Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Thuyết minh dự án trang trại điện mặt trời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 53 trang )

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CƠNG TRÌNH :
ĐỊA ĐIỂM:
CHỦ ĐẦU TƯ:

TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP MẶT TRỜI XANH
THÔN THUẬN 1, XÃ THUẬN, HUYỆN HƯỚNG HĨA, TỈNH
QUẢNG TRỊ
CƠNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN HƯNG THỊNH

Quảng Trị, 09/2020


Danh mục các ký hiệu chưữ̀ viết tắt
Ký hiệu
AC
DC
EMS
EMS
IoT
MicroCA
O
MPPT
PID
PF
PTC
THD
PV
SCADA
SPV



Tiếng Anh
alternative current
direct current
energy management system
environment management system
internet of things
Micro: control, analysis and operation
maximum power point tracking
potential-induced degradation
power factor
PVUSA testing conditions
total harmonic distortion
Photovoltaic
supervisory
control
and
acquisition
solar photovoltaic

Tiếng Việt
dòng điện xoay chiều
dòng điện một chiều
hệ thống quản lý năng lượng
hệ thống quản lý môi trường
vạn vật kết nối internet
ứng dụng phân tích dữ liệu của
SolarVille
dò điểm công suất cực đại
suy giảm công suất

hệ số công suất
điều kiện chuẩn về PV của Mỹ
hệ số sóng hài
pin quang điện
data giám sát và thu thập dữ liệu
pin mặt trời

THUYẾT MINH DỰ ÁN


TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP MẶT TRỜI XANH TẠI XÃ THUẬN, HUYỆN
HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN
Nước ta là một nước đi lên từ nền sản xuất nông nghiệp, do vậy việc phát triển nông
nghiệp luôn được coi là một trong những quốc sách hàng đầu của đất nước. Việc áp dụng
các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đã thu lại nhiều thành tựu đặc biệt là
trong chăn nuôi trong những năm gần đây. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2019
cho thấy: số lượng trang trại có xu hướng giảm (giảm 5,6% so với năm trước) nhưng số
lượng gia súc, gia cầm lại tăng đều qua các năm (tăng 2,5%, với sản lượng 4.012,8 tấn).
Điều này cho thấy các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã giảm dần, mơ hình trang trại chăn ni quy
mơ lớn, có quy trình chăn ni áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại ngày càng phổ biến.
Hiện nay, lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm ở tỉnh Quảng Trị đang khá phát triển,
tuy nhiên việc chăn ni gia súc, gia cầm theo quy trình tiêu chuẩn vẫn còn hạn chế. Việc
mở rợng mơ hình chăn ni gia súc, gia cầm áp dụng các biện pháp, công nghệ cao tại địa
phương đang trở lên rất cần thiết và cần được nhân rộng. Xuất phát từ thực tế trên, Công ty
TNHH Tư vấn và Phát triển Hưng Thịnh quyết định đầu tư dự án: “Trang trại nông nghiệp
mặt trời xanh tại xã Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” với tổng diện tích đất sử
dụng 3,7 ha. Dự án khi đi vào hoạt động sẽ áp dụng mô hình chăn ni của Cơng ty cổ phần
Greenfeed Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đem lại năng suất và thu

nhập ổn định cho các hộ gia đình ở địa phương.
Song hành cùng với chăn ni gia súc, phía trên các mái nhà lợn thương phẩm lắp
đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời để năng lượng tái tạo phục vụ cho trang trại nông
nghiệp Mặt trời xanh và bán lên lưới điện quốc gia giải quyết nhu cầu cấp thiết về năng
lượng hiện nay.
II. TÊN DỰ ÁN: TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP MẶT TRỜI XANH TẠI XÃ
THUẬN, HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
Địa điểm đầu tư: Thôn Thuận 1- xã Thuận - huyện Hướng Hóa - tỉnh Quảng Trị.
Diện tích khu đất xây dựng Trang trại: 36.888 m2.
Quy mô chuồng trại: + Chăn nuôi lợn: 50 nái, 1200 lợn thịt.
+ Điện năng lượng mặt trời: công suất tâm pin 1.097,82 kwp,
inverter 900 kW.
Số lượng lao động: 20 người.
Tổng vốn đầu tư : 24.000.000.000 đồng.
Thời gian hoạt động kinh doanh của dự án: 50 năm
III. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên giao dịch: Công ty TNHH Tư Vấn và Phát Triển Hưng Thịnh (Sau đây được
gọi là Chủ đầu tư).
Đại diện là Ông: Lâm Hưng Thi
Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Mã số thuế: 3200676055
Điện thoại: 0946036555
Đăng ký kinh doanh số: 3200676055 do phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch &
đầu tư tỉnh Quảng Trị cấp ngày 19 tháng 10 năm 2018.
IV. Cơ sở pháp lý lập báo cáo


- Luật Đất đai năm 2013;
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

- Luật Xây dựng năm 2014;
- Luật Thú y năm 2015;
- Luật chăn nuôi năm 2018;
- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 14/12/2004 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật Điện lực sửa đổi bổ sung số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật Xây dựng số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phù quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về Quy định chi tiết
một số điều của Luật Thú y;
- Nghị định sô 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phù về sửa đổi, bổ sung
một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết
Luật chăn nuôi;
- Thông tư số 22/2009/TT-BNN ngày 28/4/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch vận chuyển giống vật nuôi đảm
bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi;
- Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
- Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại
chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học;
- Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y;
- Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt
Nam, công bố mã hồ sơ đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam;

- Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi;
- Thông tư số 04/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/3/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu
sản xuất thức ăn thủy sản;
- QCVN 01-190:2020/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản
xuất thức ăn thủy sản;
- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án Phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm
2020;


- Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/1014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn phê duyệt đề án “tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững”;
- Văn bản số 561/TY-KH ngày 16/4/2008 của Cục Thú y hướng dẫn về phương pháp
tiêu độc khử trùng, tiêu huỷ xác lợn và xử lý sự cố hố chôn trong vùng có dịch;
- Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công thương về về Quy
định hệ thống điện phân phối;
- Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BCT-BTN & MT ngày 04/07/2008 về việc
hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007
của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ
chế phát triển sạch;
- Văn bản số 2220/EVN-ĐT ngày 02/06/2017 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về
việc định hướng nghiên cứu phát triển điện mặt trời trong EVN;
- Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/04/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ
chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam;
- Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/09/2017 của Bộ Công thương về việc Quy
định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt
trời;

- Văn bản số 1337/EVN-KD ngày 21/3/2018 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hướng
dẫn thực hiện tạm thời đối với dự án điện mặt trời trên mái nhà;
- Quyết định số 02/2019/QĐ-TTG ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về sửa
đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTG;
- Thông tư số 05/2019/TT-BCT ngày 11/3/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của
thông tư số 16/2017/TT-BCT;
- Văn bản số 1532/EVN-KD ngày 27/03/2019 của tập đoàn Điện lực Việt Nam về
việc hướng dẫn thực hiện đối với các dự án điện mặt trời mái nhà;
- Văn bản số 3065/EVNCPC-KH+KT ngày 12/04/2019 của Tổng Công ty Điện lực
Miền Trung về việc hướng dẫn thực hiện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà;
- Văn bản số 67-2020/QTPC-KSĐN của Điện lực Quảng Trị ngày 23/07/2020 về việc
chấp thuận đấu nối dự án điện mặt trời đối với Công ty CP Quỹ đầu tư Israel.
V. Định hướng đầu tư và mục tiêu dự án
5.1. Định hướng đầu tư:
Sự hòa nhập vào giao lưu Quốc tế ngày càng được mở rộng, kéo theo sự phát triển
nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Song song với sự phát triển của nền kinh tế, ngành
chăn nuôi ở nước ta đã và đang có sự chuyển dịch nhanh chóng. Sự phát triển này dựa trên
cơ sở chủ trương của Đảng và Nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác tiềm năng và thế
mạnh của ngành nông nghiệp. Tạo tiền đề phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn khác.
Nhận thức được vấn đề này, chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng trang trại nuôi heo thịt
chất lượng cao theo mơ hình kinh tế cơng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng thịt
heo trong khu vực và nguồn thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu. Mặt khác trên cơ
sở hạ tầng đó lắp đặt thêm Pin năng lượng mặt trời sẽ tiếp kiệm chi phí, cũng như giải quyết
được nhu cầu năng lượng hiện nay.
2. Mục tiêu của dự án.
- Tạo ra mơ hình sản xuất con giống và sản phẩm heo thịt thương phẩm chất lượng
cao, từ đó từng bước nhân rộng và phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh


Quảng Trị theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, qua đó áp dụng đồng bộ, khép kín các

giải pháp công nghệ trong chăn nuôi lợn.
- Đầu tư 1.097,82 kWp, dự án Điện mặt trời trên mái Nhà lợn thương phẩm, thôn
Thuận 1, xã Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị dự kiến xây dựng với mục tiêu sau:
+ Cung cấp nguồn năng lượng sạch với công suất lắp đặt 1.097,82kWp đấu nối vào
hệ thống điện 3 pha tại điểm đấu tại 01 TBA xây mới 22kV-1250kVA và đường dây 22kV.
+ Sản lượng điện hàng năm khoảng: 1.494.310 kWh, tương đương sản lượng điện
ngày khoảng 4.094 kWh.
+ Hưởng ứng Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/04/2020 của Thủ tướng Chính
phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, đặc biệt là
chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp trên mái nhà;
+ Thực hiện theo tinh thần Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/09/2017 và Thông
tư số 05/2019/TT-BCT ngày 11/03/2019 của Bộ Công thương về việc Quy định về phát triển
dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời;
+ Phù hợp với định hướng và nhu cầu của Tổng công ty điện lực Miền Trung về việc
sử dụng điện mặt trời nhà mà cho các nhà chức năng, đặc biệt với mục đích đạt chứng chỉ
LEED (Leadership in Energy and Environement Design) về sử dụng năng lượng tái tạo.
+ Ngoài ra, nhằm mục đích huấn luyện, đào tạo trực quan cho các bộ nhân viên làm
việc trang trại chăn nuôi của công ty TNHH Tư vấn và Phát triển Hưng Thịnh về lĩnh vực
điện mặt trời, cũng như là địa chỉ thăm quan cho các đơn vị khác có nhu cầu lắp đặt hệ
thống điện mặt trời.
- Tạo ra được tính bền vững, hiệu quả trong chăn nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm
và tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Thu hút được sự tham gia, phối hợp của các cơ quan chức năng, các tổ chức khoa
học công nghệ trong việc phổ biến, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ mới cho người
dân.
- Góp phần tăng trưởng kinh tế đối với tỉnh Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung
từ các khoản đóng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp khi sản xuất ổn định..
VI. Đặc điểm chính của công trình
6.1. Địa điểm xây dựng
Vị trí xây dựng của cơng trình trang trại Nơng nghiệp Mặt trời xanh thôn Thuận 1, xã

Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.


Hình 1.1 Địa điểm xây dựng – Nguồn: Google Earth
6.2. Nội dụng đầu tư
Xây dựng trang trại chăn nuôi lợn:
+ 50 nái
+ 1200 lợn thịt.
Xây dựng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà trang trại chăn nuôi với các thông số
chính như sau:
- Công suất lắp đặt các tấm pin quang điện : 1.097,82kWp (DC)
- Công suất của Inverter: 9 x 100kW (AC)
- Số lượng tấm pin sử dụng: 2532 tấm pin mặt trời
- Công suất mỗi tấm pin:
+ 450W/900 tấm của nhà sản xuất LONGI
+ 450W/444 tấm của nhà sản xuất CANADIAN
+ 415W/1188 tấm của nhà sản xuất CANADIAN
6.3. Diện tích sử dụng đất
Diện tích trang trại Nông nghiệp Mặt trời xanh: 36.888 m2.
Tổng điện tích lắp đặt các tấm pin quang điện trên mái: 6.500 m2 trên tổng diện tích
đất 36.888 m2.
VII. Giải pháp điện mặt trời mái nhà nối lưới
7.1 Giải pháp kỹ thuật
Hệ thống điện mặt trời nối lưới bao gồm bốn thành phần chính như trong Hình 1.2
dưới đây:


Hình 1.2 Hệ thớng điện mặt trời nới lưới
1. Các tấm pin mặt trời (pin quang điện) PV là thiết bị chuyển hóa trực tiếp ánh sáng
mặt trời (quang năng) thành năng lượng điện (điện năng) dựa trên hiệu ứng quang điện;

2. Thiết bị chuyển đổi DC/AC Inverter chuyển hóa dòng điện một chiều từ các tấm
pin quang điện thành dòng điện xoay chiều sử dụng các thiết bị gia dụng và hòa vào lưới
điện quốc gia;
3. Lưới điện quốc gia;
4. Các thiết bị trong nhà;
5. Thiết bị đo đếm điện (đồng hồ đo số điện).
7.2. Tiêu chuẩn áp dựng cho các thiết bị trong hệ thống điện mặt trời
a. Tế bào quang điện và modul:
IEC60891: Procedures for temperature and irradiance corrections to measured
l- V characteristics ofcrystalline silicon photovoltaic devices
IEC 60904: Photovoltaic devices
IEC 61215: Terrestrial photovoltaic (PV) modules - Design qualification and
type approval
IEC 61730: Photovoltaic (PV) module safety qualification
IEC 61853: Performance testing and energy rating ofterrestrial photovoltaic
modules
IEC 62093: Balance-of-system components for photovoltaic systems - Design
qualification natural environments
IEC 62108: Concentrator photovoltaic (CPV) modules and assemblies - Design
qualification and type approval
b. Inverter
IEC 62109: Safety ofpower converters for use in photovoltaic power systems
IEC 61683: Photovoltaic systems - Power conditioners - Procedure for
measuring efficiency


UL 1741: Standard for Inverters, Converters, Controllers and Interconnection
System Equipment for Use With Distributed Energy Resources
c. Thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ
IEC 60947: Low-voltage switchgear and controlgear

IEC 60870: Telecontrol equipment and systems
IEC 61643: Low-voltage surge protective devices
IEC 61850: Communication networks and systems for power utility automation
IEC 62305: Protection against lightning
IEEE 62: IEEE Guide for Diagnostic Field Testing ofElectric Power Apparatus
VIII. Sự cần thiết đầu tư công trình
8.1. Đối với ngành điện
a. Điện mặt trời mái nhà là các hệ thống phát điện phân tán có công suất nhỏ rất linh
động trong vận hành.
b. Điện mặt trời nối lưới lắp mái triển khai rộng rãi sẽ mang lại lợi ích lớn cho cả
người tiêu dùng, ngành điện và xã hội;
c. Ngày nay điện mặt trời mái nhà có suất đầu tư thấp là thời điểm thích hợp để đầu
tư;
d. Lắp đặt, thi cơng đơn giản, bảo trì bảo dưỡng dễ dàng và nhanh chóng;
e. Sử dụng điện mặt trời là sử dụng nguồn năng sạch vô tận và bền vững, không phát
khí thải nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất, bảo vệ cuộc sống của chúng
ta và vun đắp tương lai xanh cho các thế hệ sau;
f. Sử dụng điện mặt trời áp mái, khách hàng được hưởng tiền chênh lệch giữa mua và
bán điện. Tức là mua điện theo giá bậc thang quy định và bán theo giá ưu đãi của chỉnh phủ
với mức giá 8,38 cent USD/kWh tương dương 1945 VNĐ/kWh và giảm thiểu việc giá điện
tăng lên hàng năm như tháng 3/2019 tăng 8,36%. Về phía nhà nước, ngành điện giảm được
gánh nặng tài chính để đầu tư xây dựng thêm nguồn điện tập trung, địa phương không phải
lo quy hoạch đất cho năng lượng tái tạo.
8.2. Đối với trang trại chăn nuôi
a. Xây dựng nhà máy điện mặt trời mái nhà trên mái trang trại nông nghiệp Mặt trời
xanh một lợi thế, giảm khoản đầu tư đất để xây dựng, không tốn chi phí giải phóng mặt
bằng giúp cho suất đầu tư giảm xuống còn 13,19tr/kWp (DC) và 14,5tr/kW(AC). Sẽ có
nguồn doanh thu ổn định hàng năm và được thanh toán tiền hàng tháng.
b. Đối với trang trại Nông nghiệp Mặt trời xanh .
- Trong xu hướng toàn cầu, các nước có nền công nghiệp phát triển sẽ đẩy vấn đề

chăn nuôi sang các nước nghèo phát triển chậm. Nhưng hiện nay ngành chăn nuôi nước ta
nói chung và huyện Hướng Hóa nói riêng chủ yếu là ngành chăn ni theo mơ hình nhỏ lẻ
gia đình. Việc chăn ni theo mơ hình nhỏ bé khơng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay là tự cung tự cấp do vậy nhu cầu
về nguồn thực phẩm có chất lượng cao đang đặt ra cho ngành chăn nuôi nước ta phải có sự
chuyển đổi con giống có chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm cho người dân,
đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
Xem xét các lý do trên, việc nghiên cứu phát triển dự án Trang trại nông nghiệp mặt
trời xanh kết hợp lắp đặt hệ thống điện áp mái trang trại chăn nuôi của Công ty TNHH Tư
vấn và Phát triển Hưng Thịnh là vô cùng cần thiết tại thời điểm hiện nay. Dự án đồng thời sẽ


nâng cao thương hiệu, uy tín của trang trại cũng như với khách hàng trong tương lai, đặc
biệt liên quan đến chứng chỉ LEED về sử dụng năng lượng sạch.

CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA CƠNG TRÌNH
I. Tiềm năng dự án
1.1. Tổng quát
Trái đất nhận năng lượng bức xạ chủ yếu từ mặt trời. Năng lượng đến trái đất từ các
thiên thể khác trong vũ trụ là không đáng kể. Khi truyền trong khí quyển, do tính bất đồng
nhất về mặt quang học, về trạng thái lý hóa của khí quyển, bức xạ mặt trời bị hấp thụ và
khuếch tán. Phần khá lớn của bức xạ mặt trời dưới dạng chùm tia song song được gọi là trực
xạ. Phần bức xạ bị khí quyển khuếch tán từ mọi điểm của vòm trời đến mặt đất được gọi là
tán xạ. Tổng của trực xạ và tán xạ được gọi tổng xạ.
Bức xạ mặt trời khi đến mặt đất, phần cơ bản bị hấp thụ chuyển thành nhiệt đốt nóng
mặt đất, phần khác bị phản xạ trở lại khí quyển. Phần bức xạ mặt trời bị mặt đất hay khí
quyển (chủ yếu do mây) phản xạ trở lại được gọi là phản xạ.
Mức độ hấp thụ bức xạ của bề mặt đất lớn hơn rất nhiều so với khí quyển vì khí
quyển cơ bản là môi trường khuếch tán bức xạ, hấp thụ rất ít, trừ mây. Do bị đốt nóng, mặt
đất trở thành nguồn phát xạ nhiệt hướng tới khí quyển. Bức xạ phát ra từ mặt đất gọi là bức

xạ mặt đất. Khí quyển phát xạ về mọi hướng và một phần hướng về mặt đất, phần này gọi là
bức xạ nghịch của khí quyển.


Hình 2.1 Thơng lượng bức xạ của mặt trời và trái đất.
Các dòng bức xạ kể trên khác nhau về thành phần phổ. Phần cơ bản của bức xạ mặt
trời do phát xạ ở nhiệt độ cao, nên nằm trong khoảng phổ nhìn thấy. Trong khi đó, bức xạ
mặt đất và bức xạ khí quyển phần lớn ở bước sóng lớn hơn 4 µm. Do sự khác biệt này mà
bức xạ mặt trời được gọi là bức xạ sóng ngắn còn bức xạ mặt đất và khí quyển gọi là bức xạ
sóng dài.
Như vậy, trong khí quyển luôn tồn tại một hệ các dòng bức xạ khác nhau về thành
phần phổ và hướng. Về mặt năng lượng thì tổng đại số của tất cả các dòng bức xạ qua một
bề mặt nào đó (năng lượng bức xạ tới và rời khỏi bề mặt) phải cân bằng.
Năng lượng Mặt trời là nguồn năng lượng sạch nhất và vô hạn nhất trong các nguồn
năng lượng mà chúng ta được biết. Nếu sử dụng hết, năng lượng mặt trời có thể đáp ứng
đến 1500 lần nhu cầu của con người.
Năng lượng Mặt trời thu được trên Trái đất là năng lượng của dòng bức xạ điện từ
xuất phát từ Mặt trời đến Trái đất. Chúng ta sẽ tiếp tục nhận được dòng năng lượng này cho
đến khi phản ứng hạt nhân trên Mặt trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa.
Bức xạ Mặt trời có ở khắp mọi nơi trên Trái đất với cường độ khoảng 1367 W/m 2 tại
đỉnh khí quyển. Tuy nhiên, vì thời gian có nắng trong mợt năm không đồng đều, nên năng
lượng thu được trong một năm (tính bằng kWh/năm) thay đổi theo từng nơi, từng vùng trên
Trái đất.
1.2. Tiềm năng khu vực dự án
Hướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng
Trị, là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam
và Tây giáp Nước Cợng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp với huyện Gio Linh,
Vĩnh Linh và Đakrông. Toàn huyện có 21 đơn vị hành chính trong đó 19 xã và 02 thị trấn:
Khe Sanh và Lao Bảo (trong đó có 13 xã đặc biệt khó khăn; 11 xã giáp biên với Lào), có
cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực:

Lào, Thái Lan, Mianma và Khu vực Miên Trung Việt Nam. Có đường biên giới dài 156km
tiếp giáp với 3 huyện của bạn Lào. Diện tích tự nhiên toàn huyện là: 1150,86km2, dân sớ
đến ći năm 2016 là: 86,2 nghìn người, Có 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Pa Kô, Vân
Kiều, Kinh.
Địa thế núi rừng Hướng Hoá rất đa dạng. Núi và sơng xen kẽ nhau, tạo thành địa hình
chia cắt, sông suối đều bắt nguồn từ núi cao. Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu
nhiệt đới - gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt đợ trung bình năm 22đợc, lượng mưa bình
qn 2.262 mm/năm. Có thể chia ra 3 tiểu vùng khí hậu mang những sắc thái khác nhau:
Tiểu vùng khí hậu Đông Trường Sơn: gồm các xã nằm phía Bắc của huyện (Hướng Lập,


Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Linh), đây là vùng chịu ảnh hưởng rỏ nét của nhiệt đới gió
mùa Đông Bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam
khơ nóng, nhiệt đợ bình quân cả năm tương đối cao (24,9 độ C). Tiểu vùng khí hậu chuyển
tiếp (giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, thị trấn Khe
Sanh). Là vùng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường
Sơn. Nền khí hậu tưomg đối ôn hoà trong năm, mang sắc thái á nhiệt đới, nhiệt đợ bình
qn cả năm là 22đợ c. Đặc biệt, thị trấn Khe Sanh nằm ở giữa đỉnh Trường Sơn nên có khí
hậu khá lý tưởng, là lợi thế cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Tiểu vùng khí hậu Tây
Trường Sơn: còn lại nằm ở phía Tây nam của huyện. Là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chế
độ khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao hầu như quanh năm, nhiệt đợ trung bình năm là 25,3
độc. Các tiểu vùng khí hậu đã tạo cho huyện Hướng Hoá là vùng có tài nguyên khí hậu đa
dạng, đây thực sự là một trong những thể mạnh để phát triển nội lực và thu hút đầu tư vào
địa bàn. Đất đai chủ yếu có hai loại: cát pha và đất đỏ bazan, thuận lợi cho việc phát triển
nông-lâm nghiệp. Tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú, có tiềm năng khai thác lâu
dài. Nguồn nước dồi dào từ những con sông: Sê Păng Hiêng, Sê Pôn, Rào Quán và hệ thống
ao hồ, hàng trăm con suối, khe nhỏ, nước ngầm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cùa
nhân dân.

Hình 2.2: Bản đồ bức xạ mặt trời ở Việt Nam (Nguồn: Trung tâm khí tượng Quốc gia)



Theo tài liệu khảo sát lượng bức xạ mặt trời trong cả nước, trong đó:
- Vùng Trung Bộ: Từ Quảng Bình vào Huế, thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng
giữa năm với khoảng 8 – 10h/ ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng từ 5
– 6h/ ngày với lượng tổng xạ trung bình trên 3.5 kWh/m 2/ngày, có ngày đạt 5.8
kWh/m2/ngày.
- Vùng Nam Trung Bộ: Từ Đà Nẵng trở vào quanh năm có nắng, thời gian có nắng từ
7h đến 17h hằng ngày, số giờ nắng 2000-2600 giờ /năm.
Bên dưới là số liệu khảo sát khí hậu công bố quốc tế tại gaisma.com trích từ số liệu
NASA, cho thấy tiềm năng lớn phát triển năng lượng mặt trời ở tỉnh Quảng Trị :
Bảng 2.1: Thống kê điều kiện khí hậu tại Quảng Trị
Jan

Feb

Mar Apr

Ma
y

Jun

Jul

Aug Sep Oct

No
v


De
c

Bức xạ
[kWh/m2/ng 2,65
ày]

3,11

3,84

5.23

5.8
4

5,93

6,1
9

5,87

4,3
6

3.9
3

3.2

3

2.3
5

Nhiệt độ
[°C]

21.1

20.5

22.9

25.9

28.
3

29.6

29.
5

28.8

27.
1

25.

2

22.
8

20.
4

Gió [m/s]

7.20

6.22

5.53

4.25

3.4
6

5.19

5.0
3

5.71

3.9
7


5.3
7

7.4
5

5.5
4

48

33

30

60

122

92

73

174

389 661 398 172

Thông số


Lượng mưa
[mm]

Như vậy, Quảng Trị là khu vực có tiềm năng về năng lượng mặt trời cho sản xuất
điện cũng như cho sản xuất sinh hoạt. Thời gian có nắng hầu như quanh năm với mức độ
cao hơn chỉ số trung bình toàn miền Bắc. Ngoài ra điều kiện địa lý và khí hậu thuận lợi cho
việc xây dựng các nhà máy điện mặt trời trên địa bàn.
Latitude
: 17.11173 ° N
Longitude
: 107.04686 ° E
Annual global irradiation : 1601.7 kWh/m2
Average temperature
: 24,9 °


II. Nông nghiệp hỗn hợp điện mặt trời
2.1. Khái niệm APV và ứng dụng
Nông nghiệp hỗn hợp điện mặt trời APV (Agro-photovolataic) là một khái niệm bao
gồm sản xuất nông nghiệp đồng thời sản xuất điện.
Một cách khoa học, sử dụng hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên trang trại nông nghiệp
vừa thân thiện môi trường, vừa nhằm tăng năng suất trên mảnh đất và hiệu quả kinh tế cao
cho việc tích hợp. Không sử dụng vào đất nông nghiệp mặt khác vẫn sản xuất được điện.
Mơ hình này được bắt đầu từ Châu Âu
2.2. APV cho gia súc
Ngoài hiệu quả cho việc trồng trọt, dùng hệ thống điện mặt trời cho trang trại chăn
nuôi mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Ví dụ tại Montana (Hoa Kỳ) sử dụng APV cho nuôi bò
sữa được đánh giá hiệu quả kinh tế, vào mùa hè bò có chỗ trú nắng sẽ sản xuất nhiều sữa
hơn cánh đồng cỏ không mái tre.
Đối với dự án trang trại chăn nuôi của Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển Hưng

Thịnh nhằm mục đích vừa nuôi gia súc vừa sản xuất điện từ hệ thống điện mặt trời nhờ tận
dụng mái trang trại chăn nuôi. Do vậy, thiết kế mái che nhằm đảo bảo vừa che nắng mưa
vừa đủ chịu lực để lắp đặt các tấm pin trên mái. Chiều cao thấp nhất được thiết kế là 1,4m
(theo tiêu chuẩn là 1,2m).
Khung thép chịu được áp lực gió 95kg/m2 tương đương gió cấp 11.
Hiệu quả của mơ hình trang trại gia súc hỗn hợp năng lượng mặt trời bao gồm:
- Tiết kiệm đất nông nghiệp
- Tận dụng mặt bằng mái có sẵn cho việc lắp đặt pin mặt trời
- Tăng năng suất nuôi gia súc
- Sản xuất điện dùng cho trang trại và bán cho lưới điện quốc gia.
2.3. Đánh giá ảnh hưởng bóng che của cơng trình
Đới với dự án điện mặt trời, ngoài yếu tố cường độ bức xạ, nhiệt độ mơi trường và sớ
giờ nắng trung bình thì bóng che cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất của
hệ thớng điện mặt trời. Vì vậy, việc lựa chọn và bố trí các tấm pin quang điện trên mái cần
được xem xét kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa tổn thất do bóng che gây nên.
Bóng che đối với hệ thống pin quang điện được chia làm hai loại chính gồm: Bóng
che do địa hình và bóng che do các cơng trình xây dựng xung quanh.
Trong dự án này, do cơng trình được lắp đặt trên mái các nhà chức năng (nhà nuôi gia
súc), xung quanh là rừng cao su nhưng, hiện tại không có các công trình xây đựng xung
quanh nên bỏ qua việc xem xét bóng che do cơng trình xây dựng.
Các dãy pin được thiết kế tránh đổ bóng tại khoảng cách hs như trên hình vẽ.
Vị trí dự án xung quanh khơng có một số cây cao lâu năm che chắn, vị trí lắp đặt trên
mái các nhà chức năng nên ảnh hưởng do bóng che địa hình nên cần giải phóng mặt bằng
bóng che này. Tuy nhiên số lượng không nhiều.
2.4 Thực trạng về thị trường sản phẩm.
- Trong xu hướng toàn cầu, các nước có nền công nghiệp phát triển sẽ đẩy vấn đề
chăn nuôi sang các nước nghèo phát triển chậm. Nhưng hiện nay ngành chăn nuôi nước ta
nói chung và huyện Hướng Hóa nói riêng chủ yếu là ngành chăn ni theo mơ hình nhỏ lẻ
gia đình. Việc chăn ni theo mơ hình nhỏ bé khơng đem lại hiệu quả kinh tế cao.



- Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay là tự cung tự cấp do vậy nhu cầu
về nguồn thực phẩm có chất lượng cao đang đặt ra cho ngành chăn nuôi nước ta phải có sự
chuyển đổi con giống có chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm cho người dân,
đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
2.5 Tình hình nhu cầu của thị trường.
- Do thực trạng ngành chăn nuôi của nước ta còn mức độ thấp. Trong khi đó nhu cầu
thực phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngày càng cần một khối lượng lớn hơn. Do vậy
cung không đủ cầu nên việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của trang trại trong những năm tới
là rất khả quan.
- Do nhu cầu cần một khối lượng thực phẩm có chất lượng cao ngày một lớn. Dẫn
đến sự phát triển của các trang trại trong tương lai, điều đó đã khẳng định nhu cầu về thịt
heo chất lượng tốt trong trong thời gian tới là rất lớn.
- Mặt khác về yếu tố khả quan Công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam cung cấp con
giống và có đội ngũ kỹ thuật có tay nghề giỏi được đào tạo bài bản trong môi trường chăn
nuôi hiện đại, qui mô lớn.
- Về điều kiện địa lý: Quảng Trị nằm ở ven của Đồng bằng Trung Bộ là nơi tập trung
đông dân cư và có đô thị Đà Nẵng là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn về mặt hàng thực
phẩm. Với vị trí địa lý thuận lợi, Dự án có thể mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận và thị
truờng xuất khẩu.
- Với điều kiện ngoại cảnh và điều kiện khả quan như trên khả năng tiêu thụ sản
phẩm của dự án là yếu tố rất khả quan.
2.6 Chiến lược phát triển.
- Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam nhận cung cấp cho trang trại về con giống,
thức ăn, thuốc thú y và kỹ thuật có tay nghề cao.
- Toàn bộ sản phẩm thịt heo sau chăn nuôi sẽ được cung cấp cho thị trường thực
phẩm có chất lượng cao trong tỉnh và khu vực Đồng bằng Trung Bộ.
- Sau khi chiếm lĩnh nguồn cung cấp thực phẩm cho khu vực Đồng bằng Trung Bộ,
Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam sẽ gia tăng nguồn thực phẩm phục vụ cho các khu
vực lân cận và cho xuất khẩu.

- Điện mặt trời sẽ bán cho mạng lưới điện quốc gia, tiếp kiện chi phí điện năng và
cũng là một nguồn thu khá lớn cho Trang trại Nông nghiệp Mặt trời xanh.
III. Các điều kiện khó khăn và thuận lợi khi triển khai dự án
1. Thuận lợi
- Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cộng với tiềm năng từ cửa
khẩu và Khu vực khuyến khích phát triển kinh tế thương mại Đặc biệt Lao Bảo (gọi tắt là
Khu thương mại Đặc biệt Lao Bảo), là đầu mối thông thương với các nước nằm trên tuyến
đường xuyên á và Khu vực Miền Trung của Việt Nam... Hướng Hoá đã và đang là một trong
những địa phương có vị thế đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh
nhà.
- Khu vực triển khai dự án có tiềm năng năng lượng mặt trời rất tốt, thể hiện ở cường
đợ bức xạ mặt tròi bình qn năm rất cao (từ 4,4Wh/m 2, ngày đến 5,4Wh/m2, ngày) với sớ
giờ nắng bình qn toàn vùng khoảng 1787h/năm.
- Mặt bằng để lắp đặt các hệ thống pin mặt trời được làm mới - Mái nhà Trang trại
Nông nghiệp Mặt trời Xanh.


- Sử dụng năng lượng mặt trời góp phần chống biến đổi khí hậu. Điện mặt trời là loại
năng lượng sạch và tái tạo, trong quá trình vận hành sản xuất điện không phát thải khí
carbon dioxide, ô xít nitơ, khí lưu huỳnh hoặc thủy ngân ra môi trường giống như các nguồn
điện truyền thống chạy than, dầu hay khí. Việc phát triển các trạm điện mặt trời góp phần
tích cực và đảm bảo thực thi chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu và
bảo vệ môi trường mà Việt Nam đã cam kết tại hội nghị lần thứ 22 các bên tham gia Công
ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 22).
2. Khó khăn
Trang trại Nơng nghiệp Mặt trời Xanh được xây dựng ở vị trí thôn Thuận 1, xã Thuận,
huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị chưa có điện nước tại công trường, nên chi phí xây dựng
trang trại ban đầu và lắp đặt pin sẽ bị tăng lên.
IV. Tính khả thi của dự án.
Trên cơ sở thông tin đã phân tích ở trên, có thể thấy rằng:

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã dần phục hồi sau một thời gian
chịu ảnh hường của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Các lĩnh vực kinh tế bắt đầu lấy lại
được tỷ lệ tăng trường.
Với vị trí địa lý và điều kiện thuận lợi của Quảng Trị hiện nay và trong mục tiêu phát
triển chăn nuôi chung của cả nước, khu vực của dự án sẽ được quy hoạch với tính chất là
khu chăn nuôi có quy mô lớn sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong việc thực hiện chính
sách của tỉnh Quảng Trị về việc phát triển ngành chăn nuôi có quy mô lớn.
Hiện nay, ngành chăn nuôi Quàng Trị vẫn chưa thật sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn. Việc xuất hiện một Dự án có quy mô chăn nuôi công nghiệp sẽ mở đầu cho quá trình
phát triển ngành chăn ni của Quảng Trị.
Dự án được thành lập hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như chính sách và
đường lối đổi mới phát triển của tỉnh Quảng Trị.
Việc đầu tư xây dựng Dự án tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công cuộc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo của địa phương nói riêng và tỉnh Quảng Trị
nói chung, đồng thời tạo đà phát triển chăn nuôi của tỉnh, đóng góp đáng kể vào tiến trình
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Tóm lại: Dự án được thực hiện hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cùa tỉnh và Nhà nước.


CHƯƠNG III: TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÂN SỰ, QUY MÔ, HẠNG MỤC ĐẦU TƯ,
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
Tổ chức bộ máy của trang trại nông nghiệp mặt trời xanh: bao gồm 20 người.
Trong đó:
Bộ phận quản lý (chủ đầu tư): 01 người
Bộ phận chăn nuôi lợn và phục vụ: 14 người
Bộ phận bảo vệ, kế toán, kỹ sư điện: 5 người
Sơ đồ tổ chức Trang trại
Chủ Trang trại


Bảo vệ

Công nhân

Kế toán, kỹ sư điện

Sơ đồ sẽ dần dần được hoàn thiện, bổ sung và điều chỉnh theo quy mô mở rộng sản
xuất.
Tuyển nhân sự: sử dụng nguồn nhân lực có sẵn tại địa phương
I. Địa điêm xây dựng
1.1. Điều kiện về địa chất
Khu vực xây dựng dự án: Xã Thuận - Huyện Hướng Hóa - tỉnh Quảng Trị. Diện tích
thực hiện khoảng 36.888 m2. Ranh giới tiếp giáp như sau:
Phía Đông, Phía Tây, Phía Nam, Phía Bắc giáp đất trồng cây công nghiệp của người
dân thôn Thuận 1, xã Thuận;
1.2. Điều kiện khí hậu, khí tượng và thủy văn
- Điều kiện khí tượng, khí hậu và thủy văn khu vực Dự án thể hiện rõ tính chất nhiệt
đới nóng ẩm với nền nhiệt cao hầu như quanh năm.
- Nhiệt độ không khí: Chế độ nhiệt của vùng chia làm hai mùa rò rệt. Nhiệt độ không
khí thấp vào mùa Đông (từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau), cao vào mùa hè (từ tháng 6 đến
tháng 11), nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, giai đoạn này gió Tây Nam hoạt đợng mạnh,
khơng khí bình qn nhiều năm tại trạm Khe Sanh là 22,7°c. Nhiệt độ chênh lệch trong
ngày là khá lớn từ 7-10°C.
- Độ ẩm: Độ ẩm tương đổi trung bình năm giao đợng từ 85% đến 90%. Theo sớ liệu
đo đạc của trạm Khe Sanh vào mùa mưa độ ẩm tương đối đạt cao nhất có thể đạt tới 92,3%
độ ẩm tương đối thấp vào các tháng mùa khô chỉ đạt 78,6%.
- Bốc hơi: Lượng bốc hơi nước sẽ quyết định độ ẩm trong không khí là một trong
những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất
ơ nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thề và sức khỏe người lao
động.

- Gió: Lưu vực nghiên cứu nói riêng cũng như các vùng khác thuộc tỉnh Quàng Trị
đều chịu anh hưởng cùa chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa gió chính.
Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa hè, tớc đợ trung bình từ 2,0 đến 2,2m/s, mang
đợ ẩm và gây mưa cho vùng. Gió mùa Đông Bắc họat đợng vào các tháng mùa Đơng tớc đợ
gió bình quân 1,7 đến 1,9 m/s.


- Lượng mưa: Lượng mưa trong vùng phụ thuộc nhiều vào nhiều ́u tớ địa hình,
lượng mưa hàng năm dao dợng trong khoảng từ 2.000mm đến 2.800mm. Lượng mưa trung
bình năm là 2.260mm, lượng mưa lớn nhất trong tháng tại trạm Khe Sanh đo được là
427,5mm. Lưu vực nghiên cứu mang đầy đủ sắc thái khí hậu các tỉnh miền Trung của Việt
Nam, nhưng ở vùng này còn thêm nạn gió Lào khô nóng gây hạn hán. Trong năm phân làm
hai mùa khá rỏ rệt:
+ Mùa mưa: Có lượng mưa lớn chiếm từ 75% đến 80% lổng lượng mưa trong năm.
Trong mùa mưa do ảnh hưởng của bão gây ra những trận mưa lớn trên diện rộng, có khả
năng gây lũ lụt nghiêm trọng. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 chiếm khoảng 25%
đến 30% tổng lượng mưa mùa lù.
+ Mùa khô: Mùa này có lượng mưa nhỏ chỉ chiêm từ 20% đến 25% tổng lượng mưa
năm, tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng 1. Mùa khô chịu ảnh hường của gió Đông Bắc
đi liền với mưa phùn và rét đậm.
- Bức xạ mặt trời - số giờ nắng: Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng và qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức đợ bền
vững khí quyển và quá trình phát tán, biến đổi các chất gây ô nhiễm.
- Bão và lù lụt: Sự khắc nghiệt của chế độ khí hậu ở huyện Hướng Hóa càng trở nên
khắc nghiệt hơn khi bên cạnh thời kỳ khô hạn gay gát lại đến thời kỳ chịu ảnh hưởng của
bão, lũ nặng nề. Bão, lũ thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 11 (chủ yếu tập trung từ tháng
8-10). Mùa bão lũ thường là mùa mưa, với địa hình sườn dớc và rất dớc, mưa lớn, chiều
rộng sông suối ngắn nên lũ thường xãy ra rất mạnh gây xói mòn đất và sạt lỡ mạnh ở các
cơng trình, đường sá.
- Trong mấy năm gần đây, có nhiều cơn bão mạnh hơn xuất hiện trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị. Nhìn chung, khu vực Dự án nằm về phía Tây dãy Trường Sơn nên có nền khi
hậu ôn hòa hơn phía Đông Trường Sơn, phía Tây Trường Sơn có chế độ mưa hè- thu, còn ở
Đông Trường Sơn có chế độ mưa hè, thu đông, hoặc hè thu đông. Tây Trường Sơn có mùa
mưa đến sớm hơn, từ tháng 5 đến tháng 11, có lượng mưa thấp (2.330 mm/năm), nhưng có
nhiều ngày mưa vì khí hậu điều hòa hơn phía sườn Đông. Ngoài ra, về thiên tai, lụt bão
thường ít bị ảnh hưởng hơn so với phía Đông do dược che chắn của dãy Trường Sơn.
- Điều kiện thủy văn: Trong khu vực Dự án không có ao, hồ, sông, suối nào chảy qua.
- Sông Sê Pôn bắt nguồn từ phía Tây dãy Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Savannakhet
của Lào, chảy về hướng Tây Bắc vào địa phận huyện Hướng Hóa. Trước khi vào hẳn trong
lãnh thổ Lào ở Lao Bảo, nó có một đoạn chảy dọc biên giới hai nước. Tại giữa trung tâm
của sông là mốc biên giới của hai nước, một nửa bên này sông là Việt Nam và nửa kia là
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Từ Lao Bảo sông Sê Pôn chảy về hướng Tây đến thị trấn
Sê Pôn huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet, đổ nước vào sông Sêbănghiêng, gom nước cho
sông Mê Kông.
- Sông Sê Pôn cũng là huyết mạch giao thông đường thủy giữa Lào và Việt Nam.
Người dân Lao Bảo và Lào dùng nó làm con đường vận chuyển hàng hóa và giao thương
với vùng biên giới này. Nước sông Sê Pôn trong lãnh thổ Việt Nam không sử dụng cho mục
đích sinh hoạt.
II. Phương án quy hoạch xây dựng và kiến trúc trang trại
2.1. Nguyên tắc xây dựng cơng trình
- Các hạng mục cơng trình sẽ được bố trí theo những nguyên tắc sau:
- Tuân thủ các quy định về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng của địa phương và Nhà
nước ban hành.


- Thuận tiện cho việc phát triển, mở rộng dự án sau này.
- Tiết kiệm đất xây dựng nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng của các khu trại chăn nuôi.
- Tạo dáng vẻ kiến trúc phù hợp với cảnh quan của khu chăn nuôi tập trung.
2.2 Yêu cầu kỹ thuật xây dựng Dự án
Chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, ấm áp trong mùa Đông và thoáng mát

trong mùa Hè, hạn chế việc tối đa tắm lợn và rửa chuồng, chuồng phải khô ráo nhưng vẫn
phải đảm bảo thóang mát để giảm tối đa các bệnh về hô hấp. Cách ly phần nào về môi
trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động
nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn được tốt hơn.
2.3 Các hạng mục xây dựng của dự án
TT

Hạng mục cơng trình

Diện tích (m2)

I

Hạng mục chính

1

Nhà lợn thương phẩm (01 nhà)

2

Nhà mang thai (01 nhà)

887

3

Nhà lợn đẻ (01 nhà)

830


4

Nhà lợn cai sữa (01 nhà)

830

II

Hạng mục phụ trợ

1

Nhà làm việc và nhà ăn ở công nhân

2

Nhà vệ sinh

20

3

Nhà sát trùng xe

40

4

Nhà sát trùng công nhân


32

5

Đường giao thông nội bộ

6

Nhà bảo vệ

7

Bể nước

100

8

Nhà cách ly

200

9

Đường lùa heo

380

10


Nhà ép phân

11

Khu vực ủ phân

12

Trạm biến áp

13

Nhà kho thức ăn, vật dụng

1.793

14

Hệ thống pin lắp đặt trên mái các nhà nuôi

6.500

III

Hạng mục BVMT

1

Cây xanh


2

Hố hủy xác (lợn bệnh, lợn chết)

1.693

140

1.500
15

40
240
10

21.728
100


TT

Hạng mục cơng trình

3

Kho chứa CTR, CTNH

4


Hệ thớng xử lý phân - nước thải

Diện tích (m2)
60

Tổng cộng

6.250
36.888

III. Các giải pháp kỹ thuật
3.1. Giải pháp kỹ thuật của SolarVille
Kiến nghị công trình sử dụng giải pháp hệ thống điện mặt trời nối lưới (không sử
dụng hệ thống ắc quy 0tích trữ) có chi phí thấp hơn hệ thống điện mặt trời nối lưới có có ắc
quy lưu trữ, giải pháp này phù hợp với nhu cầu sử dụng điện của trang trại Nông nghiệp
Mặt trời Xanh.
3.1.1. Hệ thống điện mặt trời nối lưới mái nhà
SOLARVILLE cung cấp giải pháp điện mặt trời mái nhà nới lưới điện q́c gia như
Hình 3.1. Hệ thớng này áp dụng cho hợ gia đình, các doanh nghiệp (xí nghiệp, công ty,
trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, khu hành chính…)

Hình 3.1 Hệ thớng điện mặt trời nối lưới
3.1.2 Nguyên lý hoạt động
Hệ thống các tấm pin mặt trời (PV panels) nhận bức xạ mặt trời và chuyển hóa thành
nguồn điện một chiều (DC) nhờ hiệu ứng quang điện. Nguồn điện một chiều (DC) sẽ được
bộ inverter (biến đổi nghịch lưu) chuyển thành nguồn điện điện xoay chiều và hòa chung
với nguồn điện quốc gia để cung cấp cho tải.


Bộ inverter hòa lưới có tích hợp bộ dò điểm công suất cực đại (MPPT) để tận dụng

tối đa nguồn điện phát ra từ các tấm pin quang điện. Ngoài ra, bộ inverter hòa lưới còn có
bộ dò dòng điện, điện áp và pha của lưới để đồng bộ điện mặt trời với nguồn điện lưới.
Hệ thống giám sát sử dụng thiết bị giám sát qua internet SmartLogger của
Huawei.
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới đang hoạt động sẽ có các trường hợp sau:

a

b
c
d
Hình 3.2 Các trường hợp vận hành hệ thống điện mặt trời nối lưới

a. Trường hợp 1: Hình 3.2a và Hình 3.2b
+ Khi hệ thớng điện mặt trời phát ra công suất lớn hơn công suất tiêu thụ của phụ tải
thì sản lượng điện mặt trời dư thừa sẽ phát lên lưới.
Khi hệ thống điện mặt trời phát ra công suất nhỏ hơn công suất tiêu thụ của tải thì tải
sẽ lấy thêm nguồn điện lưới bù vào.
Khi hệ thống điện mặt trời phát ra công suất bằng cơng suất tiêu thụ của phụ tải thì
tải tiêu thụ điện hoàn toàn từ nguồn điện mặt trời (trường hợp này hiếm khi xảy ra).
b. Trường hợp 2: Hình 3.2c và Hình 3.2d
Khi mất nguồn điện lưới q́c gia thì inverter điều khiển hệ thớng ngừng hoạt đợng
để đảm bảo an toàn (chống chế độ hoạt động ốc đảo Islanding protection).
Khi không đủ nắng, hệ thống pin mặt trời ngưng hoạt động nên hệ thống hoà lưới
cũng ngừng hoạt động theo mặc dù điện lưới vẫn có. Lúc này phụ tải tiêu thụ sẽ sử dụng
100% từ lưới điện quốc gia.
3.2 Lợi ích của giải pháp
a. Hệ thống điện mặt trời mái nhà vừa có tác dụng làm mát mái nhà và làm tăng giá
trị bất động sản của chủ đầu tư. Đặc biệt quan trong đối với doanh nghiệp cần làm chứng chỉ
LEED.

b. Tiết kiệm điện năng từ nguồn lưới điện quốc gia với mức giá điện luôn có xu
hướng tăng. Thực tế tháng 03/2019 giá điện tăng 8,36% trên toàn quốc khiến EVN có doanh
thu tăng 1 tỷ USD (theo thời báo kinh tế Việt Nam).
c. Tạo nguồn doanh thu ổn định hàng năm nhờ lắp đặt hệ thống điện mặt trời.
d. Chi phí đầu tư và chi phí bảo dưỡng thấp so với hệ thống điện lai mặt trời-ắc quy
lưu trữ, hệ thống có hiệu suất cao, thời gian hoàn vốn ngắn.
e. Chi phí vận hành không đáá́ng kể (có thể coi bằng không) do hệ thống vận hành
hoàn toàn tự động.


f. Hệ thống tinh gọn, lắp đặt đơn giản.
h. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo vô tận, sạch và bền vững. Bảo vệ môi trường
trái đất, bảo vệ cuộc sống của chúng ta, và vun đắp tương lai xanh cho các thế hệ sau.
3.3 Ứng dụng của giải pháp điện mặt trời nối lưới lắp trên mái
a. Giải pháp hòa lưới có thể ứng dụng được cho tất cả các nơi có nguồn điện lưới ổn
định và muốn tiết kiệm điện và sử dụng năng lượng xanh như: trang trại, nhà xưởng, nhà ở,
cao ốc văn phòng, nhà máy, resort, bệnh viện, khu hành chính…
b. Hệ thống hòa lưới có thể đấu nối song song nhiều hệ thống nhỏ thành hệ thống lớn
để bổ sung nguồn điện cho các nhà máy lớn hay tạo thành một nhà máy điện mặt trời.
IV: Tiến độ triển khai dự án:
Tổng thời gian thực hiện dự án: 6 tháng
+ Từ tháng 9/2020: Chuẩn bị các thủ tục đầu tư.
+ Từ tháng 9/2020 đến tháng 12 năm 2020 thi công xây dựng và lắp đặt Pin năng
lượng mặt trời.
+ Từ tháng 1/2021 đến tháng 3/2021: Lắp đặt máy móc thiết bị và thả nuôi.
Thời gian hoạt động dự án là 50 năm.
V: Nhu cầu về điện nước và phục vụ dự án:
Nước sạch: Nhu cầu khoảng 100 m3/ngày đêm. Sử dụng giếng khoan với độ sâu 50m.
Điện cho sản xuất: Trang trại sử dụng nguồn điện từ tuyến đường điện đã có sẵn của
khu vực đấu vào trạm biến áp của trang trại.



CHƯƠNG IV. QUY MÔ, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
I. QUY MƠ TRẠI HEO THỊT
1.1. Con giống
- Nguồn gớc con giống: Công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam theo mô hình Hợp tác
chăn ni gia cơng.
- Con giớng đưa ra thị trường chăn nuôi tạo ra giống heo thịt thương phẩm nhất thiết
phải có ít nhất từ 2 máu ngoại trở lên để chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.2. Qui mô trại heo thịt
Công suất tối đa cho trại heo thịt 1200 con/lứa và 50 nái.
II. Sản xuát và khai thác
Với mong muốn cung cấp cho địa bàn tỉnh Quảng Trị chất lượng thịt heo tốt, hiệu
quả kinh tế cao. Trại chăn nuôi được áp dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến
tạo ra sản phẩm thịt heo đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu
dùng.
2.1. Chọn giống lợn thịt
Lợn giống cần chọn những da mỏng, lông mượt hoặc thưa, dáng đi nhanh nhẹn, mắt
tinh nhanh, đi to trường mình, lưng thẳng, mông vai nở, bụng gọn, 4 chân vững chắc.
Hình ảnh heo thịt giớng ngoại:


2.2. Điều kiện kỹ thuật
2.2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật lợn cao sản nuôi tại Việt Nam
Chỉ tiêu

Đơn vị

Lợn Landrace-Yorshire


Tỷ lộ nuôi sống đến xuất bán

%

95-100

Trọng lượng sau cai sữa

Kg

6.6-7.2

Tiêu tốn TĂ/lkg

Kg

2.17-2.18

Tỷ lệ móc hàm

%

75

Tỷ lệ Prôtein

%

21.48


Tỷ lệ Lipit

%

0.89

Nguồn: Báo cáo khoa học kỹ thuật Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy phương- Viện
chăn nuôi
2.2.2. Chế độ dinh dưỡng cho từng giai đoạn trong chăn nuôi heo thịt sử dụng thức
ăn Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam
Đối với thức ăn cho heo, Chủ đầu tư liên kết với GreenFeed, đơn vị sản xuất thức ăn
chăn nuôi hàng đầu tại Việt Nam.
Thức ăn được chuyển qua hệ thống trộn dạng lỏng với định lượng quy định phù hợp
với từng giai đoạn, sau đó được chuyển sang ăn cám viên với từng máng tự động cho từng ô
heo cai sữa, heo thịt. Tất cả việc vận chuyển, định lượng mức ăn đều đảm bảo an toàn sinh
học. Trong trường hợp phải trộn thuốc, hoá chất vào thức ăn, nước uống nhằm mục đích
phòng bệnh hoặc trị bệnh phải tuân thủ thời gian ngừng thuốc, ngừng hoá chất theo hướng
dẫn của nhà sản xuất; không được sử dụng kháng sinh, hoá chất trong danh mục cấm theo
quy định hiện hành.
III. Phương án phịng chống dịch bệnh
Quy trình vaccin heo nái hậu bị trong trại
Tuần tiêm

Loại vaccin

Xuất xứ

Tuần 6

Dịch tả lần1


Nhập ngoại

Tuần 5

Khô thai lần 1

Nhập Ngoại

Tuần 4

LMLM lần 1

Nhập Ngoại

Tuần 3

Dịch tả lần 2

Nhập Ngoại

Tuần 2

Khô thai lần 2

Nhập ngoại

Tuần 1

LMLM lần 2


Nhập ngoại

Tuần 0

Dectomax (tẩy KST) và phối

Nhập ngoại

Quy trình phịng kháng sinh thuốc bổ.
Lịch trình
Dùng 6 ngày chia 2 lần/

Kháng sinh và
thuốc bổ

Cách dùng

Đối tượng

Amoxylin

Trộn cùng thức

Heo nái - nọc


tháng (đầu và giữa).
Trước tiêm vaccin hay
chuyển chuồng 1 hoặc 2 ngày

Trước phối (heo nái) và Sau
khai thác (heo nọc)

ăn
VTMC+ Gluco

Cho ́ng

Heo nái – nọc

ADE

Tiêm

Heo nái – nọc

Quy trình phịng vaccin nái mang thai.
Ngày tuổi thai

Loại vaccin

Xuất xứ

65 -75

Dịch tả

Nhập ngoại

75 – 85


PRRS ( nếu tiêm)

Nhập ngoại

85 – 95

LMLM

Nhập ngoại

100

LTC

Nhập ngoại

10 -15 ngày trước tách
con.

Pavovirus

Nhập ngoại

Xây dựng nhà khử trùng
- Trại bố trí xây dựng 02 nhà khử trùng, trong đó có 01 Nhà sát trùng xe vận chuyển,
xe máy công nhân, 01 nhà sát trùng công nhân và khách.
- Thường xuyên bổ sung hoặc thay thuốc sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào
và ở đầu mỗi chuồng; độ ngập hố sát trùng > 15cm; nồng độ thuốc sát trùng đạt hiệu quả
khử trùng.

- Thực hiện đúng quy định vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng (1 tuần/lần) và để trống
chuồng sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn (7 ngày); khi có dịch (khử trùng: 1 ngày/lần; để
trống chuồng 21 ngày).
- Bố trí khu vực chôn tiêu độc
- Đối với xác lợn chết thông thường và chết do dịch bệnh sẽ được chôn tiêu dộc theo
đúng quy định về Thú y.
- Việc tổ chức chôn, tiêu hủy xác động vật chết cần phải thực hiện nghiêm túc như
sau: đào hố sâu tối thiểu từ 1,5-2,0 m, hoặc sâu hơn, kích thước chiều dài và chiều rộng tùy
theo số lượng xác lợn để đào phù hợp. Khi chôn cần tổ chức rải thuốc tiêu độc, khử trùng,
và vôi bột theo đúng liều lượng quy định của ngành chăn nuôi thú y. Chôn xong phải đầm
nén thật chặt nhằm tránh để chó, gà, mèo, ... đào lên mang đi nơi khác lây nhiễm dịch bệnh
cho môi trường xung quanh.
- Khu vực tiêu độc, chôn xác động vật chết cần phải bố trí độc lập, cách ly hoàn toàn
với khu chăn nuôi, xa khu dân cư, nơi đông người qua lại, xa nguồn nước cung cấp, xa
đường giao thông chính, dưới hướng gió chính...
Vệ sinh, phòng chống dịch bệnh
Các biện pháp chung
+ Trại sẽ kiểm tra chặt chẻ trong vấn dề sử dụng thức ăn cho lợn nhằm đảm bão an
toàn và sự tăng trưởng, hiệu suất nuôi. Ngoài ra, nó còn giúp phòng ngừa được một số bệnh
dịch cho gia súc.
+ Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thú y, hướng dẫn của Cơ
quan thú y để thực hiện chương trình khớng chế, xử lý dịch bệnh gia súc.


×