Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Vai trò của giám đốc doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn phát triển của doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.33 KB, 8 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU………………………………...…………………………2
NỘI DUNG
1. Vai trò của giám đốc doanh nghiệp…………………………2
1.1.

Giám đốc doanh nghiệp là gì ?......................................2

1.2. Vai trị của giám đốc doanh nghiệp……..…….………3
2.

Liên hệ thực tiễn phát triển của doanh nghiệp tư nhân ở

Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO……..……………………………….…8

MỞ ĐẦU
Sự thành công của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mang dấu ấn quan
trọng của người lãnh đạo doanh nghiệp hay còn gọi Giám đốc điều hành
(CEO). CEO là một chức danh cao nhất trong đội ngũ quản lý và điều hành
của một DN, chịu trách nhiệm đưa ra định hướng (tầm nhìn, chiến lược) và
1


điều phối, giám sát hoạt động của một doanh nghiệp.   Năng lực lãnh đạo
quản lý của CEO là vấn đề quan trọng ở các doanh nghiệp hiện nay, thu hút
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu. Bài luận sau
đây của em bàn về “Vai trò của giám đốc doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn
phát triển của doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay”


Với kiến thức chưa cao bài làm của em còn nhiều thiếu sót em mong thầy
cơ sửa chữa và góp ý để em hoàn thiện kiến thức hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
1. Vai trò của giám đốc doanh nghiệp
1.1. Giám đốc doanh nghiệp là gì ?
Theo quan điểm truyền thống thì chỉ có nhà nước mới có quyền thành
lập doanh nghiệp và những doanh nghiệp thành lập ra là doanh nghiệp nhà
nước. Vì vậy khái niệm doanh nghiệp chỉ được giới hạn trong phạm vi
doanh nghiệp nhà nước. Giám đốc doanh nghiệp ở đây vừa là người đại diện
cho nhà nước vừa là người đại diện cho nhà nước, vừa là người đại diện cho
tập thể những người lao động, quản lý doanh nghiệp theo chế độ một thủ
trưởng, có quyền quyết định việc điều hành mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
Theo khái niệm trong cuốn “Hệ thống quản lý của Nhật Bản, truyền
thống và sự đổi mới”, khái niệm giám đốc doanh nghiệp được hiểu như sau:
“Giám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng
ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực
hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao”. Tại Mỹ, người ta cho rằng:
“Giám đốc là người được uỷ nhiệm đầy đủ quyền hạn để điều hành hoạt
động kinh doanh của công ty và có quyền hoạt động nhân đanh cơng ty trong
mọi trường hợp” . Tại Pháp, khái niệm vể giám đốc doanh nghiệp trong cơ
chế thị trường được khẳng định; “Đứng đầu một tổ chức cơng ty là Ban giám
đốc, có trách nhiệm tập thể trong việc quản lý công ty. về mật pháp lý, các
giám đốc được bầu qua một cuộc họp của các cổ đơng”.
Có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về giám đốc doanh nghiệp trong
cơ chế thị trường như sau: Giám đốc doanh nghiệp là người được chủ sở
hữu doanh nghiệp giao cho quyền quản lý điều hành doanh nghiệp theo chế
2



độ một thử trưởng, chịu trách nhiệm trước người chủ sở hữu về mọi hoạt
động của doanh nghiệp cũng như kết quả của các hoạt động đó. Đồng thời
được hưởng thù lao tương xứng với kết quả.
1.2. Vai trò của giám đốc doanh nghiệp
Giám đốc doanh nghiệp là người có ảnh hưởng quyết định đến sự thành
bại của doanh nghiệp. Vai trị của giám đốc doanh nghiệp có thể được nêu
lên qua những nét sau đây:
Thứ nhất, trong 3 cấp quản trị doanh nghiệp, giám đốc là quản trị viên
hàng đầu, là thủ trưởng cấp cao nhất doanh nghiệp. Giám đốc có quyền ra
chỉ thị, mệnh lệnh mà mọi người trong doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh
chấp hành. Vì vậy mỗi quyết định của giám đốc có ảnh hưởng rất lớn trong
phạm vi toàn doanh nghiệp. Với nghĩa này, giám đốc phải là người tập hợp
được trí tuệ của mọi người lao động trong doanh nghiệp, bảo đảm có quyết
định đúng đắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thứ hai, vai trò quan trọng khác của giám đốc là tổ chức bộ máy quản trị
đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, bố trí hợp lý, cân đối lực lượng quản trị
viên bảo đảm quan hệ bền vững trong tổ chức, hoạt động ăn khớp, nhịp
nhàng, hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra. Bố trí khơng đúng người, đúng việc
sẽ gây ra ách tắc trong hoạt động của bộ máy. Thăng, thưởng không đúng
mức cũng sẽ gây ra sự bất bình trong bộ máy, làm ảnh hưởng xấu đến bộ
máy quản trị doanh nghiệp.
Thứ ba, về lao động; giám đốc quản lý hàng trăm, hàng nghìn thậm chí
hàng vạn lao động. Vai trị của giám đốc khơng chỉ là ở chỗ chịu trách nhiệm
về việc làm, thu nhập, đời sống của số lượng lao động mà còn chịu trách
nhiệm về cuộc sống tinh thần, nâng cao trình độ văn hố, chuyên môn cho
họ, tạo cho họ những cơ hội để thăng tiến.
Thứ tư, về tài chính: giám đốc là người quản lý, là chủ tài khoản của hàng
trăm triệu, hàng tỷ đồng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay giám đốc phải có
trách nhiệm về bảo tồn và phát triển vốn. Một quyết định sai lầm có thể dẫn
đến làm thiệt hại bạc triệu, bạc tỷ cho doanh nghiệp.

Thứ năm, giám đốc là người làm ra của cải. Như chúng ta đã biết, khát
vọng là tố chất hàng đầu của giám đốc. Vai trò của giám đốc là phải biết làm
3


cho tiền để ra tiền, hay nói một cách khác, giám đốc phải tính được bù đắp
chi phí và kinh doanh có lãi từ một lượng tiền nhất định.
Nói tóm lại, từ các điều trình bày trên về vai trị của giám đốc có thể ví
doanh nghiệp như một con tàu mà giám đốc là người cầm lái. Với vai trị
chèo chống của mình, giám đốc có thể đưa con tàu doanh nghiệp phát triển
bền vững hay phá sản.
2. Liên hệ thực tiễn phát triển của doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam
hiện nay.
Thực tế, trong thời gian qua, Việt Nam chứng kiến sự lớn mạnh của các
tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân, trở thành trụ cột của nền kinh tế. Hiện các
khối doanh nghiệp tư nhân chiếm vị thế tuyệt đối về số lượng với 96,7%
trong khi FDI là 2,6%, doanh nghiệp Nhà nước chỉ 0,5%.Việc coi kinh tế tư
nhân như là động lực quan trọng của nền kinh tế đã thúc đẩy khối kinh tế tư
nhân phát triển và thực tế mấy chục năm đổi mới ở nước ta cũng đã chứng
minh sự nỗ lực, trưởng thành, phát triển của doanh nghiệp tư nhân song hành
với sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Khi bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế tư nhân có 25.000 doanh nghiệp,
đến nay đã phát triển đến 600.000 doanh nghiệp, dự kiến sẽ lên 1 triệu doanh
nghiệp vào năm 2020. Doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra gần 40% GDP, trong
toàn bộ khu vực doanh nghiệp thì khu vực tư nhân (chưa tính hộ cá thể) tạo
ra trên 62% việc làm mới năm 2016. Có thể nói, doanh nghiệp tư nhân
khơng phải chỉ là vốn mà giải quyết việc làm cho lao động vẫn là lực lượng
chủ yếu. Trong năm 2017, số doanh nghiệp mới đăng ký là 127.000, tăng
15,2% về số doanh nghiệp và tăng 45,5% về vốn đăng ký mới so với năm
2016. Từ năm 2015 - 2017, số doanh nghiệp đăng ký mới tăng mỗi năm là

15,5%, vốn đăng ký mới tăng 46,5%. Về vốn đầu tư, năm 2017 vốn của khu
vực tư nhân chiếm 40,5% trong tổng nguồn vốn của xã hội và tăng đến
16,8% so với năm trước. Trong khi khu vực kinh tế nhà nước chỉ chiếm
35,7% tổng vốn và tăng 6,7% so với năm trước; khu vực có vốn đầu tư nước
ngồi chỉ chiếm 23,8% tổng vốn và tăng 12,8% so với năm trước. Tính đến
4


hết 9 tháng đầu năm 2018, vốn ngoài nhà nước vẫn tăng đến 17,7% so với
cùng kỳ năm trước và tăng hơn tồn năm trước 1 điểm %. Nếu tính từ năm
2016 - 2018, khu vực tư nhân chiếm bình quân 40,8% tổng vốn, so với giai
đoạn 2011 - 2015 có 38,3%. Các con số trên đã nói lên cụ thể hơn, rõ ràng
hơn động lực của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế đã và đang tiếp
tục phát huy ngày càng nhiều hơn, ngày càng quan trọng hơn.
Để có được thành quả như vậy khơng thể khơng nói đến sự điều hành,
quản lý và chỉ đạo tốt của giám đốc các doanh nghiệp này. Công việc của
một giám đốc phần lớn là quản lý và điều phối mọi công việc liên quan đến
khách hàng cũng như hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Dĩ nhiên, khi
tốc độ phát triển như hiện nay công ty ngày càng lớn mạnh thì việc điều
hành một doanh nghiệp càng phức tạp hơn.
Trên thực tế, có thể thấy rất nhiều câu chuyện đáng tiếc của các chủ doanh
nghiệp khi đánh giá thấp nguồn lực cần thiết để mở rộng quy mô. Kết quả
việc kinh doanh này sẽ tác động đến tồn bộ câu chuyện kinh doanh của
doanh nghiệp. Vì vậy giám đốc doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố sau để
đảm bảo quá trình mở rộng kinh doanh được hiệu quả:
1. Thứ nhất, hoạch định chiến lược với tầm nhìn dài hạn: Vấn đề
quan trọng nhất chính là giám đốc điều hành có nhìn nhận và hoạch định
được chiến lược cho doanh nghiệp của mình hay khơng. Việc giải quyết và
đưa ra các quyết định là một điều khó khăn trong quản lý. Nếu khơng có
điều đó, cơng ty chỉ đơn thuần tập hợp các mục tiêu cá nhân rời rạc và không

liên kết với nhau.
Trong khi những người khác hỗ trợ hình thành tầm nhìn chiến lược thì giám
đốc điều hành phải có khả năng hệ thống, mơ tả tầm nhìn đó một cách rõ
ràng, trực quan và biết cách truyền đạt ý đồ chiến lược vào bộ máy thực thi
hiệu quả.
Giám đốc điều hành có trách nhiệm định hướng cũng như giúp đội ngũ nhân
viên hiểu rằng mục tiêu, tầm nhìn được đặt ra sẽ ảnh hưởng đến công việc và
5


trách nhiệm của họ như thế nào. Thực tế có rất nhiều nhà điều hành khơng
có tầm nhìn và tạo ra các tầm nhìn chiến lược như một câu khẩu hiệu chung
chung thay vì các quyết định, đường hướng thực tế, quan trọng.
2.

Trách nhiệm trong việc làm gương: Các giám đốc điều hành nhận

trách nhiệm là tấm gương, cố gắng trở thành những điều mà họ muốn thấy ở
những nhân viên khác. Giám đốc điều hành hiểu rằng hành động của họ
được cấp dưới và những người theo sau áp dụng nên ln phải duy trì các
chuẩn mực và thiết lập những tiêu chuẩn cao hơn không chỉ từ mục tiêu,
phong thái làm việc mà cịn đến tính cách, giá trị sống và những cam kết
thành công đối với công ty.
3.

Trách nhiệm đối với hiệu suất và kết quả : Giám đốc điều hành, dĩ

nhiên, là người gánh vác và chịu trách nhiệm cho hiệu suất, doanh số và kết
quả kinh doanh. Kết quả đó là sự phản ánh khả năng lãnh đạo của họ nên sẽ
khơng có lời bào chữa hoặc đổ lỗi. Đối với giám đốc điều hành có tư chất và

nhận thức nghiêm túc về cơng việc mà mình đảm đương, họ sẽ khơng xin lỗi
sng vì các kết quả nghèo nàn mà sẽ chịu trách nhiệm thực tế để cải thiện
và tạo ra sự khác biệt.
Để thành cơng, giám đốc điều hành phải có vai trị tích cực trong việc
kiểm sốt hoạt động. Họ cũng là đại diện kết nối giữa nội bộ và đối tác bên
ngồi. Do đó, họ cần biết chắc những kì vọng mà đối tác đặt ra để truyền đạt
đến đội ngũ nhân viên trong công ty và đảm bảo mang lại hiệu suất cao nhất.
4.

Xây dựng và cân bằng các nguồn lực phát triển: Một trọng trách mà

chỉ có giám đốc điều hành mới gánh vác được chính là cân bằng nguồn nhân
lực và nguồn vốn. Vấn đề định lượng ngân sách, phân bổ hợp lý nguồn nhân
lực, đối với nhà điều hành, ln là thách thức to lớn do nó biến thiên liên tục
theo từng hoàn cảnh và sự thay đổi của mơi trường kinh doanh. Trách nhiệm
này địi hỏi giám đốc điều hành phải có hiểu biết sâu sắc về các khía cạnh
của doanh nghiệp cũng như hiểu rõ tầm nhìn chiến lược được chính mình
hoạch định ra.
6


KẾT LUẬN
Trên đây là bài tiểu luận của em về “Vai trò của giám đốc doanh nghiệp.
Liên hệ thực tiễn phát triển của doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay”.
Từ đó ta có thể thấy rằng một doanh nghiệp muốn có vị thế, muốn phát triển,
muốn tồn tại lâu dài cần phải có một người chủ, một người giám đốc dẫn
đầu có tầm nhìn, có chiến lược. Qua đó cũng cho ta hiểu rõ hơn về vị trí và
vai trò của một giám đốc doanh nghiệp quan trọng như thế nào.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
2) Nhiệm

vụ,

chức

năng,

quyền

hạn

của

tổng

giám

đốc;

/>
3) Phát triển doanh nghiệp tư nhân: Cơ hội và thách thức;
/>4) 8 Điều Mà Một Giám Đốc Kinh Doanh Cần Biết; />7


8




×