Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 10, 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.54 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tập đọc:. ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 1). I. Mục tiêu: - Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiêng/ phút) - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. * HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm dược đoạn văn, đoạn thơ. - Hiểu ND chính của từng đoạn, Nd của cả bài, nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài. Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. II. Chuẩn bị: - Phiếu thăm ghi tên bài tập đọc + câu hỏi yêu cầu HS trả lời. - Một số bảng phụ kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Giới thiệu bài. (1’) - Lắng nghe HĐ2: Kiểm tra TĐ và HTL. (16-18’) Cách tiến hành: a/ Số lượng HS kiểm tra: khoảng 1/3 số HS trong lớp. b/ Tổ chức cho HS kiểm tra. - Gọi từng HS lên bốc thăm. - HS lần lượt lên bốc thăm. - Cho HS chuẩn bị bài. - Mỗi em được chuẩn bị trong 2 phút. - HS đọc bài trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) + trả lời câu hỏi ghi trong phiếu thăm. - GV cho điểm . Lưu ý: Những HS kiểm tra chưa đạt yêu cầu, GV cần nhắc các em về nhà luyện đọc để kiểm tra trong tiết học sau. HĐ3: HD HS làm BT. (13-15’) Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc: Các em đọc lại những bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân và ghi lại những điều cần nhớ vào bảng theo mẫu trong SGK. - Những bài TĐ như thế nào là truyện - Đó là những bài có một chuỗi sự việc, kể? liên quan đến một hay một số nhân vật; mỗi truyện nói lên một điều có ý nghĩa. - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (phần 1 + - Hãy kể tên những bài TĐ là truyện kể phần 2), Người ăn xin. thuộc chủ điểm Thương người như - HS đọc thầm lại bài đã nêu. thể thương thân. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Cho HS đọc thầm lại các truyện. - 3 HS làm bài vào bảng. - GV phát bảng phụ đã kẻ sẵn bảng - Cả lớp làm bài vào giấy nháp. - 3 HS làm bài vào bp lên dán trên bảng theo mẫu cho 3 HS làm bài. lớp. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc: Tìm trong các bài TĐ a/ Đoạn văn có giọng thiết tha, trìu mến trên đoạn văn có giọng đọc: a/ Thiết tha, trìu mến. là đoạn cuối truyện Người ăn xin từ “Tôi chẳng biết làm cách nào ... của ông lão” b/ Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết là b/ Thảm thiết. đoạn Nhà Trò kể nỗi thống khổ của mình (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 1, từ “Năm trước gặp khi trời làm đói kém ... ăn thịt em ...”) c/ Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn c/ Mạnh mẽ, răn đe. đe là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 2) từ “Tôi thét ... đi không?” - Lần 1: 3 HS cùng đọc 1 đoạn. Lần 2: 3 HS khác, mỗi em đọc 1 đoạn. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. - Cho HS thi đọc diễn cảm. C. Củng cố, dặn dò: (2-3’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu những em chưa có điểm kiểm tra đọc và những em đã kiểm tra nhưng chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc. - Dặn HS xem lại các quy tắc viết hoa tên riêng để học tốt tiết ôn tập sau.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Chính tả:. ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 2). I. Mục tiêu: 1. Nghe - viết đúng chính tả( tốc độ viết khoảng 75 chữ/15’), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả. *HS khá giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả; hiểu nội dung của bài. 2. Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng(VN và nước ngoài);Bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết. II. Chuẩn bị: - Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải BT2. - 4, 5 tờ giấy kẻ bảng ở BT2. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV HĐ1: Giới thiệu bài. (1’) HĐ2: Nghe – viết. (18-20’) a. Hướng dẫn chính tả. - GV đọc cả bài một lượt.. Hoạt động của HS. - HS theo dõi trong SGK. - Cả lớp đọc thầm bài Lời hứa. - HS luyện viết các từ ngữ.. - Hướng dẫn HS viết một số từ ngữ dễ viết sai: bỗng, bụi, ngẩng đầu, giao. - GV nhắc lại: cách trình bày bài, cách viết các lời thoại, viết tên bài vào giữa dòng. Khi viết lời thoại nhớ xuống dòng, lùi vào và gạch ngang. b. GV đọc cho HS viết chính tả. - GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS - HS viết chính tả. viết. - GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt. - HS rà soát lại bài. c. Chấm chữa bài: - GV chấm 7 -10 bài. - Những HS không nộp bài chấm đổi vở cho nhau để kiểm tra lỗi + ghi lỗi ra bên lề trang vở. - GV nêu nhận xét chung. HĐ3: HD HS làm BT. (10-12’) - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu của BT. - HS làm bài theo cặp. Các cặp trao đổi - GV giao việc: với nhau về câu trả lời. - Đại diện các cặp trình bày trước lớp: a/ Em bé được giao nhiệm vụ gác kho đạn. b/ Trời tối rồi mà em vẫn không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay. c/ Các dấu ngoặc kép trong câu được dùng để báo trước bộ phấnau nó là lời Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> nói của bạn em bé hay của em bé. d/ - Không đưa được những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng. - Vì: những lời trong ngoặc kép là lời thoại của em bé với các bạn chơi đánh trận giả mà em bé đã thuật lại với người khách chứ không phải là lời thoại trực tiếp. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. Bài3: Cho HS đọc yêu cầu của BT.. - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - 2 HS làm bài trên bảng. Lớp làm vào giấy nháp. - Lớp nhận xét.. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. HĐ4: Củng cố, dặn dò. ( 2-3’) - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết sau.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tập đọc:. ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 3). I. Mục tiêu: - Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiêng/ phút) - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. * HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm dược đoạn văn, đoạn thơ. - Hiểu ND chính nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng. II. Chuẩn bị: - Phiếu thăm ghi bài tập đọc + câu hỏi . III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV HĐ1: Giới thiệu bài. (1’) HĐ2: Kiểm tra (thực hiện như ở tiết 1). (18-20’) HĐ3: HD HS làm BT. ( 12-14’) Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc: Em hãy kể tên những bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng trong tuần 4, 5, 6.. Hoạt động của HS - Lắng nghe. - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - HS kể tên: .T4: Một người chính trực (T36) .T5: Những hạt thóc giống (T46) .T6: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca (T55); Chị em tôi (T59). - HS cả lớp đọc thầm. - Cả lớp làm vào vở. - HS trình bày. - Lớp nhận xét.. - GV nhận xét + Chốt lại lời giải đúng. (GV dán tờ giấy to đã kẻ sẵn bảng với lời giải đúng lên bảng lớp) - GV cho HS đọc diễn cảm một đoạn - 1 HS đọc. văn để minh hoạ cho giọng đọc. Bài 3: Củng cố, dặn dò. (2’) - Những truyện kể các em vừa ôn có - Cần sống trung thực, tự trọng, ngay chung một lời nhắn nhủ gì? thẳng như măng luôn mọc thẳng. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau .... Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Luyện từ và câu:. ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 4). I. Mục tiêu: 1. Nắm được một số từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ. 2. Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn lời giải BT1. - Bảng phụ khổ nhỏ kẻ bảng để HS các nhóm làm BT. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Giới thiệu bài. (1’) HĐ2: HD HS làm BT. (32-34’) Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT. - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. - GV giao việc: - GV phát giấy đã kẻ sẵn các cột theo - Các nhóm nhận giấy, trao đổi bàn bạc chủ điểm cho các nhóm. và ghi các từ ngữ vào cột thích hợp. - Theo hiệu lệnh, đại diện các nhóm dán bài làm lên bảng và trình bày kết quả của nhóm mình. - Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét + tính điểm và chốt lại (GV dán lên bảng lớp tờ giấy to đã ghi lời giải đúng). Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu của BT. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - GV giao việc: - HS tìm và ghi ra giấy nháp. - HS phát biểu. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét + chốt lại những thành ngữ, tục ngữ. - YC HS đọc lại các thành ngữ, tục ngữ. - 2 HS đọc lại các thành ngữ, tục ngữ. - YC HS đặt câu với 1 thành ngữ tự chọn (hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng của - HS đặt câu ra giấy nháp. - Một số HS đọc câu mình đặt hoặc nêu một trong các câu tục ngữ). hoàn cảnh sử dụng câu tục ngữ. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét. Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT. - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. - GV giao việc: Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - GV phát bảng đã kẻ bảng theo mẫu - 3 HS làm bài . Các HS còn lại làm cho 3 HS làm bài. vào giấy nháp. - 3 HS lên dán kết quả bài làm lên bảng lớp. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. HĐ3: Củng cố, dặn dò. ( 2’) - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Kể chuyện:. ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 5). I. Mục tiêu: - Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiêng/ phút) - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. * HS khá giỏi đọc diễn cảm được đoạn văn, kịch, thơ. Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự đã học. - Nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; Bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là chuyện kể đã học.. II. Chuẩn bị: - Phiếu ghi tên từng bài TĐ, HTL trong 9 tuần đầu, sách TV4, tập 1. - Bảng phụ viết sẵn lời giải BT2 + BT3. - Bảng phụ kẻ sẵn bảng cho các nhóm HS làm BT. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Giới thiệu bài. (1’) HĐ2: Kiểm tra TĐ. (16-18’). - Kiểm tra tất cả những HS chưa có điểm. - Thực hiện như ở tiết 1. HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT. (15-16’) Bài1: Cho HS đọc yêu cầu của BT. - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. - GV giao việc. - HS đọc thầm lại các bài TĐ thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ (tuần 7, 8, 9). - GV phát bảng phụ đã kẻ sẵn các bảng - Các nhóm làm bài vào bảng đã kẻ theo mẫu trong SGK (trang 98) cho các sẵn. - Đại diện các nhóm dán kết quả bài nhóm. làm của nhóm mình lên bảng lớp + trình bày. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng. (GV đưa lên bảng lớp tờ giấy to đã chuẩn bị sẵn kết quả đúng). Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT. - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. - GV: Các em đọc lại những bài TĐ là truyện kể đã học, sau đó ghi chép tên nhân vật, tên bài, tính cách của nhân vật. - Các nhóm đọc lại các bài TĐ là truyện + làm bài vào giấy. - Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng lớp + trình bày. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> HĐ4: Củng cố, dặn dò. (2-3’) - Các bài TĐ thuộc chủ điểm Trên đôi - HS phát biểu. cánh ước mơ vừa học giúp các em hiểu điều gì? - GV chốt lại: Con người cần sống có ước mơ, cần quan tâm đến ước mơ của nhau. Những ước mơ cao đẹp và sự quan tâm đến nhau sẽ làm cho cuộc sống thêm tươi vui, hạnh phúc. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Tập làm văn:. ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 6). I. Mục tiêu: 1.Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn. 2.Nhận biết được từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ trong đoạn văn ngắn. * HS khá giỏi phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết. - Bảng phụ viết nội dung BT2. - Một số tờ giấy viết nội dung BT3, 4 (GV hoặc HS chuẩn bị). III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV HĐ1: Giới thiệu bài. (1’) HĐ2: HD HS làm BT. (33-34’) Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc: Y/c hs đọc thầm đoạn văn Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc: Ở ý a, các em chỉ cần tìm một tiếng; ý b tìm một tiếng.. Hoạt động của HS - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn. - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. - 3 HS làm bài vào giấy. HS còn lại làm vào giấy nháp. - 3 HS làm bài vào giấy dán bài làm lên bảng lớp. - Lớp nhận xét.. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: a/ Tiếng chỉ có vần và thanh: ao b/ Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh: tất cả các tiếng còn lại. Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT. - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. - GV giao việc: - HS đọc lại bài: . Từ đơn và từ phức (tr 27 SGK) . Từ ghép và từ láy (tr 38 SGK) - Thế nào là từ đơn? - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. - Thế nào là từ láy? - Là từ phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau. - Thế nào là từ ghép? - Là từ được ghép bởi các tiếng có nghĩa lại với nhau. - Từng cặp HS tìm từ. - Đại diện một số cặp lên dán bài trên bảng lớp + đọc trước lớp. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> a/ Từ đơn có trong bài: dưới, tầm, cánh, chú, là, luỹ, tre, xanh, trong, bờ, ao, rồi, cảnh, còn, sáng... b/ Từ láy có trong bài: chuồn chuồn, rì rào, rung rinh, thung thăng. c/ Từ ghép có trong bài: bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong, cao vút. (em nào tìm được trong mỗi loại các từ đã cho là đúng). * ND mở rộng: Phân biệt sự khác nhau - HS khá giỏi TL. về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy. Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu của BT. - 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe. - Thế nào là danh từ? - Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). - Thế nào là động từ? - Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. - HS làm bài theo cặp vào giấy. - Đại diện các cặp lên trình bày. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. a/ Danh từ có trong đoạn văn: tầm, cánh, chú, chuồn chuồn, tre, gió, bờ, ao, khóm, khoai nước, cảnh, đất nước, cánh, đồng, đàn, trâu, cỏ, dòng, sông, đoàn, thuyền, tầng, đàn, cò, trời. b/ Động từ có trong đoạn văn: rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, ngược xuôi, bay. HĐ3: Củng cố, dặn dò. (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà làm thử bài luyện tập ở tiết 7, 8.... Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Tập đọc:. ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU. I. Mục tiêu: 1.Biết đọc đoạn văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. 2. Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi. Trả lời được câu hỏi trong SGK. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV HĐ1: Giới thiệu bài. (1’) HĐ2: HD HS luyện đọc. ( 12-14’) - GV chia đoạn: Bài gồm 4 đoạn. Mỗi lần xuống dòng là một đoạn.. Hoạt động của HS. - HS đọc nối tiếp 2 - 3 lượt. - Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: diều, trí, bút, vỏ trứng, vi vút ... - Cho HS đọc chú giải. - 1, 2 HS giải nghĩa từ. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo. - GV đọc diễn cảm toàn bài. HĐ3: HD HS tìm hiểu bài. (8-9’) Đoạn 1 + 2: - 1 HS đọc Đ1, 1 HS đọc Đ2. - Tìm những chi tiết nói lên tư chất - Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay thông minh của Nguyễn Hiền. đến đấy, có trí nhớ lạ thường. Có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. Đoạn 3 + 4: - 1 HS đọc Đ3, 1 HS đọc Đ4. - Nguyễn Hiền ham học và chịu khó - Ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng như thế nào? ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát. Bút là ngón tay hay mảng gạch vỡ. Đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kỳ thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. - Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông - Vì Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên trạng thả diều”. năm 13 tuổi, khi vẫn là một chú bé ham thích thả diều. - Theo em, tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên? a/ Tuổi trẻ tài cao. b/ Có chí thì nên. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> c/ Công thành danh toại. - HS trao đổi thảo luận. - HS nêu ý kiến của mình. - GV nhận xét + chốt lại: Cả 3 câu a, b, c đều đúng nhưng ý b là câu trả lời đúng nhất ý nghĩa của truyện. HĐ4: HD HS đọc diễn cảm. (8-10’) - GV chọn 1 đoạn trong bài cho HS thi đọc. - GV nhận xét + khen những HS đọc hay. C. Củng cố, dặn dò. (2-3’) - Truyện Ông Trạng thả diều giúp em hiểu điều gì?. - HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. - Một số HS thi đọc. - Lớp nhận xét.. * HS có thể trả lời: - Làm việc gì cũng phải chăm chỉ. - Nguyễn Hiền là người có chí. Nhờ lòng quyết tâm vượt khó ông đã trở thành trạng nguyên trẻ nhất nước ta. - Nguyễn Hiền là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.... - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Chính tả: (Nhớ - viết). NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ. I. Mục tiêu: 1. Nhớ và viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ. 2. Làm đúng BT3, BT2b. * HS khá giỏi làm đúng YC của BT3 trong SGK (viết lại các câu) II. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2b, BT3. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Giới thiệu bài. (1’) HĐ2: HD viết chính tả. (20-22’) - GV nêu yêu cầu của bài chính tả: Các em chỉ viết 4 khổ đầu của bài thơ. - GV đọc bài chính tả. - Lớp lắng nghe. - 1 HS đọc thuộc lòng. - Cả lớp đọc thầm. - Hướng dẫn HS viết một số từ ngữ dễ viết sai: phép, mầm, giống ... - YC HS viết chính tả. - HS gấp SGK, viết chính tả. - GV chấm 7 – 10 bài. - HS còn lại tự chữa bài, ghi lỗi ra lề trang giấy. - Nhận xét chung. HĐ3: HD HS làm BT. (8-10’) Bài 2b: - Cho HS đọc yêu cầu của BT. - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. - Cho HS làm bài theo nhóm. - Các nhóm trao đổi, điền vào chỗ trống. - Cho HS trình bày kết quả: GV dán 3 - Đại diện 3 nhóm lên làm bài. tờ giấy đã chép sẵn đoạn thơ lên bảng để HS làm bài. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: nổi, đỗ, thưởng, đỗi, chỉ, nhỏ, thuở, - HS ghi lời giải đúng vào vở. phải, hỏi, của, bữa, để, đỗ. Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT + - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. đọc câu a, b, c, d. - GV giao việc: BT cho 4 câu a, b, c, d, trong mỗi câu còn có hiện tượng viết sai chính tả. Nhiệm vụ của các em là phải viết lại những chữ còn viết sai chính tả. - Cho HS làm bài: - HS làm bài cá nhân. - 3 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ: Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. * ND mở rộng: YC. a/ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. b/ Xấu người, đẹp nết. c/ Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể. d/ Trăng mờ còn tỏ hơn sao Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi. - Lớp nhận xét. - Đối với HS khá giỏi viết lại các câu.... C. Củng cố, dặn dò: (2-3’) - GV giải thích các câu tục ngữ. - HS lắng nghe. - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS ghi nhớ cách viết cho đúng những từ ngữ dễ viết sai, HTL các câu ở BT3.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> LUYỆN TỪ VÀ CÂU:. LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ. I. Mục tiêu: 1. Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ ( đã, đang, sắp). 2. Nhận biết sử dụng các từ đó qua các BT thực hành. * HS khá giỏi biết đặt câu có sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho ĐT. II. Chuẩn bị: - Bảng lớp viết nội dung BT1 + Bút dạ + Một số tờ giấy viết sẵn nội dung BT 2. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động giáo viên HĐ1: Giới thiệu bài. (1’) HĐ2: HD HS làm BT. (30-32’) Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV viết sẵn 2 câu văn lên bảng lớp.. Hoạt động học sinh - 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe. - 2 HS lên làm bài trên bảng lớp. - HS còn lại làm vào giấy nháp. - 2 HS làm bài trên bảng lớp trình bày kết quả bài làm của mình: * Trời ấm lại pha lành lạnh. Tết sắp đến. Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó cho biết sự việc sẽ diễn ra trong thời gian rất gần. * Rặng đào đã trút hết lá. Từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút. Nó cho biết sự việc được hoàn thành rồi. - Lớp nhận xét.. - Nhận xét + chốt lại lời giải đúng. Bài 2a: Cho HS đọc yêu cầu của BT + - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. đọc câu a. - Giao việc: - Phát giấy đã chuẩn bị trước cho 3 HS - 3 HS làm bài vào giấy. HS còn lại làm làm bài. vào giấy nháp. - 3 HS làm bài vào giấy lên trình bày kết quả bài làm. - Lớp nhận xét. - Nhận xét + chốt lại lời giải đúng: chữ cần điền là đã. - Chép lời giải đúng vào vở. b/ Cách tiến hành như câu a. Lời giải đúng: Chào mào đã hót, cháu vẫn đang xa, mùa na sắp tàn. * Nội dung mở rộng: YCHS - HS khá giỏi đặt một vài câu có sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho ĐT. Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT + - 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> đọc truyện vui Đãng trí. - Làm bài vào giấy nháp. - Trình bày. - Lớp nhận xét. - Nhận xét + chốt lại lời giải đúng: . Thay đã làm việc bằng đang làm việc. . Người phục vụ đang bước vào - bỏ đang sẽ đọc gì - bỏ sẽ hoặc thay sẽ bằng đang ... C. Củng cố, dặn dò. (2-3’) - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu học sinh về nhà xem lại BT 2, 3. - Kể lại truyện vui Đãng trí cho người thân nghe.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Kể chuyện:. BÀN CHÂN KỲ DIỆU. I. Mục tiêu: -Nghe quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu. - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghi lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. II. Chuẩn bị: - Các tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to (nếu có). III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV HĐ1: Giới thiệu bài. (1’) HĐ2: GV kể chuyện lần 1. (4’) - GV kể chuyện lần 1, không có tranh (ảnh )minh hoạ. Giọng kể thong thả, chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ: thập thò, mềm nhũn, buông thõng, bất động, nhoè ướt, quay ngoắt, co quắp. - GV giới thiệu về Nguyễn Ngọc Ký. HĐ3: GV kể lần 2. (6-7’) - GV kể chuyện kết hợp với việc sử dụng tranh. GV lần lượt đưa từng tranh lên bảng kể cho HS nghe nội dung câu chuyện. HĐ4: HD HS kể chuyện. (20-22’) a/ Cho HS kể theo cặp hoặc theo nhóm. b/ Cho HS thi kể + nêu bài học học được từ Nguyễn Ngọc Ký.. Hoạt động của HS - HS lắng nghe.. - HS nghe kể kết hợp quan sát tranh.. - HS kể nối tiếp nhau. Mỗi em kể 2 tranh, sau đó kể toàn chuyện. - Một vài tốp HS thi kể từng đoạn. - 2 - 3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện + nêu bài học ... - Lớp nhận xét.. - GV nhận xét + khen những HS kể hay. HĐ5: Củng cố, dặn dò.(1’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài kể chuyện của tuần 12.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Tập đọc:. CÓ CHÍ THÌ NÊN. I. Mục tiêu: - Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. - Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữu vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. - TL được các câu hỏi trong SGK. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy - hoc: Hoạt động của GV A. KTBC: ( 4-5’) - Đọc Đ 1, 2 bài Ông trạng thả diều : Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền. - Đọc đoạn 3 + 4: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông trạng thả diều?”. Hoạt động của HS - Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường, thuộc 20 trang sách trong 1 ngày ... - Nguyễn Hiền đậu trạng nguyên khi mới 13 tuổi, Nguyễn Hiền rất thích chơi thả diều.. - GV nhận xét + cho điểm. B. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài. (1’) HĐ2: HD HS luyện đọc. (8-10’) - Cho HS đọc nối tiếp các câu tục ngữ. - HS đọc nối tiếp. - HD đọc một số từ ngữ dễ đọc sai: sắt, - HS đọc từ theo hướng dẫn của GV. quyết, tròn, keo, vững, sóng ... - Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ. - 1 HS giải nghĩa từ. - HS đọc theo cặp. - 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Nhấn giọng ở từ ngữ: quyết, hành, tròn vành, chí, chớ thấy, mẹ. HĐ3: HD HS tìm hiểu bài. ( 7-9’) - Cho HS đọc lại cả 7 câu tục ngữ. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - Dựa vào nội dung các từ ngữ hãy xếp các câu tục ngữ vào 3 nhóm sau: a/ Khẳng định có ý chí thì nhất định thành công. b/ Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn. c/ Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn. - Cho HS trình bày kết quả. - HS thảo luận theo cặp. - HS trình bày. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu? Em hãy chọn ý đúng nhất trong các ý sau đây để trả lời: - HS trả lời. a/ Ngắn gọn có vần điệu. b/ Có hình ảnh so sánh. c/ Ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh. - GV chốt lại: ý c là đúng + phân tích vần điệu, hình ảnh trong các câu tục ngữ. - HS đọc lại 7 câu tục ngữ một lần nữa. - Theo em, HS phải rèn luyện ý chí gì? - HS trả lời. Lớp nhận xét. Lấy ví dụ về những biểu hiện của một HS không có ý chí. - GV chốt lại ý đúng. HĐ4: HD HS đọc diễn cảm + HTL. ( 9-10’) - GV đọc mẫu toàn bài. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc. - HS học thuộc lòng (học nhẩm) - 3, 4 HS thi đọc (có thể thi đọc từng câu, có thể thi cả bài). - Lớp nhận xét. - GV nhận xét + khen những HS thuộc lòng + đọc hay. C. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL cả 7 câu tục ngữ. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×