Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 14 - Trường TH “C” Bình Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.39 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường TH “C” Bình Mỹ. TUẦN 14:. KẾ HOẠCH BÀI HỌC. Tiết 66:. Ngày dạy: 26 tháng 11 năm 2012 Toán - Tên bài dạy: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ. (Chuẩn KTKN: 67 ; SGK: 76;SGV:137) A. MỤC TIÊU: ( theo chuẩn KTKN) - Biết chia một tổng cho một số. - Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính. * BT cần làm: Bài 1,2 * BT nâng cao: Bài 3. - Giáo dục:- Rèn cẩn thận, chính xác khi làm bài. B. CHUẨN BỊ: GV - Phấn màu. HS - SGK, Vở, bảng con, phấn C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: GIÁO VIÊN I-Ổn định: II-Bài mới: 1.Giới thiệu: Ghi tựa bài. 2. Hướng dẫn nhận biết tính chất một tổng chia cho một số. - Ghi bảng ( 35 + 21 ): 7 và 35: 7 + 21: 7 - Cho HS tính nháp.. - Cho HS so sánh 2 giá trị.(ghi bảng) ( 35 + 21 ): 7 = 35: 7 + 21: 7 - GV nêu câu hỏi để khi trả lời HS nêu được: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau. 3. Thực hành. - Bài 1: a/ Gọi HS đọc yêu cầu. + Yêu cầu thực hiện theo đúng thứ tự thực hiện các phép tính. + Yêu cầu vận dụng tính chất một tổng chia cho một số. + Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở. + Cho HS sửa bài. + GV nhận xét.. HỌC SINH - Hát. - Gọi 2 HS lên bảng, mỗi em một biểu thức. * Ta có: ( 35 + 21 ): 7 = 56: 7 = 8 35: 7 + 21: 7 = 5 + 3 = 8 * Vậy: ( 35 + 21 ): 7 = 35: 7 + 21: 7 - Một số em nhắc lại.. * Tính bằng hai cách. + HS theo dõi – lắng nghe. + HS tự làm bài. + 2 HS.Y lên bảng thi đua. a) ( 15+ 35): 5 = 50: 5 = 10 15: 5 + 35: 5 = 3 + 7 = 10 (80 + 4): 4 = 84: 4 = 21 80: 4 + 4:4 = 20 + 1 = 21. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. b/ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + Yêu cầu thực hiện theo đúng thứ tự thực hiện các phép tính. + Yêu cầu vận dụng tính chất một tổng chia cho một số. + Yêu cầu HS làm bài tiếp vào vở. + Cho HS sửa bài. + GV nhận xét. - Bài 2: + Gọi HS đọc yêu cầu. + Yêu cầu thực hiện theo đúng thứ tự thực hiện các phép tính. + Hướng dẫn sử dụng tính chất một hiệu chia cho một số. + Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở. + Cho HS sửa bài. + GV nhận xét.. - Bài 3: Giải toán + Yêu cầu HS đọc đề toán. + GV hướng dẫn phân tích đề và hướng dẫn giải. + Yêu cầu HS thực hiện theo 6 nhóm. + Yêu cầu chữa bài + GV nhận xét.. * Tính bằng hai cách (theo mẫu) + HS theo dõi – lắng nghe. + HS tự làm bài. + 2 HS.Y lên bảng làm bài. 18: 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7 18 : 6 + 24: 6 = (18 + 24) : 6 = 42 : 6 = 7 60 : 3 + 9 : 3 = 20 + 3 = 23 60 : 3 + 9 : 3 = (60 + 9) : 3 = 69 : 3 = 23 * Tính bằng hai cách ( theo mẫu) + HS theo dõi – lắng nghe.. + HS tự làm bài. + 2 HS.Y-TB lên bảng làm bài. a/ (27 – 18): 3 = 9: 3 = 3 (27 – 18): 3 = 27: 3 – 18: 3 = 9 – 6 = 3 b/ (64 – 32): 8 = 32: 8 = 4 (64 – 32): 8 = 64: 8 - 32: 8 = 8 - 4 = 4 + 1 em đọc đề bài. + HS theo dõi – trả lời. + Các nhóm làm bài (bảng phụ) + Đại diện 2 nhóm HS.G trình bày. Bài giải: Số nhóm học sinh của lớp 4A là: 32 : 4 = 8 (nhóm) Số nhóm học sinh của lớp 4B là: 28 : 4 = 7 (nhóm) Số nhóm học sinh của cả hai lớp 4A và 4B là: 8 + 7 = 15 (nhóm) Đáp số: 15 nhóm.. D- CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Nêu lại cách chia một tổng, một hiệu cho một số. - Giáo dục:- Rèn cẩn thận, chính xác khi làm bài. - Nhận xét lớp.- Làm lại bài tập để củng cố kĩ năng. - Chuẩn bị bài sau: ‘Chia cho số có một chữ số.”. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. TUẦN 14: Tiết 27:. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày dạy: 26 tháng 11 năm 2012 Khoa học - Tên bài dạy: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC (Chuẩn KTKN: 97 ; SGK: 56;SGV:…...) A. MỤC TIÊU: ( theo chuẩn KTKN) - Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,…. - Biết đun sôi nước trước khi uống. - Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. * GD BVMT: BV cách thức làm nước sạch , tiết kiệm nước bv bầu không khí. - Giáo dục: Có ý thức sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. B. CHUẨN BỊ: GV - Hình trang 56, 57 SGK. - Phiếu học tập.- Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản. HS: - SGK C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: GIÁO VIÊN HỌC SINH I-Ổn định: - Hát II-Bài cũ: Bài “ Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm” - Những nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước? -HS1 trả lời phần trên của mục BCB. - Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức -HS2 trả lời phần dưới của mục BCB. khỏe của con người? + GV nhận xét, cho điểm. III-Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi tựa. - HS đọc tựa bài. 2.Các hoạt động: Hoạt động 1:Tìm hiểu một số cách làm sạch nước. * Hoạt động cả lớp. - Kể ra 1 số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa - Dùng bể đựng cát, sỏi để lọc – Dùng bình lọc phương bạn sử sụng. (HS.Y) nước – Dùng bông lót ở phễu để lọc – Dùng nước vôi trong – Dùng phèn chua – Dùng than củi – Đun sôi nước,…. - Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả như thế - Những cách lọc nước như vậy làm cho nước nào?(HS.Y-TB) trong hơn, loại bỏ được 1 số vi khuẩn gây bệnh cho con người. => GV kết luận: - HS lắng nghe. Thông thường có 3 cách làm sạch nước: + Lọc nước bằng giấy lọc, bông,… lót ở phễu hay dùng cát, sỏi, than củi cho vào bể lọc để tách các chất không bị hòa tan ra khỏi nước. + Lọc nước bằng cách khử trùng nước: cho vào nước chất khử trùng gia-ven để diệt vi khuẩn. Tuy nhiên chất này làm cho nước có mùi hắc. + Lọc nước bằng cách đun sôi nước để diệt vi khuẩn và khi nước bốc hơi mạnh thì mùi thuốc khử trùng cũng bay đi hết . * Hoạt động nhóm đôi. Hoạt động 2: Thực hành lọc nước. - GV chia nhóm – hướng dẫn các nhóm làm thực hành. - Tiến hành lọc nước trong nhóm và thảo luận theo các bước trong SGK/56. - Đại diện 1 vài nhóm trình bày trước lớp – NX - Cho HS trình bày kết quả. + Nước trước khi lọc có màu đục, có nhiều tạp GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. + Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc?. chất như đất, cát,….Nước sau khi lọc trong suốt, không có tạp chất. + Nước sau khi lọc chưa uống được vì nước đó chỉ sạch các tạp chất, vẫn còn các vi khuẩn khác mà bằng mắt thường ta không nhìn thấy được.. + Nước sau khi lọc đã uống được ngay chưa? Tại sao? - GV nhận xét – tuyên dương. * Hỏi thêm: - ….chúng ta cần phải có than bột, cát hay sỏi. - Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có những gì? - …khử mùi và màu của nước. - Than bột có tác dụng gì? -…loại bỏ các chất không tan trong nước. - HS lắng nghe. - Vậy cát hay sỏi có tác dụng gì? => GV kết luận: Đó là cách lọc nước đơn giản. Nước tuy sạch nhưng chưa loại được các vi khuẩn, các chất sắt và các chất độc khác. * Hoạt động theo nhóm Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch. - HS theo dõi. - Treo bảng hướng dẫn quy trình sản xuất nước sạch. - Các nhóm tiến hành thảo luận và trả lời vào - Chia lớp thành 6 nhóm – Yêu cầu đọc các thông tin phiếu. trong SGK/57 và trả lời vào phiếu học tập. - Mỗi nhóm trình bày 1 quy trình. - Cho HS trình bày trước lớp trước lớp. - HS đánh số thứ tự và nhắc lại dây chuyền - Yêu cầu HS đánh số thứ tự vào cột các giai đoạn của theo đúng thứ tự. dây chuyền sản xuất nước sạch và nhắc lại dây chuyền theo đúng thứ tự. => GV kết luận:Nước được sản xuất từ các nhà máy đảm bào được 3 tiêu chuẩn: khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng. * Hoạt động theo nhóm đôi. Hoạt động 3: Thảo luận về sự cần thiết phải đun sôi nước uống. - Một số HS.Y-TB trình bày - GV nêu các câu hỏi cho HS thảo luận: + …không uống ngay được. Chúng ta cần + Nước đã được làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay phải đun sôi nước trước khi uống để để diệt hết do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa? Vì sao các vi khuẩn nhỏ sống trong nước và loại bỏ chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống? các chất độc tồn tại trong nước. => Kết luận ( SGK) Nước sau khi lọc đều phải đun sôi để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. D- CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Nêu ghi nhớ SGK. * GD BVMT: Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì? (Chúng ta cần giữ vệ sinh nguồn nước chung và nguồn nước tại gia đình mình. Không để nước bẩn lẫn nước sạch). - Giáo dục HS có ý thức giữ gìn nguồn nước sử dụng thật trong sạch. - Nhận xét lớp. - Chuẩn bị bài sau: “Bảo vệ nguồn nước.”. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. TUẦN 14 Tiết 67:. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày dạy: 27 tháng 11 năm 2012 Toán - Tên bài dạy: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Chuẩn KTKN: 67 ; SGK: 77;SGV:139) A. MỤC TIÊU: ( theo chuẩn KTKN) - Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một hcu74 số (chia hết, chia có dư) - BT cần làm: Bài 1 (dòng 1,2); bài 2. - BT nâng cao: Bài 3 - Giáo dục: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập. B. CHUẨN BỊ: GV - Bảng phụ kẻ bảng phần b SGK. HS: - SGK, Vở, bảng con. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: GIÁO VIÊN I-Ổn định: II-Bài mới: 1.Giới thiệu: Ghi tựa bài. 2. Trường hợp chia hết: - Ghi bảng: 128 472: 6 =? - Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng. * Gọi 1 HS.Y lên bảng thực hiện: Tính từ trái sang phải, mỗi lần chia đều tính theo 3 bước: chia, nhân, trừ nhẩm. * Hướng dẫn thử lại: Thương nhân số chia. 3. Trường hợp chi có dư: - Ghi phép chia ở bảng: 230 859: 5 =? - Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng. * Gọi 1 HS.Y lên bảng thực hiện * Hướng dẫn thử lại: Thương nhân số chia, cộng số dư... 4. Thực hành. - Bài 1: + Gọi HS đọc yêu cầu của BT. + Yêu cầu HS.Y lên bảng tính trên bảng. + GV nhận xét.. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. HỌC SINH - Hát - HS đọc tựa bài. - Theo dõi. 128 472 6 08 21 412 24 07 12 0 - Cả lớp tính trên bảng con: 278 157: 3 - Tiếp tục theo dõi. Một em lên bảng: 230 859 5 30 46 171 08 35 09 4 - Lưu ý: Trong phép chia có dư, số dư bé hơn số chia. + Đặt tính rồi tính. + HS còn lại làm vào bảng con - NX a/ 278157 3 304968 4 08 92719 24 76242 21 09 05 16 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. 27 0 b/ 158735 3 08 52911 27 03 05 2 - Bài 2: + Gọi HS đọc yêu cầu của BT. + GV hướng dẫn phân tích đề và giải. + Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi. + Cho HS sửa bài. + GV nhận xét.. - Bài 3: Giải toán + Gọi HS đọc đề bài. + Phân tích đề và yêu cầu HS nêu cách giải. + Yêu cầu HS làm bài theo 6 nhóm. + Yêu cầu HS sửa bài. + GV nhận xét.. 08 0 475908 5 25 95181 09 40 08 3. + 1 HS đọc. + HS theo dõi – trả lời. + Các nhóm làm bài (Bảng phụ) + Đại diện 2 nhóm trình bày. Bài giải: Số lít xăng ở mỗi bể là: 128610: 6 = 21435 (l) Đáp số: 21435 lít xăng. + 1 HS đọc. + HS theo dõi – trả lời. + Các nhóm làm bài (Bảng phụ) + Đại diện 2 nhóm trình bày. Bài giải: Thực hiện phép chia ta có: 187250: 8 = 23406 (dư 2) Vậy có thể xếp được vào nhiều nhất 23406 hộp và còn thừa 2 áo. Đáp số: 23406 hộp và còn thừa 2 cái áo.. D- CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Nêu lại cách chia cho số có 1 chữ số. - Giáo dục: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập. - Nhận xét lớp. -Chuẩn bị bài sau: “Luyện tập.”. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày: 27/11/2012 TĂNG CƯỜNG TOÁN TUẦN 14 – TIẾT 1 – MÔN: Toán(VBT: 41) I. MỤC TIÊU: - Giúp HS củng cố kiến thức về phép chia.. II. CHUẨN BỊ: - Vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: GIÁO VIÊN 1. Ổn định: 2. Bài mới: - GV giới thiệu bài. Bài 1: - Gọi HS Y đọc yêu cầu. - Yêu cầu làm bài vào VBT. - GV theo dõi, uốn nắn. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm theo cặp. - Sữa bài, nhận xét.. Bài 3: - Chia nhóm 3, yêu cầu làm bài. - Theo dõi, giúp đỡ. - Nhận xét.. HỌC SINH - Hát. - HS đọc yêu cầu - HSY sữa bài. a) 312464 : 4 = 78116 b) 705015 : 5 = 141003 c) 963281 : 6 = 160546 (dư 5) - HS đọc yêu cầu. - 2 em cùng bàn làm bài a) (426 + 318 ) : 3 Cách 1 : (426 + 318 ) : 3 = 744 : 3 = 248 Cách 2 : (426 + 318 ) : 3 = 426 : 3 + 318 : 3 = 142 + 106 = 248 b) (4125 – 395) : 5 Cách 1 : (4125 – 395) : 5 = 3730 : 5 = 746 Cách 1 : (4125 – 395) : 5 = 4125 : 5 – 395 : 5 = 825 – 79 = 746 - HS làm và sữa bài. Bài giải Số lớn là: (76315 + 49301) : 2 = 62808 Số bé là: 76315 – 49301) : 2 = 13507 Đáp số: SL: 62808 SB: 13507. IV. CỦNG CỐ- DẶN DÒ: - Gọi HS đọc bảng chia 2,3. - Nhận xét tiết học. - Tiết sau: Tiết 2. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. TUẦN 14: Tiết 27:. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày dạy: 27 tháng 11 năm 2012 Tập đọc - Tên bài dạy: CHÚ ĐẤT NUNG (Chuẩn KTKN: 23 ; SGK: 125) A. MỤC TIÊU: ( theo chuẩn KTKN) - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Gấm, chú bé Đất). - Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (trả lời được các CH trong SGK) - Giáo dục HS có lòng can đảm. * Lồng ghép GD KNS: * BVMT: Đất là 1 tài nguyên quý vì vậy chúng ta phải bảo vệ. * KNS: (42) Xác định giá trị ; tự nhận thức bản thân;thể hiện sự tự tin. B. CHUẨN BỊ: GV: - Tranh, ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ. - Băng giấy viết câu, đoạn cần hướng dẫn HS đọc. HS: SGK C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: NHÓM , ĐỘNG NÃO GIÁO VIÊN I-Ổn định: II-Bài cũ: - Gọi 2 HS.Y-TB đọc và TLCH về nội dung. * GV nhận xét, cho điểm. III-Bài mới: 1.Giới thiệu bài - Giới thiệu: Chủ điểm Tiếng sáo diều - Cho quan sát tranh minh họa bài đọc SGK. 2.Hướng dẫn Luyện đọc: - Chỉ định 1 HS đọc cả bài. - Hướng dẫn phân đoạn: 3 đoạn - Chỉ định 3 HS đọc nối tiếp. + Luyện đọc đúng,giúp HS sửa lỗi phát âm: cưỡi ngựa tí, kị sĩ, cu Chắt,… + Kết hợp cho đọc chú giải + giải nghã từ trong SGK. - Cho HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - Đọc diễn cảm cả bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: * Đoạn 1: “Tết Trung thu….chăn trâu”. - Cu Chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào? (HS.Y-TB). HỌC SINH - Hát Bài “ Văn hay chữ tốt” - HS thực hiện yêu cầu.. -1 HS đọc cả bài. - HS đánh dấu trong SGK. - 3 HS.Y-TB tiếp nối nhau đọc 3 đoạn. (3 lượt) + Cả lớp – cá nhân luyện đọc. + Kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm, hòn rấm. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc. - 2 HS.TB-K đọc cả bài. - Cả lớp theo dõi trong SGK. * HS đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. - Cu Chắt có các đồ chơi: một chàng kị sĩ cưỡi ngựa, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất. + Chàng kị sĩ cưỡi ngựa tía rất bảnh, nàng công chúa xinh đẹp là những món quà em được tặng. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. trong dịp Tết Trung thu. Chúng được làm bằng bột màu rất sặc sỡ và đẹp. Còn chú bé Đất là đồ chơi em tự nặn bằng đất sét khi đi chăn trâu => Đoạn1 trong bài cho em biết điều gì? => …giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt. * Đoạn 2: “Cu Chắt….thủy tinh”. * HS đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. - Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu? (Y) - Cu Chắt cất đồ chơi vào nắp cái tráp hỏng. - Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với - Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần nhau như thế nào? (HS.TB-K) áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa. => Nội dung chính của đoạn 2 là gì? => Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột. *Đoạn 3: Phần còn lại. * HS đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. - Vì sao chú bé Đất lại ra đi? (HS.Y) - Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê. - Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì? - Chú bé Đất đi ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp (HS.TB) trời mưa, chú ngấm nước và bị rét. Chú bèn chui vào bếp sưởi ấm. Lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau thấy nóng rát cả chân tay khiến chú ta lùi lại. Rồi chú gặp ông Hòn Rấm. - Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại? - Ông chê chú nhát. - Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất - Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát. Nung? (HS.K) + Vì chú muốn được xông pha, làm nhiều việc có ích. - Theo em hai ý kiến đó ý kiến nào đúng? - Chú bé Đất hết sợ hãi, muốn được xông pha, làm được Vì sao? (HS.G) nhiều việc có ích. Chú rất vui vẻ, xin được nung trong lửa. - Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho - ….cho gian khổ và thử thách mà con người vượt điều gì? (HS.K) qua để trở nên cứng rắn và hữu ích. => Đoạn cuối bài nói lên điều gì? => kể lại việc chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung. * Câu chuyện nói lên điều gì? (Động não) * Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. 4. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Gọi 4 HS đọc lại truyện theo vai (người - 4 HS đọc truyện theo vai. dẫn chuyện, chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm) - Treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đoc: + Luyện đọc diễn cảm theo Nhóm (3 HS). Ông Hòn Rấm cười chú thành Đất Nung. + Đọc mẫu đoạn văn và hướng dẫn. - 3 lượt HS thi đọc diễn cảm trước lớp.(HS.Y, K-G) - Cho HS thi đọc theo vai từng đoạn. D- CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? - Giáo dục HS có lòng can đảm. BVMT Đất là 1 tài sản quý vì vậy phải BVMT - Phần tiếp của truyện sẽ cho các em biết số phận tiếp theo của các nhân vật. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc lại truyện. -Chuẩn bị bài sau: “Chú Đất Nung (tt)”.. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày: 27/11/ 2012 TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT TUẦN 14 – TIẾT 1 – MÔN: Luyện đọc (VBT: 60) I. MỤC TIÊU: - Giúp HS đọc trôi chảy bài Văn hay chữ tốt, Chú Đất Nung. II. CHUẨN BỊ: - Vở bài tập/trang 60,61. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: GIÁO VIÊN 1. Ổn định: 2. Bài mới: - GV giới thiệu bài. a.Văn hay chữ tốt: Bài 1:- Gọi HS Y đọc bài. - GV theo dõi, uốn nắn. - Cho HS thảo luận cặp: Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm theo cặp. - Sữa bài, nhận xét. b. Bài: Chú Đất Nung. Bài 1: - Chia nhóm đôi, yêu cầu đọc . - Theo dõi, giúp đỡ. Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc thầm, khoanh vào câu đúng. - Nhận xét.. HỌC SINH - Hát - HS đọc yêu cầu - HSY đọc bài.. - Đáp án: 2b.. - HS đọc yêu cầu. - 2 em cùng bàn đọc bài - HS đọc theo cặp và Khoanh vào chữ cái d.. IV. CỦNG CỐ- DẶN DÒ: - Gọi HS đọc lại bài Văn hay chữ tốt. - Về nhà đọc lại bài. - Nhận xét tiết học. - Tiết sau: Luyện viết.. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. TUẦN 14:. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày dạy: 27 tháng 11 năm 2012 Đạo đức - Tên bài dạy: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (TIẾT 1) (Chuẩn KTKN: 87 ; SGK: 20) A. MỤC TIÊU: ( theo chuẩn KTKN) - Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo. - Lễ phép, vâng lời thấy giáo, cô giáo. - Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô. B. CHUẨN BỊ: - Các băng chữ để sử dụng cho HĐ3, tiết 1. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: GIÁO VIÊN I-Ổn định: II-Bài cũ: GV kiểm tra HS: - Để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, em cần gì trong mỗi tình huống sau: a/ Cha mẹ vừa đi làm về. b/ Cha mẹ đang bận việc. c/ Ông bà hoặc cha mẹ bị ốm mệt. d/ Ông bà đã già yếu. - GV nhận xét, đánh giá. III-Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Biết ơn thầy giáo, cô giáo. 2.Các hoạt động: Hoạt động 1: Xử lí tình huống. - GV chia lớp thành 6 nhóm – Yêu cầu đọc tình huống trong SGK và thảo luận để TLCH: + Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì? + Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì? + Hãy đóng vai thể hiện cách xử lý của nhóm em. - Hỏi thêm: Tại sao nhóm em lại chọn cách giải quyết đó? (HS.Y) - Đối với thầy, cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào? (HS.TB) - Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy, cô giáo?(HS.K) => GV kết luận: Ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô là người vất vả dạy chúng ta nên người. “ Thầy cô như thể mẹ cha Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan” Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy, cô giáo”. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. HỌC SINH - Hát Bài “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”. - HS xử lý tình huống.. - HS đọc tựa bài. Trình baøy moät phuùt - Các nhóm thảo luận (5 phút) - Các nhóm trình bày trước lớp – NX + Các bạn sẽ đến thăm nhà cô giáo. + Tìm cách giải quyết của nhóm và đóng vai thể hiện cách giải quyết đó. + 2 nhóm đóng vai trước lớp. - Vì phải biết nhớ ơn thầy, cô giáo. - Phải tôn trọng, biết ơn. - Vì thầy, cô đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chỉ bảo các em nên người. Vì vậy các em cần phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. - HS lắng nghe.. * Bài tập 1 – SGK/22 Đóng vai 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. - Cho HS thảo luận nhóm đôi. - GV yêu cầu HS xem các bức tranh thể hiện các tình huống như BT.1 Hỏi: Bức tranh…..thể hiện lòng kính trọng biết ơn thầy cô giáo hay không?. - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận. - HS quan sát các bức tranh. - Đại diện vài nhóm trình bày – NX. + HS giơ tay: nếu đồng ý bức tranh…thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo. + HS không giơ tay: nếu bức tranh ….thể hiện sự không kính trọng. - HS lắng nghe.. => GV kết luận: + Các tranh 1, 2, 4: Thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy cô giáo của các bạn. + Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô không dạy lớp mình là biểu hiện sự không tôn trọng thầy cô giáo. - Hỏi: Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính - Biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy cô những trọng thầy cô giáo. việc phù hợp, chúc mừng, cảm ơn các thầy cô khi cần thiết. - Hỏi: Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, - Em sẽ khuyên các bạn, giải thích cho các em sẽ nói gì với các bạn HS đó? bạn: cần phải lễ phép với tất cả các thầy cô giáo mặc dù cô không dạy mình. Hoạt động 3: Hành động nào đúng? * Bài tập 2 – SGK/22 - Yêu cầu mỗi nhóm nhận 1 băng chữ viết tên 1 việc - Từng nhóm HS thảo luận và ghi những làm trong BT và yêu cầu lựa chọn những việc làm thể việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ. hiện lòng biết ơn thầy cô giáo, tìm thêm các việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo. - Yêu cầu dán lên bảng theo 2 cột biết ơn hay không - Từng nhóm dán lên bảng các tờ giấy nhỏ biết ơn. ghi các việc nên làm mà nhóm mình đã thảo luận – Các nhóm khác NX, bổ sung. - GV kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cơ giáo. ;hình thành KN xử lí thông tin. Các việc làm a, b, d, đ, e, g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo. D- CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Vài em đọc ghi nhớ SGK. - Giáo dục HS biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo. HS bieát laéng nghe - Nhận xét lớp. - Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học. -Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ … ca ngợi công lao các thầy giáo, cô giáo -Chuẩn bị bài sau: “ Biết ơn thầy giáo, cô giáo. (tt)”. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. TUẦN 14:. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày dạy: 27 tháng 11 năm 2012 Chính tả (Nghe – viết) - Tên bài dạy: CHIẾC ÁO BÚP BÊ (Chuẩn KTKN: 24 ; SGK: 135;SGV:278) A. MỤC TIÊU: ( theo chuẩn KTKN) - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng bài văn ngắn. - Làm đúng BT.2b, BT.3b. - Giáo dục: - Có ý thức viết đúng, viết đẹp Tiếng Việt. B. CHUẨN BỊ: GV: - Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 2b, BT3. HS: - SGK, Vở, bảng con, phấn. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: GIÁO VIÊN I-Ổn định: II-Bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng viết từ khó (tiềm năng, phim truyện, hiểm nghèo, huyền ảo, chơi chuyền,…) - GV nhận xét về chữ viết của HS. III-Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi tựa 2. Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả. * GV đọc đoạn văn trong SGK/135 Hỏi: Đoạn văn Chiếc áo búp bê có nội dung gì?. HỌC SINH - Hát Bài “ Người tìm đường lên các vì sao” - HS còn lại viết vào bảng con.. - HS đọc tựa bài.. - HS theo dõi. - Tả chiếc áo búp bê xinh xắn. Một bạn nhỏ đã may áo cho búp bê của mình với bao tình cảm yêu thương. - Cho HS đọc thầm lại đoạn văn.GV nhắc viết hoa - HS đọc thầm lại bài chính tả. tên riêng ( bé Ly, chị Khánh). - Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện - HS viết bảng con. viết.(phong phanh, xa tanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc, nhỏ xíu,…) * GV đọc cho HS viết chính tả: * Cả lớp gấp SGK - GV đọc từng câu, từng bộ phận ngắn trong câu. - Viết bài vào vở. - GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt cho HS rà soát lại - HS soát lại bài. bài. - HS đổi tập cho nhau để soát lỗi và ghi lỗi * Chấm, chữa 7 – 10 bài.(GV NX) ra lề. 3. Hướng dẫn luyện tập chính tả - Bài 2: ( lựa chọn ) + Nêu yêu cầu BT2b. + GV chia lớp thành 6 nhóm – GV phát giấy và bút, Sau đó giao việc. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: lất phất – đất – nhấc – bật lên – rất nhiều – bậc tam cấp – lật – nhấc bổng – bậc thềm. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. - 1 HS đọc – Cả lớp đọc thầm đoạn văn. - Đại diện 2 nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức, điền đúng, điền nhanh 9 tiếng cần thiết vào 9 chỗ trống. Sau đó đọc lại đoạn văn đã điền xong. - HS lắng nghe.. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. - Bài 3: ( lựa chọn ) + Nêu yêu cầu BT3b, nhắc các em chú ý tìm các * 1 HS đọc – Lớp đọc thầm theo. tính từ đúng theo yêu cầu của bài + Cho HS làm bài theo cặp – GV phát bảng phụ. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và ghi vào giấy. + Cho HS trình bày kết quả. + GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Đại diện 3 cặp lên dán kết quả bài của Chân thật, thật thà, vất vả, tất tả, tất bật, mình. chật chội, chất phác, chật vật, bất tài, bất nhã, - HS đọc lại các từ vừa tìm được. bất nhân, lất phất, ngất ngưởng, thất vọng, phất phơ,… lấc cấc, xấc xược, lấc láo, xấc láo,… D- CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Tiết chính tả hôm nay học bài gì? - Giáo dục HS có ý thức viết đúng, viết đẹp tiếng Việt. - Nhận xét chữ viết của HS. - Yêu cầu HS về viết vào sổ tay các tính từ có hai tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc ât/âc. - Chuẩn bị bài sau: “Nghe – viết Cánh diều tuổi thơ”.. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. TUẦN 14:. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày dạy: 28 tháng 11 năm 2012 Kể chuyện - Tên bài dạy: BÚP BÊ CỦA AI? (Chuẩn KTKN: 24 ; SGK: 138;SGV: 282) A. MỤC TIÊU: ( theo chuẩn KTKN) - Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh họa (BT1), bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê và kể được phần kết của câu chuyện với tình huống cho trước (BT3). - Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: Phải biết gìn giữ, yêu quý đồ chơi. - Giáo dục HS yêu thích kể chuyện. B.CHUẨN BỊ: GV:. - Tranh minh họa truyện SGK phóng to. - 6 băng giấy để HS thi viết lời thuyết minh cho 6 tranh. HS: - SGK. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: GIÁO VIÊN I-Ổn định: II-Bài mới: 1. Giới thiệu truyện: Ghi tựa 2. GV kể chuyện. - Kể lần 1: Chú ý giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời búp bê lúc đầu tủi thân, sau: sung sướng. Lời Lật đật: oán trách. Lời Nga: hỏi ầm lên, đỏng đảnh. Lời cô bé: dịu dàng, ân cần. - Kể lần 2: vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa. 3. Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu. Bài 1: + Cho HS đọc yêu cầu của BT. + Nhắc HS lời thuyết minh ngắn gọn bằng 1 câu. + Phát 6 băng giấy cho đại diện 6 nhóm, mỗi nhóm viết 1 tranh. + Gắn 6 tranh minh họa phóng to ở bảng. + Gọi 6 em gắn 6 lời thuyết minh dưới mỗi tranh. + Chữa bài. Tranh 1: Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác. Tranh 2: Mùa đông, không có váy áo, búp bê bị lạnh cóng, tủi thân khóc. Tranh 3: Đêm tối búp bê bỏ cô chủ, đi ra phố. Tranh 4: Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm trong đống lá khô. Tranh 5: Cô bé may váy áo mới cho búp bê. Tranh 6: Búp bê sống hạnh phúc trong tình yêu. HỌC SINH - Hát - HS đọc tên truyện. - Lắng nghe. sau đó chỉ tranh minh họa giới thiệu lật đật ( búp bê bằng nhựa hình người, bụng tròn, đặt nằm bật dậy ). * Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh. - HS theo dõi. - Xem 6 tranh minh họa, trao đổi theo đôi, tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh. - HS.TB-K trình bày.. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. thương của cô chủ mới. - Bài 2: + Gọi HS đọc yêu cầu của BT. + Hỏi: Kể chuyện theo lời của búp bê là như thế nào? Khi kể phải xưng hô thế nào? + Gọi 1 HS kể mẫu trước lớp. + Yêu cầu HS kể chuyện trong 6 nhóm. + Cho HS thi kể trước lớp.. * Kể lại truyện bằng lời kể của búp bê. + ….là mình đóng vai búp bê để kể lại truyện. + …..tôi hoặc tớ, mình, em. + 1 em kể mẫu đoạn đầu truyện. - Các nhóm thực hành kể. - 3 HS.TB-K thi kể từng đoạn truyện. 3 HS.K-G thi kể toàn truyện. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện nhập vai giỏi nhất.. + Gv nhận xét. - Bài 3: (Đ CHỈNH) HSG LÀM * Kể phần kết truyện với tình huống mới. + Gọi HS đọc yêu cầu của BT. + HS lắng nghe. + Các em hãy tưởng tượng xem một lần nào đó cô chủ cũ gặp lại búp bê của mình trên tay cô + Viết phần kết truyện vào vở. chủ mới. Khi đó chuyện gì sẽ xảy ra? + Yêu cầu HS tự làm bài. + 5 đến 7 HS.K_G trình bày. + Gọi HS trình bày + GV nhận xét. D- CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Hỏi: Truyện muốn nói với các em điều gì? (Phải biết yêu quý, giữ gìn đồ chơi - Đồ chơi làm bạn vui, đừng vô tình với chúng - Muốn bạn yêu mình, phải quan tâm tới bạn - Ai biết giữ gìn, yêu quý búp bê, người đó là bạn tốt - Búp bê cũng biết suy nghĩ như người, hãy yêu quý nó …) - Giáo dục HS yêu thích kể chuyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở những em yếu kém cố gắng luyện tập thêm phần KC. - Chuẩn bị bài sau: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc”. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. TUẦN 14: Tiết 68:. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày dạy: 28 tháng 11 năm 2012 Toán - Tên bài dạy: LUYỆN TẬP (Chuẩn KTKN: 67 ; SGK: 78;SGV:141) A. MỤC TIÊU: ( theo chuẩn KTKN) - Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số. - Biết vận dụng chia một tổng (hiệu) cho một số. * BT cần làm: Bài 1, 2a, 4a. * BT nâng cao: Bài 3. - Giáo dục: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập. B. CHUẨN BỊ: GV - Phấn màu. HS: - SGK, Vở, bảng con. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: GIÁO VIÊN I-Ổn định: II-Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Ghi tựa. 2.Thực hành: - Bài 1: + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + GV lưu ý: a) Mỗi phép tính thực hiện 4 lần chia. b) Mỗi phép tính thực hiện 5 lần chia. + Yêu cầu HS.Y lên bảng làm bài. + GV nhận xét.. HỌC SINH - Hát - HS đọc tựa bài. * Đặt tính rồi tính + HS lắng nghe. + HS còn lại làm bài vào bảng con, sau đó giơ bảng – NX. a/ 67494 7 42789 5 44 9642 27 8557 29 28 14 39 0 4 b/ 359361 9 89 39929 83 26 81 0. 238057 8 78 29757 60 45 57 1. - Bài 2a: + Gọi HS đọc đề bài. + Yêu cầu nêu cách tìm số bé, số lớn.. * Tìm hai số khi biết tổng và hiệu. + HS nêu: Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2 Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 + GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi.(Phát vài + Các nhóm làm bài bảng phụ) + Yêu cầu HS sửa bài. + Đại diện 2 nhóm trình bày – NX. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Trường TH “C” Bình Mỹ. + GV nhận xét.. Bài giải: Số bé là: ( 42506 – 18472 ) : 2 = 12017 Số lớn là:( 42506 + 18472 ) : 2 = 30489 Đáp số: Số bé: 12017 - Số lớn: 30489. - Bài 3: + Gọi HS đọc đề bài. + GV hướng dẫn phân tích đề và giải. + Muốn tìm số TBC ta làm sao? + Yêu cầu HS làm bài theo 6 nhóm. (bảng phụ) + Cho HS sửa bài. + GV nhận xét.. - Bài 4a: + Gọi HS đọc yêu cầu BT. + Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở. + Cho HS sửa bài. + GV nhận xét.. + 1 HS đọc – Cả lớp thoe dõi trong SGK. + HS theo dõi – trả lời. + ….ta tính tổng của các số đó, rồi lất tổng đó chia cho số các số hạng. + Các nhóm làm bài. + Đại diện 2 nhóm trình bày – Nhóm khác NX. Bài giải: Số toa xe chở hàng là: 3 + 6 = 9 (toa) Số hàng do 3 toa chở là: 14580 x 3 = 43740 (kg) Số hàng do 6 toa khác chở là: 13275 x 6 = 79650 (kg) Trung bình mỗi toa xe chở số hàng là: (43740 + 79650) : 9 = 13710 (kg) Đáp số: 13710 kg hàng. *Tính bằng hai cách. + HS tự làm bài. + 2 HS.TB-K lên bảng thi đua. (33164 + 28528) : 4 = 61692 :4 = 15423 (33164 + 28528) : 4 = 33164 : 4 + 28528 : 4 = 8291 + 7132 = 15423. D- CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - GV hệ thống lại bài: Củng cố kiến thức đặt tính và tính – Vận dụng qui tắc tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó và Tìm số TBC – Vận dụng tính chất một tổng (hiệu) chia cho một số. - Nhận xét lớp. -Chuẩn bị bài sau: “Chia một số cho một tích.”. GV: Nguyễn Thị Quyên Lop2.net. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×