Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Thực trạng công tác xã hội hóa chăm sóc Người có công tại phường Đề Thám Thị xã Cao Bằng Tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.58 KB, 113 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi;
các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị tôi nghiên cứu./.
Tác giả khóa luận
Sinh viên thực hiện: - Lớp Đ4CT2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài Khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo trong khoa Công tác xã hội, các thầy cô giáo bộ môn đã giảng dạy suốt 4
năm học trên giảng đường Đại học. Đặc biệt, trong thời gian làm khóa luận này,
em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Th.s Nguyễn Thị Vân – phó
trưởng khoa công tác xã hội đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn và chỉ
bảo cho em từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành bài khóa luận.
Qua đây, em xin chân thành cám ơn đến các cán bộ lãnh đạo UBND
phường Đề Thám, Anh Đinh Ngọc Khuya cán bộ phụ trách công tác thương binh
xã hội của Phường đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em đi sâu tìm
hiểu nghiên cứu về công tác xã hội hóa chăm sóc người có công ở phường. Em
cũng xin chân thành cám ơn các Bác, các Cô, các Chú bên các nghành đoàn thể
địa phương, các gia đình chính sách người có công với cách mạng tại phường,
thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ đã hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho em
nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận.
Dù đã nỗ lực cố gắng và say mê tìm hiểu nghiên cứu nhưng do kiến thức,
kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, khóa luận không tránh khỏi những thiếu
sót nhất định. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp và sự chỉ bảo của
các thầy cô giáo và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thúy Hằng


Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2
2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Diễn giải
1 LĐTB&XH Lao động Thương binh và Xã hội
2 ASXH An sinh xã hội
3 ƯĐXH Ưu đãi xã hội
4 UBND Ủy ban nhân dân
5 NCC Người có công
6 CĐHH Chất độc hoá học
7 TB Thương binh
8 BB Bệnh binh
9 HĐKC Hoạt động kháng chiến
10 MSLĐ Mất sức lao động
11 XHH Xã hội hóa
12 TBXH Thương binh xã hội
13 VAC Vườn – Ao – Chuồng
14 HLV Hội làm vườn
15 ĐHLĐXH Trường Đại học Lao động Xã hội
16 BHYT Bảo hiểm y tế
Sinh viên thực hiện: - Lớp Đ4CT2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng số liệu Trang
Bảng 1 Qui mô, cơ cấu người có công phường Đề Thám 25
Bảng 2
Vấn đề việc làm của người có công
32
Bảng 3 Nguồn thu nhập khác của gia đình người có công 35

Bảng 4
Tình hình xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa phường
Đề Thám
42
Bảng 5
Các hình thức tham gia xây dựng sửa chữa nhà tình
nghĩa cho NCC
44
Bảng 6 Công tác thực hiện chi trả trợ cấp, phụ cấp ở địa
phương
48
Bảng 7 Mức độ hài lòng của NCC với mức trợ cấp hiện nay 50
Bảng 8
các hình thức hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho
NCC
51
Bảng 9 Mức hỗ trợ của mỗi sổ tiết kiệm 58
Bảng 10 Các tổ chức, đoàn thể tham gia tặng sổ tiết kiệm và
mức độ thường xuyên tham gia
60
Bảng 11
Các hoạt động triển khai công tác chăm sóc phụng
dưỡng
62
Bảng 12
Các tổ chức, đoàn thể địa phương thường xuyên chăm
sóc NCC
73
Bảng 13
Thái độ tình cảm của cộng đồng dân cư đối với người

và gia đình NCC
75
Sinh viên thực hiện: - Lớp Đ4CT2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 1 Tình trạng sức khỏe người có công 28
Biểu đồ 2 Thái độ của các cán bộ y tế địa phương 30
Biểu đồ 3 Hoàn cảnh gia đình người có công 37
Biểu đồ 4 Các tổ chức cá nhân tham gia xây dựng sửa chữa nhà
tình nghĩa
43
Biểu đồ 5 Đánh giá việc thực hiện 5 chương trình CS NCC 63
Biểu đồ 6 Đánh giá hiệu quả của các chương trình chăm sóc
khác đối với NCC của địa phương
68
Biểu đồ 7 Mức độ hiểu biết về các chủ trương chính sách ưu đãi
xã hội của NCC
79
Sinh viên thực hiện: - Lớp Đ4CT2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
A. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam trải qua hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm để dựng
nước và giữ nước. Trong các cuộc đấu tranh cách mạng ấy có biết bao người con
đất Việt đã anh dũng chiến đấu không quản gian khó hi sinh một phần xương
máu và thậm chí là cả cuộc đời mình để viết nên những trang sử hào hùng của
dân tộc và bảo vệ cho tổ quốc.
Cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước đã lùi sâu vào quá khứ nhưng những
hậu quả để lại cho đất nước, cho người dân Việt Nam là quá lớn. Nó không chỉ

tàn phá nặng nề nền kinh tế vốn đã nghèo nàn và lạc hậu của nước ta, mà những
vết tích của chiến tranh vẫn còn theo mãi với những người con ưu tú của dân
tộc. Đó là những thương tật, bệnh tật mà họ sẽ phải sống và mang trên mình suốt
phần đời còn lại, nó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh đời sống của những người có
công. Tuy nhiên, những tổn hại về kinh tế - xã hội vẫn có thể vựng dậy sau
chiến tranh, nhưng những nỗi đau của con người thì không gì có thể bù đắp hết.
Bởi nhiều gia đình đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn khi mất đi người
thân, người trụ cột trong gia đình, họ ra đi và mãi mãi không bao giờ có thể trở
lại, và còn nỗi đau nào hơn khi hàng ngày phải chứng kiến những đứa con thân
yêu quoằn quoại trong nỗi đau thể xác, đó là những đứa trẻ bị tật nguyền dị
dạng, dị tật, những nạn nhân chất độc màu da cam…
Công lao của những người đã quyên mình vì nước ấy sẽ mãi mãi được lưu
danh, ghi nhớ. Bởi vậy, Chăm lo mọi mặt đời sống người và gia đình người có
công với cách mạng vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ của Đảng, Nhà nước vừa là
trách nhiệm, tình cảm của nhân dân ta.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, dù nền kinh tế xã hội đã có nhiều đổi
thay nhanh chóng nhưng công tác ưu đãi người có công luôn được Đảng và Nhà
nước quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt nhiều kết quả. Hiện tại cả nước đã có hơn 8
triệu người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi một lần và hàng
tháng. Trong đó, khoảng 1,5 triệu người hưởng trợ cấp hàng tháng, hàng chục
nghìn con thương binh, con liệt sỹ được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục đào
tạo, chăm sóc y tế, hơn 1000 cán bộ lão thành cách mạng được hỗ trợ cải thiện
nhà ở…
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thúy Hằng - Lớp Đ4CT2
1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
Cùng với các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước còn có sự quan tâm
hỗ trợ của cộng đồng và đặc biệt quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực vươn lên của
đối tượng. Bởi vậy hiện nay 90% người có công với cách mạng đã có mức sống
bằng hoặc cao hơn so với mặt bằng mức sống nơi cư trú.

Chăm lo đời sống cho người và gia đình người có công với cách mạng
cùng với nguồn kinh phí của nhà nước, các phong trào đền ơn đáp nghĩa với 5
chương trình cụ thể: chương trình xây dựng nhà tình nghĩa; tặng sổ tiết kiệm
tình nghĩa; chăm sóc bố, mẹ, vợ liệt sỹ già yếu con liệt sỹ mồ côi không nơi
nương tựa; xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, và chương trình ổn định đời sống
thương bệnh binh đã tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Cả nước đã cùng
chia sẻ với những khó khăn chung của những người có công với cách mạng đạt
nhiều kết quả, hàng năm “Qũy đền ơn đáp nghĩa” được đóng góp, xây dựng
hàng tỷ đồng, hàng nghìn sổ tiết kiệm đã được trao tặng cho các gia đình chính
sách còn khó khăn, hàng trăm ngôi nhà tình nghĩa được xây mới và sửa chữa...
Những việc làm tình nghĩa đó đã phần nào bù đắp những mất mát hy sinh, góp
phần cải thiện chất lượng đời sống cho người và gia đình người có công với
cách mạng được tốt hơn.
Đề Thám là một phường thuộc thị xã Cao Bằng Tỉnh Cao Bằng với số
lượng dân cư tập trung tương đối đông 9.801 người, trong đó số lượng người có
công là 165 người chiếm tỷ lệ 1,68%. Người dân nơi đây không chỉ kiên cường,
anh dũng trong đấu tranh giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc mà còn giàu truyền
thống cần cù, chịu khó, biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, có tình
nghĩa thủy chung, biết ơn những người đã “Vì nước quên thân vì dân phục vụ”.
Trong những năm gần đây chính quyền, đảng bộ và nhân dân Đề Thám đã có
nhiều cố gắng trong việc quan tâm, chăm lo mọi mặt đời sống vật chất và tinh
thần đối với người có công với cách mạng và gia đình của họ bằng nhiều việc
làm thiết thực. Do vậy, đời sống của nhiều gia đình chính sách đã phần nào
được ổn định và cải thiện. Song, với điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn
bởi vậy việc chăm sóc, giúp đỡ mới chỉ có thể đáp ứng được những nhu cầu
thiết yếu của người có công mà chưa thể đáp ứng những nhu cầu đa dạng khác.
Do đó đẩy mạnh phong trào toàn dân chăm sóc Người có công trên địa bàn Đề
Thám có ý nghĩa rất quan trọng góp phần nâng cao đời sống của người có công
trên mọi phương diện.
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2

2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
Vì những lý do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng công tác
xã hội hóa chăm sóc Người có công tại phường Đề Thám Thị xã Cao Bằng
Tỉnh Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng công tác xã hội hóa chăm sóc Người có công tại
phường Đề Thám thị xã Cao Bằng Tỉnh Cao Bằng. Từ đó đưa ra một số giải
pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa chăm
sóc Người có công.
3. Khách thể nghiên cứu
- Người có công với cách mạng.
- Cán bộ thực hiện công tác Thương binh - xã hội
- Các cán bộ cơ sở địa phương, các ban nghành đoàn thể của phường
trong việc tham gia công tác xã hội hóa chăm sóc người có công.
4. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng công tác xã hội hóa chăm sóc Người có công với
cách mạng tại phường Đề Thám thị xã Cao Bằng.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 – 2011.
- Địa bàn nghiên cứu: Tại Phường Đề Thám Thị xã Cao Bằng Tỉnh Cao
Bằng.
- Khách thể nghiên cứu:
+ 30 người có công với cách mạng;
+ 5 cán bộ UBND phường;
+ 3 cán bộ tổ trưởng tổ khu phố.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu: Các tài liệu, các nghị định,
chính sách ưu đãi người có công, các tài liệu có liên quan đến công tác xã hội
hóa chăm sóc người có công với cách mạng. phân tích các tài liệu, văn bản, các

thông tin đã thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau. Phân tích và tổng hợp các
thông tin trên cơ sở đó đưa ra các nhận xét, đánh giá.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu đối với cán bộ
thương binh xã hội của phường, các cán bộ địa phương, phỏng vấn sâu đối với 1
số NCC với cách mạng tại phường
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2
3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Tiến hành phát phiếu hỏi cho 30 đối
tượng người có công với cách mạng của phường Đề Thám.
- Phương pháp thống kê toán học.
7. Kết cấu của khóa luận
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lý luận.
Chương II. Thực trạng công tác xã hội hóa chăm sóc Người có công trên địa bàn
phường Đề Thám.
Chương III. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa chăm sóc
Người có công với cách mạng.
C. KẾT LUẬN
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2
4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
B. NỘI DUNG
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ
CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1. Khái niệm Người có công với cách mạng và các khái niệm có liên quan
1.1 Khái niệm Người có công với cách mạng
1.1.1. Khái niệm người có công với cách mạng theo nghĩa rộng
Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân

tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp dựng
nước, giữ nước và kiến thiết đất nước. Họ có những đóng góp, những cống hiến
xuất sắc, phục vụ cho lợi ích của đất nước, của dân tộc.
(1)
Như vậy, theo khái niệm trên, người có công phải là người có đóng góp,
cống hiến xuất sắc và vì lợi ích của dân tộc. Những cống hiến đóng góp của họ
có thể là trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho tổ quốc và cũng có
thể là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
1.1.2. Khái niệm người có công với cách mạng theo nghĩa hẹp
Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân
tộc, nam nữ, tuổi tác có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ
trước cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng
dân tộc và bảo vệ tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận.
(1)

Theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2005 đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi gồm
người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
2. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước
Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945
3. Liệt sỹ
4. Bà mẹ Việt Nam anh hùng
5. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động
6. Thương binh, người hưởng chính sách như Thương binh
7. Bệnh binh
8. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1
Giáo trình ưu đãi xã hội trường ĐHLĐXH – Th.S Bùi Thị Chớm, tr.6
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2

5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
9. Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày
10. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế
11. Người có công giúp đỡ cách mạng
Như vậy, Người có công bao gồm người tham gia hoặc giúp đỡ cách
mạng mà hy sinh xương máu hoặc một phần thân thể của mình hoặc cống hiến
cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng và được các cơ quan tổ chức có
thẩm quyền công nhận.
Người có công được hưởng sự ưu đãi của xã hội và cộng đồng bởi họ là
những người có thành tích hoặc đóng góp đặc biệt xuất sắc cho đất nước cho
dân tộc. Nói cách khác, sự ưu đãi của cộng đồng và xã hội đối với người có
công có cơ sở là những cống hiến, hy sinh của họ cho đất nước. Tuy nhiên,
những đối tượng như nghệ sỹ nhân dân, nhà giáo nhân dân, thầy thuốc nhân dân,
anh hùng lao động trong sự nghiệp xây dựng đất nước cũng là những người có
thành tích, đóng góp đặc biệt cho đất nước nhưng không phải là đối tượng chủ
yếu được hưởng Ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh người có công. Bởi, trong
điều kiện hiện nay đất nước ta còn nhiều khó khăn, nguồn kinh phí hạn hẹp cho
nên Pháp lệnh ưu đãi người có công chưa thể mở rộng phạm vi đối tượng đối
với những đối tượng này mà chỉ có thể tập trung chủ yếu vào các đối tượng đặc
biệt, đó là những người có công với cách mạng (hoặc thân nhân người có công
với nước) đang còn chịu nhiều thiệt thòi về cả vật chất và tinh thần cần được bù
đắp. Hơn nữa đối với các nghệ sỹ nhân dân, nhà giáo nhân dân, hay thầy thuốc
nhân dân họ cũng đã được hưởng những đãi ngộ nhất định của Nhà nước và xã
hội những phần thưởng, danh hiệu vinh dự mà Nhà nước và xã hội trao tặng có
ý nghĩa, mang giá trị tinh thần nhiều hơn giá trị vật chất, mang tính suy tôn hơn
là thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ bù đắp của xã hội đối với họ.
1.2 Khái niệm xã hội hóa chăm sóc người có công với cách mạng
1.2.1 Khái niệm xã hội hóa.

Xã hội hóa là một khái niệm của nhân loại học và xã hội học được định
nghĩa là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời, qua đó cá nhân phát
triển khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình.
(2)
2
Bách khoa toàn thư – Wikipedia Tiếng Việt
3
Theo nghị quyết 90/CP ban hành ngày 21 tháng 8 năm 1997
4
Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận, thực tiễn qua 20 năm đổi mới –NXB chính trị quốc gia 2005,
tr.115
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2
6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
Xã hội hóa là thuật ngữ chỉ qúa trình chuyển hóa trên cơ sở cộng đồng
trách nhiệm giữa Nhà nước và xã hội, theo đó Nhà nước tạo cơ chế hoạt động tổ
chức quản lý mới nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội
bằng việc thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát
triển một số lĩnh vực trong nền kinh tế xã hội của đất nước.
(3)
Có thể thấy có nhiều quan điểm khác nhau về xã hội hóa và xã hội hóa
được nhiều người nhìn nhận ở các khía cạnh lĩnh vực khác nhau. Đây là một vấn
đề khi tổng kết thực tiễn 10 năm đổi mới Đảng ta đã khẳng định “Trên lĩnh vực
văn hóa xã hội, con người về nhận thức chưa có một quan niệm thống nhất về
vấn đề xã hội hóa các hoạt động dịch vụ, về công bằng và bình đẳng, về sự phân
hóa giàu nghèo ở nước ta…”
(4)
Từ một số quan điểm trên có thể hiểu xã hội hóa là quá trình vận động, tổ
chức sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, của toàn thể xã hội vào sự
phát triển của một vấn đề nào đó, một việc nào đó và có sự tác động trở lại của

đối tượng đó.
1.2.2. Xã hội hóa chăm sóc người có công với cách mạng
Xã hội hóa chăm người có công với cách mạng là việc Nhà Nước huy
động toàn dân tham gia đền ơn đáp nghĩa, thực hiện các chính sách trợ giúp và
ưu đãi đặc biệt, cùng Đảng Nhà nước chăm lo mọi mặt đời sống người và gia
đình người có công. Bên cạnh đó, việc toàn dân tham gia chăm sóc người có
công sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc trợ giúp từng hoàn cảnh, từng đối
tượng cụ thể người có công trong chính sách ưu đãi mà Nhà nước với tính cách
là mặt bằng chung cho từng loại đối tượng không thể quán xuyến hết.
Xã hội hóa chăm sóc người có công với cách mạng nhằm xây dựng cộng
đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo ra và phát triển một
môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh cho các hoạt động chăm sóc người có
công. Ở mỗi địa phương đây là cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ chính
quyền và đoàn thể, của quần chúng, của từng công dân. Đồng thời cũng là trách
nhiệm nghĩa vụ, là tình cảm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hỗ trợ
cho sự phát triển công tác đền ơn đáp nghĩa.
Xã hội hóa công tác chăm sóc người có công với cách mạng là đa dạng các
hình thức chăm sóc, là đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho sự phát triển, khai thác
các nguồn lực đang tiềm ẩn trong cộng đồng xã hội. Cùng với việc tăng dần
phần Ngân sách Nhà nước, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2
7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
nhân dân, góp phần tạo điều kiện cho các hoạt động chăm sóc người có công
ngày một phù hợp và hiệu quả hơn.
Xã hội hóa công tác chăm sóc người có công với cách mạng là huy động
mọi nguồn lực trong nhân dân, tuy nhiên không nên hiểu chỉ là biện pháp tạm
thời hay là giải pháp tình thế trước mắt do Nhà nước thiếu kinh phí cho hoạt
động chăm sóc NCC. Trái lại cần phải hiểu xã hội hóa chăm sóc người có công
là một chính sách mang tính chất lâu dài, là một phương châm trong việc thực

hiện chính sách ưu đãi xã hội của Nhà nước phát huy hiệu quả thế kiềng “Nhà
nước – cộng đồng – và người có công”, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất cũng
như tinh thần cho người và gia đình NCC.
Thực hiện xã hội hóa chăm sóc người có công, vận động huy động sự
đóng góp rộng rãi của các tầng lớp nhân dân vào công tác chăm sóc người có
công với cách mạng cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện sự công bằng xã
hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, đảm bảo
cho mọi thành viên trong xã hội được hưởng những quyền lợi xứng đáng với sự
hy sinh của họ.
Thực hiện XHH chăm sóc NCC cũng cần lưu ý tới vấn đề công bằng xã
hội trong việc huy động các nguồn lực của nhân dân vào các hoạt động chăm
sóc NCC không phải là chủ nghĩa bình quân, mà việc huy động và mức hỗ trợ
đó phải tùy thuộc theo các loại đối tượng phù hợp với điều kiện kinh tế và mức
thu nhập của họ.
Như vậy, xã hội hóa chăm sóc người có công với cách mạng là tập hợp
những hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, ban ngành, đoàn thể và của mọi cá
nhân trong cộng đồng với những mục tiêu cụ thể để giúp các gia đình chính sách
giải quyết những nhu cầu bức xúc về đời sống kinh tế, hòa hợp trong tình làng
nghĩa xóm đồng thời cũng tạo ra truyền thống đạo lý tốt đẹp cho con cháu thế hệ
sau noi theo.
1.3. Các khái niệm liên quan
1.3.1. Chính sách xã hội
Chính sách xã hội là một hệ thống quan điểm, chủ trương, biện pháp dựa
trên những tư tưởng, quan điểm của chủ thể lãnh đạo, được cụ thể hóa và thể chế
hóa bằng pháp luật của Nhà nước để giải quyết các vấn đề xã hội phù hợp với
bản chất chế độ xã hội (chính trị), phản ánh lợi ích, trách nhiệm của cộng đồng
nói chung và của từng nhóm xã hội nói riêng, nhằm mục đích thỏa mãn những
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2
8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân

nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân,
góp phần ổn định, an toàn xã hội, phát triển và tiến bộ xã hội.
(5)3
Có thể hiểu chính sách xã hội là một hệ thống các quan điểm, chủ trương,
phương hướng và biện pháp được Nhà nước thể chế hóa để giải quyết những
vấn đề xã hội nhất định (trước hết là những vấn đề gay cấn) nhằm góp phần ổn
định, an toàn xã hội, phát triển và tiến bộ xã hội.
Chính sách đối với người có công với cách mạng là hệ thống công cụ của
Đảng, Nhà nước cầm quyền nhằm ghi nhận công lao, sự đóng góp, đáp ứng
phần nào sự hy sinh của người có công cho sự nghiệp cách mạng như các chính
sách hỗ trợ về nhà ở, y tế hay giáo dục. Như vậy, chính sách đối với người có
công với cách mạng là một vấn đề rộng lớn, mang tính định hướng. Trên cơ sở
các chính sách đối với người có công được đưa ra, Nhà nước tổ chức thực hiện
các chính sách đó thông qua các hoạt động cụ thể như đưa ra các Nghị định,
quyết định, thông tư hướng dẫn. Và đặc biệt việc ban hành pháp luật ưu đãi
người có công là sự thể chế hóa chính sách ưu đãi đối với người có công với
cách mạng trong đời sống xã hội.
1.3.2. An sinh xã hội
An sinh xã hội là một hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp của
Nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với
các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu
nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao
động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào cảnh nghèo khổ, bần
cùng hóa và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, thông qua các
hệ thống
chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt.
(6)4
3
5
Giáo trình ưu đãi xã hội trường ĐHLĐXH – Th.S Bùi Thị Chớm, tr.18

4
6
Giáo trình An sinh xã hội trường ĐHLĐXH, tr.20
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2
9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
Theo khái niệm trên thì:
Thứ nhất, an sinh xã hội không chỉ là chính sách, cơ chế của Nhà nước
mà còn bao gồm các giải pháp của cộng đồng nhằm bảo vệ các thành viên trong
xã hội trước các nguy cơ rủi ro.
Thứ hai, đối tượng của an sinh xã hội là các thành viên trong xã hội, nhất
là khi họ gặp phải rủi ro trong cuộc sống có nguy cơ giảm hoặc mất nguồn thu
nhập do các cú sốc về kinh tế - xã hội hoặc do già cả, ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên
tai bão lũ, hạn hán dẫn đến mất mùa…
Thứ ba, an sinh xã hội bao gồm 4 hợp phần cơ bản: Chính sách và chương
trình Bảo hiểm xã hội; Chính sách và chương trình Bảo hiểm y tế; Chính sách
và chương trình trợ giúp xã hội; Chính sách và chương trình trợ giúp đặc biệt
(chính sách ưu đãi xã hội).
Chính sách ưu đãi xã hội là một phần quan trọng trong chính sách an sinh
xã hội của nước ta, không chỉ là sự đãi ngộ của Nhà nước đối với những mất
mát hy sinh của họ mà còn nhằm đảm bảo cho các đối tượng người có công có
một cuộc sống tốt đẹp hơn, ngăn ngừa và phòng chống các vấn đề có thể sảy ra
đối với họ, hơn nữa cũng nhằm thực hiện việc ổn định và công bằng xã hội
1.3.3. Ưu đãi xã hội
Ưu đãi xã hội là một hệ thống chính sách quan trọng đặc biệt trong hệ
thống chính sách an sinh xã hội, là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần
của Nhà nước và xã hội nhằm ghi nhớ đền đáp công lao của các cá nhân, tổ chức
có cống hiến hy sinh đặc biệt cho tổ quốc.
Ưu đãi xã hội góp phần ổn định thể chế chính trị, phát triển kinh tế - xã

hội nhằm đưa đất nước đi lên ngày một phát triển và bền vững. Thực hiện ưu đãi
góp phần thực hiện chính sách con người của quốc gia. Nó không chỉ là sự giúp
đỡ, chia sẻ mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân với Nhà nước. Ưu đãi xã hội
nhằm ghi nhận và tri ân những cá nhân hay tập thể đã có công, đã có những
cống hiến đặc biệt cho cộng đồng và đất nước. Nhằm đảm bảo công bằng xã
hội, tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, giáo dục truyền
thống cho thế hệ tương lai, đảm bảo ổn định thể chế chính trị của Nhà nước.
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2
10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
2. Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của người có công với cách mạng
2.1 Đặc điểm tâm lý
Đặc điểm tâm lý chung của người có công với cách mạng là họ luôn tự
hào về quá khứ cống hiến của mình, về những hy sinh, đóng góp cho sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc. Những tháng ngày chiến đấu oanh liệt ấy luôn là
những kỉ niệm đẹp, là niềm tự hào của mỗi người lính. Họ luôn có ý thức giữ
gìn truyền thống cách mạng, gương mẫu, lạc quan trong cuộc sống. Chính vì
vậy, người có công luôn có tâm lý muốn được mọi người tôn trọng, quan tâm,
chăm sóc.
Đối với những TB, BB họ cảm thấy mặc cảm về thương tật, tâm trạng
thấy thua thiệt bạn bè, nếu làm tổn thương đến họ, họ cảm thấy bị xúc phạm và
rất dễ dẫn đến tâm lý bất mãn.
Ngoài ra, một bộ phận nhỏ Người có công còn có tư tưởng công thần, ỷ
vào công lao cống hiến mà có những đòi hỏi quá đáng, không tự mình nỗ lực
vươn lên.
Tuy nhiên, với mỗi người có công họ đều có những đặc điểm tâm lý riêng
của mình và với từng đối tượng NCC trong từng thời kì cách mạng khác nhau
họ cũng có những nét đặc điểm tâm lý khác nhau.
Thương binh, bệnh binh: Bên cạnh những đặc điểm tâm lý chung của
người có công thương, bệnh binh tại Đề Thám cũng có những đặc điểm tâm lý

riêng, và trong từng thời kì cách mạng khác nhau họ cũng có những đặc điểm
tâm lý khác nhau.
Thương binh, bệnh binh thời kì kháng chiến chống Pháp: Hầu hết NCC
trong thời kì này độ tuổi đã gần 70tuổi, hơn nửa đời người cống hiến cho cách
mạng, sự nghiệp của đất nước. Những đòi hỏi, nhu cầu về vật chất đối với họ trở
thành bình thường nhưng nhu cầu về tinh thần lại rất cao, họ luôn có nhu cầu
được sống cùng con cháu để bù đắp những thiếu thốn về tình cảm trong những
ngày chiến đấu gian nan. Họ ham đọc sách, đọc báo, thích quan tâm theo dõi
tình hình thời sự, hay quan tâm tới tình hình phát triển kinh tế của đất nước, của
địa phương.
Thương binh, bệnh binh thời kì kháng chiến chống Mỹ: Số lượng NCC
trong thời kỳ này nhìn chung chiếm tỷ lệ lớn, phần lớn các đối tượng này ở độ
tuổi trung niên 50, 60 tuổi, có trình độ văn hóa vì vậy họ có những hiểu biết nhất
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2
11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
định về tình hình đất nước, chính sách liên quan đến người có công. Phần lớn
những thương, bệnh binh trong thời kì này vẫn giữ được truyền thống cách
mạng và luôn là những tấm gương đi đầu ở địa phương, đặc biệt luôn quan tâm
đến tình hình phát triển của địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít còn có tư
tưởng công thần, thậm chí lợi dụng danh nghĩa thương, bệnh binh để làm trái
pháp luật.
Thương binh, bệnh binh từ năm 1975 trở lại đây: Phần lớn TBB trong độ
tuổi này tuổi đời còn trẻ, trình độ văn hóa cao nhưng một số có cảm giác thua
thiệt bạn bè, nhất là đối với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn do đó họ
thường có tâm lý bi quan.
Đối với thân nhân Liệt sỹ: Đối với thân nhân Liệt sỹ do sự mất mát
người thân nên họ thường nhớ lại những kỉ niệm, hình ảnh của người thân khi
còn sống. Họ cảm thấy tự hào về những cống hiến của mình cho cách mạng. Đối
với thân nhân Liệt sỹ và người thờ cúng liệt sỹ họ luôn có tâm niệm muốn đưa

hài cốt người thân về quê nhà để tiện chăm nom, hương khói.
Những mất mát về người thân luôn tạo cho họ sự thiếu hụt về tinh thần do
đó họ rất muốn được quan tâm, chia sẻ, động viên trong những ngày lễ tết, 27/7,
đặc biệt trong ngày tết truyền thống của dân tộc.
Đối với gia đình người có công với cách mạng: Bản thân họ luôn tự hào
về những cống hiến, đóng góp sức người, sức của cho cách mạng, họ luôn có
mong muốn được chính quyền, xã hội quan tâm giúp đỡ nhiều hơn đến đời sống
của họ.
2.2. Nhu cầu
Để đảm bảo sự sinh tồn và phát triển mỗi con người đều có những nhu
cầu cần được đáp ứng với những cách thức khác nhau, mỗi cá nhân tự đáp ứng
các nhu cầu đó. Tuy nhiên, với một số NCC họ không thể tự mình đáp ứng
những nhu cầu ấy ngay cả những nhu cầu tối thiểu nhất mà cần phải có sự chung
tay, góp sức, giúp đỡ của cộng đồng và xã hội.
Người có công với cách mạng trước hết cũng như bao con người bình
thường khác, họ sống trong xã hội và đều có những nhu cầu cơ bản nhất bao
gồm về cả vật chất, tinh thần để có thể tồn tại và phát triển.
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2
12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
Là người có công với cách mạng, đã có những đóng góp, những cống
hiến cho sự nghiệp của đất nước, họ đều có nhu cầu được mọi người tôn trọng,
quan tâm, chăm sóc, động viên, giúp đỡ để vơi đi nỗi đau mất mát.
Người có công hầu hết tuổi đã cao, sức khỏe giảm sút do chiến tranh bệnh
tật, tuổi già do đó nhu cầu được thăm khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe
thường xuyên là điều tất yếu.
Đối với thương binh, những mất mát một phần trong cơ thể, nhiều người
đã không còn được lành lặn như trước đây, họ có nhu cầu được trang cấp thiết bị
chân, tay, mắt giả để trợ giúp trong sinh hoạt. Đa số NCC đặc biệt là TB, BB,
người HĐKC bị nhiễm CĐHH đều mong muốn được thăm khám sức khỏe định

kì, được giám định lại tình trạng thương tật, bệnh tật đánh giá đúng mức độ
cống hiến hy sinh.
Đối với những người có công với cách mạng còn khả năng lao động, họ
có nhu cầu được học nghề, được hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ
và khả năng lao động để có thêm thu nhập, họ mong muốn được hỗ trợ kinh phí
nguồn vốn để đầu tư sản suất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời họ
cũng mong muốn con em của mình có được công ăn việc làm ổn định.
Nhu cầu được tiếp tục cống hiến, xây dựng đất nước với những công việc,
việc làm thiết thực.
3. Chính sách Ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”,
trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chế
độ để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người có công với cách mạng,
giải quyết những hậu quả những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh. Chính
sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là một chính sách lớn được
Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng và được ban hành ngay sau khi đất nước
mới giành được độc lập.
Chính sách ƯĐXH đối với người có công với cách mạng là chính sách
“Đền ơn đáp nghĩa”, là thực hiện nghĩa vụ công dân và công bằng xã hội không
mang tính chất “Đền bù”. Sự “Đền ơn đáp nghĩa” thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm
của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là đạo lý, truyền thống nhân văn của dân
tộc, là lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của nhiều thế hệ hôm nay và mai sau đối
với người có công với cách mạng.
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2
13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
Thể chế chính sách ưu đãi xã hội bao gồm 2 lĩnh vực ưu đãi:
- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi thường xuyên, hàng tháng.
- Các chính sách ưu đãi trong các lĩnh vực khác: ưu đãi trong giáo dục -
đào tạo, chăm sóc y tế sức khỏe, ưu đãi về nhà ở, ưu đãi trong phát

triển kinh tế.
Một thành tựu nổi bật trong chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công
với cách mạng là chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội đã có sự đổi mới căn bản. Gắn liền
với lộ trình cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, mức trợ cấp ưu đãi xã
hội được điều chỉnh trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội, phù hợp
với đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trợ cấp ưu
đãi xã hội trong những năm qua đã có nhiều lần điều chỉnh. Đây là một minh
chứng rõ nét nhất sự quan tâm, trách nhiệm của Nhà nước, nỗ lực đảm bảo nguồn
lực tài chính chi cho lĩnh vực này.
Nhìn chung, chế độ ưu đãi người có công đã được xây dựng và thực hiện
khá toàn diện, ngoài trợ cấp còn có chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở,
ưu đãi trong y tế, giáo dục đào tạo, sản xuất kinh doanh, tạo việc làm; chế độ ưu
đãi đối với con của người có công đang theo học ở nhà trường thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân; người có công đang hưởng trợ cấp thường xuyên (hoặc đã
mất) thì con của họ đang theo học ở nhà trường được hưởng chế độ trợ cấp mỗi
năm một lần mua đồ dùng, sách vở, dụng cụ học tập, được miễn giảm học phí và
các khoản đóng góp khác, học sinh học ở các trường chuyên nghiệp, dạy nghề,
dân tộc nội trú được hưởng trợ cấp hàng tháng. Người có công (đặc biệt là người
hoạt động kháng chiến không hưởng lương, bảo hiểm xã hội - khoảng 2,1 triệu
người) được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế với mức 3% lương tối thiểu.
Nguồn ngân sách chi bảo hiểm y tế, ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người
có công và thân nhân của họ mỗi năm lên tới trên 1.000 tỷ đồng. Cùng với chế
độ trợ cấp thường xuyên hàng tháng, chế độ ưu đãi ngoài trợ cấp (về kinh tế xã
hội) đã góp phần nâng cao mức sống người có công, đảm bảo tính toàn diện,
đồng bộ trong ưu đãi xã hội.
Tiếp nối truyền thống nhân ái của dân tộc, với đạo lý “Uống nước nhớ
nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” bên cạnh các chính sách ưu đãi về trợ cấp, phụ cấp,
những ưu đãi trong giáo dục, y tế hay việc làm nhiều phong trào của các địa
phương, các tổ chức xã hội và cá nhân đã làm công tác thương binh, liệt sỹ trở
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2

14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
thành công việc thường xuyên của toàn xã hội. Phong trào “Đón thương binh về
làng” từ những năm chống thực dân Pháp đến phong trào “Chăm sóc thương
binh nặng tại nhà” những năm gần đây đã giúp phần lớn thương binh nặng ổn
định cuộc sống, ổn định thương tật, bệnh tật. Nhân dân đã góp tiền của, công sức
để xây dựng hệ thống nghĩa trang liệt sỹ và các công trình tưởng niệm liệt sỹ.
Hàng chục vạn ngày công được nhân dân đóng góp vào việc tìm kiếm, qui tập
hài cốt liệt sỹ. Các cháu thiếu nhi với phong trào “Đi tìm địa chỉ đỏ” và các
phong trào “Đi tìm đồng đội” của các đơn vị quân đội, hội cựu chiến binh đã thể
hiện tính nhân văn sâu sắc.
Những năm gần đây dấy lên các phong trào chăm sóc người có công với
cách mạng như tặng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, phụng dưỡng
bố mẹ liệt sỹ cô đơn, đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam
anh hùng. Các phong trào đã phát triển nhanh, mạnh cả bề rộng và chiều sâu và
trở thành các chương trình bền vững (5 chương trình chăm sóc người có công
với cách mạng) góp phần cải thiện đời sống người có công.
Như vậy, cùng với hệ thống chính sách ưu đãi của Nhà nước, việc huy
động toàn dân chăm sóc người có công đã góp phần chăm lo tốt hơn đời sống
mọi mặt của những thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công, đúng
với qui định trong pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; việc quan tâm
chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của người có công và gia đình người có
công là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội.
4. Ý nghĩa của công tác xã hội hóa chăm sóc Người có công với cách mạng.
Xã hội hóa chăm sóc người có công với cách mạng là tập hợp các biện
pháp, các phương thức hành động của toàn dân, các cấp, các ngành cùng tham
gia tổ chức thực hiện các chương trình hành động cụ thể nhằm nâng cao hiệu
quả của việc chăm sóc người có công về cả vật chất lẫn tinh thần, để nâng cao
chất lượng đời sống người có công và điều quan trọng họ thấy rằng mình được
tôn trọng, được quan tâm, chia sẻ đặc biệt là họ thấy mình còn có ích cho xã hội

cho đất nước.
Phong trào toàn dân chăm sóc người có công với cách mạng bao gồm
những hoạt động của nhiều người, nhiều tổ chức khác nhau trong xã hội với
từng mục tiêu cụ thể, đảm bảo việc thực hiện về sức lao động, vốn, vật tư, hay
kinh nghiệm để giúp các gia đình chính sách giải quyết những yêu cầu bức xúc
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2
15
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
trong cuộc sống và làm ăn có hiệu quả hơn nhằm ổn định và nâng cao mức
sống. Chính vì vậy, xã hội hóa chăm sóc người có công với cách mạng là phát
huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người
trồng cây” của dân tộc ta.
Xã hội hóa chăm sóc người có công chiếm một vị trí rất quan trọng trong
chính sách Ưu đãi của Nhà nước. Nhà nước có vai trò chủ đạo trong việc hoạch
định và chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công, đảm bảo
nguồn lực để đưa các chính sách ưu đãi vào cuộc sống. Nhưng những định
hướng và qui định của Nhà nước sẽ trở thành động lực để đẩy mạnh phong trào
toàn dân chăm sóc người có công với cách mạng, và tạo điều kiện cho các gia
đình chính sách phát huy năng lực sở trường của mình. Chính vì vậy, xã hội hóa
chăm sóc người có công đã tạo nên thế kiềng “Nhà nước – cộng đồng – bản thân
đối tượng”.
Ngân sách Nhà nước còn hạn chế trong khi số lượng người có công là rất
lớn, hơn nữa công tác ưu đãi xã hội đòi hỏi rất nhiều nguồn lực bởi vậy cần có
sự tham gia trợ giúp của toàn xã hội. Cộng đồng có tiềm năng rất to lớn, nếu
được huy động sẽ góp phần cùng Nhà nước giải quyết những yêu cầu bức xúc
của người có công mà chính sách của Nhà nước, với tính cách là mặt bằng
chung cho từng loại đối tượng không thể quán xuyến hết. Hơn nữa, đa phần
người có công sống trong cộng đồng, vì vậy cộng đồng chính là nơi gần gũi
nhất, trực tiếp nhất có thể phát hiện kịp thời và chia sẻ những khó khăn của
người có công.

+ Đóng góp công lao động giúp gia đình chính sách sản xuất kịp thời vụ,
xây dựng sửa chữa nhà ở.
+ Vốn đóng góp để giúp đỡ các gia đình chính sách đầu tư cho sản xuất
dịch vụ để khỏi vay nặng lãi, thoát khỏi đói nghèo.
+ Kinh nghiệm làm ăn giúp các gia đình chính sách sản xuất, kinh doanh,
chăn nuôi.
+ Chăm sóc gia đình chính sách neo đơn các công việc hàng ngày.
+ Động viên họ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng.
+ Chăm sóc thương binh nặng, đỡ đầu con liệt sỹ, phụng dưỡng cha, mẹ
liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2
16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
+ Việc cộng đồng chăm lo cho người có công còn góp phần giáo dục
truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, để thế hệ trẻ ngày nay và mai sau noi theo
tấm gương đạo đức cách mạng.
Như vậy, cùng với hệ thống chính sách Ưu đãi của Nhà nước, việc huy
động toàn dân chăm sóc Người có công đã góp phần chăm lo tốt hơn đời sống
mọi mặt của những thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với
cách mạng. Tuy hình thức và mức độ có khác nhau nhưng ở thời kì nào nhân
dân ta cũng luôn giành cho người có công với cách mạng sự giúp đỡ thiết thực,
đầy tình nghĩa, góp phần cùng nhà nước đem lại cho hàng triệu gia đình NCC
một cuộc sống ổn định và ngày càng nâng cao, góp phần phát huy thế mạnh
“Nhà nước – cộng đồng – bản thân đối tượng” giúp người và gia đình người có
công với cách mạng có cuộc sống tốt đẹp hơn.
5. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về công tác XHH chăm sóc Người có
công
Chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, NCC với cách mạng
vừa là trách nhiệm của nhà nước, vừa là trách nhiệm tình cảm của toàn dân.
Ưu đãi NCC và gia đình NCC với cách mạng là một bộ phận tư tưởng

trong tư tưởng Hồ Chí Minh, và chính người cũng là tấm gương mẫu mực về
tình thân ái thủy chung “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”. Bác đã
dậy “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình quân nhân là những
người có công với Tổ quốc, với nhân dân cho nên bổn phận của mỗi người chúng
ta là phải quan tâm, thương yêu và giúp đỡ họ”
(7)5
với tinh thần đó, Hồ Chí Minh
là người khởi nguồn cho quan điểm xã hội hóa chăm sóc người có công. Bác đã
đề ra phương châm thực hiện công tác thương binh, liệt sỹ rõ ràng và phù hợp
với đạo lý truyền thống của dân tộc và hoàn cảnh đất nước “Đồng bào sẵn sàng
giúp đỡ, chính phủ ra sức nâng đỡ, anh em có quyết tâm thì nhất định dần dần tự
túc được”. Từ lời dạy của Bác, theo sự phát triển của cách mạng đã trở thành
phương châm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc người có công với cách mạng
và trở thành thế kiềng ba chân: Nhà nước – cộng đồng – và đối tượng nỗ lực
vươn lên.
Thấm nhuần tư tưởng đó, sau khi đất nước giành được chủ quyền độc lập
dân tộc Đảng, Nhà nước đặc biệt là nhân dân ta đã giành tất cả tình cảm quí
5
7
Những bài nói của Bác Hồ về công tác LĐTBXH –NXB LĐXH 2004, tr.246
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2
17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
trọng, quan tâm và giúp đỡ đối với các chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh xương máu
để giành độc lập, giữ gìn tổ quốc với nhiều việc làm cụ thể và thiết thực. Những
việc làm hiếu nghĩa, bác ái, phong trào giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ
được phát động ở nhiều nơi trên mọi miền tổ quốc từ những phong trào như
“Hũ gạo tình nghĩa”, “Con gà, ao cá tình nghĩa”, phong trào“Đón thương binh
về làng” đã đánh dấu bước đi đầu tiên cho phong trào toàn dân chăm lo mọi mặt
đời sống người có công với cách mạng.


Ngày nay, khi đất nước đã thống nhất,
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng, Nhà nước có điều kiện quan
tâm hơn đến mọi mặt đời sống người và gia đình người có công với cách mạng,
các phong trào này đã được mở rộng ra cả nước và phát triển thành 5 chương
trình chăm sóc người có công. Để công tác xã hội hóa chăm sóc NCC được thực
hiện có hiệu quả Nghị định số 91/1998/NĐ-CP ngày 19/11/1998 của chính phủ
đã ban hành điều lệ xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, việc ban hành nghị định đã
xác định được mục đích, ý nghĩa xây dựng quỹ, các đối tượng tham gia, cơ chế
quản lý, sử dụng quỹ nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng xã hội góp
phần cùng nhà nước chăm sóc tốt hơn cho người và gia đình người có công với
cách mạng. Đồng thời ban Tư tưởng - văn hóa trung ương đã ban hành hướng
dẫn tuyên truyền chỉ thị số 07 – CT/TW của Bộ chính trị về tăng cường lãnh
đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sỹ, người có công, phong trào đền
ơn đáp nghĩa. Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28 tháng 4 năm
2006 ban hành điều lệ quản lý và sử dụng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Gần đây
nhất là việc chính phủ ban hành chỉ thị 12/CT-TTg Chính phủ, ban hành ngày
28 tháng 4 năm 2012 về việc tăng cường công tác chăm sóc người có công với
cách mạng và hoạt động đền ơn đáp nghĩa hướng tới kỉ niệm 65 năm ngày
Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2012).
Kế thừa và phát huy truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân
tộc Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hành động cụ thể để chăm lo đời
sống vật chất và tinh thần của những người có công với nước. Thực hiện công
tác xã hội hóa chăm sóc người có công phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” do Uỷ
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đã huy động được sức mạnh của toàn
xã hội tham gia với trách nhiệm và tình cảm sâu sắc. Bằng những việc làm thiết
thực, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã và đang phát triển cả chiều rộng lẫn
chiều sâu với nhiều hình thức phong phú, trở thành nét đẹp trong đời sống văn
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2
18

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
hóa dân tộc. Góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công.
Điểm nổi bật trong thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác chăm sóc
người có công là mối quan hệ tình nghĩa cộng đồng “Uống nước nhớ nguồn”
“Đền ơn đáp nghĩa” trong nhân dân đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân
tộc hòa quyện gắn bó dưới sự lãnh đạo của các cấp, của Đảng sự chỉ đạo của các
cấp chính quyền, góp phần đáng kể nâng cao đời sống tinh thần vật chất đối với
người có công.
Như vậy, có thể thấy rằng Đảng, Nhà nước ta luôn giành nhiều sự đãi
ngộ, ưu tiên cho người có công và thân nhân của họ trong mọi lĩnh vực của đời
sống. Luôn quan tâm đến mọi mặt đời sống về vật chất cũng như tinh thần của
người có công bằng những việc làm, hành động thiết thực như việc ban hành các
văn bản pháp luật liên quan đến người có công, phát động nhiều phong trào giúp
đỡ thiết thực có hiệu quả, quyết tâm thực hiện chăm lo mọi mặt đời sống người
có công và gia đình chính sách có một cuộc sống tốt hơn, bằng hoặc cao hơn
mức sống của người dân nơi cư trú.
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2
19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ Nguyễn Thị Vân
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Người có công với cách mạng là những người đã có những cống hiến, hy
sinh cho nền Độc lập – Tự do của tổ quốc. Với bề dày lịch sử đấu tranh với hàng
ngàn cuộc chiến xâm lược, biết bao người con đất Việt đã hy sinh, có những
người may mắn sống sót hoặc những thân nhân của họ đang chịu nhiều thiệt thòi
về vật chất và tinh thần cần được bù đắp. Tuy nhiên, có nhiều mất mát hy sinh
chẳng vật chất nào có thể bù đắp nổi như tuổi trẻ, hay tính mạng, có nhiều người
đã hy sinh bỏ lại cha, mẹ, vợ, con khó khăn thiếu người phụng dưỡng, chăm sóc,
dạy dỗ. Có những người suốt đời sẽ phải chịu những đau đớn của vết thương và
bệnh tật thậm chí trong nhiều trường hợp cuộc sống của họ còn nhiều cực nhọc

hơn, vật chất còn thiếu thốn hơn, tinh thần còn đau khổ hơn khi phải chứng kiến
những thiệt thòi, sự đau đớn của người thân do hậu quả của chiến tranh để lại đó
là những người bị nhiễm chất độc hóa học, con đẻ của họ bị dị tật, dị dạng. Bởi
vậy, công nhận và ghi nhận những cống hiến, hy sinh, tặng truy tặng những
danh hiệu cao quí cho Người có công với cách mạng, thực hiện Ưu đãi Xã hội,
chăm lo mọi mặt đời sống Người có công và thân nhân của họ không chỉ là
trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà Nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội và
mỗi người dân cũng như của các thế hệ sau này.
Trong chương I tác giả đã trình bầy các khái niệm về Người có công, khái
niệm về xã hội hóa chăm sóc người có công cũng như các khái niệm có liên
quan an sinh xã hội; ưu đãi xã hội; chính sách xã hội. Trình bày các quan điểm
của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hóa chăm sóc người có công, những chủ
trương quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với người có công.
Từ đó có thêm cơ sở pháp lý để giúp cho quá trình nghiên cứu thực trạng công
tác xã hội hóa chăm sóc người có công.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA CHĂM SÓC
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI ĐỀ THÁM - THỊ XÃ CAO
BẰNG - TỈNH CAO BẰNG
Sinh viên thực hiện - Lớp D4CT2
20

×