn vốn của Quỹ phát triển đất được ngân sách nhà nước phân bổ, bố
trí vào dự tốn ngân sách địa phương, được cấp khi bắt đầu thành lập, bổ sung
định kỳ hàng năm; huy động từ các nguồn vốn khác gồm: Vốn viện trợ, tài trợ,
hỗ trợ hoặc ủy thác quản lý của các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong
nước và ngồi nước theo chương trình hoặc dự án viện trợ, tài trợ, ủy thác theo
quy định của pháp luật. Căn cứ kế hoạch sử dụng đất hàng năm, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức vốn
ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ phát triển đất khi thành lập, mức trích bổ sung
cho Quỹ phát triển đất cụ thể hàng năm cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương (Chính phủ, 2014).
2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất
Quy định về chức năng, nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất được quy định

4


tại Luật Đất đai năm 2013 (Quốc hội, 2013) và quy định chi tiết tại Điều 6, Nghị
định số 43/2014/NĐ-CP (Chính phủ, 2014).
a. Chức năng
Nguồn vốn của Quỹ phát triển đất được ngân sách nhà nước phân bổ, bố
trí vào dự toán ngân sách địa phương, được cấp khi bắt đầu thành lập, bổ sung
định kỳ hàng năm; huy động từ các nguồn vốn khác gồm: Vốn viện trợ, tài trợ,
hỗ trợ hoặc ủy thác quản lý của các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong
nước và ngồi nước theo chương trình hoặc dự án viện trợ, tài trợ, ủy thác theo
quy định của pháp luật.
Căn cứ kế hoạch sử dụng đất hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách
nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức vốn ngân sách nhà

nước cấp cho Quỹ phát triển đất khi thành lập, mức trích bổ sung cho Quỹ phát
triển đất cụ thể hàng năm cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
b. Nhiệm vụ
Quỹ phát triển đất được sử dụng để ứng vốn cho Tổ chức phát triển quỹ
đất và các tổ chức khác để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo
quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt.
2.1.2. Ứng vốn
2.1.2.1. Khái niệm ứng vốn
Ứng vốn là hoạt động được đề cập khá nhiều, tuy nhiên chưa có một quy
định cụ thể hay một định nghĩa chính xác nào về vấn đề này. Theo từ điển tiếng
Việt, “ứng” có nghĩa là trao cho quyền sử dụng trước rồi thanh tốn sau. Có
nhiều cá nhân cho rằng ứng vốn cũng là tín dụng, tuy nhiên ý kiến này khơng
chính xác. “Tín dụng” (credit) theo tiếng Latinh có nghĩa là tín nhiệm, tin tưởng,
theo tiếng Việt được hiểu là vay mượn.
Xét về mặt hình thức, ứng vốn có thể giống tín dụng vì đều là sự chuyển
giao quyền sử dụng một khoản vốn cho một đối tượng khác và hoàn trả trong
một khoảng thời gian nhất định để sử dụng vào những mục đích nhất định đã
được bên ứng hay cấp tín dụng đồng ý. Nhưng xét về bản chất, ứng vốn và tín
dụng hồn tồn khác nhau.
Xét về quan hệ giữa các đối tượng: Đơn vị ứng vốn là tổ chức nắm giữ tài
chính của một cấp quản lý nhà nước hay một doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong

5


xã hội (đơn vị chủ quản) như tổ chức tài chính nhà nước, phịng ngân quỹ của các
đơn vị, doanh nghiệp…Chủ thể được ứng vốn là một cá nhân, tổ chức cấp dưới
tuy không chịu sự quản lý của đơn vị ứng vốn nhưng chịu sự quản lý của đơn vị
chủ quản. Đối với tín dụng, chủ thể cấp tín dụng có thể là các tổ chức tín dụng

hay đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế có nguồn vốn nhàn rỗi trao cho cá nhân,
đơn vị cần sử dụng vốn quyền sử dụng khoản vốn của mình. Như vậy trong tín
dụng chỉ có quan hệ vay mượn, khơng chịu sự quản lý của nhau.
Xét về mục đích sử dụng vốn: Trong quan hệ ứng vốn, đơn vị nhận vốn
ứng sử dụng vốn để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc kế hoạch đã đề ra, đồng
thời chịu sự quản lý giám sát của đơn vị ứng vốn và đơn vị chủ quản. Trong tín
dụng, đối tượng đi vay dùng vốn vay để thực hiện mục đích của mình, mục đích
đó có thể khơng liên quan đến đối tượng cấp tín dụng.
Xét về nguồn thu và chi phí trả lãi vay hoặc phí ứng vốn: Trong ứng vốn,
phí ứng vốn được tính vào chi phí của cơng việc hoặc dự án. Khi dự án hồn
thành có nguồn thu, đơn vị được ứng vốn phải hồn trả gốc và phí ứng vốn, song
thực tế, phí ứng vốn vẫn là một khoản chi phí mà đơn vị chủ quản phải chịu,
phần lợi nhuận thu được sau khi trừ chi phí đơn vị chủ quản có quyền chỉ đạo sử
dụng hoặc phân bổ cho các cấp. Trong tín dụng, lãi là chi phí của đối tượng đi
vay và là thu nhập của đối tượng cho vay. Với lợi nhuận thu được, đối tượng đi
vay được tồn quyền sử dụng mà khơng liên quan đến người cho vay.
Trong nền kinh tế, hoạt động ứng vốn được thực hiện ở cả các doanh
nghiệp và các tổ chức Nhà nước. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài, hoạt động
ứng vốn được nghiên cứu chỉ tập trung ở khu vực Nhà nước. Theo quy định tại
Thông tư 62/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 05/5/2015 (Bộ Tài chính,
2015) và Quyết định số 40/2010/QĐ-TTG của Thủ Tướng Chính Phủ ngày
12/5/2010 (Thủ tướng Chính phủ, 2010), hoạt động ứng vốn được thực hiện với
một số đối tượng cụ thể nằm trong quy định, chịu sự quản lý của nhà nước và
đơn vị ứng vốn về việc sử dụng lượng vốn đã ứng. Vốn được ứng cho các cấp
ngân sách hay các tổ chức theo quy định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu tạm thời
hoặc đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, sau một khoảng thời gian nhất định phải
chuyển trả lại cho tổ chức đã ứng vốn, tùy theo mục đích sử dụng có thể phát
sinh phí ứng vốn. Mặc dù ứng vốn khơng phải là tín dụng, song do một số điểm
giống nhau về phương thức thực hiện và quy định về hoạt động ứng vốn hiện nay


6


cịn thiếu nên có thể áp dụng một số quy định của tín dụng vào hoạt động ứng
vốn một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của hoạt động ứng vốn.
Tóm lại, ứng vốn Nhà nước là hoạt động của tổ chức tài chính Nhà nước
giao cho đơn vị một khoản vốn để thực hiện mục tiêu kinh tế, xã hội nhất định
đã được phê duyệt trong một thời gian xác định theo ngun tắc có hồn trả gốc
và phí (nếu có). Đơn vị được ứng vốn phải đúng theo quy định của pháp luật,
đồng thời phải chịu trách nhiệm về số vốn được ứng và chỉ được sử dụng theo
đúng mục đích và nội dung đã được giao. Nếu số tiền ứng không sử dụng hoặc
không sử dụng hết phải chuyển trả lại tổ chức tài chính. Đơn vị nhận vốn ứng
phải cung cấp đầy đủ hồ sơ chi tiết, chứng từ thanh toán cho tổ chức tài chính và
các đơn vị liên quan. Việc sử dụng vốn phải công khai, minh bạch, hiệu quả,
đúng mục đích và được các tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Hoạt động này là một trong những công cụ giúp Nhà nước thực hiện đầu tư trực
tiếp vào những dự án, cơng trình có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh
tế, xã hội của các địa phương cũng như trên toàn đất nước.
2.1.2.2. Phân loại hoạt động ứng vốn
a. Tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước
Theo các quy định trong Thông tư 62/2015/TT-BTC ngày 05/5/2015 (Bộ
Tài Chính, 2015), tạm ứng vốn kho bạc nhà nước là việc kho bạc nhà nước ứng
một khoản vốn cho ngân sách các cấp để thực hiện các mục tiêu nằm trong quy
định trong một khoảng thời gian không quá 12 tháng.
- Cấp ứng vốn
Vốn kho bạc nhà nước được thực hiện tại kho bạc nhà nước và kho bạc
nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. kho bạc nhà nước quận,
huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh không được phép thực hiện tạm ứng kho
bạc nhà nước.
- Đối tượng được ứng vốn từ kho bạc nhà nước

+ Ngân sách trung ương
+ Ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ngân sách cấp
tỉnh).
- Phạm vi ứng vốn KBNN

7


+ Ngân sách trung ương được tạm ứng vốn từ Kho bạc trong trường hợp
xử lý thiếu hụt tạm thời, đáp ứng các nhu cầu chi đột xuất khi ngân sách nhà
nước chưa tập trung kịp nguồn thu.
+ Ngân sách cấp tỉnh được thực hiện tạm ứng để thực hiện các dự án, cơng
trình đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch năm cần đẩy nhanh tiến độ thực
hiện để sớm hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế xã
hội được Hội đồng nhân dân tỉnh phê dut; các dự án, cơng trình đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng tạo được nguồn thu hồn trả vốn tạm ứng đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt để thu hút vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế trong và
ngoài nước.
Như vậy, vốn kho bạc nhà nước chỉ thực hiện ứng cho ngân sách trung
ương và ngân sách cấp tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trong thời gian
ngắn, do đó được gọi là tạm ứng.
b. Ứng vốn từ Quỹ phát triển đất tỉnh
Quỹ phát triển đất tỉnh là đơn vị mới được thành lập trong vài năm trở lại
đây tại một số tỉnh thành trên cả nước. Theo quy định tại Quyết định số
40/2010/QĐ-TTG của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 12/5/2010 (Thủ tướng Chính
phủ, 2010), hoạt động ứng vốn của đơn vị tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ
liên quan đến lĩnh vực đất đai như ứng vốn để chi bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất, xây dựng cơ sở hạ
tầng trên quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội
địa phương; ứng vốn chi hỗ trợ xây dựng khu tái định cư, hỗ trợ xây dựng cơ sở

hạ tầng ở các địa phương có đất bị thu hồi hoặc ứng vốn hỗ trợ thực hiện các đề
án đào tạo nghề,chuyển đổi nghề nghiệp cho các đối tượng bị thu hồi đất. Bên
cạnh đó, Quỹ phát triển đất cũng thực hiện ứng vốn cho các nhiệm vụ khác do
UBND tỉnh giao.
Hoạt động ứng vốn của Quỹ phát triển đất tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu về
vốn trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tạo quỹ đất và phát triển quỹ
đất phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tóm lại, hoạt động ứng vốn chủ yếu tập trung cho nhu cầu vốn chi đột
xuất của ngân sách trung ương, các cơng trình xây dựng cơ bản và chi bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Cấp ứng vốn

8


Quỹ phát triển đất chỉ được thành lập ở cấp tỉnh, do đó đây là tổ chức duy
nhất có chức năng ứng vốn.
- Đối tượng được ứng vốn từ Quỹ phát triển đất tỉnh
+ Ngân sách trung ương
+ Ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ngân sách cấp tỉnh)
+ Ngân sách cấp huyện
+ Phạm vi tạm ứng vốn kho bạc nhà nước
- Hoạt động ứng vốn của Quỹ phát triển đất
Hoạt động ứng vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Quỹ phát
triển đất. Theo quy định tại Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất,
Quỹ thực hiện ứng vốn theo các nhiệm vụ sau:
- Ứng vốn cho các tổ chức để thực hiện nhiệm vụ được giao
Mức ứng vốn cho các nhiệm vụ này do Hội đồng quản lý Quỹ, Chủ tịch
hội đồng quản lý hoặc Giám đốc Quỹ quyết định theo phân cấp tại Điều lệ Quỹ.
- Ứng vốn cho Tổ chức phát triển quỹ đất để tổ chức thực hiện việc bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất
để đấu giá quyền sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực đã có quy hoạch phải thu
hồi đất mà người sử dụng đất có nhu cầu chuyển nhượng trước khi Nhà nước thu
hồi đất; tổ chức phát triển các khu tái định cư phục vụ việc thu hồi đất thực hiện
các dự án; tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên quỹ đất đã
được giao quản lý để đấu giá.
- Ứng vốn cho các tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện việc bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Ứng vốn cho các tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện đầu tư tạo quỹ
đất, quỹ nhà tái định cư theo quy hoạch.
Ứng vốn cho ngân sách nhà nước để chi hỗ trợ cho các nhiệm vụ quy
định. Mức chi hỗ trợ cho các nhiệm vụ này do Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với
Sở Tài ngun và Môi trường và các cơ quan liên quan thẩm định trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Ứng vốn cho ngân sách nhà nước để chi hỗ trợ thực hiện các đề án đào
tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho các đối tượng bị Nhà nước thu hồi đất.

9


- Ứng vốn cho ngân sách Nhà nước để chi hỗ trợ khoản chênh lệch cho hộ
gia đình, cá nhân vào khu tái định cư trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận
đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một
suất tái định cư tối thiểu.
- Ứng vốn cho ngân sách Nhà nước để chi hỗ trợ xây dựng khu tái định cư; hỗ
trợ xây dựng các công trình hạ tầng tại địa phương có đất bị thu hồi.
 Vai trò hoạt động ứng vốn
* Vai trò của hoạt động ứng vốn được thể hiện ở các nội dung sau:
- Vai trò trong tăng trưởng và phát triển kinh tế

+ Gia tăng lượng vốn đầu tư vào nền kinh tế
Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế, nhất là với
các nước đang phát triển. Hoạt động ứng vốn đã cung ứng một lượng vốn lớn vào
thị trường thông qua chi tiêu của ngân sách trung ương và vốn đầu tư cho các dự
án. Bên cạnh đó, việc ưu tiên vào những dự án có tính thu hút vốn đầu tư của các
tổ chức kinh tế trong và ngồi nước cũng góp phần gia tăng thêm một lượng vốn
cho hoạt động đầu tư từ nước ngồi. Nhờ đó, tổng cầu tăng góp phần vào sự tăng
trưởng của nền kinh tế.
+ Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án
Vốn là nhân tố quan trọng để hồn thành các dự án. Các cơng trình, dự án
thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng, cơng trình cơng cộng như giao thơng, bệnh viện,
trường học… có tác động lớn đến tình hình phát triển kinh tế cũng như đời sống,
tuy nhiên đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn nhưng thời gian thực hiện và thu hồi lâu,
lợi nhuận thu được thấp. Do đó, các nhà đầu tư thường không muốn đầu tư vào
những lĩnh vực này khiến việc huy động nguồn vốn trở nên khó khăn. Thực tế
cho thấy có những cơng trình kéo dài nhiều năm do thiếu vốn. Nguồn vốn đầu tư
lĩnh vực này chủ yếu được cấp từ ngân sách Nhà nước theo dự toán kế hoạch
hàng năm. Tuy nhiên, nhiều dự án cấp thiết không nằm trong kế hoạch hoặc ngân
sách không bố trí kịp nguồn vốn khiến việc thực hiện bị trì trệ. Khi đó, vốn ứng
từ các tổ chức tài chính đã giải quyết được vấn đề này, tạo điều kiện cho các dự
án được thực hiện theo đúng tiến độ đã đề ra và nhanh chóng hồn thành để đưa
vào sử dụng.
+ Nâng cao chất lượng hệ thống các công trình xây dựng cơ bản

10


Chất lượng cơ sở hạ tầng, các cơng trình cơng cộng là nền tảng cho sự
phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời cũng phản ánh trình độ phát triển của quốc
gia đó. Một quốc gia có cơ sở hạ tầng lạc hậu đồng nghĩa với việc kinh tế kém

phát triển. Để có một hệ thống giao thơng liên lạc thuận tiện, đồng bộ và hiện
đại, các cơng trình cơng cộng có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của nhân dân thì
phải thường xuyên đầu tư xây dựng, nâng cấp và tu sửa. Như đã trình bày ở trên,
đây là lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận thấp nhưng thời gian kéo dài, do đó hoạt động
ứng vốn chính là một trong những giải pháp cung cấp nguồn vốn kịp thời cho
việc xây dựng, sửa chữa các cơng trình này.
+ Là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô
Ta thấy, cơ cấu của nền kinh tế được quyết định bởi cơ cấu đầu tư. Nhà
nước có thể thơng qua hoạt động ứng vốn để điều chỉnh một phần cơ cấu đầu tư
hoặc điều chỉnh lượng vốn cung ứng ra thị trường để thực hiện theo định hướng
đã đề ra.
- Vai trò trong phát triển xã hội
Rút ngắn khoảng cách nông thôn – thành thị, nâng cao chất lượng sống
nhân dân. Hoạt động ứng vốn đã đưa các cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản đến
hầu hết các tỉnh thành trên cả nước giúp cho giao thông và thông tin liên lạc giữa
nông thôn và thành thị ngày càng thuận tiện. Nếu như trước đây nông thôn đồng
nghĩa với nơng nghiệp và lạc hậu thì nơng thơn mới ngày nay có kinh tế tăng
trưởng nhanh với nhiều ngành nghề kinh doanh và dịch vụ, dân trí cao và tốc độ
đơ thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng phát triển, quy hoạch hiện đại, chất lượng cuộc
sống đang dần đuổi kịp thành thị.
+ Ổn định đời sống và đảm bảo an sinh xã hội
Vốn đầu tư tăng, kinh tế tăng trưởng đồng nghĩa với việc tăng nhu cầu lao
động. Bên cạnh đó, các khoản vốn ứng chi hỗ trợ tái định cư, thực hiện đề án
đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất cũng tạo điều
kiện cho họ có nơi ở mới, có cơng việc ổn định, nhờ đó ngăn chặn sự gia tăng tỷ
lệ thất nghiệp và hạn chế các tệ nạn xã hội. Cùng sự tăng trưởng kinh tế, nâng
cao dân trí và các dịch vụ công cộng, chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày
càng được cải thiện, xã hội ngày càng phát triển.
+ Mở rộng quan hệ quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài


11


Bên cạnh việc ưu tiên ứng vốn vào các dự án có khả năng thu hút vốn đầu
tư nước ngồi thì cơ sở hạ tầng phát triển chính là điều kiện cho các tổ chức kinh
tế bên ngoài đầu tư vào trong nước, mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh. Đồng
thời một nền kinh tế - xã hội phát triển chính là tiềm lực để nước ta ngày càng
hội nhập và vươn xa hơn trong trường quốc tế.
Nhận thấy, hoạt động ứng vốn là một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ
Nhà nước trong sự phát triển cả về kinh tế - xã hội và quan hệ quốc tế.
2.1.3. Thẩm định hồ sơ ứng vốn
2.1.3.1. Khái niệm
Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật là Hoạt động nghiên cứu, xem
xét, đánh giá về nội dung và hình thức, kĩ thuật soạn thảo đối với dự án, dự
thảo văn bản quy phạm pháp luậttheo nội dung, trình tự, thủ tục do luật định
nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của văn bản
quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật và những yêu cầu khác về chất
lượng dự án, dự thảo theo quy định của pháp luật (Quốc hội, 2012).
Thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi chung
là dự án, dự thảo) là hoạt động xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức của
dự án, dự thảo nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ
của dự án, dự thảo trong hệ thống pháp luật (Thủ Tướng Chính phủ, 2007 ).
Các dự án đầu tư sau khi được soạn thảo và thiết kế xong dù được nghiên
cứu tính tốn rất kỹ lưỡng và chi tiết thì chỉ mới qua bước khởi đầu. Để đánh giá
tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và ra quyết định dự án có được
thực hiện hay khơng thì phải có một q trình xem xét kiểm tra, đánh giá một
cách độc lập và tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Q trình đó gọi là thẩm
định hồ sơ ứng vốn dự án. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thẩm định tuỳ
theo tính chất của cá đơn vị và chủ thể có thẩm quyền thẩm định, song đứng trên
góc độ tổng quát có thể định nghĩa như sau:

Thẩm định hồ sơ ứng vốn dự án đầu tư là quá trình một cơ quan chức
năng (Nhà nước hoặc tư nhân) thẩm tra, xem xét một cách khách quan, khoa học
và toàn diện về các mặt pháp lý, các nội dung cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả,
tính khả thi, tính hiện thực của dự án, để quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép về
đầu tư hay quy định về đầu tự (Trần Thị Xuân Hương, 2014, Tiểu luận Thẩm
định dự án đầu tư ngân hàng thương mại).

12


- Về bản chất, thẩm định hồ sơ ứng vốn là cơng chịu trách nhiệm thẩm tra
tính chính xác của hồ sơ mà cá đơn vị ứng vốn để bồi thường giải phóng mặt
bằng đưa lên, tính khả thi của hồ sơ, tính phù hợp của phương án, mục đích vay
vốn theo quy định của Quỹ theo từng dự án đầu tư xây dựng, theo từng thời kỳ
và phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.
- Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ
đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong
quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở xem xét, phê
duyệt.
- Thẩm định hồ sơ ứng vốn dự án tại quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh là
việc phân tích, đánh giá lại tồn bộ các vấn đề đã được trình bày trong dự án theo
một quy trình nhất định nhằm rút ra được những kết luận chính xác từ đó đi đến
quyết định ứng vốn hỗ trợ giải phóng mặt bằng,
- Thẩm định là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra,
đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà các đơn vị
đề xuất nhằm phục vị cho công việc ra quyết định ứng vốn.
2.1.3.2. Mục đích của thẩm định hồ sơ ứng vốn
Thẩm định hồ sơ các dự án đầu tư xây dựng cơ sỏ hạ tầng có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với Quỹ phát triển đất trong việc ứng vốn để bồi thường giải
phóng mặt bằng. Một trong những đặc trưng của hoạt động ứng vốn là diễn ra

trong một thời gian dài nên có thể gặp nhiều rủi ro, muốn cho ứng vốn một cách
an tồn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và phí thì quyết định cho vay của Quỹ là
dựa trên cơ sở thẩm định hồ sơ ứng vốn dự án.
Thẩm định hồ sơ ứng vốn dự án sẽ rút ra được những kết luận chính xác
về tính khả thi, hiệu qủa kinh tế của dự án đầu tư, khả năng trả nợ, những rủi ro
có thể xảy ra để đưa ra quyết định ứng vốn hay từ chối.
Từ kết quả thẩm định có thể tham gia góp ý cho các chủ đầu tư, làm cơ sở
để xác định số tiền ứng để, tạo điều kiện cho đơn vị phát triển quỹ đất hoàn thành
nhiệm vụ.
Khi lập phương án bồi thường tái gải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư
do các đơn vị thường mong muốn vay được vốn đã thổi phồng, ước lượng lạc
quan về số lượng diện tích và số hộ dân trong diện thu hồi đất cảu nhà nước. Do
vậy thẩm định hồ sơ ứng vốn theo danh sách hộ dân và quyết định thu hồi đất của

13


×