Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 04 - Tiết 13 đến 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.92 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn : 10/9/2009 . Tuần 4 Tiết 13 Văn bản:. Lão Hạc ( Trích tác phẩm “ Lão Hạc” – Nam Cao ) A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS sẽ có: 1- Kiến thức: + Học sinh thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám . + Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao ( thể hiện chủ yếu qua hình ảnh nhân vật ông giáo ): thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ. + Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao. 2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại , hình dáng, cử chỉ, hành động; kĩ năng đọc diễn cảm. 3 – Thái độ: Có lòng yêu thương con người, nhất là những người nghèo khổ. B- Chuẩn bị: + GV: ảnh chân dung Nam Cao, tập truyện ngắn Nam Cao, soạn bài. + HS: Học bài cũ, Tóm tắt truyện ngắn ''Lão Hạc'', soạn trước bài ở nhà. C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV và HS Yêu cần cần đạt HĐ 1- ổn định: ( 1/ ): 8….. 8…... HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: ( 5/ ): 1 – KTBC: ? Qua đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”, em có thể nêu khái quát về số phận và phẩm cách của người nông dân Việt Nam và bản chất của chế độ thực dân nửa phong kiến Việt Nam trước cách mạng tháng Tám ? ? Qua đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ'', em hãy CM rằng chị Dậu là một người phụ nữ dịu dàng, giàu lòng nhân ái và tiềm tàng một sức mạnh phản kháng mãnh liệt ? ? Nêu đặc sắc NT của đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ'' ? 2 – KT việc CBBM: 8….. 8…... HĐ3 - Bài mới: * GTBM ( 1/ ): Cho học sinh xem chân dung Nam Cao và một số TP ''Lão Hạc'' của ông . *Nội dung dạy học cụ thể: * HS theo dõi phần chú thích dấu . ? Nêu vài nét về tiểu sử của nhà văn Nam Cao ? ? Vị trí của ông trong dòng văn học hiện thực ? Lop8.net. I - Đọc và tìm hiểu chung: 1 – Về tác giả: + Nam Cao (1915-1951 ). + Tên khai sinh: Trần Hữu Tri. + Quê: Lí Nhân – Hà Nam..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ? Trước khi đọc văn bản, em hãy tóm tắt phần chữ in nhỏ ? + Phần chữ nhỏ GT về hoàn cảnh cùng cực của Lão Hạc và tình cảm của Lão Hạc với “cậu Vàng” cũng như việc Lão Hạc trăn trở rồi đi đến quyết định phải bán “ cậu Vàng”. * GVHD đọc đoạn trích: Đọc với giọng biến hoá đa dạng, chú ý ngôn ngữ độc thoại, đối thoại phù hợp với từng nhân vật. VD: đọc giọng lão Hạc: lúc chua chát, xót xa; khi lại chậm rãi, suy tư, …. + GV gọi HS tóm tắt phần chữ nhỏ ở đầu văn bản. + GV gọi 2-3 HS đọc. Bạn nhận xét. GV uốn nắn.. + Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân và trí thức nghèo trong xã hội cũ. 2 – Về văn bản: a- Đọc và tìm hiểu chú thích:. ? Em hiểu thế nào là: cao vọng, đi cao su, sinh nhai, tậu, thắt lưng buộc bụng, bả … ? ( GV: Cao su đi dễ khó về / Khi đi trai tráng khi về bủng beo => Tội ác của bọn thực dân trong việc bóc lột sức lao động của người dân thuộc địa ) ? Hãy nêu vài nét khái quát chung về TP “ Lão Hạc” ? + Là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao. b- Tìm hiểu chung về tác phẩm và đoạn trích: * Tác phẩm “ Lão Hạc”: Là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao. ? Hãy tóm tắt văn bản phần chữ to vừa đọc ? * Đoạn trích: + Sau khi buộc phải bán “cậu Vàng”, Lão Hạc sang nhà ông giáo + Tóm tắt. kể việc này và cậy nhờ ông giáo giữ giúp 3 sào vườn cho con trai + Bố cục: và 30 đồng dành dụm để khi chết có tiền lo may chay khỏi phiền hà đến hàng xóm. Sau đó, không còn gì để ăn, Lão Hạc chỉ ăn khoai, củ chuối, sung luộc. Rồi cuối cùng, Lão Hạc đã tìm đến cái chết một cách vật vã, thê thảm. ? Có thể chia văn bản thành mấy đoạn ? + 2 đoạn: - Từ “ Hôm sau, Lão Hạc sang nhà tôi” -> “ thêm đáng buồn”: c- Bố cục: Cục sống của Lão Hạc trước khi chết. 2 đoạn - Còn lại:Cái chết của Lão Hạc. ? NV chính là ai ? Ai là nhân vật trung tâm? Vì sao ? + Nhân vật chính là Lão Hạc và ông giáo. Vì cả hai nhân vật đều xuất hiện nhiều trong tác phẩm và đều góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của truyện. + NV trung tâm: Lão Hạc. Vì câu chuyện xoay quanh cuộc đời khốn khó và cái chết của Lão Hạc, như tên gọi của tác phẩm. ? Câu chuyện được kể từ NV nào ? Thuộc ngôi kể thứ mấy ? Dụng ý của tác giả khi chọn ngôi kể đó ? + Kể từ ông giáo -> ngôi kể nhất -> Là người gần gũi, chứng kiến toàn bộ cảnh đời của Lão Hạc, tâm tư của Lão Hạc, … -> câu chuyện mang tính chân thực. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + GV: Việc trần thuật từ ngôi thứ nhất khiến mạch kể linh hoạt, có thể kết hợp nhiều thủ pháp NT khác nhau: tả và kể, sự khách quan của kể và màu sắc trữ tình của dòng hồi tưởng. Hơn nữa, ngôi kể thứ nhất giúp tác giả có thể sử dụng nhiều loại giọng điệu khác nhau khiến câu chuyện diễn ra tự nhiên, sâu sắc. ? Văn bản sử dụng các PT biểu đạt nào ? + Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. ? Nhận xét về cốt truyện của truyện ? + Tác giả lồng ghép 2 cốt truyện trong một truyện: - Truyện về ông giáo. - Truyện về Lão Hạc. ? Dựa vào phần chữ in nhỏ, hãy nêu tình cảnh của Lão Hạc + Nhà nghèo, vợ chết, chỉ còn đứa con trai. + Con trai phẫn chí vì không có tiền cưới vợ nên bỏ đi phu đồn điền cao su biền biệt 5 – 6 năm. Đã 1 năm chẳng có tin tức gì. + Lão Hạc cố làm ăn dành dụm tiền cho con cưới vợ. ? Con chó “Vàng” có vai trò gì đối với lão Hạc ? + “Cậu Vàng” là kỉ vật của người con trai để lại. ? Tình cảm của lão Hạc đối với “cậu Vàng” ? + Yêu quý như con minh. ? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ điều đó ? + Gọi tên là “ cậu Vàng”. + Ăn một miếng lại gắp cho nó một miếng, cho ăn trong một cái bát. + Trò chuyện với nó như với con người “ cậu có nhớ bố cậu không?” … Cảnh lão Hạc trò chuyện với “cậu Vàng”.. * GV: Cậu Vàng là một tình tiết NT đắt giá, nó khog chỉ đóng một vai truyện mà còn là một phần của cuộc đời Lão Hạc. ( Nam Cao có dụng ý đối chiếu ý thức sở hữu của anh trí thức với người nông dân: sách- ông giáo, con chó-lão Hạc ). ? Quý “cậu Vàng” như vậy, cuối cùng L.H vẫn phải bán nó đi. Vì sao ? + đã nghèo, lại bị ốm hai tháng 18 ngày, phải tiêu hết tiền dành cho con, “cậu Vàng” lại “ăn khoẻ hơn cả tôi” -> phải bán “cậu Vàng” đi. ? NXét, đánh giá của em về gia cảnh của Lão Hạc? => Tình cảnh đói nghèo, thê thảm tội nghiệp, thương tâm. ? Tìm những từ ngữ hình ảnh miêu tả thái độ, tâm trạng của lão Hạc khi lão Hạc kể chuyện bán chó ? + Cố làm ra vẻ vui vẻ, cười như mếu, mắt ầng ậng nước, mặt đột nhiên co rúm lại, vết nhăn xô lại, ép nước mắt chảy, đầu ngọeo, miệng mếu máo như con nít, hu hu khóc… ? Em hiểu thế nào là “ầng ậng” ? Thể hiện tâm trạng ra sao ? + nước mắt nhiều mà cứ đọng lại trong mắt không chảy ra Lop8.net. II – Phân tích: 1– Nhân vật lão Hạc: a- Tình cảnh của lão Hạc: + Nhà nghèo, vợ chết, chỉ còn đứa con trai.. + Quý con chó (“cậu Vàng”) như con.. + ốm tiêu hết tiền dành dụm cho con nên phải bán “cậu Vàng” đi. => Tình cảnh đói nghèo, thê thảm tội nghiệp, thương tâm. b- Tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán “cậu Vàng”:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> được -> Sự đau khổ, nghẹn ngào. ? Hãy PT cái hay của việc sử dụng từ ngữ trong việc trên trong việc miêu tả Lão Hạc ? + Dùng các từ láy tượng hình, tượng thanh, kết hợp với BPTT so sánh và tăng tiến. -> Các chi tiết về ngoại hình này thể hiện một cõi lòng đang vô cùng đau đớn, đang xót xa ân hận. * GV: Sự khéo léo trong việc sử dụng NT tăng tiến khi MT cử chỉ, điệu bộ của Lão Hạc còn thể hiện rất chân thật, cụ thể và chính xác, tuần tự tong diễn biến tâm trạng đau đớn cứ dâng lên như không thể kìm nén nổi nỗi đau, rất phù hợp với tâm lí, hình dáng và cách biểu hiện của những người già. * HS theo dõi đoạn từ “Khốn nạn … ông giáo ơi” đến “tôi nỡ tâm lừa nó”. ? Qua đoạn văn đó, em hiểu thêm gì về tâm trạng của lão Hạc ? + Lão Hạc tự tưởng tượng ra cảnh con chó nhìn lão, trách lão > lão Hạc luôn khổ tâm, dằn vặt về việc bán con chó. ? Qua những biểu hiện trên, em có đánh giá NTN về lão Hạc? + Lão Hạc tuy nghèo khổ nhưng sống nặng nghĩa tình.. + NT: - Nhiều từ láy tượng hình, tượng thanh. - BPTT so sánh. => Thể hiện một cõi lòng đang vô cùng đau đớn, xót xa ân hận.. ? Em có suy nghĩ gì về câu nói của lão Hạc “ Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người…” và câu “ thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?” ? + Câu nói mang đậm màu sắc triết lí dân gian dung dị của những người nông dân nghèo khổ, thất học nhưng cũng đã bao năm tháng trải nghiệm và suy ngẫm về số phận con người qua - Lão Hạc luôn khổ tâm, dằn vặt về việc bán con chó. số phận của bản thân. + Câu nói còn thể hiện nỗi buồn, sự bất lực sâu sắc của họ trước hiện tại và tương lai đều mù mịt vô vọng. * Lão Hạc tuy nghèo khổ nhưng sống nặng nghĩa tình. HĐ 4- Củng cố: ( 5/ ) ? CM rằng sau khi bán “cậu Vàng”, Lão Hạc vô cùng đau đớn, dằn vặt, ân hận ? HĐ 5 – Hướng dẫn về nhà: ( 1/ ) + Học kĩ bài cũ. + Đọc lại văn bản + Tìm hiểu tiếp các nội dung còn lại ( Cuộc sống của lão Hạc sau khi bán con chó và NV ông giáo ). Ngày soạn : 10/9/2009 . Tuần 4 Tiết 14 Văn bản:. Lão Hạc ( Trích tác phẩm “ Lão Hạc” – Nam Cao ) A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS sẽ có: 1- Kiến thức: Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Học sinh thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám . + Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao ( thể hiện chủ yếu qua hình ảnh nhân vật ông giáo ): thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ. + Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao. 2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại , hình dáng, cử chỉ, hành động; kĩ năng đọc diễn cảm. 3 – Thái độ: Có lòng yêu thương con người, nhất là những người nghèo khổ. B- Chuẩn bị: + GV: ảnh chân dung Nam Cao, tập truyện ngắn Nam Cao, soạn bài. + HS: Học bài cũ, Tóm tắt truyện ngắn ''Lão Hạc'', soạn trước bài ở nhà. C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV và HS Yêu cần cần đạt / HĐ 1- ổn định: ( 1 ): 8A….. 8B... HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: ( 5/ ): 1 – KTBC: ? Em hãy tóm tắt văn bản lão Hạc ? ? PT tâm trạng của lão Hạc sau khi bán “cậu Vàng” ? 2 – KT việc CBBM: 8A….. 8B... HĐ3 - Bài mới: * GTBM: Sau khi buộc phải bán “Cậu Vàng”, lão Hạc đã vô cùng đau đớn và ân hận. Vậy cuộc sống của lão Hạc sau khi bán “cậu Vàng” sẽ NTN ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học 14 này. *Nội dung dạy học cụ thể:. ( Đã học ở tiết 1 ). I - Đọc và tìm hiểu chung: II – Tìm hiểu chi tiết: 1 – Nhân vật Lão Hạc: a – Hoàn cảnh. b – Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán “cậu Vàng”. c- Cuộc sống của lão Hạc sau khi bán “cậu Vàng”:. ? Chính trong hôm sang nhà ông giáo kể về việc bán con chó, lão Lạc đã nhờ ông giáo điều gì ? + Nhờ ông giáo 2 điều: - Trông nom hộ 3 sào vườn. - Gửi 30 đồng để nếu chết nhờ ông giáo lo ma khỏi liên luỵ đến xóm làng. ? Hãy tìm từ ngữ MT cuộc sống của Lão Hạc sau khi nhờ ông giáo ? + Chỉ ăn khoai. + Hết khoai ăn rau má, củ chuối, rau má, trai, ốc, ... Lop8.net. + Nhờ ông giáo 2 điều: - Trông nom hộ 3 sào vườn. - Gửi 30 đồng để nếu chết nhờ ông giáo lo ma khỏi liên luỵ đến xóm làng. + Ăn khoai, củ chuối, sung luộc, ... + Từ chối tất cả những gì ông giáo giúp ( về vật chất )..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Từ chối tất cả những gì ông giáo giúp ( về vật chất ) ? Qua những điều trên, em hãy NX về cuộc sống và nhan cách của lão Hạc ? => Lão Hạc sống vô cực khổ, hết lòng vì + Sống vô cùng cực khổ, hết lòng vì con và giàu lòng tự con và giàu lòng tự trọng. trọng. * GV: Đang trên dòng cảm xúc buồn kể về lão Hạc, ông giáo dẫn dắt người đọc đến một nhân vật khác lạ. Đó là Binh Tư. ? Qua lời kể của ông giáo, em hiểu gì về Binh Tư ? + Là hàng xóm của “tôi” ( tức ông giáo ) + Làm nghề ăn trộm. + Không ưa lão Hạc vì lão Hạc lương thiện quá. ? Binh Tư xuất hiện đã đem theo tình tiết mới nào cho câu chuyện về Lão Hạc ? + Lão Hạc xin Binh Tư bả chó. ? Theo lời kể của Binh Tư thì lão Hạc xin bả chó để làm gì ? + Lão Hạc xin bả chó để bẫy con chó cứ sang vườn nhã lão, nếu trúng sẽ mời Binh Tư uống rượu cùng. ? Đọc ĐV từ “ Hỡi ơi lão Hạc” đến “ ngày một thêm đáng buồn” ? Theo em, ĐV đó là lời của ai ? + Lời của ông giáo ( ông giáo tự nói với chính lòng mình về lão Hạc ). ? Những câu văn đó cho ta hiểu ông giáo đã đánh giá NTN về Lão Hạc ? + Lão Hạc không còn tự trọng, tình nghĩa nữa mà đã trở thành xấu xa ( “cũng theo gót Binh Tư để có ăn” ). ? Nếu chỉ đọc đến đây chắc hẳn người đọc cũng hiểu lão Hạc như thế. Nhưng theo dõi tiếp đoạn truyện cuối, ta hiểu lão Hạc xin bả chó làm gì ? + Không như Binh Tư kể, Lão Hạc xin bả chó để tự kết thúc đời mình. ? Vậy theo em, tại sao tác giả không MT ngay cái chết của Lão Hạc mà còn đưa thêm vào truyện chi tiết Lão Hạc xin bả chó ? ( Hay nói khác đi, chi tiết lão Hạc xin bả chó có ý nghĩa gì ? ) + HS thảo luận, trả lời. * GV: Trong truyện ngắn này, chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Nó chứng tỏ ông lão giàu tình thương, giàu lòng tự trọng ấy đã đi đến quyết định cuối cùng. Nó có ý nghĩa “đánh lừa”-chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược ( “ Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết” ... “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn”)- nghĩa là con người lâu nay nhân ái, lương thiện, giàu lòng tự trọng đến thế mà cũng bị tha hoá. Đến đây, với câu nói đầy vẻ nghi ngờ, mỉa mai của Binh Tư, tình huống truyện được đẩy lên đỉnh điểm. * HS theo dõi ĐV từ “ Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn...” đến hết. ? Cho biết nội dung của đoạn truyện trên ? + Miêu tả cái chết của lão Hạc và lời hứa của ông giáo với lão Hạc. ? Hãy cho biết, lão Hạc chết bằng cách nào ? Lop8.net. * Lão Hạc xin Binh Tư bả chó:. + Là một chi tiết nghệ thuật quan trọng: Có ý nghĩa “đánh lừa”- chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược. => Tình huống truyện được đẩy lên đỉnh điểm..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + lão Hạc ăn bả chó. * Như vậy, cái nút buộc từ khi lão Hạc xin Binh Tư bả chó đến đây đã được cởi. Ông giáo, Binh Tư và cả chúng ta nữa đã hiểu rõ ý định xin bả chó của lão Hạc. Và điều đó càng chứng tỏ, đối với mọi người thì cái chết của lão Hạc đến thật “bất thình lình” nhưng với lão Hạc thì lão đã có chủ ý, dự định, toan tính từ trước. ? Em hãy tả lại cái chết của lão Hạc ? + Vật vã trên giường. Đầu tóc rũ rượi. Quần áo xộc xệch. Hai mắt long sòng sọc. Tru tréo, bọt mép sùi ra. Khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái, nảy lên. Vật vã hai giờ đồng hồ mới chết... ? NXét về cách dùng từ ngữ của tác giả khi MT cái chết của lão Hạc ? Tác dụng của việc dùng các từ ngữ đó ? + Dùng nhiều từ và từ láy tượng hình, tượng thanh -> thể hiện cái chết đau đớn, dữ dội, thê thảm. ? H/ảnh cái chết của L.H khiến em liên tưởng đến điều gì ? + Cái chết của con chó. ? Việc lão Hạc chọn cách chết như vậy ( chết giống con chó ) theo em có ý nghĩa gì ? + Thể hiện sự tự trừng phạt của lão đối với bản thân về việc lừa con chó. Nó càng chứng tỏ đức tính trung thực, lòng tự trọng đáng quý ở lão Hạc. Cái chết này càng gây ấn tượng mạnh ở người đọc. ? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến việc lão Hạc phải tìm đến cái chết ? + Đói khổ, túng quẫn. + Thương con, sợ sống sẽ tiêu hết tiền của con + Giàu lòng tự trong, sợ phiền hà đến xóm giềng. * HS thảo luận nhóm: Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa gì ? + Tố cáo XHPK thực dân tàn ác đã đẩy người dân vào con đường cùng không lối thoát. + Khẳng định phẩm chất cao quý của lão Hạc: hi sinh vì con và giàu lòng tự trọng. ? Theo em, xây dựng nhân vật lão Hạc như vậy, Nam Cao muốn thể hiện điều gì ? + Lão Hạc không phải là một mà là tiêu biểu cho số phận cơ cực, đáng thương của những người nông dân nghèo trước CMT8. ? So với cách kể chuyện của NTTố trong “Tắt đèn”, cách kể chuyện của Nam Cao trong truyện này có gì khác ? + NTTố kể chuyện theo ngôi thứ 3 – Người kể giấu mặt. + Nam Cao kể theo ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi ( ông giáo ). ? Kể theo ngôi thứ nhất (ông giáo ) có tác dụng gì ? + ông giáo vừa chứng kiến, vừa tham gia vào câu chuyện của nhân vật trung tâm. + Trực tiếp bày tỏ thái độ, tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với NV trung tâm. ? Hãy cho biết hoàn cảnh của ông giáo ? + Là tri thức, nhà nghèo. ? Tìm từ ngữ thể hiện thái độ của ông giáo với lão Hạc ? + “ Kiếp ai cũng thế thôi cụ ạ” , “ Tôi vui vẻ bảo lão: …. Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước”, “ Sao cụ lo xa thế ?”, ... Lop8.net. d- Cái chết của lão Hạc: + Cách chết: ăn bả chó để tự tử.. + Cái chết: hết đau đớn, dữ dội, thê thảm.. -> Lão Hạc tự trừng phạt mình.. + ý nghĩa: - Tố cáo XHPK thực dân tàn ác. - Khẳng định phẩm chất cao quý của lão Hạc: hi sinh vì con và giàu lòng tự trọng. => Lão Hạc là tiêu biểu cho số phận cơ cực, đáng thương của những người nông dân nghèo trước CMT8. 2 – Nhân vật ông giáo:. + Là tri thức nghèo..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc”. ? Qua những biểu hiện trên, em hiểu ông giáo có thái độ, tình cảm NTN với lão Hạc ? + Sống gần gũi, thân mật, yêu quý lão Hạc. * HS đọc ĐV từ “ Hỡi ơi lão Hạc ! …” đến “ lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. ? HS trả lời CH 4 / Tr. 48 ? ? Đáng buồn ? + Nghe Binh Tư nói lão Hạc xin bả chó để bẫy chó giết thịt, ông giáo đã xót xa, đau buồn mà thốt lên “ Hỡi ơi lão Hạc!”, ông giáo không ngờ thể một con người lương thiện, có lòng tự trọng, suốt ngày dằn vặt vì bán một con chó giờ lại “theo gót Binh Tư để có ăn” ( đi ăn trộm ). ? Không hẳn đáng buồn…đáng buồn theo một nghĩa khác ? + “Không hẳn đáng buồn”: vì nhân cách của lão Hạc được khẳng định, tô đậm thêm bởi cái chết của lão. + “Buồn theo nghĩa khác”: Buồn cho số phận thê thảm, không lối thoát của người nông dân nghèo. Buồn vì lão hạc lương thiện, nhân hậu mà không được sống, đãvậy lại phải chết, chết một cách đau đớn, thảm thương ! ? Những ý nghĩ đó cho ta hiểu thêm điều gì về nhân cách cao quý của ông giáo ? + Ông giáo là người trọng nhân cách, không mất lòng tin vào những điều tốt đẹp ở con người. * Khi nghe vợ phàn nàn về lão Hạc, ông giáo nghĩ: “ Chao ôi!...che lấp mất”. ? Em hiểu NTN về ý nghĩa của NV ông giáo qua ĐV trên ? + Đây là lời triết lí lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của ông giáo.Với triết lí trữ tình này, ông giáo đã khẳng định một thái độ sống, một cách xử lí mang tinh thần nhân đạo: cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người hàng ngày sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương. Khi đánh giá con người, ta cần đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng. ? Qua tất cả những điều tìm hiểu trên, em hãy nêu nhận xét chung về ông giáo ? ? Theo em, cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm nào ? + ? Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng NTN ? - Có sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc ngay từ đầu truyện. + ? Cách XD và miêu tả nhân vật có gì đặc sắc ? - Xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả tâm lí nhân vật rất tài tình ( đặc biệt đoạn văn MT cử chỉ, điệu bộ lão Hạc khi ân hận kể với ông giáo về việc bán chó ). ? Ngôn ngữ truyện có gì đặc sắc ? + Ngôn ngữ giàu hình ảnh và gợi cảm. ? Chọn ngôi kể ? + Ngôi kể thứ nhất có thể kể linh hoạt những điều mình biết và rất phù hợp để bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp, sâu đậm… Lop8.net. + Sống gần gũi, thân mật, yêu quý lão Hạc.. + Là người trọng nhân cách, không mất lòng tin vào những điều tốt đẹp ở con người.. + Quan điểm sống cao đẹp: Sống gần gũi, quan sát, suy ngẫm, đặt mình vào cảnh ngộ của con người để hiểu con người. => Là người có tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân. III – Tổng kết: + NT: - Tạo dựng tình huống truyện bất ngờ, thú vị, lôi cuốn. - Miêu tả tâm lí nhân vật rất tài tình. - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> ? Các BPNT trên có hiệu quả gì trong việc biểu đạt nội dung của - Chọn ngôi kể thứ nhất phù hợp. truyện ?. + ND: - Miêu tả chân thực, cảm động só phận đau thương của người nông dân trong XH cũ. - Khẳng định, ca ngợi phẩm chất cao quý của họ. * Ghi nhớ – Tr. 48.. * HS đọc ghi nhớ / Tr. 48.. HĐ 4- Củng cố: ( 2/ ) ? Cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc ? ? Em đánh giá NTN về NV ông giáo ? ? Nêu đặc sắc NT của truyện ? ? CH 7 – SGK Tr. 48 ? + Giống: - Tình cảnh nghèo khổ, bế tắc. - Giàu tình yêu thương, hết lòng vì người thân + Khác: - ở chị Dậu là vẻ đẹp của sức mạnh xuất phát từ tình thương, từ sự phản kháng tiềm tàng. - ở lão Hạc là vẻ của sự ý thức về nhân cách, lòng tự trọng cao ( dù nghèo khổ vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp, lòng tự trọng cao thượng ). HĐ 5 – Hướng dẫn về nhà: + Học, hiểu kĩ nội dung, NT của đoạn trích. + Đọc lại đoạn trích. + CBBM: Từ tượng thanh, từ tượng hình. Ngày soạn : 11/9/2009 . Tuần 4 Tiết 15. Từ tượng thanh, từ tượng hình A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS sẽ có: 1- Kiến thức: + HS hiểu được thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình. + Hiểu được công dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình. 2 – Kĩ năng: RLKNăng sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình trong khi nói và viết. 3 – Thái độ: Có ý thức sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp. B- Chuẩn bị: + GV: Soạn bài. Từ điển từ láy. Bảng phụ hoặc máy chiếu. + HS : Học bài cũ. Làm BTVN. Chuẩn bị bài mới. C- Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Yêu cần cần đạt Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> HĐ 1- ổn định: ( 1/ ): 8A.. 8B... HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: ( 5/ ): 1 – KTBC: ? Thế nào là trường từ vựng ? ? Giải BT 4, 5 SGK/ Tr 23. 2 – KT việc CBBM: 8A….. 8B... HĐ3 - Bài mới: * GTBM. * Nội dung dạy học cụ thể: I – Đặc điểm, công dụng: * HS đọc đoạn trích, chú ý các từ in đậm. a- Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật ? + móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc. GV: Người ta gọi các từ trên là từ tượng hình. ? Vậy, em hiểu từ tượng hình có đặc điểm gì ? + Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. ? Lấy thêm VD ? + loã xoã, lênh khênh, méo mó, nhăn nhúm, ... b- Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người ? + hu hu, ư ử. ? Em có thê tìm thêm các từ khác ? + lắc rắc, sầm sập, ào ào, léo nhéo, rì rầm, ... GV: Gọi các từ trên là từ tượng thanh. ? Em hiểu TN là từ tượng thanh ? + Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.. 1 – Đặc điểm: + Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật ( móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc…) -> là từ tượng hình.. + Những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người ( hu hu, ư ử, rì rầm, áo ào, ... ) -> là từ tượng thanh.. 2 – Công dụng: ? Em hãy cho biết đoạn trích trên kể về ai, tả về cái gì ? + Kể về lão hạc. Tả về cái chết của lão Hạc. ? Trong các văn bản em đã học ( Lượm, Tôi đi học, Trong lòng mẹ, ... ) ở ĐV chứa phương thức biểu đạt nào tác giả hay dùng từ tượng thanh, tượng hình ? + Miêu tả, tự sự. ? Vậy, em hãy cho biết, từ tượng thanh, tượng hình thường được sử dụng trong loại văn bản nào ? + Văn tự sự và miêu tả. ( GV: Những đoạn văn, bài văn biểu cảm cao, tác giả cũng sử + Từ tượng thanh, tượng hình thường dụng các từ tượng thanh, tượng hình nhưng thường được dùng được sử dụng trong văn miêu tả và tự trong văn miêu tả và tự sự ). sự. * GV: Vậy dùng từu tượng thanh, tượng hình có giá trị gì, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp. ? Em hãy đọc lại các đoạn trích nhưng bỏ các từ in đậm móm Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> mém, hu hu, ư ử, xồng xộc hoặc thay các từ vật vã = đau đớn, rũ rượi = rối, xỗk xệch = không gọn gàng, sòng sọc = đưa đi đưa lại nhiều lần ... ? ? Các trích đoạn vừa đọc có giá trị NTN so với các trích đoạn có chứa các từ tượng thanh, tượng hình ? + Các trích đoạn không chứa từ tượng thanh, tượng hình ít giá trị biểu cảm hơn. Nó không lột tả được sự quá đau đớn, thê thảm về cái chết của lão Hạc. Nó cũng không cho ta thấy được sự lo lắng, sốt sắng và tình cảm thương xót của ông giáo. ? Vạy em hãy nêu giá trị, công dụng của việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình ? + Từ tượng thanh, từ tượng hình gợi âm thanh, hình ảnh cụ thể, + Từ tượng thanh, từ tượng hình có giá sinh động, có giá trị biểu cảm cao. trị biểu cảm cao. ? Qua tiết học, em hãy nêu đặc điểm và công dụng của từ tượng thanh, tượng hình ? + HS trả lời.GV nhấn mạnh lại. + HS đọc ghi nhớ. * Ghi nhớ – Tr. 49. HĐ 4- Củng cố: Bài 1: Tìm từ tượng thanh, từ tượng hình trong các câu văn trong SGK: + Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp. + Từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo. ? Vì sao em biết đó là các từ tượng thanh, tượng hình ? + Vì các từ tượng thanh mô phỏng âm thanh. Còn các từ tượng hình thì gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái.. II – Luyện tập: Bài 1: Tìm từ tượng thanh, từ tượng hình: + Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp. + Từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.. Bài 3: Phân biệt nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: + ha hả: cười to, sảng khoái, đắc ý. + hì hì: cười vừa phải, thích htú, hồn nhiên. + Hô hố: cười to và thô lỗ. + Hơ hớ: cười thoái mái, vô tư nhưng có phần vô duyên.. Bài 3: Phân biệt nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: + ha hả: cười to, sảng khoái, đắc ý. + hì hì: cười vừa phải, thích htú, hồn nhiên. + Hô hố: cười to và thô lỗ. + Hơ hớ: cười thoái mái, vô tư nhưng có phần vô duyên.. Bài 4: Đặt câu với từ láy đã cho. + Lớp chia làm hai nhóm. Nhóm 1 đặt câu với 5 từ láy đầu, nhóm hai đặt câu với 5 từ láy còn lại. Bài 4: Đặt câu với từ láy đã cho. + Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các bạn trong nhóm hoặc nhóm bạn chữa GV nhận xét, đánh giá, cho điểm. Bài 2, 5 ( SGK – Tr 50 ) Bài 6, 7 ( SBT-Tr. 24 ). GV hướng dẫn HS làm ở nhà. Bài 2, 5 ( SGK ) Bài 6, 7 ( SBT ). HĐ 5 – Hướng dẫn về nhà: + Học kĩ nội dung bài học. + Xem lại các BT đã làm. + Làm các BTVN + CBBM: Liên kết các đoạn trong văn bản.. Lop8.net. BTVN.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Ngày soạn : 11/9/2009 . Tuần 4 Tiết 16. Liên kết các đoạn trong văn bản A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS sẽ có: 1 – Kiến thức: Hiểu cách sử dụng các phương tiện liên kết các đoạn văn, khiến chúng liền ý, liền mạch. 2- Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết các đoạn văn liên kết, mạch lạc, chặt chẽ. 3 – Thái độ: Thói quen, yêu thích việc viết các đoạn văn và liên kết các đoạn văn trong văn bản. B- Chuẩn bị: + GV: Soạn bài. + HS : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo các noọi dung câu hỏi trong SGK-Tr. 50-55. C- Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Yêu cần cần đạt HĐ 1- ổn định: 8A….. 8B... HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 1 – KTBC: ? Em hiểu thê nào là đoạn văn ? ? Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong ĐV có đặc điểm gì ? ? Các câu trong ĐV làm nhiệm vụ gì ? ? BT 4 – SGK Tr. 37 ? 2 – KT việc CBBM: 8….. 8…... HĐ3 - Bài mới: * GTBM. Tiết TLV trước chúng ta đã hiểu TN là ĐV, cách viết các đoạn. Trong văn bản, việc liên kết các ĐV có tác dụng gì và cách liên kết các ĐV là gì ? Đó là nộidung bài học hôm nay. *Nội dung dạy học cụ thể: I- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản: * HS đọc 2 ĐV trong phần I.1. ? Hai ĐV có nội dung là gì ? + ĐV 1: Tả cảnh sân trường Mĩ Lí trong ngày tựu trường. + ĐV 2: Cảm giác của NV “tôi” một lần ghé qua thăm trường ( vào thời gian trước ). ? Hai ĐV có mối liên hệ gì không ? Tại sao ? + Hai ĐV tuy cùng viết về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau. Vì: Theo lôgic thông thường thì cảm giác ấy phải là cảm giác hiện tại khi chứng kiến cảnh tựu trường hiện tại ( vì ĐV trước đang MT cảnh hiện tại ). Bởi vậy người đọc sẽ cảm thấy hẫng hụt, khó hiểu khi đọc ĐV sau. * HS đọc 2 ĐV của nhà văn Thanh Tịnh ( BT 2 Tr. 50,51 ). ? Hai ĐV này có gì khác 2 ĐV trước ? + Đầu ĐV 2 có thêm cụm từ “ trước đó mấy hôm”. ? Theo em, từ “đó” có tác dụng gì ? + Từ “đó” tạo cho người đọc sự liên tưởng đến ĐV 1 ( “ đó” thay thế Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> cho thời gian hiện tại đang nói ở ĐV 1 ), -> “trước đó” sẽ là thời gian quá khứ. => Chính sự liên tưởng này đã tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa hai ĐV với nhau, làm cho hai ĐV liền ý, liền mạch. * GV: Cụm từ “ trước đó mấy hôm” là phương tiện liên kết 2 đoạn văn trên. ? Vậy, em hãy cho biết làm thế nào để các ĐV liên kết đựoc với nhau ? và tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản là gì ? + Liên kết các ĐV bằng các phương tiện + Liên kết các ĐV bằng các phương tiện liên kết. liên kết. + Để tạo mối liên hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn. + Tác dụng: Để tạo mối liên hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn. * GV: Vậy có những PTLKết nào để LK đoạn văn. -> II – Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản: a/ HS đọc 2 ĐV. 1- Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn ? Hai ĐV trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ văn: TPVH, đó là những khâu nào ? + Khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ. ? Tìm những từ ngữ LK trong hai ĐV trên ? + bắt đầu, sau…là. ? ý nghĩa của các từ ngữ trong ĐV trên ? ( tác dụng? ) + từ đó mang tính chất ( có tác dụng ) liệt kê. ? Hãy tìm thêm các từ có tính chất liệt kê ? + Dùng từ ngữ thể hiện sự liệt kê. + trước hết, đầu tiên, ban đầu, tiếp theo, thứ nhất, thứ nhì, sau nữa, ( trước hết, đầu tiên, ban đầu, tiếp theo, sau cùng, cuối cùng, một mặt, mặt khác, … thứ nhất, thứ nhì,…) b/ HS đọc 2 ĐV phần b. ? Quan hệ ý nghĩa giữa hai ĐV ? + Sự thay đổi ( trong suy nghĩ của “tôi” ) về hình ảnh trường Mĩ Lí. ? Tìm từ ngữ LK giữa hai ĐV đó ? Từ ngữ đó thể hiện ý nghĩa gì ? + nhưng -> ý nghĩa đối lập. ? Thực tế còn có những từ ngữ nào có tính chất như vậy ? + nhưng, tuy vậy, dù thế, ngược lại, tuy nhiên, … c/ HS đọc lại 2 ĐV ở mục I.2 Tr. 50, 51. + Dùng từ ngữ có tính chất đối lập, so sánh. ( nhưng, tuy vậy, dù thế, ngược ? Từ “ đó” thuộc từ loại nào ? “trước đó” là khi nào ? + “đó” là chỉ từ. “Trước đó” là trước lúc NV “tôi” đến trường lần đầu lại, tuy nhiên, … ) tiên. ? Vậy tác giả đã sử dụng loại từ nào để liên kết các ĐV ? + Chỉ từ. ? Kể các chỉ từ , đại từ, quan hệ từ có tác dụng LK đoạn văn ? + này, kia, đó, nọ, vậy, thế, và, … + Dùng chỉ từ, đại từ, quan hệ từ, … d/ HS đọc hai ĐV phần d. (này, kia, đó, nọ, vậy, thế, và, …) ? Chỉ ra mối quan hệ giữa hai ĐV ? + ĐV 1 trình bày các ý. ĐV 2 tổng kết, khái quát. ? Tìm các từ ngữ LK hai ĐV đó ? + Nói tóm lại. GV: Gọi đó là các từ ngữ có ý nghĩa tống kết, khái quát. ? Em hãy nêu thêm một số từ có ý nghĩa đó ? + Dùng từ ngữ có ý nghĩa tổng kết, + tóm lại, nhìn chung, như vậy, tựu chung lại, như thế, … ) khái quát. ? Hãy nêu các từ ngữ dùng làm phương tiện LK các ĐV ? ( nói tóm lại, nhìn chung, như vậy, tựu chung lại, như thế, …) +HS trả lời, GV nhắc lại các phương tiện LK trên. * HS đọc 2 ĐV. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ? Tìm câu văn LK hai ĐV đó ? + “ ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy !”. ? Tạo sao câu đó lại có tác dụng LK ? + ĐV trước đề cập đến việc đi học. + ĐV sau nối tiếp thể hiện suy nghĩ của cu Tí về việc đi học. ? Vậy người ta dùng câu văn đó để làm gì ? + Nối tiếp ý, chuyển ý giữa hai ĐV. * GV nhấn mạnh lại hai nội dung cơ bản của tiết học. * HS đọc ghi nhớ / Tr. 53. HĐ 4 –Củng cố: Bài 1: Tìm PTLK và ý nghĩa a/ Nóinhư vậy -> Chỉ ý tổng kết. b/ Thế mà -> Chỉ ý đối lập. c/ cũng -> Chỉ ý nối tiếp, liệt kê. Tuy nhiên -> Chỉ ý đối lập. Bài 2: Chọn PTLK phù hợp GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm làm một ĐV a/ từ đó ( từ khi đó ). b/ nói tóm lại c/ tuy nhiên d/ thật khó trả lời Bài 3: GV hướng dẫn HS làm ở nhà. HĐ5 – Hướng dẫn về nhà: + Học kĩ ND bài học. Làm BT3. + CBBM: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.. Lop8.net. 2 – Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn:. + Dùng câu nối để nối ý, chuyển ý giữa các đoạn văn. Ghi nhớ / Tr. 53. III – Luyện tập: Bài 1: Tìm PTLK và ý nghĩa: a/ Nóinhư vậy -> Chỉ ý tổng kết. b/ Thế mà -> Chỉ ý đối lập. c/ cũng -> Chỉ ý nối tiếp, liệt kê. Tuy nhiên -> Chỉ ý đối lập. Bài 2: Chọn PTLK phù hợp a/ từ đó ( từ khi đó ). b/ nói tóm lại c/ tuy nhiên d/ thật khó trả lời Bài 3: BTVN..

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

×