Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Kỷ yếu Hội thảo khoa học phát triển xã hội học công ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC</b>

<b> </b>


<b>PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM</b>



<i><b>Kỷ niệm</b></i>



<b>10 NĂM NGÀY XÃ HỘI HỌC NAM BỘ </b>


<b>(2008-2018)</b>



<b>& </b>

<b> </b>



<b>20 NĂM THÀNH LẬP KHOA XÃ HỘI HỌC </b>


<b>TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM </b>



<b>(1998-2018) </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


1


<b>LỜI NÓI ĐẦU</b>


<i>“Ngày Xã hội học Nam Bộ”</i> là sự kiện thƣờng niên của Hội Xã hội học phía Nam, đƣợc


tổ chức lần đầu tại Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ vào năm 2008. Từ đó đến nay, sự
kiện này đã lần lƣợt tổ chức tại: Trƣờng ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM (2009, 2014),
Trƣờng Đại học Bình Dƣơng (2011), Trƣờng Đại học Tơn Đức Thắng (2013), Trƣờng Đại
học Đà Lạt (2016) và Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ (2017). <i>“Ngày Xã hội học Nam </i>


<i>Bộ”</i> đã nhận đƣợc sự tham gia đông đảo của các đơn vị nghiên cứu và đào tạo xã hội học
cũng nhƣ các Chi hội Hội Xã hội học tại khu vực phía Nam.



Năm 2018 là dấu mốc quan trọng tròn 20 năm thành lập Khoa Xã hội học, Trƣờng ĐH
KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM, và cũng là thời khắc đánh dấu 10 năm của <i>“Ngày Xã hội </i>


<i>học Nam Bộ”.</i> Để kỷ niệm hai sự kiện quan trọng này, Trƣờng ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.


HCM và Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ đồng phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với
chủ đề <i><b>“Phát triển Xã hội học công ở Việt Nam”.</b></i>


Hội thảo nhằm tạo ra diễn đàn cho các nhà nghiên cứu, cũng nhƣ sinh viên, các nhà hoạt
động thực tiễn, các tổ chức xã hội và công chúng về các lĩnh vực liên quan, chia sẻ kết quả
nghiên cứu, trình bày quan điểm của mình. Hội thảo cũng nhằm thảo luận để khơi gợi các ý
tƣởng nghiên cứu mới trong lĩnh vực xã hội học, tăng cƣờng hơn nữa sự hợp tác và trao đổi
trong cộng đồng nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động xã hội học.


Ban Tổ chức đã nhận đƣợc 23 bài viết của các giảng viên, nhà nghiên cứu đến từ các
Trƣờng Đại học, Viện nghiên cứu. Nội dung bài viết đề cập đến nhiều vấn đề trong nghiên
cứu, đào tạo Xã hội học trong bối cảnh kinh tế - xã hội và hội nhập toàn cầu hiện nay. Tập
kỷ yếu đƣợc chia làm hai chủ đề lớn: <i>(1) Lý thuyết Xã hội học và các vấn đề xã hội </i>và<i> (2) </i>
<i>Lao động, việc làm và di cư. </i>


Ban Biên tập đã cố gắng biên tập và sắp xếp nội dung các bài viết nhƣng không thể tránh
khỏi thiếu sót. Với vai trị cầu nối và gắn kết các cá nhân, đơn vị, tổ chức và cộng đồng Xã
hội học, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng: Hội thảo này là diễn đàn mở để mọi ngƣời sẻ chia
và trình bày các kết quả nghiên cứu của mình. Do đó, tất cả các ý kiến và quan điểm của
Quý vị đều đƣợc tôn trọng và ghi nhận. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến
của Q vị để cơng tác tổ chức và biên tập nội dung hoàn thiện hơn. Thƣ từ đóng góp xin
gửi về Ban Tổ chức Ngày hội Xã hội học Nam Bộ 2018 qua email:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”



2


<b>MỤC LỤC </b>


<b>PHẦN I: LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI </b>


1. XÃ HỘI HỌC CÔNG CỘNG: MỘT HƢỚNG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC HƠN LÀ
MỘT PHƢƠNG PHÁP, HAY TẬP HỢP CÁC LÝ THUYẾT ... 6


<b>ThS. Tạ Xuân Hoài </b>


2. PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC TRONG KHU VỰC NHÀ NƢỚC: PHÁC THẢO VỀ CƠ
HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ... 15


<b>PGS. TS. Nguyễn Đức Chiện </b>


3. ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XÃ HỘI HỌC CHUYÊN
NGÀNH GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KHOA HỌC XÃ HỘI (TRƢỜNG HỢP VÙNG NAM
BỘ - VIỆT NAM)... 22


<b>PGS. TS Huỳnh Quốc Thắng </b>


4. XÃ HỘI HỌC Ở TRUNG QUỐC TRƢỚC 1949 ... 29


<b>GS. TS. Bùi Thế Cƣờng</b>


5. MƢỜI LĂM LUẬN ĐỀ VỀ NGHIÊN CỨU XUYÊN NGÀNH CỦA GERTRUDE
HIRSCH HADORN VÀ CỘNG SỰ ... 46



<b>GS. TS. Bùi Thế Cƣờng</b>


6. KHÁI NIỆM CỘNG ĐỒNG ĐÔ THỊ: CẤU TRÚC, MẠNG LƢỚI VÀ SỰ KIẾN TẠO
BIỂU TƢỢNG... 50


<b>ThS. Đỗ Hồng Quân </b>


7. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC GIÁO
DỤC CON TỪ 0 ĐẾN 6 TUỔI ... 63


<b>TS. Phạm Thị Thúy </b>


8. NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN
NAY ... 75


<b>ThS. Nguyễn Quang Giải, ThS. Nguyễn Phƣơng Cƣờng </b>


9. VAI TRÒ CỦA INTERNET ĐỐI VỚI SỰ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ THÀNH PHỐ BIÊN
HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI ... 84


<b>TS. Thái Huỳnh Anh Chi, ThS. Trần Thị Thanh Lan, ThS. Đỗ Hồng Quân </b>


10. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÀI LỊNG CỦA CƠNG DÂN VỀ GIẢI
QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI CƠ SỞ (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
QUẬN ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI) ... 100


<b>ThS. Nguyễn Chu Du </b>


11. GIÀ HÓA DÂN SỐ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ


HỘI VÀ CHÍNH SÁCH HƢU TRÍ... 111


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


3


12. CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI TRONG TIẾN TRÌNH GIÀ HOÁ DÂN SỐ TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... 121


<b>ThS. Lê Văn Thành </b>


13. ĐẶC ĐIỂM LỐI SỐNG QUẦN CƢ VÀ TƢƠNG TRỢ LẪN NHAU CỦA CỘNG
ĐỒNG NGƢỜI HOA Ở BÌNH DƢƠNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA . 132


<b>ThS. Đào Vĩnh Hợp, ThS. Võ Thị Ánh Tuyết </b>


14. GIẢI PHÁP SINH KẾ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TRONG CÁC
TIỂU VÙNG ĐBSCL VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI... 146


<b>TS. Trần Thị Phụng Hà </b>


<b>PHẦN II: LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ DI CƯ </b>


15. LAO ĐỘNG NỮ VÀ NGHÈO ĐÔ THỊ TRONG NỀN KINH TẾ PHI CHÍNH QUY 152


<b>ThS. Dƣơng Trƣờng Phúc</b>


16. IDENTIFYING SOME FORMS OF VIOLENCE TOWARDS FEMALE DOMESTIC
WORKERS IN HO CHI MINH CITY NOWADAYS ... 164



<b>Cao Thanh Tam, M.A. </b>


17. ĐA DẠNG GIỚI TRONG CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA THỊ TRƢỜNG LAO
ĐỘNG NHẬP CƢ TẠI ĐÀ LẠT ... 177


<b>TS. Vũ Thị Thùy Dung </b>


18. HÀI LÒNG VỚI VIỆC LÀM Ở CÁC GIAI CẤP TRUNG LƢU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ... 187


<b>GS. TS. Bùi Thế Cƣờng </b>


19. HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƢỞ BÌNH DƢƠNG TỪ
MỘT PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG ... 199


<b>ThS. Lê Anh Vũ </b>


20. TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ĐẾN CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP – CÁCH MẠNG 4.0 ... 212


<b>PGS.TS Hoàng Thị Nga </b>


21. SỰ TRỞ VỀ CỦA NHỮNG CÔ DÂU VIỆT VÀ NHỮNG NGƢỜI CON LAI ... 218


<b>TS. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh, PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan </b>


22. LAO ĐỘNG DI CƢ TỰ DO TRONG KHU VỰC ASEAN: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG
HỢP LAO ĐỘNG VIỆT NAM TẠI THÁI LAN ... 231


<b>ThS. Nguyễn Xuân Anh </b>



23. FAMILY AND MIGRATION AMONG FACTORY WORKERS IN CHINA AND
VIETNAM ... 243


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CƠNG Ở VIỆT NAM”


4


<b>CHƯƠNG TRÌNH </b>


<b>Ngày 21/12/2018 </b>


<b>Hoạt động chính:</b> Ngày Xã hội học Nam Bộ 2018 (Hội thảo khoa học “Phát triển Xã
hội học công ở Việt Nam”)


<b>Địa điểm:</b> Hội trƣờng D, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCM


<b>Thời gian</b>: 07:30 - 17:00
07:30 - 08:00: Đăng ký


08:00 - 09:00: Khai mạc và Phiên toàn thể
09:00 - 11:45: Phiên tiểu ban


11:45 - 12:00: Bế mạc
12:00 - 13:30: Nghỉ trƣa


13:30 - 17:00: Tọa đàm Biến đổi khí hậu


<b>Ngày 22/12/2018 </b>



<b>Hoạt động chính:</b>Chƣơng trình Kỷ niệm 20 năm thành lập Khoa Xã hội học


<b>Địa điểm:</b> Hội trƣờng D và khuôn viên sân nhà B, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, P. Bến
Nghé, Q.1, TP. HCM


<b>Thời gian</b>: 08:00 - 21:00


Phần Lễ: 08:00 - 11:00 (Hội trƣờng D)


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


5


<b>THÀNH PHẦN TỔ CHỨC HỘI THẢO </b>


<b>Ban Chỉ đạo: </b>


1. PGS. TS Ngô Thị Phƣơng Lan - Hiệu trƣởng, Trƣờng ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.
HCM - Trƣởng ban


2. PGS. TS Lê Thanh Sang - Viện trƣởng, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ - Đồng
Trƣởng ban


<b>Ban Tổ chức: </b>


1. PGS. TS Nguyễn Thị Hồng Xoan - Trƣởng khoa, Khoa Xã hội học, Trƣờng ĐH
KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM - Trƣởng ban


2. GS. TS Bùi Thế Cƣờng - Uỷ viên, Hội đồng biên tập Tạp chí Khoa học Xã hội TP.
HCM – Đồng Trƣởng ban



3. TS. Trần Anh Tiến - Trƣởng phòng, Phòng QLKH-DA, Trƣờng ĐH KHXH&NV,
ĐHQG TP. HCM - Thành viên


4. TS. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh - Phó Trƣởng khoa, Khoa Xã hội học, Trƣờng ĐH
KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM - Thành viên


5. ThS. Phạm Thị Thùy Trang - Phó Trƣởng khoa, Khoa Xã hội học, Trƣờng ĐH
KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM - Thành viên


6. ThS. Cao Thanh Tâm - Khoa Xã hội học, Trƣờng ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM -
Thành viên


<b>Ban Biên tập: </b>


1. PGS. TS Nguyễn Thị Hồng Xoan - Trƣởng khoa, Khoa Xã hội học, Trƣờng ĐH
KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM - Trƣởng ban;


2. GS. TS Bùi Thế Cƣờng - Uỷ viên, Hội đồng biên tập Tạp chí Khoa học Xã hội TP.
HCM - Đồng Trƣởng ban;


3. TS. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh - Phó Trƣởng khoa, Khoa Xã hội học, Trƣờng ĐH
KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM - Thành viên;


4. ThS. Phạm Thị Thùy Trang - Phó Trƣởng khoa, Khoa Xã hội học, Trƣờng ĐH
KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM - Thành viên


5. ThS. Cao Thanh Tâm - Khoa Xã hội học, Trƣờng ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM -
Thành viên



6. ThS. Trịnh Thị Nhài - Khoa Xã hội học, Trƣờng ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM -
Thành viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


6


<b>XÃ HỘI HỌC CÔNG CỘNG: MỘT HƢỚNG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC HƠN LÀ </b>
<b>MỘT PHƢƠNG PHÁP, HAY TẬP HỢP CÁC LÝ THUYẾT </b>


<b>ThS. Tạ Xuân Hoài </b>


Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, Trƣờng Đại học Tôn Đức Thắng
Email:


<i><b>Tóm tắt: </b>Bài viết này thảo luận về xã hội học công cộng, đây là một chương trình nghị sự </i>
<i>đã và đang được tranh luận chưa hoàn thành. Các nhà xã hội học cho rằng, để xã hội học </i>
<i>công cộng tồn tại như một chuyên ngành xã hội hội học, điều quan trọng cần phải làm rõ </i>
<i>tính khoa học của nó với các hình thức phù hợp khoa học, cố gắng vượt qua những lợi ích </i>
<i>của chính nó. Nội dung bài viết này dựa vào những cơng trình nghiên cứu của các nhà xã </i>
<i>hội học Mỹ - Hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ có nhiều đóng góp cho cuộc tranh luận công khai </i>
<i>thực sự về nội dung này – Những quan điểm về xã hội học công cộng của Ben Agger, Theda </i>
<i>Skocpol và Michael Burawoy được sử dụng nhằm để phân tích phù hợp với bản chất của tên </i>
<i>gọi “Xã hội học công cộng” - “Public Sociology”, cũng như sự cần thiết của hướng nghiên </i>
<i>cứu xã hội học công cộng là một hướng nghiên cứu xã hội học hơn là một phương pháp, hay </i>
<i>tập hợp các lý thuyết.</i>


<i><b>Từ khóa: </b>xã hội học chuyên biệt, xã hội học phê phán, xã hội học chính sách và xã hội </i>


<i>học công cộng, công chúng. </i>



<b>1.</b> <b>Dẫn nhập </b>


Trong thập niên trƣớc, các cuộc tranh luận về xã hội học công cộng đã đƣa ra những câu
hỏi liên quan đến việc bổ sung mục đích nghiên cứu của xã hội học. Xã hội học công cộng
đặt ra câu hỏi về xã hội học là gì và mục tiêu nghiên cứu cần có của nó là gì(1)


. Thực ra, các
cuộc tranh luận nhƣ vậy có một lịch sử lâu dài trong xã hội học Mỹ và trong khoa học xã hội
Mỹ nói chung. Chẳng hạn, nhà sử học Mark C. Smith đã điều tra các cuộc tranh luận trƣớc
đây về mục đích của khoa học xã hội trong cuốn sách khoa học xã hội của ông: <i>“Social </i>
<i>Science in the Crucible: The American Debate over Objectivity and Purpose, 1918 - 1941”</i>


(1994), trong khi Stephen P. Turner và Jonathan H. Turner tranh luận trong cuốn sách của


họ: <i>“The Impossible Science: An Institutional Analysis of American Sociology” </i>(1990), cho


rằng nghiên cứu xã hội học với mục đích thơng qua sự phụ thuộc vào cơng chúng bên ngoài,
đã dẫn đến sự hạn chế tiềm năng xã hội học(2)


.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


7


Cho đến nay, chƣa có định nghĩa nào về xã hội học công cộng một cách thống nhất, mặc
dù thuật ngữ xã hội học công cộng - “public sociology” - lần đầu tiên đƣợc Herbert Gans
giới thiệu trong <i>"Sociology in America: The Discipline and the Public”</i> của ông tại Hiệp hội
Xã hội học Mỹ (American Sociological Association – ASA) vào năm 1988. Diễn văn này là


tập hợp các nghiên cứu của các nhà xã hội học công cộng, nhƣ nhà xã hội học David
Riesman, Robert Bellah. Đến năm 2000, nhà xã hội học Ben Agger cho xuất bản cơng trình


<i>“Public Sociology: From Social Facts to Literary Acts”</i>, đƣợc xem là cơng trình về xã hội


học công cộng đầu tiên và Ben Agger gọi xã hội học công cộng là xã hội học giải quyết các
vấn đề công cộng lớn của xã hội. Tuy nhiên, sau cuộc họp thƣờng niên của Hiệp hội Xã hội
học Hoa Kỳ (ASA) vào năm 2004, tại đó Michael Burawoy đã đƣa ra quan điểm về xã hội
học công cộng đƣợc giới thiệu trong bài diễn văn của ơng, cung cấp một tóm tắt ngắn gọn về
thuật ngữ xã hội học công cộng.


<i>"Phản ánh tâm thế của xã hội, xã hội học công cộng phải chỉ ra, thúc đẩy và thông báo </i>
<i>tranh luận cơng khai về sự bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc, các chế độ giới tính </i>
<i>mới, suy thối mơi trường, trào lưu thị trường, bạo lực của chính phủ hoặc phi chính </i>


<i>phủ”(3)</i>


<i>.</i>


M. Burawoy tin rằng thế giới cần xã hội học công cộng. M. Burawoy và những ngƣời ủng
hộ xã hội học công cộng khác khuyến khích xã hội học cơng cộng phấn đấu mang lại những
đối thoại giữa nhà xã hội học và các (loại) cơng chúng ngồi các viện, trƣờng đại học nghiên
cứu, một sự đối thoại mà trong đó cả hai bên có thể nâng cao sự hiểu biết của mình về những
vấn đề công cộng. Chúng bao gồm những cuộc tranh luận về chính sách cơng, hoạt động
chính trị, mục đích của phong trào xã hội và các thể chế của xã hội dân sự. Nếu xã hội học
công cộng đƣợc coi là "chuyển thể" trong ngành xã hội học, thì đó chính là mục tiêu khơi
phục lại ngun tắc xã hội học bằng cách vận dụng các phƣơng pháp thực nghiệm và hiểu
biết lý thuyết để tìm ra những gì xã hội có thể đƣợc. Xã hội học cơng cộng có lẽ đƣợc hiểu
rõ nhất là một hƣớng nghiên cứu xã hội học hơn là một phƣơng pháp, hay tập hợp các lý
thuyết(4)



.


Theo M. Burawoy việc xác định và làm rõ sự khác biệt của bốn loại kiến thức xã hội học:
xã hội học chuyên nghiệp, xã hội học chính sách, xã hội học phê bình và xã hội học công
cộng sẽ phân biệt đƣợc xã hội học công cộng nhƣ là một hƣớng nghiên cứu của xã hội học,
nó rộng lớn hơn nhấn mạnh việc mở rộng thêm ranh giới chuyên ngành xã hội học.


<b>2.</b> <b>Xã hội học công cộng trong nghiên cứu xã hội học </b>


Công việc của các nhà xã hội học từ cổ điển đến đƣơng đại, thƣờng chia ra làm hai lĩnh
vực nghiên cứu: xã hội học ứng dụng và xã hội học hàn lâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


8


hội với mục đích “tạo ra thay đổi xã hội tích cực thơng qua can thiệp tích cực” (Bruhn, 1999,
1). Cụ thể hơn, xã hội học ứng dụng có thể đƣợc xem nhƣ là phần vận dụng của lý thuyết xã
hội học chuyển thể thành thực tiễn cho các đối tƣợng nghiên cứu của nó. Các nhà xã hội học
ứng dụng có vai trị mơ tả cách thức sử dụng kiến thức xã hội học trong việc trả lời các câu
hỏi nghiên cứu, hoặc các vấn đề đƣợc xác định bởi các nhóm lợi ích cụ thể, chứ không phải
để trả lời các câu hỏi của các nhà nghiên cứu (Steele và Price, 2007, 4).


Nghiên cứu ứng dụng đôi khi đƣợc tiến hành trong một môi trƣờng đa lĩnh vực và phối
hợp với các tổ chức khác nhau, bao gồm các dịch vụ cộng đồng, các nhóm xã hội, các tổ
chức xã hội và đôi khi hợp tác với các trƣờng đại học. Xã hội học ứng dụng sử dụng kết quả
nghiên cứu của mình để giúp cộng đồng giải quyết các vấn đề hàng ngày. Chẳng hạn nhƣ cải
thiện trật tự cộng đồng và phịng chống tội phạm, mơ tả thực trạng và cải thiện tình trạng ma
túy, đánh giá nhu cầu của các khu vực nông thôn – đô thị, phát triển năng lực của hệ thống


giáo dục, hoặc thúc đẩy sự phát triển tình trạng nhà ở, các nguồn lực liên quan đến mƣu sinh
và mô thức sống của cộng đồng.


<b>Xã hội học hàn lâm</b> khác với xã hội học ứng dụng, vì xã hội học hàn lâm trong đó các
nhà xã hội học làm việc trong môi trƣờng học tập nhƣ trƣờng đại học với giảng dạy và định
hƣớng nghiên cứu thuần túy. Mặc dù có một số nguồn gốc phổ biến, thực hành xã hội học
hồn tồn khác biệt với cơng việc xã hội. Hiện nay, một số lƣợng ngày càng tăng của các
trƣờng đại học đang cố gắng để giảng dạy chƣơng trình đào tạo xã hội học thực tế theo cách
này. Các khóa học xã hội học hàn lâm cung cấp cho sinh viên những kỹ năng để có thể làm
việc hiệu quả với từng đối tƣợng nghiên cứu, cung cấp kiến thức hữu ích cho nghề nghiệp
nhƣ hỗ trợ nạn nhân và phục hồi ma túy và dạy học sinh cách tích hợp kiến thức xã hội với
các lĩnh vực khác mà họ có thể đi vào nhƣ liệu pháp hơn nhân và gia đình và các công việc
xã hội.


Nguyên tắc xã hội học là năng động và ln thay đổi và có một lịch sử lâu dài về việc kết
hợp những hiểu biết về lý thuyết mới và phƣơng pháp thực nghiệm vào các phân tích các
hiện tƣợng nghiên cứu của nó(5)<sub>. Thật vậy, xã hội học đã phát triển từ các quá trình nghiên </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CƠNG Ở VIỆT NAM”


9


cơng cộng là một phần của nghiên cứu xã hội học rộng lớn, bao gồm xã hội học chuyên biệt,
xã hội học phê phán, xã hội học chính sách và xã hội học cơng cộng.


<b>Xã hội học chính sách </b>


Đầu tiên cần phân biệt xã hội học công cộng từ xã hội học chính sách. Xã hội học chính
sách là hƣớng nghiên cứu cung cấp các giải pháp cho các vấn đề xã hội và mục tiêu thƣờng
đƣợc xác định bởi một đối tƣợng nghiên cứu, có thể là chính phủ hay các tổ chức xã hội. Xã


hội học chính sách cung cấp kiến thức, cơng cụ có thể đƣợc sử dụng để giải quyết hoặc giúp
đỡ một trƣờng hợp cụ thể trong lĩnh vực nghiên cứu của xã hội. Một số đối tƣợng nghiên
cứu đƣợc xác định là nhiệm vụ của các nhà xã hội học chính sách với mức độ cá nhân, tổ
chức..., bên cạnh đó cũng có thể là các đối tƣợng nghiên cứu khác ở cấp độ rộng lớn hơn,
nhƣ các chƣơng trình nghị sự, chính sách xã hội, tổ chức cộng đồng... Thƣờng xã hội học
chính sách tập trung nghiên cứu về các dịch vụ quan trọng đối với cộng đồng, nghèo đói,
phát triển cộng đồng hoặc có thể cung cấp một chƣơng trình nghiên cứu rộng hơn ở cấp độ
quốc gia, quốc tế. Thông tin thu thập đƣợc từ xã hội học chính sách mở ra cho một đối tƣợng
nghiên cứu khác ngoài học thuật. Nó khơng chỉ giới hạn trong ranh giới học thuật. Những
phát hiện của nghiên cứu xã hội học chính sách có thể ảnh hƣởng đến cơng chúng, vì chúng
có thể ảnh hƣởng đến chính sách của chính phủ, hay chính sách của một tổ chức xã hội.
Trong những năm gần đây, xã hội học chính sách đƣợc xem nhƣ là một phƣơng pháp nghiên
cứu phổ biến để phân tích các chính sách về giáo dục, kinh tế, chính trị… Chính cơng việc
nghiên cứu của các nhà xã hội học chính sách nhƣ vậy, nên đơi khi nó cịn đƣợc gọi là “xã
hội học chính sách xã hội”.


<b>Xã hội học công cộng</b>


Ngƣợc lại, xã hội học công cộng, tham gia vào một mối quan hệ đối thoại giữa nhà xã hội
học và công chúng. Trong đó chƣơng trình nghị sự của mỗi đối tƣợng nghiên cứu đƣợc đƣa
vào thảo luận và bổ sung, hiệu chỉnh cho nhau. Các nghiên cứu của xã hội học cơng cộng,
chƣơng trình nghị sự đƣợc đƣa vào nghiên cứu thƣờng liên quan đến các giá trị hoặc mục
tiêu nghiên cứu đƣợc chia sẻ từ cả hai bên, để thơng tin thảo luận có đi có lại. Đó là mục tiêu
của xã hội học cơng cộng, phấn đấu mang lại những đối thoại giữa nhà xã hội học và các
(loại) cơng chúng ngồi các viện, trƣờng đại học nghiên cứu; một đối thoại mà trong đó cả
hai bên có thể nâng cao sự hiểu biết của mình về những vấn đề cơng cộng. Chúng bao gồm
những cuộc tranh luận về chính sách cơng, hoạt động chính trị, mục đích của phong trào xã
hội và các thể chế của xã hội dân sự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”



10


<b>Xã hội học chuyên biệt </b>


Xã hội học chuyên biệt cung cấp các phƣơng pháp nghiên cứu và thử nghiệm, các chuyên
ngành hẹp, bằng cách phân tích và tích lũy kiến thức, đƣa ra những câu hỏi định hƣớng cũng
nhƣ khung khái niệm trong nghiên cứu các vấn đề xã hội trong từng lĩnh vực cụ thể. Xã hội
học chuyên biệt quan trọng nhất là bao gồm rất nhiều chƣơng trình nghiên cứu giao thoa
nhau, mỗi chƣơng trình có các giả định khác nhau. Từ việc thao tác hóa bộ khái niệm, xác
định bộ câu hỏi và vận dụng lý thuyết nghiên cứu, nhƣ các lý thuyết chuyên ngành về xã hội
học tổ chức, xã hội học chính trị, xã hội học văn hóa, xã hội học gia đình, xã hội học kinh tế,
xã hội học đô thị… Trong các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể này, cịn có các lý thuyết chuyên
sâu hơn, lý giải các sự kiện hiện tƣợng nghiên cứu của nó rõ hơn. Xã hội học chuyên biệt là
một dạng xã hội học có liên quan chủ yếu với việc nghiên cứu của các nhà xã hội học hàn
lâm khác.


<b>Xã hội học phê phán </b>


Xã hội học phê phán là một hƣớng nghiên cứu về xã hội học, nhằm để kiểm tra tri thức
của các chƣơng trình nghiên cứu xã hội học chuyên biệt. Một vài nghiên cứu về xã hội học
phê phán nhƣ: Cơng trình nghiên cứu xã hội học chuyên biệt của Alvin Gouldner (1970) đã
sử dụng lý thuyết cấu trúc chức năng để nghiên cứu cho các giả định của ông về một xã hội
đồng thuận không phù hợp với các cuộc xung đột leo thang của những năm 1960. Lý thuyết
Nữ quyền đƣợc cho là lý thuyết kỳ quặc đã kéo theo các nhà xã hội học chuyên biệt xem xét
nguyên nhân sâu xa và sự phổ biến của giới tính, tình dục và chủng tộc đàn áp. Trong mỗi
trƣờng hợp xã hội học phê phán cố gắng để làm cho xã hội học chuyên biệt nhận thức đƣợc
các thành kiến, thúc đẩy các chƣơng trình nghiên cứu mới đƣợc xây dựng trên nền tảng thay
thế. Kiến thức xã hội học phê phán thẩm định lại các cơ sở giá trị của xã hội cũng nhƣ nghề
nghiệp của xã hội học và xã hội học phê phán cũng chính là lƣơng tâm của các nhà xã hội


học chuyên biệt (Burawoy, 2005).


Các nhà xã hội học thế giới nói chung và các nhà xã hội học Mỹ nói riêng vẫn tiếp tục tạo
sự tranh luận trong việc phân loại nghiên cứu xã hội học trên thế giới hiện nay, thay vì tiếp
tục dành cho các cuộc tranh luận về kỹ thuật nghiên cứu định lƣợng và kỹ thuật nghiên cứu
định tính, phƣơng pháp luận quy nạp và phƣơng pháp luận diễn giải, xã hội học vĩ mô và xã
hội học vi mô bằng cách tập trung hai câu hỏi: <i>Vì sao chúng ta theo đuổi xã hội học? Các </i>
<i>luận điểm còn lại cố gắng biện minh và mở rộng hệ thống phân loại xã hội học này thế </i>


<i>nào?</i>(6)


<b>3.</b> <b>Xã hội học công hay Xã hội học công cộng? </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


11


các ngành khoa học xã hội khác, sẽ làm xã hội học trở nên đặc biệt, khơng chỉ là khoa học
mà cịn là một lực lƣợng đạo đức và công cộng. Đây là lời hứa và thách thức của xã hội học
công cộng, cũng chính là sự bổ sung nguyên tắc xã hội học, chứ khơng phải là sự phủ nhận
vai trị của xã hội học chuyên biệt.


M. Burawoy cho rằng, nhiệm vụ của các nhà xã hội học bấy lâu nay đã trở nên nhạy cảm
hơn, tập trung hơn vào tiêu cực, nhƣng bằng chứng mà các nhà xã hội học đã tìm ra đƣợc
khơng gợi ý hồi quy trong rất nhiều môi trƣờng xã hội khác nhau – khu vực, quốc gia, thế
giới. Và tất nhiên, các nhà xã hội học bị chi phối rất nhiều trong đặc tính của nó bởi một thể
chế xã hội cụ thể thù địch với chính ý tƣởng của “xã hội”.


Do vậy, xã hội học cơng cộng có nhiệm vụ "phản ánh tâm thế của xã hội” nhƣ là một
phần của đời sống xã hội học của chúng ta. Xã hội học công cộng phấn đấu mang lại những


đối thoại giữa nhà xã hội học và các (loại) cơng chúng ngồi các viện, trƣờng đại học nghiên
cứu, một sự đối thoại mà trong đó cả hai bên có thể nâng cao sự hiểu biết của mình về những
vấn đề công cộng. Chúng bao gồm những cuộc tranh luận về chính sách cơng, hoạt động
chính trị, mục đích của phong trào xã hội và các thể chế của xã hội dân sự (Burawoy, 2005).
Xã hội dân sự đƣợc hiểu nhƣ là các hiệp hội, phong trào và cơng chúng ở bên ngồi nhà
nƣớc và nền kinh tế, nhƣ: các đảng phái chính trị, cơng đồn, trƣờng học, cộng đồng đức tin,
phƣơng tiện truyền thông in ấn, tổ chức tự nguyện và tổ chức nhân quyền(7)


. Xã hội học liên
kết với xã hội dân sự, đó là nhiệm vụ xã hội học cơng cộng, nó đại diện cho lợi ích của nhân
loại, loại trừ hoặc giảm thiểu lợi ích của chủ nghĩa độc tài nhà nƣớc và thị trƣờng. Điều này
đã thể hiện đầy đủ nghĩa “công cộng” của khái niệm “public” trong khái niệm “public
sociology” – <b>Xã hội học công cộng</b>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CƠNG Ở VIỆT NAM”


12


Trƣớc đó, Theda Skocpol (2003) đã khuyến cáo rằng, công chúng đang biến mất - bị phá
hủy bởi thị trƣờng, bị xâm chiếm bởi các phƣơng tiện truyền thông hoặc bị cản trở bởi bộ
máy quan liêu của nhà nƣớc. Tuy nhiên, chính sự tồn tại của một xã hội học công cộng rộng
lớn, cho thấy khơng có sự thiếu hụt công chúng nếu chúng ta quan tâm đến việc tìm kiếm
cơng chúng. Và các nhà xã hội học công cộng phải sử dụng rất nhiều phƣơng pháp để tìm
hiểu về việc thu hút cơng chúng tham gia vào nghiên cứu của họ.


Xã hội học ngồi việc tạo ra các cơng chúng khác nhau cho nghiên cứu của chính mình,
các nhà xã hội học cịn có thể cấu thành chính mình nhƣ một công chúng hoạt động trong
lĩnh vực nghiên cứu. M. Burawoy chứng minh rằng, “có một cơng chúng sẽ không biến mất
trƣớc khi chúng ta làm xã hội học cơng cộng, đó là sinh viên của chúng ta. Mỗi năm chúng
tôi tạo ra khoảng 25.000 BA mới, những ngƣời có chuyên ngành xã hội học. Có ý nghĩa gì


khi nghĩ họ là một cơng chúng tiềm năng? Sinh viên sẽ trở thành đại sứ xã hội học cho thế
giới bên ngoài rộng lớn hơn khi họ trở lại lớp học, với sự tham gia của họ với vai trị nhiều
(loại) cơng chúng khác nhau. Chúng tôi là tất cả các nhà xã hội học công cộng tiềm năng.”
(Burawoy, 2005).


Tuy nhiên, các nhà xã hội học công cộng cần phân biệt giữa các (loại) công chúng khác
nhau, nhƣ việc làm nhƣ thế nào để hai bên công chúng học thuật và cơng chúng ngồi học
thuật đƣợc đƣa vào đối thoại? Đó là một câu hỏi mở và rất khó cho các nhà xã hội học công
cộng trả lời. Do vậy, các nhà xã hội học công cộng cần thông qua đối thoại mở, thông qua sự
tham gia tự do và bình đẳng cho cơng chúng, thơng qua tính dân chủ nội tại của mỗi tổ chức,
xã hội cụ thể. Sự đa dạng của xã hội học công cộng phản ánh không chỉ các công chúng
khác nhau mà là các cam kết giá trị khác nhau về một phần của nguyên tắc xã hội học. Xã
hội học cơng cộng khơng có giá trị quy tắc nội tại, ngồi cam kết đối thoại cơng chúng về
các vấn đề công cộng đƣợc nêu lên bởi xã hội học.


Nhƣ vậy cho thấy, khái niệm “public sociology” không thể đƣợc hiểu và dùng với nghĩa
“xã hội học công” hoặc “xã hội học công chúng”. Vì nhƣ thế rất dễ ngộ nhận xã hội học
nghiên cứu về các chính sách cơng, về chính sách nhà nƣớc, các vấn đề mang tầm chiến lƣợc
của chính sách xã hội, hoặc nghiên cứu về công chúng. Do vậy, để hiểu rõ hơn vai trò,
nhiệm vụ và hƣớng nghiên cứu của chuyên ngành xã hội học mới này đúng bản chất với “cái
tên” của nó đã đƣợc phân tích ở trên, cần phải đƣợc gọi tên thể hiện đầy đủ bản chất của nó
là <b>Xã hội học cộng cộng</b>.


<b>4.</b> <b>Thay lời kết </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


13


chiếm của nhà nƣớc và thị trƣờng”, đã giúp xã hội học có thể đƣợc kết nối với xã hội bằng


cách nghiên cứu xã hội dân sự. Trong đó, xã hội học cơng cộng đang có xu hƣớng làm thay
đổi đối với cái nhìn và nhiệm vụ của xã hội học, từ đó chính các nhà xã hội học đã điều
chỉnh những thay đổi cho phù hợp với việc dạy học và làm xã hội học trong bối cảnh xã hội
hiện nay.


Từ những phân tích trên cho thấy, chúng ta cần hiểu và gọi đúng tên Xã hội học công
cộng, sẽ giúp cho chúng ta định hƣớng lại chƣơng trình đào tạo phù hợp, triển khai các cơng
trình nghiên cứu khả thi với đối tƣợng nghiên cứu của xã hội học, bao gồm cả các kiến thức
xã hội học (xã hội học chuyên biệt, xã hội học phê phán, xã hội học chính sách hay xã hội
học công cộng). Thật vậy, với rất nhiều chƣơng trình kết hợp lý tƣởng của xã hội học cơng
cộng vào chƣơng trình giảng dạy cho sinh viên, điều này sẽ giúp khả năng đào tạo hiệu quả
đáng kể cho cách các nhà xã hội học tƣơng lai đƣợc đào tạo để làm xã hội học.


<b>Chú thích </b>


(1)


Nguyên văn Tiếng Anh: “Debates over public sociology have rekindled questions
concerning the extra-academic purpose of sociology. Public sociology raises questions about
what sociology is and what its goals ought to (or even could) be”.
( 2018)


(2)


Nguyên văn Tiếng Anh: “Historian Mark C. Smith, for instance, has investigated
earlier debates over the purpose of social science in his book Social Science in the Crucible:
The American Debate over Objectivity and Purpose,1918-1941 (1994), while Stephen P.
Turner and Jonathan H. Turner argue in their book, The Impossible Science: An Institutional
Analysis of American Sociology (1990), that sociology's search for purpose, through
dependence on external publics, has limited the discipline's potential”.


( 2018).


(3)


Nguyên văn Tiếng Anh: “As mirror and conscience of society, sociology must define,
promote and inform public debate about deepening class and racial inequalities, new gender
regimes, environmental degradation, market fundamentalism, state and nonstate violence”,
(Michael Burawoy. 2005).


(4) <sub>Nguyên văn Tiếng Anh: “Public sociology is a subfield of the wider sociological </sub>


discipline that emphasizes expanding the disciplinary boundaries of sociology in order to
engage with non-academic audiences. It is perhaps best understood as a style of sociology
rather than a particular method, theory”. (Michael Burawoy. 2005).


(5) <sub>Nguyên văn Tiếng Anh: “The sociological discipline is dynamic and ever changing, </sub>


and has a long history of incorporating new theoretical and empirical insights into its
analyses, often with the goal of empowering marginalized publics”.
( 2018).


(6) <sub>Nguyên văn Tiếng Anh: “displacing debates about quantitative and qualitative </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


14


centering two questions: for whom and for what do we pursue sociology? The remaining
theses attempt to justify and expand this classification system”. (Michael Burawoy. 2005).



(7) <sub>Nguyên văn Tiếng Anh: “… movements and publics that were outside both state and </sub>


economy, political parties, trade unions, schooling, communities of faith, print media and a
variety of voluntary organizations”. (Michael Burawoy. 2005).


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


1. J. G. Bruhn. (1999). “Introductory Statement: Philosophy and Future
Direction”. <i>Sociological Practice,</i> Số 1(1): từ 1 - 2.


2. M. Burawoy. (2005). “2004 ASA Presidential Address For Public Sociology”.


<i>American Sociological Review</i>, Số 70, từ 4 - 28/02.


3. M. Burawoy, W. Gamson, C. Ryan, S. Pfohl, D. Vaughan, C. Derber, J. Schor. “Public
Sociologies: A Symposium from Boston College”. <i>Social Problems</i>, Số 51 (1), trang 103–
130. ISSN: 0037-7791.


4. J. Gans. (1989). "Sociology in America: The Discipline and the Public American
Sociological Association, 1988 Presidential Address". <i>American Sociological Review</i>, Số 54,
từ 1 – 16.


5. S. F. Steele and J. Price. (2007). <i>“Applied Sociology: Terms, Topics, Tools And Tasks, </i>


<i>2nd ed”</i>. Belmont: Thomson Wadsworth Publishing.


6. Straus, Roger A, Jammie, Straus, Roger và Breese, Jeffrey. (2009). <i>“In Doing </i>


<i>Sociology. Case Studies in Sociological Practice”</i>. Rowman & Littlefield, ISBN



978-0-7391-3395-8.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


15


<b>PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC TRONG KHU VỰC NHÀ NƢỚC: PHÁC THẢO VỀ </b>
<b>CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ </b>


<b>PGS. TS Nguyễn Đức Chiện </b>


Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Email:


<i><b>Tóm tắt: </b>Dựa vào nguồn tài liệu thứ cấp và quan sát thu thập được, bài viết tổng quan sơ </i>
<i>lược chặng đường phát triển của nền xã hội học trong khu vực nhà nước ở Việt Nam suốt </i>
<i>hơn bốn thập kỷ qua; phân tích chỉ ra một số thành công, cơ hội và thách thức đặt ra trong </i>
<i>hoạt động nghiên cứu và đào tạo lĩnh vực xã hội học ở Việt Nam hiện nay. Dựa vào bằng </i>
<i>chứng thu thập được và kết quả phân tích, bài viết đưa ra một số bàn luận và khuyến nghị </i>
<i>nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần vào phát </i>
<i>triển bền vững và thịnh vượng của nền xã hội học Việt Nam trong bối cảnh xã hội chuyển </i>
<i>đổi và hội nhập quốc tế. </i>


<i><b>Từ khóa:</b> phát triển xã hội học, khu vực Nhà nước, cơ hội, thách thức </i>


<b>1. Đặt vấn đề </b>


Xã hội học là một chuyên ngành khoa học xã hội đƣợc hình thành từ những biến đổi sâu
sắc về chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học ở các nƣớc Tây Âu vào nửa sau thế kỷ XIX (Tony
Bilton và các tác giả khác, 1993:19). Ngay từ ban đầu, các nhà xã hội học tiền bối đã nỗ lực


vận dụng những thành tựu phƣơng pháp nghiên cứu trong khoa học tự nhiên để nghiên cứu
các vấn đề xã hội mới nảy sinh, đƣa ra cách lý giải thuyết phục về các hiện tƣợng, sự kiện xã
hội, tính quy luật và mối quan hệ nhân quả của nó trong đời sống xã hội ở các quốc gia
phƣơng Tây. Với góc nhìn khoa học mới giúp xã hội học giải thích thấu đáo các vấn đề xã
hội nảy sinh trong đời sống xã hội. Mặc dù là chuyên ngành ra đời muộn nhƣng với tính sát
thực và hiệu quả, xã hội học nhanh chóng trƣởng thành cuốn hút quan tâm của toàn xã hội.
Nhƣ lời Peter Berger - một học giả có uy tín trong giới xã hội học quốc tế đã nhận xét về
tính ƣu trội của ngành khoa học này “Sức quyền rũ của xã hội học là ở chỗ cách nhìn (giải
thích vấn đề) của nó giúp ta phát hiện ra dƣới ánh sáng mới chính thế giới mà chúng ta sống
suốt đời (...) sự thông thái của xã hội học chính là ở chỗ các sự vật khơng đúng nhƣ vẻ ngoài
của chúng” (Tony Bilton và các tác giả khác, 1993:21).


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


16


thuộc Viện Khoa học xã hội (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) với lực lƣợng
nghiên cứu rất mỏng (10 cán bộ), chủ yếu từ các chuyên ngành khoa học khác chuyển sang,
nhƣ Triết học, Toán, Văn học, Sử học, Kinh tế chính trị. Sự ra đời Ban Xã hội học đánh dấu
một mốc quan trọng trong việc định hình và phát triển của bộ môn khoa học này.


Cuối năm 1983, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) đã ký Quyết định thành lập Viện
Xã hội học trên cơ sở Ban Xã hội học. Quyết định này có ý nghĩa quan trọng đối với những
ngƣời làm nghiên cứu Xã hội học. Bộ máy lãnh đạo, cơ cấu phòng và lực lƣợng nghiên cứu
đƣợc bổ sung sau khi thành lập viện. Do ở Việt Nam lúc đó chƣa có cơ sở đào tạo xã hội học
nên Viện Xã hội học tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệp đại học, nhà nghiên cứu từ các
ngành khoa học tự nhiên và nhân văn vào làm công tác nghiên cứu. Đây cũng là một khó
khăn đặt lên vai lãnh đạo và các cán bộ nghiên cứu khi phải bắt đầu làm quen với ngành
khoa học mới mẻ này. Đầu thập niên 90 (thế kỷ XX), trƣớc nhu cầu cấp bách của xã hội
trong thời kỳ Đổi mới, Chính phủ đã quyết định thành lập nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành


xã hội học bậc đại học và sau đại học ở viện và trƣờng đại học khu vực nhà nƣớc1 (Cơ sở
đào tạo Sau đại học thuộc Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Khoa
Tâm lý học - Xã hội học ở Đại học Tổng hợp Hà Nội, Khoa Xã hội học ở Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ sở đào tạo Sau đại học thuộc Viện Xã hội học, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Khoa Xã hội học ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Khoa Xã
hội học ở Đại học Cơng đồn, v.v…). Có thể nói, giai đoạn này đánh dấu sự mở rộng và lớn
mạnh của nền xã hội học Việt Nam với sự ra đời hàng loạt cơ sở nghiên cứu và đào tạo xã
hội học chuyên nghiệp, chủ yếu là trong các trƣờng đại học và các viện nghiên cứu ở Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh, việc ra đời các cơ sở này đã đóng góp thiết thực vào công tác
đào tạo các thế hệ sinh viên, học viên có kiến thức chun mơn sâu về chun ngành xã hội
học ở Việt Nam2.


Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, từng bƣớc khắc phục khó khăn, vừa làm vừa
học, các thế hệ tiền bối “thế hệ vàng3” đã không ngừng phấn đấu cho sự lớn mạnh của nền
xã hội học Việt Nam. Kết quả, xã hội học ở Việt Nam đã có nhiều nhà khoa học đầu ngành
về lĩnh vực lý thuyết xã hội học và chuyên ngành, nhƣ: Xã hội học An sinh xã hội, Xã hội
học Đô thị, Xã hội học Nông thôn, Xã hội học Gia đình, Xã hội học Dân số, Xã hội học Văn
hóa, Xã hội học Dƣ luận xã hội và Truyền thông đại chúng, Xã hội học Quản lý, Xã hội học
Tôn giáo, Xã hội học Giới, v.v… Các nhà khoa học đầu đàn của xã hội học đã và đang có
đóng góp quan trọng vào cơng tác giảng dạy và nghiên cứu đề tài/ dự án trong nƣớc và quốc
tế. Thực tế hoạt động nghiên cứu xã hội học trong thời gian qua đƣợc phát triển không




1


Xã hội học khu vực nhà nƣớc đƣợc hiểu là các cơ sở nghiên cứu và đào tạo xã hội học thuộc nhà nƣớc, do (chính phủ
hoặc địa phƣơng) đầu tƣ về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các
nguồn tài chính cơng.



2


Giới hạn xã hội học khu vực nhà nƣớc trong bài viết này quan tâm đến công tác đào tạo và nghiên cứu xã hội học ở các
trƣờng đại học và viện nghiên cứu của nhà nƣớc. Bài viết không bàn về “Xã hội học công” hay “Xã hội học công cộng”.


3


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


17


ngừng với số lƣợng đề tài, dự án ở các cấp độ trong nƣớc và quốc tế gia tăng. Cơng tác đào
tạo cũng có sự phát triển nở rộ theo chiều rộng. Mỗi năm, các cơ sở đào tạo xã hội học đã
cung cấp một lực lƣợng nhân lực hùng hậu với hàng nghìn sinh viên, hàng trăm học viên cao
học và nghiên cứu sinh ngành xã hội học. Thông qua các dự án nghiên cứu và chƣơng trình
giảng dạy, các cán bộ đã xuất bản hàng trăm đầu sách và hàng nghìn bài báo, cơng trình
nghiên cứu khoa học; đề tài cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, dự án quốc tế đạt kết quả nhất định, đƣợc
ứng dụng vào công tác giảng dạy và hoạch định chính sách phát triển ở nƣớc ta. Có thể nói,
cở sở xã hội học khu vực nhà nƣớc đã và đang có đóng góp quan trọng trong việc cung cấp
nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nƣớc.


Tuy nhiên, nhìn lại chặng đƣờng phát triển của nền xã hội học ở Việt Nam, các cơ sở đào
tạo và nghiên cứu thuộc khu vực nhà nƣớc trong thời gian qua cũng không tránh khỏi hạn
chế; cơ hội và thách thức mới4 vẫn đang tiếp diễn đối với quá trình phát triển nền xã hội học
nƣớc ta, đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu trả lời, nhƣ: trong hơn 40 năm qua các cơ sở xã
hội học khu vực nhà nƣớc đã đạt đƣợc những thành tựu gì trong bức tranh phát triển xã hội
học khu vực và thế giới? Cơ hội, bất cập và thách thức nào đang tiếp tục đặt ra đối với sự
phát triển nền xã hội học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế? Dựa vào nguồn tài liệu
thứ cấp và quan sát của tác giả thu thập đƣợc, bài viết tổng quan phác thảo sơ lƣợc chặng
đƣờng phát triển của nền xã hội học ở Việt Nam trong suốt hơn bốn thập kỷ qua; phân tích


chỉ ra một số thành công, cơ hội và thách thức trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo lĩnh
vực xã hội học ở Việt Nam thời gian qua; bài viết cũng đƣa ra một số bàn luận và khuyến
nghị giải pháp nhằm cải thiện nâng cao chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp
phần vào quá trình phát triển và sự thịnh vƣợng của nền xã hội học ở nƣớc ta trong bối cảnh
xã hội Việt Nam chuyển đổi và hội nhập quốc tế5.


<b>2. Cơ hội, thách thức trong đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các cơ sở xã hội học </b>
<b>khu vực nhà nƣớc </b>


<i>Cơ hội và thách thức trong hoạt động đào tạo xã hội học </i>


Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta rất chú trọng đến cơng tác đào tạo nâng cao
trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy, nghiên cứu cho cán bộ ở các viện nghiên
cứu chuyên ngành và các cơ sở đào tạo. Đào tạo nƣớc ngoài với các đề án nhƣ: Đề án 322,
Đề án 911, Đề án 165, và các đề án khác đƣợc ra đời nhằm tạo cơ hội cho các cán bộ giảng
dạy và nghiên cứu trẻ tham gia học tập nâng cao trình độ chun mơn. Bên cạnh đó, bằng
các mối quan hệ độc lập, các viện và trƣờng cũng có nhiều chƣơng trình hợp tác song




4


Phát triển xã hội học trong khu vực nhà nƣớc ở bài viết này muốn nói đến sự đời và phát triển các cơ sở nghiên cứu và
giảng dạy xã hội học ở Việt Nam; số lƣợng các đề tài/ dự án nghiên cứu; số lƣợng ngƣời tốt nghiệp các bậc cử nhân,
thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành xã hội học. Còn thuật ngữ cơ hội trong phát triển xã hội học khu vực nhà nƣớc ở Việt Nam
đƣợc bài này đề cập đến những cơ hội tham gia đào tạo, tham gia các đề tài nghiên cứu; thách thức là những khó khăn
trong công tác đào tạo và nghiên cứu mà các cơ sở này đang phải đối diện, thách thức này có thề cản trở tiến trình phát
triển và hội nhập xã hội học Việt Nam.


5



</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


18


phƣơng với các viện, trƣờng đại học nƣớc ngồi, trong đó có các học bổng ngắn và dài hạn
cho cán bộ trẻ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ.


Công tác đào tạo chuyên ngành xã hội học ở trong nƣớc cũng đƣợc phát triển nở rộ với
việc Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định thành lập nhiều cơ sở đào tạo xã hội
học, có chức năng giảng dạy và cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ xã hội học. Có thể nói, cơ
chế và mơi trƣờng đào tạo đang tạo nhiều cơ hội tốt cho cán bộ, ngƣời học nâng cao trình độ
kiến thức và hiểu biết về tri thức xã hội học, nhằm nhanh chóng phát triển ngành xã hội học
và đóng góp thiết thực vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.


Tuy nhiên, những bất cập và thách thức trong hoạt động đào tạo ở các viện nghiên cứu và
các trƣờng đại học ở nƣớc ta vẫn đang tiếp tục đặt ra đối với ngành xã hội học; chẳng hạn
nhƣ tình trạng cán bộ khơng nỗ lực quyết tâm tham gia khai thác các cơ hội đào tạo trong và
ngồi nƣớc để nâng cao trình độ chun môn, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tin học, ngoại
ngữ và điều này có thể dẫn đến nguy cơ tụt hậu về chuyên môn xã hội học của thế hệ trẻ so
với thế hệ trƣớc; tình trạng cán bộ đƣợc cử đi đào tạo trong và ngoài nƣớc nhƣng khi hồn
thành khóa học khơng về nƣớc hoặc trở về thì xin chuyển ra bên ngồi làm việc cho các tổ
chức NGO, tổ chức quốc tế. Đây cũng đƣợc xem là vấn đề chảy máu chất xám diễn ra ở các
cơ sở nghiên cứu và đào tạo xã hội học khu vực nhà nƣớc.


Liên quan đến tình hình đào tạo ở các cơ sở xã hội học khu vực nhà nƣớc, một số bất cập
và thách thức đang đặt ra hiện nay là chất lƣợng đào tạo khơng đƣợc nhƣ mong muốn. Tình
trạng sinh viên, học viên sau đại học ít hứng thú với bài giảng, thiếu tích cực trong việc tra
cứu đọc các tài liệu trong và ngồi nƣớc có liên quan đến môn học, số môn học và chƣơng
trình đạo tạo mơn học chƣa hợp lý, v.v... Thực tế này phần nào ảnh hƣởng đến kiến thức


chuyên ngành của ngƣời học bị thiếu hút nghiêm trọng. Hệ quả này tất yếu dẫn đến sinh
viên, học viên sau đại học lúng túng, gặp khó khăn trong thiết kế đề cƣơng nghiên cứu, triển
khai điền dã thu thập thông tin, xử lý số liệu và viết khóa luận, luận văn, luận án tốt nghiệp.
Cũng liên quan đến bất cập về chất lƣợng đào tạo hiện nay là ngƣời học tốt nghiệp về công
tác tại viện, trƣờng hay cơ quan bên ngoài gặp nhiều khó khăn với cơng việc đƣợc giao.
Thực tế nhiều sinh viên khi tốt nghiệp đại học ra trƣờng về một đơn vị công tác đều cho biết
những điều họ học trong trƣờng khác nhiều với thực tế, nhất là đối với cơ quan nghiên cứu.
Khi mới vào nghề, hầu hết họ đều thiếu hiểu biết về quy trình nghiên cứu và kỹ năng cần
thiết để triển khai một nghiên cứu. Bên cạnh đó, vẫn cịn hạn chế về trình độ công nghệ
thông tin, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm, v.v.. phần nào dẫn khó khăn khi tham gia hoạt
động nghiên cứu. Một bất cập nữa là tình trạng ngƣời học xã hội học khi ra trƣờng khó xin
việc, hiện tƣợng khơng ít trƣờng hợp sinh viên phải “treo bằng xã hội học”, làm trái ngành
nghề đào tạo, thậm chí làm cơng nhân lao động hoặc đi xuất khẩu lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


19


bằng cấp cao gia tăng. Tuy nhiên, vấn đề gây quan ngại nhất là chất lƣợng đào tạo ở nhiều
cơ sở đào tạo thời gian vừa qua là chƣa đƣợc nhƣ mong đợi của xã hội, hiện tƣợng đào tạo
chạy theo số lƣợng hơn là chất lƣợng. Thực tế có thể làm suy giảm niềm tin xã hội và uy tín
của ngành xã hội học Việt Nam, và hơn thế nữa ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh trong
đào tạo xã hội học ở khu vực nhà nƣớc so với cơ sở đào tạo xã hội học khu vực tƣ, năng lực
cạnh tranh trong đào tạo với các trƣờng đào tạo xã hội học trong khu vực và thế giới.


<i>Cơ hội và thách thức trong hoạt động nghiên cứu xã hội học </i>


Đƣợc sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành và nhu cầu của các địa phƣơng, các tổ
chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế, hoạt động nghiên cứu và tƣ vấn xã hội học cũng có
sự phát triển nở rộ trong thời gian qua. Cho đến nay ngành xã hội học đã có nhiều đề tài cấp


nhà nƣớc, đề tài cấp bộ, cấp địa phƣơng, cấp cơ sở đã đƣợc các thế hệ cán bộ nghiên cứu và
giảng dạy thực hiện bằng nguồn ngân sách của Chính phủ, địa phƣơng. Kết quả các đề tài
nghiên cứu này đã có đóng góp khoa học trong việc phát hiện và lý giải thấu đáo quy luật
mối quan hệ xã hội nảy sinh trong đời sống xã hội, là cơ sở cho việc hoạch định đƣờng lối
của Đảng, xây dựng chính sách phát triển của Nhà nƣớc và các địa phƣơng. Kết quả quá
trình thực hiện một chuỗi các đề tài cũng đóng góp quan trọng vào công tác đào tạo cán bộ,
nhất là cán bộ trẻ ở các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy xã hội học. Sản phẩm của các đề tài
cũng đƣợc xuất bản, bao gồm sách chuyên khảo, bài báo cơng trình khoa học, là nguồn tài
liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên, học viên sau đại học, giới nghiên cứu và quản lý xã hội.


Các đề tài/ dự án nghiên cứu, tƣ vấn hợp tác với các viện, trƣờng, tổ chức quốc tế cũng
phát triển mạnh, đa dạng về cấp độ và quy mô hợp tác nghiên cứu trong những thập niên vừa
qua. Có thể thấy trong những thập niên vừa qua các cơ sở nghiên cứu và đào tạo xã hội khu
vực nhà nƣớc ở Việt Nam đã thực hiện nhiều đề tài/ dự án nghiên cứu hợp tác với các viện
nghiên cứu, trƣờng đại học có uy tín trên thế giới, hợp tác với các tổ chức quốc tế có quy mơ
hoạt động tồn cầu nhƣ: UNDP, WB, UNFPA, JICA, ADB, HAI, và nhiều tổ chức quốc tế,
tổ chức phi chính phủ (NGO), v.v… Các mối quan hệ hợp tác nghiên cứu này không chỉ có
ý nghĩa trong việc mở rộng đề tài nghiên cứu, tƣ vấn phát triển xã hội, đóng góp khuyến
nghị khoa học có giá trị đối với chính sách hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế cho Việt
Nam; bổ sung nguồn dữ liệu tham khảo hữu ích cho Chính phủ, bộ ngành và các địa phƣơng
trong q trình phát triển; nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng tƣ vấn về phát triển xã
hội, phát triển cộng đồng cho cán bộ; nâng cao vị thế của các cơ sở xã hội học ở Việt Nam.


</div>

<!--links-->
Tài liệu Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam ppt
  • 39
  • 484
  • 0
  • ×