Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ xuân và thu đông năm 2015 tại thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 99 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THÀNH GIANG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI
VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG NĂM 2015 TẠI
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THÀNH GIANG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI
VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG NĂM 2015 TẠI
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ VÂN

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu mà các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Thành Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới
Cơ giáo hướng dẫn: TS. Phan Thị Vân - Khoa Nông học, Trường Đại học
Nơng Lâm Thái Ngun, đã tận tình giúp tơi trong suốt q trình thực hiện đề
tài và hồn thành báo cáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban Giám hiệu, Phịng Đào
tạo, Khoa nơng học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo, cán bộ Viên nghiên cứu
ngô; Ủy ban nhân dân Phường Quang Vinh và người dân trong khu vực
nghiên cứu đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực hiện luận văn.
Báo cáo này được hồn thành cịn có sự giúp đỡ tận tình của nhiều bạn
bè cùng với sự động viên khuyến khích của gia đình trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Thành Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................................ 1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ................................................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................. 3

Chương 1 .......................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ..................................................................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngơ trên thế giới ....................................................................................... 4
1.2.1. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới ................................................................................................... 4
1.2.2. Tình hình tiêu thụ ngơ trên thế giới .................................................................................................... 8
1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngơ tại Việt Nam ..................................................................................... 10
1.3.1. Tình hình sản xuất ngơ tại Việt Nam................................................................................................ 10
1.3.2. Tình hình tiêu thụ ngơ trong nước .................................................................................................... 12
1.4. Tình hình sản xuất ngơ vùng trung du, miền núi phía Bắc .................................................................. 13
1.5. Tình hình sản xuất ngơ của tỉnh Thái Ngun ..................................................................................... 15

1.6. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai trên thế giới và Việt Nam ............................................ 17
1.6.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngơ lai trên thế giới ............................................................... 17
1.6.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam ................................................................... 20
1.7. Kế t quả thử nghiệm các giố ng ngô mới tại tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 23

Chương 2 ........................................................................................................ 27
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 27
2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................................................. 27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................................................... 27
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................................... 28

2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................... 28
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................................................... 28
2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ........................................................................... 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
2.5. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiê ̣m ...................................................................................... 34
2.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................................................... 35

Chương 3 ........................................................................................................ 36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 36
3.1. Các giai đoa ̣n sinh trưởng, phát triể n của các tổ hợp ngô lai thí nghiê ̣m .......................................... 36
3.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ ............................................................................................................. 36
3.1.2. Giai đoạn từ gieo đến tung phấn, phun râu....................................................................................... 37
3.1.3. Thời gian sinh trưởng ....................................................................................................................... 38
3.2. Tố c độ tăng trưởng thân, lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm .......................................................... 38
3.2.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngơ lai thí nghiệm............................................... 38
3.2.2. Tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm ................................................................................. 41
3.3. Đặc điểm hình thái và sinh lý của các tổ hợp ngơ lai thí nghiệm........................................................ 43
3.3.1. Chiều cao cây (cm) ........................................................................................................................... 43
3.3.2. Chiều cao đóng bắp .......................................................................................................................... 45
3.3.3. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây .................................................................................... 46
3.3.4. Số lá/cây ........................................................................................................................................... 46
3.3.5. Chỉ số diện tích lá (LAI): m2 lá/m2 đất ............................................................................................. 48
3.3.6. Số lá còn xanh khi thu hoạch............................................................................................................ 49
3.4. Trạng trạng thái bắp, độ bao bắp của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm ................................................. 49

3.4.1. Trạng thái bắp .................................................................................................................................. 49
3.4.2. Độ bao bắp ....................................................................................................................................... 50
3.5. Khả năng chống chịu của các tổ hợp ngơ lai thí nghiệm .................................................................... 51
3.5.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm ................................................... 51
3.5.2. Khả năng chống đổ của các tổ hợp ngơ lai thí nghiệm ..................................................................... 53
3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô lai ................................................. 55
3.6.1. Số bắ p/cây ........................................................................................................................................ 55
3.6.2. Chiều dài bắp .................................................................................................................................... 55
3.6.3. Đường kính bắp ................................................................................................................................ 56
3.6.4. Số hàng hạt trên bắp ......................................................................................................................... 57
3.6.5. Số hạt trên hàng ................................................................................................................................ 58
3.6.6. Khối lượng 1000 hạt......................................................................................................................... 58
3.6.7. Năng suất lý thuyết (NSLT) ............................................................................................................. 59
3.6.8. Năng suất thực thu (NSTT) .............................................................................................................. 60

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 62
1. Kết luận .................................................................................................................................................. 62
2. Đề nghị ................................................................................................................................................... 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AATF

: Tổ chức Công Nghệ nông nghiệp châu Phi

AMBIONET

: Mạng lưới công nghệ sinh học cây ngơ ở Châu Á

CCC

: Chiều cao cây

CCDB

: Chiều cao đóng bắp

CD bắp

: Chiều dài bắp

CIMMYT

: Trung tâm cải tạo giống ngơ và lúa mỳ Thế giới

CSDTL


: Chỉ số diện tích lá

CSDTL

: Chỉ số diện tích lá

CV %

: Hệ số biến động

Đ/c

: Đối chứng

FAO

: Tổ chức Lương thực Nông nghiệp liên hiệp quốc

G- FR

: Thời gian gieo đến phun râu

G- TF

: Thời gian gieo đến tung phấn

G-CSL

: Thời gian gieo đến chín sinh lý


G-TC

: Thời gian gieo đến trỗ cờ

IRRI

: Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới

LSD.05

: Sự sai khác nhỏ nhất ở mức 0,05

NL

: Nhắc lại



: Vụ Thu Đông

THL

: Tổ hợp lai

TL CC/CB

: Tỷ lệ cao cây trên cao bắp

TPTD


: Thụ phấn tự do

TT Cây

: Trạng thái cây

X

: Vụ Xuân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới giai đoạn năm 2004 2015................................................................................................. 5
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngơ ở một số châu lục năm 2014 ....................... 6
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất ngơ của một số nước năm 2014 ......................... 7
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 1975 - 2014........ 10
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngơ của các vùng sinh thái Việt Nam .............. 11
Bảng 1.6: Tình hình nhập khẩu ngô ở Việt Nam năm 2014 - 2015................ 13
Bảng 1.7: Sản xuất ngô tại các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 2014............................................................................................... 14
Bảng 1.8. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên giai đoạn 2005-2015 ........ 15
Bảng 2.1: Nguồn gốc của các vật liệu tham gia thí nghiệm ........................... 27
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai vụ
Xuân và Thu Đông 2015 tại thành phố Thái Nguyên................... 36
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai vụ

Xuân và Thu Đông 2015 tại thành phố Thái Nguyên................... 40
Bảng 3.3: Tốc độ ra lá của các tổ hợp ngơ lai thí nghiệm vu ̣ Xn và vụ
Thu Đông năm 2015 tại thành phố Thái Nguyên ......................... 41
Bảng 3.4: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các tổ hợp ngơ lai thí
nghiệm Xn và Thu Đông 2015 tại thành phố Thái Nguyên ..... 44
Bảng 3.5: Số lá trên cây, chỉ số diện tích lá của các tổ hợp ngơ lai thí
nghiệm vụ Xn và Thu Đông 2015 tại thành phố Thái
Nguyên .......................................................................................... 47
Bảng 3.6: Trạng thái bắp, độ bao bắp của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
vụ Xn và Thu Đơng 2015 tại thành phố Thái Nguyên.............. 49
Bảng 3.7: Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp ngơ lai thí nghiệm ........... 51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii
Bảng 3.8: Đường kính gố c thân, số rễ chân kiề ng vụ Xuân và Thu Đông
2015 tại thành phố Thái Nguyên .................................................. 53
Bảng 3.9: Đánh giá khả năng chố ng đổ của các tổ hợp ngô lai vu ̣ Xuân
và vụ Thu Đông 2015 vụ Xuân và Thu Đông 2015 tại thành
phố Thái Nguyên .......................................................................... 54
Bảng 3.10: Chiề u dài bắp, đường kính bắp của các tổ hợp ngơ lai thí
nghiê ̣m vụ Xuân và Thu Đông 2015 tại thành phố Thái
Nguyên .......................................................................................... 57
Bảng 3.11: Số bắ p/cây, hàng/bắ p, ha ̣t/hàng và khố i lươ ̣ng 1000 ha ̣t của
các tổ hợp ngơ lai thí nghiệm vụ Xn và Thu Đơng 2015 tại
thành phố Thái Ngun................................................................. 59


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tỷ lệ cơ cấu giống ngơ năm 2014 tại Thái Nguyên........................ 16
Hình 3.1: Tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây của các tổ hợp ngơ lai
thí nghiệm vụ Xn và Thu Đơng 2015 tại thành phố Thái Nguyên .... 46
Hình 3.2. Năng suất lý thuyết của các tổ hợp ngơ lai thí nghiệm ................... 59
Hình 3.3. Năng suất thực thu của các tổ hợp ngơ lai thí nghiệm .................... 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngơ (Zea Mays L.) là một trong ba cây lương thực có vai trò quan trọng
cung cấp lương thực cho 1/3 dân số thế giới. Ấn Độ, Philippin, Mêxico và
một số nước ở Châu Phi đã dùng ngơ làm lương thực chính, trong đó có tới
90% sản lượng ngơ của Ấn Độ, 66% của Philippin dùng làm lương thực cho
con người (Dương Văn Sơn và cs, 1997)[23].
Ngồi việc cung cấp lương thực ngơ cịn là nguồn thực phẩm có giá trị
dinh dưỡng cao. Các loại ngô siêu ngọt, ngô nếp, ngô đường...được dùng làm
thực phẩm tươi hoặc đóng hộp. Ngơ cũng là nguồn ngun liệu cho các ngành
cơng nghiệp chế biến, đã có khoảng 670 mặt hàng được sản xuất từ ngô để

phục vụ các ngành kinh tế khác nhau. Ngô là nguyên liệu chính cho các nhà
máy chế biến thức ăn gia súc tổng hợp (Ngơ Hữu Tình, 2003)[29].
Ngơ được xác định là cây trồng có vai trị quan trọng trong nền kinh tế
nơng nghiệp của nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy sản xuất ngơ ln
được quan tâm phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2015,
diện tích ngơ thế giới đa ̣t 179,91 triệu ha, năng suất 56,3 tạ/ha và sản lượng
đạt 1.013,56 triệu tấn (FAOSTAT, 2016)[47].
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng được trồng ở hầu hết
các vùng sinh thái, đa dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Cây
ngô không chỉ cung cấp lương thực cho người, vật ni mà cịn là cây trồng
xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn. Năm 1990,
diện tích ngơ của Việt Nam là 431,8 nghìn ha, năng suất đạt 15,54 tạ/ha sản
lượng 671,0 nghìn tấn đến năm 2014, diện tích trồng ngơ đã tăng lên đạt
1.178,6 nghìn ha, năng suất 44,1 tạ/ha, sản lượng trên 5.202,5 nghìn tấn
(Tổng cục thống kê, 2016)[32]. Sản xuất ngơ cả nước qua các năm khơng
ngừng tăng về diện tích, năng suất, sản lượng, nhưng năng suất ngô ở nước ta
vẫn chưa thật ổn định ở các vùng sinh thái, năng suất bình qn cịn thấp so
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
với khu vực. Năm 2014, năng suất ngô của Việt Nam chỉ bằng 71,8% năng
suất ngô của Trung Quốc, 43,78 % của Mỹ và 79,17 % năng suất trung bình
của thế giới (FAO, 2016) [47]. Hiện nay, giá thành ngô sản xuất trong nước
cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới, nhu cầu ngô cho thức ăn chăn
nuôi vẫn chưa đáp ứng đủ. Theo chiến lược của Bộ Nông nghiệp và PTNT,
đến năm 2020 sản lượng ngô của Việt Nam cần đạt 8 - 9 triệu tấn/năm để đảm
bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước.

Chính vì vâ ̣y, để đáp ứng nhu cầ u trong nước, cần phải đẩ y ma ̣nh sản
xuấ t ngô theo hướng mở rô ̣ng diện tích, áp dụng quy trình phù hợp cho từng
vùng, lai tạo được các giống ngơ có năng suất cao, chống chịu tớ t với sâu
bệnh và điều kiện ngoài cảnh thay thế giống cũ hiện nay. Trong quy triǹ h
chọn tạo giống ngô, việc đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triể n của các tổ
hơ ̣p lai là công việc rấ t quan tro ̣ng làm cơ sở để chọn được các tổ hợp ưu tú
phát triển giống phục vụ cho sản xuất.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
"Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ
Xuân và Thu đông năm 2015 tại thành phố Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định được tổ hơ ̣p ngơ lai có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt
phù hợp với điều kiện sinh thái của Thành phố Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai
trong điều kiện vụ Xuân và vụ Thu đông năm 2015 tại thành phố Thái Nguyên.
- Theo dõi khả năng tăng trưởng chiều cao và sự hình thành lá của các
tổ hợp ngơ lai thí nghiệm.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các tở hơ p̣ ngơ lai trong
thí nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
- Đánh giá khả năng chống chịu của các tổ hơ ̣p lai thí nghiệm như:
chống chịu sâu bệnh, chống đổ gãy, chịu hạn…
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tổ hơ ̣p

ngô lai thí nghiệm.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài là một trong những cơ sở quan trọng để chọn được giống ngơ
có năng suất cao, phẩm chất tốt và thích nghi với điều kiện sinh thái của tỉnh
Thái Nguyên và các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài là luận cứ quan trọng phục vụ cho
học tập và đánh giá các đặc điểm nông học ở cây ngô.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Là cơ sở đề xuất các giống ngô phù hợp với điều kiện sản xuất, điều
kiện sinh thái Thái Ngun.
- Góp phần làm đa dạng tập đồn giống ngơ lai ở Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ngày nay nhu cầu ngô ở nước ta ngày càng lớn đặc biệt là phục vụ cho
chăn ni, vì vậy phát triển sản xuất, tăng sản lượng ngơ là địi hỏi cấp thiết
nhằm phục vụ nhu cầu thị trường. Phát triển sản xuất ngơ cần có các giải pháp
đồng bộ trong đó cải thiện cơ cấ u giống là rất cần thiết. Các nhà khoa học ước
tính khoảng 30 - 50% mức tăng năng suất cây lương thực trên thế giới là việc
đưa vào sản xuất những giống mới (Trần Thượng Tuấn, 1992) [26].
Giống là một tư liệu sản xuất sống, có quan hệ mật thiết với mơi trường.
Giống chỉ có thể phát huy được tính ưu việt trong điều kiện trồng trọt phù hợp.

Trong chọn tạo giống, từ vâ ̣t liê ̣u khởi đầ u, các nhà khoa ho ̣c đã lai ta ̣o đươ ̣c
các tổ hơ ̣p lai, tuy nhiên quá trình từ tổ hơ ̣p lai đế n đươ ̣c công nhâ ̣n giố ng phải
thực hiêṇ đánh giá rấ t kỹ lưỡng qua nhiề u vu ̣, nhiề u vùng sinh thái để loại các
tổ hơ ̣p lai có những yếu điểm về các đặc tính nơng sinh học như: Thời gian sinh
trưởng quá dài, cây quá cao, chống đổ kém và dễ nhiễm sâu bệnh...
Để có các giống ngô lai tốt phu ̣c vụ cho sản xuấ t của tỉnh Thái Nguyên
và có cơ sở lựa chọn giống phù hợp với vùng có điều kiện sinh thái tương
ứng, đề tài đã thực hiê ̣n nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triể n và chống
chịu của các tổ hợp ngô lai có triể n vo ̣ng. Để đảm bảo độ tin cậy của các kết
quả nghiên cứu, nghiên cứu được thực hiện ở các mùa vụ khác nhau.
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngơ trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây ngũ cốc lâu đời đã tồn tại ở Trung Mỹ từ hàng nghìn năm.
Ngày nay ngô là cây trồng phổ biến trên thế giới, từ 550 vĩ Bắc đến 400 vĩ
Nam. Do có khả năng thích ứng rộng, nên ngơ được trồng từ độ cao 1 - 2 m
so với mặt nước biển ở vùng Andet - Peru đến gần 4.000m (Ngô Hữu Tình,
2003) [29].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
Ngơ là cây trồng có vị trí và tầm quan trọng trong nền kinh tế nên sản xuất
ngô trên thế giới phát triển liên tục cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới giai đoạn năm 2004 - 2015
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2004

147,45

49,44

728,97

2005

148,04

48,21

713,68

2006

146,74

48,17


706,85

2007

158,39

49,88

790,12

2008

162,69

51,06

830,61

2009

158,74

51,67

820,20

2010

164,05


51,89

851,27

2011

171,38

51,76

887,11

2012

178,74

48,97

875,31

2013

185,67

54,80

1017,54

2014


183,32

55,73

1.021,62

2015

179,91

56,30

1013,56

Năm

(Nguồn: FAOSTAT,2016)[47], USDA, 2016)[57]
Số liệu bảng 1.1 cho thấy giai đoạn 2004-2014 sản xuất ngô trên thế
giới đều tăng về diện tích, năng suất và sản lượng. Từ năm 2004 đến 2014
diện tích trồng ngơ tăng từ 147,45 triệu ha lên đến 183,32 triệu ha tăng
24,33%, năng suất tăng từ 49,44 tạ/ha lên tới 55,73 tạ/ha tăng 12,72%, sản
lượng tăng từ 728,97 triệu tấn lên đến 1.021,62 triệu tấn tăng 40,15%.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2015 diện tích trồng ngơ
trên thế giới đạt 179,91 triệu ha, giảm 3,41 triệu ha so với năm 2014 (USDA,
2016)[57]. Diện tích canh tác ngơ giảm do tác động của sự thay đổi về thời
tiết khí hậu, nhiều nơi trên thế giới thời gian khô hạn kéo dài nên khơng thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





6
bắt đầu mùa vụ trồng ngơ. Mặc dù diện tích ngô giảm nhưng do áp dụng tiến
bộ kỹ thuật trong sản xuất nên năng suất ngô năm 2015 vẫn đạt 56,3 tạ/ha.
So với năm 2011, năm 2015 diện tích ngơ thế giới tăng 4,44%, năng
suất tăng 9,32 % và sản lượng tăng 14,16 %. Dự báo năm 2050, sản lượng
ngô sẽ đạt 1.343 triệu tấn, diện tích thu hoạch đạt 156 triệu ha và năng suất là
86 tạ/ha (DeepakK. Ray, 2013)[45].
Trên thế giới ngô được trồng ở hầu hết các châu lục, nhưng do sự khác
biệt về trình độ khoa học kỹ thuật, tập quán canh tác, điều kiện tự nhiên - kinh
tế xã hội nên diện tích, năng suất và sản lượng ngô của các vùng khác nhau.
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngơ ở một số châu lục năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Châu Á

59,10

51,47


304,14

Châu Âu

18,75

60,12

112,74

Châu Mỹ

68,40

76,97

526,45

Châu Phi

37,00

20,99

77,64

Khu vực

(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, 2016[47])

Châu Mỹ - q hương của cây ngơ là châu lục có diện tích trồng ngơ
lớn nhất với diện tích 68,40 triệu ha chiếm 37,31% tổng diện tích trồng ngơ
của thế giới và sản lượng đạt 526,45 triệu tấn chiếm 51,53% sản lượng ngơ
tồn thế giới (năm 2014).
Châu lục có diện tích và sản lượng đứng thứ 2 thế giới là châu Á.
Năm 2014, diện tích ngơ của châu Á là 59,10 triệu ha sản lượng đạt
304,14 triệu tấn.
Châu Âu có diện tích trồng ngơ nhỏ nhưng đây là nơi tập trung nhiều
nước có trình độ phát triển nên năng suất ngơ tương đối cao, năm 2014 năng
suất ngô của châu Âu đạt 60,12 tạ/ha cao thứ 2 sau châu Mỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
Châu Phi là châu lục có năng suất ngơ rất thấp chỉ đạt 20,99 tạ/ha, sản
lượng đạt 77,64 triệu tấn vào năm 2014. Sở dĩ châu Phi có năng suất ngô thấp
nhất thế giới là do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trình độ thâm canh thấp,
chưa có điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất ngơ của một số nước năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)


(tạ/ha)

(triệu tấn)

Mỹ

33,64

107,33

361,09

Trung Quốc

35,95

59,98

215,64

Brazil

15,43

51,76

79,88

Ấn Độ


8,60

27,52

23,67

Mêxicơ

7,06

32,96

23,27

Israel

0,005

340,98

0,16

Nước

Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, 2016[47]
Năm 2014, Trung Quốc là nước có diện tích ngơ lớn nhất thế giới
(35,95 triệu ha), sản lượng đạt 215,64 triệu tấn. Từ những năm 2012 trở về
trước diện tích ngơ của Trung Quốc đứng vị trí thứ 2 sau Mỹ, nhưng do nhu
cầu sử dụng ngơ ngày càng tăng nên diện tích ngơ của Trung Quốc được mở
rộng, từ năm 2013 đã vươn lên đứng đầu thế giới.

Mỹ là nước có diện tích trồng ngô lớn thứ 2 trên thế giới với 33,64 triệu
ha và sản lượng lớn nhất thế giới đạt 361,09 triệu tấn chiếm 35,34% tổng sản
lượng ngô của thế giới.
Mặc dù có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, diện tích trồng ngơ nhỏ
(0,005 triệu ha) nhưng với trình độ khoa học cao, đầu tư lớn nên Isarel có
năng suất ngơ cao nhất thế giới đạt 340,98 tạ/ha cao hơn gấp 6,1 lần so với
bình qn năng suất ngơ thế giới (năm 2014).
Một số nước có năng suất ngơ cao nhất thế giới năm 2014 là Isarel
340,98 tạ/ha, Kuwait -307,5 tạ/ha, Tajikistan-127,5 tạ/ha, Tây Ban Nha -112,4
tạ/ha, Hy lạp -119,6 tạ/ha, Hà Lan -109,9 tạ/ha, Newzealand-109,9 tạ/ha...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
1.2.2. Tình hình tiêu thụ ngơ trên thế giới
Ngơ là cây trồng có vai trị quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên
thế giới vì góp phần giải quyết nhu cầu lương thực con người và là nguồn
thức ăn chủ lực cho chăn nuôi. Sản lượng ngô tiêu thụ nội địa trên thế giới rất
lớn, trung bình hàng năm đều trên 700 triệu tấn. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ
(USDA, 2014)[55] trong niên vụ 2014/15, nhu cầu tiêu thụ nội địa của ngô
trên thế giới là 967,52 triệu tấn. Trong niên vụ 2016/17, ước tính sản lượng
ngơ thế giới dùng cho tiêu thụ là 1003 triệu tấn (IGC, 2016)[49].
Các quốc gia tiêu thụ ngô nhiều nhất trên thế giới cũng chính là các
quốc gia có sản lượng lớn nhất. Mỹ là nước có nhu cầu tiêu thụ nội địa lớn
nhất (296,81 triệu tấn) chiếm 30,68% nhu cầu tiêu thụ nội địa tồn thế giới
(USDA, 2014)[55]. Tổng sản lượng ngơ tại Mỹ trong năm 2013 - 2014 là
330,6 triệu tấn, trong đó 27,3% sản lượng dùng để sản xuất ethanol và những
sản phẩm khác (USDA & ProExporter Network, 2014) [56].

Sản lượng ngơ xuất khẩu đang có xu hướng giảm tại Mỹ, Brazin,
Achentina,… một số nước như Trung Quốc không xuất khẩu ngơ vì một phần
xuất phát từ nhu cầu của các nhà sản xuất ethanol và si-rô ngô. Si-rô ngô có
hàm lượng fructose (HFCS) cao, đây là một loại chất làm ngọt có chứa hàm
lượng calorie lớn, được sử dụng trong các thực phẩm chế biến sẵn
(Bloomberg, 2012) [42].
Trong những năm gần đây khi thế giới cảnh báo nguồn dầu mỏ đang
cạn kiệt, ngô đã được sử dụng làm nguyên liệu chế biến ethanol, thay thế một
phần nhiên liệu xăng dầu chạy ô tô ở Mỹ, Braxin, Trung Quốc,... Nhu cầu ngô
cho ngành chăn nuôi và sản xuất nhiên liệu sinh học của Trung Quốc vẫn tăng
mạnh, niên vụ 2012/13 Trung Quốc tiêu thụ 207 triệu tấn ngô, tăng 10,1% so
với cùng kỳ. Tiêu thụ ngô của EU đạt 69 triệu tấn, vượt quá khả năng sản xuất
của khu vực này, trong khi Brazil chỉ tiêu thụ 53 triệu tấn và vẫn là một trong
những nước xuất khẩu ngô hàng đầu thế giới (USDA, 2014)[55].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
Lượng ngơ xuất khẩu trên thế giới trung bình hàng năm khoảng trên
100 triệu tấn. Năm 2015, Mỹ là nước xuất khẩu ngô lớn nhất chiếm 37%
lượng ngô xuất khẩu toàn cầu (Statista, 2016)[54]
Braxin là nước đứng thứ 3 trên thế giới về sản xuất ngơ với diện tích gieo
trồng đạt 15,12 triệu ha, sản lượng hơn 82 triệu tấn. Sản phẩm ngô chủ yếu đáp ứng
nhu cầu thị trường nội địa dùng chế biến làm thực ăn chăn nuôi. Dự báo vào năm
2019/2020, sản lượng ngô của Braxin tăng lên tới 70,12 triệu tấn/năm và tiêu dùng
nội địa đạt khoảng 56,20 triệu tấn, xuất khẩu đạt khoảng từ 12,6 tới 19 triệu tấn/năm.
Braxin sẽ vươn lên trở thành nước xuất khẩu ngô hàng đầu trên thế giới. Năm 2015,
lượng ngô xuất khẩu của Brazil chiếm 17% lượng ngô xuất khẩu tồn cầu (Statista,

2016)[54]. Thị trường xuất khẩu ngơ chủ yếu của Braxin là Iran chiếm 26,5%, tiếp
theo là Việt Nam, Hàn Quốc, Ai Cập, Indonexia, Đài Loan, Malaixia, Nhật Bản,
Maroc, Tiểu Vương quốc Ả Rập. Trong năm 2014, Braxin xuất khẩu sang Việt Nam
2,957 triệu tấn đạt giá trị 725,5 triệu USD (Bộ Công thương, 2015)[5].
Giá ngô trên thị trường thế giới tháng 12/2014 tăng lên 182,52
USD/tấn, tăng 2,2% so với tháng 11/2014 nhưng giảm mạnh 7,6% so với
cùng tháng năm 2013. Nguyên nhân sản lượng ngô thế giới niên vụ 20142015 tăng 12,56 triệu tấn so với cùng kỳ niên vụ trước, do điều kiện thời tiết
thuận lợi ở khu vực vành đai trồng ngô của nước sản xuất và xuất khẩu ngô
hàng đầu thế (Cục xúc tiến thương mại, 2015) [9].
Các nước nhập khẩu ngô nhiều nhất trên thế giới là Nhật Bản, Mê-xi-cô
và các nước ở châu Phi. Trong mùa vụ 2014/15, tổng lượng ngô nhập khẩu của
châu Phi là 17 triệu tấn, tăng khoảng 300 nghìn tấn so với năm trước. Các nước
lượng ngơ nhập khẩu tăng nhiều nhất là Ai Cập và Ma-rốc. Tại khu vực châu Mỹ
La-tinh và vùng Ca-ri-bê, Mê-xi-cô là nước nhập khẩu ngô lớn thứ hai trên thế
giới chỉ sau Nhật Bản. Năm 2014, Mê-xi-cô nhập khẩu khoảng 11 triệu tấn ngơ,
tăng 500 nghìn tấn so với năm 2013 (Cục xúc tiến thương mại, 2014) [8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngơ tại Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất ngơ tại Việt Nam
Ở nước ta ngô là cây trồng phổ biến trong công thức luân canh ở hầu
hết các vùng sinh thái. Từ những năm 1990 đến nay, do được quan tâm, chú
trọng nên sản xuất ngơ ngày càng phát triển.
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 1975 - 2014

1975


Diện tích
(1000 ha)
267,0

Năng suất
(tạ/ha)
10,5

Sản lượng
(1000 tấn)
280,6

1980

389,6

11,0

428,8

1985

392,2

14,9

584,9

1990


432,0

15,5

671,0

1995

556,8

21,3

1.184,2

2000

730,2

25,1

2.005,9

2005

1.052,6

36,0

3.787,1


2010

1.126,4

40,90

4.606,8

2011

1.121,3

43,13

4.835,7

2012

1.118,2

42,95

4.803,2

2013

1.170,3

44,35


5.190,8

2014

1178,6

44,14

5.202,5

2015

1.179,3

44,8

5.281,0

Năm

Nguồn: FAOSTAT/2016[47]
Với khả năng thích rộng nên cây ngô sinh trưởng phát triển và phổ biến
khắp các vùng trên cả nước. Từ giữa những năm 1980, nhờ sự hợp tác với
Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải
tiến đã được đưa vào trồng ở nước nên sản xuất ngơ nước ta thực sự có những
bước tiến nhảy vọt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





11
So với năm 1990, diện tích ngơ năm 2014 đã tăng 2,73 lần; năng suất
tăng 2,85 lần; sản lượng tăng 7,74 lần. So với khu vực Đông Nam Á, năm
2014 diện tích ngơ của Việt Nam chiếm 12,4% tổng diện và chiếm 13% tổng
sản lượng. Năm 2014, năng suất ngô của Việt Nam đạt 44,14 tạ/ha, tương
đương năng suất ngô trung bình của cả khu vực Đơng Nam Á (Tổng cục
thống kê, 2016[32]; FAO, 2016 [47]).
Năm 2014 diện tích đạt 1178,6 nghìn ha trong đó diện tích trồng ngơ lai
đã chiếm trên 95%. Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao
hơn trung bình thế giới trong suốt hơn 20 năm qua. Năm 1980, năng suất ngơ
nước ta chỉ bằng 34 % so với trung bình thế giới nhưng đến năm 2014 đã
bằng 79,2 % năng suất trung bình của thế giới.
Ở nước ta, ngơ lai được đưa vào sản xuất rất muộn nhưng đã có những
bước đi vững chắc. Trình độ nghiên cứu lai tạo giống ngô của Việt Nam đã
đuổi kịp các nước bạn trong khu vực và một số nước phát triển trên thế giới.
Tuy vậy, năng suất ngô của Việt Nam năm 2014 (44,14 tạ/ha) vẫn thấp
hơn năng suất trung bình thế giới (55,7 tạ/ha). Năng suất chênh lệch lớn giữa
các vùng và mùa vụ.
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngơ của các vùng sinh thái Việt Nam
Vùng

Diện tích Năng suất Sản lượng
(1000 ha)

(tạ/ha)

(1000 tấn)


Đồng bằng sông Hồng

88,7

47,2

418,9

Trung du và miền núi phía Bắc

514,7

36,7

1.891,0

Bắc Trung Bộ và Dun hải miền Trung

207,9

41,1

861,0

Tây Ngun

248,2

53,1


1.318,5

Đơng Nam Bộ

80,0

59,5

475,7

Đồng bằng sông Cửu Long

38,0

59,6

226,6

(Nguồn: Tổng Cục thống kê, năm 2016)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
Bảng 1.5 cho thấy Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có diện
tích ngơ lớn nhất (514,7 nghìn ha), nhưng điều kiện tự nhiên khí hậu khắc
nghiệt, đất đai nghèo dinh dưỡng, chính vì vậy năng suất ngơ thấp nhất chỉ

đạt 36,7 tạ/ha.
Tây Nguyên là vùng đất đầy tiềm năng trong sản xuất ngơ, đất đai phì
nhiêu màu mỡ, khí hậu khá ơn hịa nên năng suất đạt 53,1 tạ/ha sản lượng
đứng thứ 2 trong cả nước, đạt 1.318,5 nghìn tấn.
Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long và Đơng Nam bộ tuy diện tích ngơ
khơng lớn do cây lúa có vị thế quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp,
nhưng do có trình độ khoa học kỹ thuật cao nên năng suất ngô lớn nhất đạt
59,5-59,6 tạ/ha.
Trong giai đoạn hiện nay, sản xuất ngô đang gặp những yếu tố bất lợi
của điều kiện ngoại cảnh như rét, hạn hán, lũ lụt... chính vì vậy các tổ chức
nghiên cứu phát triển ngơ ở Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp
mới trong đó nghiên cứu chọn tạo giống năng suất cao, có khả năng chống
chịu tốt phục vụ cho sản xuất.
1.3.2. Tình hình tiêu thụ ngơ trong nước
Ở nước ta, ngô là một trong những cây trồng quan trọng góp phần đảm
bảo an ninh lương thực và là nguồn thức ăn chủ yếu cho chăn nuôi.
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi phát triển, ngô là cây trồng chủ
lực cung cấp nguồn thức ăn cho nên nhu cầu về ngô rất lớn. Hiện nay tổng sản
lượng ngô chưa đủ cho cho nhu cầu trong nước, hàng năm nước ta vẫn phải
nhập một lượng ngô rất lớn. Năm 2014, nước ta đã nhập 4,76 triệu tấn ngô,
tổng giá trị nhập khẩu là 1,22 tỉ USD, tăng 80,8% so với năm 2013 (Tở ng cu ̣c
Hải Quan, 2016)[31].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
Bảng 1.6: Tình hình nhập khẩu ngơ ở Việt Nam năm 2014 - 2015

Năm 2014
Nước

Năm 2015

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

(1000 tấn)

(1000USD)

(1000 tấn)

(1000USD)

Ấn Độ

642,3

159.440,6

104,1

24.110,9


Braxin

2.939,1

720.577,6

5.094,2

1.065.828,4

Thái Lan

96,8

58.915,5

8,8

27.060,3

Achentina

411,9

101.292,6

2.379,5

517.453,5


Campuchia

29,5

8.103,7

6,7

1.783,5

Lào

10,5

2.816,5

2,3

564,8

4.764,0

1.215.953,5

7.629,7

1.652.307,1

Tổng


(Nguồn : Tổng cục Hải quan, năm 2016 [31])
Việt Nam nhập khẩu ngô từ nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.
Theo số liệu thống kê, trong năm 2015, nhập khẩu ngô về Việt Nam đạt 7,63
triệu tấn, trị giá 1.652.31 triệu USD, tăng 60,15% về lượng và tăng 35,89% về
trị giá so với năm 2014. Braxin và Achentina là hai thị trường nhập khẩu ngơ
chính của nước ta, với trị giá đạt 1.065,83 triệu USD và 571,45 triệu USD,
chiếm lần lượt là 64,51% và 31,32% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này
(Tổng cục Hải quan, 2016) [31].
Theo dự báo của chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam, nhu cầu
thức ăn chăn nuôi công nghiệp sẽ tăng 7,8% trên năm tương ứng là 19 triệu
tấn vào năm 2020, nguồn thức ăn thô xanh tăng từ 120 triệu tấn lên 170 triệu
tấn (Nguyễn Tuấ n Nghiã , 2012) [22].
1.4. Tình hình sản xuất ngơ vùng trung du, miền núi phía Bắc
Sản x́ t ngơ ở miề n núi ngày càng đóng vai trò quan tro ̣ng hơn trong
sinh kế của nông dân điạ phương. Tuy nhiên, sản xuất ngô ở miền núi như
hiện nay cũng đã và đang làm mai mô ̣t các nguồ n tài nguyên thiên nhiên (đấ t,
nước và rừng). Theo Lê Quốc Doanh (2004)[12] thì ở miền núi phía Bắc Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
nam có tới 62% hộ nơng dân có thu nhập từ sản xuất ngô và thu nhập từ cây
ngô chiếm tới 15% tổng thu nhập.
Vùng trung du, miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh có dân số bằng 12,82 %
tổng dân số tồn quốc (2014) nhưng diện tích ngơ chiếm 43,6 % tổng diện
tích ngơ (2014) và tổng sản lượng ngô đạt 36,3 % tổng sản lượng ngô cả nước
(Tổng Cục thống kê, 2016) [32]. Cây ngô đã được khẳng định là cây lương

thực cho đồng bào các dân tộc vùng cao, là cây xóa đói, giảm nghèo vì ngơ là
cây trồng cạn ngắn ngày, dễ canh tác, thích nghi rộng với các điểu kiện thổ
nhưỡng, sinh thái.
Sản xuất ngô ở vùng trung du, miền núi gặp khơng ít khó khăn: Thời
tiết diễn biến bất thường (rét, nắng nóng và khơ hạn); sự rửa trơi và xói mịn
đất diễn ra nhanh chóng và khó hồi phục, sâu bệnh hại khó kiểm sốt, diện
tích đất sản xuất nơng nghiệp dần bị thu hẹp cho các mục đích sử dụng khác...
nên diện tích ngơ khơng ổn định và năng suất thấp.
Bảng 1.7: Sản xuất ngơ tại các tỉnh miền núi phía Bắc
giai đoạn 2010 - 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1.000 ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2010

460,6

33,3

1.535,4


2011

465,7

36,5

1.700,8

2012

502,0

36,7

1.844,0

2013

504,5

37,6

1.899,1

2014

514,7

36,7


1.891,0

So sánh 2014/2010 (%)

111,7

110,2

123,2

Năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê (2016)[31])
Hiện nay, sản xuất ngơ tại các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc
đang được quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ và nâng hiệu
quả sử dụng đất canh tác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×