Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tăng cường quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.83 KB, 114 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN HỌC

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ THUẾ ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

Ngành:

Kế tốn

Mã số:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đỗ Văn Viện

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Học

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy
giáo, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và các Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ Khoa sau đại học
trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành tới thầy giáo, PGS.TS. Đỗ Văn Viện, người đã ln tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
và giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu và tạo điều kiện cho tơi hồn thành Luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Chi cục Thuế thành phố Thái Bình,
lãnh đạo và cán bộ, cơng chức đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã tận tình giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thu thập thơng tin và số liệu của
Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, động viên khích lệ, đồng thời có những ý kiến
đóng góp q báu trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hồn thiện Luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
sự đóng góp quý báu của quý Thầy giáo, Cô giáo và các bạn học viên.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Học

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu đề tài .............................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ........................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nợ thuế đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh ............................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý ........................................................................................................... 4

2.1.1.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ...................................................................... 4

2.1.2.

Lý luận về nợ thuế ........................................................................................... 7


2.1.3.

Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ........................................................... 14

2.1.4.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế ................................................ 21

2.2.

Kinh nghiệm quản lý nợ thuế tại các nước trên thế giới và Việt Nam ............. 24

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của các nước trên thế giới ................................ 24

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của Cục và Chi cục thuế đối với DN NQD
tại Việt Nam .................................................................................................. 25

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm quản lý nợ thuế đối với DN NQD rút ra cho Chi cục
Thuế TP Thái Bình ........................................................................................ 28

2.2.4.

Các cơng trình nghiên cứu liên quan .............................................................. 29


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu........................................... 31
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 31

iii


3.1.1.

Khái quát về doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái
Bình

........................................................................................................... 31

3.1.2.

Khái quát Chi cục Thuế thành phố Thái Bình................................................. 34

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 39

3.2.1.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu............................................................ 39

3.2.2.


Phương pháp phân tích .................................................................................. 41

3.3.

Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài .................................................. 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 42
4.1.

Thực trạng quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngồi quốc doanh tại
Chi cục Thuế thành phố Thái Bình................................................................. 42

4.1.1.

Thực trạng xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ thuế qua các năm ............................ 42

4.1.2.

Thực trạng phân công thu nợ thuế theo kế hoạch............................................ 45

4.1.3.

Phân loại nợ thuế, đôn đốc thu nộp ................................................................ 47

4.1.4.

Công tác tuyên truyền hỗ trợ để hạn chế nợ thuế ............................................ 57

4.1.5.


Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế ....................... 58

4.1.6.

Thanh tra, kiểm tra, phối hợp liên ngành ngăn chặn các hành vi gian lận,
trốn lậu, nợ đọng thuế .................................................................................... 59

4.1.7.

Thu hồi nợ đọng thuế và hạn chế mới phát sinh ............................................. 60

4.1.8.

Cưỡng chế nợ thuế ......................................................................................... 62

4.2.

Đánh giá chung về công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngồi
quốc doanh do Chi cục Thuế thành phố Thái Bình quản lý thời gian qua....... 64

4.2.1.

Kết quả đã đạt được ....................................................................................... 64

4.2.2.

Những hạn chế tồn tại .................................................................................... 66

4.2.3.


Nguyên nhân của những hạn chế.................................................................... 68

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế đối với các DN NQD trên địa
bàn thành phố Thái Bình giai đoạn 2015-2017 ............................................... 70

4.3.1.

Yếu tố khách quan ......................................................................................... 70

4.3.2.

Yếu tố chủ quan ............................................................................................. 74

4.4.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nợ thuế đối với DN NQD
của Chi cục Thuế thành phố Thái Bình giai đoạn 2018-2022.......................... 75

4.4.1.

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái Bình và định
hướng tăng cường quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh (2018 - 2022)....................................................................................... 75

iv


4.4.2.


Giải pháp tăng cường quản lý nợ thuế đối với DN NQD trên địa bàn
thành phố Thái Bình giai đoạn 2018-2022...................................................... 76

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 90
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 90

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 90

5.2.1.

Đối với Bộ Tài chính ..................................................................................... 90

5.2.2.

Đối với Tổng Cục Thuế ................................................................................. 91

5.2.3.

Đối với Tỉnh ủy, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành
phố Thái Bình ................................................................................................ 92

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 93
Phụ lục ...................................................................................................................... 94

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNTT

Công nghệ thơng tin

CQT

Cơ quan thuế

DN

Doanh nghiệp

DN NQD

Doanh nghiệp ngồi quốc doanh

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

GTGT

Giá trị gia tăng


HĐND

Hội đồng nhân dân

HSKT

Hồ sơ khai thuế

HTX

Hợp tác xã

KBNN

Kho bạc nhà nước

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách Nhà nước

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP


Thành phố

TTHT

Tuyên truyền hỗ trợ

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình tăng giảm số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thái
Bình .......................................................................................................... 33
Bảng 3.2. Kết quả SXKD của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh qua các năm ...... 34
Bảng 3.3. Tình hình lao động tại Chi cục 3 năm 2015 - 2017..................................... 38
Bảng 3.4. Trang thiết bị của Chi cục năm 2017 ........................................................ 39
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng .............................. 40
Bảng 4.1. Tình hình nợ thuế luỹ kế của DN NQD qua các năm ................................. 42
Bảng 4.2. Giao chỉ tiêu thu nợ tiền thuế qua các năm ................................................ 45
Bảng 4.3. Tình hình thu nợ thuế của các DN NQD theo Đội thuế .............................. 46
Bảng 4.4. Tình hình nợ thuế của các DN NQD theo các khoản nợ ............................. 48
Bảng 4.5. Tình hình đơn đốc thu nợ thuế đối với DN NQD tại Chi cục Thuế
thành phố Thái Bình qua các năm .............................................................. 53
Bảng 4.6. Tình hình nợ thuế theo thời gian nợ ........................................................... 54
Bảng 4.7. Mức nợ thuế theo số lượng nợ của DN NQD qua các năm ......................... 55
Bảng 4.8. Số nợ thuế của DN NQD phân theo sắc thuế qua các năm ......................... 56

Bảng 4.9. Kết quả thu nợ đọng thuế của Chi cục giai đoạn 2015-2017....................... 61
Bảng 4.10. Tình hình cưỡng chế nợ thuế qua các năm ................................................. 63

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Học
Tên luận văn: “Tăng cường quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình”
Ngành: Kế tốn

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa những lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý nợ thuế
đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Chi cục Thuế.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế
của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình trong thời gian
2015-2017.
- Định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nợ thuế đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp thu thập
số liệu sơ cấp; phương pháp phân tích số liệu như thống kê mơ tả; phân tích so sánh, xử
lý thơng tin, số liệu.
Kết quả chính và kết luận
Quản lý nợ thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của mơ hình quản lý thuế
theo chức năng đó là: Tuyên truyền hỗ trợ; Kê khai kế toán thuế; Thanh tra kiểm tra

và Quản lý nợ thuế. Kết quả thu nợ thuế là thước đo đánh giá hiệu quả công tác
Quản lý thuế.
Công tác quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp doanh quốc doanh tại Chi
cục Thuế thành phố Thái Bình ngày càng đạt hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả
cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế nộp thuế nói chung, tăng thu ngân sách, chống thất
thu NSNN. Phần lớn DN đã chấp hành đúng, đầy đủ chính sách của Nhà nước. Đội ngũ
cán bộ ngày càng trưởng thành và lớn mạnh, đủ năng lực và trình độ chun mơn để
hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Nâng cao được hiểu biết, nhận thức về thuế
cho người nộp thuế, tạo ra mơi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng cho người nộp
thuế thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Tuy nhiên công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục vẫn còn một số tồn tại: Nợ thuế

viii


vẫn ở mức cao. Công tác phối hợp với các ngành chức năng có liên quan trong việc thu
hồi nợ đọng tiền thuế vẫn còn hạn chế, chưa quyết liệt. Ngành Thuế chưa có giải pháp
đào tạo chun sau cơng chức quản lý nợ thuế.
Trong thời gian tới, để hoàn thiện tăng cường công tác quản lý nợ thuế, Chi cục
cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau: Hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện về cơ cấu tổ
chức về cơng tác quản lý, về con người, hồn thiện quy trình quản lý nợ, ban hành các
tiêu chí đánh giá rủi ro trong công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, ứng dụng công nghệ
thông tin vào đánh giá rủi ro và thu nợ thuế.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Hoc
Thesis title: Increasing tax debt management for non-state enterprises in Thai Binh city.

Major: Orientation - Application accounting

Code: 8340301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Contribute to the systematization of arguments and practical basic about Tax
debt management for non-State enterprises of the Tax Department.
To evaluate the actual situation and analyze of the factors affecting to tax debt
management of non-state enterprises in Thai Binh city during 2015-2017.
- Orientate and propose solutions to improve tax debt management for non-state
enterprises in Thai Binh city in the next time.
Materials and Methods
Topics used the following research methods: Methods of data collection include
secondary data collection, primary data collection; method of data analysis include
method of descriptive statistics, comparative method, method of processing information
and data.
Main findings and conclusions
Tax debt management is one of four basic functions of the tax management
model by function include: Propaganda support, declaration of tax accounting,
inspection and management of tax debts. Results of debt collection is a measure to
evaluate the effectiveness of tax management.
Tax debt management for non-state enterprises in Thai Binh city increasingly
effective, contribute to improve efficiency of debt management àn forced payment of
tax in general, increase budget revenue, to prevent losses of the state budget. Most of
the enterprises have strictly followed the policies of the State. The staff is increasingly
mature and strong, qualified and level to complete all tasks assigned. Enhancing
knowledge, awareness about tax for taxpayers, creating a fair business environment for
taxpayers of all economic ingredient in performing the tax obligation to the State.
However, tax debit manager at the Department still exist: Tax debt is high level.

Coordination with related functional agencies in the recovery of tax debt is still limited,
not drastic. The tax department branch has no solution to train specialized tax officers.
In the next time, to improve and increase the management of tax debts, the

x


department should apply the following solutions in a uniform manner: perfecting the law,
perfecting the organizational structure of the management, perfecting the debt management
process, issue risk assessment criteria for debt collection and tax debt enforcement,
application of information technology in risk assessment and debt collection.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuế không chỉ là công cụ quan trọng để Nhà nước điều hành, quản lý vĩ
mơ nền kinh tế mà cịn là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước. Thông
qua việc thu thuế, Nhà nước tập trung một phần nguồn lực xã hội vào NSNN
để duy trì phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng và giữ gìn trật
tự an tồn xã hội. Quản lý tốt nguồn thu và tăng thu cho Ngân sách từ thuế
khơng những có ý nghĩa thực thi có hiệu quả pháp luật về thuế mà còn làm
tăng thêm nguồn lực tài chính phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo an ninh, quốc phòng.
Với nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN,
các cá nhân, tổ chức trong xã hội được tự do sản xuất kinh doanh theo quy
định của pháp luật, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế quốc
tế và chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và
Nhà nước các Doanh nghiệp, nhất là các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh,

phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và lĩnh vực hoạt động
chính vì thế hệ thống thuế của nước ta đã khơng ngừng được hồn thiện để
phù hợp với điều kiện thực tế trong nước cũng như chuẩn mực quốc tế, Chính
phủ đã thơng qua Đề án “Chiến lược cải cách thuế đến năm 2020”. Các sắc
thuế ngày càng đa dạng và phù hợp với thông lệ quốc tế hơn. Quy trình quản
lý thu thuế ngày càng đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn. Song cho đến nay
quản lý thu thuế vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, bởi lẽ việc quản lý thu
thuế không những phản ánh các quan hệ kinh tế, mà còn giải quyết nhiều quan
hệ xã hội sâu sắc. Thuế không những địi hỏi tính khoa học, hiện thực, hợp lý
về mặt chế độ, sự chính xác trong luật định mà cịn cần đến kỹ thuật và quy
trình hiệu quả trong hành thu.
Trong những năm qua, công tác quản lý nợ thuế đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi cục Thuế thành phố Thái Bình đã đạt được
những kết quả nhất định, việc giám sát kê khai, thu nợ thuế của các doanh
nghiệp trên địa bàn tương đối chặt chẽ, số thu thuế năm sau cao hơn năm
trước. Tuy nhiên, trong cơng tác quản lý vẫn cịn có những hạn chế, dẫn đến
tình trạng nhiều doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ tiền thuế. Hơn nữa công tác

1


quản lý nợ thuế cịn chưa theo kịp với tình hình thực tiễn, chưa bao quát hết
nguồn thu. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế là một đòi
hỏi cấp thiết, là một nhiệm vụ trọng tâm của Chi cục Thuế thành phố Thái
Bình trong giai đoạn hiện nay.
Là một cán bộ đang công tác tại Chi cục Thuế thành phố Thái Bình, nhận
thức được ý nghĩa của công tác quản lý nợ thuế cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn,
với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào cơng tác quản lý nợ thuế
đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn, em đã chọn đề tài:
“Tăng cường quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên

địa bàn thành phố Thái Bình” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ
thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình trong
thời gian qua. Từ đó đề xuất số giải pháp để hoàn thiện quản lý nợ thuế đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh của thành phố Thái Bình trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý nợ
thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Chi cục Thuế.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ
thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình.
- Định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nợ thuế đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình trong thời
gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nợ thuế của doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại Chi cục Thuế thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

2


1.3.2.2. Phạm vi về thời gian
Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trong 3 năm (2015 2017); số liệu điều tra quý I năm 2018.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 02/2017 đến 05/2018.
1.3.2.3. Phạm vi về nội dung

- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nợ thuế đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh
- Thực trạng quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại
Chi cục Thuế thành phố Thái Bình.
- Giải pháp tăng cường quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh.
1.4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu của luận văn gồm 5 phần:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nợ thuế đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và Phương pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5. Kết luận và Kiến nghị.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ
THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
2.1.1.1. Khái niệm và phân loại luận về quản lý nợ
- Khái niệm: Doanh nghiệp ngồi quốc doanh là hình thức doanh nghiệp
không thuộc sở hữu nhà nước, trừ khối hợp tác xã; toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận
đều thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể người lao động, chủ lao động doanh nghiệp
hay chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất
kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi nhuận sau khi đã
hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chi phối nào từ các quyết định của
Nhà nước hay cơ quan quản lý”. Từ khái niệm chung này cho thấy, việc phân loại

doanh nghiệp, tuỳ theo các tiêu chí khác nhau mà người ta phân ra các loại doanh
nghiệp khác nhau. Theo ngành kinh tế có thể chia ra doanh nghiệp cơng nghiệp,
doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp thương mại dịch vụ …
- Phân loại: Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp ngồi
quốc doanh bao gồm các loại hình: Cơng ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu
hạn (1 thành viên hoặc từ 2 thành viên trở lên), công ty cổ phần, doanh nghiệp tư
nhân, hợp tác xã.
2.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Một là, doanh nghiệp ngồi quốc doanh thường hoạt động rất có hiệu quả
về hiệu suất sử dụng vốn. Tính chất của sở hữu tư về vốn là động lực mạnh để các
chủ doanh nghiệp ln tìm đến ngành nghề kinh doanh có suất lợi nhuận cao, địa
điểm đặt doanh nghiệp thuận lợi, lựa chọn phương thức kinh doanh hợp lý và chú
trọng việc xây dựng các quan hệ thị trường, quan hệ xã hội có liên quan đến kinh
doanh. Song, cũng vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi cách, khu vực tư
cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề đi ngược với lợi ích nhà nước và lợi ích xã hội.
- Hai là, doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta phần đơng là có quy
mơ nhỏ và vừa. Ưu điểm của loại quy mơ này là dễ thích ứng với mọi hồn cảnh.
doanh nghiệp ngồi quốc doanh có mặt trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề
không thuộc danh mục cấm, và có thể được đặt ở bất kỳ địa bàn nào, thậm chí
khơng ít doanh nghiệp ngồi quốc doanh đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh ngay tại
nhà dân. Việc theo dõi, quản lý các DN này vì thế cũng có những yêu cầu riêng.

4


- Ba là, tốc độ chuyển thể của các doanh nghiệp này rất nhanh. Tính sở
hữu tư cho phép DN nhanh chóng ra quyết định một cách độc lập. Vì vậy, doanh
nghiệp ngoài quốc doanh dễ dàng tham gia hay rút khỏi thị trường, DN cũng có
thể được thuyên chuyển, giải thể hay tuyên bố phá sản bất cứ lúc nào, thậm chí
lặng lẽ "biến mất". Đây là một trong những nguy cơ cho các quan hệ tài chính.

Những khoản vốn vay được thế chấp bởi dàn máy móc lạc hậu, đơn giản hoặc
những khoản nợ thuế, v.v gần như khó được bảo đảm.
- Bốn là, nhân cơng mà doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng thường là
nguồn lao động khơng thường xun. Ngồi việc các quy chế về bảo hộ lao động,
bảo hiểm khơng được thực hiện, NSNN cịn thất thu thuế thu nhập cá nhân của
người lao động ở khu vực này do các hoạt động kinh doanh ở phần lớn các DN
không được phản ánh đầy đủ qua hệ thống sổ sách kế tốn.
Có thể nói, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là lực lượng sản xuất kinh
doanh có hiệu quả ngay cả ở những nơi hẻo lánh, hay trong những thời kỳ khó
khăn của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, số lượng doanh nghiệp ngồi
quốc doanh ln chiếm tỷ trọng áp đảo. Mức độ biến động của khu vực này cũng
rất nhanh cả về số lượng, quy mô hay tốc độ rút khỏi thị trường. Quản lý nhà
nước nói chung, quản lý thuế nói riêng đối với khu vực này vì thế cần được luôn
điều chỉnh để theo kịp sự phát triển của thực tiễn.
2.1.1.3. Vai trị của doanh nghiệp ngồi quốc doanh trong nền kinh tế
Doanh nghiệp ngồi quốc doanh có vai trị rất quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
- Thứ nhất, động viên tối đa mọi nguồn lực cho mục tiêu phát triển kinh tế
của đất nước.
Bởi doanh nghiệp ngoài quốc doanh là loại hình doanh nghiệp phù hợp và
hữu hiệu để huy động nguồn lực từ dân cho phát triển kinh tế. Trong thời kỳ đổi
mới của đất nước giai đoạn vừa qua (từ 1991 đến nay) cho thấy, doanh nghiệp
ngoài quốc doanh là động lực phát triển cho nền kinh tế đất nước, doanh nghiệp
ngoài quốc doanh với quy mô nhỏ và vừa, với mức độ đầu tư không lớn, linh
hoạt, rất phù hợp cho phát triển kinh tế dân doanh.
- Thứ hai, doanh nghiệp doanh nghiệp ngoài quốc doanh là phương thức
tạo việc làm, thu nhập tại chỗ hữu hiệu cho người dân.
Đầu tư cho một chỗ làm việc trong các doanh nghiệp doanh nghiệp ngoài

5



quốc doanh rất thấp so với doanh nghiệp Nhà ước. Mỗi năm chúng ta có thêm
khoảng hơn 1 triệu người lao động mới, nếu khơng có khu vực tư nhân thì chắc
chắn vấn đề cơng ăn việc làm, một vấn đề cốt lỏi của xã hội, sẽ không thể được
giải quyết thỏa đáng.
- Thứ ba, doanh nghiệp doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện sự bổ
sung hoàn hảo cho thị trường
Do những tiêu chí chuẩn mực trong tổ chức kinh doanh, và thường có quy
mơ lớn, các DN có vốn nhà nước hoặc DN có vốn nước ngồi thường nhắm tới
những mục tiêu lớn. Trong khi đó, những phân đoạn thị trường nhỏ, có suất lợi
nhuận khơng cao cịn bỏ ngỏ. Đó là cơ hội cho các doanh nghiệp ngồi quốc
doanh với tính linh hoạt trong việc ra quyết định. Đến lượt nó, doanh nghiệp
ngồi quốc doanh lấp đầy những khoảng trống trên các thị trường ngách, đến tận
những địa bàn xa xơi.
Khơng những thế, doanh nghiệp ngồi quốc doanh còn làm vệ tinh cho các
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hay Doanh nghiệp có vốn đầu tư ngước ngồi
(DN FDI) trong một số công đoạn sản xuất, từ khâu thu gom nguyên liệu, sơ chế
nguyên liệu để cung cấp cho các nhà sản xuất lớn.
- Thứ tư, doanh nghiệp NQD có những đóng góp to lớn cho NSNN thơng
qua việc đóng thuế về các hoạt động kinh doanh.
Do tính chất linh hoạt về vốn, về hình thức tổ chức, về quy mơ và phương
thức kinh doanh của loại hình này, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trên
mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, mọi địa bàn. Nhờ đó, thuế từ khu vực này là
nguồn thu lớn cho các cấp ngân sách.
- Thứ năm, doanh nghiệp ngồi quốc doanh góp phần tích cực vào việc thu
hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền.
Nhờ sự phân bố rộng khắp của loại hình này, doanh nghiệp ngồi quốc
doanh có vai trị to lớn trong việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, giảm phân
hố vùng miền, thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Loại hình doanh

nghiệp này có vai trò quan trọng đặc biệt đối với người dân ở nơng thơn, góp
phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nơng thơn và có vai trị
quan trọng trong việc thay đổi cấu trúc của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế trở
nên linh hoạt, dễ thích ứng với những biến động của kinh tế tồn cầu.
Có thể nói, trong khi đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế, xã

6


hội, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã khởi đầu một phản ứng dây chuyền về sản
xuất, lưu thơng hàng hóa, giải quyết việc làm, góp phần ổn định xã hội, và cuối
cùng doanh nghiệp ngồi quốc doanh đóng góp phần to lớn trong tổng thu thuế
nói chung, thuế nội địa nói riêng, chưa kể đến tác động thứ phát về số thu thuế
TN cá nhân của người lao động trong doanh nghiệp.
2.1.2. Cơ sở lý luận về nợ thuế
2.1.2.1. Khái niệm
Tiền thuế nợ là các khoản tiền thuế; phí, lệ phí; các khoản thu từ đất; thu
từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ
quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật (gọi chung là tiền thuế) nhưng
đã hết thời hạn quy định mà NNT chưa nộp vào NSNN.. Ví dụ như, theo Luật
Quản lý thuế ban hành và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2007 thì thời hạn nộp đối
với thuế Giá trị gia tăng là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ
thuế... sau thời hạn nộp này, nếu người nộp thuế chưa nộp thuế vào ngân sách
nhà nước thì được coi là nợ thuế.
Người nợ thuế là người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ theo quy định.
Khoản nợ là số tiền thuế bắt đầu được tính nợ hay được gọi là bắt đầu phát
sinh tiền thuế nợ. Chẳng hạn như tại một thời điểm, một người nộp thuế nợ 1 tỷ
đồng tiền thuế thì cơ quan thuế có trách nhiệm xem xét số thuế nợ đó là nợ của
những lần phát sinh nào, loại thuế nào? Chẳng hạn như nợ 3 khoản thuế GTGT,
nợ 1 khoản thuế TNDN. Trên cơ sở đó, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp thu

nợ hiệu quả đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước sau
khi áp dụng các biện pháp đó.
Tiền phạt chậm nộp thuế là khoản tiền phạt được tính trên số tiền thuế nợ
và số ngày nợ thuế của một khoản nợ.
Số ngày nợ thuế của một khoản thuế nợ là khoảng thời gian liên tục tính
theo ngày, kể từ thời điểm bắt đầu tính nợ đến thời điểm số tiền nợ đó được nộp
vào ngân sách nhà nước, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ theo Bộ Luật Lao động.
Thời điểm bắt đầu tính nợ đối với một khoản thuế nợ là ngày tiếp theo
ngày hết hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Thời điểm kết thúc tính nợ đối với một khoản thuế nợ là ngày khoản nợ
được nộp vào ngân sách nhà nước; hoặc ngày có hiệu lực thi hành của văn bản
xố nợ, miễn nộp hoặc xử lý bằng các hình thức khác.

7


2.1.2.2. Đặc điểm của nợ thuế
- Thứ nhất, nợ thuế là một hành vi tâm lý phổ biến
Thuế là một hành vi phân phối thu nhập có tính chất bắt buộc mà người có
nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước. Rõ ràng, việc nộp thuế ln ảnh hưởng đến lợi
ích kinh tế của NNT. Vì thế tâm lý trốn thuế, tránh thuế là tâm lý phổ biến của
NNT. Đặc biệt ở nước ta khi mà nhận thức xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận
người dân chưa hiểu rõ bản chất và lợi ích của thuế, chưa phê phán, lên án mạnh mẽ
các hành vi gian lận tiền thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho CQT để thu thuế. Tình trạng
trốn thuế, gian lận về thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu cho
NSNN, vừa khơng bảo đảm cơng bằng xã hội. Hay nói cách khác, họ tìm mọi cách
để tối thiểu hóa số thuế phải nộp. Một trong những cách đó là nợ thuế. Vì thế, để
hạn chế nợ thuế, bên cạnh những biện pháp có tính chất pháp luật để cưỡng chế
NNT tn thủ thì vấn đề tuyên truyền, phổ biến để NNT tự giác thực hiện có ý
nghĩa rất quan trọng.

- Thứ hai, nợ thuế là hành vi vi phạm pháp luật về thuế
Quy phạm pháp luật về thuế bao gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế vào NSNN. Qui phạm pháp luật thuế là các qui tắc xử sự có tính bắt buộc
chung do Nhà nước đặt ra và đảm bảo thực hiện có điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình các chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN.
Trong các qui định của pháp luật về thuế luôn luôn đề cập đến các phạm vi
điều chỉnh như: mức nộp thuế, ĐTNT, NNT và thời gian phải nộp thuế.
Như vậy, nợ thuế là hành vi vi phạm luật thuế của ĐTNT bằng cách
chậm nộp hoặc không nộp số tiền thuế phải nộp vào NSNN theo qui định của
pháp luật thuế.
Trong luật quản lý thuế qui định mức xử phạt vi phạm về hành vi chậm
nộp tiền thuế, tiền phạt là 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đó.
- Thứ ba, nợ thuế chưa hẳn là hành vi trốn thuế
Hành vi trốn thuế bao gồm: Chậm nộp tiền thuế và không nộp tiền thuế.
Trốn thuế: Là hành vi cố ý vi phạm luật thuế của ĐTNT bằng mọi hình
thức, thủ đoạn để làm giảm số thuế phải nộp cho NN. Ví dụ: Doanh nghiệp bán
hàng hóa cung cấp dịch vụ hàng hóa khơng xuất hóa đơn, khơng kê khai thuế
GTGT đầu ra đối với người mua không cần sử dụng hóa đơn để thanh tốn nhằm

8


mục đích trốn thuế GTGT phải nộp NSNN.
Nợ thuế có thể do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Về chủ
quan, do NNT cố tình vi phạm nhằm chậm nộp tiền thuế vào NSNN để lợi dụng
hoặc trốn thuế. Như vậy, trong trường hợp này, nợ thuế là hành vi vi phạm pháp
luật, phát sinh do ĐTNT không tự giác kê khai, nộp thuế đúng hạn và cố tình vi
phạm pháp luật. Về khách quan, do có khó khăn về SXKD hoặc thu nhập chẳng
hạn như: Khủng hoảng kinh tế, lạm phát, phá sản, giải thể doanh nghiệp, bỏ địa

điểm kinh doanh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn bất ngờ sảy ra … mà NNT tạm thời
khơng có khả năng để thanh toán nghĩa vụ cho NSNN.
- Thứ tư, nợ thuế khác với hành vi tránh thuế
Tránh thuế là hành vi lợi dụng những sơ hở của pháp luật đề giảm được
một phần nghĩa vụ thuế phải nộp. Ví dụ: Doanh nghiệp kê khai chi phí thuê bản
quyền sáng chế, nhãn mác cao hơn giá trị thị trường của nó để tăng chi phí đầu
vào, hạ thấp TNCT.
Nợ thuế hồn tồn khác về bản chất, đó là nghĩa vụ đã được luật pháp xác
định nhưng cố tình hoặc dây dưa nộp chậm.
2.1.2.3. Nguyên nhân nợ thuế và những tác động của nợ thuế
- Nguyên nhân nợ thuế
Nợ thuế xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể khái
quát một số nhóm nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Nhóm nguyên nhân khách quan
* Thứ nhất, do khủng hoảng tài chính, lạm phát, giá cả tăng cao, chính
sách quản lý của Nhà nước thay đổi...
Ví dụ như những năm gần đây do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên
nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn, khơng có tiền nộp thuế. Riêng doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, dù đã hồn thành cơng trình nhưng
khơng được giải ngân kịp thời dẫn đến nợ thuế. Mặt khác, ngân hàng đang siết
chặt việc cho vay khiến khơng ít doanh nghiệp không tiếp cận được vốn để phục
hồi sản xuất kinh doanh. Hoặc về chính sách thuế hiện nay đang áp dụng tỷ lệ
tính phạt chậm nộp 0,03%/ngày tỷ lệ này thấp hơn lãi suất ngân hàng nên doanh
nghiệp sẵn sàng chấp nhận nộp phạt để chiếm dụng tiền thuế…
* Thứ hai, do NNT bị thiên tai hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, mắc bệnh hiểm

9


nghèo nên mất khả năng thanh toán khoản nợ thuế đối với NSNN.

* Thư ba, các khoản nợ của khách hàng chậm thanh tốn khi đã bàn giao
hàng hóa, bàn giao cơng trình xong đối tác khơng có khả năng thanh toán chi trả
các khoản nợ, đơn vị đã kê khai thuế GTGT và xác định doanh thu dẫn đến lâm
vào tình trạng khó khăn về tài chính khơng có khả năng thanh tốn tiền thuế.
+ Nhóm ngun nhân chủ quan
* Thứ nhất, đại bộ phận người dân chưa phê phán và lên án mạnh mẽ
các hành vi gian lận tiền thuế, chưa hỗ trợ, phối hợp với CQT để thu thuế vào
NSNN. Do đó, tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, chiếm dụng tiền thuế của
NSNN còn xảy ra phổ biến, vừa làm thất thu NSNN, vừa không đảm bảo công
bằng giữa các ĐTNT.
* Thứ hai, do ý thức chấp hành luật thuế của một bộ phận NNT còn hạn
chế, chưa tự giác nộp thuế, cố tình dây dưa, trây ỳ, chiếm dụng tiền thuế của
NSNN để thực hiện những mục đích khác.
* Thứ ba, do một số doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, sản xuất
kinh doanh thua lỗ nhiều năm nên khơng có nguồn lực để nộp thuế, dẫn đến nợ
thuế kéo dài nhiều năm.
* Thứ tư, NNT từ trước đã quen với việc đôn đốc, ra thơng báo nộp thuế
của CQT. Vì vậy nhiều ĐTNT chưa hình thành thói quen tự giác nộp thuế vào
NSNN khi chuyển sang cơ chế tự khai, tự nộp.
- Những tác động của nợ thuế
Nợ thuế khơng những có tác động nghiêm trọng với cơng tác quản lý thuế
mà cịn có tác động nghiêm trọng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Những tác động đó có thể khái quát trên một số mặt sau:
+ Thứ nhất, Nợ thuế gây thất thu cho NSNN. Thuế là nguồn thu chủ yếu
của NSNN. Yêu cầu đối với quản lý thuế là phải thu đúng, thu đủ và thu kịp thời
số thuế phải nộp vào NSNN để Nhà nước có đủ nguồn lực tài chính thực hiện các
nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội. Nếu nguồn tài chính khơng đủ hoặc
khơng kịp thời thì các nhiệm vụ chi tiêu của Chính phủ sẽ khơng thực hiện đúng
tiến độ, các cân đối kinh tế bị phá vỡ, các nhiệm vụ về an sinh, xã hội không
được thực hiện làm cho kinh tế suy thoái hoặc kém hiệu quả.

+ Thứ hai, nợ thuế gây mất công bằng về nghĩa vụ thuế giữa các ĐTNT và

10


tạo mơi trường kinh doanh khơng bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân đang kinh
doanh trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
+ Thứ ba, nợ thuế tạo ra chi phí khơng cần thiết đối với xã hội liên quan
đến công tác quản lý thuế, gây mất thời gian, công sức, tiền của cho việc quản lý
nợ thuế.
2.1.2.4. Phân loại nợ thuế
- Khái niệm
Cùng với tốc độ phát triển không ngừng của nền kinh tế, các doanh nghiệp
cũng ngày càng gia tăng về số lượng và phát triển về mặt qui mơ. Kéo theo đó là
sự gia tăng số thu Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, cùng với đó thì sự phức tạp
trong công tác quản lý thuế cũng ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, đồng thời với
việc kiện toàn bộ máy quản lý thuế để phù hợp với nền kinh tế thì cơ quan thuế
cũng cần thiết phải nhanh chóng áp dụng khoa học quản lý, cơng nghệ tin học
hiện đại vào quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng. Hiệu quả của
cơng tác quản lý thuế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, một
phần khơng nhỏ là từ hiệu quả của công tác phân loại nợ thuế.
Phân loại nợ thuế là việc sắp xếp nợ thuế thành những nhóm khác nhau
theo những tiêu thức nhất định. Việc phân loại nợ thuế giúp cơ quan thuế xác
định được nguyên nhân nợ, tình trạng, tuổi nợ của từng khoản nợ thuế, qua đó có
thể áp dụng các biện pháp quản lý thu nợ thuế có hiệu quả. Phân loại nợ thuế sẽ
giúp cơ quan thuế đưa ra các biện pháp quản lý, đôn đốc thu nợ; đồng thời, tạo
thuận lợi cho công tác tổng hợp số liệu báo cáo, khắc phục được sự không rõ
ràng, không thống nhất trong công tác quản lý nợ.
- Tiêu chí phân loại nợ thuế
Theo Quy trình quản lý nợ thuế ban hành kèm theo Quyết định số

1401/QĐ-TCT ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
tiền thuế nợ được chia thành các nhóm sau:
+ Tiền thuế nợ từ 01 đến 30 ngày là số tiền thuế đã quá thời hạn nộp từ 01
đến 30 ngày nhưng NNT chưa nộp vào NSNN.
+ Tiền thuế nợ từ 31 đến 60 ngày là số tiền thuế đã quá thời hạn nộp từ 31
đến 60 ngày nhưng NNT chưa nộp vào NSNN.
+ Tiền thuế nợ từ 61 đến 90 ngày là số tiền thuế đã quá thời hạn nộp từ 61

11


đến 90 ngày nhưng NNT chưa nộp vào NSNN.
+ Tiền thuế nợ từ 91 ngày đến 120 ngày là số tiền thuế đã quá thời hạn
nộp từ 91 ngày đến 120 ngày nhưng NNT chưa nộp vào NSNN.
+ Tiền thuế nợ từ 121 ngày trở lên là số tiền thuế đã quá thời hạn nộp từ
121 trở lên nhưng NNT chưa nộp vào NSNN.
+Tiền thuế đang khiếu nại là số tiền thuế mà NNT phải nộp NSNN theo
quy định nhưng NNT đã có văn bản gửi cơ quan thuế khiếu nại về số tiền thuế
phải nộp, cơ quan thuế đang trong giai đoạn giải quyết khiếu nại.
+ Tiền thuế đã hết thời gian gia hạn nộp thuế là số tiền thuế đã được gia hạn
nộp thuế nhưng khi hết thời gian gia hạn nộp thuế, NNT chưa nộp thuế vào NSNN.
+ Tiền thuế nợ đang xử lý: là số tiền thuế nợ của NNT có văn bản đề nghị
xử lý nợ, hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị đầy đủ theo quy định, cơ quan thuế đã
tiếp nhận hồ sơ và đang trong thời gian thực hiện các thủ tục tại cơ quan thuế để
ban hành quyết định hoặc văn bản xử lý nợ, bao gồm các trường hợp sau:
* Xử lý miễn, giảm.
* Xử lý gia hạn nộp thuế
* Xử lý xoá nợ
* Xử lý bù trừ các khoản nợ NSNN với số tiền thuế được hoàn trả
* Xử lý nộp dần tiền thuế nợ

+ Tiền thuế nợ khó thu, bao gồm các trường hợp sau:
a. Tiền thuế nợ đang xác định đối tượng để thu, bao gồm các trường hợp sau:
* Tiền thuế nợ của NNT được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng
lực hành vi dân sự chưa có hồ sơ đề nghị xố nợ.
* Tiền thuế nợ có liên quan đến trách nhiệm hình sự: là số tiền thuế nợ của
NNT đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự, đang chờ bản án hoặc kết
luận của cơ quan pháp luật, chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế.
* Tiền thuế nợ của NNT bỏ địa chỉ kinh doanh: là số tiền thuế nợ của
NNT mà cơ quan thuế đã kiểm tra, xác định NNT khơng cịn hoạt động kinh
doanh và đã thơng báo cơ sở kinh doanh khơng cịn hoạt động tại địa chỉ đăng ký
kinh doanh với cơ quan thuế.
* Tiền thuế nợ của NNT chờ giải thể: là số tiền thuế nợ của NNT đã thông

12


qua quyết định giải thể doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán đầy đủ các khoản
nợ thuế theo quy định của pháp luật.
* Tiền thuế nợ của NNT mất khả năng thanh toán: là số tiền thuế nợ của
người nợ thuế đã có quyết định phá sản doanh nghiệp hoặc đang trong thời gian
làm thủ tục phá sản doanh nghiệp nhưng chưa làm các thủ tục xử lý nợ theo quy
định của pháp luật.
b. Tiền thuế nợ đã áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế nợ thuế
* Tiền thuế nợ đã áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế nợ thuế và dưới 10
năm: là các khoản tiền thuế nợ mà cơ quan thuế đã áp dụng đến biện pháp cưỡng
chế nợ thuế cuối cùng là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy
phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề nhưng vẫn không thu hồi được
tiền thuế nợ, thời gian nợ dưới 10 năm.
* Tiền thuế nợ đã áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế nợ thuế và từ 10
năm trở lên: là các khoản tiền thuế nợ mà cơ quan thuế đã áp dụng đến biện pháp

cưỡng chế nợ thuế cuối cùng là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề nhưng vẫn không
thu hồi được tiền thuế nợ, thời gian nợ từ 10 năm trở lên.
+ Tiền thuế đang chờ điều chỉnh, bao gồm các trường hợp sau:
a. Tiền thuế chờ điều chỉnh do sai sót:
* NNT ghi sai, ghi thiếu các chỉ tiêu trên chứng từ thu NSNN;
* Các sai sót của KBNN, NHTM;
* Các sai sót của cơ quan thuế như: xử lý sai dữ liệu về số thuế phải nộp
hoặc đã nộp NSNN; NNT kê khai thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ sở
sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính, đã nộp thuế của cơ sở sản xuất trực thuộc tại
địa bàn tỉnh/thành phố khác nơi đóng trụ sở chính, cơ quan thuế quản lý trực tiếp
cơ sở sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính chưa nhận được chứng từ nộp thuế.
* Các sai sót khác.
b, Tiền thuế chờ điều chỉnh do chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc:
chứng từ luân chuyển từ KBNN, NHTM sang cơ quan thuế không thực hiện
đúng quy định; chứng từ thất lạc, cơ quan thuế đã nhận được sau thời gian thất lạc
do NNT hoặc KBNN, ngân hàng cung cấp; chứng từ do công chức thuế hoặc ủy
nhiệm thu đã thu nhưng chưa kịp thời thực hiện các thủ tục thanh toán tiền thuế,

13


×