Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác bán trú cho trẻ tại trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.39 KB, 22 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của
đất nước. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh ln dành cho các cháu thiếu niên,
nhi đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm
non, những người chủ tương lai của đất nước. Bác nói: Nghĩa dân là dân có
nghĩa thì phải chăm lo từ mẫu giáo. Các cụ và bà con xã nhà đã biết trồng cây
cho đẹp làng xóm, biết chăm sóc các cháu mẫu giáo, vậy là:
“Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
Để cơng tác bảo vệ chăm sóc trẻ em thực sự đạt hiệu quả cao, đúng với
ý nghĩa ươm những “mầm xanh tương lai” của đất nước, cần sự góp sức,
chung tay vào cuộc của cả cộng đồng xã hội. Đồng thời, tập trung giải quyết
những khó khăn, bức xúc trong đời sống của trẻ, góp phần xây dựng một thế
hệ trẻ tương lai của đất nước có thể chất, sức khỏe, trí tuệ, phẩm chất đạo đức
nhằm xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
Trẻ em là tài sản quý giá của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là
lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Từ nhiều năm qua, trẻ em nước ta đã và đang được quan tâm, chăm sóc
chu đáo. Tại kì họp lần thứ 9 - Quốc hội khóa VIII, Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em đã được thông qua. Đảng và Nhà nước ta đã sớm cam kết với
cộng đồng Quốc tế thực hiện công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Chính vì
vậy, dù trong hồn cảnh nào, trẻ em cũng vẫn được hưởng sự phát triển về giáo
dục, chăm sóc y tế, sự quan tâm cải thiện đời sống, vật chất, tinh thần ngày càng
được nâng cao. Trong các trường mầm non, cùng với cơng tác giáo dục, chăm
sóc, thì công tác nuôi dưỡng trẻ cũng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chế
độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non có vai trị quan trọng cho sự phát triển tồn diện
của trẻ cả về thể chất và trí tuệ. Đây là giai đoạn tiền đề quyết định quan trọng
đến toàn bộ sự phát triển chung của trẻ về sau. Việc cung cấp năng lượng cho trẻ
đảm bảo nhu cầu cơ bản về dinh dưỡng cho trẻ em. Nếu thiếu dinh dưỡng, cơ
thể sẽ chậm lớn, chậm phát triển; ngược lại, nếu thừa dinh dưỡng sẽ làm tăng


nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp… Vì vậy, dinh dưỡng hợp lí
là vấn đề rất quan trọng đối với sức khỏe trẻ em.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, chịu trách nhiệm giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi; mục tiêu của Đảng đặt ra
cho ngành học mầm non trong Nghị Quyết số 29 đó là: “Đối với giáo dục
mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình
thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào
lớp1”[1]. Sứ mệnh mà Đảng ta giao cho ngành giáo dục là: Tạo chuyển biến
căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày
càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của
nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt
nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ
quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục


2
mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, có cơ cấu và phương
thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập, bảo đảm các điều
kiện nâng cao chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa
và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo, giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt
Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Trẻ mầm non là giai đoạn vàng cho việc phát triển tầm vóc trí tuệ con
người trưởng thành, nhiệm vụ của giáo dục mầm non là chăm sóc ni dưỡng,
giáo dục trẻ. Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong độ tuổi ở trường mầm non là
một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Để trẻ em lớn lên và trưởng thành
là cả một quá trình, ngay từ bé khi chào đời trẻ được vuốt ve, âu yếm bằng sự
yêu thương, chăm sóc của ơng bà, cha mẹ và người thân, đến tuổi đi học người
thầy đầu tiên là cô giáo mầm non. Trường Mầm non là cái nôi lớn nhất nuôi
dưỡng trẻ nên người, mỗi chúng ta ai cũng mong muốn cho con em mình lớn lên

thật khỏe mạnh, hồn nhiên và thông minh, thoải mái vui đùa cùng bạn bè.
Nhưng làm thế nào cho trẻ có được sức khỏe tốt? thì quả là vơ cùng khó khăn,
đó khơng chỉ là điều trăn trở của các bậc phụ huynh mà còn là điều suy nghĩ lo
lắng của các cán bộ, giáo viên trong trường mầm non. Là một cán bộ quản lý
phụ trách dinh dưỡng tôi nhận thấy rằng, để cho những đứa trẻ phát triển tốt về
mọi mặt thì cần phải đặt việc chăm sóc bữa ăn cho trẻ lên hàng đầu. Ngược lại
nếu vì một cháu chăm sóc chế độ ăn uống không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
sức khỏe và trí tuệ của trẻ. Chính vì vậy ni dưỡng và chăm sóc trẻ mầm non
có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Cùng
với nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, hiện nay vấn đề nâng cao
chất lượng bữa ăn là mối quan tâm hàng đầu của cán bộ quản lý và giáo viên
trong nhà trường.
Nhận thức được điều đó, với cương vị là một cán bộ quản lý phụ trách
công tác bán trú tôi thật sự băn khoăn, suy nghĩ làm sao để nâng cao chất lượng
bữa ăn cho trẻ tại trường, giúp trẻ ăn ngon miệng, hết xuất, khỏe mạnh và tăng
cân. Từ đó bản thân tơi ln cố gắng tìm tịi học hỏi, tìm ra các biện pháp để
thực sự nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, nhằm góp phần nhỏ bé của mình
vào việc chăm sóc sức khỏe của trẻ mầm non nói chung và trẻ trường mầm non
Vĩnh Long nói riêng ngày một tốt hơn, cho tầm vóc trẻ em Việt Nam ngày một
tiến xa. Chính vì vậy mà tơi đã trăn trở suy nghĩ và áp dụng đề tài “ Một số giải
pháp nâng cao chất lượng công tác bán trú cho trẻ tại trường mầm non
Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Chế độ ni dưỡng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, tổ chức bữa ăn,
cân đối các nhóm chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh, chăm sóc sức khỏe cho trẻ
an toàn phù hợp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng.
Lập kế hoạch chăm sóc trẻ phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương từ đó
giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng tại trường mầm non, trẻ được ni dưỡng, chăm sóc
và giáo dục trẻ tốt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.



3
Việc nâng cao chất lượng công tác bán trú cho trẻ tại trường mầm non
Vĩnh Long là nhiệm vụ quan trọng, nghiên cứu chế độ ni dưỡng, chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Từ đó nâng cao chất lượng công tác, tổ chức bữa ăn
đảm bảo vệ sinh, chăm sóc sức khỏe ngày một nâng cao an tồn và phù hợp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
+ Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để lấy cơ sở lý thuyết nhằm
khẳng định cho sáng kiến của mình đưa ra hoàn toàn đúng và cấp thiết, mang
lại hiệu quả cao.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin.
+ Quan sát thực tiễn việc xây dựng thực đơn
+ Đàm thoại trực tiếp với giáo viên, trẻ
+ Đàm thoại qua những buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi triển khai
chuyên đề.
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu.
+ Thống kê và xử lý số liệu để thấy được thực trạng vấn đề nghiên
cứu, có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả công tác bán trú cho
trẻ trong nhà trường.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh cho biết trong hội thảo
dinh dưỡng cho trẻ em từ 2 đến 6 tuổi “Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong giai
đoạn này sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, linh hoạt, tạo tiền đề để phát triển trong những
giai đoạn sau”. Tuy nhiên, độ tuổi 2 - 6 tuổi cũng là độ tuổi có tỷ lệ suy dinh
dưỡng cao ở tất cả các thể: nhẹ cân, thấp còi, gầy còm. Do đây là giai đoạn
chuyển tiếp về chế độ ăn nên trẻ cũng dễ bị thiếu các vi chất dinh dưỡng. Trẻ
trong độ tuổi này đặc biệt dễ mắc nhiều bệnh như: còi xương, thiếu máu, nhiễm

giun sán, tiêu chảy,… nên cần chú ý và chăm sóc đặc biệt.
Trong những năm qua, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách giáo
dục của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành học mầm non tỉnh
Thanh Hóa đã triển khai thực hiện Chương trình giáo dục mầm non với
quan điểm giúp trẻ phát triển đầy đủ các mặt về: thể lực, ngôn ngữ, nhận thức,
thẩm mỹ, tình cảm xã hội nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân
cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở thế kỷ 21. Qua quá trình thực
hiện tùy theo điều kiện thực tế của địa phương, các đơn vị đã có sự chuẩn bị về
cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, đội ngũ giáo viên và vận dụng
các nội dung, hình thức để tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ
tương đối có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết sức khỏe là vốn quý của con người. Ăn uống là cơ
sở tạo cho con người có một thể lực tốt. Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của
cơ thể, đảm bảo đủ về lượng và chất thì cơ thể mới phát triển một cách toàn
diện. Dinh dưỡng là nhu cầu cho sức khỏe của mỗi người, trẻ em cần dinh
dưỡng để phát triển thể lực, trí tuệ; người lớn cần dinh dưỡng để duy trì và phát


4
huy sự sống để làm việc, cống hiến cho xã hội. Nếu trẻ không được nuôi dưỡng
tốt sẽ chậm lớn, còi cọc, chậm phát triển về mọi mặt. Ngược lại, nếu trẻ được
chăm sóc tốt sẽ mau lớn, khỏe mạnh, phát triển tốt về mọi mặt, xứng đáng là chủ
nhân tương lại của đất nước.
Nhờ sự phát triển của dinh dưỡng học mà người ta đã biết trong thức ăn
có chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đó là: Chất đạm,
chất béo, chất bột đường, chất sơ, vitamin và muối khoáng… nếu dư thừa hoặc
thiếu hụt các chất dinh dưỡng này trong cơ thể thì sẽ gây ra nhiều bệnh tật hoặc
có thể dẫn tới tử vong nhất là đối với trẻ nhỏ. Tốc độ phát triển thể lực, trí tuệ và
tình cảm cùng các mối quan hệ xã hội rất nhanh, nhanh đến mức mà người ta
cho rằng sự thành công của chúng ta quyết định sự thành đạt của những đứa trẻ

trong tương lai. Nhờ áp dụng dinh dưỡng vào cuộc sống sức khỏe mà khoa học
đã khám phá ra tầm quan trọng của dinh dưỡng trong đời sống sức khỏe con
người. Do đó mà chế độ dinh dưỡng khơng hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng ngày
cho trẻ được đảm bảo an toàn, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là rất
quan trọng và cần thiết trong các bữa ăn của trẻ [2]. Để chế biến được những
món ăn phong phú, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh dinh dưỡng
cho trẻ địi hỏi cơ ni phải ln tìm tịi, học hỏi, khám phá ra những món ăn
ngon, mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với trẻ để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Phải
tuyên truyền và phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh về cơng tác chăm
sóc, giáo dục và ni dưỡng trẻ đặc biệt là nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
Ngày 22/12/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 226/QĐTTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030 với quan điểm cải thiện tình trạng dinh dưỡng là trách
nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người dân. Bảo đảm dinh dưỡng cân đối,
hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể
chất trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo mục
tiêu “Đến năm 2020, suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp cịi được giảm
mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam”...
Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT- BGDĐT ngày 12 tháng 05 năm
2016 của bộ y tế và Đào tạo ban hành quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường mầm non ở điều 8, tiêu chuẩn 5 đã nêu: “Chiều cao, cân
nặng trẻ phát triển bình thường theo độ tuổi đảm bảo sự phát triển thể chất theo
mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non”.
Như chúng ta đã biết: Việc duy trì cơng tác bán trú và nâng cao chất lượng
bữa ăn cho trẻ nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non là việc làm cần
thường xuyên và liên tục đã trải qua nhiều năm. Đối với trường Mầm non Vĩnh
Long, công tác tổ chức ăn bán trú cho trẻ được quan tâm chú trọng và xúc tiến
ngay từ những ngày đầu của năm học. Là người cán bộ quản lý trường mầm non
thì việc chỉ đạo thực hiện tốt công tác bán trú, nâng cao chất lượng bữa ăn,
phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là nhiệm vụ nóng bỏng được đặt lên hàng

đầu, khơng chỉ riêng cán bộ quản lý mà còn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của
giáo viên, nhân viên cấp dưỡng đang trực tiếp chăm sóc ni dưỡng và giáo dục
trẻ tại nhà trường.


5
Vì vậy mà những giải pháp mà tơi lựa chọn và nêu ra ở đây là rất quan
trọng và cần thiết với Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, nhân viên nuôi
dưỡng, đặc biệt là đối với sức khỏe của trẻ, giữ vai trò quan trọng quyết định
đến hiệu quả ăn bán trú của nhà trường.
2.2. Thực trạng chất lượng công tác bán trú cho trẻ tại trường Mầm
non Vĩnh Long trước khi áp dụng sáng kiến.
Trường Mầm non Vĩnh Long được xây dựng khuôn viên, cơ sở vật chất
phục vụ sinh hoạt và học tập của trẻ. Trẻ tham gia ăn bán trú ở trường là rất
đông, số lượng trẻ ăn trên ngày dao động từ 450 - 470 cháu ăn/1 ngày, để đảm
bảo cho bữa ăn của trẻ ở trường được cân đối các chất dinh dưỡng đáp ứng u
cầu ni dưỡng, chăm sóc trẻ được tốt hơn, bản thân tôi cùng với Ban giám
hiệu luôn cố gắng suy nghĩ làm thế nào để có một bữa ăn ngon hợp lý, đầy đủ
chất dinh dưỡng cho trẻ. Là người quản lý phụ trách công tác bán trú cho trẻ
của nhà trường, bản thân tôi nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác chăm
sóc bữa ăn cho trẻ, cùng với tinh thần trách nhiệm cao nên tôi thường xuyên
theo dõi các bữa ăn của các cháu, xem thức ăn có hợp khẩu vị của trẻ khơng, từ
đó có biện pháp điều chỉnh và chỉ đạo kịp thời.
2.2.1. Thuận lợi.
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Vĩnh Lộc, cũng như sự quan tâm của các cấp, các ngành và lãnh đạo của
địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh đối với việc nâng cao
chất lượng bữa ăn đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có
tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc được phân công. 100% cán bộ quản

lý, giáo viên trong nhà trường đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
- Ban giám hiệu luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong mọi cơng việc, nhất là
cơng tác chăm sóc bữa ăn cho trẻ được nhà trường đặt lên hàng đầu.
- Ban giám hiệu có biệp pháp cụ thể để nâng cao chất lượng bữa ăn, xây
dựng thực đơn theo tuần, tháng, theo mùa
- Đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho công tác bán trú của nhà trường được
trang bị tương đối đầy đủ, đảm bảo sạch sẽ vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đội ngũ cô nuôi trẻ, khỏe, tâm huyết với nghề.
2.2.2. Khó Khăn
- Là một trường miền núi của huyện Vĩnh Lộc chưa phải là trường chuẩn
quốc gia, tuy cơ sở vật chất cơ bản đủ theo mức tối thiểu nhưng vẫn còn nhiều
thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ.
- Vĩnh Long là xã đông dân, đời sống kinh tế chủ yếu là dựa vào nông
nghiệp, mức thu nhập thấp, nên việc đầu tư kinh phí cho sự nghiệp mầm non của
các cấp chính quyền xã và nhân dân cũng bị hạn chế. Cô nuôi do phụ huynh hợp
đồng theo thời vụ
- Trẻ thường xuyên ốm đau dẫn đến sức khỏe kém, qua điều tra tơi thấy
phụ huynh chưa có kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ khoa học mà chỉ theo
nhu cầu của trẻ đòi là phụ huynh sẵn sàng đáp ứng cho trẻ bằng các loại thức ăn


6
nhanh như: Bánh, kẹo ngọt, chè, nước ngọt ... làm cho trẻ ngang dạ và trẻ không
ăn được ở bữa chính dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp cịi.
- Đội ngũ cơ ni đang cịn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong chế biến
các món ăn phù hợp với trẻ.
- Khu vực hoạt động của trẻ đã được quy hoạch song còn quá chật hẹp
so với số trẻ ra lớp nên ảnh hưởng đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Về an tồn thực phẩm: Do giá cả thực phẩm trên thị trường không ổn
định, gây khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm. Để chọn được những thực

phẩm tươi ngon mà giá cả lại hợp lý đó cũng là một vấn đề cịn gặp nhiều khó
khăn. Đặc biệt trong năm 2021 đang diễn ra dịch covid -19, điều đó cũng làm
ảnh hưởng một phần đến quá trình nâng cao chất lượng bữa ăn đủ dinh dưỡng,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.2.3. Kết quả thực trạng công tác bán trú cho trẻ của Trường Mầm
non Vĩnh Long trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Từ thực trạng trên của Trường Mầm non Vĩnh Long, bản thân tôi
nhận thấy rằng vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em là vấn đề đang được toàn
xã hội quan tâm, và trước đây chúng ta chưa quan tâm thì ngay từ bây giờ hãy
bắt đầu việc quan tâm tới trẻ. Chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng trong việc ăn
uống hằng ngày của trẻ, đó là nhu cầu thiết yếu khơng thể thiếu được trong đời
sống hằng ngày của con người và ăn uống là yếu tố quan trọng quyết định sự
phát triển, hoạt động và học tập của trẻ. Vậy cần phải ăn uống như thế nào để
đảm bảo dinh dưỡng cân đối, hài hòa giữa chất và lượng, giúp trẻ phát triển toàn
diện, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Ngoài việc ăn uống đủ chất, đủ lượng cần
phải chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi việc đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất trong trường
mầm non. Vì trẻ cịn nhỏ, cơ thể trẻ cịn non yếu nếu để xảy ra ngộ độc thực
phẩm không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và
trí tuệ sau này của trẻ. Vì vậy mà việc thực hiện vệ sinh an tồn thực phẩm phải
ln được quan tâm chú trọng trong nhà trường.
Kết quả thực trạng trẻ được cân, đo tháng 9, năm học 2020 - 2021.
Số trẻ bình thường
Tổng số
trẻ

618

Số trẻ SDD thể nhẹ
cân


Số trẻ SDD thể thấp
còi

Cân
nặng

Chiều
cao

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

595

600

23

3,7%

16

2,9%


Bảng kết quả thực trạng trẻ ăn bán trú tháng 9, năm học 2020 - 2021.


7
TT

Tổng số
trẻ

Tỷ lệ %

Tiếu chí khảo sát

Số trẻ đạt tiêu
chí khảo sát

1

618

Trẻ ăn ngon miệng

550

89 %

2

618


Trẻ ăn hết xuất ăn

555

90 %

Từ kết quả khảo sát trên, bản thân tôi nhận thấy rằng mới chỉ thể hiện ở bề
rộng, chưa có chiều sâu, do đó hiệu quả mang lại chưa cao. Vì vậy cần phải có
những biện pháp chỉ đạo tốt hơn, để có bữa ăn ngon đảm bảo đủ các chất dinh
dưỡng một cách an tồn, hợp lý khơng phải là đơn giản, nhất là bữa ăn cho các
cháu trong trường mầm non. Xuất phát từ nhận thức trên, bản thân tôi là một
người quản lý, phụ trách việc tổ chức công tác bán trú cho trẻ của nhà trường tơi
hiểu rõ về việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhất là nâng cao chất lượng bữa ăn
trong độ tuổi mầm non là rất quan trọng. Vì vậy tơi đã chọn đề tài này để nghiên
cứu và có các giải pháp để nâng cao chất lượng ăn bán trú cho trẻ tại nhà trường.
2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bán trú cho trẻ tại
Trường Mầm non Vĩnh Long
2.3.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú cho trẻ tại Trường Mầm
non Vĩnh Long
Xây dựng kế hoạch là một việc làm quan trọng đối với người làm công tác
quản lý, ngay từ đầu năm học được sự ủy quyền của đồng chí Hiệu trưởng, đồng
chí phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức công tác bán trú tại nhà
trường.Điều tra về tình hình gia đình trẻ, nắm bắt được kinh tế gia đình, nhận
thức, quan điểm của từng phụ huynh. Tôi cùng với giáo viên chủ nhiệm tiến
hành điều tra khảo sát phân loại đối tượng, thông qua việc làm này chúng tôi đã
nắm bắt được thuận lợi trong việc tổ chức ăn bán trú tại trường, được sự ủng hộ
nhất trí cao của các bậc phụ huynh. Khi có đầy đủ lượng thơng tin đa chiều ,
chính xác, cũng như kết quả điều tra khảo sát thực trạng của gia đình trẻ; việc
nghiên cứu tình hình thực tế kinh tế, xã hội và cơ chế chính sách của địa
phương, chỉ tiêu, nhiệm vụ của nhà trường cần đạt trong năm học.

Chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch huy động bán trú như sau:
Ngay từ đầu năm học nhà trưởng tổ chức họp phụ huynh các nhóm, lớp và
thơng qua mức thu tiền ăn 1 ngày ở trường là: 17.000 nghìn đồng/trẻ với một
bữa chính trưa và uống sữa bột vào buổi sáng, 1 bữa phụ vào đầu giờ chiều,
được các bậc phụ huynh thống nhất cao (100% đồng ý).
Nhà trường hợp đồng với các nhà cung cấp nguồn thực phẩm có giấy
chứng nhận, cơ sở sản xuất rõ ràng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa
phương trước khi tổ chức ăn bán trú cho trẻ.
Ban giám hiệu nhà trường lên lịch trực giám sát bếp ăn bắt đầu từ khâu
giao nhận thực phẩm đến việc cho trẻ ăn, bên cạnh đó cịn có ban thanh tra nhân


8
dân, ban chấp hành cơng đồn, hội cha mẹ học sinh cùng giám sát việc thực hiện
bếp ăn bán trú cho trẻ ở trường.
2.3.2. Công tác bồi dưỡng cho giáo viên và nhân viên nhà bếp trong
nhà trường
Bản thân tôi là một người quản lý phụ trách công tác chăm sóc, ni
dưỡng. Tơi đã cố gắng chỉ đạo giáo viên, nhân viên nhà bếp để chế biến được
những món ăn ngon, hấp dẫn để khi ăn trẻ cảm thấy ngon miệng và ăn hết xuất.
Để làm tốt được điều đó, tôi phải chỉ đạo giáo viên trong tổ nuôi dưỡng phối hợp
chặt chẽ với giáo viên trên lớp để động viên trẻ ăn ngon hết xuất. Thơng qua các
món ăn, các cơ cịn lồng nghép giáo dục về dinh dưỡng cho trẻ. Để nâng cao
chất lượng giáo dục dinh dưỡng chăm sóc cho trẻ trong bữa ăn, các cơ giáo
chuẩn bị giờ ăn cho trẻ phải đảm bảo yêu cầu an tồn vệ sinh thực phẩm.
Nhà trường ln quan tâm đến công tác bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ
giáo viên, nhân viên về cơng tác ni dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phòng
bệnh, phòng dịch, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Là một cán bộ quàn lý bản
thân tôi luôn cố gắng tự bồi dưỡng, cập nhật các văn bản chỉ đạo của ngành để
có thêm những kiến thức cơ bản.

Bồi dưỡng nhân viên nhà bếp:
- Tôi tham mưu với hiệu trưởng nhà trường mời Chi cục An toàn vệ sinh
thực phẩm về tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên, nhân viên nhà bếp về
kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tổ chức bồi dưỡng cho nhân viên về kiến thức và kỹ năng từ khâu tiếp
phẩm đến khâu chia ăn đúng quy trình, đảm bảo cả về số lượng và chất
lượng cho cô cấp dưỡng ngay từ đầu năm học.
- Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ cùng nhau trao đổi, thảo luận về
cách chọn mua thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi chế biến thực
phẩm, rau củ, quả, kỹ thuật chế biến thực phẩm, cách bảo quản thực phẩm….
Bồi dưỡng giáo viên trên lớp:
- Chỉ đạo giáo viên trên lớp nghiêm túc thực hiện cho trẻ ăn đúng quy
trình, quan tâm sát sao đến bữa ăn của trẻ để phản ánh kịp thời chất lượng bữa
ăn với ban giám hiệu, qua đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
- Chuẩn bị bàn ăn phải sạch sẽ, gọn gàng, đủ cho trẻ ngồi, trên bàn phải có
đĩa đựng cơm rơi, khăn ẩm để lau tay. Thìa, bát phải đủ so với trẻ.
- Khi cho trẻ ăn các cô giáo phải đeo khẩu trang, cô cần chú ý đến những
trẻ biếng ăn để động viên cháu ăn hết suất.
- Thông qua giờ ăn, các cô giáo dục cho trẻ phát triển về nhận thức, ngơn ngữ.
Ví dụ 1: Về nhận thức giúp trẻ nhận biết được những thức ăn như: thịt,
cá, trứng, trẻ ăn sạch uống sạch
Về ngôn ngữ: Trẻ biết kể tên các thực phẩm mà trẻ được ăn như: Thịt, cá,
trứng, tôm, cua….
- Thông qua giờ ăn, các cô giáo giới thiệu cho trẻ biết hôm nay có những
món gì.
Ví dụ 2: Ăn thịt thì trẻ biết được thịt cung cấp cho cơ thế chất gì?


9
- Kiểm tra sức khỏe cho trẻ để bổ sung chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng.

Nhà trường đã rèn cho trẻ thói quen tự chăm sóc bản thân bằng cách tự tun
truyền trong bữa ăn.
Ví dụ 3: Hơm nay lớp mình ăn cơm với những thức ăn nào? Ngon không?
Bạn nào ăn giỏi? Từ những biện pháp nhỏ này đã giúp trẻ cố gắng ăn hết suất.
- Thông qua giờ ăn hằng ngày ở lớp, cô đặt ra các câu hỏi:
Ví dụ 4: Trước khi ăn chúng mình phải làm gì? Vì sao?
- Trong các giờ học và hoạt động vui chơi, các cô giáo cần phải giải thích
cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn uống đầy đủ sẽ làm cơ thể
khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, thông minh học giỏi, nếu ăn khơng đủ chất sẽ gầy
cịm ốm yếu.
- Vệ sinh mơi trường: Bảo vệ mơi trường cũng chính là bảo vệ trẻ em, vì
vậy vệ sinh phịng lớp sạch sẽ, khơng có mùi hơi khai, sàn nhà khơ ráo, hằng
tuần tổng vệ sinh các phịng, lau các cửa, khơi thơng cống rãnh, cũng góp phần
giúp cho trẻ khỏe mạnh.
(Hình ảnh giáo viên trên lớp đang cho trẻ ăn kèm theo phụ lục).
- Cô nuôi, giáo viên trên lớp cần nắm vững và thực hiện nghiêm túc các
khâu: sơ chế, chế biến, chia khẩu phần ăn.
- Các món ăn được thay đổi thường xuyên theo nhu cầu của trẻ từ đó giúp
trẻ ăn ngon miệng và ăn hết xuất.
2.3.3. Xây dựng thực đơn cân đối, đa dạng hợp lý nâng cao chất
lượng bữa ăn cho trẻ tại nhà trường
Để xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, đa dạng cần đảm bảo tiêu chuẩn theo
quy định, đồng thời cần phải chú ý:
- Khẩu phần ăn phải đảm bảo đủ năng lượng
- Khẩu phần phải đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
- Khẩu phần phải cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng .
Khi xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ tại trường mầm non, ta phải cân đối số
tiền của bố mẹ các cháu đóng góp. Tính tốn định mức cho khẩu phần ta có thể
dựa vào các bước sau:
+ Bước 1: Tính tổng số năng lượng, lượng protêin và các chất dinh dưỡng

khác của khẩu phần quy ra số bữa chính của trẻ, từ đó quy ra lượng yêu cầu
một bữa cho tổng số trẻ cùng ăn một khẩu phần giống nhau.
+ Bước 2: Chọn lương thực chính của trường là gạo
+ Bước 3: Chọn một số thức ăn giàu protein từ nguồn thực vật sẵn có và
rẻ tiền ở địa phương.
Ví dụ 1: Đậu phụ, đậu xanh, đậu tương , lạc ,vừng ...thêm một vài protêin
động vật để cân đối khẩu phần như thịt, cá, tơm, cua...
+ Bước 4: Tính lượng thịt và gạo hoặc lượng thức ăn khác nhau để nấu
+ Bước 5: Bổ sung năng lượng bằng một số loại chất béo, tốt nhất là dưới
dạng dầu thực vật .
+ Bước 7: Tính khối lượng nước để nấu
+ Bước 8: Thêm gia vị


10
Ngay từ đầu năm học tôi cùng với cô giáo tổ trưởng tổ nuôi dưỡng đi
tham khảo thị trường để tìm hiểu giá cả và chất lượng thực phẩm ở các cơ sở tư
nhân để hợp đồng mua thực phẩm an tồn như: Gạo, đậu phụ, thịt lợn, thịt bị,
cua, tép, lươn, trứng, cá trắm, gà, ngan, vịt... đảm bảo an tồn giá cả hợp lý cùng
với cơng tác chọn thực phẩm thì việc sơ chế, chế biến phải đảm bảo theo quy
trình một chiều từ sống đến chín. Chế biến phải phù hợp với từng độ tuổi, khẩu
vị ăn để làm sao cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất và dễ tiêu hóa. Để từ đó tơi
lên thực đơn cho hai đối tượng nhà trẻ và mẫu giáo với khẩu phần
ăn 17.000đ/ ngày/trẻ. Trường Mầm non Vĩnh Long thực hiện tính khẩu phần ăn
của trẻ trên phần mềm ăn bán trú PMS.
Trước hết bản thân tôi luôn trưng cầu ý kiến, phản hồi từ phía giáo viên và
tham khảo, học hỏi dưới mọi hình thức. Để có một khẩu phần ăn cân đối cho trẻ,
tôi đã phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau trong ngày ở tỷ lệ thích hợp, bên
cạnh đó thay đổi kết hợp giữa các loại thực phẩm để tạo ra các món ăn khác
nhau có sức hấp dẫn đối với trẻ, đảm bảo năng lượng theo lứa tuổi. Nhằm đảm

bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn uống để phịng tránh bệnh tật.
Nhóm lương thực, nhóm giàu chất đạm, nhóm thực phẩm giàu chất béo,
nhóm thực phẩm giàu vitamin và chất khống. Khơng có thực phẩm nào đủ tất
cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể, do đó hằng ngày tơi
chọn cho trẻ ăn những món ăn đa dạng, được chế biến từ nhiều loại thực phẩm
trong nhóm thực phẩm kể trên và được thay đổi từng bữa, từng ngày. Khi xây
dựng thực đơn tôi luôn cố gắng cho trẻ được ăn đầy đủ các loại thức ăn khác
nhau trong 4 nhóm thực phẩm mỗi ngày.
Một khẩu phần cân đối và hợp lý cần: Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng
lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể. Các chất dinh dưỡng phải
đảm bảo theo tỷ lệ cân đối và thích hợp (Cân đối giữa các chất dinh dưỡng :
Protêin, lipit, gluxit, vitamin và khoáng chất, giữa thức ăn nguồn gốc động vật
và thực vật).
Khi xây dựng khẩu phần ăn, điều quan trọng nhất của khẩu phần ăn là phải
cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu cơ thể. Cân đối về
năng lượng: Năng lượng do 3 chất chủ yếu là: Protêin, Lipit, Gluxit; cân đối về
Prôtêin: Xác định tỷ lệ % giữa Potein động vật và Protein thực vật, tổng số để
đánh giá mức cân đối, thông thường Prôtein động vật ở trẻ em là 50 - 60%; cân
đối về Lipit: Đối với trẻ em, tỷ lệ Lipit động vật và thực vật là 50/50% mỗi loại .
+ Cân đối về gluxit: Gluxit là thành phần cung cấp năng lượng chủ yếu
nhất trong khẩu phần ăn, vì Gluxit có giá thành rẻ nhất đồng thời lại có số lượng
nhiều nhất. Trong các loại Gluxit còn chứa nhiều loại vitamin và khống chất,
do đó cần cho trẻ ăn đủ và thường xuyên các loại ngũ cốc và rau quả .
+ Cân đối về vitamin: Vitamin tham gia nhiều chức năng chuyển hố trao
đổi chất quan trọng của cơ thể. Vì vậy phải cung cấp đủ các vitamin, nếu trong
khẩu phần thiếu vitamin sẽ làm rối loạn quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng
cũng như trao đổi chất của cơ thể dẫn tới một số bệnh lý.
Trong khẩu phần ăn cần tinh bột thì nhu cầu về vitamin nhóm B cũng cần
nhiều hơn. Nếu thiếu B1 sẽ ảnh hưởng tới hấp thu và trao đổi Gluxit.



11
+ Cân đối về chất khoáng: Các chất khoáng giữ vai trị cân bằng để duy trì
tính ổn định, trong đó: các chất khống trong khẩu phần cần được chú ý, tỷ lệ Ca/P
trong khẩu phần hợp lý là 1,2/1 và có đủ vitamin D sẽ có lợi ích cho hấp thu Ca, P
và tạo xương. Các yếu tố vi lượng cũng có vai trị trao đổi chất cơ thể. Muốn có
khẩu phần ăn cân đối cho trẻ cần phải phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau
và đảm bảo đủ lượng theo lứa tuổi. Thực đơn được áp dụng tuần 1 tháng 9 năm
2019 như sau:
* Ví dụ 2: Thực đơn của trẻ mẫu giáo trung bình một tuần: Đạt 615 - 726
Kcalo và cân đối về tỷ lệ các chất P; L; G
Thứ
Bữa ăn
Món ăn
Tỉ lệ
Tỷ lệ cân đối các
đạt %
chất (tỷ lệ %)
kalo
P: L: G
Bữa sáng - Sữa bột Dlux
- Cơm trắng
Bữa ăn - Giò lụa lợn sốt cà chua
Thứ 2 chính
15.18; 32.02; 52,8
52,39
- Canh cua rau thập cẩm
trưa
Bữa phụ - Sữa bột Dlux

- Cháo thịt
Bữa sáng - Sữa bột Dlux
- Cơm trắng
Bữa ăn - Thịt lợn rim trứng vịt
Thứ 3 chính
15.85; 27.55; 56.6
57,95
- Canh xương hầm đu đủ
trưa
Bữa phụ - Sữa bột Dlux
- Cháo vịt
Bữa sáng - Sữa bột Dlux
- Cơm trắng
Bữa ăn - Thịt bò xào củ quả
Thứ 4 chính
13.67; 27.65; 58.68
47,34
- Canh thịt bị rau cải
trưa
Bữa phụ - Sữa bột Dlux
- Bánh mì sữa
Bữa sáng - Sữa bột Dlux
Bữa ăn - Cơm trắng
chính
- Thịt kho tàu
Thứ 5 trưa
59.28
15.71; 32.3; 51.99
- Canh cua rau mồng tơi
Bữa phụ - Sữa bột Dlux

- Cháo tim cật
Bữa sáng - Sữa bột Dlux
Bữa ăn - Cơm trắng
chính
- Thịt lợn rim trứng vịt
16.14; 30.11; 53.75
57.91
trưa
- Canh xương bí đỏ


12
Bữa phụ

- Sữa bột Dlux
- Bánh mì
Thứ 6
* Ví dụ 3: Thực đơn của nhà trẻ trung bình một tuần: Đạt từ 600 651 Kcalo và cân đối về tỷ lệ các nhóm chất.
Thứ
Bữa ăn
Món ăn
Tỉ lệ
Tỷ lệ cân đối các
đạt %
chất (tỷ lệ %)
kalo
P: L: G
Bữa sáng - Sữa bột Dlux
- Cơm trắng
Bữa ăn - Giò lụa lợn sốt cà chua

chính
- Canh cua rau thập cẩm
Thứ 2 trưa
56.03 16.8; 35.1; 48.01
Bữa phụ - Sữa bột Dlux
- Cháo thịt
Bữa sáng - Sữa bột Dlux
- Cơm trắng
Bữa ăn - Thịt lợn rim trứng vịt
chính
- Canh xương hầm đu đủ
Thứ 3 trưa
69.06 17.27; 32.88; 49.85
Bữa phụ - Sữa bột Dlux
- Cháo vịt
Bữa sáng - Sữa bột Dlux
Bữa ăn - Cơm trắng
Thứ 4 chính
60.09 18.2; 34.5; 47.3
- Thịt bị xào củ quả
trưa
- Canh thịt bò rau cải
Bữa phụ - Sữa bột Dlux
- Bánh mì sữa
Bữa sáng - Sữa bột Dlux
- Cơm trắng
63.51 15.79; 34.17; 50.04
Bữa ăn - Thịt kho tàu
Thứ 5 chính
- Canh cua rau mồng tơi

trưa
Bữa phụ - Sữa bột Dlux
- Cháo tim cật
Bữa sáng - Sữa bột Dlux
- Cơm trắng
Bữa ăn - Thịt lợn rim trứng vịt
Thứ 6 chính
62.72 19.2; 34.2; 46.6
- Canh xương bí đỏ
trưa
Bữa phụ - Sữa bột Dlux
- Bánh mì
- Tơi xây dựng thực đơn của nhà trường phong phú, ln thay đổi theo
mùa, theo tuần. Các món ăn được thay đổi thường xuyên đảm bảo cân đối về các
chất, nên trẻ ăn ngon miệng và ăn hết xuất của mình.


13
2.3.4. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi sơ chế và chế biến thực
phẩm tại bếp ăn nhà trường
Cô nuôi là người trực tiếp nhận và sơ chế thực phẩm, để có món ăn an
tồn, hạn chế thất thốt chất dinh dưỡng có trong thực phẩm rau củ, ngay từ khi
nhận sơ chế, cô nuôi cần nắm được các kỹ năng cơ bản trong sơ chế và chế biến
thực phẩm nhất là rau củ. Khi thực hiện sơ chế và chế biến thực phẩm, nhất là
các thực phẩm từ rau, quả nếu không đúng cách sẽ làm giảm chất lượng của rau
củ, nếu phối hợp thực phẩm không phù hợp có thể gây bệnh cho người sử dụng.
Ví dụ: Với các loại rau lá xanh, nên xào nhanh với lửa lớn, đổ nước vừa
đun sôi vào và thời gian nấu không quá 5 phút để tránh mất vitamin và các
thành phần dinh dưỡng tan được. Khi xào không nên cho quá nhiều dầu ăn để
tránh việc hấp thu nhiều chất béo. Xào nhanh là cách chế biến giữ lại dinh

dưỡng nhiều hơn so với cách chế biến rau bằng cách luộc, nấu, hầm làm mất khá
nhiều vitamin C. Với các loại củ thì cách chế biến phần lớn là nấu và hầm. Để giữ
được chất dinh dưỡng, trước khi hầm hoặc nấu thì nên chiên sơ bằng dầu ăn. Bề
mặt rau củ được một lớp dầu ăn bảo vệ, giảm tổn thất dinh dưỡng do oxy hóa, vv…
Cho dù thực phẩm có tươi ngon đến đâu. Nhưng trong q trình chế biến
khơng tn thủ quy tắc vệ sinh an tồn thực phẩm thì cũng dễ dẫn đến ngộ độc
thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Để thực hiện tốt điều này cần
quản lý tốt nguồn thực phẩm ngay từ đầu vào bằng cách.
Hợp đồng với các đơn vị cung ứng có địa chỉ rõ ràng, giá cả phù hợp với
thị trường. Thực hiện nghiêm túc quy trình tổ chức bán trú, các quy định về vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Nhà bếp lên lịch vệ sinh hàng ngày, tuần, hàng tháng thực hiện đúng
lịch. Đối với dụng cụ dao thớt khi chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín
để riêng, đối với mùa hè các dụng cụ thường xuyên được phơi nắng. Vệ sinh nhà
bếp, sử dụng nước nóng già để lau sàn diệt vi khuẩn và bốc hơi nhanh giúp cho
sàn nhà luôn khô sạch. Đồ dùng dụng cụ các thiết bị trong nhà bếp phải gọn
gàng, ngăn nắp, khoa học và luôn được khử trùng để thuận tiện cho việc chế
biến. Thực phẩm được chế biến theo quy trình một chiều, thức ăn sống khơng để
gần thức ăn chín, đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sơi. Khâu chia thức ăn phải
đúng ngun tắc một chiều, đồ dùng được sắp xếp đúng vị trí.
Nhà trường thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mẫu thức ăn. Mẫu lưu
được đựng trong các hộp thủy tinh có nắp đậy và ghi rõ giờ, ngày lưu, trọng
lượng theo quy định, tem lưu mẫu phải có dấu của Hiệu trưởng nhà trường,
người lưu mẫu phải ký ghi rõ họ và tên.
Rác trong nhà bếp phân loại luôn, thùng rác có nắp đậy kín và đổ hằng
ngày đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh nguồn vi khuẩn lây lan vào thức ăn.
Bên cạnh đó, cơng tác quản lý bếp ăn bán trú cũng không kém phần quan
trọng, từ khâu tiếp nhận thực phẩm có kiểm tra, giám sát chặt chẽ cả về số lượng
và chất lượng đến cho trẻ ăn trên lớp của giáo viên đảm bảo đúng, đủ khẩu phần
của trẻ khơng để xảy ra tình trạng bớt xén, tiêu cực trong bán trú.

(Hình ảnh số 3,4: cô cấp dưỡng đang tiếp nhận thực phẩm kèm theo
phụ lục)


14
Bản thân tơi cùng với các đồng chí trong Ban giám hiệu, Ban thanh tra
nhân dân của nhà trường tích cực kiểm tra, giám sát cơng tác chăm sóc trẻ,
đặc biệt là cơng tác chăm sóc bữa ăn cho trẻ tại trường bằng nhiều hình thức:
kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ. Kết hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh
của các lớp kiểm tra chặt chẽ nguồn thực phẩm, chế độ và khẩu phần ăn của
trẻ tại các khâu đảm bảo trẻ được ăn đúng, đủ khẩu phần và có chất lượng, trẻ
ăn ngon miệng và ăn hết xuất.
(Hình ảnh số 6,7,8 kiểm tra nguồn thực phẩm và khẩu phần ăn kèm
theo phụ lục)
- Bếp ăn nhà trường thực hiện tốt nội quy, quy chế, sơ chế, chế biến và
bảo quản thức ăn cho trẻ theo đúng dây chuyền bếp một chiều bảo đảm vệ sinh
an toàn thực phẩm, khơng có hóc sặc, ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường.
Khi thực hiện đồng loạt các yêu cầu trên, tôi nhận thấy các thành phần
tham gia giao nhập thực phẩm đã có kinh nghiệm hơn khi nhận và chế biến thực
phẩm nhất là thịt, cá vào bếp ăn của trường.Thực phẩm nhận luôn đảm bảo chất
lượng và số lượng, tạm thời cảm quan bằng mắt thường an tồn, phịng tránh
một số bệnh khi cho trẻ sử dụng rau sạch.
2.3.5. Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về các nhóm chất dinh
dưỡng cần thiết đối với trẻ mầm non.
Nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh học sinh 2 lần/năm học để trao đổi
về tình hình nhà trường và của trẻ, phổ biến một số kiến thức nuôi dạy con theo
khoa học tới các bậc phụ huynh và thơng báo tình hình chăm sóc, ni dưỡng trẻ
tại trường đã và đang gặp những thuận lợi, khó khăn gì để cùng với phụ huynh
tìm cách tháo gỡ, phụ huynh nắm được tình hình sức khoẻ của con em mình để
có kế hoạch cùng nhà trường chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ tốt.

Tuyên trưyều với các bậc cha mẹ về các nhóm chất dinh dưỡng trên thơng
tin, bảng tin, góc trao đổi với phụ huynh về các nhóm chất:
Nhóm chất bột đường: Cung cấp năng lượng, chức năng quan trọng chiếm
52 - 60% tổng năng lượng khẩu phần, cấu tạo nên tế bào và các mô. Hỗ trợ sự
phát triển não và hệ thần kinh của trẻ. Điều hòa hoạt động của cơ thể. Cung cấp
chất xơ cần thiết. Có trong các loại: ngũ cốc, khoai củ, gạo, mì, bánh mì, bún,
miến, khoai lang, khoai mơn, đường, bắp, trái cây...
Nhóm chất đạm ( Protid): Là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ,
xương, răng... Nguyên liệu tạo dịch tiêu hóa, các men, các hormon trong cơ thể
giúp điều hòa hoạt động của cơ thể, nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể
chống đỡ bệnh tật. Vận chuyển các dưỡng chất, điều hòa cân bằng nước, cung
cấp năng lượng: 1g chất đạm cung cấp 4 Kcal năng lượng. Có trong thịt, cá,
trứng, sữa, tơm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành,...
Nhóm chất Vitamin và muối khoáng: Cơ thể cần trên 20 loại vitamin và
trên 20 loại khoáng chất cần thiết. Tuyên truyền về giá trị dinh dưỡng từ các loại
rau, củ, quả đối với sự phát triển của trẻ. Rau củ quả còn cung cấp chất khoáng
tạo xương như: canxi, phốt pho, kẽm, đồng, magiê, mangan… Vitamin C và
collagen giúp kết dính các thành phần của xương. Vitamin kích thích tạo xương,
chất hóa thực vật giúp tăng cường sức khỏe xương, giúp trẻ phát triển tối đa tiềm


15
năng chiều cao. Chế độ ăn giàu rau củ quả giúp ngăn ngừa tình trạng thải canxi
qua nước tiểu, phịng ngừa tình trạng mất xương và đã được chứng minh cải thiện
mật độ xương ở tuổi trưởng thành. Ngoài ra rau, củ, quả còn bảo vệ sức khỏe lâu
dài, giúp giảm nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ trong
máu, giảm nguy cơ ung thư, đái tháo đường....
Nhóm chất béo( LiPid): Cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất, 1g
chất béo cung cấp 9 Kcal năng lượng.Nguồn dự trữ năng lượng (mô mỡ). Giúp
hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K. Giúp sự phát triển

các tế bào não và hệ thần kinh của bé. Có trong dầu, mỡ, bơ...
Thường xuyên thay đổi nội dung các góc tuyên truyền ở các nhóm, lớp
đảm bảo phong phú về nội dung, đẹp về hình thức. Cơng khai thực đơn và chế
độ ăn hằng ngày trên bảng thông tin của nhà trường.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bán trú cho
trẻ tại trường mầm non nêu trên, nhà trường có kết quả được nâng lên rõ rệt và
thu được như sau :
* Đối với trẻ
Để trẻ luôn khỏe mạnh phát triển một cách tồn diện về đức, trí, thể, mĩ,
tình cảm quan hệ xã hội thì việc chăm sóc, ni dưỡng và GD trẻ theo khoa học là
hết sức quan trọng và cần thiết, trong đó việc ni dưỡng trẻ theo khoa học được
coi trọng, vì nó ảnh hưởng tới sự phát triển tồn diện của trẻ. Vì vậy mà việc tổ
chức cho trẻ ăn bán trú tại trường là vơ cùng cần thiết, nó bổ sung nguồn dinh
dưỡng và cung cấp thêm năng lượng cho trẻ trong ngày giúp trẻ có đủ dưỡng chất
cần thiết cho mọi hoạt động và sự phát triển của trẻ, giúp giảm tỷ lệ suy dinh
dưỡng. Bởi vậy mà việc nâng cao chất lượng bữa ăn nhằm giảm tỷ lệ suy dinh
dưỡng cho trẻ ở trong độ tuổi trẻ mầm non là hết sức cần thiết.
- Trong năm qua, nhờ làm tốt khâu giao nhận thực phẩm nên nhà trường
khơng xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, đảm bảo an toàn cho trẻ, đồng thời
nâng cao kiến thức, kỹ năng lựa chọn nhận thực phẩm của cô nuôi trong nhà
trường. Quản lý tốt tiền ăn của trẻ.
- Bếp ăn được chứng nhận đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và
được ban kiểm tra y tế trường học đường đánh giá cao.
Sau khi áp dụng các giải pháp mà tôi đã đưa ra, kết quả cân đo của các
nhóm, lớp có chuyển biến rõ rệt là:

Bảng kết quả cân đo tháng 2, năm học 2020 – 2021
Tổng số
trẻ


Số trẻ bình thường

Số trẻ SDD thể
nhẹ cân

Số trẻ SDD thể
thấp còi


Cân
nặng

Chiều
cao

633

634

642

16
Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ


9

1,4%

8

1,2%

Bảng kết quả số lượng trẻ ăn bán trú tháng 5, năm học 2019 - 2020
TT

Tổng số
trẻ

Tỷ lệ %

Tiếu chí khảo sát

Số trẻ đạt tiêu chí
khảo sát

1

642

Trẻ ăn ngon miệng

642


100 %

2

642

Trẻ ăn hết xuất ăn

642

100 %

Qua đó, chúng ta có thể khẳng định rằng: Chất lượng bữa ăn của trẻ là rất
quan trọng, nếu bữa ăn ngon thì sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng và sức khỏe của
trẻ được nâng cao.Trẻ khỏe mạnh sẽ đi học chuyên cần, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo
dục trẻ em trong nhà trường.
Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, có thói quen văn minh trong ăn uống.
Biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thơng qua các giờ học tích hợp, vui
chơi, ca dao, đồng dao…
Có ý thức lao động, giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường như:
không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh
lớp học hằng ngày… và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng đối với
sức khoẻ con người.
* Đối với nhà trường
- Đã xây dựng kế hoạch và họp phụ huynh, được Ban giám hiệu nhà
trường và các bậc phụ huynh thống nhất 100%.
- Nhà trường đã ký hợp đồng với các nhà cung cấp thực phẩm tin cậy, các
nhà nhập thực phẩm đều có giấy phép chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.

- Đồng thời, khi được đón đồn kiểm tra ytế, kiểm tra chun mơn có
thể xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định, tạo điều kiện đạt kết quả tốt sau kiểm
tra và có thể quy đồng trách nhiệm, yêu cầu chủ hàng chịu trách nhiệm pháp
lý khi gặp sự cố.
Với những biện pháp như đã nêu trên, 100% cán bộ QL, GV, NV hiểu và
nắm được tầm quan trọng của việc chăm sóc bữa ăn đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm cho trẻ tại nhà trường. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có ý


17
thức trách nhiệm cao trong quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ sinh an
tồn thực phẩm, khơng có trường hợp xảy ra ngộ độc trong năm học.
Ban giám hiệu nhà trường thực hiện tốt công tác quản lý chỉ đạo đổi mới,
nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường. Vì vậy mà năm học 2020 - 20201,
số trẻ suy dinh dưỡng giảm đi đáng kể; phụ huynh có thêm niềm tin và động
lực khi gửi con em đến trường.
* Đối với bản thân.
Bản thân tôi luôn trau rồi kiến thức học hỏi đồng nghiệp, học tập rèn
luyện, nghiệp vụ chuyên môn cố gắng vượt qua những khó khăn để hồn thành
tốt nhiệm vụ được giao. Ln lắng nghe ý kiến góp ý của đồng nghiệp, tìm tịi,
mạnh dạn đưa ra những biện pháp để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong
nhà trường;
Tham mưu tích cực với lãnh đạo để mua sắm, bổ sung đầy đủ các trang
thiết bị, đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ. Chỉ đạo giáo viên
thực hiện tốt cơng tác chăm sóc bữa ăn của trẻ từ giáo viên đứng lớp đến giáo
viên cấp dưỡng. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng chế biến thức ăn cũng
như cơng tác chăm sóc các cháu: vệ sinh cá nhân, vệ sinh trước, trong, và sau khi
ăn…Chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng cho giáo viên, cập nhật kịp thời các thông
tin đổi mới nâng cao chất lượng chăm sóc bữa ăn góp phần xây dựng mơi
trường chăm sóc, ni dưỡng cho trẻ một các tốt nhất để trường mầm non xứng

đáng là ngôi nhà thứ hai của trẻ.
* Đối với các bậc cha mẹ học sinh
Đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc chăm sóc bữa ăn cho
trẻ, quan tâm hơn đến việc chăm sóc bữa ăn của các cháu ở nhà;
Các bậc phụ huynh phần nào đã hiểu hơn về các nhóm thực phẩm mà trẻ
cần được ăn trong ngày, trong tuần, cân dối về các nhóm chất dinh dưỡng để trẻ
ln phát triển tốt về mọi mặt;
Tích cực phối kết hợp với giáo viên, nhà trường trong việc chăm sóc ni
dưỡng và nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ để trẻ được ăn ngon miệng và ăn
hết xuất, giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, sức khỏe, trí tuệ, phẩm chất đạo
đức nhằm xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Để trẻ ln khoẻ mạnh phát triển một cách tồn diện về đức, trí, thể, mĩ,
tình cảm quan hệ xã hội thì việc ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo khoa
học là hêt sức quan trọng và cần thiết, trong đó việc ni dưỡng trẻ theo khoa
học được coi trọng ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ, vì vậy mà việc
tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường là vô cùng cần thiết.
Từ thực tiễn công tác quản lý chỉ đạo, giáo viên Trường Mầm non Vĩnh
Long xây dựng và áp dụng những biện pháp mà tôi đã đưa ra, nhà trường đã
huy động được 100% trẻ tham gia ăn bán trú, tạo sự tin tưởng ở các bậc phụ
huynh từ đó phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của bậc học mầm


18
non, giáo viên đã làm tốt công tác chủ nhiệm và nâng cao chất lượng chăm sóc,
giáo dục trẻ nhà trường nói riêng, đội ngũ giáo viên nhân viên vững vàng hơn
trong chăm sóc giáo dục trẻ cùng với sự phát triển của nghành giáo dục huyện.
Trường Mầm non Vĩnh Long đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình
để tổ chức tốt cơng tác bán trú cho trẻ tại trường, đòi hỏi sự nỗ lực của ban giám

hiệu nhà trường, giáo viên, tổ nuôi, đến từng thành viên trong tổ cùng nhau góp
sức thì cơng tác bán trú ngày một phát triển bền vững.
Bài học kinh nghiệm :
 
Để bữa ăn của trẻ được cải thiện nâng cao về chất lượng thì việc chế
biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non là hết sức cần thiết, bổ sung thêm
dinh dưỡng và năng lượng trong ngày cho trẻ. Giúp trẻ có cơ thể khoẻ mạnh
phát triển tồn diện về đức, trí, thể, mĩ, tình cảm quan hệ xã hội, góp phần
giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ. Để làm được điều đó cần thực hiện tốt
những vấn đề sau:
Xây dựng kế hoạch bán trú tại nhà trường; đảm bảo an toàn thực phẩm khi
sơ chế và biến biến thực phẩm tại bếp ăn; xây dựng thực đơn cân đối, đa dạng hợp
lý nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ; nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ bằng
quy hoạch mơ hình trồng rau sạch; cơng tác bồi dưỡng cho giáo viên và nhân viên
nhà bếp; tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về các nhóm chất dinh dưỡng.
Nếu làm tốt những vấn đề nêu trên thì chắc chắn rằng việc nâng cao chất
lượng công tác bán trú cho trẻ tại trường mầm non sẽ mang lại hiệu quả rất cao,
là điều kiện để giúp trẻ phát triển tốt thúc đẩy nâng cao chất lượng chăm sóc,
giáo dục trẻ trong nhà trường
Từ thực tế, kết hợp với việc áp dụng những giải pháp nâng cao chất lượng
công tác bán trú ở trường Mầm non Vĩnh Long, tôi nhận thấy chất lượng của trẻ
được nâng lên một cách rõ dệt trong nhà trường. Với những kết quả thu được và
kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các giải pháp, tơi tin tưởng rằng đề tài cũng
có thể ứng dụng và áp dụng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng
của các trường mầm non trong huyện, trong tỉnh có cùng điều kiện.
3.2. Kiến nghị.
* Đối với phịng giáo dục:
Hằng năm có các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, cô nuôi về kiến thức
và về an toàn thực phẩm đối với bếp ăn bán trú. Có kế hoạch tổ chức cho cơ
nhân viên được học tập chuyên ngành nấu ăn.

* Đối với ủy ban nhân dân xã:
Đốc thúc nhà thầu nhanh chóng hồn thành trường mới để nhà trường đủ
phòng học, xây dựng trường chuẩn quốc gia đoạn II, tăng cường hỗ trợ kinh phí
để nhà trường tu bổ mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi và đã áp dụng cho trẻ tại
nhà trường trong năm học 2020 - 2021. Tôi tin rằng đề tài sáng kiến này ít nhiều
cũng đã mở cho bản thân tôi cùng các giáo viên trong trường và trường bạn một


19
hành trang mới để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phịng chống suy dinh dưỡng cho
trẻ em. Góp phần vào việc phát triển tầm vóc trí tuệ con người Việt Nam, để đáp
ứng với những yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo con
người hiện nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

Vĩnh Long, ngày 18 tháng 3 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết sáng kiến

Trịnh Thị Phương

Hoàng Thị Ngọc

TÀI LIỆU THAM KHẢO



20
1. Nghị quyết Đại hội Trung ương 8 khóa XI số 29-NQ/TW ngày 04 tháng
11 năm 2013, Nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo.
2. Nhu cầu về dinh dưỡng – khẩu phần ăn cho trẻ em – Bộ Y tê xuất
bản năm 2008.
3. Thơng tư 28/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Chương trình giáo dục mầm non
kèm theo 17/2009/TT-BGDĐT bàn hành ngày 30 tháng 12 năm 2016 - Nhà xuất
bản Giáo dục

DANH MỤC


21
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thảo
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Cán bộ phịng GD&ĐT huyện Vĩnh Lộc.

Cấp đánh giá
xếp loại
TT

1.

2.

3.


4.

5.

6.

7.

Tên đề tài SKKN

(Ngành GD
cấp huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Một số biện pháp kích thích trẻ hoạt động tích
cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tạo
hình nói chung, giờ “Vẽ hoa mùa xn” nói
riêng cho trẻ 4-5 tuổi.

Hội đồng khoa

học ngành
GD&ĐT Vĩnh
Lộc

B

2009-2010

Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt
môn Làm quen với mơi trường xung quanh
nói chung, giờ “Làm quen với một số lồi
hoa” nói riêng.

Hội đồng khoa
học ngành
GD&ĐT Vĩnh
Lộc

C

2012-2013

Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
trường mầm non Vĩnh long học tốt môn Làm
quen chữ cái

Hội đồng khoa
học ngành
GD&ĐT Vĩnh
Lộc


C

2014-2015

Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
trường mầm non Vĩnh long học tốt môn Làm
quen chữ cái

Hội đồng khoa
học huyện
Vĩnh Lộc

C

2015-2016

Một số biện pháp chỉ đạo và triển khai xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm trong trường mầm non trên địa bàn huyện
Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh hóa

Hội đồng khoa
học huyện
Vĩnh Lộc

B

2017-2018


Một số biện pháp chỉ đạo và triển khai xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm trong trường mầm non trên địa bàn huyện
Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh hóa

Hội đồng khoa
học Sở
GD&ĐT
Thanh Hóa

C

2017-2018

Một số biện pháp chỉ đạo tiếp tục phát huy
xây dựng và sử dụng hiệu quả môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường

Hội đồng khoa
học ngành
GD&ĐT Vĩnh


22

8.

mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc - tỉnh
Thanh hóa


Lộc

Một số biện pháp chỉ đạo tiếp tục phát huy
xây dựng và sử dụng hiệu quả môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường
mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc - tỉnh
Thanh hóa

Hội đồng khoa
học Sở
GD&ĐT
Thanh Hóa

A

2018-2019

B

2018-2019



×