Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và khuyến nghị cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 199 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--o0o--

LÝ HOÀNG PHÚ

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG
HOẢNG TÀI CHÍNH, SUY THỐI KINH TẾ TỒN CẦU VÀ
KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI- 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--o0o--

LÝ HOÀNG PHÚ

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH KHỦNG
HOẢNG TÀI CHÍNH, SUY THỐI KINH TẾ TỒN CẦU VÀ
KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế


Mã số: 62.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS, TS Tăng Văn Nghĩa
2. PGS, TS Vũ Chí Lộc

HÀ NỘI- 2013


i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, Nghiên cứu sinh xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS, TS Tăng Văn Nghĩa và PGS, TS Vũ Chí Lộc vì những chỉ bảo, hướng dẫn tận
tình trong thời gian nghiên cứu sinh thực hiện Luận án.
Thứ hai, Nghiên cứu sinh xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu
Trường Đại học Ngoại thương, cơ quan chủ quản của nghiên cứu sinh, đã tạo điều kiện
về tài chính, về tinh thần và về thời gian cho nghiên cứu sinh; tới Ban chủ nhiệm Khoa
Sau Đại học và toàn bộ đội ngũ cán bộ Khoa Sau Đại học Trường Đại học Ngoại
Thương, đặc biệt là PGS TS Phạm Thu Hương vì những hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết cho
nghiên cứu sinh trong thời gian thực hiện Luận án.
Thứ ba, Nghiên cứu sinh cũng xin gửi lời cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế
Quốc tế vì đã tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho nghiên cứu sinh, các giảng viên
Bộ môn Kinh tế quốc tế và Phương pháp lượng vì đã có những góp ý bổ ích khi nghiên
cứu sinh thực hiện Luận án.
Cuối cùng, Nghiên cứu sinh xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới đội ngũ giảng
viên, và các nhà nghiên cứu thuộc trung tâm nghiên cứu CERDI, thuộc Đại học Tổng
hợp Auvergne, Pháp về những tư vấn bổ ích trong thời gian NCS thực hiện Luận án.



ii
LỜI CAM ĐOAN

Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập, và chưa từng
được cơng bố ở Việt Nam và trên thế giới. Các số liệu được thu thập từ các nguồn số
liệu chính thức của các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế. Mơ hình nghiên cứu
trong Luận án được thực hiện hoàn toàn mới. Nếu sai, nghiên cứu sinh xin chịu mọi
trách nhiệm.

Nghiên cứu sinh

Lý Hoàng Phú


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
B. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN
ÁN..................................................................................................................................6
1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGỒI.......................................................6
1.1. Các nghiên cứu lí luận ..........................................................................................6
1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm...............................................................................10
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM...........................................................19
C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................22
CHƯƠNG 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI FDI TRONG ĐIỀU KIỆN

KHỦNG HOẢNG VÀ SUY THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI ..................................22
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ............................22
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................22
1.1.2. Vai trò của FDI đối với các nước tiếp nhận đầu tư..............................29
1.2. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI FDI .........................32
1.2.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính và nguyên nhân của khủng hoảng tài
chính thế giới 2008 .........................................................................................33
1.2.2. Đặc điểm của khủng hoảng tài chính thế giới 2008 .............................34
1.2.3. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế 2008 tới FDI
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI FDI..................................37
1.3.1. Các yếu tố tác động chung....................................................................38
1.3.2. Các yếu tố thúc đẩy chủ đầu tư tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài41
1.3.3. Các yếu tố có tác động đến việc thu hút FDI của nước tiếp nhận đầu tư
.........................................................................................................................44
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI DÒNG VỐN FDI VÀO CÁC
NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ...................................................................................53
2.1. THỰC TRẠNG FDI VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SUY THỐI KINH TẾ THẾ GIỚI..............53
2.1.1. FDI vào khu vực các nước đang phát triển châu Á ..............................53
2.1.2. FDI vào khu vực các nước đang phát triển Châu Phi ..........................56
2.1.3. FDI vào khu vực các nước đang phát triển Châu Mỹ La Tinh .............59
2.1.4. FDI vào khu vực các nước có nền kinh tế chuyển đổi thuộc châu Âu ..62


iv
2.2. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI FDI VÀO CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN .............................................................................................64
2.2.1. Các yếu tố tác động chung....................................................................64
2.2.2. Thực trạng một số yếu tố tác động liên quan đến việc thúc đẩy và thu hút
FDI vào các nước đang phát triển..................................................................69

2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YỂU TỐ TỚI FDI VÀO CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN BẰNG MƠ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG ....................................87
2.3.1. Cơ sở kinh tế của mơ hình.....................................................................87
2.3.2. Phương trình hồi quy và các biến số của mơ hình................................87
2.3.3. Giới thiệu về cơ sở dữ liệu liên quan đến mơ hình ...............................91
2.3.4. Các giả thuyết đặt ra để kiểm định với mơ hình ...................................92
2.3.5. Kết quả hồi quy .....................................................................................95
2.3.6. Một số đánh giá rút ra từ mơ hình định lượng ...................................102
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM NHẰM CẢI
THIỆN VIỆC THU HÚT FDI TRONG THỜI GIAN TỚI .................................106
3.1. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DÒNG VỐN FDI
VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI ................106
3.1.1. Một số đặc điểm liên quan đến dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay 106
3.1.2. Triển vọng và thách thức đối với dòng vốn FDI vào các nước ĐPT..111
3.2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
3.2.1. Tổng quan về FDI vào Việt Nam ........................................................118
3.2.2. Một số thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI
.......................................................................................................................122
3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CỤ THỂ ĐỐI VỚI VIỆT NAM NHẰM CẢI THIỆN
VIỆC THU HÚT FDI TRONG THỜI GIAN TỚI ..................................................129
3.3.1. Các quan điểm về định hướng thu hút FDI vào Việt Nam tới năm 2030 129
3.3.2. Một số khuyến nghị cụ thể đối với Việt Nam nhằm cải thiện việc thu hút FDI
trong thời gian tới ..........................................................................................132
D. KẾT LUẬN ..........................................................................................................149
Đ. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CƠNG BỐ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..............................................................151
E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................152
G. PHỤ LỤC.............................................................................................................158



v
DANH MỤC BẢNG
TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 1: Tổng hợp các yếu tố tác động tới FDI theo các nghiên cứu kinh tế
thuần túy

9

Bảng 2: Tổng quan một số nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh

17

hưởng tới FDI
Bảng 3: Tổng quan kinh tế thế giới sau khủng hoảng tài chính 2008

35

Bảng 4: Tổng quan các dòng vốn tới các quốc gia đang phát triển giai
đoạn 2005-2010

37

Bảng 5: Tổng hợp về các yếu tố tác động tới FDI từ góc độ nhà đầu tưyếu tố đẩy

44

Bảng 6: Tổng giá trị FDI đăng ký vào các nước đang phát triển châu Á


54

giai đoạn 1994-2012 (đơn vị : USD)
Bảng 7: Dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển châu Phi giai đoạn
2000-2012 (đơn vị: triệu USD)

57

Bảng 8: 10 quốc gia nhận FDI hàng đầu tại châu Phi năm 2010

59

Bảng 9: Dòng vốn FDI vào châu Mỹ La tinh giai đoạn 2000-2012 (đơn vị:
triệu USD)

60

Bảng 10: Danh sách 10 quốc gia nhận FDI hàng đầu tại châu Mỹ La tinh
và Cari bê năm 2010

61

Bảng 11: Dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển châu Âu giai đoạn
2000-2012 (đơn vị: USD)

63

Bảng 12: Dòng vốn FDI trước và trong khủng hoảng tài chính và suy thối
kinh tế thế giới vào các nhóm nước đang phát triển (đơn vị : tỉ USD)


64

Bảng 13: 29 thành viên mới nhất của WTO kể từ khi ra đời năm 1995

66

Bảng 14: Tỷ trọng các dự án FDI của các nước BRIC tính theo các khu
vực nhận đầu tư (bình quân giai đoạn 2005-2007 và năm 2011; đơn vị: %)

68

Bảng 15: Dân số năm 2010 của 30 nước đang phát triển đơng dân nhất tại
ba châu lục chính

70

Bảng 16: Mối quan hệ giữa quy mô dân số và FDI

71

Bảng 17: Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông tại 10 nước đang phát triển nhận đầu

72


vi
tư trực tiếp hàng đầu năm 2008, 2009 và 2010
Bảng 18: Thu nhập bình quân đầu người tại 10 nước nhận đầu tư lớn nhất


73

năm 2010
Bảng 19: Trữ lượng dầu mỏ của các nước đang phát triển trên thế giới tại
3 châu lục năm 2011 (đơn vị: tỷ thùng)

75

Bảng 20: Thống kê các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư được ký

78

kết trên thế giới và tại 10 nước nhận FDI lớn nhất năm 2010
Bảng 21: Một số tiêu chí về cơ sở hạ tầng tại 10 nước đang phát triển nhận
đầu tư hàng đầu năm 2011

79

Bảng 22: Một số tiêu chí khác về cơ sở hạ tầng tại 10 nước đang phát triển
nhận đầu tư hàng đầu năm 2011

80

Bảng 23: Thống kê về một số xung đột điển hình tại một số quốc gia đang
phát triển trong 10 năm gần đây

83

Bảng 24: Chỉ số cảm nhận tham nhũng ở Việt Nam


85

Bảng 25: Các giả thiết cần kiểm định về các yếu tố ảnh hưởng đến FDI

93

Bảng 26: Thống kê mô tả các biến

93

Bảng 27: Thống kê tương quan giữa các biến

94

Bảng 28: Kết quả hồi quy của các mơ hình

96

Bảng 29: Ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới FDI vào tổng thể các
nước đang phát triển so sánh với các nghiên cứu trước

98

Bảng 30: Kết quả hồi quy theo khu vực địa lí

101

Bảng 31: Tổng hợp các yếu tố tác động tới FDI vào các nước đang phát
triển theo khu vực địa lí


104

Bảng 32: 10 vụ đầu tư mới có giá trị lớn nhất bởi các TNCs nhà nước giai
đoạn 2006-2010

109

Bảng 33: Các dự án đầu tư mới trên thế giới và theo các nhóm nước giai
đoạn 2003-2010 (đơn vị : %).

110

Bảng 34: Thủ tục/rào cản hành chính giai đoạn xin phê chuẩn đầu tư tại
các nước đang phát triển năm 2010

116

Bảng 35: 10 ngành thu hút FDI hàng đầu tại Việt Nam tính đến 12/2011

120


vii
Bảng 36: 10 tỉnh, thành phố của Việt Nam thu hút FDI hàng đầu tính đến

121

12/2011
Bảng 37: 5 đối tác FDI hàng đầu của Việt Nam tính đến 2011


122

Bảng 38: Số lượng các công việc tương ứng với các hoạt động đầu tư tại 3
thành phố ở Việt Nam

128

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu 1 : Dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển châu Á giai đoạn
2000- 2010

55

Biểu 2: Dòng vốn FDI vào: tổng luồng vốn và phân theo các nhóm nước,
1980-2010, (đơn vị: tỷ USD)

107

Biểu 3: Vốn FDI đăng ký tại Việt Nam giai đoạn 2006-2013

119


viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Stt


Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

APEC

Asia-Pacific Economic
Cooperation

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á- Thái Bình dương

2

ASEAN

Association of Southeast

Hiệp hội các nước Đông Nam

Asian Nations

Á

Central African Economic and


Hiệp hội kinh tế tiền tệ Trung

Monetary Community

Phi

3

CAEMC

4

CH

Cộng hòa

5

CHDC

Cộng hòa dân chủ

6

CPI

7

ĐPT


8

EU

European Union

Liên minh châu Âu

9

ECOWAS

The Economic Community Of
West African States

Hiệp hội kinh tế các quốc gia
Tây Phi

10

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

11

FIAS


Facility for Invesment Climate
Advisory Services

Tổ chức dịch vụ tư vấn môi
trường đầu tư

12

GATT

General Agreement on
Taxation and Trade

Hiệp định chung về thuế quan
và thương mại

13

GDP

Gross National Product

Thu nhập quốc dân

14

IFC

International Finance

Corporation

Tổ chức tài chính quốc tế

15

IMF

International Monetary Fund

Tổ chức tiền tệ quốc tế

16

LAEA

Latin American Economic
Association

Hiệp hội kinh tế Mỹ la tinh

17

MFN

Most Favoured Nation

Tối Huệ quốc

18


MSCI

Morgan Staley Capital
International

Chỉ số chứng khoán Morgan
Standley Capital International

19

NT

National Treatment

Nguyên tắc đối xử quốc gia

Corruption Perception Index

Chỉ số cảm nhận tham nhũng
Đang phát triển


ix
20

NCS

Nghiên cứu sinh


21

NDT

Nhân dân tệ

22

OPEC

23

24

OECD

PCI

Organization of Petroleum

Tổ chức các nước xuất khẩu

Exporting Countries

dầu mỏ

Organisation of Economic

Tổ chức hợp tác và phát triển


Cooperation and Development

kinh tế

Provincial Competitiveness

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

Index

tỉnh

25

TRIMs

The Agreement on TradeRelated Investment Measures

Hiệp định về các biện pháp đầu
tư liên quan đến thương mại

26

TRIPS

Trade-related aspects of
intellectual property rights

Quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến thương mại


27

UNCTAD

United Nations Conference on
Trade and Development

Hội nghị Liên hợp quốc về
thương mại và phát triển

28

XHCN

29

WAEMU

West African Economic and
Monetary Union

Ủy ban kinh tế tiền tệ Tây Phi

30

WAMZ

West African Monetary Zone


Khu vực tiền tệ Tây phi

31

WDR

World Development Report

Báo cáo phát triển thế giới

32

WIR

World Investment Report

Báo cáo đầu tư thế giới

33

WTO

World Trade Organisation

Tổ chức thương mại thế giới

Xã hội chủ nghĩa


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm cuối của thế kỷ XX và thập kỷ đầu của thế kỷ XXI đi qua với những
biến động đáng ghi nhận về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) tới các nước
ĐPT. Dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các nước đang phát triển (ĐPT) gia tăng
với một tốc độ trung bình trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước khoảng 23% mỗi năm cho
đến khi có cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đơng Nam Á năm 1997. Tỷ trọng đầu tư
trực tiếp nước ngoài tới các nước ĐPT tăng 8%, từ 23% năm 2002 lên 31% năm 2003
và năm 2004 đạt mức 36% tổng số đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới, là mức cao
nhất kể từ năm 1997 và kể từ năm 2009 đạt mức 50% tổng số FDI trên toàn cầu (519,2
tỉ USD). Năm 2011, FDI vào các nước ĐPT và các nền kinh tế chuyển đổi đạt mức 776
tỷ đơ la, chiếm 51% tổng giá trị FDI tồn cầu (WIR, 2012). Năm 2012, mặc dù FDI vào
các nước có nền kinh tế chuyển đổi giảm 13% giá trị dòng vốn nhưng tổng giá trị dòng
vốn này vào các nước ĐPT và các nước có nền kinh tế chuyển đổi vẫn đạt mức 761 tỉ
USD (UNCTAD, 2013).
Đầu tư nước ngồi nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngồi nói riêng ngày càng
thể hiện vai trị quan trọng đối với phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Tuy vậy, dịng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đến các nước trên thế giới chịu tác động của nhiều nhân
tố như dân số, thu nhập quốc dân, trình độ học vấn, hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ… Nghiên cứu về các nhân tố này là điều kiện để tìm ra được xu hướng vận động
của dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới đồng thời tìm ra các giải pháp để
các nước nhận đầu tư có thể thu hút nhiều hơn luồng vốn này cho phát triển kinh tế.
Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngồi đóng vai trị quan trọng đối với tăng trưởng và
phát triển kinh tế tại các nước nhận đầu tư, là một trong các yếu tố then chốt giúp cho
các quốc gia ĐPT hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, không phải nguồn đầu
tư trực tiếp nước ngồi nào trong thực tế cũng có thể sinh lợi và không phải quốc gia
ĐPT nào cũng thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển
kinh tế. Trong khi đó, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động từ các yếu tố
mang tính dài hạn như quy mơ dân số, trình độ phát triển kinh tế, trình độ lao động nên
thường được đánh giá cao hơn đầu tư gián tiếp cũng như có vai trị lớn hơn đối với sự

tăng trưởng bền vững và dài hạn của các nền kinh tế. Việc xác định mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố tác động tới luồng vốn này trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy
thối kinh tế tồn cầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước tiếp nhận đầu tư, đặc
biệt là các nước ĐPT trong đó có Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn


2
trong bối cảnh các nước ĐPT ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trên bản đồ kinh tế
thế giới. Riêng đối với Việt Nam, trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư gián tiếp khơng cịn
ổn định do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức có xu hướng giảm dần do Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình,
nguồn vốn trong nước cịn hạn chế, thì FDI càng trở thành là nguồn lực quan trọng cho
mục tiêu phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bởi vậy, NCS đã chọn đề tài «Các
yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển trong
bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế toàn cầu và các khuyến nghị cho
Việt Nam» làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của Luận án
Trên cơ sở làm rõ các yếu tố tác động lên dòng vốn FDI vào các nước ĐPT và
phân tích thực trạng các yếu tố tác động tới FDI vào các nước ĐPT trong bối cảnh
khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới, Luận án bổ sung vào lý luận về đầu
tư nước ngoài, đặc biệt là lý luận về các yếu tố tác động tới dòng vốn và đề xuất các
khuyến nghị cụ thể cho Việt Nam nói riêng nhằm hạn chế mặt tiêu cực, phát huy mặt
tích cực của các yếu tố tác động và cuối cùng nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn FDI
trong những lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào các nước ĐPT trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn
cầu. Các yếu tố tác động tới FDI này được chia thành các yếu tố chung, các yếu tố kinh
tế và các yếu tố phi kinh tế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án
 Về mặt nội dung: Luận án giới hạn ở việc nghiên cứu các yếu tố tác động tới
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước phát triển được chia thành các yếu tố
tác động chung tới tất cả các nước ĐPT như bối cảnh khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và các yếu tố mang tính đặc
trưng quốc gia (country specific) có tác động tới việc thúc đẩy FDI từ phía chủ
đầu tư và thu hút FDI từ phía nước nhận đầu tư như quy mơ thị trường, thu nhập
bình quân đầu người, trình độ nguồn nhân lực, mức độ ổn định chính trị…
 Về mặt khơng gian: Luận án tập trung phân tích các vấn đề thuộc đối tượng
nghiên cứu tại các quốc gia ĐPT trên thế giới như các quốc gia ĐPT châu Phi,


3
châu Mỹ La tinh, châu Á… thông qua các dữ liệu về các yếu tố tác động lên đầu
tư nước ngồi, các dữ liệu về dịng vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới và tại
các nước ĐPT trong những năm gần đây và dùng công cụ kinh tế lượng để đánh
giá các kết luận mang tính lý thuyết.
 Về mặt thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về thực trạng các yếu tố tác
động đến FDI vào các nước ĐPT cũng như thực trạng dòng vốn này trong bối
cảnh khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu hiện nay. Để tập trung
nghiên cứu các vấn đề của Luận án trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy
thối tồn cầu hiện nay, nghiên cứu sinh chọn mốc thời gian nghiên cứu từ năm
1999, năm kết thúc giai đoạn khủng hoảng tài chính tiền tệ Đơng Nam Á. Trên
cơ sở đó nghiên cứu sinh tổng hợp số liệu trong mơ hình kinh tế lượng của
chương 2 trong giai đoạn 11 năm 1999-2010. Từ việc nghiên cứu lí luận và thực
tiễn về các yếu tố tác động tới dòng vốn FDI vào các nước ĐPT, nghiên cứu
sinh sẽ đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam nhằm tăng cường thu hút FDI
trong bối cảnh hậu khủng hoảng và trên cơ sở trung hạn đến năm 2030.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trước hết, trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu,

nghiên cứu sinh làm rõ các vấn đề lí luận về đầu tư nước ngồi nói chung và về FDI nói
riêng. Trên cơ sở hệ thống các cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu, tổng hợp tình hình
nghiên cứu liên quan đến đối tượng nghiên cứu của Luận án, nghiên cứu sinh phân tích
thực trạng của đối tượng nghiên cứu và cuối cùng rút ra các kết luận rồi so sánh, đối
chiếu với các kết quả nghiên cứu trước đó.
Thứ hai, Luận án làm rõ thực trạng các yếu tố kinh tế và phi kinh tế có tác động tới
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ĐPT cùng với các phân tích cụ thể về sự biến
động của dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào thế giới các nước ĐPT trong những
năm đầu của thế kỷ XXI.
Thứ ba, thông qua công cụ kinh tế lượng tác giả cũng muốn chỉ ra được mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố tác động này tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các
nước này thơng qua một mơ hình nghiên cứu độc lập với các dữ liệu thực tế. Đặc biệt,
Luận án làm rõ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới
đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ĐPT trong những năm gần đây. Ảnh
hưởng này cũng được lượng hóa trong mơ hình hồi qui được phân tích trong Luận án.
Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố tác động lên dòng vốn đầu tư nước ngoài
vào các quốc gia ĐPT trên thế giới trong đó có Việt Nam, Luận án đề xuất một số


4
khuyến nghị đối với Việt Nam (liên quan đến các yếu tố có ảnh hưởng tới việc thu hút
dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) để tăng cường thu hút hiệu quả dòng vốn trong bối
cảnh khủng hoảng và suy thối kinh tế thế giới với một tầm nhìn trung hạn đến năm 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu của Luận án là chủ nghĩa Mác – Lênin về duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Để hoàn thành Luận án, các phương pháp nghiên cứu
tổng hợp dưới đây cũng được sử dụng như: phương pháp hệ thống hóa, phương pháp
thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp tốn học, phương pháp mơ
hình hóa, đồ thị hóa và đặc biệt là phương pháp hồi qui kinh tế lượng.
Trong mối quan hệ với phương pháp nghiên cứu, để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu

trong Luận án, nghiên cứu sinh thu thập dữ liệu từ ba nguồn chủ yếu. Nguồn dữ liệu
chính về dịng vốn FDI vào các nước ĐPT được thu thập từ các Báo cáo đầu tư thế giới
của UNCTAD. Nguồn dữ liệu thứ hai được lấy từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thế giới.
Nguồn cơ sở dữ liệu này được phục vụ để chạy mơ hình kinh tế lượng trong chương 2.
Các dữ liệu liên quan đến dòng FDI đăng ký hằng năm, chỉ số kiểm soát tham nhũng, ổn
định chính trị, GDP đầu người, quy mơ dân số… được lấy từ cơ sở dữ liệu thứ hai này.
Ngoài ra, các số liệu về dòng vốn FDI qua các năm tại Việt Nam được thống kê từ cơ sở
dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. Cơ sở dữ
liệu của các biến số cụ thể được trình bày trong chương 2 của Luận án.
6. Các đóng góp mới của Luận án
Thứ nhất, Luận án góp phần hồn thiện lí luận về các yếu tố tác động tới FDI cũng
như sự phát triển của lí luận về các yếu tố tác động tới dịng vốn với hai dịng lý luận
chính là các nghiên cứu kinh tế thuần túy và các nghiên cứu định lượng.
Thứ hai, Luận án làm rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới dòng vốn
FDI vào các nước ĐPT với cơ sở dữ liệu cập nhật hơn, đầy đủ hơn. Đồng thời Luận án
đề cập đến ảnh hưởng của chính bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế
giới hiện nay đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ĐPT.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác
động tới dịng vốn FDI vào các nước ĐPT trong đó có Việt Nam, Luận án đề xuất một
số khuyến nghị cho các quốc gia này nhằm tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư nước
ngoài trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cịn có thể được sử dụng để tham khảo trong việc
hoàn thiện hệ thống pháp luật, hồn thiện các chính sách của Nhà nước, góp phần hoàn


5
thiện các tài liệu, bài giảng về đầu tư nước ngoài hay kinh tế phát triển. Những kiến
nghị của Luận án có thể là những gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách tại các nước
ĐPT trong đó có Việt Nam.
7. Bố cục của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án
gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào các nước đang phát triển
Chương 2: Tác động của các yếu tố tới FDI vào các nước đang phát triển trong bối
cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới
Chương 3: Một số khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm cải thiện việc thu hút FDI
trong thời gian tới


6
B. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGỒI

1.1. Các nghiên cứu lí luận
Lí luận kinh tế về các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngồi có một lịch
sử khá lâu dài. Hầu hết các nghiên cứu này đều nhấn mạnh các yếu tố đặc trưng có ý
nghĩa đối với các cơng ty đa quốc gia, tức các chủ đầu tư, đặc biệt là các yếu tố liên
quan tới sự cạnh tranh giữa các công ty đa quốc gia và giữa các công ty này với các
doanh nghiệp nội địa nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Hay nói cách khác, là những
yếu tố thúc đẩy nhà đầu tư có thực hiện dự án hay khơng. Những nghiên cứu lí luận đầu
tiên về các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài bắt nguồn từ Adam Smith, Stuart
Mill và Torrens. Mặc dù số lượng các nghiên cứu kinh tế thuần túy là khá phong phú,
nhưng có thể chia thành các nhóm chính gồm các lý thuyết xoay quanh yếu tố tư bản,
các lý thuyết liên quan tới thương mại quốc tế, các lý thuyết về chi phí và tổ chức cơng
nghiệp và các lý thuyết liên quan tới chu kỳ sản phẩm và một vài định hướng khác.
- Liên quan đến tư bản
Lý thuyết liên quan đến tư bản nghiên cứu về tỷ suất lợi nhuận và rủi ro đối với tư
bản của các cơng ty. Theo đó các cơng ty sẽ tìm kiếm những cơ hội tại các quốc gia mà

tại đó khoản tư bản của họ có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn hoặc đầu tư nước ngoài
để phân tán rủi ro đối với tư bản. Một trong những học giả đầu tiên đề cập tới vấn đề
này là Bertil Ohlin. Ohlin quan niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài có động cơ chủ yếu bởi
khả năng kiếm lời cao và lãi suất cho vay thấp tại các thị trường đang phát triển. Các
yếu tố khác có thể kể tới như khả năng vượt qua các rào cản thương mại và việc tận
dụng các nguồn nguyên liệu rẻ tiền (Ohlin, 1933). Nghiên cứu của Hymer năm 1960
cũng đề cập tới các nguyên nhân tương tự của đầu tư trực tiếp nước ngồi mà về sau
Kindleberger phân tích rõ ràng hơn: thay vì thái độ của hãng độc quyền xác định kết cấu
của thị trường, sẽ là kết cấu thị trường cạnh tranh – độc quyền sẽ tác động tới thái độ
của hãng, khi quốc tế hóa việc sản xuất (Kindleberger, 1969). Ngoài ra, trước thực tế là
các doanh nghiệp nước ngoài thường gặp một số bất lợi thế so với các doanh nghiệp nội
địa liên quan tới việc hiểu biết thị trường, giao tiếp, truyền thơng… Các doanh nghiệp
nước ngồi phải nắm giữ một số lợi thế đặc trưng khác khi muốn đầu tư sản xuất ở nước
ngoài. Theo Hymer, FDI không chỉ đơn giản là dịch chuyển về tư bản mà còn là về việc
chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ quốc tế và các cơng nghệ - tài sản vơ hình, kỹ thuật
kinh doanh và kỹ năng cá nhân. Hymer cũng nhận định sự tồn tại của FDI có liên quan


7
đến thất bại của thị trường quốc tế về các loại tài sản này. Do vậy, các hãng nội vi hóa
các thất bại thị trường này thơng qua đầu tư trực tiếp (Hymer, 1960).
- Liên quan đến chi phí giao dịch
Buckley và Casson là những người đầu tiên phát triển giả thuyết này, bắt đầu với ý
tưởng là các thị trường sản phẩm trung gian là cạnh tranh khơng hồn hảo, có các chi
phí giao dịch cao hơn, khi được vận hành bởi các doanh nghiệp khác nhau. Khi các thị
trường được hội nhập bởi các công ty đa quốc gia, các chi phí này sẽ được giảm thiểu
(Buckley và Casson, 1976). Lý thuyết về quốc tế hóa nhấn mạnh vai trò của các thị
trường sản phẩm trung gian và sự hình thành mạng lưới sản xuất quốc tế. Điểm mạnh
của lý thuyết này là ở việc đề cập tới tình trạng khó xử giữa việc sản xuất trực tiếp và
chuyển giao giấy phép sản xuất cho một đại lý nước ngồi. Do đó, cơng ty cần phải đưa

ra hai quyết định về địa điểm sản xuất và cách thức kiểm soát. Khi việc sản xuất và
kiểm soát tại nước chủ đầu tư, công ty sẽ xuất khẩu; khi việc sản xuất và kiểm soát diễn
ra tại nước nhận đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện. Thông thường, các
quyết định này liên quan tới một số bước quốc tế hóa việc sản xuất.
- Lý thuyết nội vi hóa (Eclectic Theory)
Theo lý thuyết này, một số giao dịch thực tế sẽ tiết kiệm chi phí hơn khi được thực
hiện trong doanh nghiệp so với khi thực hiện trên thị trường. Lý thuyết về nội vi hóa bắt
nguồn từ nghiên cứu được tiếp cận theo hướng vi mô của John Dunning. Việc sở hữu
các tài sản khác nhau có thể được xem như một trong số các yếu tố giải thích sự tồn tại
của các cơng ty đa quốc gia (Dunning, 1979). Dunning phát triển một cách tiếp cận mà
theo ơng được hiểu như một mơ hình với tên gọi OLI (Quyền sở hữu, Địa điểm và Nội
vi hóa). Ơng giả định một doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nếu thỏa
mãn ba điều kiện sau:
 Cơng ty có lợi thế về quyền sở hữu so với các công ty từ các quốc gia khác
(Ownership -O);
 Cơng ty đó có thể nội vi hóa (Internalize –I) các lợi thế của mình trong nội
bộ cơng ty thay vì thơng qua thị trường để chuyển các lợi thế đó cho các
doanh nghiệp nước ngồi.
 Cơng ty có lợi thế về địa điểm (Location -L) khi sản xuất tại nước ngồi so
với sản xuất tại nước mình.
Có thể nói, theo mơ hình OLI, các cơng ty nước ngồi có các lợi thế so với các
doanh nghiệp nội địa trong một khu vực xác định là kết quả của việc sở hữu đặc quyền


8
của một số tài sản vơ hình hay hữu hình nào đó mà các tài sản này chỉ giành cho các
công ty ở cùng một quốc gia (1). Với giả định (1), cơng ty nước ngồi sẽ quyết định liệu
lợi thế về quyền sở hữu đó sẽ được quốc tế hóa hay được bán, nếu cơng ty có một lợi
thế về quyền sở hữu (1) thì cơng ty đó sẽ thực hiện việc nội vi hóa (2). Với cả giả định
(1) và (2), cơng ty nước ngồi sẽ quyết định sản xuất tại nước nhận đầu tư nếu có đủ các

lợi thế địa phương (L) để xác định việc sản xuất tại quốc gia đó, và khơng phải là tại
quốc gia khác.
Dunning cũng nêu ra một điều kiện thứ tư: đó là sự tương hợp giữa đầu tư nước
ngồi và chiến lược dài hạn của công ty. Dựa trên mô hình này, ơng chỉ ra bốn lí do để
một cơng ty quyết định đầu tư ở nước ngồi: tìm kiếm nguồn nguyên liệu, thị trường,
hiệu quả và các tài sản chiến lược mới. Các động cơ trên lí giải sự gia tăng nhanh chóng
của đầu tư trực tiếp nước ngồi trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên trong những năm gần
đây, khơng phải vấn đề tìm kiếm thị trường hay nguồn nguyên liệu là những mục tiêu
chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các nước đang phát triển mà chính là việc tìm
kiếm các tài sản chiến lược mới như di sản, kỹ năng sống, sáng chế, hay dữ liệu thông
tin về khách hàng mới là những yếu tố thu hút sự chú ý của các chủ đầu tư.
- Lý luận về chu kỳ sản phẩm
Một cách tiếp cận khác được đưa ra bởi Vernon về chu kỳ sản phẩm. Vernon xác
định mỗi một sản phẩm có một chu kỳ sống gồm 3 giai đoạn: đổi mới, chín muồi và tiêu
chuẩn hóa. Nguồn cầu nội địa có thể là một mục tiêu để đổi mới trong khi nguồn cầu
ngồi nước kích thích xuất khẩu. Theo mơ hình của Vernon, do các cải tiến kỹ thuật có
vai trị giảm bớt sức lao động nên chúng sẽ xuất hiện sớm nhất tại các quốc gia có tập
trung tư bản cao, đặc biệt là Hoa Kỳ, (nơi mơ hình được phát triển từ giữa những năm
1960). Sau đó, lần lượt, việc sản xuất được thực hiện ở những quốc gia tập trung ít tư
bản hơn và cuối cùng mới là các nước đang phát triển. Cùng lúc đó, việc sản xuất tại các
quốc gia giàu hơn lại được phát triển xoay quanh những sản phẩm mới có các cải tiến về
sản phẩm và quy trình sản xuất. Cơng ty đa quốc gia ban đầu sẽ cung cấp cho thị trường
xuất khẩu của mình, sau đó thiết lập đại diện thương mại và cuối cùng thường thực hiện
việc sản xuất tại nước đầu tư thông qua con đường mở chi nhánh (Vernon, 1966).
- Liên quan đến tích lũy cơng nghệ
Một trong số các cách tiếp cận mới mẻ nhất là nghiên cứu của Cantwell (2000),
theo đó quan điểm về tích lũy cơng nghệ được xem như một q trình tích lũy nội sinh
đối với công ty. Khi công nghệ là mục tiêu, nó sẽ khơng phải chuyển giao miễn phí. Các
cơng ty sẽ phát triển cơng nghệ và khả năng của mình theo cách duy nhất và đa dạng.



9
Do đó, việc cạnh tranh giữa các cơng ty chủ yếu xoay quanh công nghệ. Cải tiến kỹ
thuật là nguồn gốc chính cho lợi nhuận. Việc quốc tế hóa sản xuất cho phép các công ty
sử dụng kiến thức và cải tiến kỹ thuật tiềm năng của mình tại các môi trường mới, làm
tăng các lợi thế đặc trưng của họ. Do vậy, mở rộng sản xuất dẫn đên việc thích nghi và
từ đó lại tạo điều kiên ra đời các cải tiến mới. Kết quả là các công ty đa quốc gia sẽ triển
khai tri thức của mình thơng qua mạng lưới cơng nghệ quốc tế (Cantwell, 2000).
Nói tóm lại, các nghiên cứu theo hướng lí luận kinh tế đơn thuần đã chỉ ra được các
nguyên nhân hay các yếu tố có thể tác động đến quyết định của nhà đầu tư hoặc các công ty
đa quốc gia và xuyên quốc gia, những chủ thể đầu tư quốc tế chủ yếu. Theo đó chúng ta
thấy có các nguyên nhân cơ bản như yếu tố tư bản (chi phí rẻ mạt về nguyên liệu và nhân
công, việc tiết kiệm được tư bản do vượt qua được rào cản thương mại...), yếu tố cơng nghệ
(kéo dài vịng đời sản phẩm để tận thu lợi nhuận), yếu tố chi phí (giảm thiểu chi phí giao
dịch thơng qua nội vi hóa hoặc quốc tế hóa mạng lưới sản xuất). Tổng hợp các yếu tố tác
động tới FDI theo các nghiên cứu thuần túy được thể hiện trong bảng 1 dưới đây.
Bảng 1: Tổng hợp các yếu tố tác động tới FDI theo các nghiên cứu kinh tế thuần túy
Stt Yếu tố tác động
1
2

Lợi nhuận
Lãi suất cho vay tại nước
nhận đầu tư

3

Rào cản thương mại

4


Kết cấu thị trường cạnh
tranh-độc quyền

Hướng tác động
Cùng chiều/+

Tác giả nghiên cứu
Ohlin, 1933; Hymer, 1960,
Dunning, 1970, 1993

Ngược chiều/-

Ohlin, 1933; Hymer, 1960

Ngược chiều/-

Ohlin, 1933; Hymer, 1960

Ngược chiều/-

Kindleberger, 1969

5

Chi phí giao dịch

Ngược chiều/-

Buckley và Casson, 1976


6

Khả năng nội vi hóa

Cùng chiều/+

Dunning, 1979

Quyền sở hữu

Cùng chiều/+

8

Lợi thế địa phương

Cùng chiều/+

Dunning, 1979

9

Sự phù hợp của chiến lược

Cùng chiều/+

Dunning, 1979

7


dài hạn của công ty
10

Dunning, 1979; Hymer,
1960

Vernon, 1966; Cantwell,

Cải tiến kỹ thuật

Cùng chiều/+

11

Tài nguyên thiên nhiên

Cùng chiều/+

Hymer, 1960

12

Giá cả lao động

Ngược chiều/-

Hymer, 1960

2000




×