Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ảnh hưởng vitamin C lên tăng trưởng và một số chỉ tiêu miễn dịch của cá lóc nuôi thương phẩm trong vèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.94 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Protein requirement of Orange-fin loach fingerling</b>



Nguyen Thanh Hieu, Duong Nhut Long,
Lam My Lan, Lam van Hieu and Tran Minh Phu
<b>Abstract</b>


The study was to determine dietary protein requirement of orange-fin loach <i>(Botia modesta)</i> fingerlings. The
experiment was randomly set up with 7 treatments of protein levels 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50%, and 55% with
the same energy (4 Kcal/g) and lipid levels (6%) and 3 replications. Orange-fin loach (4.47 ± 0.13 g) was nursed
in 50 L plastic tanks with the density of 1 fish/L (50 fish/tank) for the duration of 8 weeks. The results showed that
the specific growth rates (SGR) of orange-fin loach increased and feed conversion ratio (FCR) decreased with the
increase of protein levels from 25% to 45% in diets. However, in the treatment 50% and 55% protein SGR of fish
decreased and FCR increased. Dietary protein requirement of orange-fin loach fingerlings (4.47 g) was 45.3%.
<b>Keywords</b>: Orange-fin loach, Botia modesta, protein requirement, fingerling rearing


Ngày nhận bài: 14/12/2018


Ngày phản biện: 20/12/2018 Người phản biện: TS. Châu Tài TảoNgày duyệt đăng: 19/1/2018


1 <sub>Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ</sub>


<b>ẢNH HƯỞNG VITAMIN C LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU </b>


<b>MIỄN DỊCH CỦA CÁ LĨC NI THƯƠNG PHẨM TRONG VÈO</b>



Mai Thanh Lâm1<sub>, Phạm Minh Đức</sub>1 <sub>và Trần Thị Thanh Hiền</sub>1


<b>TÓM TẮT</b>


Nghiên cứu nhằm xác định phương pháp bổ sung tối ưu và hàm lượng vitamin C thích hợp vào thức ăn giúp kích
thích tăng trưởng và sức khỏe cá lóc (<i>Channa striata</i>) nuôi thương phẩm. Nghiên cứu được thực hiện trong 5 tháng
gồm 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1 gồm 4 nghiệm thức được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên (4 lần lặp lại) với loại thức


ăn A được bổ sung các mức vitamin C trước khi ép viên (0, 500, 750 và 1000 mg/kg thức ăn) và thí nghiệm 2 gồm 4
nghiệm thức được bố trí hồn toàn ngẫu nhiên (4 lần lặp lại) với loại thức ăn B được trộn vitamin C bằng phương
pháp truyền thống mỗi ngày với hàm lượng tương tự thức ăn A. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin C
vào thức ăn trước khi ép viên mang lại hiệu quả tốt hơn trộn vitamin C bằng phương pháp truyền thống mỗi ngày
thông qua các chỉ số về tăng trưởng, tỷ lệ sống và miễn dịch. Thức ăn cơng nghiệp cho cá lóc bổ sung vitamin C với
hàm lượng từ 500 mg/kg thức ăn đã cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, cải thiện sức khỏe cá tăng lợi nhuận.


<b>Từ khóa: </b>Cá lóc đen, vitamin C, miễn dịch
<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Cá lóc (<i>Channa striata</i>) được ni phổ biến
ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bởi chất
lượng thịt thơm ngon và giá thành hợp lý. Mơ hình
ni cá lóc đa dạng như ni thâm canh trong ao
đất, nuôi vèo trong ao và nuôi trong bể lót bạt. Số
liệu thống kê năm 2017 từ Chi cục Thủy sản của
5 tỉnh nuôi cá lóc chủ yếu ở ĐBSCL (An Giang,
Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long và Cần Thơ) cho
thấy diện tích (chủ yếu nuôi trong ao đất) và sản
lượng cá lóc ni tăng mạnh trong thập niên 2006
- 2016 từ 132,2 ha tăng lên 552,9 ha và từ 15,9 ngàn
tấn tăng lên 85,6 ngàn tấn; dẫn đến nhu cầu về sản


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>
<b>2.1. Vật liệu nghiên cứu</b>


Nguồn cá lóc giống thí nghiệm được sản xuất
ở tỉnh Đồng Tháp, khối lượng ban đầu 9 g/cá lóc
giống, cá khỏe và khơng có dấu hiệu bệnh lý. Nguồn
vitamin C (L-Ascorbate-Polyphosphate), hàm lượng


AA 35%, bền nhiệt, sử dụng phổ biến trong nuôi
trồng thủy sản, xuất xứ từ Hebei Welcome Pharm,
Trung Quốc. Nguồn thức ăn gồm 2 loại thức ăn
công nghiệp sau (i) Thức ăn A (TAA): thức ăn được
sản xuất tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt
Thắng dựa theo công thức thức ăn cho cá lóc có hàm
lượng protein 45%; lipid 9% và năng lượng 4,2 Kcal/g
(Trần Thị Thanh Hiền và <i>ctv</i>., 2016) và (ii) Thức ăn
B (TAB): thức ăn cá lóc cơng nghiệp (có hàm lượng
protein, lipid và năng lượng tương tự như thức
ăn A), đang được sử dụng phổ biến trên thị trường
hiện nay. Ao ni thực nghiệm có diện tích 3000 m2<sub>, </sub>


mức nước 3 m, hệ thống cấp nước nổi và thốt nước
chìm. Hệ thống vèo thí nghiệm có thể tích 12 m3


(2 <i><sub>˟</sub></i> 2 <i><sub>˟</sub></i> 3), vèo có mắc lưới 2 ly. Bốn vèo nhỏ được
đặt trong 1 vèo lớn có kích thước mắc lưới 3 phân.
<b>2.2 Phương pháp nghiên cứu</b>


<i><b>2.2.1. Bố trí thí nghiệm </b></i>


Thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của vitamin
C với nồng độ khác nhau được bổ sung vào thức ăn:
Thí nghiệm 1 (TN1), phương pháp phối trộn trực
tiếp vào nguyên liệu trong quá trình chế biến thức
ăn, gồm 4 nghiệm thức (NT) sau TN1: (TAA không
có VTMC); NT2: (TAA + 500 mg VTMC/kg); NT3:
(TAA + 750 mg VTMC/kg) và NT4 (TAA + 1000
mg VTMC/kg) và Thí nghiệm 2 (TN2), phương


pháp truyền thống là hịa tan rồi trộn vào thức
ăn cơng nghiệp (phương pháp này được áp dụng
phổ biến trong thực tế), thí nghiệm 2 (TN2) gồm
4 nghiệm thức sau NT1: (TAB khơng có VTMC);
NT2: (TAB + 500 mg VTMC/kg; NT3: (TAB + 750
mg VTMC/kg) và NT4 (TAB + 1000 mg VTMC/kg),
tất cả NT được lặp lại 4 lần, thời gian thí nghiệm
là 5 tháng. Mật độ cá lóc thí nghiệm 50 con/m2


(600 con/vèo).


<i><b>2.2.2. Quản lý và chăm sóc thí nghiệm</b></i>


Cá được cho ăn theo nhu cầu, 2 lần/ngày (vào
8 giờ và 16 giờ), sau 30 phút cho cá ăn, TA dư sẽ
được vớt ra và xác định khối lượng nhằm xác định
chính xác hệ số tiêu tốn TA. Số lượng cá chết được
ghi nhận hằng ngày. Yếu tố môi trường gồm nhiệt
độ, pH và oxy hòa tan được đo theo nhịp 1 lần/tuần


(mỗi lần đo gồm sáng vào lúc 7 giờ và chiều vào lúc
15 giờ) bằng máy YSI 556 (USA) và các yếu tố TAN<sub>, </sub>
NH<sub>3</sub> và NO<sub>2</sub> được đo 1 lần/tuần bằng test kit SERA
(Germany), qui chuẩn hóa với phương pháp phân
tích trong phịng thí nghiệm.


<i><b>2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá</b></i>


<i>a) Chỉ tiêu tăng trưởng </i>



Khối lượng cá ban đầu (W<sub>i</sub>) được xác định khi
bố trí thí nghiệm. Tăng trưởng của cá được xác định
bằng cách cân toàn bộ số cá trong mỗi vèo theo
nghiệm thức khi kết thúc thí nghiệm và đếm số
lượng cá cịn lại. Tăng trọng WG (g) = W<sub>t</sub> – W<sub>i</sub>; lượng
thức ăn ăn vào FI (%/cá/ngày) = lượng thức ăn vào/
khối lượng cá/t; hệ số thức ăn FCR = Lượng thức
ăn ăn vào (khối lượng khô)/Khối lượng cá gia tăng;
hiệu quả sử dụng protein PER = WG/Lượng đạm ăn
vào; tỷ lệ sống SR (%) = (Số cá sau thí nghiệm <i><sub>˟</sub></i> 100)/
Số cá ban đầu và tỉ lệ cá lóc gù được tính: cá gù (%)
= (số cá gù/tổng số cá còn lại) <i><sub>˟</sub></i> 100.


<i>b) Chỉ tiêu đáp ứng miễn dịch</i>


Chỉ tiêu huyết học (tế bào hồng cầu và bạch cầu)
và lysozyme được xác định vào tháng nuôi thứ 2
và 4, mỗi nghiệm thức thu ngẫu nhiên 9 mẫu cá để
thu mẫu huyết học và phân tích lysozyme. Tế bào
hồng cầu được cố định theo phương pháp của Natt
và Herrick (1952). Tế bào bạch cầu cố định theo
phương pháp của Hrubec và cộng tác viên (Hrubec


<i>et al</i>., 2000). Chỉ số lysozyme được phân tích theo


Ellis và cộng tác viên (1990).


<i><b>2.2.4. Chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế</b></i>


Lợi nhuận = Giá bán – Giá thành



<i><b>2.2.5. Xử lý số liệu</b></i>


Các giá trị trung bình được tính trên chương
trình Excel. So sánh trung bình giữa các nghiệm
thức theo ANOVA một nhân tố và phép thử Duncan
với mức ý nghĩa <i>P</i><<i>0,05</i> bằng chương trình thống kê
SPSS 21.0.


<b>2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu </b>


Thí nghiệm thực hiện từ tháng 3 đến tháng 8/2017
tại khu thực nghiệm của Công ty cổ phần Thức ăn
chăn nuôi Việt Thắng, tỉnh Đồng Tháp.


<b>III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN</b>


<b>3.1. Điều kiện chất lượng môi trường nước ao nuôi </b>
<b>thực nghiệm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nhằm đảm bảo môi trường nước nuôi tốt cho sự
tăng trưởng của cá lóc. Nhiệt độ, pH và oxy hịa tan
mơi trường nước lần lượt dao động là 29,2 ± 0,9 o<sub>C; </sub>


8,1 ± 0,1; 1,8 ± 0,3 mg/L vào buổi sáng và 31,3 ± 0,8 o<sub>C;</sub>


8,2 ± 0,2; 3,7 ± 0,4 mg/L vào buổi chiều. Một số
yếu tố thủy hóa gồm TAN; NO<sub>2</sub>-<sub>; NH</sub>


3 lần lượt



dao động là 0,55 ± 0,14 mg/L; 0,06 ± 0,01 mg/L;
0,005 ± 0,001 mg/L.


<b>3.2. Tăng trưởng của cá lóc sau 5 tháng ni </b>
<b>thực nghiệm</b>


Kết quả cho thấy sau 5 tháng nuôi được bổ sung
vitamin C ở thí nghiệm 1 cá có tốc độ tăng trưởng
cao nhất (573,5 ± 34,3 g/con) ở nghiệm thức A500
(bổ sung 500 mg vitamin C/kg thức ăn), khác biệt
có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng


(<i>P<0,05)</i> (Bảng 1); thấp nhất (461,6 ± 40,1 g/con) ở


nghiệm thức đối chứng (A0) và khác biệt có ý nghĩa
thống kê so với các nghiệm thức còn lại (<i>P<0,05). </i>
Mặt khác, tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức cho ăn
thức ăn có bổ sung vitamin C cao hơn và khác biệt
có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng


(<i>P<0,05)</i>. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên


cứu trong phịng thí nghiệm của Nguyễn Tường
Khanh (2017) khi ni cá lóc trong bể composite có
bổ sung 500 mg vitamin C/kg thức ăn cá đạt tăng
trưởng tốt nhất.


Đối với cá nuôi cho ăn thức ăn bổ sung vitamin
C theo phương thức của hộ nuôi, trộn bằng tay mỗi


ngày (TAB) với các hàm lượng khác nhau, cá đạt
khối lượng trung bình từ 375,9 ± 22,6 đến 399,8 ±
28,1 g/con (Bảng 1). Kết quả cho thấy tăng trưởng và
tỷ lệ sống của cá có hay khơng có bổ sung vitamin C
đều khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê <i>(P>0,05)</i>.
Vì vậy, trộn vitamin C bằng tay mỗi ngày theo cách
người nuôi đã không mang lại hiệu quả khi sử dụng
vitamin C làm thức ăn cho cá. Vitamin C rất dễ
tan trong nước và rất dễ bị oxy hóa trong điều kiện
ánh sáng mặt trời và khơng khí (Linster and Van
Schaftingen, 2007). Trong thí nghiệm này, vitamin
C được sử dụng là loại ascorbate-2-poly phosphate
(APP) giảm khả năng tan trong nước và bị oxy hóa
của vitamin C (Halver <i>et al.,</i> 2002; D’ Abramo <i>et al.,</i>
1997). Tuy nhiên, do phương thức trộn vitamin C
truyền thống, lượng vitamin C bị tan vào nước trước
khi cá ăn vào nên không thể hiện hiệu quả.


<b>3.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn</b>


Đối với TAA, khi hàm lượng vitamin C trong


thức ăn tăng, lượng thức ăn ăn vào của cá (FI) tăng
(Bảng 1). FI của nghiệm thức A1000 cao hơn và
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức
đối chứng <i>(P<0,05)</i>. Tuy nhiên, hệ số thức ăn (FCR)
của nghiệm thức A500 là thấp nhất và khác biệt có
ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng và
nghiệm thức A1000 <i>(P<0,05)</i>. Hiệu quả sử dụng
protein (PER) của nghiệm thức A500 là cao nhất


nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với
các nghiệm thức cịn lại <i>(P>0,05)</i>.


Đối với cá ni cho ăn thức ăn bổ sung vitamin C
được trộn bằng tay mỗi ngày, lượng thức ăn ăn vào
của cá, hệ số thức ăn, hiệu quả sử dụng protein giữa
các nghiệm thức khác biệt khơng có ý nghĩa thống
kê <i>(P>0,05)</i>.


Tương tự như kết quả về tăng trưởng, hiệu quả
sử dụng thức ăn của cá khi bổ sung vitamin C theo
phương thức của hộ nuôi, trộn bằng tay mỗi ngày đã
không thể hiện được hiệu quả. Trong khi đó, thức
ăn trộn sẵn vitamin C đã cải thiện hiệu quả sử dụng
thức ăn. Điều này tương tự như thí nghiệm ni cá
lóc trong bể composite có bổ sung vitamin C, sau 8
tuần thí nghiệm, FI đạt 4,29 %/ngày so với đối chứng
3,99 %/ngày và PER đạt 1,92 so với đối chứng 1,52
(Nguyễn Tường Khanh, 2017). Nghiên cứu trên cá
rô phi <i>Oreochromis karongae </i>cũng cho kết quả tương
tự, cho ăn thức ăn chứa vitamin C với hàm lượng
80 mg/kg thức ăn đã tăng hiệu quả sử dụng protein
PER 0,21 so với 0,03 của cá đối chứng (Nsonga <i>et al.</i>,
2009). Qua đó, chứng minh được rằng vitamin C đã
tác động giúp cá tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và
khi bổ sung vitamin C ở mức 500 mg/kg thức ăn có
hiệu quả tốt hơn.


<b>3.4. Tỉ lệ cá gù</b>



Qua bảng 1 cho thấy ở loại TAA tỷ lệ cá gù dao
động từ 5,38 - 6,76% và khác biệt khơng có ý nghĩa
thống kê <i>(P>0,05) </i>giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên,
đối với loại TAB thì tỷ lệ cá gù các nghiệm thức
cao hơn so với đối chứng; đồng thời khác biệt có
ý nghĩa thống kê <i>(P<0,05)</i> giữa nghiệm thức B750
với nghiệm thức đối chứng. Tỷ lệ cá gù có khả năng
do nguồn cá giống. Vitamin C chưa thể hiện rõ ảnh
hưởng làm giảm tỉ lệ gù ở cá lóc.


<b>3.5. Số lượng hồng cầu trong máu cá</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

và 4 tháng cho ăn thức ăn có bổ sung Vitamin C
(Bảng 2). Số lượng hồng cầu ở các nghiệm thức dao
động từ 41,0 - 50,6 <i><sub>˟</sub></i> 105 <sub>tb/mm</sub>3<sub>. Điều này chứng tỏ </sub>


bổ sung vitamin C đã không ảnh hưởng đến số lượng
hồng cầu trong máu cá. Tương tự số lượng hồng cầu
của loại TAB sau 2 và 4 tháng nuôi dao động 38,5
- 47,9 <i><sub>˟</sub></i> 105 <sub>tb/mm</sub>3<sub>. Số lượng tế bào hồng cầu đạt </sub>


cao nhất ở nghiệm thức B500 (500 mg vitamin C/kg
thức ăn) sau 2 và 4 tháng nuôi lần lượt là
(38,5 ± 7,1 <i><sub>˟</sub></i> 105 <sub>tb/mm</sub>3<sub>; 47,9 </sub>


<i>˟</i> 105 tb/mm3) và khác
biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng <i>(P<0,05)</i>
(Bảng 2). Theo Lim và cộng tác viên (2010) khi
nghiên cứu trên cá rô phi vằn <i>Oreochromis niloticus</i>
cho thấy số lượng hồng cầu trong máu cá tăng lên


1,4 lần khi ăn thức ăn có bổ sung vitamin C với
hàm lượng 2000 mg vitamin C/kg thức ăn. So với
nghiên cứu của Nguyễn Tường Khanh (2017), số
lượng hồng cầu của cá lóc ni trong bể composite
dao động 3,15 - 4,51 (106 tế bào/mm3<sub>) khi cho ăn </sub>


thức ăn có bổ sung vitamin C với hàm lượng từ
125 - 2.000 mg vitamin C/kg thức ăn.


<b>3.6. Số lượng tổng bạch cầu trong máu cá</b>


Bổ sung vitamin C vào thức ăn cho cá lóc đã làm
tăng tổng bạch cầu trong máu cá. Sau 2 tháng nuôi,
lượng bạch cầu trong máu cá ở nghiệm thức A500
(500 mg vitamin C/kg thức ăn) tăng cao và khác biệt
khơng có ý nghĩa thống kê so với đối chứng <i>(P>0,05)</i>
(Bảng 2). Tương tự, sau 4 tháng bổ sung vitamin C,
tổng bạch cầu ở các nghiệm thức có sử dụng vitamin
C đều tăng cao và đạt cao nhất ở nghiệm thức A750
và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức
đối chứng <i>(P<0,05)</i>. Đối với TAB, lượng bạch cầu
trong máu cá ở nghiệm thức B750 là cao nhất và
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức
cịn lại sau 4 tháng ni <i>(P<0,05)</i> (Bảng 2). Trong
khi đó, lượng bạch cầu trong máu cá sau 2 tháng
ni khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê giữa các
nghiệm thức <i>(P>0,05)</i>. Như vậy bổ sung vitamin C
sẵn có trong thức ăn (TAA) đã làm tăng lượng bạch
cầu trong máu cá trong khi phối trộn vitamin C bằng
tay đã không ảnh hưởng đến lượng bạch cầu trong


máu cá. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của
Li và cộng tác viên (1985) trên cá nheo Mỹ cho thấy
tổng bạch cầu của cá tăng cao và số lượng đại thực
bào gia tăng có ý nghĩa thống kê khi bổ sung vitamin
C với hàm lượng 3.000 mg/kg thức ăn.


<b>3.7. Hoạt tính lysozym trong máu cá</b>


Sau 2 và 4 tháng bổ sung vitamin C hoạt tính
lysozyme đạt cao nhất ở nghiệm thức A750 và khác
biệt có ý nghĩa thống kê <i>(P<0,05)</i> so với đối chứng
(Bảng 2). Tuy nhiên, sau 4 tháng ni thì hoạt tính
lysozyme ở các nghiệm thức tăng cao hơn so với đối
chứng và đạt cao nhất (391,2 ± 63,1 µg/ml) ở nghiệm
thức A500 (bổ sung 500 mg vitamin C/kg thức ăn)
và khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê so với đối
chứng <i>(P>0,05)</i>. Đối với TAB sau 2 tháng ăn thức ăn
có bổ sung vitamin C đạt cao ở nghiệm thức B1000
và khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê so với đối
chứng <i>(P<0,05)</i> (Bảng 2). Tuy nhiên, sau 4 tháng cá
ăn thức ăn có bổ sung vitamin C thì lysozyme có
sự gia tăng ở các nghiệm thức so với đối chứng và
cao nhất là ở nghiệm thức B750 đồng thời khác biệt
có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng


<i>(P<0,05)</i>. Kết quả nghiên cứu phù hợp với báo cáo


của Lin và Shiau (2005) khi bổ sung vitamin C vào
thức ăn của cá <i>Epinephelus malabaricus</i> cho thấy
hoạt tính lysozyme của cá tăng cao sau 21 ngày bổ


sung 400 và 800 mg vitamin C/kg thức ăn.


<b>3.8. Hiệu quả kinh tế </b>


Sau khi thu hoạch cá vào thời điểm tháng 7/2017
giá bán thực tế là 33.900 đồng/kg. Kết quả cho thấy
giá thành sản phẩm có bổ sung vitamin C dao động
25.312 ± 1.356 đến 31.414 ± 2.260 (Bảng 3). Đồng
thời đạt thấp nhất ở nghiệm thức A500 (bổ sung 500
mg vitamin C/kg thức ăn) và khác biệt có ý nghĩa
thống kê so với đối chứng <i>(P<0,05)</i>. Mặt khác, lợi
nhuận cho 1 kg cá cũng đạt cao nhất ở nghiệm thức
A500 (8.814 ± 1.130 đồng/kg) và khác biệt có ý
nghĩa thống kê <i>(P<0,05)</i> so với các nghiệm thức còn
lại. Kết quả ở Bảng 3 cho thấy giá thành sản phẩm
thấp nhất và lợi nhuận đạt cao nhất ở B500 (bổ sung
500 mg vitamin C/kg thức ăn) và khác biệt khơng
có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại


<i>(P>0,05)</i>. Riêng ở nghiệm thức B1000 thì giá thành


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Bảng 1. </b>Tăng trưởng của cá lóc sau 5 tháng nuôi


<b>Bảng 2. </b>Số lượng hồng cầu, bạch cầu và lysozyme của cá lóc


<i>Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn; Giá trị trong cùng một cột có chữ cái (TN1: a, b, c) và </i>
<i>(TN2: A, B, C) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).</i>


<i>Ghi chú: Wi: khối lượng đầu; Wf: khối lượng cuối; Yf: Năng suất; FI: lượng TA ăn vào; PER: hiệu quả sử dụng protein; </i>
<i>SR: tỉ lệ sống; FCR: hiệu quả sử dụng TA; Hf: tỉ lệ cá gù; Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn; Giá trị trong </i>


<i>cùng một cột có chữ cái (TN1: a, b, c) và (TN2: A, B, C) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).</i>


<b>Nghiệm </b>


<b>thức</b> <b>(g/con)Wi </b> <b>(g/con)Wf</b> <b>(kg/vèo)Yf </b> <b>FI (%/cá/ngày)</b> <b>PER</b> <b>SR (%)</b> <b>FCR</b> <b>Hf (%) </b>
<i>Thí nghiệm 1</i>


A0 9,0 461,6 ± 40,1b <sub>190,6 ± 8,9</sub>c <sub>5,44 ± 0,40</sub>b <sub>1,76±0,16</sub>b <sub>69,1 ± 5,84</sub>c <sub>1,40 ± 0,11</sub>a <sub>6,28 ± 0,68</sub>ab


A500 9,0 573,5 ± 34,3a <sub>293,3 ± 10,8</sub>a <sub>5,69 ± 0,24</sub>b <sub>2,12±0,13</sub>a <sub>85,3 ± 3,19</sub>a <sub>1,16 ± 0,07</sub>b <sub>5,38 ± 0,85</sub>b


A750 9,0 556,2 ± 19,2a <sub>268,3 ± 8,6</sub>b <sub>6,00 ± 0,05</sub>ab <sub>1,94±0,04</sub>ab <sub>80,4 ± 2,20</sub>ab <sub>1,27 ± 0,01</sub>ab <sub>5,89 ± 0,60</sub>ab


A1000 9,0 565,3 ± 44,2a <sub>264,6 ± 7,5</sub>b <sub>6,35 ± 0,55</sub>a <sub>1,84±0,17</sub>b <sub>78,3 ± 4,66</sub>b <sub>1,35 ± 0,12</sub>a <sub>6,76 ± 1,08</sub>a


<i>Thí nghiệm 2</i>


B0 9,0 398,9 ± 41,2A <sub>172,1 ± 18,2</sub>A <sub>6,07 ± 0,11</sub>A <sub>1,60±0,09</sub>A <sub>71,9 ± 3,04</sub>B <sub>1,50 ± 0,07</sub>A <sub>8,32 ± 0,98</sub>B


B500 9,0 399,8 ± 28,1A <sub>185,9 ± 9,1</sub>A <sub>6,04 ± 0,19</sub>A <sub>1,64±0,09</sub>A <sub>77,7 ± 4,18</sub>A <sub>1,47 ± 0,08</sub>A <sub>9,63 ± 1,49</sub>AB


B750 9,0 397,9 ± 38,9A <sub>177,7 ± 13,3</sub>A <sub>6,08 ± 0,10</sub>A <sub>1,61±0,07</sub>A <sub>74,6 ± 3,78</sub>AB <sub>1,49 ± 0,08</sub>A <sub>11,1 ± 0,81</sub>A


B1000 9,0 375,9 ± 22,6A <sub>173,3 ± 12,0</sub>A <sub>6,08 ± 0,05</sub>A <sub>1,58±0,03</sub>A <sub>76,8 ± 1,80</sub>AB <sub>1,48±0,02</sub>A <sub>8,91±1,23</sub>B


<b>Nghiệm </b>


<b>thức</b> <b>Tế bào hồng cầu (10</b>


<b>5<sub> tb/mm</sub>3<sub>) Tế bào bạch cầu (10</sub>3<sub> tb/mm</sub>3<sub>)</sub></b> <b><sub>Lysozyme (µg/ml)</sub></b>



<b>2 tháng</b> <b>4 tháng</b> <b>2 tháng</b> <b>4 tháng</b> <b>2 tháng</b> <b>4 tháng</b>


<i> Thí nghiệm 1</i>


A0 42,3 ± 7,6a <sub>50,4 ± 1,6</sub>a <sub>198,6 ± 39,1</sub>a <sub>205,4 ± 15,5</sub>b <sub>233,0 ± 4,77</sub>b <sub>341,1 ± 94,7</sub>a


A500 41,0 ± 1,2a <sub>50,6 ± 4,6</sub>a <sub>261,3 ± 50</sub>a <sub>243,3 ± 28,2</sub>ab <sub>272,0 ± 17,7</sub>a <sub>391,2 ± 63,1</sub>a


A750 47,3 ± 4,5a <sub>46,4 ± 6,5</sub>a <sub>189,5 ± 76,2</sub>a <sub>248,9 ± 31,7</sub>a <sub>283,7 ± 4,9</sub>a <sub>381,3 ± 53,2</sub>a


A1000 47,9 ± 5,99a <sub>50,1 ± 4,8</sub>a <sub>221,7 ± 53,1</sub>a <sub>228,5 ± 15,8</sub>ab <sub>287,3 ± 9,5</sub>a <sub>306,1 ± 44,5</sub>a


<i>Thí nghiệm 2</i>


B0 38,5 ± 7,1B <sub>40,5 ± 5,5</sub>B <sub>188,8 ± 35,8</sub>A <sub>193,0 ± 19,1</sub>B <sub>228,6 ± 10,3</sub>B <sub>319,9 ± 29,9</sub>B


B500 48,6 ± 6,8A <sub>47,9 ± 3,6</sub>A <sub>222,5 ± 64,2</sub>A <sub>197,2 ± 18,2</sub>B <sub>224,1 ± 16,9</sub>B <sub>277,5 ± 27,2</sub>B


B750 41,4 ± 5,8AB <sub>46,9 ± 5,8</sub>AB <sub>207,5 ± 43,0</sub>A <sub>252,6 ± 37,9</sub>A <sub>227,9 ± 13,7</sub>B <sub>439,3 ± 53,6</sub>A


B1000 42,6 ± 4,1AB <sub>44,3 ± 1,4</sub>AB <sub>249,4 ± 26,8</sub>A <sub>214,6 ± 13,2</sub>B <sub>286,8 ± 22,9</sub>A <sub>315,7 ± 45,0</sub>B


<b>Bảng 3. </b>Chi phí , lợi nhuận cá lóc


<i>Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch </i>
<i>chuẩn; Giá trị trong cùng một cột có chữ cái (TN1: a, b, </i>
<i>c) và (TN2: A, B, C) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý </i>
<i>nghĩa thống kê (p<0,05).</i>



<b>IV. KẾT LUẬN</b>


Nghiên cứu đã khẳng định việc bổ sung vitamin
C vào thức ăn trước khi ép viên mang lại hiệu quả
tốt hơn bổ sung vitamin C bằng phương pháp
truyền thống thông qua các chỉ số về tăng trưởng, tỷ
lệ sống và chỉ tiêu miễn dịch. Thức công nghiệp cho
cá lóc bổ sung vitamin C với hàm lượng từ 500 mg/
kg thức ăn đã cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, cải
thiện sức khỏe cá thông qua tăng hàm lượng bạch
cầu và lysozyme.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


<b>Phạm Minh Đức, Trần Ngọc Tuấn và Trần Thị Thanh </b>
<b>Hiền</b>, 2012. Khảo sát mầm bệnh trên cá lóc <i>(Channa </i>
<i>striata)</i> nuôi ao thâm canh ở An Giang và Đồng
Tháp. <i>Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ</i>,
21b: 124-132.


<b>NT</b> <b><sub>ăn (đồng/kg)</sub>Chi phí thức </b> <b>Giá thành <sub>(đồng/kg)</sub></b> <b>Lợi nhuận<sub>(đồng/kg)</sub></b>
<i>Thí nghiệm 1</i>


A0 26.668 ± 2.034b <sub>31.414 ± 2.260</sub>a <sub>2.712 ± 2.034</sub>c


A500 22.148 ± 1.130a <sub>25.312 ± 1.356</sub>c <sub>8.814 ± 1.130</sub>a


A750 24.182 ± 226ab <sub> 27.798 ± 452</sub>bc <sub>6.102 ± 452</sub>b


A1000 25.764 ± 2.260b <sub>29.606 ± 2.260</sub>ab <sub>4.520 ± 2.260</sub>bc



<i>Thí nghiệm 2</i>


B0 26.894 ± 1.356A <sub>32.318 ± 1.880</sub>A <sub>2.034 ± 1.582</sub>A


B500 26.442 ± 1.356A <sub>31.640 ± 1.695</sub>A <sub>2.486 ± 1.808</sub>A


B750 26.894 ± 1.356A <sub>32.318 ± 1.808</sub>A <sub>1.650 ± 2.034</sub>A


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Nguyễn Tường Khanh</b>, 2017. <i>Ảnh hưởng của vitamin </i>
<i>C lên tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch của cá lóc </i>
<i>(Channa striata)</i>. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Khoa
Thủy sản, Đại học Cần Thơ, 52 trang.


<b>D’ Abramo, L.R., D. E. Conklin, D. M. Akiyama</b>,
1997. Crustancean Nutrition. In <i>Advances in World </i>
<i>Aquaculture, </i>Volume 6. World Aquaculture Society.
<b>Ellis, A.E</b>, 1990. Lysozyme activity. In: Stolen TC,


Fletcher PD, Anderson BS, Roberson BS, Muiswinkel
WB, editors. <i>Technique in Fish Immunology</i>. New
York: SOS Publications; p 101-103.


<b>Halver, J.E. & R. W. Hardy</b>, 2002. <i>Fish nutrition</i>. The
Third Edition. Academic Press, USA.


<b>Hien, T. T. T., P. M. Duc., T. L. C. Tu., T. M. Phu., D. T. </b>
<b>M. Thy., & D. Bengtson</b>, 2016. Growth Performance
and Immune Response of Snakehead, <i>Channa striata</i>
(Bloch 1793) Fed Soy Diets with Supplementation of


Mannan Oligosaccharides. <i>Asian Fisheries Science</i>
29: 67-81.


<b>Hrubec, T.C., J. L. Cardinale & S. A.Smith</b>, 2000.
Hematology and plasma chemistry reference
intervals for cultured Tilapia <i>(Oreochromis hybrid). </i>
<i>Vet Clin Pathol,</i> 29:7-12.


<b>Lim, C., M.Y. Aksoy, T. Welker & P.H. Klesius</b>, 2010.
Growth performance, immune response, and
resistance to Streptococcus iniae of Nile Tilapia,
Oreochromis niloticus, fed diets containing various
levels of vitamins C and E. <i>Journal of The World </i>
<i>Aquaculture Society,</i> 41(1): 35-48.


<b>Lin, M.F. & S.Y. Shiau</b>, 2005. Dietary L-ascorbic acid
affects growth, nonspecific immune responses and
disease resistance in juvenile grouper, Epinephelus
malabaricus. <i>Aquaculture,</i> 244: 215-221.


<b>Linster, C.L., E.Van Schaftingen</b>, 2007. Vitamin C. <i>The </i>
<i>FEBS Journal,</i> 274(1): 1-22.


<b>Natt, M. P., C. A.Herrick</b>, 1952. A new blood diluent
for counting the erythrocytes and leukocytes of the
chicken. <i>Journal of Poultry Science</i> 31(4): 735-738.
<b>Nsonga, A.R., O.J. Kang., W. Mfitilodze, C.K. Soko </b>


<b>& A.H. Mtethiwa</b>, 2009. Effect of varying levels of
dietary vitamin C (ascorbic acid) on growth, survival


and hematology of juvenile tilapia, Oreochromis
karongae (Trewavas 1941) reared in aquaria.
<i>Brazilian Journal of Aquatic Science and Technology,</i>
13(2): 17-23.


Ngày nhận bài: 10/3/2018


Ngày phản biện: 19/3/2018 Người phản biện: TS. Châu Tài TảoNgày duyệt đăng: 16/4/2018

<b>Effects of Vitamin C on growth and immune parameters </b>



<b>of snakehead culture in hapa</b>



Mai Thanh Lam, Pham Minh Ducand Tran Thi Thanh Hien
<b>Abstract</b>


The experiment was carried out to evaluate the appropriate supplementation method and dose of vitamin C
supplemented in feed in order to stimulate on growth and healthy parameters of snakehead (<i>Channa striata</i>). The
study was conducted in 5 months, including 2 experiments. The first experiment consisted of 4 treatments of feed
A supplemented with different vitamin C of 0, 500, 750 and 1000 mg/kg of feed during processing. The second
experiment also included 4 treatments of feed B mixed with the same level of vitamin C as with feed A by traditional
method. The results showed that the -inclusion of vitamin C in pellet feed before extrusion was recorded better
growth performance, survival rate and fish health compared to addition of vitamin C by traditional method in daily.
Addition of vitamin C in diet for snakehead in commercial pellet feed at a level of 500 mg/kg of feed enhanced fish
growth performance, survival rate, fish health and increasing profit.


</div>

<!--links-->

×