Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đẩy mạnh đào tạo và nghiên cứu ứng dụng xã hội học chuyên ngành góp phần phát triển khoa học xã hội (Trường hợp vùng Nam Bộ - Việt Nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.86 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


22
<b>ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XÃ HỘI HỌC CHUYÊN </b>
<b>NGÀNH GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KHOA HỌC XÃ HỘI (TRƢỜNG HỢP VÙNG </b>


<b>NAM BỘ - VIỆT NAM) </b>
<b>PGS. TS Huỳnh Quốc Thắng </b>


Khoa Văn hóa học, Trƣờng ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM
Email:


<i><b>Tóm tắt: </b>Với xu thế chung của q trình hội nhập và đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện </i>


<i>đại hóa đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công ngiệp 4.0 hiện nay, Nam Bộ là một trong </i>
<i>những vùng đất có những tình thế và yêu cầu hết sức đặc biệt đối với sự nghiệp đào tạo và </i>
<i>nghiên cứu về khoa học xã hội nói chung, xã hội học nói riêng. Vấn đề đặt ra khơng chỉ là </i>
<i>nhằm góp phần sớm khắc phục tình trạng “vùng trũng về nguồn nhân lực” (đặc biệt ở Tây </i>
<i>Nam Bộ) và việc tạo điều kiện để phát triển nhanh các “chính sách đầu tư” và sớm triển </i>
<i>khai thực hiện các “quy hoạch, kế hoạch” mà còn là bởi nhiều vấn đề kinh tế, văn hóa - xã </i>
<i>hội lớn lao khác của toàn vùng…Tất cả đã và đang đặt ra yêu cầu đẩy mạnh đào tạo và </i>
<i>nghiên cứu ứng dụng Xã hội học, đặc biệt là về Xã hội học chuyên ngành nhằm góp phần </i>
<i>giải quyết những vấn đề sách lược và chiến lược liên quan thực tiễn phát triển của vùng đất </i>
<i>này cả trong trước mắt lẫn về tương lai lâu dài.</i>


<i><b>Từ khóa:</b> Đào tạo và nghiên cứu ứng dụng, Xã hội học chuyên ngành, vùng Nam Bộ. <b> </b></i>


<b>Dẫn nhập </b>


Xuất phát từ yêu cầu thực tế đất nƣớc, thời gian qua trong đào tạo đặc biệt là trong nghiên
cứu khoa học, nhiều đề tài độc lập hoặc các đề tài khoa học xã hội nhìn chung đều có thể và


cần thiết phải có sự tham gia của Xã hội học. Lý do trực tiếp là vì trong các ngành khoa học
xã hội:


“Xã hội học là một ngành khoa học thực tiễn và ứng dụng cao. Từ những vấn đề về tồn
cầu hóa, đến vấn đề cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề về đơ thị hóa, từ vấn đề di dân và
dân nhập cƣ, vấn đề nghèo đói, những vấn đề về biến đổi xã hội, vấn đề dân tộc, tôn giáo,
vấn đề phân hóa, phân tầng xã hội đến các vấn đề về xung đột xã hội, xung đột đất đai; từ


những vấn đề về nông nghiệp nông thôn đến quản lý và phát triển đô thị bền vững…” (Vũ


Thị Thùy Dung (2014), tr. 20).


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


23
<b>1.</b> <b>Khái quát yêu cầu thực tế và định hƣớng nội dung đào tạo, nghiên cứu ứng dụng </b>
<b>Xã hội học chuyên ngành ở vùng Nam Bộ </b>


Tùy mục tiêu, nội dung, chủ đề trọng tâm của từng đề tài hoặc vấn đề đặt ra trong từng
thời kỳ để xác định những định hƣớng đào tạo, nghiên cứu nhƣng nhìn chung hiện nay có
thể xác định một số chuyên ngành Xã hội học trọng tâm cần thiết xuất phát từ yêu cầu thực
tế Nam Bộ nhƣ sau:


<b>Xã hội học nông thôn </b>


Theo góc nhìn chun mơn, Xã hội học nơng thơn nói chung đó là khoa học “nghiên cứu
động lực và tình hình đời sống nơng thơn…” (Tơ Duy Hợp, 1997), hoặc “nghiên cứu về mối
quan hệ, cơ cấu xã hội, chức năng và hành vi xã hội ở vùng nơng thơn để nói lên sự phát
triển của xã hội nông thôn, những quy luật biến đổi xã hội nông thôn” (Lý Thƣ Kinh, 1989).
Tuy nhiên, nông thôn Nam Bộ không chỉ là những vấn đề liên quan nông dân và nông


nghiệp bao gồm nghề trồng trọt (lúa, cây ăn trái…) hay chăn nuôi (cá đồng, gia súc…) mà
còn là, những vấn đề ngày càng lớn mang ý nghĩa trên nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, chính trị,
an ninh quốc phịng…) với đối tƣợng đặc thù là ngƣ dân, ngƣ nghiệp ở các vùng biển, đảo.
Đối với vùng Đông Nam Bộ nói riêng và trên tồn vùng Nam Bộ nói chung, khái niệm
“vùng ven đô” ở các đơ thị lớn (nhƣ TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Cần Thơ…)
cùng với chủ trƣơng phát triển “nông nghiệp công nghệ cao”, “du lịch sinh thái” (nhà vƣờn)
với “du lịch làng nghề” (thủ công mỹ nghệ) trở thành một bộ phận quan trọng của ngành
“công nghiệp không khói” của địa phƣơng. Đây thực sự là định hƣớng mới có ý nghĩa lớn.


Đặc biệt, chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới triển khai trên cả nƣớc với yêu cầu tạo ra
q trình chuyển đổi từ xã hội nơng nghiệp cổ truyền tiến lên nơng nghiệp hiện đại, q trình
đơ thị hóa tự giác mà trong chừng mức vẫn bảo tồn và phát huy tốt những giá trị văn hóa
nơng thơn truyền thống từng gắn bó lâu đời với lịch sử văn hóa dân tộc. Điều đó càng mang
ý nghĩa sâu sắc đối với Nam Bộ nói chung và nhất là với Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có
vai trị quan trọng khơng chỉ là vựa lúa lớn nhất, nơi góp phần quyết định chiến lƣợc an ninh
lƣơng thực cho cả nƣớc mà còn là nơi “văn minh miệt vƣờn”, “văn minh chợ nổi” mang
những nét đặc trƣng văn hóa nổi bật so với cả nƣớc…


<b>Xã hội học đô thị </b>


Đông Nam Bộ (với các địa phƣơng điển hình nhƣ TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dƣơng…) , trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đồng thời cũng là những trung
tâm đô thị hàng đầu với tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa thuộc loại phát
triển nhanh, mạnh nhất nƣớc. Thực tế minh chứng rõ nhất về điều đó khi các địa phƣơng ở
đây đang đi trƣớc so với cả nƣớc đối với việc ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng 4.0.
Khái niệm “đô thị thơng minh” khơng cịn là viễn cảnh xa xơi mà hiện đã từng bƣớc đƣợc
triển khai thực hiện bằng nghị quyết và đề án tại địa phƣơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”



24
chuyển động tiến lên trở thành một “đặc khu” theo mơ hình “cơng nghiệp du lịch” thuộc tầm
cỡ quốc gia và khu vực…Tất cả đều chuyển động theo hƣớng q trình đơ thị hóa ngày càng
gia tốc với nhiều thành tựu phát triển xã hội nhƣng cũng có nhiều hệ lụy đặt ra nhƣ văn hóa
giao tiếp ứng xử thị dân, giao thông đô thị, vệ sinh môi trƣờng… Tất cả đều là những nét đặc
thù lớn đồng thời là những yêu cầu cao cho chuyên ngành Xã hội học đô thị cả về khía cạnh
đào tạo nhân lực lẫn về nghiên cứu ứng dụng hiện nay.


<b>Xã hội học văn hóa </b>


Thơng thƣờng, Xã hội học văn hóa chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng của mọi lĩnh
vực đời sống văn hóa, sự đồng hóa về văn hóa, sự giao lƣu tiếp biến văn hóa, q trình xã
hội hóa, sự vận động và biến đổi của văn hóa trong không gian, thời gian nhằm xác định
những nhu cầu văn hóa cụ thể của từng nhóm cơng chúng để từ đó có những đề xuất về việc
hoạch định chính sách văn hóa phù hợp…Tuy nhiên vấn đề không chỉ nhƣ thế, so với cả
nƣớc, vùng văn hóa Nam Bộ mang những nét đặc trƣng rõ rệt về văn hóa lịch sử, văn hóa
tộc ngƣời. Trong đó, tơn giáo tín ngƣỡng trong vùng khá phức tạp với số lƣợng tín đồ, thiết
chế tơn giáo nhiều nhất nƣớc. Ngồi các tơn giáo thế giới nhƣ Phật giáo, Thiên Chúa giáo,
Tin Lành, Hồi Giáo…, nơi đây còn là địa bàn sinh sôi, phát triển mạnh những tôn giáo địa
phƣơng mang đậm cả màu sắc tín ngƣỡng dân gian nhƣ Cao Đài, Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ
Hƣơng…Đáng chú ý, một số lễ hội dân gian nơi đây có sức hút thuộc loại lớn nhất nƣớc nhƣ
Lễ hội Bà Chúa Xứ - Châu Đốc (An Giang), Lễ hội Bà Đen – Tây Ninh…


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


25
đang và sẽ đặt ra cho chuyên ngành Xã hội học văn hóa và cả những môn Xã hội học chuyên
ngành liên quan (nhƣ Xã hội học Tôn giáo chẳng hạn…).


<b>Xã hội học nghệ thuật </b>



Do vị trí, đặc điểm lịch sử - xã hội của địa phƣơng, Nam Bộ có thể vừa là nơi có thể hội
tụ đầy đủ các dòng, các trƣờng phái của tất cả các ngành nghệ thuật từng phát triển trong cả
nƣớc, kể cả hiện đại/chuyên nghiệp lẫn truyền thống/dân gian. Từ tranh sơn dầu hoặc phù
điêu, tƣợng tròn sáng tác theo phong cách trừu tƣợng, siêu thực…cho tới tranh thủy mặc,
tranh lụa, màu nƣớc… vẽ theo phong cách dân gian hoặc các làng nghề truyền thống liên
quan hàng thủ công mỹ nghệ mây, tre, lá, thêu, đan, các sản phẩm gốm, sơn mài; những
chƣơng trình ca, múa, nhạc hiện đại/chuyên nghiệp lẫn dân tộc/dân gian (của ba miền, kể cả
của các dân tộc ít ngƣời), những chƣơng trình biểu diễn thời trang và trang phục dân tộc,
những chƣơng trình múa rối và có cả múa rối nƣớc (một thể loại sân khấu dân gian)... Hơn
nữa, Nam Bộ là nơi phát sinh, phát triển những loại hình nghệ thuật đặc trƣng vùng nhƣ Đờn
ca Tài tử (đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại), sân
khấu Cải Lƣơng và Hát Bội cùng các thể loại văn học nghệ thuật dân gian tiêu biểu khác.
Vùng Nam Bộ (đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh và các trung tâm đơ thị lớn của vùng) là nơi
phát triển mạnh những loại hình nghệ thuật hiện đại (âm nhạc, múa, xiếc, sân khấu, mỹ
thuật, thời trang…) với những xu thế phát triển rất nhanh về nhu cầu văn hóa và thị hiếu
thẩm mỹ liên quan các loại hình đó.


<b>Xã hội học du lịch </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


26
<b>Xã hội học gia đình </b>


Vấn đề gia đình vẫn ln là một trong những vấn đề thời sự xã hội của cả nƣớc cũng nhƣ
của vùng. Bởi gia đình khơng chỉ là tế bào xã hội mà nó cịn là những “vi - môi trƣờng”
(micro - milieu) nhƣ lý thuyết Xã hội học phƣơng Tây từng nhắc đến (Y.Sytchov, 1977),
tƣơng ứng với những “tiểu văn hóa” (subculture) của lý thuyết Văn hóa học từng đề cập. Từ
đó, vấn đề xây dựng văn hóa gia đình và gia đình văn hóa nhƣ là những “môi trƣờng nhỏ”


trong môi trƣờng xã hội nói chung là vấn đề thời sự trong nhận thức lý luận (của nhiều
ngành khoa học xã hội, đặc biệt là của Xã hội học) cũng nhƣ trong thực tế phong trào “xây
dựng đời sống văn hóa” đã và đang triển khai sâu rộng trên quy mơ tồn quốc ở Việt Nam.
Vấn đề trọng tâm vẫn là việc nghiên cứu sự vận động biến đổi của văn hóa gia đình dƣới
những tác nhân xã hội từ đó tìm ra xu hƣớng và những phƣơng thức tác động tích cực đối
với sự vận động biến đổi này. Rõ ràng trong xã hội công nghiệp – hiện đại ngày nay gia đình
so với trƣớc nữa đã có sự biến đổi mạnh mẽ cả về qui mô, cấu trúc và chức năng của nó.
Q trình đơ thị hóa khơng chỉ diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội mà còn diễn ra ngay
trong lối sống và cách thức tổ chức cuộc sống của từng gia đình.


Đối với Nam Bộ, vấn đề đặt ra là những biến đổi mạnh mẽ tận tầng sâu của đời sống gia
đình, dịng họ khơng chỉ nổi lên những vấn đề hơn nhân, giới tính, bạo lực gia đình mà cịn
là vấn đề phong trào lấy chồng nƣớc ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan…). Trong đó, vai trị, vị trí
ngƣời phụ nữ, trẻ em trong gia đình ngày càng là có nhiều vấn đề rất đáng quan tâm. Trục
trung tâm của vấn đề là những chuyển động xã hội từ gia đình truyền thống đến gia đình
hiện đại trên vùng đất này không chỉ là quá trình thay đổi lớn về nhận thức và thực tế có
nhiều mâu thuẫn gay gắt (nhƣ trình độ dân trí, tác động của mặt trái cơ chế thị trƣờng…) mà
đó cịn là việc xác lập các mối quan hệ xã hội mới chƣa đủ nền tảng vững chắc về quy chế,
luật pháp trong khi những phong tục tập quán, thói quen cũ cịn nhiều hạn chế khơng theo
kịp đƣợc với những yêu cầu của cuộc sống mới… Theo đó, nội dung và phƣơng pháp điều
tra, nghiên cứu về Xã hội học gia đình khơng thể chỉ bằng định lƣợng, định tính nói chung
mà cịn phải bằng quan sát, thậm chí là thực nghiệm/trải nghiệm với mục tiêu cao nhất là
giải pháp nào để thay thổi về chất cuộc sống - lối sống - đời sống văn hóa gia đình thực sự.


<b>2. Một số giải pháp đầu tƣ phát triển về đào tạo và nghiên cứu ứng dụng Xã hội học </b>
<b>chuyên ngành ở vùng Nam Bộ </b>


Tất cả nội dung, định hƣớng qua một số chuyên ngành Xã hội học trong đào tạo và ứng
dụng nhƣ đã nêu ở trên chỉ có thể triển khai tốt trong hiện thực đời sống xã hội vùng Nam
Bộ bằng những điều kiện và giải pháp thực tế, ít nhất phải bằng những điền kiện cụ thể đƣợc


gợi mở bƣớc đầu nhƣ sau:


<b>Về nội dung, chƣơng trình và phƣơng thức đào tạo </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


27
học trọng tâm nhƣ đã nêu ở phần trên cho thấy việc gắn các môn Xã hội học chuyên ngành
theo định hƣớng ứng dụng và thực hành tùy tình hình thực tế là một yêu cầu cụ thể. Trong
đó, việc chú ý vận dụng các kiến thức, kỹ năng và phƣơng pháp của Xã hội học đại cƣơng
kết hợp với Xã hội học chuyên ngành, tăng cƣờng hoạt động thực tập, thực tế, lấy nghiên
cứu giải quyết các vấn đề thực tế trong các nội dung ôn tập, thi cử hết môn, tốt nghiệp phải
là một trong những định hƣớng trọng tâm hàng đầu...


Liên quan định hƣớng trên, các hình thức đào tạo tại chức kết hợp với chính quy, đào tạo
dài hạn với bồi dƣỡng ngắn ngày, tập huấn chuyên đề cho những đối tƣợng cụ thể liên quan
Xã hội học chuyên ngành tất cả đều là rất cần thiết. Tất nhiên tất cả đều cần đƣợc chuẩn hóa
về nội dung chƣơng trình, tài liệu học tập, phƣơng pháp dạy và học, kiểm tra, thi cử, đánh
giá ...


<b>Về tổ chức lực lƣợng và triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng </b>


Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ trong thực tế. Thời gian qua xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, các
cơ quan quản lý khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành Nam Bộ…) hàng năm
thƣờng đƣa ra những thông báo về các đề tài cần thiết của địa phƣơng, trong đó nhiều đề tài
liên quan hoặc nhất thiết cần phải có sự tham gia của các chuyên gia thuộc Xã hội học
chuyên ngành… Tuy nhiên, thông báo đó nhìn chung đều bị bỏ qua hoặc một số đề tài của
các khoa/bộ môn các trƣờng đƣa ra đăng ký với các Sở KHCN địa phƣơng sau khi nghiệm
thu xong cũng ít đƣợc phát huy tác dụng vào thực tế...



Cần có cơ chế liên kết phối hợp mới, mang tính chất định kỳ, thƣờng xuyên giữa các
Trƣờng, trực tiếp là Khoa/Bộ môn Xã hội học với các địa phƣơng về những định hƣớng đề
tài nghiên cứu ứng dụng kết hợp với nghiên cứu triển khai cụ thể. Cơ chế đó cần đƣợc bảo
đảm tính khoa học và pháp lý bằng những hợp đồng ký kết nghiêm túc giữa hai bên và định
kỳ có rút kinh nghiệm, kiểm điểm, đánh giá kết quả rõ ràng…


<b>Về mối quan hệ phối hợp giữa đào tạo và nghiên cứu ứng dụng Xã hội học chuyên </b>
<b>ngành </b>


Với nhu cầu từ tình hình thực tế của Nam Bộ nhƣ đã nói ở trên, chúng ta có thể khẳng
định rằng việc đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng Xã hội học chuyên ngành có
thể phối hợp nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp để đem lại những hiệu quả tích cực thực sự.
Gắn bó chặt chẽ theo những yêu cầu thực tế cả trong mục tiêu, nội dung, chƣơng trình đào
tạo và định hƣớng cơng trình, đề tài nghiên cứu. Sử dụng lực lƣợng đào tạo tham gia tích
cực vào công tác nghiên cứu ứng dụng và ngƣợc lại. Khai thác các hoạt động thực tập, thực
hành của giảng viên, sinh viên gắn trong các chƣơng trình nghiên cứu ứng dụng...


Xác lập mối quan hệ phối hợp hoạt động cụ thể giữa các cơ quan quản lý tại địa phƣơng
thuộc vùng Nam Bộ với các cơ sở Khoa/Bộ môn Xã hội học của các trƣờng về kế hoạch đào
tạo bồi dƣỡng đồng thời với nghiên cứu ứng dụng Xã hội học chuyên ngành...


<b>Kết luận </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”


28
giai cấp, tôn giáo và sự hận thù để đi vào phát hiện và giải quyết những vấn đề của thực tiễn
xã hội...Nghiên cứu Xã hội học giúp chính phủ đẩy mạnh hơn những chính sách phúc lợi xã
hội dành cho các nhóm yếu thế… Tri thức xã hội học giúp chúng ta hiểu và xây dựng chiến



lƣợc phát triển kinh tế - xã hội dễ dàng hơn…” 6<sub>. Đối với yêu cầu thực tế của vùng Nam Bộ, </sub>


khả năng tiếp cận và giải quyết vấn đề sâu hơn theo những định hƣớng nhƣ vừa nêu càng mở
ra nhiều triển vọng mới đối với việc đào tạo và nghiên cứu ứng dụng Xã hội học chuyên
ngành.


Về đào tạo, phổ cập tri thức và xây dựng đƣợc nguồn nhân lực Xã hội học chuyên ngành
góp phần đáp ứng tốt các yêu cầu thực tế đời sống. Về nghiên cứu ứng dụng, phát huy tri
thức và phƣơng pháp Xã hội học chuyên ngành để giải quyết kịp thời những vấn đề thực tiễn
xã hội. Đây là một trong những nỗ lực có ý nghĩa tích cực đối với việc góp phần khẳng định
và phát huy vai trò, tác dụng của ngành Xã hội học nói riêng, khoa học xã hội nói chung
trong cuộc diện chung của đất nƣớc giai đoạn hiện nay.


<b> </b>


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Thạch Phƣơng - Hồ Lê - Huỳnh Lứa - Nguyễn Quang Vinh (và một số cộng tác viên


khác). (1992). Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.


2. Huỳnh Quốc Thắng. (2003). Lễ hội dân gian Nam Bộ. Viện Văn hóa & Nxb Văn hóa


Thơng Tin, Hà Nội.


3. Huỳnh Quốc Thắng. (2017). <i>Đào tạo và nghiên cứu ứng dụng xã hội học góp phần </i>


<i>phát triển khoa học xã hội ở Tây Nguyên. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tri thức xã hội học </i>
trong các nghiên cứu khoa học xã hội ở Tây Nguyên hiện nay, Khoa Xã hội học – Đại học
Đà Lạt, trang 29 – 34.



4. Ngơ Đức Thịnh (chủ biên). (1993). Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam.


Nxb Khoa học xã hội; Hà Nội.


5. Y. Sytchov. (1977). Micromilieu et Personnalité. Ed. du Progress; Moscou.


6. Vũ Thị Thùy Dung. (2014). Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học “Tri thức xã hội học


<i>trong các nghiên cứu khoa học xã hội ở Tây Nguyên hiện nay”. Kỷ yếu Hội thảo Khoa Xã </i>
hội học, Đại học Đà Lạt, trang 19 – 23.




6<sub>Lê Thị Mai : Tri thức của Xã hội học trong xã hội đƣơng đại, trích lại theo Vũ Thị Thùy Dung : Báo cáo đề dẫn hội </sub>


</div>

<!--links-->

×