Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tuần 5 đến tuần 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.64 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MỸ HÒA. GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGLL TỔ: HÓA – SINH. GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ NỞ NĂM HỌC: 2009-2010. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> GV: Nguyễn. TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. Thị Nở. Ngày soạn: 08/09/09. Tuần 5 Tiết 9. CHƯƠNG II : RỄ Tiết 9 - Bài 9 : CÁC LOẠI RỄ - CÁC MIỀN CỦA RỄ I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải:  Nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính : rễ cọc, rễ chùm. Nêu : 3 cây có rễ cọc, 3 cây có rễ chùm.  Phân biệt được cấu tạo và chức năng của các miền của rễ. II/Đồ dùng dạy học: +GV: Tranh phóng to hình 9.1, 9.2, 9.3. Vật thật : rễ cây ngô, hành, lúa, đậu, cải ... +HS : (cây đậu, cây ngô, cây lúa, cây cải, ổi, mít ... III/Tiến trình dạy học:  -Kiểm tra bài cũ: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có Ý nghĩa gì đối với thực vật ?  -Bài mới: Ở những tiết học trước chúng ta đã biết cơ quan dinh dưỡng của cây : rễ, thân, lá và rễ làm nhiệm vụ giữ cho cây đứng vững hút nước và muối khoáng cho cây. Tuy nhiên, có phải tất cả các loại cây đều có bộ rễ giống nhau ? bài học này sẽ giúp chúng ta hiểu. +Hoạt động 1: Tìm hiểu Các loại rễ .  Mục tiêu: Nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính : rễ cọc, rễ chùm. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - GV yêu cầu HS mang mẫu vật để ra bàn theo +HS thực hiện theo yêu cầu của GV. + Quan sát và ghi lại thông tin về những loại rễ từng nhóm. - GV yêu cầu HS quan sát các rễ cây và phân loại khác nhau. +HS thảo luận nhóm, trao đổi thông tin, thống nhất các rễ cây. đáp án. - GV treo tranh 9.1 - HS quan sát rễ thật và so với tranh vẽ để xác định - GV cho HS đọc thứ 2 : yêu cầu các nhóm tiến tên của các loại rễ. hành làm bài tập củng cố kiến thức ở mục 1. - HS rút ra được đặc điểm của từng loại rễ. - GV yêu cầu các nhóm cử đại diện nêu kết quả -Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét quan sát. bổ sung.và cùng rút ra kết luận : cây có 2 loại rễ chính : rễ cọc, rễ chùm. *Tiểu kết: - Cây có 2 loại rễ + Rễ cọc : rễ cái và các rễ con mọc xung quanh. Ví dụ : đậu, cải, ổi. + Rễ chùm : gồm nhiều rễ phụ mọc ra từ gốc thân. Ví dụ : lúa, ngô, hành +Hoạt động 2: Tìm hiểu Các bộ phận của rễ  Mục tiêu Phân biệt được cấu tạo và chức năng của các miền của rễ. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - GV hướng dẫn HS quan sát H9.3/30 SGK từ trên +HS thực hiện theo yêu cầu của GV. xuống dưới và đối chiếu với bảng ở bên hình vẽ để nhận biết được : cấu tạo, chức năng chính từng +HS thảo luận nhóm, trao đổi thông tin, thống nhất miền ở rễ. đáp án. - GV yêu cầu các em nghiên cứu về cấu tạo (vị trí -Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét các miền) chức năng các miền của rễ. bổ sung. - GV treo tranh câm về các miền của rễ và yêu cầu GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV: Nguyễn. TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. Thị Nở. học sinh lên ghi chú. Gọi 1 vài em nêu nhận xét. *Tiểu kết    . Rễ cây có 4 miền: Miền trưởng thành: Có chức năng dẫn truyền Miền lông hút: Hấp thụ nước và muối khoáng Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra Miền chóp rễ: Che chở cho đầu rế. IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK  Phân biệt rễ cọc và rễ chùm  Rễ có mấy miền ? Chức năng của mỗi miền là gì ?. V/Dặn dò:  Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.  Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2 tr. 31 ở SGK.  Đọc mục :Em có biết?  Chuẩn bị trước bài 10 ; kẻ sẵn bảng cấu tạo và chức năng của miền hút vào vở .. VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:. GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> GV: Nguyễn. TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. Thị Nở. Ngày soạn: 10/09/09. Tuần 5 Tiết 10. Bài 10 : CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: - Hiểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ. - Qua quan sát, thấy được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng. - Biết ứng dụng những kiến thức đã học để giải thích 1 số hiện tượng thực tế có liên quan tới rễ cây. II/Đồ dùng dạy học: +GV: : Tranh vẽ H10.1, H10.2, H10.4 SGK. Bảng cấu tạo và chức năng của miền hút. Bìa trắng đủ che phần : cấu tạo tế bào, chức năng chính cuả từng bộ phận. Các mảnh bìa đã ghi sẵn nội dung từng phần trong cấu tạo tế bào, chức năng chính của từng bộ phận. - Bảng photocopy câm H10.1. +HS ôn kiến thức các bộ phận của rễ. III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ: Rễ gồm có mấy miền ? Chức năng của mỗi miền. -Bài mới: Như nội dung SGK +Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ  .Mục tiêu: Hiểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - GV treo tranh H.10.1, H.10.2 giới thiệu tranh, HS quan sát tranh, xác định được các bộ phận của hướng dẫn HS quan sát tranh để xác định 2 miền : miền hút gồm hai phần: Phần vỏ và trụ giữa vỏ - trụ giữa Tiếp tục xác định vị trí, cấu tạo của các bộ phận của HS tiếp tục xác định được các bộ phận của phần vỏ: miền vỏ : biểu bì, thịt vỏ. gồm biểu bì và thịt vỏ - Nêu đặc điểm của lớp biểu bì ? -Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét - Lông hút có được xem là 1 tế bào không ? vì sao ? bổ sung. Yêu cầu nêu được nội dung như sgk - Lông hút có tồn tại mãi không ? vì sao ?. Tiếp tục xác định vị trí, cấu tạo của các bộ phận của trụ giữa : các bó mạch, ruột. GV hướng dẫn HS quan sát tranh H10.2. Hs nêu được các phần là : Như chú thích sgk Cấu tạo của tế bào lông hút gồm các bộ nào? - GV yêu cầu HS quan sát hình 10.1 và bảng trong SGK để xác định các bộ phận và nhiệm vụ của các bộ phận. - GV treo sơ đồ câm và yêu cầu HS tên ghi chú, nêu Vài hs trả lời các hs khác nhận xét bổ sung cấu tạo, chức năng của các bộ phận. - GV gọi 1 vài em nhận xét phần trình bày của bạn trên bảng và rút ra kết luận. *Tiểu kết: Miền hút cấu tạo gồm : 1. Vỏ : Biểu bì, thịt vỏ - Biểu bì : bảo vệ, hút nước và muối khoáng GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> GV: Nguyễn. TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. - Thịt vỏ : vận chuyển 2. Trụ giữa : Các bó mạch (mạch gỗ, mạch rây), ruột. -Các bó mạch : +Mạch gỗ : vận chuyển nước và muối khoáng +Mạch rây : vận chuyển chất hữu cơ -Ruột : chứa chất dự trữ IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK  GV cho học sinh làm bài tập 1/31 sgk  Rễ cây gồm mấy miền ? chức năng của mỗi miền là gì ? V/Dặn dò:  Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.  Trả lời các câu hỏi và làm bài tập tr.33 ở SGK.  Đọc mục :Em có biết?  Làm thí nghiệm chứng minh sự dài ra của thân ( học vào tuần 8). VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:. GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net. Thị Nở.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> GV: Nguyễn. TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. Thị Nở. Ngày soạn: 16/09/09. Tuần 6 Tiết 11. Bài 11 : SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: - Biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và 1 số loại muối khoáng chín đối với cây. - Xác định con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan. - Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào. - Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu mà SGK đề ra. - Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích 1 số hiện tượng trong thiên nhiên. II/Đồ dùng dạy học: +GV: H11.1, H11.2 SGK Bảng 1 SGK. III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ: Chỉ trên hình vẽ các bộ phận của miền hút và chức năng của chúng -Bài mới: +Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của cây .  Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm và rút ra kết luận về nhu cầu nước của cây HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 SGK. - Các nhóm tiến hành thảo luận theo nội dung: . Bạn Minh làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì ? - Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả trao đổi . Hãy dự đoán kết quả của thí nghiệm và giải thích. của nhóm mình, các nhóm khác theo dõi, bổ sung. - GV nhận xét - HS đọc thông tin  SGK. . Mục đích của việc tưới nước hàng ngày ? - Các nhóm thảo luận theo nội dung : . Nếu thiếu nước cây có sống được không ? . Dựa vào thí nghiệm 1 và 2, em có nhận xét gì về - GV yêu cầu HS thông báo kết quả thí nghiệm đã nhu cầu nước của cây. làm ở nhà. . Những cây nào cần nhiều nước, những cây nào => GV tiểu kết phần 1 : cần ít nước ? . Vì sao cung cấp đủ nước, đúng lúc thì cây sinh trưởng và phát triển tốt ? -Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. *Tiểu kết: - Nước rất cần cho cây. Mức độ phụ thuộc vào nước, tùy từng loại cây, các giai đoạn sống và các bộ phận khác của cây +Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu muối khoáng của cây  Mục tiêu HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - Quan sát hình 11.1 - HS đọc thông tin  SGK - GV gọi đại diện các nhóm thông báo kết quả thảo - Các nhóm tiến hành thảo luận : luận, các nhóm còn lại bổ sung. . Tìm hiểu vai trò của muối khoáng đối với cây. - GV cho HS đọc thông tin . . Rễ cây chỉ hút được những loại muối khoáng như thế nào ? - Bảng số liệu SGK giúp ta khẳng định điều gì? GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> GV: Nguyễn. TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. Thị Nở. - Hãy nêu những ví dụ chứng minh nhu cầu muối -Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét khoáng của các loại cây, các giai đoạn sống của cây bổ sung. không giống nhau. - Từ những thí nghiệm trên ta có nhận xét gì về nhu cầu muối khoáng cuả cây. - GV bổ sung. *Tiểu kết - Rễ cây chỉ hấp thụ được các muối khoáng hoà tan. - Muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển - 3 loại muối khoáng cây cần nhiều nhất, muối đạm, muối lân, muối kali. IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK - Cây cần những loại muối khoáng nào ? Quá trình hút muối khoang diễn ra như thế nào ? -. Vì sao cung cấp đủ nước và muối khoáng thì cây sinh trưởng và phát triển tốt ?. V/Dặn dò:  Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.  Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, tr.37 ở SGK.  Đọc mục :Em có biết?  Chuẩn bị trước bài sự hút nước và muối khoáng của rễ (tt)  kẻ sẵn bài tập ▼ tr. 37 vào vở bài tập .. VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:. GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> GV: Nguyễn. TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. Tuần 6 Tiết 12. Thị Nở. Ngày soạn: 20/09/09 SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ.. I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: - Rễ hút nước và muối khoáng hoà tan. - Hút bằng lông hút - Phân biệt các loại phân bón. II/Đồ dùng dạy học: GV : Tranh phóng to hình 11.2 HS : cây luá, cây cải xanh. III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò của nướca và muối khoáng của cây? -Bài mới: +Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan.  Mục tiêu: hs biết được rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất nhờ lông hút HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - GV treo tranh H11.2 SGK - HS : QS tranh H11.2 và làm bài tập SGK => Nước và muối khoáng hoà tan trong đất được rễ -Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. cây hấp thụ như thế nào ? - Nhờ đâu mà rễ hút được nước và muối khoáng Hs đọc thông tin trong sgk, trả lời được: nhờ các lông hút hoà tan trong đất ? => Vai trò của lông hút là gì ? Con đường hút nước và muối khoáng hoà tan từ đất - GV yêu cầu HS qs H11.2 và xác định con đường và cây: (lông hút  vỏ  mạch gỗ cùa rể  thân  lá hút nước và muối khoáng hoà tan từ đất và cây. - Quá trình hút nước và muối khoáng hoà tan có tách rời riêng ra được không ? vì sao. Gv rút ra tiểu kết *Tiểu kết Rễ cây hút nước và muối khoáng. - Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ lông hút. +Hoạt động 2: Tìm hiểu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây . Mục tiêu: hs biết được các yếu tố bên ngoài như thời tiết khí hậu , các loại đất khác nhau ... có ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ a. Các loaị đất trồng HS đọc thông tin sgk GV cho HS đọc thông tin  Yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận theo nội -HS thảo luận nhóm dung : -Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét - Tìm những VD cụ thể về đất trồng ở địa phương bổ sung. mình. Vài hs rút ra kết luận b. Thời tiết khí hậu: - Tìm những VD cụ thể về thời tiết, khí hậu ảnh GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> GV: Nguyễn. TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. Thị Nở. hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây. => Những điều kiện bên ngoài nào đã ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây. - Muốn cây sinh trưởng và phát triển tốt ta phải làm gì ? -gv yêu cầu hs thảo luận: +Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây? Cho ví dụ. *Tiểu kết:-Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây. Đất trồng- Khí hậu - thời tiết. Muốn cây sinh trưởng và phát triển tốt cần phải cung cấp đủ nước và muối khoáng cho cây. IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK - Nước và muối khoáng hoà tan trong đất được cây hấp thụ như thế nào ? - Những điều kiện bên ngoài nào đã ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây ? V/Dặn dò:. -.  Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.  Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, tr. ở SGK.  Đọc mục :Em có biết? Chuẩn bị trước bài Chuẩn bị mẫu vật :củ sắn, củ cải, cà rốt, trầu, tiêu, tầm gửi, tơ hồng ; kẻ sẵn bảng vào vở bài tập .. VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:. GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> GV: Nguyễn. TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. Thị Nở. Ngày soạn: 21/09/09. Tuần 7 Tiết 13. BIẾN DẠNG CỦA RỄ I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: - Phân biệt 4 loại rễ biến dạng : rễ củ, rễ móc, rễ thở giác mút. Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng. - Biết cách nhận dạng 1 số loại rễ biến dạng đơn giản. - Giải thích vì sao phải thu hoạch củ trước khi cây ra hoa tạo quả. II/Đồ dùng dạy học:  GV: H12.1/SGK.; Mẫu vật : các loại rễ biến dạng .  HS : Mẫu vật : củ sắn, củ cải, cà rốt, trầu, tiêu, tầm gửi, tơ hồng. III/Tiến trình dạy học:  -Kiểm tra bài cũ: Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng?  -Bài mới: - GV kiểm tra mẫu vật của HS. +Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thái và chức năng cuả các loại rễ biến dạng.  Mục tiêu: - Phân biệt 4 loại rễ biến dạng : rễ củ, rễ móc, rễ thở giác mút. Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - Cơ quan dinh dưỡng của cây gồm những bộ phận -HS thực hiện theo yêu cầu của gv nào ? chức năng của từng bộ phận? - HS tiến hành thảo luận. - Gọi 1 HS đọc phần  (SGK) GV yêu cầu hs quan sát vật mẫu, thảo luận nhóm, - HS từng nhóm đọc kết quả thảo luận. +Cả nhóm đặt vật mẫu lại gần nhau, phân loại hoàn thành công việc sau: + Phân loại (dựa vào môi trường, hình thái), hãy chúng thành nhóm riêng. +HS quan sát kĩ các loại rễ như: phân chia chúng thành những nhóm riêng.  Rễ dưới mặt đất:rễ củ, rễ thở, ... rễ + Nêu chức năng của từng nhóm. trên thân cây, cành cây: Rễ móc. Rễ -GV treo bảng phụ tr. 40 sgk trên cây chủ: giác mút. - GV cho HS qs tranh cây bụt mọc, cây bần giải thích thêm về môi trường sống của cây có rễ hô -HS lên điền vào bảng phụ ,(mỗi nhóm 2 đại hấp. -Cho HS đọc  H21.1 => HS qs hình , GV thông diện ) báo tên một số loại rễ biến dạng.Trong trồng trọt - Đặc điểm của rễ biến dạng, chức năng đối với đối với cây lấy củ người ta thường tiến hành thu con người HS so sánh kết quả với BT đã làm ở hoạch khi nào ? Tại sao ? nhà. Vì sao hệ rễ của một số cây lại biến đổi để làm +Hs hoàn thiện bảng tên và đặc điểm của các nhiệm vụ hô hấp ? ( GV giải thích ) loại rễ biến dạng vào trong vở bài tập, so sánh -GV hướng dẫn HS phân biệt các hình thức kí sinh với phần làm trong hoạt động 1 để mình sửa lại (cây tơ hồng khác cây tầm gửi). những điểm chưa chính xác. Hoạt động 2: Hình thành các khái niệm về các loại -Xem lại H.12.1, làm bài tập vào vở rễ biến dạng, cấu tạo và chức năng của chúng : -HS trình bày phần hoàn thiện của mình -Yêu cầu hs hoạt động cá nhân -Các bạn khác bổ sung *Tiểu kết : GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> GV: Nguyễn. TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. stt Tên rễ biến dạng 1 Rễ củ 2. Rễ móc. 3. Rễ thở. 4. Giác mút. Tên cây Cây cải củ Cây cà rốt Cây trầu không Cây hồ tiêu Cây bụt mọc Cây bần Tơ hồng tầm gửi. Đặc điểm của rễ biến dạng Rễ phình to Rễ phụ mọc ra từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám Sống trong điều kiện thiếu không khí Rễ mọc ngược lên trên mặt đất Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác. Thị Nở. Chức năng đối với cây Chứa chất dự trữ cho cây ra hoa kết trái Giúp cây leo lên Lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất Lấy thức ăn từ cây chủ.. IV/Kiểm tra, đánh giá :  Vài HS đọc phần kết luận ở SGK  HS làm bài tập trắc nghiệm Hãy đánh dấu x vào ô vuông đầu câu trả lời đúng a)  Rễ cây trầu không , hồ tiêu, vạn niên thanh là rễ móc b)  Rễ cây cải củ , củ su hào , củ khoai tây là rễ củ c)  Rễ cây mắm , cây bần , cây bụt mọc là rễ thở d)  Dây tơ hồng , Cây tầm gửi có rễ giác mút  HS trả lời câu hỏi : Có mấy loại rễ biến dạng , chức năng các loại rễ biến dạng đó là gì ? V/Dặn dò:   . Học bài theo nội dung bài ghi và SGK. Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2 và bài tập tr.42 ở SGK. Chuẩn bị trước mỗi nhóm 1 đoạn thân cây có chồi ngọn , chồi nách , tranh ảnh các loại thân kẻ sẵn bảng ▼ tr.45 vào vở bài tập .. GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. GV: Nguyễn. Thị Nở. Tuần 7 Tiết 14. Ngày soạn: 28/09/09 CHƯƠNG III . THÂN CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN. I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: - Biết các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm : thân chính cành, chồi ngọn và chồi nách. - Phân biệt được 2 loại chồi nách : chồi lá - chồi hoa. - Nhận biết, phân biệt các loại thân : thân đứng, thân leo, thân bò. II/Đồ dùng dạy học: GV : Tranh H13.1, 13.2, 13.3.; Vật mẫu (SGK). Bảng phân loại thân cây trên bảng phụ. +HS : vật mẫu III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ: Kễ tên những loại rễ biến dạng , chức năng của chúng. -Bài mới: +Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận bên ngoài của thân.  Mục tiêu: - Biết các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm : thân chính cành, chồi ngọn và chồi nách. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - GV yêu cầu HS đặt 1 cây hoặc cành có đủ các bộ + HS qs vật mẫu, so sánh với hình vẽ, tự xác phận chồi ngọn, chồi nách lên bàn. định các bộ phận bên ngoài của thân, vị trí của chồi ngọn, chồi nách. - GV treo tranh hình 13.1 - GV yêu cầu đại diện các nhóm đọc kết quả thảo luận. - Phân biệt sự khác nhau về vị trí giữa chồi ngọn, - HS qs, đối chiếu tranh để xác định các bộ chồi nách. phận của cây (qs từ trên xuống). - GV dùng tranh tiểu kết "các bộ phận của thân". + Vào mùa nào thì cây cho ra nhiều chồi nách -GV treo tranh chồi hoa và chồi lá. -GV yêu cầu HS qs mẫu vật và đối chiếu với tranh - HS tiếp tục giải quyết các yêu cầu trong hình vẽ -> tiến hành thảo luận theo nội dung  (SGK). / 43 - Điểm giống nhau : HS đọc phần cung cấp kiến thức  (SGK) - Điểm khác nhau : - Kích thước - Cấu tạo - Quá trình phát triển *Tiểu kết :I. Cấu tạo ngoài của thân -Thân cây gồm : thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa hoặc hoa +Hoạt động 2: Tìm hiểu Phân biệt các loại thân  Mục tiêu : Biết cách phân loại thân theo vị trí của thân của thân trên mặt đất, theo đọ cứng ,mềm của thân. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ -GV treo tranh các loại thân HS qs mẫu vật đối chiếu với tranh phân chia GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> GV: Nguyễn. TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. -GV yêu cầu hs qs mẫu vật đối chiếu với tranh phân chia cây thành các nhóm dựa theo các đặc điểm : + Vị trí của thân trên mặt đất + Độ cứng, mềm của thân cây + Thân đứng độc lập hay phải bám dựa vào vật khác để leo lên? nếu leo lên thì leo bằng cách nào? +Sự phân cành của thân :Có cành hay không có cành?. Thị Nở. cây thành các nhóm dựa theo các đặc điểm : + Vị trí của thân trên mặt đất + Độ cứng, mềm của thân cây + Thân đứng độc lập hay phải bám dựa - HS thông báo kết quả thảo luận - Đại diện nhóm lên điền vào bảng phụ (GV chuẩn bị trước). Các nhóm khác qs và đối chiếu bài làm của mình và nhận xét.. *Tiểu kết: II. Các loại thân : Tuỳ theo cách mọc của thân mà người ta chhia thành 3 loại: Thân đứng( thân gỗ, thân cột, thân cỏ); thân leo (thân quấn, tua cuốn); và thân bò. IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK - Thân cây gồm những bộ phận nào ? - Sự khác nhau giữa chối hoa và chồi lá ? - Có mấy loại thân ? Kể tên một số cây có loại thân đó . V/Dặn dò:    . Học bài theo nội dung bài ghi và SGK. Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, tr.45 ở SGK. Làm bài tập 1,2 tr 45 vào vở bài tập Dặn hs làm trước thí nghiệm “Thân dài ra do đâu?” Như nội dung sgk. GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> GV: Nguyễn. TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. Tuần 8 Tiết 15. Thị Nở. Ngày soạn:29/10/09 THÂN DÀI RA DO ĐÂU ?. I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: - Qua thí nghiệm HS tự phát hiện : thân dài ra do phần ngọn. - Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế sản xuất II/Đồ dùng dạy học: +GV : tranh phóng to hình 14.1, 13.1 +HS : Báo cáo thí nghiệm : III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ:Thân cây gồm những bộ phận nào ? Có mấy loại thân? Kể tên một số cây coănhngx loại thân đó. -Bài mới: trong thực tế khi trồng rau ngót thỉnh thoảng người ta thường cắt ngang thân làm như vậy có tác dụng ? +Hoạt động 1: Tìm hiểu sự dài ra của thân  Mục tiêu: - Qua thí nghiệm HS tự phát hiện : thân dài ra do phần ngọn. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm. - Các nhóm tiến hành thảo luận theo nội dung. -GV ghi nhanh kết quả TN lên bảng. + So sánh chiều cao của 2 nhóm cây trong TN - GV yêu cầu HS đọc phần ▼ trang 46. (ngắt ngọn, không ngắt ngọn). -GV gợi ý cho hs xem lại bài 8 “Sự lớn lên và + Từ thí nghiệm trên hãy cho biết thân dài ra là phân chia tế bào” do bộ phận nào?. - GV gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo + Giải thích vì sao thân dài ra được. +Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. nhóm khác nhận xét, bổ sung. Đối với câu hỏi GV gợi ý cho HS : -Ở ngọn cây có mô phân sinh ngọn. GV treo tranh 13.1 và giải thích : . Khi bấm ngọn, cây không cao được, chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá và chồi hoa phát triển. Chỉ tỉa cành bị sâu, cành xấu với cây lấy gỗ, sợi mà không bấm ngọn vì cần thân sợi dài. - Từ những vấn đề vừa tìm hiểu trên ta rút ra - HS đọc thông tin  SGK/47. được điều gì ?. *Tiểu kết I. Sự dài ra của thân  1 Thí nghiệm : SGK  2. Kết luận : Cây không ngắt ngọn : thân dài ra là do tế bào mô phân sinh ngọn phân chia và lớn lên → Cây dài ra do phần ngọn. +Hoạt động 2: Giải thích những hiện tượng thực tế. GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> GV: Nguyễn. TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. Thị Nở. . Mục tiêu : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY GV yêu cầu hs thảo luận nhóm , giải thích từng hiện tượng thực tế nêu ở sgk trên cơ sở kiến thức đã chốt ở phần trên . - GV yêu cầu các nhóm báo kết quả thảo luân. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - Hoạt động theo nhóm : thảo luận câu hỏi sau: +Khi trồng đậu, bông , cà phê, trước khi cây ra hoa , tạo quả người ta thường ngắt ngọn. +Trồng cây lấy gỗ (bạch đàn ,lim), lấy sợ(gai, đay) người ta thường tỉa cành xấu, -Gv hỏi thêm: cành bị sâu mà không bấm ngọn. - Những nhóm cây nào người ta thường bấm ngọn → Giải thích vì sao người ta lại làm như thế? vì sao ? -Các nhóm báo kết quả thảo luân - Những nhóm cây nào thường tỉa cành ? vì sao ? -> Hiện tượng ngắt thân cây rau ngót ở đầu giờ nêu ra nhằm mục đích gì ? *Tiểu kết:II. Giải thích những hiện tượng thực tế : - Cây bông, cây cà phê là cây lấy quả -> cần nhiều cành -> ngắt ngọn - Bạch đàn, lim, đay, gai -> là cây lấy gỗ, lấy sợi -> tỉa cành => Bấm ngọn những loại cây lấy quả, hạt thân để ăn còn tỉa cành với những cây lấy gỗ, lấy sợi. IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK - Trình bày thí nghiệm để biết thân dài ra do bộ phận nào ? - Bấm ngọn tỉa cành có lợi gì ? Những loại cây nào bấm ngọn, những loại cây nào tỉa cành ? - Chọn ý trả lời đúng trong các câu sau đây : Thân dài ra do : a. Sự lớn lên và phân chia tế bào b. Chồi ngọn c. Mô phân sinh ngọn d. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. V/Dặn dò:    . Học bài theo nội dung bài ghi và SGK. Trả lời các câu hỏi và làm bài tập tr. 47 ở SGK. Đọc mục : Em có biết? Chuẩn bị trước bài 15 ; kẻ sẵn bảng cấu tạo trong và chức năng các bộ phận của thân non vào vở học .. GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> GV: Nguyễn. TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. Tuần 8 Tiết 16. Thị Nở. Ngày soạn: 05/10/09 CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON. I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: - HS nắm được đặc điểm cấu tạo trong của thân non. So sánh với cấu tạo trong miền hút của rễ. - Nêu được những đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng. II/Đồ dùng dạy học: GV tranh phóng to hình 15.1, 10.1 SGK. Bảng phụ : cấu tạo trong thân non. HS : Ôn lại bài: Cấu tạo trong của thân non. III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ: Hãy nhắc lại cấu tạo miền hút của rễ? -Bài mới: thân non của tất cả các loại cây là phần ngọn ở thân và ngọn cành, thân non thường có màu xanh lục. +Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo trong của thân non.  Mục tiêu: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ + Xác định các bộ phận của thân non. HS quan sát hình 15.1 SGK (hoạt động cá - GV cho HS quan sát hình 15.1 SGK (hoạt động cá nhân) đọc phần chú thích. HS lên bảng chỉ tranh và trình bày cấu tạo của nhân) đọc phần chú thích. thân non. - GV gọi HS lên bảng chỉ tranh và trình bày cấu tạo - Cả lớp theo dõi bạn trình bày -> nhận xét, của thân non. bổ sung. + Tìm hiểu cấu tạo phù hợp với chức năng của các - Các nhóm tiến hành thảo luận và hoàn thành bộ phận thân non. bảng SGK/49. - GV treo bảng phụ. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả trên - GV thông báo đáp án đúng bảng phụ. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. => Thân non có cấu tạo như thế nào để phù hợp -> HS kiểm tra và sửa chữa vào vở bài tập. với chức năng của các bộ phận ? Vài hs trả lời, các hs khác nhận xét bổ sung *Tiểu kết - Thân non có cấu tạo gồm 2 phần: Vỏ - trụ giữa  Vỏ : BB - Thịt vỏ. - BB : bảo vệ các bộ phận bên trong. - Thịt vỏ : dự trữ tham gia quang hợp.  2. Trụ giữa : các bó mạch - ruột. - Các bó mạch : + Mạch gỗ : nằm trong vận chuyển nước và muối khoáng + Mạch rây : nằm ở ngoài vận chuyển chất hữu cơ. -Ruột : chứa chất dự trữ. IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK  Hãy tìm câu trả lời đúng về cấu tạo trong của thân non : 1. a Vỏ gồm thịt vỏ và ruột. b. Vỏ gồm biểu bì, thịt vỏ, mạch rây. c. Vỏ gồm biểu bì và thịt bỏ. GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> GV: Nguyễn. TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. 2. 3.. a. Vỏ có chức năng vận chuyển chất hữu cơ. b. Vỏ chứa chất dự trữ. c. Vỏ vận chuyển nước và muối khoáng. d. Vỏ bảo vệ các bộ phận ở bên hông, dự trữ, quang hợp. a. Trụ giữa gồm mạch gỗ, mạch rây xếp xen kẽ và ruột. b. Trụ giữa có 1 vòng bó mạch (mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong và ruột). c. Trụ giữa gồm BB, 1 vòng bó mạch và ruột. d. Trụ giữa gồm thịt vỏ, 1 vòng bó mạch và ruột.. V/Dặn dò:. -. Thị Nở.  Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.  Trả lời các câu hỏi 1, 2 tr. 50 ở SGK.  Đọc mục :Em có biết? Chuẩn bị trước bài “Thân to ra do đâu?”Xem trước H.16.1 và chú thích.. GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> GV: Nguyễn. TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. Tuần 9 Tiết 17. Thị Nở. Ngày soạn:08/10/09 THÂN TO RA DO ĐÂU ?. I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: - HS trả lời câu hỏi : thân to ra do đâu ? - Phân biệt được dài và rộng : tập xác định tuổi của cây qua việc đếm vòng gỗ hàng năm. -Có ý thức bảo vệ cây, bảo vệ rừng. II/Đồ dùng dạy học: GV : Đoạn thân gỗ già của ngang (thớt gỗ trơn). Tranh phóng to 15.1, 16.1, 16.2. HS : 1 cành cây bằng lăng, một số đoạn thân hoặc cành cây đa, xoan, ... III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ: -Bài mới: Mở bài : HS đã biết cây dài ra là do phần ngọn nhưng cây không những dài ra mà còn to ra. Vậy cây to ra là do bộ phận nào?. +Hoạt động 1: Xác định hai tầng phát sinh: Tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ.  Mục tiêu: HS phân biệt được tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ; Qua trao đổi hs trả lời được câu hỏi: Thân to ra nhờ bộ phận nào? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - GV treo tranh hình 15.1 và 16.1 trả lời câu hỏi : -Các nhóm quan sát tranh nhận xét và từng hs cấu tạo trong của thân trưởng thành khác cấu tạo ghi nhận xét vào vở bài tập. trong của thân non ở những điểm nào ? nhờ bộ phận nào mà thân to ra ? - GV hướng dẫn HS xác định vị trí của 2 tầng phát sinh bằng cách : dùng dao khẽ cạo cho bong lớp vỏ màu nâu để lộ phần màu xanh (đó là tầng sinh vỏ). Tiếp tục dùng dao khía sâu vào cho đến lớp gỗ tách khẽ lớp võ này ra- lấy tay sờ lên thấy nhớt (đó là tầng sinh trụ). GV yêu cầu các nhóm thảo luận : +Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào? +Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào? +Vậy thân cây to ra nhờ bộ phận nào? - GV yêu cầu tiểu kết. - Các nhóm thảo luận câu hỏi trên và thông báo kết quả. -HS dự đoán: Thân cây to ra có thể do phần phần vỏ, hoặc phần trụ giữa, hoặc do cả hai. - Học sinh đọc thông tin  SGK/51 -Các nhóm trao đổi thảo luận thống nhất ý kiến. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát, thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.. *Tiểu kết Tầng phát sinh : Cây to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. +Hoạt động 2: Nhận xét vòng gỗ hằng năm, tập xác định tuổi cây.  Mục tiêu HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - GV cho HS đọc SGK, qs hình 16.3 và tập đếm Hs quan sát ảnh chụp SGK và quan sát vật mẫu. Đọc nội dung sgk vòng gỗ. Các nhóm đếm các vòng gỗ để tập xác định - Thảo luận. tuổi cây. + Vòng gỗ hàng năm là gì ? Tại sao có vòng gỗ sẩm - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm và vòng gỗ sáng màu. khác nhận xét, bổ sung. + Làm thế nào để đếm được tuổi cây. - GV gọi 1-2 nhóm mang miếng gỗ lên trước lớp GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> GV: Nguyễn. TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. Thị Nở. đếm số vòng gỗ và xác định tuổi cây => Cách tính tuổi cây ? cách đếm. GV nhận xét cho điểm nhóm có kết quả đúng. *Tiểu kết:- II. Vòng gỗ hàng năm - Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ đếm số vòng gỗ -> xác định được tuổi cây. +Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm dác và ròng HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - GV yêu cầu mỗi HS tự nghiên cứu và trả lời câu Hs quan sát hình vẽ, vật mẫu (nếu có) Đọc nội dung thông báo sgk hỏi. Vài hs trả lời các câu hỏi, các hs khác nhận - Thế nào là dác ? Thế nào là ròng ? xét bổ sung. - Sự khác nhau giữa dác và ròng ? - GV nhận xét phần trả lời của HS -> có thể mở rộng. Người ta chặt cây gỗ xoan và ngâm xuống ao, sau 1 thời gian vớt lên có hiện tượng phần bên ngoài của thân bong ra nhiều lớp mỏng, còn phần trong cứng, chắc -> hãy giải thích ? - Khi làm cột nhà, làm trụ cầu, thanh tà vẹt (đường sau tàu hỏa) người ta sử dụng phần nào của gỗ ? -> Tích cực tham gia bảo vệ rừng HS đọc kết luận cuối bài SGK/52. +Tiểu kết: - Dác : là lớp gỗ màu sáng nằm phía ngoài làm nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng. - Ròng là lớp gỗ màu thẩm rắn chắc nằm phiá trong có chức năng nâng đỡ cho cây. IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK - Gọi HS lên bảng chỉ tranh vị trí của tầng phát sinh. - Em hãy cho biết thân to ra là do đâu ? - Xác định tuổi cây bằng cách nào ?. V/Dặn dò:    . Học bài theo nội dung bài ghi và SGK. Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, 4 tr.52 ở SGK. Đọc mục :Em có biết? Chuẩn bị trước bài Vận chuyển các chất trong thân; Chuẩn bị trước thí nghiệm trước buổi học:2 ly thuỷ tinh: Một ly có nước pha màu đỏ, một ly có nước bình thơừng, cắm hai cành hoa trắng vào hai ly đó mang đến lớp.. GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> GV: Nguyễn. TRƯỜNG THCS MỸ HÒA. Tuần 9 Tiết 18. Thị Nở. Ngày soạn:12/10/09 VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN. I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: HS biết tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh nước và muối khoáng từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây. Rèn luyện ý thức bảo vệ thực vật. II/Đồ dùng dạy học: -GV : Làm thí nghiệm trên nhiều loại hoa : hồng, cúc, huệ, loa kèn, cành lá dâu, dâm bụt. Kính hiển vi, dao sắc, nước, giấy thấm, 1 cành chiết ổi, hồng xiêm (nếu có đk). - HS : làm thí nghiệm theo nhóm -> ghi kết quả.(Như đã dặn dò). III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ: Cây gỗ to ra do đâu? Em hãy tìm sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng. -Bài mới: +Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GV yêu cầu nhóm trình bày lại thí nghiệm ở nhà. -Đại diện nhóm trình bày các bước tiến hành - GV qs kết quả của các nhóm, so sánh SGK. TN, cho cả lớp qs kết quả của nhóm mình. Các - GV thông báo ngay nhóm nào có kết quả tốt. nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV biểu diễn thí nghiệm cho HS cả lớp quan sát (trên cành mang hoa, cành mang lá) nhằm mục đích chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân : mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan từ rễ qua thân lên lá (đối với cành mang lá) hoặc hoa (đối với cành mang hoa). - GV hướng dẫn HS cắt qua cành của nhóm -> quan sát bằng kính hiển vi. - GV phát một số cành đã chuẩn bị hướng dẫn HS - HS nhẹ tay bóc vỏ nhìn bằng mắt thường chỗ có bắt màu, qs màu của gân lá. bóc vỏ cành. - GV cho 1 số HS qs mẫu trên kính hiển vi -> Xác định chỗ nhuộm màu -> có thể trình bày hoặc vẽ lên bảng cho cả lớp quan sát. *Tiểu kết : 1/Thí nghiệm: sgk 2/Kết luận: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. +Hoạt động 2: Tìm hiểu sự vận chuyển các chất hữu cơ  Mục tiêu Qua hoạt động hs tự tìm ra kiến thức “Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GV yêu cầu hs đọc sgk và xem h.17.2; thảo luận Hs thực hiện theo yêu cầu của gv các câu hỏi sau: +Giải thích vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ cắt phình Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến to ra? Vì sao mép vỏ ở phía dưới không phình to đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét ra? bổ sung. GIÁO ÁN SINH HỌC 6 Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×