Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu sự tham gia của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế xã hôi tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.82 KB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐỨC THUẬN

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA ĐOÀN THANH
NIÊN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TẠI HUYỆN KIM BƠI, TỈNH HỊA BÌNH

Ngành:

Mã số:

Người hướngdẫn khoa học:

Quản lý kinh tế

8340410

TS. Nguyễn Thị Quỳnh Anh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Đức Thuận

i


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Quỳnh Anh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ mơn Phân tích Định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức, tổ chức Đồn
thanh niên huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Thuận

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii

Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thıết của đề tàı ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2


1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về sự tham gia của đoàn thanh niên trong phát triển kinh
tế - xã hội ............................................................................................................ 5

2.1.1.

Khái niệm, bản chất, hình thức tham gia của đoàn thanh niên trong phát
triển kinh tế - xã hội ............................................................................................ 5

2.1.2.

Sự cần thiết tham gia của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế ................. 12

2.1.3.

Đặc điểm sự tham gia của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã
hội ..................................................................................................................... 12

2.1.4.


Nội dung tham gia của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội ........ 13

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của đoàn thanh niên trong phát
triển kinh tế - xã hội .......................................................................................... 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn về sự tham gia của đoàn thanh niên trong phát triển kinh
tế - xã hội .......................................................................................................... 25

iii


2.2.1.

Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới ......................................................... 25

Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam ............................................ 28
Bài học kinh nghiệm về sự tham gia của đoàn thanh niên trong phát
triển kinh tế - xã hội cho huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình................................. 31
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 34
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 34
3.1.1. Giới thiệu về huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình ................................................... 34
3.1.2. Giới thiệu về đồn thanh niên huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình ........................ 37
3.2.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 39

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 39
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 39
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................................ 40
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 41
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 42
4.1.
Thực trạng sự tham gia của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã
hội ..................................................................................................................... 42
4.1.1. Khái qt về vai trị của đồn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội
huyện Kim Bôi.................................................................................................. 42
4.1.2. Sự tham gia của đoàn thanh niên với hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội.......... 44
4.1.3. Sự tham gia của đoàn thanh niên với chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh
tế, nâng cao thu nhập ........................................................................................ 48
4.1.4. Sự tham gia của đoàn thanh niên với vấn đề giảm nghèo ................................ 51
4.1.5. Sự tham gia của đoàn thanh niên với vấn đề an sinh xã hội ............................. 54
4.1.6. Sự tham gia của đoàn thanh niên trong xây dựng và phát triển các hình
thức tổ chức sản xuất ........................................................................................ 64
4.1.7. Sự tham gia của đoàn thanh niên với phát triển giáo dục pháp luật ở
nông thôn .......................................................................................................... 68
4.1.8. Sự tham gia của đoàn thanh niên với phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ
cư dân nơng thơn .............................................................................................. 69
4.1.9. Sự tham gia của đoàn thanh niên với xây dựng đời sống văn hố thơng
tin và tun truyền nơng thơn ........................................................................... 69
4.1.10. Sự tham gia của đoàn thanh niên với vấn đề nước sạch và vệ sinh môi
2.2.2.
2.2.3.

trường nông thôn .............................................................................................. 70
4.1.11. Sự tham gia của đoàn thanh niên với vấn đề nâng cao chất lượng tổ
chức đoàn thanh niên trên địa bàn .................................................................... 72

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của đoàn thanh niên trong phát triển
kinh tế - xã hội ở huyện Kim Bôi ..................................................................... 73

iv


4.2.1.

Cơng tác lãnh đạo và vai trị lãnh đạo của đoàn thanh niên ............................. 73

4.2.2.

Sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền ................................................ 73

4.2.3.

Năng lực của cán bộ đồn ................................................................................. 74

4.2.4.

Trình độ học vấn và nhận thức của đồn thanh niên đối với vai trị của
đồn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội .............................................. 77

4.2.5.

Cơ chế, chính sách thu hút sự tham gia của đồn thanh niên ........................... 80

4.3.


Một số giải pháp nâng cao vai trị của đồn thanh niên trong phát triển
kinh tế - xã hội ở huyện Kim Bôi ..................................................................... 80

4.3.1.

Quan điểm......................................................................................................... 80

4.3.2.

Mục tiêu ............................................................................................................ 81

4.3.3.

Một số giải pháp chủ yếu .................................................................................. 81

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 88
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 88

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 89

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 90

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATGT

An toàn giao thơng

BQ

Bình qn

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

ĐVT

Đơn vị tính

ĐVTN

Đồn viên thanh niên

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHCN


Khoa học cơng nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế xã hội

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

NQ/TW

Nghị quyết trung ương

NXB

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nông thôn

TBXH

Thương binh xã hội


TDTT

Thể dục thể thao

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

TNCS

Thanh niên cộng sản



Trung ương

TWĐTN

Trung ương Đồn thanh niên

UBND

Ủy ban nhân dân

VHVN


Văn hóa văn nghệ

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Mô tả mẫu điều tra các đối tượng ............................................................. 40

Bảng 4.1.

Thực trạng kinh tế - xã hội của huyện Kim Bơi năm 2017 ....................... 43

Bảng 4.2.

Đồn thanh niên tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế ....................... 45

Bảng 4.3.

Kết quả tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng của Đoàn thanh niênso
với toàn huyện Kim Bơi giai đồn 2014-2017 .......................................... 46

Bảng 4.4.

Kết quả tổ chức đồn giúp chuyển đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp,
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tại huyện Kim Bôi ....................................... 48

Bảng 4.5.


Số lượng đoàn thanh niên được tổ chức đoàn giúp chuyển đổi cơ
cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tại huyện
Kim Bôi giai đoạn 2013 - 2017 ................................................................. 49

Bảng 4.6.

Tổ chức đoàn tham gia phát triển mơ hình kinh tế thanh niên huyện
Kim Bơi giai đoạn 2013 - 2017 ................................................................. 50

Bảng 4.7.

Kết quả giúp đỡ hộ thanh niên tại huyện Kim Bôi giai đoạn 20132017 ........................................................................................................... 52

Bảng 4.8.

Kết quả giúp đỡ hộ thanh niên so với tồn huyện Kim Bơi giai đoạn
2014-2017 ................................................................................................. 53

Bảng 4.9.

Tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm của thanh niên huyện Kim
Bôi giai đoạn 2013 – 2017 ........................................................................ 56

Bảng 4.10.

Kết quả tư vấn, hướng nghiệp cho thanh niên của Huyện Kim Bôi
giai đoạn 2013-2017.................................................................................. 58

Bảng 4.11.


Đánh giá một số kết quả của hoạt động tư vấn hướng nghiệp của
huyện Kim Bôi năm 2017 ......................................................................... 60

Bảng 4.12.

Giải quyết việc làm từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, nguồn vốn vay
ủy thác, tín dụng khác cho thanh niên huyện Kim Bơi giai đoạn
2013 - 2017 ............................................................................................... 63

Bảng 4.13.

Tổ chức đoàn thanh niên tham gia phát triển mơ hình kinh tế tại
huyện Kim Bôi giai đoạn .......................................................................... 65

Bảng 4.14.

Kết quả tổ chức đồn thanh niên tham gia phát triển mơ hình kinh
tế ................................................................................................................ 67

vii


Bảng 4.15.

Số lượng và tỷ lệ tham gia của thanh niên trong việc giữ gìncảnh
quan và mơi trường nơng thơncủa huyện Kim Bôi từ năm 20132017 ........................................................................................................... 71

Bảng 4.16.


Kết quả khảo sát về sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền đối với
thanh niên huyện Kim Bôi năm 2017 ....................................................... 74

Bảng 4.17.

Kiến thức về kinh tế nông nghiệp cần trang bị cho cán bộ đồn cơ
sở huyện Kim Bơi năm 2017 .................................................................... 75

Bảng 4.18.

Đánh giá của lãnh đạo và người dân về kỹ năng nghiệp vụ của cán
bộ Đoàn cơ sở tronghuyện Kim Bôi năm 2017......................................... 76

Bảng 4.19.

Đánh giá của lãnh đạo và người dân về kỹ năng cần được trang bị
cho cán bộ đồn cơ sở huyện Kim Bơi năm 2017 .................................... 77

Bảng 4.20.

Trình độ học vấn của thanh niên huyện Kim Bôi năm 2017 .................... 78

Bảng 4.21.

Ý thức tạo dựng và tìm kiếm việc làm của thanh niên huyện Kim
Bôi năm 2017 ............................................................................................ 79

viii



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Các hình thức tham gia của thanh niên trong xây dựng kinh tế xã hội ........ 11

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đức Thuận
Tên luận văn: Nghiên cứu sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội tại huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình
Mã số: 8340410.

Ngành: Quản lý kinh tế

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội tại huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình, xác định các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất
những giải pháp chủ yếu tăng cường sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển
kinh tế - xã hội tại Huyện trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp được từ Chi cục Thống kê, phòng Lao động TB&XH, Phịng Tài
ngun & Mơi trường, Phịng Nơng nghiệp và PTNT, Huyện đồn về các thơng tin và
tình hình Kinh tế của huyện. Các thông tin niêm yết của các cơ quan, tổ chức như Báo,
các tạp chí chuyên ngành, trang thơng tin điện tử, đài truyền hình, truyền thanh… Số
liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp lãnh đạo cấp huyện, cán bộ đoàn
các cấp. Đồng thời, lấy ý kiến đánh giá của các tổ chức, cơ quan phối hợp với tổ chức
đoàn tham gia phát triển kinh tế - xã hội (155 phiếu). Nghiên cứu sử dụng một số
phương pháp phân tích số liệu truyền thống như phương pháp thống kê mô tả, phân tổ
thống kê và thống kê so sánh nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu sự tham gia của Đoàn
thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình.
Kết quả chính và kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thông qua các phong trào thi đua sơi nổi, các
chương trình hành động cách mạng thu hút tập hợp đơng đảo đồn viên thanh niên tham
gia phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Kim Bơi. Lực lượng thanh niên đã khẳng định vai
trị xung kích đi đầu tham gia đảm nhận việc mới, việc khó triển khai các chương trình
phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh chính trị, an tồn xã hội. Bên cạnh đó, những khó
khăn mà đồn thanh niên gặp phải là: thu nhập bình qn đầu người/năm cịn thấp; tỷ lệ
giúp đỡ hộ thanh niên thoát nghèo chưa cao; tỷ lệ lao động thanh niên có việc làm thấp;
duy trì và phát triển mơ hình kinh tế đặc biệt vấn đề thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã
thanh niên chưa nhiều; thiếu đội ngũ cán bộ đoàn, đoàn viên có trình độ học vấn, kỹ
năng nghiệp vụ, khả năng nhạy bén tiếp cận khoa học công nghệ. Một số phong trào
hành động của thanh niên chưa được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm đúng mức.

x


Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh
tế - xã hội tại huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình là Cơng tác lãnh đạo và vai trị lãnh đạo
của Đồn thanh niên; Sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; Năng lực của cán
bộ Đồn; Trình độ học vấn và nhận thức của Đồn thanh niên đối với vai trị các ngành
tạo điều kiện cho hoạt động đoàn; Cơ chế, chính sách thu hút sự tham gia của Đồn
thanh niên.
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đề xuất hai
nhóm giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh
tế - xã hội tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình như sau: i) Nhóm giải pháp nâng cao vai
trị của tổ chức Đồn – là người thắp lửa cho thanh niên; ii) Nhóm giải pháp đổi mới
phương thức hoạt động của các tổ chức thanh niên.

xi



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Duc Thuan
Thesis title: Study on participation of Youth Union in socio-economic development in
Kim Boi district, Hoa Binh province
Major: Economic Management

Code:8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objective
This research study seeks to assess the actual situation of the Youth Union's
participation in socio-economic development in Kim Boi district, Hoa Binh province, to
indentify the influencing factors, thereby torecommend solutions to increase the
participation of the Youth Union in the socio-economic development in future.
Research methodology
Secondary data on key information and economic situation of district was
collected from the Department of Statistics, Department of Labor, Invalids and Social
Affairs, Department of Natural Resources and Environment, Department of Agriculture
and Rural Development, District Youth Union. Other information was sourced
fromnews, journal articles, and websites. Primary data was collected from interviews of
local leaders at district and Youth Union levels, other organizations and agencies who
coordinate with the Youth Union officials (155 questionnaires). This research study
uses descriptive statistics and comparative statistics to study the participation of the
Youth Union in socio-economic development in Kim Boi district, Hoa Binh province.
Main results and conclusion
The results show thatthe programs offered by Youth Union have attracted many
young members to participate in socio-economic development in Kim Boi district. They
are confirmed to have a leading role in implementing the socio-economic development
programs, and maintaining political and social security in the district. They are facing
the problems such that the annual income per member is lower than average; the labour

particiaption rate is low; the implementation and development of the Youth Union
cooperatives is poor; and lacking of members’ skills and education attainment to
science and technology. In addition, there is lacking of local authorities’ attention to
some Youth Union’s programs.
Key factors influencing the participation of Youth Union in socio-economic
development in Kim Boi district, Hoa Binh province are the leadership role of the

xii


Youth Union; the leadership role of local Communist Party unit; the education level and
awareness of Youth Union members toward the programs; the mechanisims and policies
to attract the particiaption of Youth Union members.
Based on the analysis of the current situation and the influencing factors, the
research study recommends two measures/solutions to enhance the participation of the
Youth Union in socio-economic development in Kim Boi district, Hoa Binh province as
follows i) Solutions for enhancing the role of the Youth Union; ii) Solutions for
improving the operation and implementation process of the Youth Union.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thanh niên là lực lượng xung kích tham gia các phong trào phát triển kinh
tế – xã hội của địa phương với nhiều nội dung khác nhau như tham gia vào phản
biện chủ trương, chính sách, quyết sách của địa phương, đơn vị; tham gia chuyển
giao ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, tham gia sản xuất và hưởng
lợi từ những thành quả từ chương trình nhằm thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ
quyền lợi trong đóng góp nguồn lực, thực hiện, giám sát, đánh giá và hưởng lợi.

Trong những năm qua, các cấp bộ Đồn tồn tỉnh Hịa Bình đã cụ thể hóa,
triển khai có hiệu quả phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã
hội và bảo vệ Tổ quốc” “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, “Tuổi
trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Thanh niên nông thôn thi đua sản xuất
kinh doanh giỏi”, “Xung kích xây dựng làng xã xanh – sạch – đẹp”, “Tình
nguyện vì cuộc sống cộng đồng” gắn liền với phương châm “Mỗi thanh niên một
việc làm tình nguyện; mỗi cơ sở Đồn một phần việc thiết thực tham gia xây
dựng Nông thôn mới, xây dựng văn minh đơ thị” đã khẳng định vai trị của thanh
niên tham gia vào các khâu từ xác định nhu cầu cho tới hưởng lợi từ việc phát
triển kinh tế - xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự phối hợp của
các cơ quan, ban, ngành, Đồn thanh niên huyện Kim Bơi đã có những bước đi
vững chắc và phát triển, thông qua các phong trào thi đua sơi nổi, các chương
trình hành động cách mạng thu hút tập hợp đơng đảo đồn viên thanh niên tham
gia. Đặc biệt, lực lượng thanh niên đã khẳng định vai trị xung kích đi đầu tham
gia đảm nhận việc mới, việc khó triển khai các chương trình phát triển kinh tế,
giữ gìn an ninh chính trị, an tồn xã hội cụ thể như: đảm nhận các cơng trình
thanh niên làm mới và sửa chữa đường giao thông, sân chơi cho thiếu nhi, đoạn
đường thắp sáng làng quê, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế thanh niên, giúp
đỡ hộ thanh niên thoát nghèo, tư vấn và giới thiệu việc làm cho thanh niên, góp
phần xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng lớn mạnh...
Mặc dù vậy, phong trào Tuổi trẻ Kim Bôi phát triển kinh tế - xã hội cịn
nhiều khó khăn như: thu nhập bình qn đầu người/năm của huyện còn thấp (13
triệu); tỷ lệ giúp đỡ hộ thanh niên thoát nghèo chưa cao; tỷ lệ lao động thanh niên

1


có việc làm thấp; duy trì và phát triển mơ hình kinh tế đặc biệt vấn đề thành lập các
tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên chưa nhiều; thiếu đội ngũ cán bộ đồn, đồn viên

có trình độ học vấn, kỹ năng nghiệp vụ, khả năng nhạy bén tiếp cận khoa học cơng
nghệ. Bên cạnh đó, các phong trào hành động cách mạng của thanh niên một số địa
phương chưa được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội tại
huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh
tế - xã hội tại huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình, xác định các yếu tố ảnh hưởng, từ
đó đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự tham gia của Đoàn thanh niên
trong phát triển kinh tế - xã hội tại Huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của
Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Đánh giá thực trạng sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển
kinh tế - xã hội của huyện Kim Bơi.
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Đoàn thanh niên
trong phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình trong những
năm qua.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường sự tham gia của Đoàn thanh niên trong
phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng sự tham
gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Kim Bơi, tỉnh
Hịa Bình;
- Đối tượng khảo sát chủ yếu của đề tài là các cán bộ đoàn, đoàn viên
thanh niên tham gia trực tiếp vào các nội dung phát triển kinh tế - xã hội tại
huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình.


2


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1.Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu các nội dung về sự tham gia của Đoàn thanh niên trong
phát triển kinh tế - xã hội cụ thể là:
Sự tham gia của Đoàn thanh niên với hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội;
Sự tham gia của Đoàn thanh niên với chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh
tế, nâng cao thu nhập;
Sự tham gia của Đoàn thanh niên với vấn đề giảm nghèo;
Sự tham gia của đoàn thanh niên với vấn đề an sinh xã hội;
Sự tham gia của Đoàn thanh niên trong xây dựng và phát triển các hình
thức tổ chức sản xuất;
Sự tham gia của Đoàn thanh niên với phát triển giáo dục pháp luật ở
nơng thơn;
Sự tham gia của Đồn thanh niên với phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư
dân nơng thơn;
Sự tham gia của Đồn Thanh niên với xây dựng đời sống văn hố thơng
tin và tun truyền nơng thơn;
Sự tham gia của Đoàn thanh niên với vấn đề nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn;
Sự tham gia của đoàn thanh niên với vấn đề nâng cao chất lượng tổ chức
Đoàn thanh niên trên địa bàn.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình có sự
tham gia của Đồn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2015-2017, số liệu sơ cấp được tập

trung thu thập trong năm 2017, các đề xuất giải pháp đến năm 2025.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận: Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn
về sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm:
Khái niệm, đặc điểm, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của

3


Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở bài học kinh nghiệm
trên thế giới và Việt Nam, nghiên cứu đã đưa ra 03 bài học kinh nghiệm cho việc
tăng cường sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội ở
huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình.
Về thực tiễn: Lực lượng thanh niên đã khẳng định vai trị xung kích đi đầu
tham gia đảm nhận việc mới, việc khó triển khai các chương trình phát triển kinh
tế, giữ gìn an ninh chính trị, an tồn xã hội nhưng cũng gặp phải khơng ít khó
khăn như thu nhập bình qn đầu người/năm so với bình qn chung của huyện
cịn thấp; tỷ lệ giúp đỡ hộ thanh niên thoát nghèo chưa cao; tỷ lệ lao động thanh
niên có việc làm thấp; duy trì và phát triển mơ hình kinh tế đặc biệt vấn đề thành
lập các tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên chưa nhiều; thiếu đội ngũ cán bộ đoàn,
đoàn viên có trình độ học vấn, kỹ năng nghiệp vụ, khả năng nhạy bén tiếp cận
khoa học công nghệ. Một số phong trào hành động của thanh niên chưa được các
cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm đúng mức. Trên cơ sở phân tích thực trạng và
các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm tăng cường
sự tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Kim
Bôi, tỉnh Hịa Bình như sau: i) Nhóm giải pháp nâng cao vai trị của tổ chức
Đồn – là người thắp lửa cho thanh niên; ii) Nhóm giải pháp đổi mới phương
thức hoạt động của các tổ chức thanh niên.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA ĐOÀN THANH NIÊN
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1.1. Khái niệm, bản chất, hình thức tham gia của Đồn thanh niên trong
phát triển kinh tế - xã hội
2.1.1.1. Khái niệm
a. Sự tham gia
Theo cách hiểu chung thì tham gia là góp phần hoạt động của mình vào
một hoạt động, một tổ chức chung nào đó. Cách hiểu này tương đối đơn giản và
không khái quát được bản chất, nội dung của tham gia trong tổng thể các mối
quan hệ của nó, đặc biệt là trong phát triển cộng đồng. Theo quan điểm của các
nhà nghiên cứu phát triển, tham gia (Participation) là một triết lý đặc biệt quan
trọng trong nghiên cứu phát triển cộng đồng. Oakley (1989) cho rằng tham gia là
một quá trình tạo khả năng nhạy cảm của người dân và làm tăng khả năng tiếp
thu và năng lực của người dân nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển cũng như
khích lệ các sáng kiến địa phương. Quá trình này hướng tới sự tăng cường năng
lực tự kiểm soát các nguồn lực và tổ chức điều hành trong những hoàn cảnh nhất
định. Tham gia bao hàm việc ra quyết định, thực hiện, phân chia lợi ích vàđánh
giá các hoạt động phát triển của người dân (Nguyễn Ngọc Hợi, 2003).
. Về mặt nội dung và hình thức của tham gia, chúng là sự nhận biết và
chuyển hoá của nhau nên việc phân biệt thường mang tính tương đối. Liên quan
đến nội dung và hình thức tham gia có hai quan điểm cơ bản như sau:
- Sự tham gia có ba mức độ: 1) Tham gia là một phương tiện để tạo ra các
điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện các can thiệp từ bên ngoài vào; 2) Tham gia
là một phương tiện để dung hồ trong q trình ra quyết định và tạo lập chính
sách cho các can thiệp từ bên ngoài vào; 3) Tham gia là một mục đích tự thân để
các cộng đồng có quyền tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và ra quyết định.
Tham gia tự nó là mục đích chứ khơng phải là phương tiện. Cộng đồng tự xác

định và thay đổi các giải pháp cho các nhu cầu phát triển của mình (Nguyễn
Ngọc Hợi, 2003).
- Sự tham gia có bảy mức độ: 1) Tham gia bị động: cộng đồng tham gia
được tiếp nhận thơng tin một chiều từ bên ngồi vào cho biết là sự kiện gì sẽ xảy

5


ra. Phản ứng của cộng đồng không tác động tới sự kiện đó; 2) Tham gia bằng
cách cung cấp thơng tin: cộng đồng trả lời những câu hỏi do cá nhân, tổ chức
nghiên cứu phát triển hay các lực lượng xã hội khác đặt ra. Theo cách này cộng
đồng không có cơ hội được chia sẻ thơng tin trong kết quả nghiên cứu; 3) Tham
gia bằng cách tư vấn: cộng đồng xác định vấn đề, trình bày quan điểm, góp ý, tư
vấn về giải pháp giải pháp thực hiện. Tuy nhiên, sự tham gia này không đảm bảo
cho cộng đồng bất kỳ sự chia sẻ nào trong việc ra quyết định; 4) Tham gia bằng
khuyến khích vật chất: cộng đồng tham gia bằng cách cung cấp các nguồn lực
như vật chất hay sức lao động; 5) Tham gia mang tính chất chức năng: cộng đồng
xây dựng các nhóm nhằm thoả mãn mục tiêu phát triển. Sự tham gia này thường
xuất hiện sau khi quyết định quan trọng đãđược đưa ra và có xu hướng phụ thuộc
vào những người khởi xướng, hướng dẫn từ bên ngồi; 6) Tham gia có tác động
qua lại: cộng đồng tham gia phân tích chung để xây dựng kế hoạch hành động và
thiết lập hay củng cố một tổ chức địa phương có khả năng kiểm soát những hoạt
động phát triển cụ thể; 7) Tự vận động: cộng đồng tự khởi xướng để thay đổi các
hệ thống. Họ hình thành hợp đồng với các tổ chức bên ngồi để có được nguồn
lực kỹ thuật cần thiết song vẫn duy trì sự kiểm sốt việc ra quyết định, xây dựng
và thực thi kế hoạch. Sự vận động có thể hướng tới mục tiêu cải thiện sự phân
phối phúc lợi và quyền lực hiện tại (Nguyễn Ngọc Hợi, 2003).
Với những mức độ và khía cạnh phát triển khác nhau cho thấy nội dung
tham gia của cộng đồng không chỉđa dạng mà cịn có hàm chứa tính vận động
cao. Nó có thể là một hay một chuỗi các hoạt động hướng tới sự phát triển có

mục đích của cộng đồng. Hình thức là biểu hiện của nội dung song sự tham gia là
một quá trình nên đánh giá hình thức tham gia thường mang tính tương đối tại
những thang bậc, mức độ xác định khác nhau. Mỗi mức độ tham gia có thể có 1
hay nhiều hình thức song nhìn chung có thể khái qt theo các hình thức.
Theo Nguyễn Ngọc Hợi(2003) hình thức tham gia thể hiện như sau:
- Hình thức bịđộng: Cộng đồng được tiếp nhận thơng tin một chiều từ bên
ngồi vào.
- Hình thức cung cấp thơng tin: Cộng đồng cung cấp thơng tin của mình
cho các đối tượng bên ngồi thơng qua việc trả lời câu hỏi...
- Hình thức tham khảo ý kiến (tham gia bằng cách tư vấn): Phạm vi vàđối

6


tượng của hình thức này hẹp, địi hỏi các chủ thể tư vấn phải có kiến thức và sự
tổng hợp, phân tích và suy luận nhất định. Hình thức này giúp các quyết định có
được sựủng hộ của cộng đồng.
- Vì lợi ích: Sự tham gia xuất phát từ lợi ích của chính cộng đồng. Đây là
hình thức rất quan trọng để có thể thu hút tốt nhất sự tham gia của cộng đồng
cũng như mang lại hiệu quả thiết thực cho các hoạt động phát triển.
- Vì nhiệm vụ: Sự tham gia tạo nên quyền lực của cộng đồng, một dạng
đặc biệt của lợi ích (lợi ích tiềm năng). Trong thực tế nó thể hiện sự phân cấp,
trao quyền cho cộng đồng, ví dụ như lựa chọn mục tiêu, phân bổ nguồn lực, tổ
chức thực hiện các kế hoạch, giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động...
- Tương hỗ: Là tổng hợp của các loại hình tham gia. Nó có tác động tương
hỗ, đảm bảo phát huy và kết hợp các nguồn lực cộng đồng theo hình thái sức
mạnh tập thể. Nó có ảnh hưởng chi phối tới cả quá trình phát triển chung trên cơ
sở tác động tới tổ chức, cộng đồng bên ngoài hay các lực lượng xã hội khác.
Sự tham gia giúp cộng đồng tự nâng cao năng lực khám phá và giải quyết
các vấn đề thực tiễn quan tâm. Đây là cơ sở quan trọng thúc đẩy q trình phát

triển của chính cộng đồng. Tuy nhiên, sự tham gia chỉ có ý nghĩa khi cộng đồng
có một số quyền năng nhất định để có thể kiểm soát và tự quyết định những vấn
đề phát triển đó. Do vậy, tăng cường sự tham gia thường đi đơi với trao quyền
kiểm sốt và quyết định cho cộng đồng (Nguyễn Ngọc Hợi, 2003).
b. Đoàn thanh niên
Theo Điều lệ đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thì Đồn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn
luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng
của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (Ban chấp hành Trung ương đoàn, 2012).
Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách
mạng, Đoàn đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy
những truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế tục

7


trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh; thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng; tổ chức động viên đoàn
viên, thanh niên cả nước đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Ban chấp hành Trung
ương đồn, 2012).
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng
Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ
nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng
của tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng
nịng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên

Việt Nam. Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống
chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn
thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo
và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đồn viên, thanh niên tích cực tham gia
vào việc quản lý nhà nước và xã hội (Ban chấp hành Trung ương đoàn, 2012).
c. Phát triển kinh tế - xã hội
Sự phát triển con người một cách tồn diện, phát triển các quan hệ xã hội,
cơng bằng, dân chủ đó là tiến bộ xã hội. Biểu hiện của tiến bộ xã hội: Xã hội
công bằng, mức sống tăng, dân trí cao. Tiến bộ xã hội và phát triển kinh tế có
mối quan hệ tác động hỗ trợ, thúc đẩy nhau: Phát triển kinh tế tạo điều kiện vật
chất cho xã hội tiến bộ. Tiến bộ xã hội thúc đẩy phát triển kinh tế (Nguyễn
Quang Hạnh và Nguyễn Văn Lịch, 2017).
Nghiên cứu mối quan hệ này giúp chúng ta thấy được cơ sở và sự cần thiết
phải tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội
ngay trong từng bước phát triển trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam.
2.1.1.2. Bản chất tham gia của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội
Theo Nguyễn Thị Lan và Lý Thị Quỳnh Trang (2015), Thanh niên là lực
lượng xã hội hùng hậu, có sức khoẻ, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo,
có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại sự tham gia của thanh niên
trong xây dựng nông thôn mới để: Thể hiện quyền làm chủ thực sự trong các
hoạtđộng xây dựng kinh tế - xã hội; Thực hiện quyền dân chủ ở cơ sở; Hạn chế

8


sự thất bại có thể xảy ra khi khơng đáp ứng đúng nhu cầu cấp thiết khi phát triển
nông thôn; Khai thác hiệu quả các nguồn lực của cộng đồng; Tạo cơ hội cho
thanh niên tự nâng cao năng lực xã hội.
Thanh niên tham gia vào các chương trình dự án phát triển Kinh tế có

nghĩa là họ đang thực thi dân chủ cơ sở hoặc chính là thanh niên: Có quyền được
biết một cách tường tận, rõ ràng những gì có liên quan mật thiết và trực tiếp đến
đời sống của họ; Được tham dự các buổi họp, tự do phát biểu, trình bày ý kiến,
quan điểm và thảo luận các vấn đề của cộng đồng; Được cùng quyết định, chọn
lựa các giải pháp hay xác định các vấn đề ưu tiên của cộng đồng; Có trách nhiệm
cùng mọi người đóng góp cơng sức, tiền của để thực hiện các hoạt động đem lại
lợi ích chung; Thanh niên cùng với người dân lập kế hoạch, quản lý điều hành,
kiểm tra giám sát, đánh giá các chương trình, dự án phát triển cộng đồng
(Nguyễn Thị Lan và Lý Thị Quỳnh Trang, 2015).
Sự quyết định và tự quản của thanh niên được đánh giá ở mức độ cao bởi
lẽ nó thể hiện tăng năng lực, quyền lực dân chủ của mọi tầng lớp trong xã hội.
Mang tính bền vững vì người dân thể hiện vai trò làm chủ với trách nhiệm cao
của mình.
2.1.1.3. Hình thức tham gia của Đồn thanh niên trong thực hiện phát triển
kinh tế - xã hội
Khi tham gia vào q trình phát triển Kinh tế nơng thơn với sự hỗ trợ của
Nhà nước, các tổ chức đoàn thể sẽ từng bước được tăng cường kiến thức, kỹ
năng, năng lực về quản lý tham gia tuyên truyền, vận động người dân “cùng
làm” tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài. Khi xem xét quá trình
tham gia của người dân trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, vai trị
thanh niên ln được đặt song song với vai trò của người dân được đánh giá dựa
trên các tiêu chí:
- Thanh niên biết: Thanh niên có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm triển
khai thực hiện các nội dung phát triển Kinh tế tại địa phương. Từ sự hiểu biết của
tầng lớp thanh niên về những kiến thức bản địa, những kiến thức xã hội, tiếp cận
KHCN có thể đóng góp quy hoạch phát triển hạ tầng Kinh tế – môi trường nông
thôn phù hợp với nhu cầu thực tiễn và đảm bảo theo tiêu chuẩn mới bộ tiêu chí
xây dựng nơng thơn mới ban hành (Ban Bí thư Trung ương Đồn, 2011).

9



- Thanh niên bàn: Thanh niên tham gia bàn các chương trình, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất các chương trình hành động góp phần phát
triển Kinh tế như lựa chọn mơ hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chăn ni, mơ
hình sản xuất kinh doanh tập thể, đầu tư xây dựng cơng trình phúc lợi cơng cộng,
các thức thi cơng cơng trình, các mức đóng góp, phương thức quản lý tài
chính,… (Ban Bí thư Trung ương Đồn, 2011).
- Thanh niên đóng góp: là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền
bạc mà còn ở cả phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng
tính tự giác của từng ĐVTN trong cộng đồng. Hình thức đóng góp có thể bằng
tiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ (Ban Bí thư Trung
ương Đồn, 2011).
- Thanh niên làm: chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ cùng người
dân vào các hoạt động PTNT như: tuyên truyền vận động người dân thực hiện
chủ trương chính sách xây dựng kinh tế - xã hội, xung kích đảm nhận các hạng
mục cơng trình phát triển hạ tầng Kinh tế – mơi trường, xung kích đi đầu xây
dựng các mơ hình kinh tế mới, xây dựng đời sống văn hóa nơng thơn, giữ gìn an
ninh trật tự, xây dựng tổ chức Đoàn tham gia xây dựng Đảng và chính quyền
nhân dân (Ban Bí thư Trung ương Đồn, 2011).
- Thanh niên kiểm tra: Để thực hiện các quy chế dân chủ cơ sở của Đảng
và Nhà nước nói chung và nâng cao hiệu quả chất lượng cơng trình. Ở những
cơng trình có nhiều bên tham gia, sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng hưởng lợi
có tác động tích cực trực tiếp đến chất lượng cơng trình và tính minh bạch trong
việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và của người dân vào xây dựng, quản
lý và vận hành cơng trình. Thanh niên là đội ngũ tri thức trẻ, hiểu biết được nhân
dân tin tưởng và giao phó nhiệm vụ thành viên Ban kiểm tra, giám sát và đánh
giá q trình triển khai (Ban Bí thư Trung ương Đoàn, 2011).
- Thanh niên quản lý: Thanh niên tham gia thành viên Ban quản lý, giám
sát thực hiện xây dựng nơng thơn ở thơn xóm. Trực tiếp giúp người dân quản lý

các khâu thi cơng cơng trình, phản ánh các nội dung phát sinh, không đúng kế
hoạch tới người dân và cơ quan quản lý, từ đó cùng tham gia tìm biện pháp khắc
phục (Phạm Kiều Hưng, 2015).

10


Đóng góp

Làm

Kiểm tra,
giám sát

Bàn
THANH NIÊN

Biết

Quản lý
Hưởng lợi

Sơ đồ 2.1. Các hình thức tham gia của thanh niên
trong xây dựng kinh tế xã hội
Nguồn: Ban Bí thư Trung ương Đồn (2011).

- Thanh niên hưởng lợi: Với vai trị là nhóm hưởng lợi trực tiếp và nhóm
hưởng lợi gián tiếp. Thanh niên cải thiện đời sống vật chất, nâng cao hoạt động
thu hút tập hợp thanh niên của tổ chức đoàn và góp phần phát triển Kinh tế - mơi
trường tại địa phương (Ban Bí thư Trung ương Đồn, 2011).

Có thể nói, sự tham gia của thanh niên trong việc xây dựng kinh tế - xã
hội là phương tiện hữu hiệu để huy động sức mạnh tổng hợp của địa phương, tổ
chức và vận dụng năng lực, sự khơn ngoan, tính sáng tạo của quần chúng vào
hoạt động xây dựng kinh tế - xã hội. Giúp xác định nhu cầu ưu tiên của cộng
đồng và tiến hành những hoạt động phát triển để đáp ứng những nhu cầu này.
Giúp cho việc xây dựng kinh tế - xã hội được thừa nhận, khuyến khích thanh
niên và nhân dân đóng góp nguồn lực thực hiện và đảm bảo phát triển Kinh tế
bền vững. Mặt khác trong điều kiện nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cho phát
triển kinh tế xã hội nông thôn là rất hạn chế, hướng tới triển vọng một chương
trình xây dựng kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước, có thể thấy phát triển kin tế
- xã hội có sự tham gia của thanh niên là cách tiếp cận đúng. Theo cách tiếp cận
này sẽ giúp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ, nâng cao trình độ lao
động trẻ và đảm bảo đồng thời phát triển nông thôn mà không làm gia tăng gánh
nặng cho ngân sách nhà nước (Ban Bí thư Trung ương Đồn, 2011).

11


×